Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Luận văn skkn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.42 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN TẤN TÀI

TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội, năm 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN TẤN TÀI

TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ
Ngành: Triết học
Mã số: 8 22 90 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ THỊ LAN

Hà Nội, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Với sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thị Lan theo quyết định số
3295/QĐ-HVKHXH của Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam - Học


Viện Khoa Học Xã Hội. Các tài liệu sử dụng phân tích trong luận văn có
nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan
và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Luận văn “Tư tưởng cải cách của
Đặng Huy Trứ” của tôi chưa từng được cơng bố trong bất kỳ nghiên cứu nào
khác.
Chữ kí của tác giả


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1: ............................................................................................. 13
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ ............................................. 13
1.1. BỐI CẢNH THẾ GIỚI NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX. ....................................... 13
1.2. BỐI CẢNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX. .................................... 19
1.3. SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ .............. 24
1.3.1. Điều Kiện, Tiền Đề Hình Thành Tư Tưởng Cải Cách Đặng Huy Trứ ................ 24
1.3.2. Cuộc Đời, Sự Nghiệp Và Sự Hình Thành Tư Tưởng Cải Cách Của Đặng Huy
Trứ

32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 35
Chương 2: ............................................................................................. 37
NHỮNG NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG
HUY TRỨ ....................................................................................................... 37
2.1. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TIẾN BỘ CỦA ĐẶNG HUY TRỨ ........... 37
2.1.1. Tư tưởng thương dân - Mối quan hệ giữa dân và quan ..................................... 37

2.1.2. Đạo làm quan ..................................................................................................... 39
2.1.3. Tư tưởng bảo vệ đạo đức thanh liêm của người làm quan ................................ 42

2.2. TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ VỀ KINH TẾ XÂY DỰNG CON
ĐƯỜNG TỰ CƯỜNG, TỰ TRỊ CHO DÂN TỘC................................................... 44
2.2.1. Phát triển thương nghiệp làm ra của cải là một việc lớn .................................... 44
2.2.2. Tư tưởng tự lực, tự cường xây dựng đất nước .................................................. 46
2.2.3. Phải học hỏi, tiếp thu công nghệ khoa học kĩ thuật ........................................... 48
2.2.4. Tư tưởng cải cách giáo dục Nho học của Đặng Huy Trứ .................................. 50
2.2.5. Cải cách văn hóa bằng việc phê phán bài trừ hủ tục truyền thống và thói hư tật
xấu trong nhân dân ................................................................................................................... 51

2.3. TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ VỀ QUÂN SỰ ................... 54
2.3.1. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng cải cách quân sự của Đặng Huy Trứ .. 54


2.3.2. Chiến tranh nhân dân là huyết mạch quyết định sự an nguy của đất nước. ..... 56
2.3.3. Biên soạn, sưu tầm và in ấn phát hành binh thư lưu truyền cho hậu thế .......... 58

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 59
Chương 3: ............................................................................................. 60
GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY .................................. 60
3.1. GIÁ

TRỊ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA

ĐẶNG HUY TRỨ

ĐỐI VỚI TRIỀU


ĐÌNH NHÀ NGUYỄN ...................................................................................... 60

3.2. GIÁ

TRỊ TƯ TƯỞNG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH

ĐẶNG HUY TRỨ

ĐỐI VỚI

PHONG TRÀO CẢI CÁCH ĐẤT NƯỚC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ....................... 61

3.3. Ý

NGHĨA TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA

ĐẶNG HUY TRỨ

ĐỐI VỚI

VIỆT

NAM HIỆN NAY ............................................................................................ 62
3.3.1. Một vài chủ đề trong cải cách Việt Nam hiện nay .............................................. 62
3.3.2. Ý nghĩa của tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ đối với hiện nay .................. 68

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 70
KẾT LUẬN ........................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ 1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Cải cách” hay “đổi mới” là những từ ngữ dùng để chỉ sự thay đổi trước
những điều kiện mới xảy đến mà không làm thay đổi mất bản chất sự vật hiện tượng
đó, mang ý nghĩa tích cực. “Cải cách” là hoạt động thường xuyên diễn ra một cách
tự giác trong bất kể lịch sử của dân tộc nào, quốc gia nào. Dù muốn dù khơng, để
phát triển thì cải cách diễn ra là thường xuyên dù trong phạm vi lớn như nhân loại
hay chỉ ở mỗi chủ thể cá nhân. Ở tầm quốc gia việc cải cách hay đổi mới phải thực
hiện như là một quy luật tất yếu mà mỗi thời đại đều có. Trong từng thời kỳ lịch sử
Việt Nam, trong mỗi bối cảnh khác nhau của thực tiễn luôn đòi hỏi cấp thiết một
nhu cầu cải cách phù hợp với thực tiễn đó. Vào thời gian nửa đầu thế kỷ XIX, thực
tiễn xã hội Việt Nam trước muôn vàng thách thức vừa phải hứng chịu sự đói khổ trì
trệ với sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn, vừa phải lầm than trước nạn xâm lăng
của thực dân Tây phương uy lực dũng mãnh. Hệ tư tưởng Nho giáo lỗi thời đã
khơng cịn phù hợp, đời sống bế tắc mọi mặt từ kinh tế, chính trị, đến loạn lạc xã
hội. Trong lúc bấy giờ thì nhiều quan thần, sĩ phu yêu nước đã dấy lên tư tưởng cải
cách, canh tân đất nước như Phạm Phú Thứ, Trần Đình Túc, Nguyễn Trường Tộ,
Nguyễn Lộ Trạch... Một trong số các tư tưởng cải cách có sức ảnh hưởng sâu sắc
và giá trị nhất cần nghiên cứu đó là tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ. Những tư
tưởng cải cách của ông được đánh giá là toàn diện ở tất cả các mặt từ kinh tế, chính
trị, xã hội, quân sự, khoa học... Tư tưởng cải cách của ông không dừng lại ở việc tấu
trình, thưa tâu như một số nhà tư tưởng cùng thời, khi mọi điều trần chỉ được đưa
dâng đến vua Tự Đức, tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ được đánh giá là bước
tiến bộ khi các tư tưởng của ơng được chính ơng thực thi vào thực tiễn xã hội đương
thời để góp phần xây dựng đất nước tự cường, tự trị đấu tranh bảo vệ dân tộc chống
giặc Pháp xâm lăng. Cho đến thời điểm hiện tại các giá trị trong tư tưởng cải cách
của Ơng vẫn cịn ngun vẹn giá trị to lớn với dân tộc ta.
Khi xu hướng tự lực tự cường vẫn là sự chọn lựa bất khả kháng ở các quốc

