Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Ca dao Bình Định ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.36 KB, 11 trang )

CA DAO BÌNH ÐỊNH.

ÐÀO ÐỨC BÍCH


Bình Ðịnh nổi tiếng không những có anh hùng Quang Trung Ðại đế Nguyễn Huệ bách
chiến bách thắng phá tan quân Thanh ở phía Bắc, đánh bại quân Xiêm ở phía Nam, Bình Ðịnh
còn là một địa danh nổi tiếng khắp nước Việt nam về võ thuật mà ngay cả đàn bà, con gái vẫn
biết côn, quyền qua câu ca dao:

“Ai về Bình định mà coi

Con gái Bình Ðịnh cầm roi đi quyền”

Nhiều sản phẩm nổi tiếng ở Bình Ðịnh: khi thăm viếng, người ta thường mua làm quà
để tặng cho nhau những đặc sản đẹp, cổ truyền biểu tượng tấm lòng chung thủy của người con
gái:

“Nón ngựa Gò Găng

Bún Song thần An Thái

Lụa Ðậu tủ Nhơn Ngãi

Xoài tượng chín Hưng Long

Mặc ai mơ táo ước hồng

Lòng quê em giữ một lòng trước sau”




Ðôi trai gái quen nhau, lâu ngày chàng từ giã nàng về thăm quê nhà, nhưng quá kỳ hẹn
mà không thấy trở lại, nàng vừa hái dâu vừa đếm từng lá dâu, tính từng ngày xa cách:

“Anh về Bình Ðịnh chi lâu

Bỏ em ở lại hái dâu một mình”

hoặc là:

“Anh về Bồ Ðịch, Giếng Vuông,

No cơm ấm chiếu luông tuồng bỏ em”

Ngày xưa ở Việt Nam, đàn bà con gái giỏi nội trợ, biết làm bếp và nấu cơm. Có một số
các cô con nhà giàu được cưng chìu, một số cô khác vì tuổi còn nhỏ chưa có kinh nghiệm
trong việc nấu nướng, thổi cơm không chín:

“Tiếng đồn con gái Phú Trung

Nấu cơm không chín mở vung xem hoài

Tiếng đồn con gái Phú Tài

Nấu cơm không chín đốt hoài cơm khê”

Có những câu đối đáp giữa trai gái dưới ánh trăng thanh trong ngày mùa, hoặc trong
đêm trăng giã gạo, hoặc các cô vừa cấy lúa vừa hát hò và đật câu hỏi đến người con trai:

“Tiếng đồn anh hay chữ


Tài ngang Cử, Tú

Lại đây em hỏi một đôi câu

Ngọt ngay nước chảy dưới cầu

Gọi cầu Nước Mặn cớ bởi đâu hỡi chàng”

hoặc là:

“Tiếng đồn anh hay chữ

Thường đọc sách Kinh Thi

Hỏi anh ông Văn Vương đi cưới bà Hậu Phi năm nào?”

Chúng ta nghe tâm sự của người dân thương mến chú Lía, người đã làm việc nghĩa,
chia sớt phần tiền thặng dư của người giàu đến những người nghèo khó và đã bị quân triều
đình bao vây:

“Chiều chiều én liệng truông Mây

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”.

Bình Ðịnh có những hòn tháp đẹp như Tháp Ðôi, tháp Cánh Tiên, có Cầu Ðôi nước
chảy hai dòng, có đèo An Khê mịt mù mây phủ:

“Cầu Ðôi đứng cạnh Tháp Ðôi


Ðôi ta đẹp lứa đẹp đôi trên đời”

hoặc:

“Nước trên nguồn chảy tuôn ra biển

Cảm thương người một kiểng hai quê

Cầu Ðôi liền lối đi về

Mịt mùng mây phủ An Khê, Phú Tài”.

hoặc:

“Ngó lên hòn tháp Cánh Tiên

Cảm thương ông hậu thủ thiền ba năm”.

Câu ca dao dưới đây nhiều người đã nghe và thuộc lòng từ khi còn nhỏ, mãi đến lúc tuổi về
chiều vẫn nhớ rành rành, qua sự đối đáp của người mẹ và người con:

“Mẹ ơi đừng đánh con đau

Ðể con bắt ốc hái rau mẹ nhờ

Bắt ốc, ốc lủi vô bờ

Hái rau, rau héo mẹ nhờ gì đâu?”

Ðập Ðá là thị trấn thường được nhắc tới trong ca dao Bình Ðịnh:


“Anh về Ðập Ðá đưa đò

Trước đưa quan khách sau dò ý em”

hoặc:

“Anh về Ðập Ðá quê cha

Gò Găng quê mẹ, Phú Ða quê nàng”.

