Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Quan hệ Việt Nam - Australia trong lĩnh vực giáo dục từ năm 1998 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MAI THỊ THÙY DƢƠNG

QUAN HỆ VIỆT NAM – AUSTRALIA TRONG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MAI THỊ THÙY DƢƠNG

QUAN HỆ VIỆT NAM – AUSTRALIA TRONG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Minh

Hà Nội - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn "Quan hệ Việt Nam - Australia trong
lĩnh vực giáo dục từ năm 1998 đến nay" là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Quang Minh mà trước đó chưa có bất
cứ tác giả nào công bố.
Những tư liệu và số liệu sử dụng trong bản luận văn là có tính xác thực
và nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả

Mai Thị Thùy Dƣơng

3


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Phạm
Quang Minh, người thầy đã hướng dẫn tận tình, động viên và giúp đỡ tơi hết
lịng để hồn thành Luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới tất cả các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Thư viện Quốc gia Việt Nam… đã cho tôi vốn kiến thức
quý giá và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt khóa học tại trường cũng
như q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin được gửi lời cám ơn các thầy, cô giáo trong Hội đồng chấm
luận văn Thạc sĩ đã cho tơi những ý kiến góp ý q báu để hồn thiện luận
văn của mình.

Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
yêu trong gia đình đã ủng hộ, động viên để tơi hồn thành Luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả
Mai Thị Thùy Dương

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 10
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
6. Nguồn tài liệu ............................................................................................. 13
7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM
- AUSTRALIA ............................................................................................... 15
1.1 Khái quát quan hệ Việt Nam – Australia ............................................. 15
1.2 Khái quát quan hệ Việt Nam – Australia trong lĩnh vực giáo dục .... 17
1.3 Các nhân tố thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Australia ........ 21
1.3.1 Yếu tố khách quan ................................................................................. 21
1.3.2 Yếu tố chủ quan ..................................................................................... 23
CHƢƠNG 2: HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM – AUSTRALIA TRÊN
CÁC CẤP ĐỘ ................................................................................................ 29
2.1 . Hợp tác giáo dục ở cấp độ nhà nƣớc ................................................... 29

2.1.1 Viện trợ phát triển giáo dục ................................................................... 29
2.1.2 Học bổng chính phủ Australia cho phép sinh viên Việt Nam đến
Australia .......................................................................................................... 34
2.2 . Hợp tác giáo dục ở cấp độ phi nhà nƣớc ............................................ 45
2.2.1. Đại học RMIT ........................................................................................ 45
2.2.2. Các chương trình liên kết đào tạo giữa các trường đại học Australia và
Việt Nam .......................................................................................................... 49
2.2.3. Các tổ chức phi chính phủ Australia .................................................... 54
2.2.4. Du học tự túc ......................................................................................... 57
5


CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ VIỆT NAM – AUSTRALIA
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ............................................................... 62
3.1. Kết quả hợp tác ...................................................................................... 62
3.1.1. Thành tựu .............................................................................................. 62
3.1.2. Hạn chế ................................................................................................. 67
3.2. Triển vọng hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia ............................. 69
3.2.1 Thuận lợi ................................................................................................ 69
3.2.2 Thách thức .............................................................................................. 72
3.3. Một số dự báo và khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ giáo dục
Việt Nam - Australia ........................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT

1 ACIAR

2 ADS

3 ALA

TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH

Trung tâm Nghiên

Australian Centre for

cứu Nông nghiệp

International Agricultural

Quốc tế Australia

Research

Học Bổng Phát Triển

Australian Development

Australia


Scholarships

Học Bổng Năng Lực

Australian Leadership

Lãnh Đạo Australia

Awards
Australian Agency for

4 AusAID

Cơ quan Phát triển

International

Quốc tế Australia

Development
Australia - Vietnam

5 AVEPA

Qu Xúc tiến Giáo

Education Promotion

dục Australia Việt


Association

Chương trình tình
nguyện viên Australia Australian Volunteers for

6 AVID

vì sự phát triển quốc

International

tế

Development

Nhà đại sứ trẻ

7 AYAD

Australia vì sự phát

Youth Ambasadors for

triển– Australia

Development

Chương trình Tài trợ
8 DAP


Trực tiếp

Direct Aid Program

9 LTU

Đại học La Trobe

Latrobe University
Official development

10 ODA

Viện trợ chính thức

7

assistance


Viện Cơng nghệ
11 RMIT

12 TAVMF

13 UNDP

The Royal Melbourne

Hồng gia Melbourne Institute of Technology

Qu Y tế Học mãi

The Australia Viet-Nam

Australia –Việt Nam

Medical Foundation

Chương trình Phát

United Nations

triển Liên Hợp Quốc

Development Programme

Trường Đại Học New University of New South
14 UNSW

South Wales

8

Wales


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bên cạnh các hoạt động "ngoại giao chính thống" thì các hoạt động
giao lưu, trao đổi văn hóa, giáo dục, xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng

trong hoạt động đối ngoại của nước ta. Đặc biệt quan hệ hợp tác trong lĩnh
vực giáo dục đã góp phần lớn giúp cải thiện dân trí, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, qua đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nước
nhà. Hợp tác giáo dục ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của các nước.
Đối với nước có nền giáo dục không phát triển bằng, hợp tác giáo dục mang
đến cơ hội tận dụng nguồn lực tài chính bên ngồi cũng như những kinh
nghiệm, kiến thức của nước bạn để đẩy mạnh giáo dục đào tạo, mang lại
những bước tiến vượt bậc trong chất lượng nguồn nhân lực – yếu tố tiên quyết
giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Trong khi đó, các nước có nền giáo
dục phát triển hơn cũng hưởng lợi nhiều từ các quan hệ hợp tác giáo dục. Các
nước này có cơ hội nâng cao vị thế trên trường quốc tế nhờ vào “ngoại giao
giáo dục”, thắt chặt các mối quan hệ với các nước khác bằng những cuộc cách
mạng tư tưởng thông qua giáo dục với các nhân tố lãnh đạo và lãnh đạo tương
lai có thời gian học tập sinh sống tại nước mình. Ngồi ra, hợp tác giáo dục
cũng mang lại cơ hội xuất khẩu giáo dục cũng như thu hút du học sinh đến từ
các quốc gia khác. Một nền “kinh tế giáo dục” ngày càng được định hình rõ
nét và mang lại lợi nhuận cao và ổn định.
Xuất phát từ tầm quan trọng của hợp tác giáo dục, học viên quyết định
lựa chọn đề tài luận văn liên quan đến vấn đề này. Trong các quan hệ hợp tác
giáo dục của Việt Nam với nước ngồi, có thể thấy, quan hệ giữa Việt Nam
và Australia rất phát triển. Hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ rất
sớm. Mối quan hệ này phát triển nhanh chóng và ngày càng có thêm nhiều
thành tựu hợp tác mới, mang lại cho cả hai nước những lợi ích thiết thực.
Tiềm năng đẩy mạnh quan hệ song phương giữa Việt Nam và Australia vẫn
9


còn rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác giáo dục. Australia là một trong
các nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Giáo dục là một lĩnh vực mà
chính phủ nước này đặc biệt chú trọng, thậm chí đẩy mạnh lên thành một

“ngành kinh tế”. Trong khi đó, nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa phát triển và
đang rất cần huy động nguồn lực bên ngoài, cũng như tận dụng kinh nghiệm,
trình độ của nước ngồi để rút ngắn thời gian tiến lên. Chính phủ Việt Nam
cũng đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà, bởi
đây là yếu tố tiên quyết quyết định chất lượng nguồn nhân lực, gián tiếp quyết
định đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Mặc dù hợp tác giáo dục
nói chung và hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Australia có vai trị ngày
càng quan trọng như đã phân tích, song vấn đề này vẫn chưa được nhiều
người quan tâm, nghiên cứu dưới góc nhìn quan hệ quốc tế. Bởi vậy, lựa chọn
nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Australia trong lĩnh vực giáo dục sẽ là
một đề tài phù hợp và thiết thực với yêu cầu thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể thấy, việc tìm hiểu quan hệ giữa Việt Nam và Australia trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu một
cách đầy đủ. Cho đến nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu chính thức nào
được cơng bố về mối quan hệ Việt Nam - Australia trong lĩnh vực giáo dục.
Hiện các tài liệu khá nhiều song đang còn rời rạc, chưa được tập hợp lại và
phân tích, đánh giá một cách có hệ thống. Có thể điểm qua một số tài liệu
nghiên cứu về vấn đề này như cuốn “Australia ngày nay” (Nxb KHXH, Hà
nội, 1998) của tác giả Vũ Tuyết Loan (chủ biên). Trong cuốn sách này, giáo
dục và quan hệ đối ngoại được khái quát như một phần của nghiên cứu về đất
nước Australia. Hay có thể kể đến cuốn “Chính sách của Australia đối với
ASEAN từ 1991 đến nay: Hiện trạng và Triển vọng” (Nxb KHXH, Hà nội,
2005) của tác giả Vũ Tuyết Loan (chủ biên). Đây là cuốn sách đánh giá thực
trạng chính sách của Australia đối với ASEAN trên các lĩnh vực, trong đó có
10


bao gồm chính sách về giáo dục của Australia đối với ASEAN nói chung và
Việt Nam nói riêng. Tài liệu này đã giúp tác giả luận văn hiểu rõ hơn về các