gia để tồn tại và phát triển thì các tư tưởng cải cách, canh tân ở những thời đại trước
1


là cần thiết để nghiên cứu, khơng chỉ có thể kịp thời áp dụng để giải quyết các vấn
đề thời đại đặt ra trước mắt, mà cịn có thể nắm bắt được cơ hội để phát triển đất
nước thời đại bấy giờ.
Việc nghiên cứu “Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ” là để tìm tịi áp
dụng các giá trị tư tưởng cải cách còn nguyên giá trị vào hiện thực Việt Nam lúc
bấy giờ. Có thể thấy trước thực tiễn thời đại vô cùng khác trong lịch sử nhân loại
nói chung cũng như lịch sử Việt Nam nói riêng và chuyển biến khó lường, thì bất kể
tư tưởng cải cách, đổi mới nào cũng cần thiết suy tư đến mà cân nhắc áp dụng. Lịch
sử Việt Nam có nhiền biến cố, trải qua mỗi biến cố dân tộc ta dường như mạnh mẽ
và bất diệt hơn. Đó là nhờ vào tinh thần kế thừa đúc kết, tinh thần cải cách đổi mới
sáng tạo dù ở bất kể hoàn cảnh thời thế thế nào thì cũng có cách để vượt qua.
Với mục đích “Ơn cố tri tân” đề tài luận văn “Tư tưởng cải cách của Đặng
Huy Trứ” được thực hiện với mong muốn trước hết là tìm tịi, phân tích và góp chút
đánh giá về mặt giá trị của tư tưởng trong từng mặt cải cách của ông đối với thực
tiễn xã hội nửa cuối thế kỷ XIX . Đồng thời, luận văn cũng nhằm triển khai, liên kết
các vấn đề cải cách và giá trị tư tưởng cải cách đó cho Việt Nam ở giai đoạn hiện
tại. Chúng ta không thể phủ nhận được việc cải cách hay đổi mới ở bất kì giai đoạn
nào đi chăng nữa, nhất là các vấn đề trong kinh tế, chính trị, xã hội mà Đặng Huy
Trứ hay một vài tư tưởng canh tân đã gặp phải, đã trăn trở bâng khuâng thì ngày
nay nó vẫn hiển nhiên hiện ra đầy thách thức: trong cuộc chiến về kinh tế, hay
phòng chống tệ nạn tham nhũng, quan liêu, cách thức đổi mới giáo dục... Những
mong muốn trên chính là lý do để tơi chọn “Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về con người và tác phẩm của Đặng Huy
Trứ

Trong các cơng trình nghiên cứu về Đặng Huy Trứ, đầu tiên phải kể đến đó
cơng trình có quy mô và mang tầm giá trị lớn là “Đặng Huy Trứ con người và tác
phẩm”, được nhóm Trà Lĩnh sưu tập và khảo cứu, được xuất bản lần đầu năm 1990

2


nhân dịp kỷ niệm 165 ngày sinh của Đặng Huy Trứ (1825 - 1990). Cơng trình là
một bộ sưu tập đồ sộ gồm 562 trang, có tất cả 11 chương đi sâu vào tiểu sử và di
thảo của Ông, cung cấp những tư liệu quan trọng về tư tưởng của Đặng Huy Trứ
thông qua các bài thơ, bài văn, câu đối được ông viết từ tuổi 15 cho đến khi ông qua
đời. Gồm các chương chính:
Chương I: TUỔI THƠ (1840). Gồm 11 tác phẩm (từ trang 59 đến trang 70),
đán chú ý là những bài như: “Con nhà giàu có kẻ đánh mắng kẻ ăn người ở”,
“Thấy ông lão vác than”...
Chương II: Ở QUÊ (1843). Gồm 33 tác phẩm (từ trang 71 đến trang 105).
Tựa đề các bài nổi bật như là: “Trời tạnh mị hến”, “Ơng già đan đồ trẻ”, “ Người
đàn bà chăn tầm”, “ Mùa lụt đánh cá”, “ Khoai lang đỡ đói”, “ Bà vú ni trẻ”, “
Làng Hiền sĩ mở rừng”, “ Mụ rí gọi hồn”,...
Chương III: ĐI DẠY HỌC (1847-1856). Gồm 26 tác phẩm (từ trang 107 đến
148). Những nhan đề: “Cáo thị trường tư thục Thanh Hương”, “Trong khi ốm bảo
học trò”,...
Chương IV: BƯỚC ĐẦU RA LÀM QUAN (1856-1860). Gồm 47 tác phẩm
(từ trang 149 đến 214), thể hiện rõ những tư tưởng chính trị-xã hội của Đặng Huy
Trứ, với một số bài tiêu biểu như: “Đi quân thứ Đà Nẵng”, “Miếng ăn gian nan”,
“Đuổi kẻ đến nhà riêng”, “ Theo hầu bố Chánh Hoàng Kế Viêm đi thử pháo”,
“Nghe tin bọn Tây qua lại Bến Triều”, “ Quân tử không ăn không”,...
Chương V: LÀM NGỰ SỬ (1861-1864). Gồm 27 tác phẩm (từ trang 215
đến trang 252). Những bài như: “Sắp làm sớ tố giác”, “Cáo thần, phật”, “Sung
làm phó Đổng lý thanh tra Vũ khố”, “Mong tin vui Sứ bộ đi Tây”, “Mong người

hiền như khát nước”,...
Chương VI: LÀM BỐ CHÁNH QUẢNG NAM (1864-1865). Gồm 20 tác
phẩm (từ trang 255 đến trang 290). Có những bài như: “Đi lĩnh chức Bố Chánh
Quảng Nam”, “Mới đến nhậm chức xin bổ nhiệm và miễn nhiệm một vài vị quan”,
“Trách Mình”, “Cứu nạn dân, tình hình đã khá”, “Mười bài “tự răn””,...