Người con trai đi đường tán tỉnh người con gái và buông thả nhiều lời hứa hẹn, người con gái
muốn buộc chặt những lời hứa nầy với người quen thấy mặt và Thần Ðình chứng giám:

“Giữa đường không tiện nói năng

Xửng mưa cùng xuống Gò Găng tỏ tình

Gò Găng có chợ có đình

Người quen thấy mặt Thần Linh chứng lời”

Gò Bồi, Cách Thử, Vũng Nồm là những nơi cung cấp nhiều cá, tôm ngon, ai đi qua cũng nhớ
đến mùi nước mắm:

“Gò Bồi có nước mắm cơm

Ai đi cũng nhớ cá tôm Gò Bồi”

Măng le trên nguồn, cá chuồn dưới vũng là những sản phẩm trao đổi giữa miền cao rừng núi

và miền biển:

“Ai về nhắn với nậu nguồn

Măng le gởi xuống cá chuồn gởi lên”

hoặc:

“Em về dưới chợ Kỳ Sơn

Mua tôm mua cá đền ơn mẹ già”

Sông Côn, Lại giang là đề tài của nhiều sử tích, nhiều câu chuyện tình phổ cập trong dân gian,
dòng sông cung cấp nước cho cánh đồng Bình Ðịnh, tô thêm duyên sắc, sự chịu đựng đợi chờ
của người con gái:

“Nước Lại giang mênh mang mùa nắng

Giòng sông Côn lai láng mùa mưa

Ðã cam tháng đợi năm chờ

Duyên em đục chịu trong nhờ quản bao”

Bồng Sơn, Tam Quan là xứ dừa Bình Ðịnh, dừa nhiều đến nỗi không thể nào tưới nổi:

“Công đâu công uổng công thừa

Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan”


Ðồng Phó, Hà Nhung là nơi nổi tiếng về khoai lang, đậu phộng:

“Củ lang Ðồng Phó

Ðậu phộng Hà Nhung

Chồng bòn, vợ mót bỏ chung một gùi

Chẳng qua duyên nợ sụt sùi

Chàng giận chàng đạp cái gùi văng đi...”

Nước uống càng đi lên nguồn là nước càng trong, món ăn càng xuống gần biển càng nhiều
tôm nhiều cá:

“Muốn ăn đi xuống, muốn uống đi lên

Quán Ngỗng Gò Chim Cầu Chàm Ðập Ðá

Vũng Nồm nhiều cá, Vũng Bấc nhiều tôm

Chợ chiều bán cơm, chơ mai bán gạo”

Người con gái bán nước trà xanh tại chợ Quán Mới thôn Lộc Thuận, Nhơn Hạnh, nổi tiếng là
gái đẹp với mái tóc huyền và nụ cười duyên với má lúm đồng tiền, hàm răng hạt lựu đều đặn
làm dừng bước giang hồ, chạnh lòng người lữ thứ:

“Ði đâu vội vã anh ơi

Ghé chợ Quán Mới anh xơi chén trà


Hỏi em cha mẹ có nhà

Trước là thăm Bác sau là thăm em”

Ngày xưa, trai Bình Ðịnh ra Huế thi, khi về mời gọi gái Huế theo chàng đến nơi có biển Ðông
sóng vồ, Tháp chàm ghi sử tích anh hùng hào kiệt:

“Mảng vui Hương thủy, Ngự Bình

Ai vô Bình Ðịnh với mình thì vô

Chẳng sang chẳng lịch bằng đất kinh đô

Nhưng Bình Ðịnh không đồng khô cỏ cháy

Ba dòng sông chảy, bảy dãy non cao

Biển Ðông sóng vỗ dạt dào

Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh”

Có những câu trong dân gian trách cứ nhau:

“Giếng sâu thăm thẳm

Con chim trên cây cao nó đổ tăm tăm

Nghĩa nhơn anh tích để ngàn năm


Lẽ gì sớm viếng tối thăm duyên chàng

Nào ai ngờ bụng em ở dở dang

Sao mê xứ khác không phụ phàng đến ta đâu

Hồi nào anh nói em trao

Anh chờ em đợi tòng cao bá tàn

Thôi thôi em ở dậy dương gian

Chồng em em giữ chứ nghĩa chàng em đừng quên”

Có nhiều chàng trai tham lam tán gái nhiều cô, bắt cá hai tay, cá không bắt được, chim bay
mất về rừng:

“Chợ chiều nhiều khế ế chanh

Nhiều con gái quá cho nên anh chàng ràng

Chàng ràng bắt cá hai tay

Cá kia sẩy mất, chim bay về rừng”

Chợ Dinh được nhắc qua câu ca dao sau:

“Chợ Dinh bán nón quan hai

Bộ tua quan mốt, bộ quai năm tiền”


Dù rằng túng thiếu, giấy rách phải giữ lề, ăn mặc chỉnh tề:

“Ở đất ta nam thanh nữ tú

Sang đất nàng vượn hú chim kêu

Dù rằng anh hết gạo treo niêu

Cũng thắt dây lưng đỏ, bịt khăn điều thảnh thơi...”

