Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Luận văn thạc sỹ giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên trường sĩ quan lục quân 2 trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.02 KB, 100 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM OANH

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG
SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY.

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội, năm 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM OANH

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG
SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY.

Ngành: Triết học
Mã số: 8 22 90 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ THỊ HƯỜNG

Hà Nội, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Oanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
Chương 1: ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN
LỤC QUÂN 2 HIỆN NAY…………………………………………………………9
1.1. Một số vấn đề lý luận về đạo đức quân nhân và giáo dục đạo đức quân nhân cho
học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 …………………………………………..9
1.2. Vai trò của giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2

………..…………………………………………………………………………… 16
1.3. Nội dung giáo dục đạo đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2
hiện nay ……………………………………………………………………………... 24

Tiểu kết chương 1……………………………………………………………….. 30
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
QUÂN NHÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY …………………………………………….. 32
2.1. Những nhân tố tác động đến công tác giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên
Trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay…………………………….. 32
2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan
Lục quân 2 hiện nay ……………………………………………………………… 36
2.3. Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức quân nhân cho
học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay…………………... 56

Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………………….. 75
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………… 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………… 78


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ĐĐQN

Đạo đức quân nhân

GDĐĐQN

Giáo dục đạo đức quân nhân

SQLQ2

Sĩ quan Lục quân 2

GDĐT

Giáo dục - đào tạo

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức nói chung và đạo đức quân nhân (ĐĐQN) nói riêng, đóng một vị trí,
vai trị quan trọng trong đời sống xã hội. Nó giúp con người điều chỉnh hành vi,
cách ứng xử của mình, qua đó hồn thiện nhân cách theo những chuẩn mực nhất
định. Trong quân đội, ĐĐQN chính là vũ khí tinh thần của quân đội cách mạng
trong quá trình xây dựng, chiến đấu và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được
giao. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Đạo đức là cái gốc của người
cách mạng, người cách mạng phải có đạo đức, nếu khơng có đạo đức thì dù tài giỏi
đến mấy cũng khơng thể làm được việc gì, khơng thể phụng sự Tổ quốc và nhân
dân” [36, tr.292].
Nhưng, đạo đức không phải là sản phẩm tự phát mà nó được hình thành một
cách tự giác, là kết quả của sự kết hợp giáo dục và tự giáo dục của con người.
ĐĐQN trong qn đội cũng khơng nằm ngồi quy luật đó, thơng qua giáo dục và
nhờ giáo dục mà đạo đức cách mạng mới dần được phát triển và hoàn thiện trong ý
thức cá nhân quân nhân và tập thể quân nhân, trở thành yếu tố chủ đạo và phổ biến
trong đời sống xã hội. Giáo dục đạo đức quân nhân chính là một trong những
phương thức để xây dựng nên đội ngũ cán bộ có đủ đức - tài đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN), góp phần thực hiện thắng lợi sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thực hiện nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên, cũng như nhận thức sâu
sắc vị trí, vai trị quan trọng của ĐĐQN đối với học viên. Trong những năm qua, dưới
sự lãnh đạo của đảng ủy, chỉ huy các cấp, Trường Sĩ quan Lục quân 2 (SQLQ2) đã
thường xuyên chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức quân nhân (GDĐĐQN) cho học
viên, qua đó hình thành, phát triển ở họ những giá trị đạo đức quân nhân tốt đẹp, phù
hợp với chuẩn mực đạo đức của người quân nhân cách mạng.

Tuy nhiên, trong thực tế có thể nhận thấy, dưới tác động mặt trái của cơ chế

thị trường, của quá trình hội nhập và mở cửa, ảnh hưởng của một số yếu tố xã

1


hội trên địa bàn đóng quân, cùng một số hạn chế trong công tác quản lý, giáo dục,
nắm bắt, định hướng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học viên… đã tác động rất lớn
đến đạo đức, lối sống của các học viên Trường SQLQ2. Trong Nhà trường, xuất
hiện tình trạng một số học viên có lối sống vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục
của con người Việt Nam, vi phạm đạo đức Hồ Chí Minh, vi phạm kỷ luật quân đội,
cùng với đó là sự thiếu ý thức trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, ý chí
vươn lên của một số học viên.
Trước tình hình đó, công tác bồi dưỡng, giáo dục đạo đức thường xuyên cho
học viên Trường SQLQ2, trở thành một yêu cầu cơ bản, quan trọng, then chốt. Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ XI khẳng định: “Trong bất luận hoàn cảnh
nào, quân đội cũng tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây
dựng Đảng bộ quân đội trong sạch vững mạnh, quân đội cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại” đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trong tình
hình mới [60].
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên
Trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay” làm nội dung nghiên cứu
của mình. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ vào công tác định hướng, bồi dưỡng
đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp cách mạng trong bối cảnh hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục đạo đức qn nhân vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù. Tính
phổ biến trong giáo dục đạo đức quân nhân là phải dựa trên nền tảng đạo đức cơ bản
với các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của dân tộc, quốc gia. Tính đặc thù của giáo
dục đạo đức quân nhân được quy định ở đối tượng và mơi trường qn đội. Do đó,
có thể khái lược thành hai nhóm nghiên cứu cơ bản như sau:

- Nhóm các cơng trình nghiên cứu về đạo đức trong điều kiện hiện nay:
Cơng trình “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta”

Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên), (Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003). Qua cơng trình các tác giả đã luận giải sự biến đổi từ cơ chế tập trung

2


quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường ở nước ta là tất yếu khách quan và
trong sự biến đổi của nền kinh tế xã hội, các vấn đề đạo đức cũng biến đổi theo theo
xu hướng tích cực và cả xu hướng tiêu cực.
Cuốn sách “Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, của Đặng Hữu Tồn, (Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003) chủ biên. Trong cuốn sách này, tác giả chỉ ra ảnh hưởng của những biến
đổi diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội với sự hình thành những quan điểm, những
giá trị đạo đức là một tất yếu. Để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc thì chúng ta cần kế thừa, phát huy những yếu tố, giá trị nào và cần loại bỏ
những yếu tố nào trong sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường.