3


Chương VII: ĐI SỨ LẦN NHẤT (1865). Gồm 40 tác phẩm (từ trang 301
đến trang 353), thể hiện các tư tưởng cải cách với một số bài nổi bật như: “Được
lệnh đi Quảng Đông”, “Qua Hải Nam”, “Trông thấy tàu bọn Tây”, “Tự đề ảnh
mặc triều phục”, “Nước ta mới đóng chiếc tàu lớn chạy bằng máy”,...
Chương VIII: LÀM BÌNH CHUẨN, Ở HÀ NỘI (1866-1867). Gồm 35 tác
phẩm ( từ trang 355 đến trang 402), thể hiện rõ xu hướng tư tưởng cải cách các mặt
kinh tế, quân sự, giáo dục của Đặng Huy Trứ với một số bài quan trọng như: “Khai
trương cơng việc Bình Chuẩn”, “Họa thơ Hồng Kế Viêm xem xong “Truyện các
danh tướng” trả lời”, “Chỉnh lại cân, thước”, “Dặn bảo các người giúp việc”,
“Dặn bảo chủ sự Trần Trung Đích”, “Dặn bảo tiểu lại”, “Nhân mở chi điếm Lạc
Đức”, “Nhân mở chi điếm Lạc Thanh”,...
Chương IX: ĐI SỨ LẦN HAI (1867-1868). Gồm 55 tác phẩm (từ trang 405
đến trang 490), thể hiện sự hoàn chỉnh, chín muồi trong tư tưởng cải cách của Đặng
Huy Trứ, gồm một số bài tiêu biểu như: “Nhớ các đồng chí nước Nam”, “Tâm sự
khi ốm”, “Trong khi ốm được Dã Trì chủ nhân chỉ giáo”, “Tựa sách “Nguyên tắc
chủ yếu của việc không nhận và nhận biếu”, “Tựa sách Đặng Dịch Trai ngôn hành
lục”,...
Chương X: LÀM KHÂM PHÁI QUÂN VỤ Ở BẮC KỲ (1869). Gồm 15 tác
phẩm (từ trang 491 đến trang 511), chủ yếu thể hiện tư tưởng cải cách kinh tế, quân
sự của Đặng Huy Trứ với các tác phẩm tiêu biểu như: “Hiệu ảnh Cảm Hiếu
Đường”, “Tựa bản chữ mẫu“5 điều răn””, “Thư dâng Tổng đốc An - Tĩnh Hoàng

Kế Viêm”, “Khắc lại cuốn binh thư “Kim thang...thập nhị trù””, “Tựa sách “Kỷ sự
tân biên””, “Thư gửi Tổng đốc Thanh Hóa Tơn Thất Hành”
Chương XI: CÂU ĐỐI. Gồm 3 mục (từ trang 515 đến trang 545): các câu
đối, câu thơ đáng ghi nhớ, người đương thời viết về Đặng Huy Trứ và phần Niên
biểu.
Cơng trình đã cho thấy những tâm tư tình cảm của Đặng Huy Trứ dành cho
nhân dân, những bâng khuâng trăn trở suy tư cho vận hạn đất nước, những lần ông
sang Tây được học hỏi kinh nghiệm mở mang tầm nhìn, và khát khao nung nấu ý

4


chí tìm tịi con đường cải cách canh tân đất nước, những lần ơng làm quan nhìn dân
lầm than và đau lịng trước nạn tham nhũng cướp bóc quần chúng… Tác phẩm thực
sự có đóng góp to lớn trong vai trò là các tư liệu gốc, làm cơ sở để các cơng trình
nghiên cứu về Đặng Huy Trứ tra cứu tham khảo.
Trong cơng trình “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” tập 2 của GS. Lê Sỹ Thắng
kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Triết học (1962-1997) được xuất bản tại Nhà xuất
bản Khoa Học Xã Hội năm 1997 đã lần đầu tiên đưa tên tuổi Đặng Huy Trứ vào
danh sách các nhà tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Trong phần
ba của cơng trình, nội dung chủ yếu trình bày, phân tích và đánh giá tư tưởng cải
cách của các nhà tư tưởng cùng thời như: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,
Nguyễn Lộ Trạch. Tư tưởng của Đặng Huy Trứ được viết ở chương XV (từ trang
332 đến 353). Nội dung của phần viết tư tưởng Đặng Huy Trứ là: Cuộc đời và sự
nghiệp của Đặng Huy Trứ, những tư tưởng cải cách đã được Đặng Huy Trứ thực
thi, các quan niệm về đạo lý kinh doanh- việc làm ra của cải là đạo lớn không thể
coi thường, xem xét mối quan hệ “lợi” và “đạo tâm”, quan niệm về cái “khổ” - có
hai loại khổ: một là cái khổ chỉ quan hệ đến bản thân mình, một là cái khổ liên hệ
đến xã tắc, triều đình, nhân dân thì cái khổ thứ hai ơng mới xem là khổ được. Cơng
trình phân tích “cái nhục” trong quan niệm tư tưởng của Đặng Huy Trứ- cái nhục

lớn nhất là “ khơng được như người”. Bình luận những quan niệm cách thức đi du
học nước ngoài của Đặng Huy Trứ…Việc nghiên cứu tư tưởng cả một thế kỷ với rất
nhiều nhà tư tưởng tiêu biểu khác khiến tư tưởng Đặng Huy Trứ cũng không phải là
vấn đề trọng tâm của cơng trình nghiên cứu. Kết thúc cơng trình là sự đánh giá ca
ngợi Đặng Huy Trứ là một nhà canh tân đất nước khi ông đã trực tiếp hoạt động cải
cách “không chỉ bằng văn tự mà cịn bằng việc làm cụ thể ở tầm vĩ mơ, ông đã góp
phần to lớn vào việc chọc thủng bóng đen của hệ tư tưởng phong kiến và mở đường
cho tư tưởng và hoạt động canh tân của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỷ thứ XIX”.
[23, tr. 353]
Công trình tiếp theo đáng chú ý trong nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của
Đặng Huy Trứ là cuốn “Cưỡi Sóng Đạp Gió” của tác giả Hồng Cơng Khanh đã

5


xuất bản năm 2001. Đây không phải là một chuyên khảo khoa học thuần túy mà là
một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, trong tác phẩm này, tác giả đã khai thác rất sâu
các sự kiện lịch sử liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Huy Trứ. Tác
phẩm đã trình bày rất chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Huy Trứ từ khi đi
học, đi thi cử và bị cấm thi trọn đời, dạy học cho con các quan, đỗ tiến sĩ làm quan,
đi sứ viễn Tây, chiến đấu bảo vệ đất nước....Qua tác phẩm này, ta biết được Đặng
Huy Trứ là người có lối sống chân thành, giàu tình cảm, giàu suy tư cho người
khác. Các đề xuất cải cách của ông trong tác phẩm được đề cập rất ít nhưng là
những gì có thể làm được, phù hợp với điều kiện đất nước và nằm trong khả năng
thực tế của ông. Công trình tập trung vào cuộc đời và sự nghiệp nên việc khai phá
sức mạnh của các tư tưởng cải cách của Đặng Huy trứ đối với thời đại và thực tiễn
ngày nay cũng được giới hạn.
2.2. Một số cơng trình tiêu biểu về tư tưởng của Đặng Huy Trứ
Đã có khá nhiều cơng trình khảo cứu về tư tưởng cải cách nói chung, tư
tưởng của Đặng Huy Trứ nói riêng. Có thể kể đến cơng trình “Lịch sử tư tưởng triết

