THUYẾT MINH DỰ ÁN
Tên dự án:
Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Văn Chấn – 2021
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HTX
Hợp tác xã
UBND
Uỷ ban nhân dân
PTNT
Phát triển nơng thơn
ATVS
An tồn vệ sinh
ATTP
An tồn thực phẩm
VSTY
Vệ sinh thú y
ATSH
An toàn sinh học
ASF
EVFTA
Dịch tả lợn châu Phi
Hiệp định thương mại tự do Liên minh
châu Âu-Việt nam
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT.
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1
I. TÊN DỰ ÁN LIÊN KẾT
1
II. CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA LIÊN KẾT
1
1. Chủ dự án liên kết:
1
2. Đơn vị tiêu thụ sản phẩm:
1
3. Trang trại tham gia liên kết
1
III. ĐƠN VỊ TƯ VẤN
1
IV. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
2
V. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN LIÊN KẾT
2
PHẦN THỨ HAI.
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
4
I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT
4
1. Mục tiêu chung:
4
2. Mục tiêu cụ thể:
4
II. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
NÔNG NGHIỆP TRƯỚC KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG DỰ ÁN LIÊN KẾT
4
1. Điều kiện tự nhiên huyện Văn Chấn.
4
2. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Văn Chấn.
7
3. Tổng quan về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trước khi thực
hiện dự án liên kết
10
3.1. Thực trạng hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp huyện Văn Chấn
10
3.2. Hoạt động liên kết sản xuất trên địa bàn huyện Văn Chấn
11
3.3. Thực trạng tổ chức sản xuất của các bên tham gia liên kết
12
4. Sự cần thiết xây dựng dự án liên kết
14
III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT
14
1. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết
14
2. Quy mô liên kết
14
2.1. Tổng quan của quy mô liên kết
14
2.2. Sản lượng của liên kết
16
2.3. Kế hoạch vào giống
17
2.4. Tổ kỹ thuật
17
3. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết
17
4. Hình thức liên kết
21
5. Quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia liên kết
22
5.1. Quyền hạn
22
5.2. Trách nhiệm, nghĩa vụ
22
6. Thị trường sản phẩm của dự án; đánh giá tiềm năng và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm dự án liên kết
25
6.1. Nghiên cứu thị trường sản phẩm của dự án.
25
6.2. Đánh giá tiềm năng thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm
26
7. Các giải pháp thực hiện để đưa dự án vào hoạt động
27
IV. CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
29
1. Chi tiết các nội dung đề nghị được hỗ trợ
29
2. Đối ứng của đối tượng tham gia liên kết
29
3. Tiến độ triển khai, thời gian và kinh phí hỗ trợ
30
3.1. Tiến độ triển khai
30
3.2. Thời gian và kinh phí hỗ trợ
30
3.3. Các hồ sơ gửi kèm
30
V. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT
31
1. Hiệu quả của dự án liên kết
31
2. Tác động của dự án liên kết
32
PHẦN THỨ BA.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ
34
I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
34
1. Công tác khảo sát lựa chọn các hộ chăn nuôi tham gia liên kết
34
2. Tổ chức sản xuất, chăn nuôi
34
3. Xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm
35
4. Kế hoạch tài chính
35
5. Kế hoạch kiểm tra, giám sát
35
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
36
III. KIẾN NGHỊ
36
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Văn chấn, ngày......tháng 03 năm 2021
PHẦN THỨ NHẤT.
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
I. TÊN DỰ ÁN LIÊN KẾT
“Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô trang trại trên
địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
II. CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA LIÊN KẾT
1. Chủ dự án liên kết: Hợp tác xã (HTX) ….
- Người đại diện theo pháp luật:
- Chức vụ:
- Giấy đăng ký kinh doanh:
- Tài khoản:
ngày
tại..
- Địachỉ:
- Điện thoại:
2. Đơn vị tiêu thụ sản phẩm: Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam
- Địa chỉ:
- Người đại diện:
- Chức vụ:
- Mã số doanh nghiệp:
- Điện thoại:
- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
3. Trang trại tham gia liên kết: Trang trại của ông Đỗ Văn Minh
- Số CMTND:
ngày cấp
nơi cấp
- Địa chỉ: thôn Vũ Thịnh, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
- Điện thoại:
- Quy mô chăn nuôi thường xuyên: trên 500 lợn thương phẩm
III. ĐƠN VỊ TƯ VẤN: Công ty TNHH tư vấn phát triển thương hiệu và
dịch vụ số R.E.D
- Địa chỉ: Đương Châu Phong, phường Tân Dân, tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Người đại diện: Đặng Hữu Hiệp
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 1
- Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0944.942.928
- Mã số thuế: 2601056378
- Số tài khoản: 8621161936679 tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Phú
Thọ
IV. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Địa điểm: huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
-Thời gian thực hiện dự án: 10 tháng (từ tháng 03/2021 đến tháng 12/2021)
V. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN LIÊN KẾT
- Luật chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc Hội;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp;
- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính về quy
định chế độ cơng tác phí, chế độ cho hội nghị;
- Quyết định số 217/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/01/2021 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối
với hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực Chăn nuôi, Thú y;
- Quyết định số 724/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/3/2020 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật lĩnh
vực Chăn nuôi, Thú y;
- Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 3/10/2017 của UBND tỉnh Yên
Bái ban hành quy định chế độ cơng tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh
Yên Bái;
- Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh
Yên Bái quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025;
- Hướng dẫn số 01/HD-UBND ngày 19/02/2021của UBND tỉnh Yên Bái
về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày
16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái;
- Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành định mức xây dựng, phân bổ dự toán kinh
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 2
phí đối với nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước của
tỉnh Yên Bái;
- Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm
2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành định mức xây dựng, phân bổ
dự tốn kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ có sử dụng ngân sách
nhà nước của tỉnh Yên Bái.
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 3
PHẦN THỨ HAI.
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT
1. Mục tiêu chung:
Hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng
cao hiệu quả kinh tế cho các thành phần tham gia liên kết, tiến tới chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng mơ hình liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm lợn thương phẩm
trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với quy mô chăn nuôi 500 con (tổng
sản lượng là trên 48.000kg/lứa; sản lượng trung bình là 100kg/con).
- Xây dựng mơ hình chăn ni lợn đủ điều kiện vệ sinh thú y và cơ sở an
toàn dịch bệnh hoặc chứng nhận giám sát dịch bệnh động vật theo quy định.
- Tiêu thụ sản phẩm: 100% sản phẩm lợn thương phẩm của dự án có hợp
đồng bao tiêu sản phẩm ổn định và lâu dài.
II. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
NÔNG NGHIỆP TRƯỚC KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG DỰ ÁN LIÊN KẾT
1. Điều kiện tự nhiên huyện Văn Chấn.