cơ sở để Australia xây dựng chính sách giáo dục, cũng như chi tiết chính sách
giáo dục Australia đối với ASEAN nói chung và các nước thành viên ASEAN
nói riêng. Một tài liệu khác khá hệ thống là khóa luận tốt nghiệp với nhan đề
“Hệ thống giáo dục Ôxtrâylia và quan hệ hợp tác Việt Nam – Ôxtrâylia trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo” (năm 1998) của tác giả Lê Việt Anh. Gần một
nửa khóa luận này dành để nghiên cứu khá chi tiết hệ thống giáo dục của
Australia. Phần cịn lại của khóa luận đưa ra tầm quan trọng của cơng tác hợp
tác giáo dục nói chung, phác họa mối quan hệ hợp tác của Việt Nam và
Australia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo trình tự thời gian cũng như
các dạng thức hợp tác. Tuy nhiên do khóa luận hồn thành vào năm 1998, nên
các thông tin nghiên cứu chỉ nằm trong khoảng thời gian này trở về trước.
Khóa luận này là cơ sở để tác giả luận văn tiếp nối nghiên cứu quan hệ hợp
tác Việt Nam – Australia trong lĩnh vực giáo dục từ năm 1998 đến nay.
Về tình hình nghiên cứu vấn đề hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và
Australia ở nước ngồi, chủ yếu chỉ có các bài báo của các nhà báo, học giả
Australia đưa tin tức hoặc bình luận về nền giáo dục Việt Nam, những yếu
kém cũng như những điểm đáng ghi nhận, các hoạt động trong quan hệ hợp
tác giáo dục Việt Nam và Australia, những số liệu hay thơng tin về các
chương trình viện trợ giáo dục của Australia cho Việt Nam. Một số bài nghiên
cứu đến từ các báo có tên tuổi của Australia, trong khi đa số được đăng tải
trên các trang của chính phủ nước này. Về vấn đề này, cũng có một vài bài
phát biểu của các nhà chính trị Australia đề cập đến. Chẳng hạn như bài phát
biểu chính thức của ngài Alexander Downer, Cựu Ngoại trưởng Australia tại
lễ khai trương Trung Tâm Ngôn ngữ Australia tại Việt Nam ngày 24/07/2001,
được đăng tải đầy đủ trên trang bộ trưởng ngoại giao Australia. Bài phát biểu
khá ngắn gọn, súc tích, trong đó đề cập đến những mối liên hệ về giáo dục là
11


một phần quan trọng trong hợp tác song phương hai nước. Giáo dục và đào

tạo có thể nói là ngành xuất khẩu lớn nhất của Australia sang Việt Nam.
Khoảng 4000 sinh viên học tại Australia mõi năm, hơn ba phần tư số này là
những sinh viên du học tự túc, đồng nghĩa với việc Australia là điểm đến
được nhiều du học sinh Việt Nam lựa chọn hơn cả trong số các quốc gia mà
sinh viên Việt Nam sang du học. Ngồi ra có thể kể đến các bài viết và số liệu
chính thức trên trang tin của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, trang
tin của mạng lưới đại học Australia hay trang du học Australia... Đây là
những nguồn tài liệu tuy ít nhưng rất quý báu đối với học viên để nắm được
cách nhìn nhận, đánh giá mối quan hệ giáo dục giữa hai nước từ góc nhìn
nước bạn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục tiêu chính của luận văn là phân tích làm rõ sự phát triển của
quan hệ Việt Nam – Australia trong lĩnh vực giáo dục từ năm 1998 đến nay,
qua đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hợp tác giáo dục trong quan
hệ song phương, đồng thời đưa ra dự báo, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường quan hệ giáo dục nói riêng, quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung.
* Để hồn thành mục tiêu trên, luận văn đề ra một số nhiệm vụ cần giải
quyết như sau:
- Phân tích tầm quan trọng của hợp tác giáo dục trong quan hệ song
phương và những nhân tố thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam – Australia.
- Phân tích thực trạng quan hệ trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước
- Đánh giá kết quả quan hệ giáo dục, tác động đến quan hệ song
phương, chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế, thuận lợi cũng như thách
thức và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Australia.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
Australia trong lĩnh vực giáo dục ở cả cấp độ nhà nước và cấp độ phi nhà nước.
12



Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước
trong lĩnh vực giáo dục từ năm 1998 cho đến nay. Từ năm 1998 về trước đã
có một cơng trình nghiên cứu về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Australia
tương đối đầy đủ (Khóa luận Hệ thống giáo dục Ôxtrâylia và quan hệ hợp tác
Việt Nam - Ôxtrâylia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của tác giả Lê Việt
Anh, năm 1998). Năm 1998 cũng là năm quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai
nước bắt đầu được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức. Đáng chú ý nhất là sự việc
chính phủ Việt Nam mời trường đại học RMIT của Australia thành lập một
trường đại học quốc tế tại Việt Nam. Đây có thể xem là cột mốc quan trọng
trong quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Australia nói riêng và quan hệ hợp
tác giáo dục của Việt Nam với nước ngồi nói chung. RMIT chính là trường
đại học nước ngồi đầu tiên được thành lập tại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên việc vận dụng tổng hợp cách tiếp
cận hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, liên hệ và so sánh thống kê.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế bao gồm lý
thuyết chủ nghĩa tự do, các phương pháp phân tích hợp tác quốc tế trong quan
niệm của chủ nghĩa chức năng về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cụ thể.
6. Nguồn tài liệu:
Các nguồn tài liệu chính được sử dụng trong q trình thực hiện đề tài
luận văn bao gồm:
- Các Nghị quyết, quyết định của Đảng và Chính phủ về giáo dục và
hợp tác giáo dục.
- Tài liệu nghiên cứu, báo cáo khoa học trong lĩnh vực giáo dục và hợp
tác giáo dục.
- Các phát biểu chính thức, các bài trả lời phỏng vấn của lãnh đạo hai
nước Việt Nam và Australia.