học Việt Nam- Từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX” của PGS.TS Dỗn Chính.
Cơng trình được biên soạn và được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - sự thật xuất
bản năm 2013. Đây là một công trình đồ sộ có 659 trang cung cấp cái nhìn bao quất
nhất về lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX. Trong
cuốn chuyên khảo này, tư tưởng của Đặng Huy Trứ đã được trình bày, phân tích ở
Chương 5: Tư tưởng triết học Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Tư tưởng canh
tân của Đặng Huy Trứ được tác giả trình bày từ trang 562 đến trang 565, vỏn vẹn
trong 3 trang tác giả đã trình bày khái quát nhất về cuộc đời, sự nghiệp, những tư
tưởng nổi bật của Đặng Huy Trứ về chính trị, kinh tế, quân sự.
Cùng xu hướng nghiên cứu về tư tưởng Đặng Huy Trứ, là chuyên khảo “Tư
tưởng triết học của Đặng Huy Trứ” của PGS.TS Cao Xn Long. Cơng trình được
Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia - Sự thật in ấn phát hành vào tháng 3 năm 2016.
Cơng trình này tập trung tìm hiểu về tư tưởng triết học của ơng. Ở cơng trình nghiên
cứu này, tác giả PGS. TS Cao Xuân Long đã biên soạn thành hai chương và dành

6


riêng chương 1 để khảo cứu những điều kiện, tiền đề và quá trình hình thành, phát
triển tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ.
Theo đó nội dung tư tưởng của Đặng Huy Trứ được biên soạn theo 3 chủ đề
chính của hệ thống triết học. Tác giả đã nêu ba đặc điểm triết học trong tư tưởng của
Đặng Huy Trứ trong chương 1:
Một là, tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ là sự kết hợp giữa Đông và Tây
cùng thực tiễn của thời đại.
Hai là, nội dung tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ là một hệ thống xuyên
suốt với các ý tưởng canh tân đất nước.
Ba là, các quan điểm trong tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ thể hiện tản
mạn trong các tác phẩm của Ơng.
Nội dung của cơng trình “Tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ” của

PGS.TS Cao Xuân Long trong chương 2 trình bày cụ thể các giá trị trong tư tưởng
của Đặng Huy Trứ theo hệ thống triết học: Quan điểm thế giới, quan điểm nhân
sinh, quan điểm về chính trị - xã hội (từ trang 75 đến trang 126). Với các nhận định:
Thứ nhất, tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ mang đậm giá trị nhân văn.
Thứ hai, phải canh tân đất nước theo con đường tự cường, tự trị, nhằm giải
phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Thứ ba, giá trị tư tưởng Đặng Huy Trứ rất cần thiết với thực tiễn đất nước
cuối thế kĩ XIX và hiện nay.
Kết thúc cơng trình nghiên cứu này là ý nghĩa lịch sử của tư tưởng triết học
Đặng Huy Trứ đối với thực tiễn ngày nay. Cơng trình nghiên cứu của tác giả đã đi
tìm các luận cứ về thế giới quan, nhân sinh quan, các tư tưởng Chính trị - Xã hội và
sắp xếp các luận cứ ấy theo cấu trúc của hệ thống triết học. Như trong lời nói đầu
của tác giả đã viết “cho đến nay khơng ít cơng trình nghiên cứu về cuộc đời, sự
nghiệp của Đặng Huy Trứ và những giá trị tư tưởng của ông đối với sự phát triển
của đất nước, nhưng nhìn chung chưa có cơng trình nào mang tính tồn diện, hệ
thống về tư tưởng triết học của ông”. [18, tr.8] Mục đích nghiên cứu của cơng trình
“Tư tưởng triết học của Đặng Huy Trứ” là một đóng góp có giá trị tích cực, nhằm

7


để khẳng định một trong những đại biểu các nhà tư tưởng Việt Nam như Đặng Huy
Trứ đã có tính chất hệ thống hóa, bao qt tồn diện.
Trong cơng cuộc phát triển đất nước, cơng cuộc đổi mới tồn diện, thì những
cơng trình nghiên cứu về các nhà tư tưởng cải cách canh tân đất nước vào thời kì thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói chung, và tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ nói riêng
được thực hiện nhiều hơn, đa dạng hơn, mang tính cấp thiết cao hơn như:
“Kỷ yếu hội thảo khoa học danh nhân Đặng Huy Trứ”của Đại học Huế biên
soạn năm 2000; “Đặng Huy Trứ tư tưởng và nhân cách”do Đặng Việt Ngoạn biên
soạn năm 2001 (cơng trình tuyển chọn một số bài viết, nghiên cứu về Đặng Huy

Trứ đã được công bố và chưa công bố của các tác giả như Vũ Khiêu, Phạm Tuấn
Khánh, Thanh Đạm, Vũ Đình Liên, Hồng Cơng Khanh, Lê Thị Lan…). Các cơng
trình này đã trung nghiên cứu tư tưởng Đặng Huy Trứ ở các khía cạnh như giá trị
nhân văn, “chữ Nhân” hay Phật giáo trong thơ văn Đặng Huy Trứ, những trăn trở
của ông đối với phong tục, tập quán của nhân dân, thái độ của ơng với quỷ thần…
Ngồi ra cịn có nhiều bài viết trên các báo và tạp chí khoa học của các tác
giả như: Trần Đại Vinh (1994), “Đặng Huy Trứ và những trăn trở đổi mới về phong
tục, tập quán tín ngưỡng của nhân dân”, Tạp chí Văn hóa dân gian, Tập 47 (số 3);
Trương Thị Yến (1996), “Đặng Huy Trứ và những hoạt động của ông trong lĩnh
vực thương nghiệp thế kỷ XIX ”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tập 284 (số 1)”; Tảo
Trang (1997), “Đức tính dũng trong thơ văn Đặng Huy Trứ”, Tạp chí Hán nơm, Tập
31 (số 2) Đỗ Thị Hòa Hới (2000) với bài viết “Tư tưởng Đặng Huy Trứ với Nho
giáo triều Nguyễn” trên Tạp chí Triết học, Tập 118 (số 6); Lê Thị Lan (2001), “Tư
tưởng dân tộc chủ nghĩa trong thơ văn Đặng Huy Trứ”, Tạp chí Triết học, Tập 121
(số 3); Nguyễn Hữu Tâm (2001), Trần Thị Băng Thanh (2001), “Những bóng dáng
con người bé nhỏ dưới ngịi bút Đặng Huy Trứ”, Tạp chí Hán Nơm, Tập 48 (số 3)
“Nho giáo trong tâm thức và hành xử của Đặng Huy Trứ”, Tạp chí Hán Nơm (số
2); Nguyễn Nam Thắng (2004), “Tư tưởng yêu nước trên lập trường canh tân của
Đặng Huy Trứ”, Tạp chí Triết học (số 5); Phước Trung (2006), “Doanh nhân Đặng