1.1. Vị trí địa lý
Huyện Văn Chấn là huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên 121.090,02
ha, chiếm 17% diện tích tồn tỉnh. Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh n Bái,
phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đơng giáp huyện Văn Yên và Trấn
Yên, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Văn Chấn
cách trung tâm chính trị – kinh tế – văn hố tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10
km; cách Hà Nội 200 km, có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của
huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải,
huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đường quốc lộ 37 chạy
qua 4 xã, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện
trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.
1.2. Đặc điểm địa hình
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 4
Văn Chấn nằm ở sườn phía Đơng Bắc của dãy Hồng Liên Sơn. Địa hình
phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng
phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m. Tuy địa hình khá phức tạp
nhưng chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò)
gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên
2.400 ha đứng thứ 2 trong 4 cánh đồng Tây Bắc. Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn,
có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước. Vùng cao thượng
huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600 m trở lên, có tiềm năng về đất đai,
lâm sản, khống sản, chăn ni đại gia súc.
Đồng bằng Mường Lị, phía Đơng có dãy núi Bu và núi Dơng; phía Tây
là dãy núi Sà Phình, hai dãy núi này vịng ra như một vành đai kiên cố bảo vệ 9
xã vùng đồng bằng Mường Lị. Nhìn từ núi cao xuống, theo quan niệm xưa, đây
là thế “tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ”, một thế địa hình để dựng nghiệp mn
đời.
Vùng thượng huyện có một bộ phận thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hũng vĩ
kéo dài quá Đông Bắc Mù Cang Chải về gần đến Tú Lệ hình thành đèo Khau
Phạ nổi tiếng. Vùng ngồi có đèo Lũng Lơ và dãy núi Đá Xơ, đèo ách hùng vĩ.
1.3. Khí hậu
Văn Chấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
20 – 300C; mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống dưới tới -2 đến -3 0C. Tổng nhiệt độ
cả năm đạt 7.500 – 8.100 oC; lượng mưa được chia thành hai mùa rõ rệt, từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa mưa ít, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm
là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 đến 1600 mm. Số
ngày mưa trong năm 140 ngày. Độ ẩm bình quân từ 83% - 87%, thấp nhất là
50%. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau; lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình qn cả năm
đạt 45%, thích hợp phát triển các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới và các
loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp.
Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên
tạo cho Văn Chấn một hệ thống ngịi suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn
và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa. Suối Thia do hệ thống các suối: Ngịi
Nhì, Nậm Tăng, Nậm Mười, Nậm Đơng hợp thành được bắt nguồn từ vùng núi
cao trên 2000 m ngoài việc cung cấp nước để tưới cho sản xuất nông nghiệp,
nước sinh hoạt còn là tiềm năng phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa.
1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 5
* Núi, sông, hồ:
Văn Chấn nằm trên sườn Đông Bắc của dãy Hồng Liên Sơn có độ cao
trung bình là 400m, đỉnh núi cao nhất có độ cao là 2.065m và có điểm thấp nhất
là 300m. Địa hình Văn Chấn phức tạp có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt, do
vậy địa hình phân cắt thành các dải xen kẽ giữa núi cao, đồi thấp là các thung
lũng lòng máng hẹp kéo dài theo hướng Đông Nam - Tây Bắc như vùng lòng
máng từ Sơn Lương đến Nậm Búng, vùng đồng bằng Mường Lò, vùng lòng
máng Sơn Thịnh - Đồng Khê, vùng lòng máng Cát Thịnh - Thượng Bằng La.
Trên địa bàn huyện Văn Chấn có 3 hệ thống sơng ngịi, suối lớn:
+ Hệ thống suối ngịi Thia dài 104km, có diện tích lưu vực 824km2, gồm
các nhánh: Ngịi Thia, Nậm Tăng, Nậm Mười, Nậm Đông.
+ Hệ thống suối Ngịi Lao dài 66km, có diện tích lưu vực là 510km2 gồm
các nhánh: Ngòi Phà, Ngòi Tú, Ngòi Mỵ.
+ Hệ thống suối Ngịi Hút có diện tích lưu vực thuộc Văn Chấn là
397km2, hệ thống này có nhiều suối nhỏ.
Các hệ thống suối trên địa bàn huyện Văn Chấn đều bắt nguồn từ núi cao
có độ dốc lớn nên có nguồn năng lượng rất lớn có thể phục vụ phát triển kinh tế,
nhưng cũng dễ gây nên các sự cố mơi trường.
* Sản vật (lâm, thổ sản, khống sản...):
Huyện có gần 24.000ha rừng tự nhiên với tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên
hiện còn gần 3 triệu m3 và các loại cây tre, nứa, vầu...Trong rừng có nhiều lâm,
thổ, sản khác như các loại cây dược liệu, cây lấy sợi, cây lấy củ...
Văn Chấn có tiềm năng khống sản kim loại mà nhiều nhất là sắt phân bố
ở nhiều nơi như Sùng Đô, Làng Mỵ...với trữ lượng đến vài chục triệu tấn nhưng
hàm lượng thấp. Ngoài ra về đá kim có chì kẽm ở Tú Lệ và một số khống sản
khác chưa có điều kiện nghiên cứu.
Vật liệu xây dựng được phân bố trên địa bàn toàn huyện như đá vơi, cát,
sỏi...
Về nhiên liệu có than đá ở suối Quyền, Thượng Bằng La, Đồng Khê, thị
trấn Nông Trường Liên Sơn, nhưng trữ lượng không lớn và nằm rải rác. Than
bùn có ở Phù Nham có điều kiện khai thác thuận lợi, hiện đang được khai thác
để sản xuất vật liệu xây dựng và phân bón hữu cơ vi sinh.
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 6
Văn Chấn có 3 nguồn nước khống nóng, một nguồn tại Bản Bon (xã Sơn
A), nguồn nước khống nóng xã Phù Nam được phun lên từ mỏ than bùn, còn
ngồn nước khoáng rừng Si nằm trên địa bàn thị trấn Nơng trường Nghĩa Lộ.
2. Điều kiện kinh tế, văn hố, xã hội huyện Văn Chấn.
