Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bang so lieu thong ke trong mon Dia ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.12 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ I. VAI TRÒ CỦA SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRONG MÔN ĐỊA LÍ. Các số liệu thống kê dùng làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát, hoặc có thể dùng để cụ thể hóa, hoặc minh họa, làm rõ các kiến thức địa lý. Chúng không phải là những tri thức địa lý cần ghi nhớ kỹ mà chỉ đóng vai trò phương tiện của học sinh trong nhận thức. Bằng vào việc phân tích các số liệu, HS có thể tự mình thu nhận được các kiến thức địa lý cần thiết từ đó, hoặc nhờ vào việc xem xét các mối liên quan của số liệu tương ứng, học sinh sẽ nắm chắc chắn và rõ ràng hơn các tri thức cần thiết. II. SỬ DỤNG SỐ LIỆU RỜI. Đối với các số liệu rời (số liệu độc lập nằm rải rác trong các bài của sách giáo khoa) có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau, như : tạo biểu tượng về độ lớn của số liệu, tính toán số liệu, so sánh các số liệu với nhau, chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối ... Ví dụ: Diện tích đất của đồng bằng sông Cửu Long gấp gần 3 lần đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 60% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước; Năm 1999, cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm 79% diện tích và 89% sản lượng cà phê cả nước; chiều dài đường bờ biển Việt Nam (3260 km) gấp hơn 2 lần chiều dài phần đất liền nước ta theo hướng bắc nam (hơn 1500 km); diện tích của các đồng bằng duyên hải miền Trung tương đương diện tích đồng bằng sông Hồng (15 000 km2)... III. SỬ DỤNG BẢNG SỐ LIỆU. 1. Quan niệm chung Bảng số liệu (đơn giản hay phức tạp) thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu với nhau theo một chủ đề nhất định. Các số liệu ở bảng được sắp xếp theo các cột dọc và hàng ngang theo các tiêu chí và có mối quan hệ với nhau tạo điều kiện cho việc so sánh tương quan giữa chúng theo các mặt cần thiết của bảng thể hiện. Làm việc với bảng số liệu, trước hết phải hiểu được nội dung của cột dọc, hàng ngang và cách trình bày bảng, cách sắp xếp số liệu trong bảng; hiểu được mối quan hệ giữa các số liệu trong bảng. Sau đó, tuỳ theo yêu cầu mà làm việc với bảng số liệu theo nhiều cách khác nhau. Trong các kì thi quốc gia, các kĩ thuật cần làm việc với bảng số liệu có: tính toán, nhận xét bảng số liệu ; vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích; phân tích bảng số liệu.. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. 2. Tính toán số liệu ở bảng 2.1. Thông thường, trong Địa lí có một số tính toán với bảng số liệu như : - Tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1 : 200.000 và 1 : 6.000.000, cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? + Đối với bản đồ có tỉ lệ 1 : 200.000, 5 cm trên bản đồ ứng với 10 km trên thực địa. (vì theo tỉ lệ bản đồ, 1 cm ứng với 2 km, nên 5 cm ứng với 5 cm x 2 km = 10 km). + Đối với bản đồ có tỉ lệ 1 : 6.000.000, 5 cm trên bản đồ ứng với 300 km trên thực địa (vì theo tỉ lệ bản đồ, 1 cm ứng với 60 km, nên 5 cm ứng với 5 cm x 60 km = 300 km). - Tính giờ khu vực (giờ múi) Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ? Trả lời: Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là 19 giờ. - Tính nhiệt độ trung bình ngày Nhiệt độ trung bình ngày (oC) = Tổng nhiệt độ của ba lần đo trong ngày vào lúc 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ (oC) / 3. Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20OC, lúc 13 giờ được 24oC và lúc 21 giờ được 22oC. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu ? + Nhiệt độ trung bình ngày của ngày hôm đó là: 22oC. + Cách tính: nhiệt độ trung bình ngày là kết quả trung bình cộng của nhiệt độ vào ba thời điểm đã đo được (lúc 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ). - Tính nhiệt độ trung bình tháng Nhiệt độ trung bình tháng là trung bình cộng của nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng. - Tính nhiệt độ trung bình năm Nhiệt độ trung bình năm (oC) = Tổng nhiệt độ của 12 tháng (oC) / 12 (tháng). - Tính tổng lượng mưa của một năm Tổng lượng mưa năm (mm) = Tổng lượng mưa của 12 tháng. - Tính tổng lượng mưa trung bình năm Tổng lượng mưa trung bình năm (mm) = Tổng lượng mưa n năm (mm) / n (năm). - Tính biên độ nhiệt năm Biên độ nhiệt năm (oC) = Nhiệt độ tháng cao nhất (oC) - Nhiệt độ tháng thấp nhất (oC).. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. - Tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm + Độ cao giữa hai địa điểm chênh nhau 1000 m, nhiệt độ chênh nhau giữa chúng là bao nhiêu ? Địa điểm ở thấp là 30oC, lúc đó ở địa điểm cao hơn có nhiệt độ là bao nhiêu ? + Ở tầng đối lưu, cứ lên cao 1000 m, nhiệt độ giảm 6oC. + Hai địa điểm chênh nhau 1000 m, nhiệt độ chênh nhau là 6oC. Khi điểm ở thấp là 30oC, thì điểm ở cao có nhiệt độ là 24oC. - Tính tỉ lệ dân số gia tăng tự nhiên (%) Tỉ lệ dân số gia tăng tự nhiên (%) = Tỉ suất sinh (‰) - Tỉ suất tử (‰). - Tính tỉ lệ gia tăng dân số Tỉ lệ gia tăng dân số = Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) + Tỉ lệ gia tăng cơ học (%). - Tính mật độ dân số Mật độ dân số (người/km2) = Dân số (triệu người) / Diện tích (km2). - Tính GDP bình quân đầu người GDP bình quân đầu người (USD/người) = GDP (tỉ USD) / dân số (triệu người). - Tính mức độ người chưa có việc làm thường xuyên (tỉ lệ người chưa có việc làm thường xuyên ở mỗi vùng so với toàn bộ lao động của vùng đó) Tỉ lệ người chưa có việc làm = số người chưa có việc làm / số lao động của vùng đó. - Tính diện tích đất bình quân đầu người Diện tích đất bình quân đầu người (ha/người) = Tổng diện tích (ha) / Số người (người). - Tính năng suất cây trồng Năng suất cả năm (tạ/ha) = Sản lượng cả năm (tạ) / Diện tích cả năm (ha). - Tính sản lượng lương thực bình quân đầu người Sản lượng lương thực bình quân đầu người (kg) = Sản lượng lương thực (kg) / số người (người). - Tính cự li vận chuyển trung bình Cự li vận chuyển trung bình (km) = Khối lượng luân chuyển (số người/km hoặc tấn hàng hoá/km) / khối lượng vận chuyển (số người hoặc tấn hàng hoá). - Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu + Tổng giá trị xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. + Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu (nếu cán cân xuất nhập khẩu có giá trị dương : xuất siêu; ngược lại: nhập siêu). + Tỉ lệ xuất nhập khẩu (%) = (Giá trị xuất khẩu / Giá trị nhập khẩu) x 100. + Nếu cho biết giá trị tổng cán cân xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu, yêu cầu tính giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu, thì áp dụng phương pháp cộng đại số để tính. Chẳng hạn, cho biết năm 1986, tổng giá trị xuất nhập khẩu là 73.846 triệu USD, cán cân xuất nhập khẩu là -11.962 USD; tính giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của năm đó. Cách tính : Thiết lập các hệ số: Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu = 73.846 Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu = -11.962 Vậy: Giá trị xuất khẩu = (73.846 -11.962) / 2 = 30.942 ; giá trị nhập khẩu = 73.846 - 30.942 = 42.904. - Tính dân số năm sau so với năm trước Áp dụng công thức : Dn = Dn-k (1 + Tg)k. Trong đó: Dn là dân số năm n cần tính (ví dụ năm 2010), Dn - k là số dân của năm đã cho (ví dụ năm 2008 = 80 triệu người), k là hiệu số giữa năm cần tính và năm đã cho (trong trường hợp này k = 2), Tg là tỉ suất tăng dân số tự nhiên đã cho. Ví dụ: Tính dân số của địa phương A năm 2010, cho biết dân số của địa phương đó vào năm 2008 là 5 triệu người, tỉ suất tăng dân số tự nhiên là 1,0%. Tính : D2010 = D2008 (1 + 1%)2 ; Vì (1 + 1%)2 = 1 + 1/100 = 101/100 = 1,02, nên D 2010 = D2008 . 