8


Huy Trứ”, Tạp chí Thương mại(số 4)...” [Đã trích nguồn tài liệu tham khảo mục 18,
tr.6-7].
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với tinh thần “ơn cố tri tân” mục đích của đề tài nghiên cứu là trình bày
những nội dung nổi bật trong tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ, đánh giá mặt giá
trị trong tư tưởng cải cách của ông trong lịch sử và trong thực tiễn hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, nhận thấy các vấn đề được Đặng Huy Trứ
kể tới ở thế kỷ XIX như mối quan hệ giữa lợi trong kinh doanh và đạo tâm, việc
phòng, chống tham nhũng và cách làm quan... vẫn đang là vấn đề nan giải hiện nay
cần nêu lại và tìm phương hướng giải quyết, khắc phục, đồng thời mong muốn đánh
giá lại công lao to lớn mà các nhà tư tưởng nói chung, cũng như Đặng Huy Trứ nói
riêng đã cống hiến hết mình cho quốc gia, dân tộc, tôi xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cần hoàn thành trong luận văn như sau:
Thứ nhất, trình bày và phân tích bối cảnh thế giới và Việt Nam nửa cuối thế
kỷ XIX dẫn tới sự xuất hiện của tư tưởng canh tân cải cách thời kì này và quá trình
hình thành phát triển tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ.
Thứ hai, phân tích nội dung các tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ như:
Tư tưởng thương dân và mối quan hệ của dân và quan, đạo làm quan và tư tưởng
chống tệ nạn tham nhũng, tư tưởng tự lực, tự cường để xây dựng đất nước và đấu
tranh bảo vệ đất nước.
Thứ ba, trình bày và đánh giá các mặt giá trị của tư tưởng cải cách của Đặng
Huy Trứ đối với triều đình Nhà Nguyễn và sự đóng góp giá trị đối với tư tưởng
canh tân đương thời.
Thứ tư, khái quát các thành tựu trong 35 năm thực hiện đổi mới đất nước và
ý nghĩa của tư tưởng của Đặng Huy Trứ trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu

9


Luận văn nghiên cứu tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ
thông qua các tác phẩm của Đặng Huy Trứ đã được xuất bản bằng tiếng Việt tại

Việt Nam như “Đặng Huy Trứ- con người và tác phẩm”. Thông qua các nhận định
đánh giá từ các cơng trình lớn đã nghiên cứu trước đó: “Đặng Huy Trứ- Con người
và tác phẩm”- nhóm Trà Lĩnh, “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” – GS. Lê Sỹ Thắng,
“Cưỡi Sóng Đạp Gió”- tác giả Hồng Công Khanh, “Lịch sử tư tưởng triết học Việt
Nam- Từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX” -PGS.TS Dỗn Chính,“Tư tưởng
triết học của Đặng Huy Trứ” của PGS.TS Cao Xn Long...Và trình bày và phân
tích các tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ còn phù hợp với thực tiễn Việt Nam
trong thời đại ngày nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học
5.1. Cơ sở lý luận.
Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tư
tưởng, văn hóa, đổi mới…
Luận văn tiếp nhận kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học của các cơng
trình, tác phẩm và chun đề đã công bố về tư tưởng Đặng Huy Trứ và các vấn đề
liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học.
Luận văn này sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp lịch sử - logic, cùng phối hợp với
một số phương pháp khác.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học.
Qua việc phân tích những tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ sẽ góp phần
làm rõ hơn những đóng góp của ơng trong dịng tư tưởng cải cách, canh tân đất
nước thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ cung cấp cho người đọc

10


cái nhìn mới về sự biến đổi tư duy lý luận của tầng lớp sĩ phu yêu nước cấp tiến nói

chung vào nửa cuối thế kỷ XIX và của Đặng Huy Trứ nói riêng.
Luận văn cịn là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử tư
tưởng Việt Nam, lịch sử tư tưởng Việt Nam thời kỳ nửa sau thế kỷ XIX , tư tưởng
cải cách đất nước của Đặng Huy Trứ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Trong thực tiễn để đất nước phát triển, vấn đề cải cách, canh tân hay đổi mới
luôn là yêu cầu khách quan của mỗi quốc gia, dân tộc. Mỗi thời kỳ, do điều kiện
lịch sử khác nhau mà tính chất, nội dung và phương pháp cải cách khác nhau. Song,
sự thắng lợi của cách mạng hôm nay là kết quả của quá trình đúc kết kinh nghiệm,
kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử trước đó. Nghiên cứu tư tưởng cải cách
của Đặng Huy Trứ sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam và
làm rõ hơn bài học lịch sử cho việc tổng kết thực tiễn để tiến hành công cuộc đổi
mới hiện nay ở nước ta.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cầu gồm 3 chương:
Chương 1: bối cảnh ra đời tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ. (gồm 3
tiết)
Phần này luận văn sẽ tập trung phân tích bối cảnh hình thành nên tư tưởng
cải cách của Đặng Huy Trứ: bối cảnh ngoài nước, bối cảnh trong nước, và quá trình
hình thành tư tưởng của tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ (các điều kiện, tiền đề
hình thành tư tưởng, các yếu tố chủ quan hình thành tư tưởng cải cách của Ông).
Chương 2: Nội dung tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ. (gồm 3 tiết)
Nội dung chính của chương 2 tập trung vào 4 nhóm tư tưởng cải cách có giá
trị mà theo tơi là sợi chỉ xuyên suốt có thể liên kết để nghiên cứu vào thực tiễn của
Việt Nam hiện tại là:
Thứ nhất, tư tưởng thương dân vì nhân dân- mối quan hệ giữa dân và quan.
Thứ hai, đạo làm quan và phương hướng chống tệ nạn tham nhũng.