Trong công trình “Giáo dục đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Ban Tư tưởng, Văn hóa
Trung ương (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004), đã trình bày một cách có hệ
thống các vấn đề lý luận và thực tiễn đạo đức xã hội. Đồng thời chỉ ra những chuẩn
mực, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, những nguyên tắc phương hướng và giải
pháp xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Cuốn sách “Giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức, lối sống văn hóa”, của Tơ
Xn Dân, Đặng Quốc Bảo (đồng chủ biên), (Nxb Dân trí, Hà Nội, 2017), đã làm rõ
cơ sở khoa học và thực tiễn của việc triển khai nhiệm vụ giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, thơng qua đó nhằm tạo sự chuyển biến căn

bản về phẩm chất đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.
“Đạo đức học Mác - Lênin và giáo dục đạo đức” là cơng trình sách của các
tác giả Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (đồng chủ biên), (Nxb Chính trị quốc gia
sự thật, Hà Nội, 2018). Cuốn sách gồm hai phần: phần thứ nhất, lý luận chung về
đạo đức và đạo đức học Mác - Lênin; phần thứ hai một số vấn đề lý luận chung về
giáo dục đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, đã cung cấp những kiến
thức cơ bản về nguồn gốc, bản chất, chức năng, các phạm trù cơ bản của đạo đức
học và những nội dung giáo dục đạo đức, những giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc cho người học.

3


Một số bài đăng trên các tạp chí: Bài “Một số vấn đề đặt ra trong công tác
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh tồn
cầu hóa hiện nay”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt (4/2019); “Về lối sống mới cho thế
hệ trẻ Việt Nam hiện nay”của tác giả Mai Thị Dung đăng trên Tạp chí Triết học, số
5 (2013); “Tồn cầu hóa và nguy cơ suy thối đạo đức, lối sống cho con người Việt
Nam hiện nay” trên Tạp chí Triết học số 2 (2017), của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Huyền. Trong các bài viết này các tác giả đã chỉ ra, vấn đề đạo đức, lối sống của thế
hệ trẻ hiện nay chịu ảnh hưởng rất lớn từ mặt trái cơ chế thị trường, tồn cầu hóa,
hội nhập quốc tế sâu rộng. Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần phát phát triển đạo
đức lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay.
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức quân nhân và giáo
dục đạo đức qn nhân hiện nay:
Cơng trình “Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chính trị Quân
đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới”, của tác giả Đặng Nam Điền, (Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 2006), đã chỉ ra đặc trưng, bản chất, vai trò đạo đức cách mạng
của người cán bộ chính trị trong xây dựng quân đội. Trên cơ sở đó chỉ ra những yếu tố
tác động, những yêu cầu đòi hỏi người cán bộ chính trị phải có phải có phẩm chất

“dũng cảm chiến đấu” trong mọi nhiệm vụ và mọi hoàn cảnh. Lòng nhân ái, yêu
thương con người, yêu thương đồng đội và từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng
cao đạo đức cách mạng của người cán bộ chính trị qn đội trong tình hình mới.

“Chuẩn mực đạo đức quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay”, là cơng trình do các tác giả của Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự
(Nxb, Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007) biên soạn. Cuốn sách đã chỉ ra các chuẩn
mực cơ bản của đạo đức quân nhân, khẳng định các chuẩn mực là những nguyên
tắc, quy tắc đạo đức thích hợp được sử dụng trong giáo dục để điều chỉnh hành vi, ý
thức của mỗi quân nhân.
Cuốn sách “Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quân đội hiện nay”, của Viện Khoa học Xã hội
Nhân văn quân sự (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008), đã khái quát vị trí, vai

4


trò của giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh. Đồng thời cần giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi quân
nhân theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội
trong giai đoạn cách mạng mới.
“Vận dụng tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về đạo đức trong xây
dựng đạo đức quân nhân hiện nay”, là cơng trình của Viện Khoa học Xã hội Nhân
văn quân sự (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010). Cuốn sách đã chỉ rõ cơ sở lý
luận và tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về đạo đức, đạo đức cộng sản.
Những tư tưởng đó cần được nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng
đạo đức quân nhân trong quân đội.
“Phát huy giá trị đạo đức quân nhân của thanh niên quân đội trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay” là cuốn sách của tác giả
Dương Quang Hiển (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015), đã luận giải, giá trị

