Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá tra và basa trong bè pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.38 KB, 6 trang )

Những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá tra và basa trong bè
NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÀ
BASA TRONG BÈ
- Chất lượng và dòng chảy của sông Tiền và sông Hậu (sông Cửu Long -
ĐBSCL) thích hợp cho việc nuôi cá bè
- Yếu tố thuận lợi về nguồn thức ăn, nguồn giống tự nhiên
- Kinh nghiệm nuôi bè được tích lũy qua nhiều năm của nhân dân địa phương.
- Cá tra và cá basa cũng đã có được thị trường xuất khẩu với nhu cầu số lượng
lớn.
I - ĐIỀU KIỆN THỦY VĂN VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC:
Lưu lượng: vào mùa mưa lũ, lưu lượng nước sông Cửu Long dao động từ
18.8000 m
3
/giây đến 48.700 m
3
/giây (số liệu đo tại Phnôm Pênh - Campuchia), cao gấp
9-23 lần so với lưu lượng vào mùa khô.
Vận tốc dòng chảy: vào mùa lũ 0,5-0,6m/giây, ở mùa khô 0,1 - 0,2m/giây. Vận
tốc nước chảy qua bè đặt gần bờ sẽ thấp hơn giá trị này. Từ bờ ra lòng sông khoảng 50m,
người ta có thể đặt 2 -3 hàng bè nối nhau.
Nhiệt độ: nước biến thiên không nhiều, cao nhất là 31
0
C vào tháng 5 và tháng
10, thấp nhất 26
0
C vào tháng giêng. Biên độ chênh lệch trong ngày khoảng 1,5 độ C,
nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 - 3
0
C
Độ trong và pH: trong mùa khô, độ trong của nước từ 40 - 60 cm và pH khoảng
7,5. Mùa mưa, độ trong chỉ 8-10cm và pH nước sông khá ổn định là đặc điểm rất có lợi


cho đời sống của thủy sinh vật và cá.
Độ cứng: dao động từ 2-5 độ (độ Đức), chủ yếu được hình thành trên cơ sở muối
cacbonat canxi và thuộc dạng nước ít muối khoáng.
Các chất khí hòa tan: ở sông Tiền và sông Hậu nước tương đối thoáng sạch,
dưỡng khí đầy đủ (4,3 - 9,7 mg/lít), hàm lượng khí cacbonic thấp (1,7 - 5,2mg/lít) nghĩa
là nằm dưới giới hạn có hại đối với cá và sinh vật dưới nước. Ngoài ra không có các khí
độc trong nước sông
II NGUỒN THỨC ĂN
Nuôi cá bè là hình thức nuôi công nghiệp, chủ động và có tính tập trung. Tại các
khu vực nuôi bè cá tra và basa tập trung hiện nay (chủ yếu ở An Giang và Đồng Tháp)
nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho cá rất phong phú. Khu vực tứ giác Long Xuyên,
Đồng Tháp Mười, đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác các loại nông sản và là nguồn
cung cấp chủ yếu nguyên liệu nông sản để chế biến thức ăn cho cá nuôi bè (cám, tấm,
đậu, bắp...) Một thuận lợi nữa là vào cuối mùa gió Tây - Nam hàng năm (sau đỉnh lũ)
nước sông từ thượng nguồn đổ xiết về hạ lưu và mang về nguồn lợi cá tự nhiên rất dồi
dào cả về số lượng lẫn chủng loại. Nhiều nhất là cá linh (Labeobarb siamensis) và nhiều
loại cá tự nhiên khác. Ngoài nguồn cá tự nhiên nước ngọt, các loại cá tạp đánh bắt từ
biển Rạch Giá được chuyển đến khu vực nuôi bè với đoạn đường ngắn, giá cả phù hợp
và thường xuyên. Ngoài ra, điều kiện giao thông thủy và bộ thuận tiện cũng giúp cho
việc vận chuyển nguyên vật liệu chế biến thức ăn cho cá được dễ dàng và kịp thời.
III. CÁ GIỐNG PHỤC VỤ CHO NGHỀ NUÔI:
Nhiều năm trước đây và cả đến khi nuôi cá bè thịnh hành và phát triển, con giống
cung cấp cho nuôi trong bè chủ yếu được vớt từ thiên nhiên, trên sông Cửu Long. Các
loài nuôi trong bè đều thuộc nhóm cá địa phương, sống trong sông và các thủy vực nước
ngọt. Đa số chúng đều thích hợp với môi trường nước chảy.
Hàng năm vào mùa mưa, các bột các loài được vớt trên sông và ương nuôi trong
ao, hầm thành cá giống và cung cấp cho các bè nuôi. Cá tra và basa cũng được vớt trên
sông như các loài cá khác. Hàng năm có khoảng từ 200 - 500 triệu bột cá tra được vớt và
ương nuôi, sau đó cá giống được chuyển đi bán cho người nuôi khắp các tỉnh Nam bộ và
cho nuôi bè tại chỗ. Riêng cá basa thì hoàn toàn phải thu gom cỡ cá giống từ sông (bằng