1,02 = 5.000.000. 1,02 = 5.100.000 người. - Tính dân số dân số năm trước so với năm sau Công thức tính: Dn-k = Dn / (1 + Tg)k Ví dụ: Tính dân số của địa phương A năm 2008, cho biết dân số của địa phương đó vào năm 2010 là 5.100.000 người, tỉ suất tăng dân số tự nhiên là 1,0%. Tính: D2008 = D2010 /(1 + 1%)2 ; Vì (1 + 1%)2 = 1 + 1/100 = 101/100 = 1,02, nên D 2008 = D2010 / 1,02 = 5.100.000 / 1,02 = 5.000.000 người. Yêu cầu về tính toán có thể được kết hợp với vẽ biểu đồ, nhưng có thể được thể hiện bằng một nhiệm vụ độc lập.. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. Ví dụ: Cho bảng số liệu BẢNG 3.1. DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006 Đồng bằng sông Hồng. Tây Nguyên. Đông Nam Bộ. Dân số (nghìn người). 18208. 4869. 12068. Diện tích (km2). 14863. 54660. 23608. Vùng. Hãy tính mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu trên. Cách làm: Lấy số dân chia cho diện tích. Kết quả: Đồng bằng sông Hồng: 1225 người/km2, Tây Nguyên : 89 người/km2, Đông Nam Bộ: 511 người/km2. Trong trường hợp với bảng số liệu, có thể để ô trống để HS ghi kết quả vào sau khi thực hiện các phép tính cần thiết. Ví dụ: Hãy tính toán để hoàn thành bảng số liệu sau: BẢNG 3.2. DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ GDP CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (NĂM 2001) Diện tích (km2). Dân số (triệu người). Mật độ dân số. GDP (tỉ. GDP bình quân đầu. (người/km ). USD). người (USD/người). ?. 7885. ?. 2. 3243600. 378. 2.2. Một số tính toán nâng cao a)Tính góc nhập xạ. Công thức tổng quát tính góc tới tại các địa điểm có vĩ độ khác nhau: h0 = 900 – φ ±  Trong đó, h0: góc tới, φ: Vĩ độ của địa điểm cần tính,  : góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời với mặt phẳng xích đạo (dao động từ 00 đến 23027’B và từ 00 đến 23027’N). 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. Với các trường hợp khác nhau, cách tính cụ thể như sau: + Trường hợp φ lớn hơn hoặc bằng  : Tại bán cầu mùa hạ: hA = 900 – φ +  . Tại bán cầu mùa đông: hA = 900 – φ -  . + Trường hợp φ nhỏ hơn hoặc bằng  : Tại bán cầu mùa hạ: hA = 900 + φ –  . Tại bán cầu mùa đông: hA = 900 – φ -  . Trong những ngày 21/3 và 23/9, khi Mặt Trời chiếu thẳng góc với Xích đạo, độ cao của Mặt Trời vào lúc giữa trưa ở các vĩ độ khác nhau được xác định theo công thức: h0 = 900 – φ. Trong ngày Hạ chí (22/6), khi Mặt Trời ở chí tuyến Bắc, độ cao của Mặt Trời ở các vĩ độ Bắc là: h0 = 900 – φ + 23027’, ở các vĩ độ Nam là: h0 = 900 – φ – 23027’. Ngược lại, khi Mặt Trời ở chí tuyến Nam (22/12), độ cao của Mặt Trời ở các vĩ độ Bắc là: h0 = 900 – φ – 23027’ và ở các vĩ độ Nam là: h0 = 90 0 - φ + 23 0 27’ b) Tính tọa độ địa lí - Tính tọa độ địa lí của một địa điểm khi cho biết thời gian. Ví dụ: Xác định tọa độ địa lí của địa điểm A có giờ là 5h17’ và cách chí tuyến Bắc 10033’ về phía Bắc. Biết rằng cùng lúc đó giờ ở kinh tuyến gốc là 22h5’ và địa điểm A ở bán cầu Đông. Cách làm + Điểm A có vĩ độ: 23 0 27’ + 10033’ = 33060’ = 340B. + Điểm A có kinh độ là: (5h17’ + 24h) - 22h5’ = 7h12’. Do 1 giờ ứng với 150 kinh tuyến, nên điểm A có kinh độ là: 7h12’ x 15 = 1080Đ. Vậy, tọa độ địa lí của địa điểm A là: A (340B, 1080Đ). - Tính tọa độ địa lí của một địa điểm khi cho biết độ cao Mặt Trời giữa trưa. Ví dụ 1: Xác định tọa độ địa lí của địa điểm A trong vùng nội chí tuyến, biết rằng độ cao Mặt Trời giữa trưa vào ngày 22/6 là 82036’ và giờ của nơi đó sớm hơn giờ kinh tuyến gốc là 7h13’. Cách làm + Vào ngày 22/6 lúc giữa trưa, tại chí tuyến Bắc (23 0 27’) có độ cao Mặt Trời là 900. + Điểm A nằm