2.1. Về văn hoá
Văn Chấn là vùng đất hội tụ của nhiều dân tộc, trên địa bàn Văn Chấn có
18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân tộc Thái, Tày là những người cư trú trên
địa bàn từ lâu đời. Văn Chấn – Mường Lò còn là trung tâm đầu tiên của người
Thái ở Việt Nam rồi từ đây toả đi các địa bàn khác. Xếp theo ngữ hệ có thể chia
thành 5 nhóm: Thái – Tày; Việt - Mường; Nam Á (Khơ Mú); HMông – Dao;
Hán. Văn hoá nghệ thuật phong phú, đa dạng; người Thái có tác phẩm “Sống trụ
sơn xao”, tập thơ trữ tình “In khẩu khuống”, sách Cầm Hánh tạp Sấc Klương
(Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng) ca ngợi nghĩa quân Cầm Ngọc Hánh đánh giặc
Cờ vàng, “Truyền thuyết rêu đá”... Ngồi ra các dân tộc khác cũng có nhiều
truyền thuyết, truyện cổ tích như sự tích Nàng Han của người Khơ Mú, bà chúa
Nả, Tạo Cút, Tạo Đuổn của người Tày.
Dân ca, dân vũ đặc sắc, độc đáo chiếm một phần đáng kể trong đời sống
của nhân dân, tiêu biểu là: múa xoè, múa xạp, hát khắp, hát nôm của dân tộc
Thái, Tày; múa chiêng, hát Pi – ca - đô của người Khơ Mú; múa khèn của dân
tộc H'Mông; hát đang của dân tộc Mường; tục hát “Tháng giêng” của người
Giáy...
Lễ hội, trò chơi dân gian phong phú, hấp dẫn thường tổ chức vào các dịp
ngày lễ tết cổ truyền. Người Thái có lễ hội “Xên đơng”, “Xên mường”, “Lồng
tồng”, trị chơi tó mắc lẹ, ném cịn. Lễ hội “Rước mẹ lúa”, “Mùa măng mọc” của
người Khơ Mú. Hội ‘Gầu tào”, “Nào sồng”, cưỡi ngựa bắn súng, đánh yến, ném
pao dân tộc H'Mông. Lễ hội “Tăm khẩu mẩu” (giã cốm), “Hội cầu mùa”, đu
quay, gõ đuống dân tộc Tày. Lễ “Cấp sắc”, “Tết nhảy” dân tộc Dao...
Di chỉ khảo cổ học: Tìm thấy cơng cụ bằng đá và xương cốt động vật
cách đây khoảng 10 vạn năm ở hang Thẩm Thoóng xã Thượng Bằng La, hang
Thẩm Han xã Sơn A; cơng cụ bằng đá thuộc nền văn hố Hồ Bình và Đơng
Sơn cách đây từ 8 – 10 ngàn năm; trống đồng xã Nghĩa Sơn, Thạch Lương, Phù
Nham cách đây 2000 năm cho thấy Văn Chấn là một địa bàn sinh tụ của người
cổ xưa.
Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên; chịu ảnh hưởng của nhiều
tôn giáo khác nhau như: đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão, Thiên Chúa giáo tạo cho
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 7
Văn Chấn một miền đất đa tôn giáo kết hợp với những tín ngưỡng bản địa đặc
sắc càng làm cho đời sống văn hố, tín ngưỡng, tơn giáo thêm đa dạng.
Những hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian đã tạo cho Văn Chấn một
nền văn hoá giàu sắc thái, đa dạng nhưng thống nhất, là sắc mầu văn hoá dân
gian độc đáo ở phía Tây của tỉnh và là trung tâm của vùng văn hố Mường Lị –
một trong 3 vùng văn hoá tỉnh Yên Bái. Đây là một lợi thế không nhỏ để Văn
Chấn phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
2.2. Về xã hội
Huyện Văn Chấn, có 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (03 thị trấn và
21 xã). Thị trấn Sơn Thịnh đồng thời là huyện lỵ. Dân số 116.804 người, gồm
18 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, H'Mông,
Nùng, Hoa, Khơ Mú, Phù Lá, Bố Y... Trong đó 8 dân tộc chủ yếu Kinh 32,4 %;
Thái 23,71%; Tày 17,98%; Dao 10,18 %; Mường 7,16%; H'Mông 7,84 %; Giáy
1,47%; Khơ Mú 0,77 %, chia thành 3 vùng cư trú; vùng ngoài đại đa số dân tộc
Tày; vùng đồng bằng đa số đồng bào Thái, đồng bào Kinh và Mường; vùng cao
chủ yếu dân tộc Dao, H'Mông. Mật độ dân số 128 người/km2.
Tổng số lao động trong độ tuổi 88.554 người; số lao động trong độ tuổi
hoạt động kinh tế 70.866 người; số lao động trong độ tuổi không hoạt động kinh
tế 17.688 người, với lực lượng lao động đông đảo chính là nguồn lực, tiềm năng
phát triển kinh tế của huyện.
2.3. Về tiềm năng kinh tế
Những năm gần đây, Văn Chấn là một trong những địa phương được
UBND tỉnh Yên Bái hết sức quan tâm chú trọng đầu tư phát triển. Do đó, kinh tế
của huyện khơng ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn
năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp; cơ sở hạ tầng được
quan tâm, đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả; thu nhập bình quân đầu người
tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện;
an ninh - quốc phòng giữ vững, ổn định; hệ thống chính trị khơng ngừng được
củng cố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ phát triển.
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 đạt 1.813
tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nội ngành có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng
nơng nghiệp từ 83,5% xuống còn 72,6%, tăng tỷ trọng lâm nghiệp từ 14,1% lên
25%. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt kết quả nổi bật, chuyển từ phát triển
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 8
theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất
với tiêu thụ sản phẩm.
Văn Chấn có nhiều tiềm năng kinh tế về đất đai, lâm nghiệp, cây dược
liệu và nhiều loại khống sản. Có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và
trồng lúa nước. Thị trấn là vùng chè, cây ăn quả, ni ba ba, vườn rừng, tiềm
năng khống sản lớn, nhất là quặng sắt…
Được thiên nhiên ưu đãi, Văn Chấn có tiềm năng đất đai rộng lớn, sự ưu
đãi về khí hậu đã tạo ra sự đa dạng về cây trồng, với nhiều lồi cây có giá trị rất
cao, trong đó nổi tiếng là sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng, gạo Nếp Tú Lệ
là sản vật trời ban thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất nơi đây, huyện đã quy hoạch
vùng trồng cam tập trung, chuyên canh tại các xã, thị trấn vùng ngoài của huyện
để thuận lợi cho việc quản lý sản xuất và tiêu thụ, với diện tích được quy hoạch
lên tới 2.500 ha ở thị trấn Nông trường Trần Phú và các xã: Thượng Bằng La,
Minh An, Nghĩa Tâm, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch...
