ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
LÊ THỊ KIỀU OANH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HỒ ĐIỀU TIẾT ĐÒ XU - TP ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Đà Nẵng – Năm 2019
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
LÊ THỊ KIỀU OANH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HỒ ĐIỀU TIẾT ĐÒ XU - TP ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số
: 60.52.03.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ NĂNG ĐỊNH
Đà Nẵng – Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Lê Thị Kiều Oanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
6. Bố cục đề tài ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về hồ điều tiết ....................................................................................... 4
1.1.1. Phân loại hồ .................................................................................................. 4
1.1.2. Vai trò của hồ ................................................................................................ 5
1.2. Hiện trạng các hồ điều tiết ở Việt Nam ................................................................ 5
1.3.1. Cải thiện môi trường nước hồ bằng giải pháp cơng trình ........................... 11
1.4.2. Biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường của Liên hồ và Nguyệt hồ của
thành phố Vũ Hán - Trung Quốc .................................................................................. 18
1.4.3. Sử dụng công nghệ IDRABEL trong xử lý ô nhiễm hồ Thanh Nhàn 2B, Hà
Nội ................................................................................................................................. 19
1.4.4. Phục hồi và ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm ............................................ 19
1.4.5. Một số nghiên cứu, ứng dụng khác trong việc xử lý ô nhiễm hồ ............... 20
1.5. Khái quát đặc điểm thành phố Đà Nẵng ............................................................ 20
1.5.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 20
1.5.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................................. 25
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỒ ĐIỀU TIẾT ĐỊ XU – TP ĐÀ
NẴNG ........................................................................................................................... 27
2.1. Vai trị của hồ Đị Xu ............................................................................................ 27
2.2. Hiện trạng hệ thống thốt nước lưu vực hồ Đò Xu ........................................... 29
2.2.1. Hệ thống cống bao thu gom nước thải ven hồ ............................................ 29
2.2.2. Các tuyến cống thu gom lưu vực SPS HC5 ................................................ 34
2.3. Đánh giá chất lượng nước lưu vực hồ Đò Xu .................................................... 41
2.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm hồ điều tiết Đò Xu................................................ 41
2.3.2. Chất lượng nước lưu vực hồ Đò Xu ........................................................... 48
2.4. Bùn cặn từ hồ điều tiết Đò Xu ............................................................................. 53
2.4.1. Nguồn gốc phát sinh ................................................................................... 53
2.4.2. Đặc điểm thành phần, tính chất .................................................................. 54
2.4.3. Xác định khối lượng bùn cặn tại hồ ............................................................ 55
2.5. Công tác quản lý và xử lý ơ nhiễm hồ Đị Xu hiện nay ..................................... 57
2.5.1. Công tác quản lý hồ .................................................................................... 57
2.5.2. Biện pháp cải thiện môi trường hồ đang được áp dụng ở hồ Đò Xu .......... 58
2.6. Nhận xét chung ..................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG HỒ ĐIỀU TIẾT
ĐỊ XU .......................................................................................................................... 62
3.1. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................ 62
3.1.1. Cải tạo, nạo vét hệ thống tuyến cống thu gom và tuyến cống bao quanh hồ
Đò Xu ............................................................................................................................ 62
3.1.2. Cải tạo, gia cố mái taluy hồ ........................................................................ 64
3.1.3. Kiểm soát rau bèo và bổ sung bè thực vật thủy sinh .................................. 65
3.1.4. Nạo vét lớp bùn cặn phát sinh từ đáy hồ .................................................... 67
3.1.5. Xây dựng đài phun nước............................................................................. 70
3.2. Giải pháp quản lý và khai thác lưu vực hồ điều tiết ......................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SỐT, NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HỒ ĐIỀU TIẾT ĐỊ XU – TP ĐÀ NẴNG
Học viên: Lê Thị Kiều Oanh
Chuyên ngành: Kỹ thuật mơi trường
Mã số:
Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Khóa: K34
Tóm tắt – Mục đích của đề tài là đánh giá hiện trạng hồ điều tiết Đò Xu nhằm đưa ra giải pháp kiểm
soát, nâng cao hiệu quả hồ phù hợp trong việc điều tiết nước mưa, điều hịa khí hậu, tạo cảnh quan, ….
Qua đánh giá về hệ thống thoát nước lưu vực hồ, chất lượng nước hồ, xác định khối lượng và tính chất
bùn cặn trong hồ; tác giả nhận thấy hiện nay mức độ ô nhiễm của hồ đang có xu hướng tăng dần. Các
chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong hồ hiện đang vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Tại các CSO,
nước thải thường xuyên tràn ra lòng hồ gây suy giảm chất lượng nước hồ. Khối lượng trầm tích ở đáy
hồ rất lớn làm ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước mưa, và khả năng tự làm sạch của hồ. Để cải
thiện mơi trường hồ Đị Xu và nâng cao hiệu quả điều tiết nước của hồ, tác giả đã đưa ra các giải pháp
kỹ thuật và giải pháp quản lý thiết thực và có tính khả thi cao. Trong đó giải pháp nạo vét lớp trầm tích
hồ được chú trọng; Tuy giải pháp này có chi phí khá lớn nhưng đây là giải pháp khơng thể thiếu vì nó
mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện chất lượng môi trường hồ Đị Xu.
Từ khóa – Hồ đơ thị, đánh giá hiện trạng, giải pháp kỹ thuật và quản lý, chất lượng mơi trường, hồ
điều tiết Đị Xu – Đà Nẵng.
ASSESSING THE REALITY AND SUGGESTING SOLLUTIONS TO
MANAGE AND RAISE THE EFFECTION OF ADMISITRATIVE DO XU
LAKE - DA NANG CITY
Student: Oanh Le Thi Kieu
Code:
Science: K34
Specialized: Enviromental engineer
Polytechnic University – DN University
Abstract - The purpose of topic is to assess the reality of administrative Do Xu lake in order to
suggest sollutions to manage and raise the effection of the lake in controlling rainwater, regulate the
climate, improve the landcape, etc. Through assessment of water – output water, the quality of the lake
water, determining the volume and sediment properties in the lake; The author found that the current
level of pollution of the lake is increasing. Organic substances and nutrients in the lake are currently
exceeding the permitted standards many times. At CSOs, waste water often spills into the lake causing
deterioration of lake water quality. The volume of sediment at the bottom of the lake is very large,
affecting the ability to regulate rainwater, and the lake's self-cleaning ability. In order to improve the
environment of Do Xu lake and improve the water regulation efficiency of the lake, the author has
introduced practical and highly feasible technical solutions and management solutions. In which the
solution of dredging lake sediments is focused; Although this solution has a large cost, this is an
indispensable solution because it brings remarkable efficiency in improving the environmental quality
of Do Xu lake.