trong vùng nội chí tuyến, có độ cao Mặt Trời là 82036’, nên nằm ở bắc bán cầu, có vĩ độ là: 82036’ + 23 0 27’ - 900 = 1603’B. + Giờ của điểm A sớm hơn giờ của kinh tuyến gốc là 7h13’, nên điểm A nằm ở phía đông kinh tuyến gốc, có kinh độ là: 15 x 7h13’ = 108025’Đ. Vậy, tọa độ địa lí của địa điểm A là: A (1603’B, 108025’Đ). Ví dụ 2: Hãy xác định tọa độ địa lí của thành phố A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng độ cao Mặt Trời lúc chính trưa ở nơi đó vào ngày 22/6 là 87035’ và giờ của thành phố đó nhanh hơn giờ kinh tuyến gốc (GreenWich) là 7 giờ 03 phút. Cách làm + Xác định vĩ độ của thành phố A. Có vĩ độ Bắc, vì thành phố A vào ngày 22/6 có góc nhập xạ lớn hơn 66 0 33’ (bắc xích đạo) φ A =  - (900 – h0) = 23 0 27’ - (900 – 87035’) = 21 0 02’B. + Xác định kinh độ của thành phố A. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. Có kinh độ Đông, vì thành phố A có giờ sớm hơn so với giờ ở kinh tuyến gốc.  A = 7g03ph x 150 = 105 0 45’Đ. Vậy, tọa độ địa lí của thành phố A là: A (21 0 02’B, 105 0 45’Đ). c) Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh Ví dụ: Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các vị trí: Hà Nội (21001’B), TP. Hồ Chí Minh (10040’B). Cách làm: Tính theo hình học phẳng. - Cách 1: + Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng nội chí tuyến, nên mỗi năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. + Mặt Trời di chuyển từ ngày 21/3 đến 22/6 mất 93 ngày, được một góc 23027’ (= 1407’), mỗi ngày đi được 1407’: 93 = 15’08’’. Hà Nội ở vĩ độ 21001’B (= 1261’), 1261’ / 15’08’’ = 83 ngày. Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1: 21/3 + 83 ngày = 13/6. Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 2: 23/9 - 83 ngày = 02/7. TP. Hồ Chí Minh có vĩ độ 10040’B Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1: ngày 03/5. Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 2: ngày = ngày 12/8. (cho phép sai số 1 ngày). - Cách 2: Ví dụ: Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Cần Thơ (10002’B). Cách làm: Tính theo hình học phẳng. + Mặt Trời di chuyển “biểu kiến” từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc hết 93 ngày với 23027’ (tương đương với 1407 phút). Vậy, Mặt Trời di chuyển 1 ngày đi được 1407’: 93 = 15’08’’ = 908’’. + Từ Xích đạo đến Cần Thơ, Mặt Trời đi mất (10002’ = 602’ = 36120’’), 36120’’ / 908’’= 40 ngày (làm tròn số). Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Cần Thơ lần thứ nhất: 21/3 + 40 ngày = 30/4. Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Cần Thơ lần thứ hai: 23/9 - 40 ngày = 14/8. d) Tính ngày có góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất ở một địa điểm Cách tính: Kết hợp cách tính góc nhập xạ với tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh. Ví dụ 1: Hãy cho biết vào những ngày nào góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất tại Hà Nội (21001’B) là 85015’. Tính: - Khi góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất là 85015’, thì lúc đó Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các vĩ tuyến cách Hà Nội: 900 - 85015’ = 4045’. Hay lúc ấy, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại: 21001’B - 4045’ = 16016’B. - Tính ngày mà Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 16016’B. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. + Từ 21/3 đến 22/6. Mặt Trời chuyển động “biểu kiến” từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc, mỗi ngày đi được 23027’ / 93 ngày = 15’08’’. + Mặt Trời đi từ Xích đạo lên vĩ tuyến 16016’B mất: 16016’B’’ / 0015’08’’ = 65 ngày. Vậy, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ tuyến 16016’B vào các ngày: 21/3 + 65 ngày = 25/5. 