Về sản xuất công nghiệp của huyện Văn Chấn tiếp tục phát triển đúng
hướng. Nhiều dự án đầu tư thủy điện, khoáng sản đi vào sản xuất có hiệu quả;
tiêu biểu như Nhà máy thủy điện Văn Chấn, Nhà máy tuyển quặng sắt, Nhà máy
sản xuất tinh dầu quế xã Sơn Lương. Về thương mại, dịch vụ, du lịch: Huyện
Văn Chấn xúc tiến xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Giàng, Bản Hốc (xã Sơn
Thịnh), xây dựng các làng bản với những nét riêng biệt về văn hoá, ẩm thực dân
tộc độc đáo… kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái Suối Thia (xã An Lương),
suối Hán (xã Thượng Bằng La), đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, tín
dụng, bưu chính viễn thơng, du lịch, dịch vụ vận tải… đáp ứng tốt nhu cầu ngày
càng cao của phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân.
Văn Chấn có tiềm năng khoáng sản kim loại mà nhiều nhất là sắt phân bố
ở nhiều nơi như Sùng Đô, Làng Mỵ...với trữ lượng đến vài chục triệu tấn nhưng
hàm lượng thấp. Ngồi ra về đá kim có chì kẽm ở Tú Lệ và một số khống sản
khác. Về nhiên liệu có than đá ở suối Quyền, Thượng Bằng La, Đồng Khê, thị
trấn Nông Trường Liên Sơn, nhưng trữ lượng không lớn và nằm rải rác. Than
bùn có ở Phù Nham có điều kiện khai thác thuận lợi, hiện đang được khai thác
để sản xuất vật liệu xây dựng và phân bón hữu cơ vi sinh. Văn Chấn cịn có tiềm
năng về ngồn nước khống nóng tại các điểm: Tú Lệ; Sơn Thịnh; Gia Hội.
Tuy nhiên, về phát triển chăn nuôi, huyện Văn Chấn chưa có nhiều vùng
chăn ni chun nghiệp, mang tính chất hàng hóa, đa số các hộ vẫn chăn nuôi
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 9
nhỏ lẻ, tình trạng được mùa mất giá và các yếu tố rủi ro về dịch bệnh vẫn thường
xuyên diễn ra, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế đối với người chăn nuôi.
3. Tổng quan về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trước khi thực
hiện dự án liên kết
3.1. Thực trạng hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp huyện Văn Chấn
Theo báo cáo, năm 2020 những kết quả đạt được của kinh tế huyện Văn
Chấn nói chung, sản xuất nơng lâm nghiệp nói riêng tiếp tục phát triển, cơ cấu
dịch chuyển theo hướng tích cực: tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm
24,8%, giảm 4,2% so với năm 2015; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm
43,4%, tăng 1,1%; tỷ trọng thương mại - dịch vụ chiếm 31,8%, tăng 3,1%. Sản
xuất nông nghiệp đạt kết quả khá tồn diện, xây dựng nơng thơn mới đạt kết quả
quan trọng; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 39,5% năm 2015 xuống còn 10,7%
năm 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng, gấp1,8 lần so với
năm 2015.
Đặc biệt, đã hình thành rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa có quy mơ và
sản lượng lớn như: Vùng lúa chất lượng cao 1.200 ha; vùng lúa nếp đặc sản Tú
Lệ 100 ha, sản lượng 450 tấn/năm; vùng cây ăn quả có múi 2.000 ha, sản lượng
10.000 tấn/năm; vùng quế 8.400 ha, sản lượng vỏ quế tươi trên 7.500 tấn/năm;
đàn gia súc chính 143.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6.800 tấn/năm;
vùng chè nguyên liệu 4.950 ha, sản lượng chè búp tươi 54.000 tấn/năm (trong đó
chè shan vùng cao 1.500 ha, sản lượng 6.500 tấn/năm).
Là huyện có 2/3 số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí khơng
đồng đều, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nhưng trong 5 năm tới, Đảng
bộ huyện xác định tập trung lãnh đạo phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ, vượt
qua khó khăn, đến năm 2025 đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 41 triệu
đồng trở lên. Theo đó, huyện sẽ mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung
ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao ở vùng thấp gắn với công nghiệp chế
biến, bảo quản,...; phát triển các sản phẩm đặc sản hữu cơ ở vùng cao gắn với du
lịch nông thôn, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị
trường. Đối với các xã vùng cao, vùng thượng huyện được xác định, tập trung
chính vào phát triển chè Shan, chăn ni đại gia súc, trồng rừng, trồng quế, phát
triển các cây, con bản địa. Đối với các xã vùng ngoài, vùng trong của huyện, tập
trung phát triển trồng rừng, sản xuất chè, phát triển cây ăn quả có múi, chăn ni
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 10
lợn, gia cầm và phát triển thủy đặc sản. Đặc biệt, phát triển mạnh chăn nuôi theo
hướng tập trung, áp dụng cơng nghệ, đảm bảo mơi trường và an tồn dịch bệnh.
Một số những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh như: quyết
định phê duyệt kinh phí hỗ trợ của UBND tỉnh còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ
triển khai thực hiện và theo hướng dẫn của UBND tỉnh; bắt buộc con giống phải
mua mới nên đòi hỏi mức đầu tư ban đầu lớn, trong khi đó một số hộ tự sản xuất
được con giống để chăn nuôi nhưng không thuộc đối tượng được hỗ trợ; điều
kiện để mua con giống lợn nái trên thực tế khó tiếp cận; giá con giống vẫn ở
mức cao và thị trường con giống, đặc biệt là con giống lợn nái nên một số hộ
dân gặp khó khăn trong đầu tư thực hiện; việc quy định giấy chứng nhận cơ sở
đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y gây khó khăn cho các hộ trong quá trình
triển khai thực hiện…
3.2. Hoạt động liên kết sản xuất trên địa bàn huyện Văn Chấn
Thực hiện các chương trình hỗ trợ của nhà nước trên địa bàn huyện Văn
Chấn trong việc phát triển liên kết sản xuất, tính đến thời điểm xây dựng hồ sơ
dự án, UBND huyện đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án hỗ trợ
phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: Đề án phát triển
vùng cây ăn quả có múi, đề án phát triển chăn nuôi, đề án phát triển cây quế, đề
án phát triển cây chè shan vùng cao; đề án phát triển trồng dâu nuôi tằm; đề án
hỗ trợ nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nơng, lâm
nghiệp và thủy sản; các mơ hình mới như cây chanh leo, cây na; Đề án mỗi xã
một sản phẩm (OCOOP); các chuỗi liên kết trong sản xuất cam, chè ...
Tổ chức hướng dẫn, xây dựng và thực hiện 03 dự án phát triển sản xuất
liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, baogồm: Dự án
phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm
cam Văn Chấn (Cam V2, CS1, Đường Canh, xã Đoài); Dự án phát triển sản xuất
liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi Văn
Chấn.; Dự án chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dược liệu
của Hợp tác xã Lũng Lô, huyện Văn Chấn; Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất liên
kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất thiêu thụ sản phẩm gỗ keo, bồ đề huyện
Văn Chấn...
Theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND
tỉnh Yên Bái Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025, thì việc liên kết sản xuất
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 11
gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô trang trại trên địa bàn huyện mà
dự án đề xuất là hoàn toàn phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển kinh tế
của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
3.3. Thực trạng tổ chức sản xuất của các bên tham gia liên kết
3.3.1. Chủ liên kết:
- Thực trạng tổ chức sản xuất của HTX:
HTX … được thành lập từ / , đến nay đã có … thành viên tham gia chăn
nuôi. Qua … thành lập, HTX đã phát huy vai trị đầu tàu, dẫn dắt q trình sản
xuất chăn ni có hiệu quả; HTX đã tích cực tổ chức tham quan, học hỏi kinh
nghiệm tổ chức quản lý và chuyên môn kỹ thuật để hướng dẫn cho các thành
viên. Đến nay, HTX đã tạo dựng được niềm tin của các thành viên và các hộ
chăn nuôi trong vùng.
Tuy nhiên, trong q trình hoạt động, HTX vẫn cịn một số khó khăn hạn
chế như: Việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn chưa thật sự triệt để, mới
chú trọng đến khâu tiêm chủng vác xin, một số khâu vệ sinh, khử trùng tiêu độc
chưa được thực hiện thường xuyên; vấn đề quản lý chất lượng giống đầu vào và
đầu ra cho lợn thương phẩm chưa thực sự tốt, sản phẩm cịn chưa đồng đều.
Chưa có kế hoạch sản xuất phù hợp, chưa có hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên
nhiều khi xảy ra tình trạng khan hiếm sản phẩm hoặc tồn đọng sản phẩm.
- Đề xuất khi thực hiện dự án:
Từ thực trạng trên, để thực hiện dự án hiệu quả, đơn vị tư vấn sẽ phối hợp
chặt chẽ với các thành viên của HTX để tư vấn đồng bộ các giải pháp kỹ thuật
và xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp để tạo ra sản phẩm
có chất lượng cao, ổn định về sản lượng và giá thành.
3.3.2. Đơn vị tiêu thụ sản phẩm
- Để thực hiện dự án đạt hiệu quả, đơn vị tư vấn đã kết nối giữa HTX với
một số doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho dự án như Công ty TNHH Japfa
Comfeed Việt Nam. Được thành lập từ năm 1999, sau hơn 20 năm hoạt động tại
Việt Nam, Japfa Comfeed Việt Nam với đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm, đội
ngũ công nhân được đào tạo tốt về chuyên môn đã trở thành một trong những
công ty phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng tại Việt Nam. Cơng ty hiện có 05
nhà máy thức ăn chăn ni, hệ thống trang trại lợn và trang trại gà, hơn 20 trại
lợn bố mẹ và các trang trại gà thịt cùng với nhiều trang trại nuôi lợn sản xuất;
thức ăn chăn nuôi…
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 12
- Bên cạnh đó, trong q trình triển khai dự án liên kết, tuỳ vào điều kiện
thực tế chủ liên kết, các thành viên tham gia dự án và đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục
kết nối với các tổ chức, cá nhân để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho HTX.
3.3.3. Trang trại tham gia liên kết
Đơn vị tư vấn đã khảo sát các trang trại chăn nuôi lợn của HTX dựa trên
các tiêu chí, điều kiện thực tế về đất đai, khoảng cách cách ly, quy mô chăn nuôi,
… Dựa trên kết quả khảo sát ban đầu, đơn vị tư vấn đã đề xuất với chủ liên kết
lựa chọn được 01 trang trại đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện để tham gia dự
án, đó là trang trại của ông Đỗ Văn Minh (địa chỉ: thôn Vũ Thịnh, xã Chấn
Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).
- Thực trạng của trang trại được lựa chọn để tham gia dự án liên kết:
+ Về cơ sở vật chất: Trang trại đã có hệ thống chuồng ni được xây dựng
cách xa khu dân cư và trên diện tích đất đã có chứng nhận quyền sử dụng đất
hoặc hợp đồng thuê đất của tổ chức, cá nhân khác. Vật dụng chăn nuôi đầy đủ
như máng ăn, máng uống, quạt công nghiệp, giàn phun mưa, hệ thống xử lý chất
thải…
+ Về tình hình sản xuất chăn ni: con giống, thuốc thú ý, thức ăn được
trang trại mua tại các đại lý nhỏ lẻ; quy trình chăn ni lợn của trang trại chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn. Chưa có liên kết sản xuất, chưa có kế hoạch
vào giống, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cụ thể, khoa học. Điều đó ảnh hưởng
nhiều đến năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp tới
thu nhập của trang trại.
+ Về thị trường tiêu thụ: Do khơng có đơn vị ký hợp đồng bao tiêu sản
phẩm nên hầu hết sản phẩm lợn thương phẩm bán qua các thương lái, qua nhiều
công đoạn trung gian nên giá thường thấp hơn so với thị trường.
- Đề xuất khi thực hiện dự án:
Đơn vị tư vấn phối hợp với chủ liên kết điều phối hoạt động sản xuất của
các mơ hình liên kết để thực hiện đồng bộ các giải pháp như: xây dựng kế hoạch
chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường theo quy định; hướng dẫn lựa chọn con
giống phù hợp với nhu cầu thị trường và chăn nuôi hữu cơ; xây dựng kế hoạch
sản xuất, tổ chức cung ứng thức ăn, thuốc thú y đảm bảo chất lượng, giá cả hợp
lý; phối hợp với các tổ chức chuyên môn tập huấn, phổ biến kiến thức chăn
nuôi; lựa chọn đơn vị có đủ năng lực để ký các hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu
ra của dự án.
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 13
4. Sự cần thiết xây dựng dự án liên kết
Chăn nuôi lợn đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn do Hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, kèm theo cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đã tạo thuận lợi cho việc ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào
chăn ni, góp phần phát triển sản xuất một cách hiệu quả. Mặt khác, xu thế gia
tăng dân số và mức tăng trưởng kinh tế cao là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản
phẩm trong nước và trên thị trường khu vực và thế giới. Việt Nam nói chung và
tỉnh Yên Bái nói riêng có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi lợn thương phẩm
theo hướng sản xuất an toàn.
Thực tế những năm qua, chủ trương cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng
nghiệp ở nước ta đã mang lại những thành tựu to lớn về nông nghiệp. Tuy nhiên,
việc phát triển chăn nuôi công nghiệp đang tạo ra nhiều hệ lụy do ô nhiễm mơi
trường vì vậy phát triển chăn ni theo hướng an tồn sinh học, chăn ni hữu
cơ trở thành xu hướng trong thời điểm hiện tại và trong thời gian tới, đặc biệt là
trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia hội nhập sâu rộng với quốc tế.