11



Thứ ba, tư tưởng tự lực, tự cường kinh tế, khoa học kĩ thuật để xây dựng đất
nước.
Thứ tư, tư tưởng trong quân sự để đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Chương 3: Giá trị tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ ( gồm 3 tiết)
Luận văn sẽ tập trung khai thác các giá trị của tư tưởng cải cách của Đặng
Huy Trứ ở 3 góc độ:
Một là, các tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ có tác động nhất định đến
Triều đình nhà Nguyễn.
Hai là, tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ có đóng góp hết sức to lớn đến
dòng tư tưởng cải cách thế kỷ XIX và cả nửa đầu thế kỷ XX.
Ba là, từ việc khái quát các thành tựu đã đạt được trong 35 năm đổi mới đất
nước, rút ra các vấn đề mà tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ cho thấy đến tận
nay vẫn còn nguyên vẹn giá trị.

12


Chương 1:
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
CẢI CÁCH CỦA ĐẶNG HUY TRỨ
1.1. Bối cảnh thế giới nửa cuối thế kỷ XIX.
Vào cuối thế kỷ XIX tình hình thế giới có nhiều biến đổi trên diện rộng và
ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật.
Những biến đổi bắt đầu từ những thành tựu khoa học kỹ thuật làm kinh tế thế giới
phát triển mạnh mẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt chính trị, xã hội. Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản tự do đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc làm thay đổi
toàn diện xã hội Phương Tây. Sự bành trướng mở rộng xâm chiếm thị trường thuộc
địa thế giới thay đổi trật tự thế giới và tất yếu ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam

cuối thế kỷ XIX.
Về kinh tế, từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành đã tạo ra lực lượng sản xuất
lớn. Trong quá trình lịch sử nhân loại có thể nói theo cách đánh giá của C.Mác và
Ăng-ghen: “giai cấp tư sản đã đóng một vai trị hết sức cách mạng trong lịch sử”,
“giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp trong vòng một thế kỷ, đã tạo ra
những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả thế
hệ trước kia gộp lại”[19, tr. 599,603]. Việc nắm giữ trong tay lực lượng sản xuất
tiên tiến đã làm cho của cải của nhân loại dư thừa ra, thúc đẩy sự trao đổi các giá trị
hàng hóa. Tạo tiền đề cho sự chuyển biến sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Sự phát triển nhanh mạnh với khối lượng của cải khổng lồ của chủ nghĩa tư
bản nhờ vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật
không chỉ dừng lại ở những cơng trình nghiên cứu khám phá thế giới, mà nay đã áp
dụng sâu rộng vào quá trình sản xuất.
Mở rộng thị trường và thu được lợi nhuận nhiều hơn khi sự phát triển tư bản
ở các nước xã hội Phương Tây đã trở nên ngột ngạt thì các nước Anh, Pháp, Tây
Ban Nha… đã tiến về phương Đông nhằm biến phương Đông thành cỗ máy trục lợi
cho đế quốc. Điều đó đã làm cho xã hội phương Đông thay đổi sâu sắc về mọi mặt
từ kinh tế đến chính trị-xã hội.
13


Đánh giá tình hình thế giới lúc này Đặng Huy Trứ cho rằng vào thời điểm
hiện tại để thoát khỏi hiện thực khắc khổ của nhân dân Việt Nam cần: “Tự cường,
tự trị, dần dần khơi phục” đó là thượng sách. [17, tr.435-436].
Về mặt xã hội, xã hội bị phân hóa rõ rệt giữa giàu nghèo. Trong thời kì này
xã hội đã phân chia thành nhiều giai cấp. Ngoài giai cấp tư sản, địa chủ q tộc,
nơng dân thì xuất hiện thêm giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân được sinh ra
trực tiếp từ quá trình sản xuất tư bản ngày càng chiếm số lượng đông đảo, phải chịu
sự bóc lột nặng nề của giải cấp tư sản, mâu thuẫn của giai cấp công nhân đối với
giai cấp tư bản càng ngày càng khơng thể điều hịa.

Mâu thuẫn giai cấp quyết liệt dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh giai cấp đã
bùng nổ khắp nơi trên thế giới. Kết hợp với các phong trào đấu tranh là nhiều luồng
tư tưởng đã được hình thành và phát triển, trong đó hệ tư tưởng Mác như là một ánh
sáng chân lí đã được giai cấp công nhân tiến bộ giác ngộ và phát triển gắn liền với
các cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh vĩ đại của giai cấp công nhân, vì mục tiêu
hướng về độc lập, tự do, bình đẳng, bác ái cho dân tộc mình.
Về chính trị, kinh tế chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến tầm cao mới, tác động
mạnh mẽ đến chính trị thế giới. Cùng với q trình sản xuất tư bản chủ nghĩa trong
chính trị chế độ quân chủ càng ngày bị đánh mất đi quyền lực chính trị của mình.
Đây là thời kì đánh dấu sự chuyển biến rõ nét từ chế độ quân chủ sang chế độ dân
chủ. Quân chủ chuyển dần sang dân chủ, khoa học kỹ thuật thực nghiệm thay thế
niềm tin tôn giáo. Nền dân chủ mà giai cấp tư sản xây dựng có giá trị văn hóa khi
nó dùng để chống lại chế độ phong kiến cường quyền ở các nước tư bản, nhưng
trong cuộc bành trướng của chủ nghĩa đế quốc đến các nước thuộc địa của thực dân
thì dân chủ là khơng tồn tại.
Về khoa học kỹ thuật, sự phát triển của khoa học kĩ thuật thời kì này là vượt
trội nhất so với các thời đại trước đó. Cơng trình nổi bật nhất của thế kỷ XIX phải
nói đến là học thuyết tiến hóa của Đác uyn. Đây được xem như là một cuộc cách
mạng trong ngành cơng nghệ sinh học và thậm chí ảnh hưởng sang đến khoa học xã
hội. Nội dung căn bản của học thuyết đã làm rõ quy luật đấu tranh sinh tồn của các