23/9 - 65 ngày = 19/7. Hay, Hà Nội có góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất là 85015’ vào các ngày: 25/5 và 19/7. Ví dụ 2: Đà Nẵng ở khoảng 160B. Hãy cho biết ngày 17/4 ở đó có góc nhập xạ lúc giữa trưa là bao nhiêu? Những ngày nào ở Đà Nẵng có góc nhập xạ lúc giữa trưa bằng 850? - Tính góc nhập xạ lúc giữa trưa tại Đà Nẵng : + Vĩ độ có Mặt Trời lên thiên đỉnh vào cao ngày 17/4: + Từ 21/3 đến 22/6 là 93 ngày. Mỗi ngày Mặt Trời đi được: 23027’ / 93 ngày = 15’08’’. + Từ 21/3 đến 17/4 (27 ngày). Mặt Trời đi từ Xích đạo lên phía chí tuyến Bắc. Ngày 17/4 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ: 27 x 15’08’’= 6048’36’’. + Tại ngày đó, góc nhập xạ tại Đà Nẵng lúc giữa trưa là: 900 – (160 - 6048’36’’) = 80048’36’’. - Những ngày ở Đà Nẵng có góc nhập xạ lúc giữa trưa bằng 850: + Khi Đà Nẵng có góc nhập xạ lúc giữa trưa bằng 850 thì Mặt Trời lên thiên đỉnh cách Đà Nẵng : 900 – 850 = 50. Tức là lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các vĩ độ: 160B + 50 = 210B và 160B - 50 = 110B. Một ngày Mặt Trời đi được 23027’ / 93 ngày = 15’08’’. + Mặt Trời đi từ Xích đạo lên 210B (hoặc ngược lại) mất 210 / 15’08’’ = 83 ngày. Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 210B vào: 21/3 + 83 = ngày 12/6 và 23/9 - 83 = ngày 2/7. + Mặt Trời đi từ Xích đạo lên 110B (hoặc ngược lại) mất 110 / 15’08’’ = 44 ngày. Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 110B vào: 21/3 + 44 = ngày 4/5 và 23/9 - 44 = ngày 10/8. Vậy, những ngày ở Đà Nẵng có góc nhập xạ lúc giữa trưa bằng 850 là 4/5, 12/6, 2/7 và 10/8. c) Tính giờ quốc tế cách tính: Tính theo múi giờ, mỗi múi giờ là 150 kinh độ. Lấy số kinh độ tại địa điểm đã cho chia cho 15 để được số thứ tự múi giờ, sau đó so với khu vực giờ gốc (0 giờ) để tính giờ tại địa điểm đó. Ví dụ 1: Khi ở Hà Nội (múi giờ số 7) là 10 giờ ngày 10 tháng 2 năm 2007 thì ở Henxinki (60030’B, 24025’Đ) là mấy giờ? ngày nào? Tính: + Số thứ tự múi giờ của Henxinki: 24025’ / 15 = 1,06 (múi giờ số 2). + Khi ở Hà Nội (múi giờ số 7) là 10 giờ ngày 10 tháng 2 năm 2007 thì ở Luân Đôn (khu vực có múi giờ 0) là 3 giờ ngày 10/2/2007. Ví dụ 2: 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. Một máy bay cất cánh tại sân bay Nội Bài vào lúc 6 giờ ngày 1/3/2010 và hạ cánh tại Luân Đôn sau 12 giờ bay. Hỏi vào lúc đó, tại Tôkiô (1350Đ), Oasinhtơn (750T), là mấy giờ? ngày nào? Tính: + Lúc Hà Nội (múi giờ số 7) là 6 giờ ngày 1/3/2010, thì tại Luân Đôn (múi giờ gốc) là 23 giờ ngày 28/2/2010. Sau 12 giờ bay, máy bay hạ cánh tại Luân Đôn lúc: 23 + 12 – 24 = 11 ngày 1/3/2010. + Tôkiô ở kinh độ 1350Đ, ứng với múi giờ số 9 (1350 / 15). Vào lúc Luân Đôn lúc 11 giờ, thì Tôkiô là 20 giờ (11 + 9) cùng ngày. + Oasinhtơn ở kinh độ 750T, nghĩa là múi giờ số 5, phía bên trái của Luân Đôn có số giờ vào lúc đó là: 11 – 5 = 6 giờ cùng ngày. g) Tính giờ Mặt Trời (giờ địa phương) Khi ở Hà Nội là 9 giờ (giờ Mặt Trời). Tính giờ Mặt Trời tại kinh độ 10507’. - Cách 1: + Kinh độ ở Hà Nội: 1050 + Một múi giờ là 150, tương ứng với 60’ giờ. Mỗi độ (60 phút) kinh tuyến có số giờ là 4’ (240 giây). Vậy, 7 phút kinh tuyến có: (7 x 240) / 60 = 28 giây. + Mỗi bên kinh tuyến gốc là 7,50, Kinh tuyến 10507’ nằm ở bán cầu Đông, có số giờ là 9h28’’. Từ tây sang đông, cứ mỗi giờ (150) công thêm 60’’. Như vậy cứ 10 kinh tuyến cộng thêm 4’. Do đó, 7’ kinh tuyến sẽ cộng thêm 28’. Vậy, giờ Mặt Trời tại kinh độ 10507’ là: 9h56’’. - Cách 2: + Một múi giờ là 150 kinh tuyến, tương ứng với 60’ giờ đồng hồ. Mỗi phút (60 giây) đồng hồ tương ứng với 15 phút kinh tuyến. Vậy, 7 phút kinh tuyến tương ứng với: (7 x 60) / 15 = 28 giây. Kinh tuyến 10507’ chênh 7’ so với kinh tuyến 1050. Kinh tuyến 10507’ nằm ở bán cầu Đông, có số giờ là 9h28’’. Từ tây sang đông, cứ mỗi giờ (150) công thêm 60’’. Như vậy cứ 10 kinh tuyến cộng thêm 4’. Do đó, 7’ kinh tuyến sẽ cộng thêm 28’. Vậy, giờ Mặt Trời tại kinh độ 10507’ là: 9h56’’. 