13



- Thơng tin chính thức trên các website của các tổ chức, diễn đàn, các
trường đại học...
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở hình thành hợp tác giáo dục Việt Nam – Australia.
Trong chương này, tác giả khái quát quan hệ Việt Nam và Australia nói chung
và quan hệ trong lĩnh vực giáo dục nói riêng; chỉ ra các nhân tố thúc đẩy hợp
tác giáo dục giữa Việt Nam và Australia, qua đó làm rõ vai trị của hợp tác
giáo dục trong quan hệ song phương.
Chương 2: Hợp tác giáo dục Việt Nam – Australia trên các cấp độ.
Chương này phân tích thực trạng quan hệ trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt
Nam và Australia bằng cách chia mối quan hệ hợp tác này trên các cấp độ nhà
nước và cấp độ phi nhà nước để phân tích và đánh giá cụ thể.
Chương 3: Đánh giá quan hệ Việt Nam – Australia trong lĩnh vực giáo
dục. Trong chương 3, tác giả đánh giá kết quả của quan hệ giáo dục Việt Nam
– Australia, cũng như nhìn nhận những thuận lợi và thách thức trong quan hệ
giáo dục song phương. Từ đó, tác giả đưa ra một số dự báo, khuyến nghị
nhằm thúc đẩy quan hệ giáo dục hai nước phát triển hơn.

14


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM – AUSTRALIA

1.1 Khái quát quan hệ Việt Nam – Australia
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Australia chính thức được thiết
lập vào năm 1973. Có thể nói, Australia là một trong những nước phương Tây

thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sớm nhất. Tuy nhiên, phải đến
chuyến thăm chính thức cấp cao đầu tiên đến Australia của Thủ tướng Võ
Văn Kiệt vào tháng 05/1993 (20 năm sau khi thiết lập quan hệ) thì quan hệ
hợp tác song phương mới bắt đầu phát triển. Những năm cuối thế kỷ XX,
Australia nhìn nhận châu Á như một châu lục đang lên và giàu tiềm năng, bởi
vậy đã đưa ra nhiều chính sách hướng về châu Á, đẩy mạnh đối thoại và hợp
tác với khu vực quan trọng này. Trong khi đó, Việt Nam bước ra khỏi chiến
tranh với tinh thần làm bạn với tất cả các nước, thi hành chính sách đối ngoại
đa dạng hóa, đa phương hóa. Sự gặp gỡ lợi ích đã khiến quan hệ hai nước
phát triển nhanh chóng. Qua nhiều chuyến thăm viếng, tiếp xúc bên lề các hội
nghị quốc tế giữa các lãnh đạo hai bên, cùng các hoạt động hợp tác, sự hiểu
biết và tin cậy giữa hai nước ngày càng được tăng cường. Đến tháng 09/2009,
trong chuyến thăm Australia của Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh, lãnh đạo hai
nước đã thống nhất nâng tầm quan hệ lên “quan hệ đối tác toàn diện”, là cơ sở
để mối quan hệ Việt Nam – Australia phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững
vàng, bao quát nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, thương mại, an ninh quốc
phòng, giáo dục đào tạo, giao lưu văn hóa, nghiên cứu nơng lâm, thủy sản, y
tế, hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu và mơi trường…
Trong lĩnh vực kinh tế, Australia cũng là một trong số các nước phương
Tây đầu tiên bãi bỏ lệnh cấm buôn bán với Việt Nam để ký kết các thỏa hiệp
thương mại xúc tiến hợp tác kinh tế giữa hai nước. Một số dự án có vốn đầu
tư lớn của Australia hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam, như dự án

15


INTELSAT của công ty Telstra International Ltd xây dựng mạng viễn thông
quốc tế, đài mặt đất, cáp biển cho Việt Nam, hỗ trợ chuyên gia và k thuật
cho mạng Viễn thông đầu tiên của Việt Nam; hay các hoạt động thăm dị dầu
khí trên thềm lục địa Việt Nam của cơng ty khai khống BHP…

Australia đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế Việt Nam qua các
chương trình viện trợ phát triển, với số tiền cam kết viện trợ tăng dần qua các
năm. Số tiền viện trợ của Australia cho Việt Nam từ 100 triệu đô-la Australia
(AUD) trong 4 năm 1991 - 1992 đến 1994 - 1995, tăng gấp đôi lên 200 triệu
AUD từ năm 1994 - 1995 đến 1997 - 1998. Từ năm 1998 đến nay, Australia đã
viện trợ ODA cho Việt Nam hơn 1,3 tỷ AUD, tập trung vào các lĩnh vực xây
dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo và xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu,
vùng xa. Riêng trong năm tài khóa 2012-2013, cam kết ODA của Australia cho
Việt Nam là 150,4 triệu AUD, gấp rưỡi số tiền viện trợ cho tổng 4 năm đầu
viện trợ. Năm 2013, Việt Nam trở thành đối tác thương mại thứ 15 của
Australia, trong khi Australia là đối tác thương mại thứ 13 của nước ta. Tăng
trưởng thương mại song phương đạt hơn 20% mỗi năm. Australia cũng là nhà
đầu tư lớn thứ 21 của Việt Nam với tổng số vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD.
Ngoài hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, Australia và Việt Nam còn hợp
tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực khác. Lĩnh vực được nhắc đến nhiều hiện
nay là hợp tác quốc phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Các hoạt động
nổi bật gần đây trong quan hệ hợp tác này có thể kể đến là sự giúp đỡ của
Australia thành lập Trung tâm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia năm
2009, hay cuộc đối thoại chiến lược liên bộ ngoại giao – quốc phòng cấp thứ
trưởng giữa hai nước tại Canberra, Australia.
Bên cạnh đó, các ngành nơng, lâm, ngư nghiệp cũng được Australia hỗ
trợ liên tục suốt hơn hai mươi năm qua, giúp hàng triệu người dân nước ta
tăng thu nhập cũng như giúp Việt Nam nâng cao chất lượng thực phẩm.