14


lồi. Vì phải tồn tại nên tất cả các lồi phải biến hóa để thích nghi, nếu khơng tiến
hóa thì sẽ bị tự nhiên đào thải.
Tiếp nối thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực sinh học thì G. Men đen đã phát
hiện tiến xa hơn về di truyền học và được gọi là cha đẻ của di truyền học hiện đại.
Trong lĩnh vực y học Paxtơ cũng đã có phát minh quan trọng là thuốc Vacxin.
Ngành hóa học Men-Đê-Lép đã lập nên bảng tuần hoàn hệ thống các nguyên tố hóa

học. Trong lĩnh vực vật lý cũng có nhiều phát hiện, phát minh quan trọng; học
thuyết tương đối của Anhxtanh, bóng đèn và nhà máy điện Edison, tia Rơnghen. Sự
phát triển mà có tác động đến q trình phát triển của tư bản cũng như hệ tư tưởng
đó là những thành tựu trong lĩnh vực điện báo, sóng vơ tuyến phát thanh truyền
hình…
C.Mác đã từng viết về sự phát triển khoa học kĩ thuật trong nửa cuối thế kỷ
XIX như sau: “sự chinh phục những lực lượng thiên nhiên bằng máy móc, việc áp
dụng hóa học vào cơng nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước,
đường sắt, máy điện báo, việc khai phá từng lục địa nguyên vẹn, việc khai thông
các tàu bè đi lại được, hàng khối dân cư tựa hồ như từ dưới đất trồi lên, - có thể kỷ
nào trước đây ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn nằm tiềm
tàng trong lịng lực lượng xã hội!”. [19, tr. 603]
Chính Đặng Huy Trứ cũng đã ngỡ ngàng và tự nhận tài học của mình cịn
kém cỏi, thua thiệt: thiên văn, tốn số khơng giỏi thì làm sao lo được cho nhân
dân.Ơng so sánh tài cán mình với Chim Ơ Thước, chim Viên cơ chúng nó cịn hay
hơn cả mình khi có thể lắng nghe được thiên nhiên mà dời tổ. “Trải qua việc, mới
biết tài học ta nông cạn. Văn chương có bao giờ chống được gió bão”. [17, tr. 271]
Từ đó ơng nung nấu tư tưởng cần sang Phương Tây để học hỏi trau dồi
những tri thức hiện đại của nhân loại. Trong tác phẩm Đề bức ảnh mặc triều phục
ơng cũng đã bình phẩm về sự hiện đại của chiếc máy ảnh đến từ văn minh Phương
Tây và thổ lộ cái lịng tơi trung sâu xa của mình“Nhưng cái lo, cái nhục của lịng
người bề tơi là quyết tiêu diệt giặc. Một điểm trong tim tơi, anh có biết khơng?
Muốn sang Tây vực để vẽ bức tranh tồn cảnh”. [17, tr. 343]

15


Về văn học- nghệ thuật, nội dung các tác phẩm văn học hiện tại thường miêu
tả sự tác động của cuộc cách mạng tư sản và quá trình quá trình cơng nghiệp hóa.
Nhờ sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật mà các tác phẩm được in ấn với

số lượng lớn hơn và truyền đi nhanh lan rộng mạnh mẽ, góp phần nâng cao tri thức
nhân loại và tình hình thế giới. Các thể loại văn học nghệ thuật cũng đa dạng phong
phú hơn: tạp chí, nhật báo, luận cổ điển đến tiểu thuyết hiện đại.
Về mặt tư tưởng, sự phát triển của khoa học kĩ thuật cũng như hiện thực xã
hội trong nền kinh tế tư bản đã làm xuất hiện sôi nổi các trào lưu tư tưởng. Trong đó
đáng đề cập đến là phong trào khai sáng Pháp với các đại biểu Thomas
Paine, Voltaire, Jean-Jacques Rousseau, Immanuel Kant và David Hume với tư
tưởng tấn công vào cái niềm tin tôn giáo đã mục rỗng và lỗi thời. Nội dung tư tưởng
ở thời kì này thường là tư tưởng về hiện thực xã hội, không chỉ thế các nhà tư tưởng
đề ra cả những phương pháp cải tạo xã hội hiện thực ấy phải kể đến như: “Thuyết
Mantut” về qui luật phát triển dân số nhân loại, “thuyết Trực giác” về nhận thức thế
giới không cần thông qua thần linh hay tri thức khoa học mà thông qua “ linh tính”;
“ thuyết hành vi Páp lốp” về quy luật của hành động là một khoa học... Không
những thế những câu hỏi bâng khuâng, trăn trở làm thế nào để giải phóng dân tộc,
con đường nào cho lối đi đất nước đã được suy tư rất nhiều ở các nước bị xâm lược
như phương Đông.
Ở Nhật Bản, triều đình Mạc phủ thi hành chính sách “ tỏa quốc” nhằm ngăn
chặn sự xâm nhập của chủ nghĩa đế quốc. Chính sách cấm đốn người truyền đạo
Thiên chúa giáo và người nước ngồi vào Nhật để bn bán. Điều này làm cho tình
hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội suy kiệt dần. Đất nước Nhật Bản đứng trước
nguy cơ bị xâm lược bởi các nước thực dân lớn mạnh: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Mỹ,
Anh... Ngày càng nhiều phong trào trong nước muốn Duy Tân đất nước, lật đổ triều
Mạc đi theo con đường âu hóa, thống nhất quốc gia và tôn vua trở lại địa vị tối cao
có thực quyền bằng khẩu hiệu: “tơn qn, diệt di, phản Mạc” [15, tr.143]. Năm
1868 Thiên Hoàng Minh Trị Mutsuhito lên ngôi dời đô Từ Kyoto về Edo, phế bỏ
chế độ lãnh chúa và võ sĩ, các lãnh chúa Đai-mi-ô và các võ sĩ Samurai về làm