3. Đọc bảng số liệu, rút ra các nhận xét, hoặc nhận xét và giải thích - Đọc bảng số liệu về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết. + Cần phải nắm vững tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, yêu cầu cụ thể của bài tập, hiểu rõ các tiêu chí cần nhận xét (ví dụ: để nhận xét về một loại cây, thường quan tâm đến sản lượng, cơ cấu, năng suất; để nhận xét về đô thị, thường quan tâm đến chức năng, quy mô, phân cấp, sự phân bố...). Thiếu đi một trong số các yếu tố này, khó có thể thực hiện được bài tập. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. + Việc phân tích nhìn chung không phức tạp, nhưng các lỗi thường phạm phải là phân tích thiếu, hoặc nêu không đầy đủ các nhận xét cần thiết. Để tránh trường hợp này, cần lưu ý so sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí. Chú ý so sánh các mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự, các mốc có tính đột biến. Đối với các lãnh thổ cần lưu ý so sánh các lãnh thổ lớn với nhau, nhỏ với nhau, lớn với nhỏ và ngược lại... + Trong một số trường hợp cần thiết, cần phải tính toán bảng số liệu trước khi nhận xét. Chẳng hạn, với một bảng số liệu tuyệt đối, bài yêu cầu nhận xét về cơ cấu; hay, bảng số liệu chỉ cho giá trị xuất khẩu và dân số năm 2004 của ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay, nhưng yêu cầu nhận xét về giá trị xuất khẩu bình quân đầu người; bảng số liệu về diện tích dân số thế giới và các châu lục, nhưng yêu cầu nhận xét về mật độ dân số thế giới các châu lục... Trong những trường hợp này, cần phải tính toán trước khi nhận xét (mặc dù đề bài có thể không yêu cầu nhận xét). Một số bài tập, trước khi nhận xét, có yêu cầu phải tính toán. - Một cách chung nhất, khi phân tích số liệu, để khỏi bị sót ý, có thể cần lưu ý một số điểm sau: + Phân tích câu hỏi, làm rõ yêu cầu và phạm vi cần phân tích, nhận xét, phát hiện những yêu cầu chủ đạo để tập trung làm rõ. Nếu không xác định được yêu cầu chủ đạo, dễ bị lạc đề. Ví dụ, cho bảng số liệu tuyệt đối về diện tích trồng mía phân theo các vùng năm 2010, yêu cầu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu diện tích trồng mía phân theo các vùng, cần phải chú ý từ "cơ cấu", nghĩa là phải chuyển bảng số liệu tuyệt đối sang bảng số liệu tương đối, sau đó mới tiến hành nhận xét theo các vùng. Nếu cứ để nguyên bảng số liệu tuyệt đối, khó có thể nhận xét được. + Tái hiện các kiến thức cơ bản đã học có liên quan đến yêu cầu của câu hỏi và đến các số liệu đã cho xác định các tiêu chí phù hợp với yêu cầu của bảng số liệu, phác thảo dàn ý trình bày. Ví dụ, khi câu hỏi yêu cầu dựa vào các số liệu để nhận xét về dân cư, cần phải phác thảo một dàn ý bao gồm: động lực gia tăng dân số nói chung và qua các thời kì nói riêng, quy mô, kết cấu, phân bố. Đối với một thành phố, dàn ý gồm: quy mô, chức năng, phân cấp, sự phân bố. Đối với một ngành kinh tế, dàn ý lại khác, đề cập đến vai trò, nguồn lực, tình hình phát triển, cơ cấu ngành và lãnh thổ, sự phân bố... Tuy nhiên, đây chỉ là cái nền chung, cần dựa vào để trình bày, tránh khỏi sót ý. Việc phân tích, nhận xét còn tuỳ thuộc vào các số liệu đã cho. - Kĩ thuật phân tích và nhận xét bảng số liệu, thông thường được tiến hành như sau: + Phát hiện các mối liên hệ giữa số liệu theo cột dọc và hàng ngang, chú ý đến các giá trị nổi bật như giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, những điểm đột biến (tăng, giảm đột ngột). Chú ý so sánh, đối chiếu cả giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. + Chú ý phân tích khái quát trước, sau đó mới đi sâu vào các thành phần (hoặc yếu tố) cụ thể.. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. + Nhận xét nên theo trình tự hợp lí từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao xuống thấp... bám sát các yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu. Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng sức thuyết phục. Ví dụ 1: Cho bảng số liệu BẢNG 3.3. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA NĂM 1999 VÀ NĂM 2005. (Đơn vị : %) Năm 1999. 2005. Từ 0 – 14 tuổi. 33,5. 27,0. Từ 15 đến 59 tuổi. 58,4. 64,0. Từ 60 tuổi trở lên. 8,1. 9,0. Độ tuổi. Hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 1999 - 2005. Nhận xét: - Cơ cấu dân số đang có sự thay đổi. - Nhóm tuổi 0 - 14 giảm mạnh (- 6,5%). - Nhóm tuổi 15 - 59 tăng nhanh (+ 5,6%). - Nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng chậm (+ 0,9%).. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. Ví dụ 2: Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy nhận xét về ngành nông nghiệp nước ta. BẢNG 3.4. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG. (Đơn vị : tỉ đồng) Chia ra Năm. Tổng số. Dịch vụ Trồng trọt. Chăn nuôi nông nghiệp. 1990. 20.667. 6.394. 3.701. 572. 1993. 53.929. 40.818. 11.553. 1.558. 1995. 85.508. 66.794. 16.168. 2.546. 1996. 92.406. 71.989. 17.792. 2.625. 1999. 128.416. 101.648. 23.773. 2.995. 2000. 129.141. 101.044. 24.960. 3.137. 2003. 153.956. 116.066. 34.457. 3.433. 2004. 172.696. 131.754. 37.344. 3.598. Cách làm: - Nhận xét chung + Ngành nông nghiệp của nước ta đã có sự phát triển mạnh. + Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành, nhưng chưa mạnh. - Tình hình: + Giá trị sản xuất của cả ngành tăng liên tục, năm 1990 (đạt 20.667 tỉ) đến năm 2004 (đạt 172.696 tỉ), tăng 8,4 lần. + Giá trị sản xuất tăng ở cả trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Trồng trọt từ 16.394 tỉ (năm 1990) lên 131.754 tỉ (năm 2004), tăng 8 lần. Chăn nuôi: từ 3.701 tỉ (năm 1990) lên 37.344 tỉ (năm 2004), tăng 10,1lần. Dịch vụ nông nghiệp : từ 572 tỉ (năm 1990) lên 3.598 tỉ (năm 2004), tăng 6,3 lần. + Về tốc độ tăng trưởng: chăn nuôi tăng nhanh nhất (10,1 lần so với 8 lần của trồng trọt và 6,3 lần của dịch vụ). - Cơ cấu:. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. + Xử lí và lập bảng số liệu: BẢNG 3.5. CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG. (Đơn vị : %) Năm. Tổng số. Chia ra Trồng trọt. Chăn nuôi. Dịch vụ nông nghiệp. 1990. 100,00. 79,3. 17,9. 2,8. 1993. 100,00. 75,7. 21,4. 2,9. 1995. 100,00. 78,1. 18,9. 3,0. 1996. 100,00. 77,9. 19,3. 2,8. 1999. 100,00. 79,2. 18,5. 2,3. 2000. 100,00. 78,2. 19,3. 2,5. 2003. 100,00. 75,4. 22,4. 2,2. 2004. 100,00. 76,3. 21,6. 2.1. - Trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất. - Có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. + Giảm tỉ trọng của trồng trọt (từ 79,3% năm 1990 xuống 76,3% năm 2004). + Tăng tỉ trọng của chăn nuôi (từ 17,9% năm 1990 lên 21,6% năm 2004). + Giảm chút ít tỉ trọng của dịch vụ, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi cơ cấu. - Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vẫn còn những hạn chế nhất định. + Chưa thật sự ổn định (tỉ trọng của trồng trọt hoặc chăn nuôi còn dao động). + Vai trò của dịch vụ còn thấp.. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. 4. Dựa vào bảng số liệu, viết một báo cáo ngắn gọn nhận định về tình hình đặc điểm, sự phát triển... của một địa phương, khu vực, một vùng, miền... Trong trường hợp này, thường cho nhiều bảng số liệu và một số tập hợp số liệu cần thiết, yêu cầu dựa vào các số liệu đó để viết báo cáo cần thiết. Ví dụ: Dựa vào các bảng số liệu đã cho, viết báo cáo ngắn gọn về tình hình phát triển ngành thuỷ sản của nước ta. BẢNG 3.6. SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THUỶ SẢN QUA MỘT SỐ NĂM Năm 1990. 1995. 2000. 2005. Sản lượng (nghìn tấn). 890,6. 1 584,4. 2 250,5. 