Keys – Urban lake, assessing the current status, technical solutions and management, environment
quality, Do Xu lake - Da Nang.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGDĐT
: Bộ Giáo dục và Đào tạo
BOD
: Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày
BTCT
: Bê tông cốt thép
BTH
: Bể tự hoại
BTNMT
: Bộ Tài nguyên và Môi trường
CERE
: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng
COD
: Nhu cầu oxy hóa học
CSO
: Giếng tách nước thải
ĐKTV
: Điều kiện thủy văn
DO
: Nồng độ Oxy hòa tan trong nước
GRDP
: Tổng sản phẩm trên địa bàn
HAIDEP
: Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội
HĐND
: Hội đồng Nhân dân
HDPE Hight : Density Poli Etilen
ISO
: Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa
NH4+
: Amoni
NQ
: Nghị quyết
NSNN
: Ngân sách nhà nước
NT
: Nước thải
pH
: Chỉ số đo độ hoạt động của các ion hydro
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
SPS
: Trạm bơm nước thải
T–N
: Nitơ tổng số
T–P
: Photpho tổng số
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TDTT
: Thể dục thể thao
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
TP
: Thành phố
TSS
: Tổng chất rắn lơ lửng
TT
: Thông tư
TTB
: Trung Trung bộ
UBND
: Uỷ ban Nhân dân
XLNT
: Xử lý nước thải
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
1.1.
Thống kê các hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
7
1.2.
Chất lượng nước của một số hồ trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng
8
1.3.
Tiêu chí đánh giá chất lượng nước hồ
10
1.4.
1.5.
1.6.
Đặc trưng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại
TP Đà Nẵng (0C)
Đặc trưng độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại
TP Đà Nẵng (%)
Đặc trưng tổng lượng mưa các tháng trong năm tại TP
Đà Nẵng (mm)
22
23
24
2.1.
Một số lồi sinh vật điển hình thuộc hệ sinh thái dưới
nước ở hồ Đị Xu
29
2.2.
Thơng số các cửa xả tại hồ Đò Xu
29
2.3.
2.4.
Số liệu khảo sát tại các đoạn cống chuyển tiếp đổ về
cửa xả thuộc tuyến cống bao hồ Đò Xu
Lưu lượng nước thải được bơm từ SPS HC5 về trạm
XLNT Hòa Cường qua các năm
32
33
2.5.
Các thông số cơ bản về trạm bơm SPS HC5
34
2.6.
Kết quả khảo sát đấu nối xả thải lưu vực HC5
39
2.7.
Các thơng số chất lượng nước hồ Đị Xu thể hiện qua
các năm
44
2.8.
Các thông số ô nhiễm của nước thải tuyến thu gom
HC5
50
2.9.
Số liệu quan trắc chất lượng nước của hồ Đị Xu
51
2.10.
Kết quả phân tích bùn cặn tại hồ Đị Xu
55
3.1.
Khai tốn chi phí thi cơng nạo vét hồ Đị Xu
70
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình
Tên hình
Trang
1.1.
Sơ đồ tách nước thải, nước mưa đợt đầu ra
khỏi hồ
11
1.2.
Sơ đồ cấu tạo cống xả ejecto
13
1.3.
Sơ đồ cấu tạo miệng xả nước phân tán
14
1.4.
Phương án pha lỗng nước hồ đơ thị bằng nước
sạch
14
1.5.
Sơ đồ nguyên tắc thay nước tầng đáy
16
1.6.
Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng
21
2.1.
Bản đồ vị trí hồ Đị Xu, Khuê Trung - TP Đà
Nẵng
27
2.2.
Hệ thống cống bao xung quanh hồ Đò Xu
30
2.3.
Cấu tạo CSO HC5/1, HC5/2
30
2.4.
Cấu tạo CSO HC5A/1
31
2.5.
Sơ đồ lưu lượng nước thải được bơm từ SPS
HC5 về trạm XLNT Hịa Cường
33
2.6.
Mặt bằng bố trí trạm bơm HC5
35
2.7.
Trạm bơm HC5
35
2.8.
Sơ đồ lưu vực thoát nước tuyến thu gom đổ về
CSO HC5A/1
37
2.9.
Sơ đồ lưu vực thoát nước tuyến thu gom đổ về
CSO HC5/1, HC5/2
38
2.10.
Tỷ lệ sử dụng BTH của hộ/đơn vị thoát nước
40
2.11.
Tỷ lệ đấu nối NT từ BTH ra cơng trình bên
ngồi nhà
41
2.12.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và tính
chất nước mưa [12]
42
2.13.
Nước mưa cuốn theo bụi bẩn, rác thải vào hệ
thống thoát nước
42
2.14.
Rác thải sinh hoạt bị vứt bừa bãi tại mái taluy
hồ Đò Xu
43
2.15.
Rác thải di chuyển tới hồ qua các cửa thu nước
mưa
43
2.16.
Nước thải sinh hoạt tràn ra hồ qua cửa xả
45
Số hiệu hình
Tên hình
Trang
HC5A/1
2.17.
Cấu trúc mái taluy hồ
45
2.18.
Đất cát mái taluy bị rửa trôi
46
2.19.
Đất cát mái taluy bị rửa trôi
46
2.20.
Bãi bồi bùn cát hình thành gần cửa xả HC5A/1
47
2.21.
Bãi bồi bùn cát hình thành gần cửa xả HC5/1
47
2.22.
Bèo tây phát triển dày đặc tại hồ Đị Xu
48
2.23.
Vị trí lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu
49
2.24.