16


Góp phần vào việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác hai nước
phải kể đến sự đóng góp của hàng trăm nghìn người Việt Nam hiện đang định
cư tại Australia. Việt Nam là cộng đồng người nhập cư đông thứ 5 tại quốc

gia này. Những kiều bào này giúp thương mại hai chiều tăng đáng kể. Ngoài
ra, một số người thành đạt cịn có ảnh hưởng nhất định đến những quyết sách
của Australia đối với quan hệ hai nước. Ngay từ năm 1987, Hội Hữu nghị
Việt Nam – Australia đã được thành lập với nhiều hoạt động giúp tăng cường
hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai nước, phát triển mối quan hệ tốt đẹp cũng
như gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
1.2 Khái quát quan hệ Việt Nam – Australia trong lĩnh vực giáo dục
Trong các nước có quan hệ hợp tác giáo dục với Việt Nam thì Australia
là nước có nhiều chương trình hợp tác cũng như viện trợ với quy mơ lớn cho
giáo dục Việt Nam. Về phía Việt Nam, chúng ta cũng tạo nhiều điều kiện
cũng như cơ hội để Australia phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo tại Việt
Nam, cũng như chào đón nhiều học giả, sinh viên Australia đến nghiên cứu,
làm việc tại Việt Nam. Quan hệ hợp tác giáo dục có thể nói là một trong
những kênh "ngoại giao" trụ cột, được thiết lập sớm nhất và chú trọng đẩy
mạnh giữa hai nước.
Theo tư liệu lịch sử của Australia, vào tháng 9/1957, Tổng thống Ngơ
Đình Diệm có chuyến thăm Australia nhằm tăng cường các quan hệ song
phương. Tháng 10 năm đó, hai bên đã có cuộc thảo luận tại Sài Gịn về việc
Australia hỗ trợ đào tạo nhân lực cho miền Nam Việt Nam và chính thức triển
khai chương trình Colombo Plan mà chính phủ Việt Nam Cộng hịa đã tham
gia từ năm 1951.
Văn khố Quốc gia Australia (National Archives of Australia) có lưu
một tấm hình tư liệu của sáu chàng trai trẻ người Việt Nam đầu tiên đến
Australia du học theo học bổng Colombo được chụp cuối năm 1957, trong
một buổi trao đổi về Anh văn để chuẩn bị bắt đầu khóa học vào năm 1958.
17


Học bổng Colombo kéo dài cho đến 1975, trước khi Sài Gòn sụp đổ.
Theo tư liệu của Bộ Di trú Australia, có 335 sinh viên Việt Nam được trao

học bổng Colombo. Phần lớn trong số này đã ở lại Australia sinh sống và lập
nghiệp, trở thành một trong số những người Việt đầu tiên định cư tại
Australia.
Đây cũng chính là thế hệ du học sinh Việt Nam đầu tiên được đào tạo
tại Australia mà sau này đã giữ những trọng trách quan trọng trong hoạt động
khoa học, nghề nghiệp ở Australia, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Sự kết thúc của chương trình Colombo cũng dẫn tới thời kì gián đoạn
du học Australia từ cuối thập niên 1970 và thập niên 1980, khi đại bộ phận du
học sinh Việt Nam lúc bấy giờ theo học tại các nước Đông Âu và Liên Xơ cũ.
Theo tài liệu của chính phủ Australia, vào năm 1991, các chương trình
viện trợ phát triển của Australia bắt đầu triển khai ở Việt Nam, đi cùng là học
bổng AusAID đã trở lại một năm sau đó. Tiếp theo là một số học bổng khác
như ALA, ADS, Học bổng Endeavour...
Các dự án về giáo dục hợp tác giữa hai nước bao gồm: Australia giúp
xây dựng trường sở, trang thiết bị dạy học, các dự án dạy nghề, hỗ trợ học
bổng, trợ cấp thêm một số điều kiện vật chất để cải thiện cuộc sống học sinh
nghèo, cử giáo viên tình nguyện đến Việt Nam hỗ trợ dạy học. Giáo dục và
huấn luyện luôn chiếm phần lớn chương trình viện trợ của Australia dành cho
Việt Nam. Hàng loạt dự án, chương trình hợp tác đã được hai bên triển khai
rất hiệu quả, ví dụ như chương trình học bổng của Chính phủ Australia. Trong
các đối tác tài trợ học bổng cho Việt Nam, Australia luôn là nước tài trợ học
bổng số 01 của Việt Nam (khoảng gần 400 suất/năm). Việt Nam hiện là nước
nhận được số Học bổng Chính phủ Australia nhiều thứ ba, chiếm hơn 1/3
tổng số tiền viện trợ khơng hồn lại mà Chính phủ Australia dành cho Việt
Nam hàng năm.
Bộ GD&ĐT đã ký thỏa thuận với 19 trường đại học của Australia hỗ trợ
học phí và sinh hoạt phí cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên
18