3 465,9. - Khai thác. 728,5. 1 195,3. 1 660,9. 1 987,9. - Nuôi trồng. 162,1. 389,1. 589,6. 1 478,0. Giá trị sản xuất (tỉ đồng, giá so sánh 1994). 8 135. 13 524. 21 777. 38 726,9. - Khai thác. 5 559. 9 214. 13 901. 1 5822,0. - Nuôi trồng. 2 576. 4 310. 7 876. 12 904,9. Sản lượng và giá trị sản xuất. BẢNG 3.7 SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG CỦA NƯỚC TA. (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm. Khai thác. Nuôi trồng. 1990. 728,5. 162,1. 1994. 1 120,9. 344,1. 1997. 1 315,8. 414,6. 2000. 1 660,9. 589,6. 2002. 1 802,6. 844,8. 2005. 1 995,4. 1 437,4. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý BẢNG 3.8. SẢN LƯỢNG CÁ BIỂN KHAI THÁC PHÂN THEO CÁC VÙNG KINH TẾ. (Đơn vị: nghìn tấn) Năm. 2000. 2005. Đồng bằng sông Hồng. 44,6. 63,1. Trung du và miền núi phía Bắc. 18,4. 24,4. Duyên hải miền Trung. 331,2. 428,9. Đông Nam Bộ. 215,4. 322,1. Đồng bằng sông Cửu Long. 465,7. 529,1. Vùng. BẢNG 3.9. SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI, CÁ NUÔI NĂM 1995 VÀ 2005 PHÂN THEO VÙNG. (Đơn vị : tấn) Sản lương tôm nuôi. Sản lượng cá nuôi. 1995. 2005. 1995. 2005. 55316. 327194. 209142. 971179. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 548. 5350. 12011. 41728. Đồng bằng sông Hồng. 1331. 8283. 48240. 167517. Bắc Trung Bộ. 888. 12505. 11720. 44885. Duyên hải Nam Trung Bộ. 4778. 20806. 2758. 7446. 64. 4413. 11094. 650. 14426. 10525. 46248. 47121. 265761. 119475. 652262. Cả nước. Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long. Các nội dung cơ bản của báo cáo có thể được trình bày như sau: - Về tình hình chung + Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản tăng nhanh từ năm 1990 đến 2005 (sản lượng tăng 3,90 lần ; giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 4,76 lần).. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Bảng số liệu thống kê trong môn Địa lý. + Về sản lượng : từ năm 1990 đến 2005, sản lượng thuỷ sản khai thác tăng chậm hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng (sản lượng thuỷ sản khai thác từ năm 1990 đến 2005 tăng 2,73 lần, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 9,12 lần). + Về giá trị sản xuất thuỷ sản: từ năm 1990 đến 2005, giá trị sản xuất của thuỷ sản khai thác tăng chậm hơn giá trị sản xuất của thuỷ sản nuôi trồng (con số tương ứng là 2,84 lần và 8,9 lần). - Về sự tăng trưởng + Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng đều tăng (năm 2005 so với năm 1990 tương ứng là 174% và 786,7%). Nguyên nhân chủ yếu : nhu cầu trong nước và nhất là ngoài nước (EU, Nhật Bản, Hoa Kì...) về các mặt hàng thuỷ sản tăng mạnh, đặc biệt là thuỷ sản nuôi trồng. + Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng chậm, còn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu : Nhà nước có nhiều chính sách khuyến ngư (triển khai chương trình đánh bắt xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản...). - So sánh giữa các vùng: + Sản lượng cá biển năm 2005 so với năm 2000 ở tất cả các vùng đều tăng, nhưng không đều giữa các vùng (dẫn chứng). + So sánh Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng:  Sản lượng nuôi tôm và cá ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn nhiều Đồng bằng sông Hồng.  Sản lượng tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 là 265761 tấn (chiếm 81,2% sản lượng của cả nước), của Đồng bằng sông Hồng là 8283 tấn (khoảng hơn 1/3 sản lượng tôm của Đồng bằng sông Cửu Long).  Sản lượng nuôi cá của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 là 652262 tấn (chiếm 67,1% sản lượng của cả nước), của Đồng bằng sông Hồng là 167517 tấn (khoảng hơn 1/4 sản lượng cá của Đồng bằng sông Cửu Long). 5. Vẽ biểu đồ từ bảng số liệu (xem phần biểu đồ). 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

×