Biểu đồ so sánh TSS giữa các đợt lấy mẫu
nước ở hồ Đò Xu
52
2.25.
Biểu đồ so sánh COD giữa các đợt lấy mẫu ở
hồ Đò Xu
52
2.26.
Biểu đồ so sánh NH4+ giữa các đợt lấy mẫu ở
hồ Đị Xu
53
2.27.
Sơ đồ hình thành bùn cặn từ hệ thống thốt
nước
54
2.28.
Đo chiều cao bùn, chiều cao nước hồ Đị Xu
56
2.29.
Sơ đồ hệ thống quản lý các hồ trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
57
2.30.
Bè thủy sinh được trồng ở hồ Đò Xu
59
2.31.
Cơng nhân cắt cỏ mái taluy hồ Đị Xu
59
2.32.
Cỏ mái taluy hồ Đò Xu mọc dày đặc sau 3
tháng
60
3.1.
Sơ đồ đấu nối thốt nước hộ gia đình
63
3.2.
Sơ đồ đấu nối thốt nước cho hộ kinh doanh
(nhà hàng, khách sạn)
63
3.3.
Cỏ Vetiver
65
3.4.
Mơ hình đài phun nước thường lắp đặt ở hồ
71
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ao hồ đơ thị có vai trị rất quan
trọng như tạo cảnh quan mặt nước, điều hịa vi khí hậu, điều tiết nước mưa và xử lý
nước thải, …. Một số hồ còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ nuôi trồng
thủy sản, nông nghiệp; tạo không gian phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí cho người
dân.
Ở nước ta, mặc dù nhận thức rõ về vai trò của hồ là rất quan trọng nhưng khi quy
hoạch đô thị nhiều khi chúng ta thường xem nhẹ khâu tính tốn diện tích cần thiết của
hồ hoặc thu hẹp, san lấp diện tích hồ đã có sẵn thay vào đó bằng khu dân cư, thương
mại, …. Do đó nhiều thủy vực bị mất, gia tăng ngập lụt. Bên cạnh đó, nhiều hồ bị ô
nhiễm nặng do tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt, công nghiêp, dịch vụ vượt
quá khả năng tự làm sạch của hồ.
Thành phố Đà Nẵng là một đô thị phát triển nhanh chóng và vượt bậc trong khu
vực miền Trung. Sự phát triển nhanh chóng của Thành phố đã và đang tạo sức ép lớn
đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thoát nước, vệ sinh mơi trường nước.
Mặc dù vấn đề thốt nước, xử lý nước thải của Thành phố đã được chú trọng đầu tư
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do lượng nước thải thốt ra mơi trường tăng
mạnh. Hiện nay hệ thống hồ điều tiết đang phải gánh chịu mức độ ô nhiễm lên mức
báo động. Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đổ vào hồ, rác thải,…Sự xuất hiện quá
mức của các loại tảo xanh, tảo độc trong hồ; bùn cặn tích tụ gây nên sự bồi lắng. Tất
cả những vấn đề trên đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm hồ, ảnh hưởng đến hệ sinh thái,
cảnh quan, hệ động thực vật sống dưới hồ và nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống sinh hoạt của người dân sống xung quanh hồ.
Hồ Đò Xu là một trong các hồ điều tiết có vai trị rất quan trọng của Thành phố
trong việc điều tiết nước mưa, điều hịa khí hậu. Nằm trong lưu vực thốt nước của
quận Hải Châu về Trạm xử lý nước thải Hòa Cường. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều yếu
tố về kỹ thuật khơng đảm bảo, cũng như quản lý thốt nước khơng hiệu quả nên lòng
hồ đã bị bồi lắng khá nghiêm trọng gây ơ nhiễm mơi trường nước khu vực lịng hồ và
môi trường xung quanh, đồng thời làm giảm chức năng điều tiết của lưu vực khi có
mưa lớn. Do đó, để góp phần cải thiện chất lượng nước hồ, tạo cảnh quan mơi trường
đơ thị, điều tiết dịng chảy lưu vực thoát nước, tác giả chọn đề tài “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát, nâng cao hiệu quả hồ điều tiết Đò Xu - TP Đà
Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng hồ Đò Xu.
- Đề xuất giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả thoát nước hồ điều tiết.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát hiện trạng thốt nước lưu vực xung quanh hồ Đị Xu.
- Phân tích, đánh giá chất lượng nước lưu vực tuyến thu gom và chất lượng nước
hồ.
- Đo đạc chiều cao lớp bùn cặn lòng hồ.
- Đưa ra giải pháp kiểm sốt và nâng cao hiệu quả hồ điều tiết Đị Xu góp phần
bảo vệ mơi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng hồ Đò Xu.
- Đề xuất các giải pháp kiểm sốt và nâng cao hiệu quả hồ điều tiết Đị Xu, góp
phần cải thiện chất lượng hồ và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Từ các số liệu tác giả đã nghiên cứu, phân tích sẽ đóng góp vào kho tài liệu
tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực thốt nước và xử lý bùn thải đơ
thị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hồ Đò Xu – phường Khuê Trung - quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng.
- Hệ thống thoát nước thuộc tuyến thu gom lưu vực trạm bơm HC5 – Q. Hải
Châu – TP. Đà Nẵng.
- Hệ thống cống bao thu gom nước thải tại lưu vực xung quanh hồ Đò Xu.
- Chất lượng nước hồ Đò Xu và nước thải của tuyến thu gom thuộc lưu vực hồ.
- Bùn cặn tại lòng hồ Đò Xu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khơng gian: Lưu vực hồ Đị Xu.
- Thời gian: Từ tháng 03/2018 đến 04/2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, đo đạc:
+ Khảo sát, đo đạt chiều cao bùn trong hồ Đò Xu và hệ thống thu gom nước thải
tại lưu vực nghiên cứu.
+ Điều tra bằng phiếu câu hỏi đã lập sẵn nhằm đánh giá tỷ lệ phần trăm đấu nối
mạng lưới cấp 3, từ bể tự hoại của hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải
3
lưu vực xung quanh hồ điều tiết.
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích: sử dụng các thiết bị đo để đo các thông số
liên quan cũng như lấy mẫu và phân tích chất lượng bùn cặn và mẫu nước tại phịng
thí nghiệm để xác định tính chất, thành phần bùn cặn và nước.