câu, lưới) và phần lớn phải mua từ Campuchia. Mỗi năm nhu cầu với một số lượng
giống cá basa từ 10 - 15 triệu con.
Hiện nay đã chủ động cho sinh sản nhân tạo 2 loài cá trên. Trong năm 1999 các
địa phương đã cho đẻ nhân tạo được 500 triệu bột cá tra, do đó giảm hẳn nghề vớt cá tra
trên sông và trong tương lai một vài năm tới có thể hoàn toàn bãi bỏ việc vớt cá tra tự
nhiên.
Đối với cá basa cũng đang từng bước nâng cao sản lượng cá bột sinh sản nhân
tạo. Năm 1999 cá đẻ nhân tạo mới chỉ cung cấp được khoảng 10% nhu cầu về cá giống
nuôi. Hy vọng trong một số năm tới chúng ta sẽ chủ động hoàn toàn về nguồn giống loài
cá này.
Trị bệnh cụt vây, cụt đuôi cá ba sa nuôi trong bè

Mầm bệnh lan truyền trong nước hay có sẵn trong cá nuôi. Khi điều kiện thuận lợi
mầm bệnh phát triển gây bệnh cả khu vực rộng lớn.
Biểu hiện bên ngoài: Da cá sậm màu. Vây đuôi rách, thấy các hạt tròn đỏ xuất
hiện ở xung quanh vết rách. Các vây hậu môn, vây ngực, vây lưng có biểu hiện tương tự
nhưng mức độ nhẹ hơn. Bắt cá lên khỏi mặt nước, máu loãng từ các vết rách chảy ra
nhiều. Bệnh nặng gai cứng bị gãy hay có dấu hiệu sưng đỏ ở gốc gai. Hậu môn sưng đỏ,
lồi.
Biểu hiện bên trong: Gan bầm, mật sưng căng, xoang bụng xuất huyết, ruột viêm
từng đoạn tập trung ở đoạn ruột sau.
Phòng bệnh: Quạt bè khi dòng nước chảy yếu; rời bè đến nơi thoáng mát; cho ăn
đầy đủ, bổ sung rau xanh hoặc các loại vitamin, khoáng vi lượng; vớt cỏ rác tập vào bè,
loại bỏ cá chết.
Điều trị:
- Dùng cỏ mực 1 kg + muối ăn 0,2 kg cho 1 tấn cá (cỏ mực đập nát trộn với muối
rải đều vào thức ăn). Thời gian 7-10 ngày.
- Dùng 15 mg Furazolidon + 3 mg Oxytetracyclin trộn đều vào thức ăn cho 100
kg cá. Trị liên tục từ 5-7 ngày.
- Dùng 2g Oxytetracyclin + 1g Chloramphenicol cho 100 kg cá. Trộn thuốc vào

thức ăn đã nấu chín để nguội, có bổ sung bã rượu giúp cho cá ăn ngon, dễ tiêu hóa và
nhanh chóng phục hồi tạp khuẩn đường ruột. Thời gian điều trị liên tục 5-7 ngày.