đạo đức quân nhân là sự thể hiện sinh động đạo đức cách mạng của thanh niên quân
đội, là sự hội tụ những giá trị đạo đức quân nhân cao đẹp nhất, phản ánh bản chất,
truyền thống đạo đức của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các bài viết: “Nâng cao chất lượng xây dựng Đảng bộ Quân đội về đạo đức
trong tình hình mới”, của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa (Tạp chí Cộng sản, số 133,
8/2017). Bài viết đề cập đến, xây dựng quân đội vững mạnh về đạo đức là một trong
những khâu then chốt trong tình hình mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bài “Thực trạng nhận thức của
học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay về vai trò và giá trị đạo đức quân
nhân” của Nguyễn Duy Tuấn đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 441, 11/2018. Bài viết
chỉ ra thực trạng nhận thức về giá trị đạo đức quân nhân của học viên các trường sĩ
quan quân đội thể hiện qua các bảng biểu, các yếu tố tác động; đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả nhận thức của học viên về vai trị và giá trị đạo đức qn nhân.
Ngồi ra cịn có các cơng trình khác liên quan đến vấn đề này như: Đề tài,
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán bộ quân đội và giải pháp nâng
cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết

5


học của tác giả Nguyễn Hùng Oanh, Hà Nội, 2002; Luận văn thạc sĩ “Giáo dục đạo
đức cách mạng cho học viên đào tạo sĩ quan ở trường Sĩ quan Lục quân 2 dưới ánh
sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”, của Trần Văn Minh, Hà Nội, 2001; đề tài “Bồi dưỡng
nghĩa vụ đạo đức quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, của tác
giả Dương Quang Hiển, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự, Hà Nội, 2014;
v.v..
Có thể nói, những cơng trình nghiên cứu về đạo đức qn nhân đã trình bày
một cách cơ đọng các vấn đề về lý luận và thực tiễn về đạo đức quân nhân trong
quân đội.
Thứ nhất, đã chỉ rõ tính cấp thiết của giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng nâng

cao đạo đức cách mạng cho quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm đáp ứng
được yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại hiện nay.
Thứ hai, các cơng trình đã chỉ ra được thực tiễn đời sống đạo đức quân nhân
ở các đơn vị quân đội, thấy rõ mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân của vấn đề
giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức quân nhân trong quân đội.
Thứ ba, các cơng trình ít nhiều đều đưa ra những giải pháp quan trọng góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển đạo đức trong
mỗi quân nhân.
Tuy nhiên, việc đi sâu vào nghiên cứu giáo dục đạo đức quân nhân cho một
đối tượng cụ thể, mang tính đặc thù của Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng Sĩ
quan Lục quân 2, còn chưa được khai thác. Vì vậy, dựa trên những cơng trình tư liệu
trước đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên
Trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn
của mình. Với việc lựa chọn này, tác giả hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ trong
công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng định hướng ĐĐQN cho học viên trường SQLQ2
và học viên các nhà trường quân đội trong tình hình mới hiện nay.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được nội dung của giáo dục đạo
đức qn nhân, phân tích làm rõ thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp giáo dục
đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về: khái niệm, vai trò,
nội dung giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức quân nhân cho học

viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức
quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề giáo dục đạo đức quân nhân
cho đối tượng là học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên
Trường Sĩ quan Lục quân 2 từ năm 2015 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận: Dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Qn uỷ
Trung ương, Bộ Quốc phịng, các cơng trình khoa học nghiên cứu về đạo đức, đạo
đức quân nhân và giáo dục đạo đức quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa
Mác – Lênin, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: kết hợp lơgíc lịch sử, thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn,
điều tra xã hội học... để luận giải khoa học những vấn đề của đề tài đặt ra.

7


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm
những nội dung cơ bản và giá trị của việc giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên
Sĩ quan Lục Quân - lực lượng nòng cốt của Quân đội Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn đời sống
đạo đức của học viên Trường Sĩ quan Lục qn 2. Vì vậy, nó có thể làm tài liệu bồi
dưỡng, thực hành đạo đức cho các học viên các khóa tiếp theo của trường và cung
cấp kinh nghiệm thực tiễn trong giáo dục đạo đức cho học viên các trường trong
Quân đội nhân dân Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có hai chương (6 tiết).

8


Chương 1
ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG
CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN CHO
HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 HIỆN
NAY
1.1. Một số vấn đề lý luận về đạo đức quân nhân và giáo dục đạo
đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2
1.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một lĩnh vực của đời sống xã hội, xuất hiện, tồn tại cùng với quá
trình vận động và phát triển của xã hội lồi người. Đạo đức xuất hiện với vai trị là
sự phản ánh tồn tại xã hội và là một phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi ứng
xử giữa con người với nhau và với xã hội. Gắn với tồn tại xã hội, nên mỗi một giai
đoạn lịch sử, mỗi một quốc gia dân tộc trong tiến trình phát triển đều có những quan
điểm khác nhau về đạo đức.
Ở phương Đông, tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại quan niệm: Đạo là
đường đi, đường sống của con người. Đức là chỉ lịng nhân đức, những đức tính cần
thiết, cần có của con người, đức là biểu hiện của đạo. Theo đó, đạo đức là hệ thống
những nguyên tắc, chuẩn mực, những yêu cầu mà cuộc sống đặt ra, đòi hỏi mỗi
người cần phải thực hiện trong quan hệ ứng xử, giao tiếp hằng ngày. Trong tư tưởng
Nho gia, đạo đức chính là việc đề ra và thực hiện học thuyết Nhân - Lễ - Chính
danh: Nhân là yêu người, đạo làm người, là gốc của đạo đức con người, Lễ là hình
thức biểu hiện của “nhân”, là những phong tục, tập quán, những quy tắc trật tự xã
hội, là cách ứng xử giữa người với người, Chính danh là con đường để đạt tới
“nhân”, là cách thức ổn định xã hội; trong Đạo gia, đạo đức là “kiêm ái” là yêu

thương, đùm bọc lẫn nhau.
Ở phương Tây, thuật ngữ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos, moralis
nghĩa là lề thói, đạo nghĩa; hoặc từ tiếng Hy Lạp ethicos là lề thói, tập tục. Do đó,
đạo đức là những lề thói, tập tục của xã hội, biểu hiện mối quan hệ giữa người với
người trong giao tiếp, ứng xử với nhau hằng ngày. Chẳng hạn: Đêmơcrít một tư
tưởng thời kỳ cổ đại quan niệm, đạo đức là hướng tới cuộc sống, hành vi, số phận