- Phương pháp thống kê: thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến
điều kiện kinh tế, dân số, văn hóa xã hội của lưu vực nghiên cứu; thống kê, tổng hợp
các kết quả phân tích đo đạc được.
- Phương pháp kế thừa: kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước, có
thể áp dụng trong nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: tổng hợp các nguồn dữ liệu liên quan
thu thập được, từ đó phân tích, tính tốn để có những cơ sở những đánh giá chính xác.
6. Bố cục đề tài
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đánh giá hiện trạng hồ điều tiết Đò Xu – TP Đà Nẵng
Chương 3: Nâng cao hiệu quả bảo vệ mơi trường hồ điều tiết Đị Xu
Kết luận và Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hồ điều tiết
Hồ là vùng nước bao quanh bởi đất liền, thông thường là nước ngọt và có mực
nước thay đổi theo mùa. Hồ thường gồm 2 loại là hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, nguồn
nước trong hồ thường được cấp bởi sông, suối, sự thốt nước mưa.
Hồ đơ thị là hồ nằm trong phạm vi của một đô thị và chịu ảnh hưởng của hệ sinh
thái đô thị.
1.1.1. Phân loại hồ
- Theo nguồn gốc hình thành
+ Hồ tự nhiên: Hình thành do sự vận động của kiến tạo địa chất làm cho địa hình
biến đổi tạo vùng trũng chứa nước bề mặt chảy xuống hoặc nước ngầm. Hệ sinh thái
trong hồ tự nhiên thường ổn định.
+ Hồ nhân tạo: Được hình thành do con người tác động (hồ đào và hồ đắp). Thời
gian hình thành hồ ngắn nên hệ sinh thái trong hồ lúc đầu sẽ chưa ổn định, điều kiện
sống dễ bị biến đổi và sinh vật khó thích nghi (dễ chết).
- Theo độ mặn
Gồm hồ nước ngọt, hồ nước mặn và hồ nước lợ.
- Theo mức độ dinh dưỡng
Gồm hồ giàu dinh dưỡng, hồ dinh dưỡng trung bình và hồ nghèo dinh dưỡng.
- Theo mức độ xáo trộn và hiện tượng phân tầng
Gồm hồ phủ băng, hồ lạnh, hồ ấm, hồ ít xáo trộn, hồ xáo trộn nước thường
xuyên, ....
- Theo chức năng và mục đích sử dụng
+ Nhóm 1: Các loại hồ thường được sử dụng vào mục đích cấp nước, du lịch, thể
thao dưới nước, điều tiết nước mưa khu vực xung quanh hồ. Các hồ này có chất lượng
nước thuộc loại A, QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
+ Nhóm 2: Là các hồ phục vụ cho mục đích vui chơi giải trí trên mặt nước, điều
tiết nước mưa cho lưu vực. Hồ có thể kết hợp ni cá. Chất lượng nước thuộc phải
đảm bảo loại B, QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
+ Nhóm 3: Là các hồ phục vụ cho nghỉ ngơi, giải trí của khu dân cư, điều hòa
nước mưa cho lưu vực nhỏ, tiếp nhận một phần nước thải sau xử lý đến mức độ nhất
định. Các hồ này thường kết hợp nuôi cá. Chất lượng nước thuộc phải đảm bảo loại B,
QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
+ Nhóm 4: Là các hồ chứa và điều tiết nước mưa cho lưu vực lớn hoặc nhiều lưu
5
vực của đơ thị. Hồ có thể tiếp nhận nước thải đô thị sau xử lý, kết hợp nuôi cá và các
lồi thủy sản khác. Thơng thường đây là các hồ đầu mối của hệ thống thốt nước đơ
thị. Chất lượng nước thuộc phải đảm bảo loại B, QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
+ Nhóm 5: Là hồ có nhiệm vụ chính là xử lý mơi trường, thường bố trí trong khu
xử lý nước thải hoặc vùng trũng tự nhiên thường tiếp nhận nước thải sinh hoạt, cơng
nghiệp và xử lý nước thải đó bằng hình thức tự làm sạch của hệ thủy sinh trong hồ.
1.1.2. Vai trò của hồ
Hồ và lưu vực hồ tạo thành hệ sinh thái có vai trị cực kỳ quan trọng trong đời
sống kinh tế, xã hội của con người.
- Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật, là nguồn cung
cấp nhiều loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
- Là nguồn thủy vực cung cấp nước sinh hoạt cho dân số khu vực, phục vụ mục
đích tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, tưới nước cho cây xanh, ni trồng thủy
sản, thủy điện, phục vụ cơng tác phịng cháy chữa cháy, điều tiết nước mưa, điều hịa
khí hậu, tạo cảnh quan môi trường,...
- Là nơi tiếp nhận lưu giữ các chất lắng đọng; hòa tan và xử lý các chất dinh
dưỡng, chất thải.
- Hồ có vai trị quan trọng trong việc hấp thu khí nhà kính như CO2, NH4, NO3
bởi các thành phần vi sinh học sống trong lịng hồ. Điều này giúp làm giảm nồng độ
các khí nhà kính và làm cho khí hậu vùng hồ mát mẻ hơn các vùng khác.
- Có giá trị về giáo dục rất lớn: là điểm phục vụ các cơng trình nghiên cứu khoa
học về các giá trị đa dạng sinh học, giá trị nguồn gen, .... Đồng thời góp phần phục vụ
việc đào tạo thực tiễn cho học sinh, sinh viên.
- Hồ còn mang lại các giá trị và dịch vụ văn hóa, tâm linh cho địa phương, khu
vực.
Hồ điều tiết có vai trị điều tiết, tăng và giảm lưu lượng dòng chảy nước mưa một
cách tự nhiên nhằm hạn chế thiên tai (chống ngập lụt, hạn hán), giảm chi phí xây dựng
(giảm bớt kích thước của cống dẫn, cơng suất trạm bơm nước), tiết kiệm chi phí quản
lý hệ thống thốt nước, điều hịa khí hậu.