Để chăn nuôi lợn có hiệu quả cao cần phải đáp ứng một số điều kiện như:
Chăn ni phải đảm bảo an tồn dịch bệnh và an tồn thực phẩm; có chứng
minh nguồn gốc rõ ràng; có chất lượng lợn thương phẩm tốt, đồng đều; Có
thương hiệu; Có giá thành phù hợp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xuất phát từ những thực trạng trên thì việc xây dựng và triển khai dự án
“Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô trang trại trên
địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” là hết sức cần thiết. Mơ hình triển khai
của dự án sẽ tạo ra sản phẩm lợn thương phẩm có chất lượng cao do được áp
dụng các quy định trong quản lý chăn nuôi, áp dụng đồng bộ các quy trình kỹ
thuật đảm bảo theo yêu cầu của các bên tham gia liên kết. Tư đó góp phần tăng
hiệu quả chăn ni, tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi và tạo tiền đề cho ngành
chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Chấn phát triển bền vững.
III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN LIÊN KẾT
1. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết
Lợn thương phẩm được nuôi theo quy mô trang trại, đảm bảo các quy trình sản
xuất nơng nghiệp của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Quy mô liên kết
2.1. Tổng quan của quy mô liên kết
a. Chủ liên kết: HTX…
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 14
Căn cứ vào tiến độ triển khai dự án, chủ liên kết sẽ thống nhất kế hoạch
vào giống với cơ sở chăn nuôi và đối tác để xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư
đầu vào (con giống, thức ăn, các loại vật tư khác trong q trình chăn ni), cụ
thể như sau:
- Quy mô cung ứng giống: Tổng số lượng lợn giống cung cấp cho cơ sở
chăn nuôi tham gia dự án liên kết là 500 con. Quy cách lợn giống là lợn lai 2
máu, trọng lượng từ 15kg trở lên. Được nhập từ các cơng ty có uy tín trên thị
trường và được vận chuyển đến các cơ sở chăn nuôi bằng xe chuyên dụng.
- Quy mô cung ứng thức ăn: Theo Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN ngày
04 /4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt các
chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật ni giống gốc, thì định mức
thức ăn cho lợn con được tính như sau:
TT Định mức kinh tế kỹ thuật
Đơn vị tính
Lợn nội
Lợn ngoại
Thức ăn tập ăn (từ 10-40
ngày tuổi đối với lợn nội;
10-28 ngày tuổi đối với
lợn ngoại)
kg/con
0,3
0,5
Lợn sau cai sữa (từ CS 75 ngày, đạt 11-13 kg ở
lợn nội và 25-28 kg ở lợn
ngoại)
kg/con/ngày
0,5-0,7
0,7-1,0
Giai đoạn lợn choai (14-20
kg đối với lợn nội, 29-50
kg đối với lợn ngoại)
kg/con/ngày
1,0-1,1
1,3-1,4
Thức ăn cho lợn hậu bị
(từ 75 ngày đến khi phối
giống lần đầu)
kg/con/ngày
1,7-1,9
1,9-2,1
II
Định mức thức ăn
3
Thức ăn cho lợn con
Theo định mức kinh tế ở trên, khối lượng thức ăn cho 01 lợn con như sau:
+ Giai đoạn tập ăn: (28-10) ngày x 0,5kg = 9kg
+ Giai đoạn sau cai sữa: (75-28) ngày x 1,0kg = 47kg
+ Thức ăn cho lợn hậu bị (từ 75 ngày đến khi phối giống lần đầu): (120-75)
ngày x 2,1kg = 94,5kg
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 15
Như vậy, tổng khối lượng thức ăn cho 01 lợn con là: 9+47+94,5 = 150,5kg.
Tổng lượng thức ăn cung cấp là 150,5kg x 500 = 75.250kg.
Chủng loại thức ăn là thức ăn cơng nghiệp có uy tín trên thị trường, gồm các loại
phù hợp với từng lứa tuổi của lợn theo định mức như trên.
- Quy mô cung ứng thuốc thú y: Trong chăn ni hiện nay vai trị của thú
y chiếm một vị thế quan trọng và không thể thiếu trong chăn ni hiện nay. Với
quy trình phịng bệnh hiện nay chi phí cho 1 heo ni thịt từ lúc 10kg tới khi
xuất chuồng khoảng 180.000đ/con trong đó chi phí vaccine khoảng 80.000đ
(10.000đ vaccine dịch tả, 25.000đ vaccine suyễn, 30.000đ vaccine PRRS,
25.000đ vaccine LMLM), 100.000đ chi phí cho việc phòng kháng sinh và thuốc
bổ cho heo. HTX… lựa chọn phối hợp ký hợp đồng với các đối tác cung cấp
vacxin và thuốc có chất lượng. Tiến độ cấp vacxin và thuốc thú y tổ chức cấp
theo đàn và cấp 1 lần theo quy trình kỹ thuật.
- Quy mơ tiêu thụ sản phẩm: Căn cứ vào kế hoạch vào giống, quy trình
ni, HTX sẽ phối hợp với Cơng ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam tổ chức
tiêu thụ sản phẩm; tổng số lợn xuất chuồng đạt trên 500 con/lứa, sản lượng đạt
trên 50.000kg/lứa.
b. Đơn vị bao tiêu sản phẩm
Đơn vị bao tiêu sản phẩm cho dự án như Công ty TNHH Japfa Comfeed
Việt Nam. Đây là công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực chăn ni và thực
phẩm, có đủ năng lực để bao tiêu toàn bộ sản phẩm của HTX, với điều kiện sản
phẩm của HTX phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của công ty đề ra.
c. Các cơ sở sản xuất
- Quy mô con giống, thức ăn, thuốc thú y: Theo kế hoạch vào giống của
HTX sẽ cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, vật tư theo quy mô triển khai của
từng cơ sở trong HTX. Việc cấp con giống và thuốc thú ý cấp 1 lần/lứa; cấp thức
ăn 1 lần/tháng đối với cám công nghiệp; 1 lần/tuần đối với cám phối trộn.
- Vật tư khác: Sửa chữa nâng cấp chuồng trại, chuẩn bị máng ăn, máng
uống theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Quy mơ sản phẩm đầu ra: Theo quy mô chăn nuôi của từng cơ sở chăn
ni, trọng lượng bình qn xuất chuồng là 100kg/120 ngày.