9


của mỗi cá nhân, là lương tâm trong sáng, là sự lành mạnh về tinh thần của con
người và ông u cầu “mỗi người phải sống đúng mực, ơn hịa, không vô độ mà gây
hại cho người khác”; Arixtốt cho rằng, đạo đức được thể hiện ở hành động, hoạt
động “con người chỉ biểu hiện phẩm hạnh của mình thơng qua hoạt động” và giá trị
đạo đức nằm ở sự cơng bằng, bình đẳng.
Như vậy, có thể thấy rằng tất cả các quan điểm về đạo đức trước Mác, dù ít
dù nhiều cũng đã chỉ ra được các nguyên tắc, quy tắc đạo đức tham gia vào quá
trình điều chỉnh hành vi và cách ứng xử giữa con người với nhau. Tuy nhiên, có thể
do hạn chế về lập trường giai cấp và thế giới quan nên tất cả các quan điểm trước
Mác về đạo đức mới chỉ dừng lại ở cấp độ hoặc sơ khai, cảm tính, hoặc chỉ đề cập
một khía cạnh của vấn đề mà chưa đi sâu lý giải được vấn đề nguồn gốc và bản chất
của quá trình hình thành và phát triển đạo đức trong lịch sử.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở nghiên cứu đạo đức
từ những con người hiện thực, thực tiễn với các quan hệ xã hội phong phú, đa dạng
đã luận giải: “Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức từ trước đến nay đều là sản
phẩm của tình hình kinh tế, xã hội lúc bấy giờ” [28, tr 136].
Cùng với đó, các ông đã chứng minh rằng; ngay từ xã hội cộng sản nguyên
thủy để săn bắt, hái lượm, kiếm sống, chống chọi với thú dữ, với sự tàn khốc của
thiên nhiên,… địi hỏi con người phải có sự hợp tác với nhau hàng ngày. Từ đó, làm
nãy sinh nhu cầu tự nguyện, tự giác, bình đẳng, đồn kết, cơng bằng trong xã hội và

đây chính là những biểu hiện đầu tiên của giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức
trong hình thức phát triển của nó. Khi sản xuất vật chất khơng ngừng phát triển, xã
hội chuyển sang hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, các mối quan hệ giữa người
với người trong xã hội cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn kéo theo đó là những
chuẩn mực đạo đức mới tương ứng cũng được nãy sinh. Điều này để khẳng định
rằng; những tư tưởng, tình cảm, những phong tục, tập quán, chuẩn mực của đạo đức
đều được nãy sinh từ những sinh hoạt và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Nên, đạo đức chính là một hình thái ý thức xã hội mang tính thời đại, tính giai cấp,
tính dân tộc, khơng phải nhất thành, bất biến, vĩnh viễn như lý thuyết của một số

10


nhà đạo đức trước kia đề ra. Giá trị đạo đức được xác định ở chỗ, nó phục vụ cho
tiến bộ xã hội vì hạnh phúc của con người.
Tiếp tục tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong quá trình đấu tranh chống
lại các học thuyết đạo đức duy tâm, phản động đang đầu độc giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và thực tiễn nước Nga-Xô viết lúc bấy giờ V.I.Lênin đã chỉ ra:
Đạo đức đó là sự phản ánh đời sống thực tiễn của xã hội tương ứng với từng giai
đoạn lịch sử khác nhau và đó là một phương thức cơ bản để điều chỉnh các quan hệ
xã hội bằng mệnh lệnh của lương tâm, nghĩa vụ đạo đức trên tinh thần tự nguyện, tự
giác và vai trò của sức mạnh xã hội để điều chỉnh ý thức và hành vi của các thành
viên trong cộng đồng, xã hội.
Từ cách xem xét đó, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra quan niệm đúng đắn về
đạo đức: Đạo đức là tồn bộ những quan niệm, tình cảm, ngun tắc, chuẩn mực,
những quan hệ và hành vi ứng xử của con người với nhau và với xã hội một cách tự
nguyện theo lương tâm mỗi người.
Ngày nay, trong bối cảnh xã hội luôn vận động, phát triển, các quan niệm về
đạo đức cũng được nghiên cứu dưới các góc độ để phản ánh kịp đời sống xã hội.
Trong từ điển Tiếng Việt: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận

xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với
xã hội” [46, tr 290].
Từ các cơ sở lý luận trên, đứng trên quan niệm duy vật biện chứng nghiên
cứu về đạo đức, tác giả cho rằng: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Đó là hệ
thống những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi giữa
người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa con người với tự nhiên phù hợp
với lợi ích, hạnh phúc của họ và sự tiến bộ của xã hội.
1.1.2. Khái niệm đạo đức quân nhân
Đạo đức quân nhân quân đội là một bộ phận hữu cơ của đạo đức mới - đạo
đức cộng sản, là biểu hiện sinh động của đạo đức cộng sản trong lĩnh vực quân sự,
được hình thành và phát triển từ đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân Việt
Nam, trên cơ sở kế thừa tinh hoa của đạo đức dân tộc.