Phòng trừ các bệnh thường gặp ở cá tra, basa

Cá tra, basa cũng như nhiều loài cá nước ngọt khác, dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh
phổ biến. Các tác nhân gây bệnh cho cá gồm 2 nhóm là các bệnh truyền nhiễm (do virus,
vi khuẩn và ký sinh trùng) và tác nhân không truyền nhiễm do môi trường, dinh dưỡng
hoặc do các vi sinh vật gây ra.
Bệnh trắng da (hay bệnh đốm trắng)
Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị sây sát do đánh bắt, san ao, vận chuyển hoặc do nhiệt
độ môi trường nước thay đổi đột ngột và quá cao. Cá bị nhiễm bệnh thường bỏ ăn, gốc
vây lưng xuất hiện vết đốm trắng sau đó lan dần đến cuống đuôi và toàn thân. Cá bị bệnh
nặng thường bơi lờ đờ ngang mặt nước, rồi lộn đầu xuống và chết. Bệnh này xảy ra rất
nhanh nên phát hiện và phòng bệnh sớm là rất cần thiết. Để trị bệnh dùng một số kháng
sinh và thuốc điều trị (thế hệ mới) trộn vào thức ăn TCB (thức ăn hỗn hợp tự chế) hoặc
nghiền mịn và pha thành dung dịch ngâm thức ăn viên để cho cá ăn: Sunfadimezin 5g +
Oxytetracyclin 2g/100 kg cá kết hợp trộn vào thức ăn Superfact 250g/100kg thức ăn. Từ
ngày thứ 3, liều dùng giảm đi một nửa. Cá có thể khỏi bệnh sau 5 ngày dùng thuốc.
Bệnh huyết đường ruột
Xuất hiện chủ yếu vào các tháng mùa khô. Cá bị bệnh bụng chướng to, hậu môn
lồi, sưng đỏ, vây bụng xung huyết. Cá bơi lờ đờ, tách đàn, biếng ăn. Để phòng bệnh có
thể dùng cỏ mực thái nhỏ và nấu chung với thức ăn TCB cho cá ăn, liều lượng 1 kg cỏ
mực + 70kg thức ăn. Cứ cách 1 tuần cho ăn một lần nhằm phòng bệnh đường ruột rất tốt.
Trị bệnh cho cá nên dùng Sunfathiazon 6g+0,5g Thiromin/100kg cá, hoặc Sunfaguanidin
10g/70kg thức ăn TCB. Cho ăn liên tục 5 ngày liền, từ ngày thứ 3 giảm lượng thuốc đi
một nửa.
Bệnh nấm thủy mi
Bệnh gây hại cho cá từ trứng đến cá trưởng thành. Những ao bị nhiễm bẩn, nuôi
quá dày đều có thể xuất hiện bệnh nấm. Trị bệnh dùng xanh Malachite nồng độ 0,05 -

0,1mg/lít (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) để diệt nấm trong bể
ấp, với cá hương giống, tắm cho cá trong nước muối 2 - 3% hoặc dung dịch thuốc tím
20mg/lít trong 10 - 15 phút, hoặc dung dịch xanh Malachite 1 - 2mg/lít trong 30 - 60
phút (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS). Ao ương nên thay nước
mới sạch để hạn chế ngay sự phát triển của nấm thủy mi.
Bệnh trùng bánh xe
Bệnh phổ biến ở giai đoạn cá giống. Khi mới nhiễm bệnh thân cá có lớp nhớt hơi
trắng đục, cá thường nổi và thích tập trung nơi nước chảy. Cá bệnh nặng lờ đờ rồi chìm
xuống đáy ao và chết. Không nên nuôi ương cá với mật độ quá dày, giữ môi trường nuôi
sạch. Trị bệnh dùng nước muối 2 - 3% tắm cho cá bệnh 5 - 15 phút. Dùng Sulphat đồng
nồng độ 2 - 5 mg/lít tắm cho cá 10 - 15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao nồng độ 0,5 -
0,7 g/m3 nước. Dùng Malachite nồng độ 0,1 - 0,2 g/m3 (thuốc này đã bị cấm sử dụng
theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) tắm cá từ 30 - 60 phút. Phối hợp Sunphat đồng 0,5g/m3
+ xanh Malachite 0,01 - 0,02 g/m3 (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-
BTS) phun hoặc rắc đều xuống ao nhằm tiêu diệt trực tiếp trùng bánh xe trong nước và
ký sinh trên cá.

×