2.2. Sản lượng của liên kết
HTX … gồm ..thành viên, quy mô chăn nuôi là 500 con/lứa, lợn sống
đến xuất chuồng là 500 x 0,96 = 480 con/lứa (tỷ lệ sống 96%);
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 16
2.3. Kế hoạch vào giống
Việc vào giống ồ ạt, không có kế hoạch rõ ràng sẽ dẫn đến tình trạng khan
giống và mua phải giá cao tại một số thời điểm và khi xuất bán cùng một thời
điểm sẽ gây khó khăn cho các đơn vị bao tiêu sản phẩm trong kế hoạch thu mua
và giá khơng cao. Từ tình trạng trên, HTX đã xây dựng kế hoạch vào giống cho
các hộ tham gia liên kết để xử lý tình trạng mua giống khó và phải mua với giá
cao. Giúp các đơn vị bao tiêu sản phẩm dễ dàng hơn trong thiết lập kế hoạch thu
mua từ các hộ. HTX lên kế hoạch vào giống đảm bảo tính hợp lý, phù hợp vơi
cung cầu thị trường và đơn vị bao tiêu sản phẩm. Điều tiết được các hoạt động
để vào giống và xuất bán thuận lợi và hiệu quả cho các bên tham gia liên kết.
2.4. Tổ kỹ thuật
Tổ kỹ thuật của dự án dự kiến có 05 người do chủ liên kết phối hợp với
đơn vị cấp thức ăn, cấp thuốc, cán bộ kỹ thuật của đơn vị bao tiêu sản phẩm và
trang trại tham gia liên kết.
Nhiệm vụ của tổ kỹ thuật là hỗ trợ các cơ sở tham gia liên kết trong quá
trình triển khai dự án về kỹ thuật chăn nuôi, công tác thú ý (tiêm phịng, làm
vacxin phịng bệnh, giám sát tình hình dịch bệnh…); hỗ trợ về thức ăn khẩu
phần thức ăn, thức ăn phối trộn; hỗ trợ các công nghệ xử lý chất thải; hỗ trợ theo
dõi các số liệu của đàn lợn qua ghi chép của các cơ sở tham gia liên kết. Chủ trì
liên kết có trách nhiệm thanh tốn lương cho tổ kỹ thuật theo thoả thuận giữa hai
bên.
3. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết
Quy trình triển khai mơ hình dự án được áp dụng theo các quy trình chăn
ni đảm bảo điều kiện an tồn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp
và PTNT (Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
a) Vị trí, hệ thống hạ tầng chuồng trại và thiết bị dụng cụ chăn ni
- Vị trí xây dựng chuồng ni, khu vực chăn nuôi lợn phải phù hợp với
điều kiện thực tế của từng hộ và phải tách biệt với nơi ở và nguồn nước sinh
hoạt của người.
- Chuồng nuôi phải có tường bao kín hoặc hàng rào kín ngăn cách với khu
vực xung quanh tránh người hay động vật khác ra vào tự do, có cổng ra vào
riêng, có hố khử trùng hoặc bố trí phương tiện khử trùng ở cổng ra, vào.
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 17
- Chuồng nuôi phải đảm bảo: Nền chuồng không trơn trượt, không đọng
nước, dễ làm vệ sinh. Hệ thống tường, mái; rèm che chuồng phải đảm bảo
không bị dột, thấm, khơng bị mưa hắt, tránh được gió lùa và dễ làm vệ sinh. Nên
có hố khử trùng tại cửa mỗi dãy chuồng nuôi.
- Nơi nuôi cách ly, tân đáo nên tách biệt với chuồng ni chính. Nên có
nơi để hoặc kho đề dự trữ, bảo quản thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.
- Khu xử lý chất thải, nước thải cần tách biệt với chuồng ni chính, cơng
suất của hệ thống xử lý chất thải, nước thải phải đáp ứng nhu cầu xử lý đối với
quy mô đàn lợn được ni.
- Có dụng cụ, thiết bị chỉ dùng riêng cho chăn nuôi, các dụng cụ thiết bị
này chỉ được sử dụng tại khu vực chăn nuôi và không dùng chung cho các mục
đích khác ngồi khu vực chăn ni.
- Thiết bị chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ, thiết bị điện khác nên
có vật bảo vệ chống vỡ, chống cháy nổ... nhằm đảm bảo an toàn cho người sử
dụng và vật nuôi.
b) Giống và quản lý giống
- Lợn giống phải có nguồn gốc rõ ràng.
- Con giống phải khỏe mạnh và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin
phù hợp với lứa tuổi lợn theo quy định của thú y.
- Lợn giống mới nhập về cần được nuôi cách ly riêng và ghi chép đầy đủ
các biểu hiện bệnh lý của con giống trong quá trình nuôi cách ly.
- Không nuôi lẫn các lứa lợn khác nhau trong cùng ơ chuồng, khơng ni
chung với các lồi vật khác.
c) Thức ăn và quản lý thức ăn
- Thức ăn phải có xuất xứ (địa chỉ nơi bán, đơn vị sản xuất...) rõ ràng, còn
hạn sử dụng. Thức ăn đậm đặc phải có hướng dẫn phối trộn cho từng loại lợn;
thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh phải có dấu hợp quy. Nguyên liệu dùng để phối trộn
thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, không bị ôi thiu, nấm mốc, mối mọt.
- Khi phối trộn thức ăn đậm đặc cho lợn cần tuân thủ theo công thức đã
được khuyến cáo; Thức ăn tự phối trộn phải có và tuân thủ cơng thức. Thức ăn
tận dụng phải được nấu chín trước khi cho ăn. Phải ghi chép đầy đủ thông tin về
loại thức ăn, nguyên liệu thức ăn đã mua và sử dụng.
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 18
- Trong trường hợp trộn thuốc vào thức ăn, phải kiểm tra đúng chủng loại
thuốc, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải ghi chép đầy đủ theo
quy định.
- Khơng sử dụng thức ăn có hoặc cho vào thức ăn chăn ni các hóa chất,
kháng sinh cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi theo các văn bản của Nhà nước
và Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.
- Thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần có nơi để bảo quản riêng
biệt, khơ ráo. Nên có các giá kê thức ăn và nguyên liệu, tránh đặt trực tiếp bao
thức ăn xuống nền nhà. Nên có các biện pháp ngăn ngừa, diệt chuột và các loại
côn trùng gây hại.
d) Nước uống và hệ thống cấp, thoát nước
- Nước uống phải đáp ứng đủ theo nhu cầu của từng loại lợn; nguồn nước
phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh (như: nước dùng sinh hoạt; nước máy;
nước đã qua xử lý đạt yêu cầu ...).
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước (bao gồm bể chứa, bồn chứa,
đường ống dẫn, máng uống...) đảm bảo hệ thống không bị ơ nhiễm, khơng bị rị
rỉ.