11


C.Mác và Ph.Ăngghen quan niệm: đạo đức cộng sản là nền đạo đức “đang
tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, biểu hiện cho lợi ích tương lai, tức là đạo đức vơ
sản, là thứ đạo đức có một số lượng nhiều nhất những nhân tố hứa hẹn một sự tồn
tại lâu dài” [26, tr.136]. Có nghĩa đây là nền đạo đức của giai cấp vô sản cách mạng,
phản ánh những lợi ích căn bản của giai cấp vơ sản trong cuộc đấu tranh tự giải
phóng mình và giải phóng nhân loại khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất cơng đem lại hạnh
phúc chân chính cho con người. Theo V.I.Lênin đạo đức cộng sản: “Đạo đức đó là
những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đồn kết tất cả
những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới”[24,
tr.369]. Đây là một quan niệm mang tính cách mạng và khoa học về đạo đức mà
quan niệm của các tôn giáo và các nền đạo đức khác khơng thể đạt tới.
Từ đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: “Đạo
đức cộng sản là hình thái đạo đức cao nhất của nhân loại phản ánh và khẳng định lợi
ích căn bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bằng hệ thống các nguyên

tắc, giá trị, chuẩn mực để điều chỉnh các quan hệ xã hội dưới sức mạnh của dư luận
xã hội và lương tâm của mỗi người nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh cách mạng
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, hoàn thiện nhân cách của con người mới
XHCN và cộng sản chủ nghĩa” [65, tr.67].
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ của nhân dân Việt Nam
đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc
với thực tiễn đấu tranh và xây dựng đất nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội. Đạo đức cách mạng, yêu cầu người cán bộ nói chung, người lính nói riêng phải
có những phẩm chất cần thiết để phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng xóa bỏ
chế độ xã hội cũ và xây dựng đất nước đem lại cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho
người dân. Đó là những phẩm chất: trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu
cho độc lập của dân tộc tự do của nhân dân, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc nhân
dân; phải cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; phải đồn kết, thật thà; có tinh thần
tập thể, tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản... Những phẩm chất đạo đức

12


này khơng phải cái gì cao xa mà gần gũi trong việc làm cụ thể hàng ngày, hàng giờ
trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập trong lòng dân, trong cuộc chiến đấu bảo vệ
nhân dân.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và lý luận
đạo đức nói riêng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: Đạo đức cách mạng là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khác hẳn về chất
so với các kiểu đạo đức cũ. “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân
chống lên trời, đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất đầu
ngẩng lên trời” [30, tr.320]. Đạo đức mới này nảy sinh trên cơ sở chế độ cơng hữu
về tư liệu sản xuất, được hình thành, phát triển cùng với quá trình vận động, phát
triển sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Nên, Người xem đạo đức cách mạng là

cái gốc của mọi người làm cách mạng: “Đạo đức đó khơng phải là đạo đức thủ cựu.
Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh vọng của các cá nhân mà
vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc và lồi người” [36, tr. 252]. Do đó, đạo đức
mới là đạo đức tập thể, đạo đức vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự tự do, ấm no,
hạnh phúc của mỗi người. Mục đích cuối cùng của nó là góp phần giải phóng triệt
để con người, trước hết là giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động thốt khỏi mọi
áp bức, bất cơng trong xã hội.
Là hình thức biểu hiện của đạo đức mới - đạo đức cộng sản, ĐĐQN vừa phản
ánh bản chất tốt đẹp của xã hội, vừa biểu hiện những nét đặc thù của đạo đức mới
trong lĩnh vực quân sự. Do đó, nghiên cứu ĐĐQN có thể tiếp cận dưới các góc độ
sau:
Dưới góc độ ý thức, ĐĐQN chính là trình độ nhận thức của người quân nhân
về các giá trị, quy tắc, các chuẩn mực đạo đức của xã hội, đồng thời đó còn là biểu
hiện thái độ nhận thức của quân nhân trước hành vi của mình khi đối chiếu với hệ
thống chuẩn mực, hành vi và những quy tắc đạo đức của quân đội cách mạng, giúp
người quân nhân tự giác điều chỉnh hành vi một cách tự nguyện, tự giác. Đó cịn là
niềm tin, trách nhiệm, tình cảm, ý chí của người quân nhân.

13


Dưới góc độ thực tiễn đạo đức, ĐĐQN chính là hệ thống các hành vi đạo đức
của quân nhân được nãy sinh trên cơ sở chỉ đạo của ý thức đạo đức qn nhân, là
q trình hiện thực hóa ý thức quân nhân trong cuộc sống.
Theo mối quan hệ giữa các quân nhân với nhau, ĐĐQN là một dạng quan hệ
xã hội đặc thù đó là những quan hệ tốt đẹp, đồn kết, thân ái, thắm đượm tình đồng
chí, đồng đội, tình qn dân, cùng chung lợi ích và mục tiêu lý tưởng. Quan hệ này
được hình thành và phát triển như những quy luật tất yếu trong quá trình xây dựng
quân đội và hoạt động quân sự, là những nhu cầu khách quan không thể thiếu của sự
nghiệp xây dựng quân đội cách mạng.