đại học. Ngồi học bổng của Chính phủ Australia, kể từ năm 2000 đến nay số
lưu học sinh được cử đi học theo nguồn kinh phí ngân sách nhà nước Việt Nam
(gồm Đề án 322, Đề án xử lý nợ Nga, Chương trình Cơng nghệ sinh học của
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn) là 929 người. Nhiều cán bộ được đào
tạo tại Australia hiện đang giữ những trọng trách quan trọng trong các cơ quan
Chính phủ, các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga tại
“Diễn đàn Giáo dục tương lai Việt Nam – Australia,” do Phòng Thương mại
Australia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối
hợp tổ chức tại Hà Nội, hợp tác song phương giữa Việt Nam và Australia
trong giáo dục và đào tạo đã phát triển cả chiều sâu và số lượng, đóng góp
tích cực vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
Ngồi chương trình học bổng của Chính phủ, các tổ chức phi chính
phủ, các trường đại học, các viện nghiên cứu và các qu khác của Australia
cũng đã tích cực cấp học bổng cho cán bộ và sinh viên Việt Nam đi học tập và
nghiên cứu tại Australia. Đáng chú ý là sinh viên Việt Nam ln có mức
thành công cao trong việc giành được các học bổng uy tín mang tính cạnh
tranh cao của Australia. Trong 40 năm qua, đã có gần 4.000 học bổng của
Australia được cấp cho Việt Nam.
Một số trường đại học của Australia như đại học Sydney, Queensland,
New South Wales, Melbourne đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với các
trường đại học Việt Nam, đồng thời cấp nhiều học bổng có giá trị cho sinh
viên Việt Nam.
Chương trình Học bổng Australia cũng cho phép sinh viên Australia tới
Việt Nam để học tập, nghiên cứu và phát triển chun mơn, và Chính
phủ Australia mong muốn có thêm nhiều sinh viên Australia tới Việt Nam
hơn nữa.

19



Với nền giáo dục đẳng cấp quốc tế, Australia hiện cũng là địa điểm
hàng đầu cho sinh viên Việt Nam sang du học. Ngoài lượng sinh viên theo
học bằng các chương trình học bổng, có hơn 3.500 sinh viên Việt Nam sang
học tại Australia hàng năm theo các chương trình du học tự túc, cùng nhiều
chương trình hợp tác giáo dục. Australia là điểm đến có số lượng du học sinh
Việt Nam đông nhất trong số các quốc gia được sinh viên Việt Nam lựa chon
đi du học.
Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ giáo dục của Australia hiện đang được triển
khai mạnh mẽ ngay tại Việt Nam, giúp sinh viên Việt Nam có thể du học tại
chỗ, hưởng nền giáo dục đẳng cấp và nhận văn bằng Australia. Đại học RMIT
Việt Nam cho đến nay đã đào tạo cho trên 4.000 sinh viên Việt Nam tốt
nghiệp với văn bằng Australia. Đại học Queensland, Đại học La Trobe, Đại
học Swinburne và Trường dạy nghề Box Hill của Australia đều đã thành lập
các đối tác giáo dục tại Việt Nam.
Theo ước tính, hiện có khoảng 20.000 sinh viên Việt Nam đang theo
học tại Australia và khoảng 16.000 sinh viên đang theo học các chương trình
giáo dục của Australia tại Việt Nam.
Những học bổng dành cho sinh viên Việt Nam cũng như các nước, sẽ
tạo nên một đội ngũ những người đứng đầu trên nhiều lĩnh vực khoa học, k
thuật, kinh tế và xã hội, giúp thay đổi tầm nhìn của những nhà lãnh đạo trẻ,
đem lại một nền kinh tế, xã hội phát triển hơn. Đồng thời, tình hữu nghị Việt Australia nhờ đó cũng được tăng cường.
Theo kết luận của Australia năm 2003, giáo dục là dịch vụ xuất khẩu
lớn nhất sang Việt Nam của nước này, với doanh thu gần 100 triệu USD mỗi
năm. Ngoài ý nghĩa kinh tế to lớn này, giáo dục Australia đã giúp nâng cao
năng lực các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, các thương nhân, cũng
như những người trẻ tài năng hoạt động trên mọi lĩnh vực. Đây chính là nền
tảng của những hợp tác đa lĩnh vực giữa hai quốc gia.
20