Đối với hồ có lớp thực vật ven bờ giúp chống xói mịn dịng chảy bề mặt, giúp
nước mưa thẩm thấu nhanh hơn và hạn chế ngập lụt cho vùng đất xung quanh hồ.
Hồ điều tiết trong các đô thị thường tận dụng hồ tự nhiên để giảm kinh phí xây
dựng, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể xây dựng hồ nhân tạo.
1.2. Hiện trạng các hồ điều tiết ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều hồ, khoảng 3500 hồ chứa có dung tích lớn
hơn 0,2 triệu m3. Trong đó có 1976 hồ có dung tích hơn 1 triệu m3, chiếm 55,9% tổng
6
số lượng hồ. Một số tỉnh thành có nhiều hồ là Nghệ An (249 hồ), Hà Tĩnh (166 hồ),
Thanh Hóa (123 hồ), Phú Thọ (118 hồ), Đắc Lắc (116 hồ), Bình Định (108 hồ). Đây là
nguồn tài nguyên quý giá mà khơng phải quốc gia nào cũng có được.
Hồ đơ thị ở nước ta thì chiếm số lượng nhỏ, tỷ lệ diện tích hồ trên tổng diện tích
đơ thị ở các đô thị ở Việt Nam rất khác nhau. Tỷ lệ này phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý của đô thị.
Trong thực tế, việc quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị cần đi liền với quy
hoạch xây dựng các hồ, các hồ này có chức năng tạo cảnh quan và cải thiện môi
trường, điều tiết lượng nước mưa cho khu vực.
Trong vài thập kỷ qua, q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng và sự gia tăng
dân số nhanh đã tạo ra tác động môi trường tiêu cực đến ao hồ. Nhiều hồ phải tiếp
nhận lượng nước thải vượt quá khả năng tự làm sạch của nó. Phần lớn các hồ trong nội
thành ở trạng thái ô nhiễm nặng và phú dưỡng. Theo kết quả quan trắc của Cục Bảo vệ
môi trường và của Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường (trường Đại học Xây dựng)
thì nhiều năm qua, các hồ đơ thị tại những thành phố chưa có hoặc đã có hệ thống
thoát nước nhưng chưa hợp lý, trở thành nơi tiếp nhận nước thải, đều có giá trị các chỉ
tiêu ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép theo quy định cột B của QCVN 08MT:2015/BTNMT [1] từ 2 đến 70 lần.
Tại thành phố Hà Nội, theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu môi trường và
cộng đồng (CECR) [13], Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho thấy:
tính đến cuối năm 2015, thành phố có khoảng 112 hồ với tổng diện tích mặt nước hồ là
6.969.305 m2. Trong đó có 11 hồ có dấu hiệu ơ nhiễm, 8 hồ ô nhiễm nặng và 6 hồ ô
nhiễm rất nặng.
Thành phố Đà Nẵng hiện có khoảng hơn 30 hồ lớn nhỏ khác nhau với tổng diện
tích mặt nước khoảng 1,8 km2 và dung tích chứa tối đa hơn 3,3 triệu m3 nước. Các hồ
này phân bố không đều trong phạm vi thành phố, tập trung vào một số quận, huyện
như: Hải Châu, Thanh Khê, Hòa Vang, Liên Chiểu. Hồ có diện tích lớn nhất là hồ Bàu
Tràm, chiếm đến 20% tổng diện tích; 21 hồ có diện tích trên 20.000 m2 và cịn lại là
các hồ có diện tích nhỏ.
7
Bảng 1.1. Thống kê các hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
STT
Quận
Tên hồ
Độ sâu trung
bình (m)
Diện tích hồ
(m2)
1
Hải Châu Đảo Xanh
2,9
239.018
2
Thạc Gián
1,6
16.322
3
Vĩnh Trung
1,6
15.147
Cơng viên 29/3
2,25
107.656
Xn Hịa A
1,75
47.573
2 hecta
1,85
21.971
7
Phần Lăng 1
1,75
11.328
8
Bàu Làng
1,35
6.315
Hồ Xanh
3,25
74.844
Thành Vinh 2
1,35
1.950
11
Trung Nghĩa 1
1,35
30.726
12
Trung Nghĩa 2
2,25
27.286
Phước Lý
3,25
35.133
Hòa Phú
3,25
49.724
Bàu Sấu
3,5
34.851
4
5
6
9
10
13
14
15
Thanh
Khê
Sơn Trà
Liên
Chiểu
16
Bàu Tràm
5
540.314
17
Bàu Mạc
4,5
44.148
18
Đò Xu
0,8
68.559
19
Hồ khu C
3,25
33.239
20
Hồ khu E1
3,25
13.607
21
Hồ khu E2 MR GĐ 2
3,25
33.726
22
Hồ khu E2 MR GĐ 1
3,5
45.255
Bàu Gia Hạ
3,25
71.701
24
Bàu Gia Thượng
3,75
82.130
25
Hồ Nguyễn Phước Tần - Lê Kim Lăng
1,25
20.621
26
Bầu Sen
1,25
2.500
27
Hồ đường Nguyễn Nhàn
1,1
800
28
Hồ Nguyễn Thế Lịch - Trần Văn Lan
1,35
5.711
29
Đầm bãi La Hong
1,35
37.078
2,75
74.661
23
30
Cẩm Lệ
Ngũ
Bá Tùng
Hành Sơn
8
Trong những năm gần đây, do phát triển và chỉnh trang đơ thị nên diện tích một
vài hồ trong nội thị bị thu hẹp như hồ hồ Bàu Tràm, hồ Phần Lăng; một vài hồ bị lấp
như hồ Đầm Rong 1 (năm 2007), Đầm Rong 2 (năm 2009) và Gia Phước, Bàu Mạc.
Hiện nay một số hồ đang có dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ như hồ Thạc gián –
Vĩnh Trung, hồ Công viên, hồ Đảo xanh, hồ Đò Xu, hồ Phước Tần. Các hồ này chủ
yếu nằm trong hoặc lân cận khu vực nội thành của Thành phố.
Đặc thù của các hồ này là nơi tiếp nhận, chứa và phân hủy chất thải sinh hoạt của
người dân. Do đó tại nhiều thời điểm, nước hồ bốc mùi và có màu sắc đặc trưng của
nguồn nước thải sinh hoạt đang bị phân hủy. Kết quả phân tích chất lượng môi trường
nước tại Bảng 2 chứng minh cho điều đó.
Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là tại nhiều khu vực, mặc dù đã có cống bao
xung quanh các hồ nhưng nước thải sinh hoạt vẫn còn xâm nhập vào hồ (rỉ), từ đó gây
hiện tượng ơ nhiễm cục bộ.
Bảng chất lượng nước của một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được thể
hiện ở bảng dưới:
Bảng 1.2. Chất lượng nước của một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
TT Tên hồ
Thạc
1
Gián
2
Vĩnh
Trung
3
Cơng
Viên
4 Đị Xu
5
Trung
Nghĩa
6
Phần
Lăng 1
7
Phước
Lý
Năm
Chỉ tiêu (mg/l)
PO43- NH4+
NO2- NO3- tính
BOD5 tính
tính tính theo theo N
theo P theo N
N
19
17,1
5,9
KPH
KPT
33
5,76
14,3
0,49
KPT
48
0.65
9.4
KPT
1.16
20
4,6
6,3
KPH
KPT
35
1,12
8,1
0,34
KPT
49
0,57
7,6
KPT
1,08
pH
DO COD
TSS
2016
2017
2018
2016
2017
2018
8,44
7,1
7.3
7,65
7,0
7,3
5,48
1,36
3.4
6,81
5,16
4,2
29
56
56
24
44
72
KPT
KPT
29
KPT
KPT
41
2017
7,0 6,75
56
KPT
35
1,56
8
0,03
KPT
2016
2017
2018
2016
2017
2018
2016
2017
2018
2016
2017
7,34
7,5
7,3
7,38
6,9
6,9
7,33
7
7,3
7,38
6,6
86
165
146
14
50
64
38
105
49
19
19
KPT
KPT
KPT
KPT
KPT
32
KPT
KPT
KPT
KPT
KPT
67
141
119
8
30
47
25
83
29
10
8
8,35
1,86
0,87
7,55
9,2
0,97
5,9
2,15
0,9
1,9
0,3
6,9
5,4
4,8
2,5
9
5,2
18,2
2,8
19,4
7,1
KPT
KPH
KPH
KPT
KPH
0,01
KPT
KPH
KPH
KPT
KPH
KPT
KPT
KPT
KPH
KPT
KPT
0,64
KPT
KPT
KPH
KPT
KPT
1,45
5,9
4,8
6,74
1,4
4,1
3,85
2,9
3,45
5,97
5,5
9
TT Tên hồ
8
Hòa
Phú
9
Bá
Tùng
10
Bàu
Sáu
11
Bàu
Tràm
12
Phước
Tần
13 Khu E
Năm
2018
2016
2017
2018
2016
2017
2018
2016
2017
2018
2016
2017
2018
2016
2017
2018
2017
2018
pH
DO COD
7,2
7,9
7,5
7,8
7,11
7,6
7,2
7,49
8,2
7,4
8,89
8,2
7,9
7,24
7,3
7,1
7,4
7,5
4,5
4,55
6,0
3,8
5,55
5,8
5,1
5,94
7,1
5,5
6,67
6,9
6,1
3,42
3,5
2,9
2,5
2,1
92
48
117
136
14
60
134
21
38
24
33
29
12
95
72
84
106
110
TSS
51
KPT
KPT
65
KPT
KPT
KPT
KPT
KPT
KPT
KPT
KPT
KPT
KPT
KPT
47
KPT
KPT
Chỉ tiêu (mg/l)
PO43- NH4+
NO2- NO3- tính
BOD5 tính
tính tính theo theo N
theo P theo N
N
74
0,13
3,7
KPT
1,22
33
3,6
12,8
0,11
KPT
80
10,85
20,7
0,04
KPT
113
1,46
4,8
KPT
3,26
9
1
8,4
KPH
KPT
40
0,78
1,3
KPH
KPT
98
0,09
1,5
KPT
KPH
13
2,35
4,1
KPH
KPT
22
0,12
KPT
KPT
KPT
15
0,96
3,8
KPT
KPH
21
1,95
7,6
KPH
KPT
15
0,12
KPT
KPT
KPT
9
0,95
8,1
KPT
KPH
75
2,55
4,9
0,04
KPT
43
0,94
4,5
0,12
KPT
61
0,45
4,5
KPT
1,64
74
20,52
21,9
KPH
KPT
82
0,98
23,7
KPT
KPH
Nguồn: Cơng ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng [10]
Ghi chú:
- KPH: Khơng phát hiện.
- KPT: Khơng phân tích.
Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt, cột B2 – Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu
nước chất lượng thấp.
Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý hóa tại một số đầm hồ
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy: đa số các hồ đều đang trong tình trạng ơ
nhiễm hữu cơ khá cao. Hồ Thạc Gián có thơng số Amoni vượt quy chuẩn xấp xỉ 16
lần, thông số Phosphat vượt quy chuẩn 11,52 lần, thông số Nitric vượt quy chuẩn 9,8
lần; tương tự các hồ Công Viên, hồ Vĩnh Trung, hồ Đị Xu, hồ E1, hồ Hịa Phú cũng
có nồng độ các chất hữu cơ vượt nhiều lần so với quy chuẩn. Đây là một trong những
hồ nội thành, ngoài chức năng điều tiết cịn có vai trị tạo điểm nhấn trong khu vực và
là nơi tập trung đông người đến vui chơi, giải trí (hồ Cơng Viên, hồ Vĩnh Trung) vì thế
chất lượng nguồn nước gây ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như sự quan tâm đến môi
10
trường của người dân trong khu vực và ảnh hưởng đến hình ảnh của thành phố Đà
Nẵng trong mắt bạn bè, du khách.
Hiện nay, TP Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư thực hiện các giải pháp nhằm cải tạo
hồ và cũng có những cải thiện đáng kể. Một số hồ có dấu hiệu cải thiện ơ nhiễm rõ rệt
như hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung, hồ Công viên.
Một số ngun nhân chính dẫn đến sự suy thối đang tiếp diễn của các hồ là:
- Chất thải sinh hoạt bị vức xuống hồ, một số loại không phân hủy như thủy tinh,
nilong sẽ lắng xuống và tích tụ dần.
- Nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa qua xử lý bị thải thẳng xuống hồ.
- Một số hồ bị san lấp hoặc bị thu hẹp diện tích do quy hoạch.
Bên cạnh đó, việc sử dụng hồ đơ thị vào mục đích điều tiết nước mưa ở nước ta
chưa đạt hiệu quả cao, với những lí do:
- Sự phân bố các hồ không đồng đều dẫn đến khả năng điều tiết nước chưa thực
sự hiệu quả.
- Dung tích điều tiết thực tế của các hồ giảm do bị lấn chiếm, bồi lắng hoặc ơ
nhiễm, sử dụng cho mục đích khác.
- Sự kết nối giữa các hồ vào hệ thống thoát nước kém nên khả năng điều tiết của
hồ giảm.
- Một số hồ tiếp nhận nước thải quá khả năng tự làm sạch nên chất lượng nước
hồ ngày càng suy giảm.
- Khâu quản lý, vận hành hồ chưa khoa học, việc điều chỉnh nước vào và ra hồ
chưa được kiểm sốt chặt.
Mơi trường các hồ được thể hiện qua hai yếu tố chính: (1) Điều kiện vệ sinh trên
và xung quanh hồ và (2) Chất lượng nước hồ. Để đánh giá chất lượng nước hồ, các
tiêu chí đánh giá được xác định như sau:
Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng nước hồ
Mức độ
Chỉ tiêu COD
(mg/l)
Mức 1
Chất
lượng tốt
< 20
Mức 2
Đạt tiêu
chuẩn
< 35
Mức 3
Mức 4
Ơ nhiễm
Ơ nhiễm
nghiêm
trọng
35 – 50
> 50
Tiêu chí
Khơng có nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng
và được thường xuyên bổ sung nước mới
Khơng có nguồn gây ơ nhiễm nghiêm trọng
và khơng có bùn lắng ơ nhiễm nhưng cũng
khơng được bổ sung nước mới
Giữ mức 2 và mức 4
Nồng độ các chất hữu cơ cao hoặc nhận
nguồn nước thải chưa qua xử lý, hoặc có
bùn lắng ơ nhiễm
[Nguồn: HAIDEP – Chương trình Phát triển tổng thể đô thị thủ đô Hà Nội]
11
1.3. Các biện pháp xử lý nước hồ bị ô nhiễm
Cơ sở chính để áp dụng các biện pháp xử lý đối với hồ
Mối quan hệ giữa các thành phần sinh thái trong hồ được thể hiện trong các khu
vực. Chu trình chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ở các hồ là chuỗi mắc xích: Sinh vật phân
hủy tạo ra chất khoáng là thức ăn của động vật phù du, đây lại là thức ăn của các loài
động vật lớn, chỉ một khâu trong đó bị phá vỡ sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Cân
bằng sinh thái tự nhiên được thiết lập khi có sự cân bằng giữa sinh vật – môi trường,
sinh vật sản xuất – sinh vật tiêu thụ. Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để
duy trì trạng thái cân bằng, nếu một thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng
thay đổi theo ở mức độ nào đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá trình nhiều thì sẽ
bị phá vỡ cân bằng sinh thái.
Ví dụ: Q mức độ tiếp nhận nước thải sẽ kéo theo quá mức độ về khả năng xử
lý nước thải và sẽ phá vỡ hệ sinh thái trong ao hồ, dẫn đến hiện tượng suy thối và ơ
nhiễm nước hồ.
Có rất nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng nước hồ, trong đó chia ra 2 nhóm
giải pháp chính đó là giải pháp xử lý nước hồ ơ nhiễm bằng cơng trình và giải pháp xử
lý nước hồ ô nhiễm bằng biện pháp phi cơng trình.
1.3.1. Cải thiện mơi trường nước hồ bằng giải pháp cơng trình
a. Xây dựng hệ thống cống bao tách nước thải và nước mưa đợt đầu khỏi hồ
Khi xả nước thải vào hồ sẽ gây ra quá trình lắng cặn, ơ nhiễm hữu cơ làm giảm
hàm lượng oxy hòa tan trong nước, gây phú dưỡng và độc hại đối với nguồn nước. Vì
vậy các loại nước thải này cần được tách khỏi hồ hoặc phải được xử lý đáp ứng yêu
cầu vệ sinh mới được xả và hồ. Nước mưa từ các khu dân cư, đô thị và khu công
nghiệp cuốn trôi các chất bẩn trên bề mặt và khi chảy vào sông, hồ sẽ gây nhiễm bẩn
thủy vực. Vì vậy, ngồi nước thải, nước mưa đợt đầu trong khu vực đô thị cũng cần
phải tách khỏi hồ.
1 – CSO
2 – Cống bao
3 – Cửa xả
Hình 1.1. Sơ đồ tách nước thải, nước mưa đợt đầu ra khỏi hồ
12
Bộ phận cơng trình chính để tách nước thải và nước mưa ra khỏi hồ là đập tràn
tách nước. Về mùa khô hoặc khi mưa nhỏ, nước trong cống không thể vượt qua đập
tràn để chảy vào hồ. Nước thải và nước mưa đợt đầu theo tuyến cống bao số 2 chảy ra
mương thoát nước hoặc về trạm xử lý nước thải tập trung. Khi mưa to có thể một
lượng cát trên bề mặt chảy vào cống nước mưa [5].