Như vậy, vấn đề ĐĐQN đã được các tác giả tiếp cận từ nhiều hướng khác
nhau trên lập trường của chủ nghĩa Mác và đều có sự thống nhất với nhau về các
đặc trưng cơ bản như sau:
Đạo đức quân nhân là toàn bộ những quan niệm, tình cảm, nguyên tắc, chuẩn
mực, những quan hệ và hành vi ứng xử của quân nhân với nhau và với xã hội một
cách tự nguyện.
Đạo đức quân nhân là một phương thức điều chỉnh hành vi của quân nhân.
Trong hoạt động chiến đấu, lao động sản xuất, công tác có rất nhiều phương thức để
điều chỉnh hành vi của quân nhân, mỗi phương thức điều chỉnh hành vi theo những
nguyên tắc, chuẩn mực nhất định. Đạo đức điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện,
tự giác của quân nhân
Đạo đức quân nhân là một hệ thống các giá trị và định hướng giá trị được
thể hiện trong một tổ chức mang tính đặc thù - tổ chức quân đội.
Từ các đặc trưng trên về đạo đức quân nhân tác giả cho rằng: ĐĐQN là tồn
bộ những quan niệm, tình cảm, nguyên tắc, chuẩn mực, những quan hệ và các hành
vi ứng xử của quân nhân với nhau và với xã hội một cách tự nguyện, đáp ứng yêu
cầu khách quan của hoạt động quân sự và xây dựng quân đội.

14


1.1.3. Khái niệm giáo dục đạo đức quân nhân
Hoạt động giáo dục là một hình thức hoạt động thực tiễn đặc biệt, bản chất
của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của con người. Bởi
vậy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Theo cách hiểu chung, đó là hoạt động nhằm
tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người,
làm cho con người dần dần có được những phẩm chất, năng lực như họ hướng tới.
Theo quan niệm của giáo dục học hiện đại, giáo dục khơng phải là hoạt động đơn lẻ,
ở đó người dạy giữ vai trị độc tơn về tri thức truyền thụ cho người học, người học
không lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, mà đó là q trình tương tác biện

chứng: người dạy giữ vai trò tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình lĩnh hội kiến
thức, phát triển nhân cách của người học theo những tiêu chí chung xác định; người
học sẽ tự mình quyết định đến việc lựa chọn, tiếp nhận và khám phá nhằm lĩnh hội
và tiếp nhận tri thức một cách tốt nhất. Dưới góc độ triết học có thể hiểu rằng, giáo
dục là q trình tác động từ bên ngồi vào đối tượng giáo dục (giữa chủ thể giáo dục
và đối tượng được giáo dục), mặt khác thông qua tác động này làm cho đối tượng
được giáo dục tự biến đổi bản thân mình, tự hồn thiện, tự nâng mình lên qua giáo
dục.
Giáo dục ĐĐQN cũng là một quá trình giáo dục nhưng diễn ra trong môi
trường quân sự theo từng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các Nhà trường cũng như
của quân đội nói chung.
Từ điển giáo dục học quân sự đề cập: “Giáo dục đạo đức quân nhân có ý
thức và tuân theo những chuẩn mực đạo đức của người quân nhân cách mạng, của
con người mới XHCN, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Giáo dục đạo đức quân nhân
(GDĐĐQN) nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức cách mạng cho bộ đội trên cơ sở
đó giúp họ tự giáo dục, tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với quan hệ xã
hội, với tiêu chuẩn đạo đức cách mạng; góp phần phát triển tính tích cực trong tập
thể quân nhân, tạo nên dư luận tập thể và mơi trường thuận lợi để giáo dục; góp
phần đấu tranh ngăn ngừa, khắc phục những tàn dư lạc hậu của đạo đức phong kiến,
ảnh hưởng xấu độc của đức, lối sống tư sản” [61, tr.105].

15


Tiếp cận từ khái niệm ĐĐQN và giáo dục tác giả cho rằng: Giáo dục đạo
đức quân nhân là hoạt động có mục đích được tổ chức một cách khoa học của chủ
thể với đối tượng thông qua những cách thức, biện pháp nhằm tác động đến học
viên, qua đó làm chuyển biến nhận thức, hình thành niềm tin, năng lực, tình cảm,
thái độ, trách nhiệm của học viên với những chuẩn mực đạo đức mới; góp phần
phát triển, hồn thiện nhân cách người quân nhân cách mạng; phù hợp với mục

tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường đề ra, đồng thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
Cụ thể hóa các khái niệm có thể thấy, GDĐĐQN là một nhu cầu tất yếu của
sự phát triển. Q trình đó diễn ra liên tục với sự tác động qua lại giữa chủ thể giáo
dục và đối tượng giáo dục. Chủ thể giáo dục không ngừng truyền đạt những tri thức,
tình cảm đạo đức và đặc biệt là các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và ĐĐQN
tới đối tượng giáo dục. Thông qua GDĐĐQN những phẩm chất cần thiết phù hợp
với chuẩn mực đạo đức của xã hội, sẽ được chuyển hóa trở thành đạo đức cá nhân
trong mỗi quân nhân, giúp quân nhân nhận thức và điều chỉnh hành vi một cách
đúng đắn, đầy đủ, chủ động, phù hợp với chuẩn mực người quân nhân quân đội và
yêu cầu của xã hội đặt ra.
GDĐĐQN còn là một phương thức giúp cho quân nhân hiểu biết và nhận
diện một cách rõ ràng những biểu hiện vi phạm đạo đức, những lệch chuẩn đạo đức,
những quan niệm lệch lạc, lạc hậu, làm cho phẩm chất của người qn nhân khơng
ngừng được hồn thiện, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các Nhà trường.
1.2. Vai trò của giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan
Lục quân 2.
1.2.1. Đặc điểm học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2
Trường SQLQ2 - Đại học Nguyễn Huệ tiền thân là trường Quân chính sơ cấp
Quân giải phóng miền Nam, được thành lập ngày 27/8/1961 tại ấp Lị Gị, xóm Rẫy, xã
Hịa Hiệp, huyện Châu Thành, nay là huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Do điều kiện
chiến tranh, Nhà trường đã 7 lần đổi tên và chuyển nhiều địa điểm khác nhau. Đến
tháng 10/1975 chuyển về đóng quân trên địa bàn xã Tam Phước, thành phố Biên