Sự đóng góp ngày một lớn của Australia đối với khu vực nói chung và
Việt Nam nói riêng đã mang đến sự gia tăng đáng kể các mối quan hệ trong
giới doanh nhân, học giả, sinh viên, giới truyền thông... nói riêng, và thắt chặt
tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước nói chung. Các mối quan hệ này sẽ tiếp
tục có tác động về lâu dài đối với quan hệ hai nước.
1.3 Các nhân tố thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và
Australia
1.3.1 Yếu tố khách quan
Thế kỷ XXI chứng kiến sự hội nhập kinh tế ngày một sâu rộng hơn
giữa các quốc gia. Hội nhập sâu, đồng nghĩa với thực lực mạnh mới giúp nền
kinh tế nội địa có đủ sức cạnh tranh với nước ngồi. Trong bối cảnh ấy, chất
lượng nguồn nhân lực trở thành nhân tố quan trọng quyết định việc phát huy
nội lực, tăng cường sức cạnh tranh cho nền kinh tế trong nước. Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực vì vậy trở thành một trong những mối quan tâm hàng
đầu của các quốc gia.
Giáo dục luôn là một quốc sách hàng đầu với mỗi quốc gia trên thế
giới. Sự hợp tác giáo dục, dù với bất cứ hình thức nào cũng sẽ mở ra một
chặng đường mới, hình thức mới cho quan hệ song phương. Ngày nay, hợp
tác giáo dục đã trở thành xu thế chung và hết sức phát triển trên thế giới cũng
như trong khu vực. Chưa bao giờ, người ta thấy sự trao đổi giáo dục mạnh mẽ
như hiện nay. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngày càng
được quan tâm, đẩy mạnh không chỉ với mục đích trao đổi tri thức, các thành
tựu khoa học, mà còn nhằm tranh thủ những nguồn lực ngoài ngân sách quốc
gia, sử dụng những thành tựu tiên tiến để có thể rút ngắn khoảng cách tri thức
và cơng nghệ, qua đó rút ngắn khoảng cách giữa các nền kinh tế. Ngồi tri
thức, cịn có thêm nhiều những lợi ích kinh tế, chính trị đằng sau những hoạt
động trao đổi giáo dục. Đây cũng chính là một trong những lý do mà hợp tác
giáo dục không ngừng được đẩy mạnh.

21


Cùng trong xu thế chung ấy, quan hệ Việt Nam – Australia ngày càng
phát triển nhờ vào những hoạt động trao đổi, hợp tác giáo dục được hai nước
hết sức chú trọng và đẩy mạnh.
Với cả hai nước, giáo dục là một kênh giao lưu văn hóa hết sức hiệu
quả, giúp nhân dân hai nước hiểu biết lẫn nhau, gia tăng sự tin tưởng lẫn
nhau. Thông qua các hoạt động trao đổi giáo dục, cả hai nước Việt Nam và
Australia đều thể hiện được bản sắc và đặc trưng văn hóa của nước mình. Gỡ
bỏ những rào cản văn hóa, sự hiểu biết lẫn nhau chính là “viên gạch” đầu tiên
cho mọi hoạt động hợp tác khác.
Khi nhân loại bước vào thế kỷ 21, xu hướng tồn cầu hóa và cách mạng
công nghệ với nhiều sự căng thẳng phổ biến, thì "một trong những chìa khóa để
vượt qua những thách thức của thế kỷ mới là giáo dục, một trong những con
đường chủ yếu phục vụ sự phát triển con người sâu sắc hơn, hài hịa hơn, và từ
đó có thể đẩy lùi tình trạng nghèo khổ, bài trừ nhau, khơng hiểu nhau, áp bức
nhau". Ở Australia có khoảng gần nửa triệu sinh viên học sinh quốc tế theo học
(2007). Trong đó, có 8.315 sinh viên Việt Nam (tính đến 08/2007). Những sinh
viên này khi trở về nước sẽ là những nhân lực chất lượng cao, nắm giữ những
vị trí chủ chốt trong bộ máy chính trị cũng như trong các công ty thuộc mọi
ngành nghề, lĩnh vực. Nhờ vậy, khả năng tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai
quốc gia Việt Nam - Australia thông qua những "cầu nối" này là rất lớn. Những
học bổng dành cho sinh viên Việt Nam cũng như các nước góp phần đáng kể
giúp thay đổi tầm nhìn và năng lực chun mơn của những nhà lãnh đạo tương
lai, những nhân tố chủ chốt quyết định đến sự phát triển của quốc gia. Bên cạnh
đó, những “cầu nối” du học sinh này cũng mang lại những triển vọng hợp tác
trên nhiều lĩnh vực mà cả hai nước cùng quan tâm.
Như vậy có thể nói, nhờ giáo dục và giao lưu tiếp xúc đã mang lại sự
hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước góp phần tự nhiên và tích cực xúc

tiến các hoạt động giao lưu kinh tế, du lịch và hợp tác trên các lĩnh vực khác
giữa hai quốc gia.
22