b. Xây dựng trạm xử lý nước thải trước khi xả vào hồ
Trong trường hợp đặc biệt, khi tổ chức thoát nước phân tán, nước thải phải được
xử lý đáp ứng các quy định về vệ sinh môi trường và phù hợp với khả năng tự làm
sạch của nguồn tiếp nhận sẽ được xả vào hồ. Phương án này sẽ có hiệu quả kinh tế cao
do giảm được kinh phí đầu tư xây dựng các tuyến cống thoát nước thải. Mặc khác, về
mùa khô khi độ bốc hơi từ mặt nước hồ sẽ lớn, nước thải được xử lý sạch sẽ thường
xuyên bổ sung vào hồ để duy trì mực nước, đảm bảo cảnh quan cho hồ đô thị. Đối với
các trạm xử lý nước thải lưu vực hồ, các yêu cầu xử lý tập trung vào giảm hàm lượng
cặn lơ lửng, BOD, các chất dinh dưỡng nitơ và photpho, tổng coliform,... đến mức giới
hạn cho phép nhằm duy trì chế độ oxy hòa tan cũng như hạn chế nguy cơ phú dưỡng
và xuất hiện bệnh dịch trong hồ. Mức độ xử lý nước thải cần thiết kế được xác định
dựa vào các quy chuẩn môi trường Việt Nam như: QCVN 08-MT:2015/BTNMT [1] –
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 14-MT:2015/BTNMT
[2] – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 40:2011/BTNMT
[3] – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Các phương pháp xử lý nước thải lưu vực hồ có thể là xử lý cơ học, hóa học, sinh
học hoặc là kết hợp. Sơ đồ công nghệ, cấu tạo và chế độ vận hành các cơng trình trạm
xử lý nước thải phụ thuộc vào loại nguồn tiếp nhận.
Khi xây dựng các trạm XLNT trong khu vực hồ đô thị, cần lưu ý đến việc đảm bảo
các yêu cầu vệ sinh mơi trường và cảnh quan. Vì vậy các vấn đề khử mùi, chống ồn, hợp
khối cơng trình,... để hạn chế ơ nhiễm mơi trường, giảm diện tích xây dựng và giữ gìn
cảnh quan phải được tính đến trong q trình thiết kế trạm XLNT. Việc thiết kế trạm
XLNT phải dựa vào yêu cầu bảo vệ môi trường khu vực theo TCVN 7222:2002.
c. Kè hồ
Kè hồ là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả tích cực như hạn chế việc
đổ rác bữa bãi ra ven hồ, lấn chiếm lòng hồ. Tuy nhiên, nếu kè hồ bằng biện pháp bê
tơng hóa tồn bộ đã gây ra những hạn chế như:
- Làm cho hồ khơng thực hiện được chu trình tự nhiên giữa môi trường đất, nước
(hoạt động sinh vật, thấm, lọc và giữ nước,...).
- Ở nhiều nơi, việc kè hồ bịt ln cống thốt nước dẫn đến hồ khơng được bổ
sung nước.
13
Vì vậy khi thực hiện cần hạn chế bê tơng hóa tồn bộ, thay vào đó ta nên xây
dựng các ô bê tông trống để thực vật phát triển đem lại cảnh quan đô thị, ....
1.3.2. Cải thiện môi trường nước hồ bị ô nhiễm bằng biện pháp phi công trình
Giải pháp cải thiện mơi trường nước hồ bị ơ nhiễm bằng biện pháp phi cơng trình
chủ yếu là tăng cường khả năng tự làm sạch của hồ. Quá trình tự làm sạch của hồ là tổ
hợp các quá trình tự nhiên như các q trình thủy động lực, hóa học, vi sinh vật học,
thủy sinh học, diễn ra trong nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn nhằm phục hồi lại trạng thái
chất lượng nước ban đầu. Như vậy, tự làm sạch bao gồm các q trình vật lý pha lỗng
nước hồ với nước thải, làm giàu oxy cho hồ và q trình sinh học, hóa học chuyển hóa
các chất ơ nhiễm trong hồ.
a. Tăng cường q trình pha lỗng nước hồ với nước thải
Nước thải xả vào hồ phải đáp ứng các yêu cầu: không ảnh hưởng đến môi trường
cảnh quan khu vực và hiệu quả xáo trộn là tốt nhất. Như vậy nước thải phải được xả
ngập và nên xả có áp. Có thể dùng các loại miệng xả như cống xả ejectơ, cống xả phân
tán,... để xáo trộn đều nước thải với nước hồ và làm giàu oxy cho nguồn nước.
Mục đích xây dựng các miệng xả nước thải đặc biệt là tăng cường q trình pha
lỗng ban đầu giữa nước sông hồ với nước thải (làm tăng hệ số ban đầu nc). Các điều
kiện:
- Tại đầu vào miệng xả phải có áp lực nhất định để quá trình khuếch tán rối thuận
lợi. Vận tốc nước tại đầu miệng xả phải đạt vận tốc yêu cầu để hạn chế sự tích tụ các
hạt cặn tại khu vực cống xả.
- Tăng cường quá trình khuếch tán rối nước thải trong nước nguồn bằng cách xả
ngập hoặc xả phân tán. Các loại miệng xả nước thải vào vực nước mặt:
* Cống xả ejectơ thu khí
Ưu điểm:
- Tăng điều kiện xáo trộn.
- Góp phần làm giàu oxy trong nước.
1.
2.
3.
4.
Ống dẫn áp lực.
Ejectơ.
ống thu khí.
ống xả nước có hướng dịng.
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo cống xả ejecto
14
* Miệng xả phân tán
Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo miệng xả nước phân tán
Nhược điểm: Dễ bị tắt ngẽn tại điểm xả do hiện nay hệ thống thoát nước chủ yếu
sử dụng cống chung, nhiều cặn lắng nên chưa hiệu quả.
b. Tăng cường pha loãng nước nguồn với nước thải bằng biện pháp bổ cập nước
sạch
Chất lượng nước phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: tải trọng chất bẩn và lưu lượng
nước. Mối liên hệ này đặc trưng bằng cơng thức:
𝐺
𝐶 =𝑎+𝑏
𝑄
Trong đó:
C – Nồng độ chất bẩn trong nước sau.
G – Tải lượng chất bẩn.
Q – Lưu lượng nước sau khi pha loãng.
a,b – Hệ số thực nghiệm phụ thuộc loại nước, chế độ thủy văn.
Để có được nồng độ chất ơ nhiễm tại điểm tính tốn sau khi tiếp nhận nước thải
nằm trong giới hạn cho phép phải bổ sung thêm nước sạch từ thủy vực khác. Với
nguyên tắc nêu trên, một số phương án pha loãng, làm sạch và thau rửa các sơng,
mương, hồ thốt nước thường thực hiện như hình sau:
Hình 1.4. Phương án pha lỗng nước hồ đơ thị bằng nước sạch