16


Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là vùng đất văn hiến cách mạng, có bề dày truyền thống
văn hóa, kinh tế phát triển đời sống nhân dân khá cao. Nhà trường ln giữ vững
mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, hoàn thành tốt nhiệm vụ GDĐT.

Ngày 21/8/1998 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 180/1998/QĐ-TTg
giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học cho Trường SQLQ2. Ngày 28/10/2010, Thủ
tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1973/QĐ-TTg thành lập trường Đại học
Nguyễn Huệ trên cơ sở nâng cấp Trường SQLQ2, đây là mốc son quan trọng khẳng
định vị thế của Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc gia. Về cơ cấu tổ chức: Tổ
chức Nhà trường bao gồm: Ban Giám hiệu, các phòng, ban trực thuộc, các khoa
giáo viên và các đơn vị quản lý học viên. Với chức năng nhiệm vụ là đào tạo sĩ quan
chỉ huy Lục quân cấp phân đội ở khu vực phía Nam, trang bị cho người học những
kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu với nhiều nội dung phong phú. Giáo dục đạo
đức quân nhân được xác định là một nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo
của Nhà trường, góp phần đào tạo nên đội ngũ sĩ quan có đủ đức, tài phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong công tác GDĐĐQN cho học
viên ở Nhà trường nổi lên một số đặc điểm cơ bản sau:
* Tâm lý lứa tuổi: Học viên Trường SQLQ2 là những thanh niên được tuyển
chọn chặt chẽ, có nguyện vọng trở thành sĩ quan phục vụ lâu dài trong quân đội. Vừa
thi tuyển theo quy định chung của Bộ GDĐT, họ còn phải trải qua quá trình xét tuyển
chặt chẽ của các cơ quan quân sự địa phương, quận, huyện, thị xã về lai lịch, sức khỏe,
đáp ứng tiêu chí đào tạo của nghành quân sự; với nguyện vọng được phục vụ
lâu dài trong quân đội nên luôn xác định tốt động cơ, phương hướng, mục đích học tập,
rèn luyện tốt. Đa số học viên tuổi đời còn rất trẻ (từ 18 đến 23), năng động, sáng tạo,
đang hoàn thiện thể chất và tâm lý, sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu những
tri thức, tình cảm đạo đức mới. Hơn nữa, học viên Trường SQLQ2 được xuất thân từ
nhiều vùng, miền, dân tộc khác nhau, có học viên ở thành phố, có học viên ở vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh từ Quảng Trị trở đến các tỉnh thuộc khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng căn cứ cách mạng trước đây. Sự khác nhau này
dẫn đến sự khác nhau về tính cách về trình độ nhận thức các vấn đề chính

17



trị xã hội, thái độ, động cơ nghề nghiệp, quan niệm sống… Bởi vậy, GDĐĐQN nếu
không chú ý đến đặc điểm này để phân loại, tìm ra phương pháp giáo dục tối ưu với
từng đối tượng, thì sẽ khơng mang lại kết quả như mong muốn.
* Điều kiện, môi trường học tập, rèn luyện: Bên cạnh đó, học viên Trường
SQLQ2 học tập, rèn luyện trong môi trường nghiêm ngặt về điều lệnh, kỷ luật của
quân đội, chịu sự quản lý trên tất cả các hoạt động. Đặc biệt, học viên khối đào tạo
cơ bản (Đại học quân sự) phải trải qua q trình rèn luyện địi hỏi cao về sức khỏe,
ý chí, nghị lực và lịng dũng cảm như: thời gian học tập chủ yếu ngoài thao trường,
bãi tập, các đợt hành quân dã ngoại, diễn tập chiến thuật năm thứ ba và diễn tập
chiến thuật tổng hợp cuối khóa thời gian dài ngày; bên cạnh sự rèn luyện của chỉ
huy các cấp, học viên phải chủ động rèn luyện ngoài giờ để đáp ứng với yêu cầu,
nhiệm vụ. Học viên được phân theo các chuyên ngành: Binh chủng hợp thành,
Trinh sát bộ binh, Trinh sát đặc nhiệm. Khi tốt nghiệp ra trường sẽ được phân công,
bổ nhiệm một chức vụ công tác ở một đơn vị theo nhu cầu thực tiễn xây dựng quân
đội, của từng đơn vị và nhu cầu biên chế tổ chức, với chức vụ ban đầu là Trung đội
trưởng. Họ lại trở thành người lãnh đạo, chỉ huy, đào tạo, trực tiếp quản lý Bộ đội,
chịu trách nhiệm về những cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Do vậy, đặt ra yêu cầu đối
với người học viên SQLQ2 là khơng ngừng hồn thiện các phẩm chất, chuẩn mực
đạo đức của người quân nhân cách mạng.
Về môi trường xã hội trên địa bàn Nhà trường đóng quân. Địa điểm đóng
quân của Nhà trường hiện nay được xác định là khu vực có điều kiện kinh tế phát
triển, xung quanh là các khu công nghiệp thu hút hàng vạn lao động từ vùng miền
khác nhau đến làm việc, cùng với nó là sự xuất hiện các tệ nạn xã hội như: cờ bạc,
ma túy, mại dâm, cướp bóc, trộm cắp… đang tạo nên những điểm nóng về trật tự an
toàn xã hội. Đồng Nai cũng được xác định là nơi tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau,
sẽ không tránh khỏi những bất đồng về quan điểm tự do tín ngưỡng, địi hỏi việc
giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa qn đội với các tín đồ tơn giáo là vấn đề tế
nhị, linh hoạt và mềm dẻo.