1.3.2 Yếu tố chủ quan
1.3.2.1 Nhu cầu của Việt Nam
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng phát triển con người. Nhà
nước xem giáo dục là nhân tố giúp phát triển toàn diện con người, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Hội nhập đề ra nhu cầu bức thiết nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Bằng cách thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục, Việt
Nam tranh thủ được nguồn lực nước ngoài (học bổng, vốn đầu tư) và học hỏi
được nhiều kinh nghiệm để cải cách giáo dục nước nhà tốt hơn. Bên cạnh đó,
hợp tác giáo dục cũng là một kênh ngoại giao nhân dân giúp Việt Nam giới
thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.
Chế độ ta quan niệm con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc cho
con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất. Mọi chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước đều nhằm quán triệt tư tưởng chăm lo bồi
dưỡng và phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện
con người Việt Nam. Đảng coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy
nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi
cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; khẳng định con người Việt Nam
phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực, cả về khả năng lao động, năng lực
sáng tạo và tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tâm hồn và tình cảm
là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa... Ngược
lại, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đang đặt ra yêu
cầu bức thiết đối với việc nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực.
Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta chấp nhận cạnh
tranh với thế giới bên ngoài, chủ động khai thác nguồn lực bên ngồi để tăng
cường sức mạnh cho đất nước mình. Người lao động, ngồi bản lĩnh chính trị

vững vàng, ý thức dân tộc cao, cịn cần có trình độ trí tuệ ngang tầm. Chìa
khóa vạn năng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là nâng cao
giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương
23


pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng
nền giáo dục quốc dân. Chất lượng nguồn nhân lực được tạo ra bằng cách
nào? Lý luận và thực tiễn đều khẳng định giáo dục, đào tạo là những nhân tố
cơ bản nhất tạo nên chất lượng nguồn nhân lực. Như vậy, giáo dục, đào tạo và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn bó chặt chẽ với nhau.
Trên thực tế, những giải pháp phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc
gia có thể có những điểm khác nhau. Song, vấn đề cơ bản nhất mà hầu như tất
cả các nước đều dành sự quan tâm đặc biệt trong chính sách phát triển nguồn
nhân lực là phát triển giáo dục, đào tạo. Có thể nói giáo dục, đào tạo là một
trong những biện pháp cơ bản nhất để tạo chất lượng nguồn nhân lực, đồng
thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng trở thành mục tiêu hàng đầu
của giáo dục, đào tạo. Với quan điểm giáo dục và đào tạo là một trong những
quốc sách hàng đầu, những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến
sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Ngun Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam và Bộ GD nhận thức sâu sắc vai trò quan
trọng của nhà giáo và cán bộ quản lý như là yếu tố quyết định đến chất lượng
giáo dục. Việc chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm với các quốc gia có những thành
cơng nhất định về phát triển giáo dục và kinh tế - xã hội sẽ giúp Việt Nam
nhanh chóng phát triển, theo kịp các nước trong khu vực và quốc tế [32].
Trong quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19-4-2011, của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
đã chỉ rõ: giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 là tăng đầu
tư phát triển để hiện đại hóa có trọng tâm, trọng điểm cho hệ thống đào tạo
nhân lực, xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập

trung chi để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án đào tạo nhân lực
theo mục tiêu trên. Đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn
vốn cho phát triển nhân lực cũng là một trong những giải pháp nhằm phát
triển nhân lực trong giai đoạn sắp tới. Ngoài huy động vốn từ người dân và
24


doanh nghiệp, nhà nước xác định cần tăng cường thu hút các nguồn vốn nước
ngồi và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, viện trợ của các tổ chức,
cá nhân nước ngoài để phát triển nhân lực.
Theo nhận định của chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ và giới đầu tư,
việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những cản trở lớn
đối với việc duy trì mức tăng trưởng cao với Việt Nam.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Á - Âu lần thứ II 05/2009, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam coi phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình, đồng thời là nhân tố quan
trọng để thực hiện xố đói giảm nghèo.
Thủ tướng cũng nêu 7 nhiệm vụ trọng tâm nâng cao chất lượng giáo
dục, trong đó tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, thu hút quan
tâm vốn đầu tư và thu hút các nhà giáo, nhà khoa học giỏi từ nước ngoài đến
đầu tư, giảng dạy và nghiên cứu tại Việt Nam; đồng thời đưa nhiều hơn nữa
các sinh viên, nghiên cứu sinh đến học đại học và sau đại học ở các nước có
trình độ giáo dục tiên tiến.
Có thể nói, đối với Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là
một nhu cầu bức thiết hiện nay. Việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực là
một yếu tố hết sức quan trọng giúp Việt Nam thoát khỏi vị thế một nền kinh tế
sản xuất có chi phí thấp và thu nhập thấp. Thơng qua đẩy mạnh hợp tác giáo
dục với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia phát triển và các cường
quốc giáo dục, Việt Nam được hưởng lợi từ nguồn viện trợ giáo dục của các
nước này cũng như kinh nghiệm, kiến thức của nền giáo dục tiên tiến của các

nước này, giúp đẩy nhanh quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó
mang lại những kết quả khả quan hơn trong phát triển kinh tế, xã hội.
Động lực chủ quan lớn nhất có thể thấy đó là nhu cầu của người Việt
Nam cho con đi du học Australia. Australia với những lợi thế về mặt địa lý như
là quốc gia nói tiếng Anh ở khá gần Việt Nam, lại có nhiều lợi thế về mặt xã
25


×