- Khơng để nước thải, nước rửa chuồng chảy tràn từ ô chuồng này sang ô
chuồng khác, từ chuồng này sang chuồng khác và không được thải trực tiếp
nước thải ra mơi trường. Nên có hệ thống thu gom xử lý nước thải, nước rửa
chuồng riêng.
đ) Công tác thú y và vệ sinh thú y
- Vệ sinh chuồng trại: hàng ngày quét dọn, thu gom chất thải rắn và chất
thải Iỏng. Định kỳ phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi, khơi thông
cống rãnh.
- Khử trùng chuồng trại: thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các
dụng cụ, thiết bị chăn nuôi trước khi đưa lợn vào nuôi theo đúng quy định. Vệ
sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi ngay sau khi chuyển
đàn/ xuất bán và để trống chuồng ít nhất 7 ngày. Định kỳ phun thuốc khử trùng
toàn bộ diện tích xung quanh khu vực chuồng ni.
- Kiểm sốt ra vào khu vực chăn nuôi: Các phương tiện dụng cụ, giày dép,
ủng đều phải thực hiện khử trùng trước khi ra/vào khu chăn nuôi. Định kỳ khử
trùng các thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong khu chăn nuôi. Hạn chế
khách thăm quan và những người không phận sự ra vào khu chăn nuôi. Nếu cần
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 19
thiết thăm thì khách phải thay quần áo, giày dép, đồ bảo hộ phù hợp và thực hiện
các biện pháp khử trùng trước khi ra vào khu vực chăn nuôi.
- Bảo hộ lao động: phải có quần áo, bảo hộ lao động sử dụng riêng trong
khu vực chăn nuôi. Người chăn nuôi phải thay quần áo, bảo hộ lao động khi ra
vào khu vực chăn nuôi, đồng thời định kỳ khử trùng quần áo, bảo hộ lao động.
- Tiêm phòng: phải tiêm phòng vắc xin đầy đủ đối với các bệnh bắt buộc
theo quy định của ngành thú y và phải ghi chép lại.
- Sử dụng thuốc thú y: tất cả các loại thuốc thú y, thuốc kháng sinh khi
mua và sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chi dẫn của
bác sỹ thú y. Nên có nơi bảo quản thuốc riêng biệt.
- Chất cấm: Khơng sử dụng các hóa chất, chất tạo nạc, chất kháng sinh...
nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi của Nhà nước và của Bộ
Nông nghiệp và PTNT quy định.
- Quản lý dịch bệnh: Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, chủ cơ sở chăn
nuôi phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc chính
quyền địa phương và tiến hành xử lý lợn bệnh theo sự chỉ đạo của chuyên môn
thú y, đồng thời phải có ghi chép theo quy định.
e) Xuất bán lợn
- Chỉ xuất bán lợn khỏe mạnh, không bị bệnh; xuất bán lợn sau khi hết
thời gian ngưng thuốc như quy định trên nhãn thuốc của nhà sản xuất.
- Phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về nguồn gốc giống, tiêm phịng,
tình hình điều trị bệnh... của tất cả các loại lợn khi xuất bán cho người mua.
- Các phương tiện vận chuyển lợn cần đảm bảo mật độ thích hợp để hạn
chế tối đa rủi ro, stress cho lợn và có biện pháp tránh rơi vãi chất thải trên đường
trong quá trình vận chuyển.
- Các hộ áp dụng VietGAHP cho chăn ni lợn an tồn cần thực hiện đeo
thẻ tai nhận dạng hoặc xăm số cho lợn nái, lợn thịt để phục vụ truy xuất nguồn
gốc từ cơ sở giết mổ khi xẩy ra dịch bệnh hoặc rủi ro về an toàn thực phẩm.
- Các hộ GAHP nên tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu
thụ các sản phẩm theo hướng an toàn thực phẩm.
f) Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
- Hàng ngày cần thu gom chất thải rắn (phân, chất độn chuồng nếu có)
đưa đến nơi tập trung để xử lý. Nếu phân và chất độn chuồng được xử lý bằng
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 20
phương pháp ủ thì nên sử dụng thêm các chế phẩm sinh học để tăng hiệu quả xử
lý và định kỳ phun thuốc khử trùng xung quanh hố ủ.
- Các chất thải rắn khác như: kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa, v.v... phải được
thu gom và xử lý riêng.
- Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ chuồng nuôi tới hệ thống xử lý
nước thải (biogas, bể lắng...) bằng đường thoát riêng. Nước thải sau khi xử lý
phải đảm bảo an tồn trước khi xả ra mơi trường.
- Xác lợn chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân cần được thu gom và
xử lý theo đúng quy định của thú y. Tuyệt đối không bán lợn chết ra thị trường,
và không được vứt xác lợn chết ra môi trường xung quanh.
g) Ghi chép, lưu trữ hồ sơ
- Phải có sổ ghi chép và ghi chép đầy đủ tất cả các hoạt động trong q
trình chăn ni (từ khẩu nhập con giống, mua và sử dụng thức ăn, tình trạng sức
khỏe, tiêm phòng, điều trị bệnh... và việc xuất bán sản phẩm cho từng lứa riêng
biệt) theo quy định tại mẫu sổ ghi chép.
- Hệ thống sổ sách ghi chép của chủ hộ phải rõ ràng và cần được lưu giữ ít
nhất là 01 năm kể từ ngày đàn lợn được xuất bán hay chuyển đi nơi khác./.
4. Hình thức liên kết
- Hợp tác xã… (chủ liên kết):
+ Liên kết cung ứng vật tư đầu vào cho các trang trại tham gia dự án: các
cơ sở chăn nuôi trong dự án được cung ứng các loại vật tư đầu vào bao gồm con
giống, thức ăn, các chế phẩm, thuốc thú y, vác xin do Hợp tác xã cấp.
+ Chủ liên kết phối hợp với cơ sở chăn nuôi xây dựng kế hoạch vào
giống, ghi chép theo dõi số liệu, đôn đốc các cơ sở chăn nuôi triển khai thực
hiện theo đúng tiến độ. Thực hiện kiểm tra, giám sát các hơ dân tham gia liên kết
về quy trình chăm sóc ni dưỡng, cơng tác thú y, vệ sinh an tồn thực phẩm và
môi trường.
+ Thương mại sản phẩm của dự án: Chủ động tìm hiểu, mở rộng các kênh
quảng bá, kênh tiêu thụ; mở rộng các đối tác liên kết đáp ứng nhu cầu sản phẩm
của dự án.
- Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (đơn vị bao tiêu sản phẩm):
Bao tiêu sản phẩm của dự án theo hợp đồng liên kết đã được ký kết. Đưa ra kế
hoạch thu mua đối với chủ liên kết dự án để chủ động về thời gian và sản lượng
Thuyết minh dự án “Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm theo quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
Page 21