Ðôi khi người con gái phải xử trí khéo léo để tiện lợi đôi đàng:

“Giếng sâu nhiều mạch giếng trong

Em đây không phải con dòng họ Phan

Cũng vì chút nghĩa duyên chàng

Cho nên em phải lập đàng xuống lên”

Người con gái trách trò Ba, người học trò có lòng dạ đen tối như lông đen con quạ, cánh đen
con quạ:

“Con quạ đen lông đen cánh

Ðỗ nhánh can cường

Trò Ba qủy quyệt quyết lường duyên em”


Trai gái có những lúc hẹn hò đối đáp nhau:

“Tới đây không hát thì hò

Không phải con cò ngóng cổ mà nghe”

hoặc:

“Tưởng rằng đó địch cùng đây

Hay đâu đó giắt ông thầy sau lưng”



Tính nết đứng đắn của người con gái làm người con trai nể trọng:

“Ngó lên cây mít ít trái nhiều xơ

Con gái lẳng lơ trai kia bậy bạ

Con gái đàng hoàng trai nọ dám đâu...”

Chúng ta đã nghe một số câu đố phái nữ hỏi phái nam, và bây giờ chúng ta nghe nam hỏi nữ:

“Tiếng đồn chị hay chữ

Gái Bình Ðịnh có tài

Nếu ông anh rể chị bên trong bị con ong nó cắn mà xỉu thì làm thế nào chị cởi cái quần dài
anh rể chị ra?”


Ca dao Bình Ðịnh gồm nhiều thể loại khác nhau được truyền tụng trong dân gian qua
nhiều thế hệ. Tôi sưu tập một số câu ca dao trên đây do sự truyền khẩu của một số bạn bè và
người quen quê quán Bình Ðịnh, xin cống hiến quí vị để nhớ lại quê hương xứ sở nằm phía
bên kia bờ Ðại dương, nửa vòng quay trái đất:

“Ca dao Bình Ðịnh thật hay

Câu thơ như giọt rượu cay ấm lòng

Quê hương trái đất nửa vòng

Ngày thương đêm nhớ như mong mẹ về”

ÐÀO ÐỨC BÍCH

Giai Phẩm TÂY SƠN Xuân Canh Thìn 2000

CA DAO BÌNH ÐỊNH

VÕ NGỌC UYỂN



“Ai về Ðập Ðá quê cha

Gò Găng quê mẹ, Phú Ða quê nàng...”

Quê tôi miền Phú Ða giàu thịnh, ngày xưa có trai thanh gái lịch, có sông nước hiền hòa.
Chợ Phú Ða đã một thời nổi tiếng vui vẻ nhộn nhịp với những ngày hội lễ Tết tưng bừng: xổ

số Cổ Nhơn, hát bội, đánh cờ người và những ngày mùa cấy, gặt lúa, giã gạo, hát hò khó phai
mờ trong tâm trí tôi, thuở còn niên thiếu.

Những câu hát giao tình, những câu hò châm chọc nhau giữa những đôi trai gái thôn
quê trong những đêm trăng vằng vặc trước sân nhà như vừa mới đâu đây, không xa lắm trong
trí tưởng tôi, mà giờ đây đã hơn hai mươi năm dài xa cách và chắc không bao giờ còn nữa ở
quê tôi, một nơi mà người dân hiện đang sống trong đói nghèo khổ cực.

Những người dân quê mộc mạc, tuy ít học hoặc kể cả không biết một chữ nào mà cũng
có thể ứng khẩu hát hò với những lời lẽ bóng bẩy, có vần điệu nhịp nhàng theo giọng hò êm ái
của thể thơ lục bát, điều đó chứng tỏ mỗi một người dân quê là một thi sĩ hay ít ra cũng là
những người có tâm hồn nghệ thuật, yêu chuộng những cái hay cái đẹp của tình cảm con
người.

Ca dao là những câu thơ thường ở thể lục bát, vần điệu êm đềm nhẹ nhàng dễ đi sâu
vào lòng người nên dễ nhớ dễ thuộc, nó thường bắt đầu bằng những chữ: "Một mai, chiều
chiều, gió đưa, nực cười v.v..." thật dễ thương và bình dị như ý tưởng và tâm tình của người
dân miền thôn dã.

×