18



* Lập trường chính trị, tư tưởng: Do đặc điểm có tính đặc thù trong mơi
trường qn đội, nên u cầu của Nhà trường đối với học viên SQLQ2 phải có lập
trường tư tưởng vững vàng, sống có lý tưởng trung thành với Đảng, với Tổ quốc,
với nhân dân. Họ cần phải nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ quân nhân, có tinh
thần chịu đựng gian khổ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập, rèn luyện
và ra cơng tác; có tinh thần tập thể, dân chủ, kỷ luật, có sức đề kháng với các hiện
tượng tiêu cực trong xã hội. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức qn nhân có một vai
trị quan trọng.
1.2.2. Vai trị của giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường SQLQ2 hiện
nay Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường SQLQ2 là một yêu cầu tất
yếu, một nội dung khơng thể thiếu của tồn bộ q trình GDĐT. Điều đó được xuất
phát từ chính mục tiêu đào tạo của Nhà trường, đó là “đào tạo đội ngũ cán bộ có
phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tuyệt đối trung thành
với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân,… đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp xây
dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [15].
Thực chất GDĐĐQN cho học viên Trường SQLQ2 là quá trình tự giác và
liên tục, diễn ra dưới sự tác động giữa lực lượng giáo dục, là các cấp ủy, tổ chức
Đảng, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý học viên, các tổ chức quần chúng với học
viên. Học viên đóng vai trị vừa là chủ thể nhưng đồng thời là đối tượng giáo dục,
thông qua hoạt động học tập, rèn luyện, cơng tác, văn hóa, văn nghệ, thể thao, tăng
gia sản xuất, vui chơi hàng ngày… Các tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức, các giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức quân nhân được chuyển tải, thẩm thấu vào
trong mỗi học viên ở Nhà trường. Giúp học viên có niềm tin, lý tưởng vững vàng,
thái độ, động cơ học tập đúng đắn, đầy đủ những chuẩn mực tốt đẹp của một người
quân nhân cách mạng. Đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường và góp
phần vào xây dựng quân đội vững mạnh tồn diện. Vai trị của GDĐĐQN cho học
viên SQLQ2 được biểu hiện ở một số nội dung cơ bản sau:


19


Một là, giáo dục đạo đức quân nhân giúp củng cố niềm tin, lý tưởng, nâng
cao bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp cho mỗi quân nhân.
Niềm tin, lý tưởng cách mạng là nhân sinh quan cao cả, là chuẩn mực hàng
đầu của người quân nhân cách mạng, trạng thái hoàn hảo nhất mà người ta mong
muốn đạt tới, và thôi thúc con người hành động để thỏa mãn, nhu cầu lợi ích, “là cơ
sở lựa chọn giá trị, là mục tiêu cao nhất của hành vi đạo đức và đánh giá đạo đức”
[50, tr.82]. Là người quân nhân, ngay từ lúc họ tham gia quân ngũ là đã xác định
được lý tưởng của mình, nhưng để vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong lý
tưởng đó thì chỉ có thơng qua con đường giáo dục và tự giáo dục người quân nhân
mới lĩnh hội được những tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và các giá trị đạo đức
mới: đó là những kiến thức cơ bản cốt lõi nhất về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước,
đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phịng tồn dân của Đảng; bản
chất, âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù; quy chế giáo dục, đào tạo của Nhà
trường, chức trách nhiệm vụ của quân nhân, của học viên, trước yêu cầu xây dựng
Nhà trường vững mạnh tồn diện; cùng với đó là các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, của Đảng, quân đội và Nhà trường; tình hình kinh tế, chính trị của đất nước,
tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường tới đạo đức lối sống của qn nhân,
khơi dậy tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh của học viên… Từ
việc bổ sung, trang bị những tri thức đạo đức đó làm cho niềm tin của họ ngày càng
được cũng cố vững chắc và đạt tới lý tưởng cao đẹp.
Bên cạnh, củng cố niềm tin, lý tưởng, những tri thức đạo đức sẽ góp phần
nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp cho mỗi quân nhân: Điều này thể
hiện ý thức hệ của người quân nhân cách mạng, khi được trang bị những kiến thức
đạo đức sẽ nâng cao tầm nhận thức, tính kiên định, vững vàng, niềm tin vững chắc
vào mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa; thái độ bình tĩnh, tự tin trong xử lý tình

huống, ý thức trách nhiệm của bản thân trước vận mệnh của giai cấp, dân tộc; khả
năng phân tích những vấn đề chính trị - xã hội, khả năng dự báo xu hướng vận động
của thực tiễn từ đó đưa ra những phương án tối ưu để giải quyết vấn đề. Hơn

20


×