16



thường dân. Thiên hoàng lãnh đạo phong trào Duy tân, thâu tóm tập trung quyền
lực, phát triển giáo dục, mời các nhà khoa học về nước dạy, hoặc đưa người sang
Tây du học... “Trong thời gian rất ngắn, ba chục năm. Các sĩ phu đều hăng hái học
tập Phương Tây, dịch sách Âu mỹ, nghiên cứu chính thể kỹ nghệ. Chính phủ đón
thầy Âu dạy học cho dân: Kỹ sư Anh dạy cách cất đường xe lửa và đóng tàu, người
Pháp dạy về luật và binh bị, giáo sư Đức dạy về y học và hóa học, nhà chun mơn
Hoa Kỳ tổ chức giáo dục, các nghị sĩ Ý thì dạy âm nhạc và điêu khắc”. [15, tr.143]
Đánh giá về con đường canh tân đất nước của Nhật bản Đặng Huy Trứ rất
hào hứng: “Nước Nhật Bản ở biển Đông là nước nhỏ khơng đáng kể cũng vì biết
căm phẫn mà trở thành hùng cường” [17, tr. 437-438]. Đó là bài học bổ ích, một sự
hy vọng dẫn đường cho con đường giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi tình thế xâm
lăng mạnh mẽ của thực dân.
Ở Trung quốc, cuối đại Mãn Thanh Trung Quốc bị các nước thực dân dịm
ngó xâu xé. Về kinh tế, Trung Quốc dần rơi vào tình trạng lạc hậu, bị tư bản nước
ngồi thao túng với hàng loạt chính sách khai thác thuộc địa, phát triển mạnh mẽ số
lượng xí nghiệp hầm mỏ, nhằm vơ vét tài ngun khống sản đưa về chính quốc.
Trong cùng lúc đó thì nền nơng nghiệp phong kiến lạc hậu vẫn được duy trì, thủ
cơng nghiệp truyền thống phát triển nhưng bị chèn ép trên thị trường kinh tế rồi què
quặt rơi vào sự lệ thuộc mà phục vụ cho thực dân. Về chính trị: triều đình phong
kiến vẫn khư khư mang tư tưởng bảo thủ, lỗi thời, lạc hậu coi Trung Quốc là trung
tâm của thế giới, khiến nhân dân rơi vào cảnh khổ “một cổ hai tròng”. Với hiện
thực trên, các nhà yêu nước đã đứng lên bằng nhiều phong trào đấu tranh, bằng
nhiều con đường và cách thức khác nhau: Phong trào thái bình thiên quốc của Hồng
Tú Tồn (phong trào nơng dân). Tiếp đến là cuộc chính biến 100 ngày “biến Pháp”
của Khang Hữu Vi. Nội dung các phong trào Duy Tân ở Trung Quốc tập trung chủ
yếu vào sự phát triển khoa học kĩ thuật, đề cao dân chủ phế bỏ quan lại, nhất thiết
phải cải cách phát triển giáo dục. Các phong trào Duy Tân cải cách ở thời kì này đã
đóng vai trò dẫn dắt đấu tranh bài trừ chế độ phong kiến cũ nát, thổi một luồng sinh
khí mới về tư tưởng vào trong đời sống xã hội của Trung Quốc.


17


Đặng Huy Trứ đã nhận xét về các phong trào Duy Tân và ý nghĩa của những
phong trào này của Trung Quốc ở thời điểm cuộc chiến chống thực dân xâm lăng
của Việt Nam đang hết sức gay gắt rằng: “Bọn quỷ trắng đâu chịu nghe những lời
thiện, mà ta cũng đâu thể để mất nhân dân và đất đai được. Trong triều không thiếu
những vị quan to, áo xanh, áo tía, thực là một sự giúp dân lớn, ấy là chưa kể đến
văn thân của ba tỉnh thì chưa biết được”. [17, tr. 390]. Trước những thành tựu to
lớn của Nhật Bản Duy Tân và những trắc trở của Trung Quốc trên con đường Duy
Tân, Đặng Huy Trứ cũng trăn trở tìm kiếm con đường nào, cách thức nào, mơ hình
nào mới là phù hợp với thực tiễn đấu tranh cho Việt Nam. Ông băn khoăn phải đi
theo nước nào, hay học hỏi, gửi gắm niềm tin vào đâu để đánh đuổi giặc xâm lăng
đem về sự ấm no cho dân tộc.
Tóm lại, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã biến chuyển hình
thái từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang tư bản độc quyền với 5 đặc trưng cơ
bản: Một là, hình thành các tổ chức lũng đoạn kinh tế xuyên quốc gia; Hai là, tư bản
tài chính được hình thành dựa trên sự kết hợp của tư bản ngân hàng và tư bản công
nghiệp; Ba là, xuất khẩu tư bản là vấn đề sống còn trong nền kinh tế tư bản; Bốn là,
hình thành các khối liên minh tư bản độc quyền tự ý phân chia tranh giành thị
trường thế giới; Năm là, việc phân chia đất đai trên thế giới căn bản đã được hoàn
thành.
Sự biến chuyển này dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa đế quốc
đã làm cho thế giới thay đổi các trật tự trước đó. Phần lớn các nước phương Đơng,
các nước kém phát triển ở Châu Phi, Mỹ Latinh bị xâm chiếm thành thuộc địa của
các nước đế quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...
Với việc bắt tay thực hiện các cuộc khai thác thuộc địa bóc lột giai cấp của
các nước chủ nghĩa đế quốc với các nước thực dân đã làm cho mâu thuẫn chính trị,
xã hội ngày càng gay gắt. Các phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực
dân diễn ra sôi nổi, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản càng sâu rộng,

cùng theo đó là sự phát triển của những phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa
phong kiến lạc hậu lỗi thời ở khắp nơi trên thế giới. Đi đầu là các phong trào canh

18


tân, cải cách tự lực, tự cường, tự trị ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ba Tư, Cao Ly... và
Việt Nam.
Chính hiện thực xã hội, tình hình thế giới như thế đã tác động định
hướng các nhà yêu nước ở Việt Nam tiếp nhận và suy tư. Trong đó tư tưởng cải
cách của Đặng Huy Trứ được đánh giá là tiến bộ một bậc khi các tư tưởng ấy được
Ông thực thi hóa vào đời sống kinh tế, xã hội, quân sự…
1.2. Bối cảnh Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.
Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX là một trong những điều
kiện hết sức quan trọng cho sự hình thành, phát triển tư tưởng cải cách của Đặng
Huy Trứ.
Vào thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam có nhiều biến động to lớn. Đặc biệt, từ khi
thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta (1858), vận mệnh đất nước bị đe dọa làm
cho đời sống nhân dân vốn đã khổ cực, lầm than nay càng thêm bế tắc. Xã hội ngày
càng đứng trước nguy cơ bị khủng hoảng. Theo GS. Trần Văn Giàu: “Đất nước và
dân tộc Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ lịch sử rất trọng đại, rất khẩn cấp: Một
là nhiệm vụ Duy Tân, nghĩa là từ bỏ sự đình trệ phong kiến Châu Á để phát triển
theo hướng tư bản chủ nghĩa như Âu Mỹ; hai là bảo vệ nền độc lập dân tộc chống
thực dân xâm lược; hai nhiệm vụ liên quan mật thiết với nhau” [8, tr.54]. Trước
những đòi hỏi của lịch sử, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - xã hội, tư tưởng đều
đặt ra yêu cầu phải cải cách, đổi mới. Về kinh tế, nước ta là một nước có nền kinh tế
lạc hậu, phát triển nông nghiệp là chủ yếu. Đến thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn,
nơng nghiệp càng được đề cao bởi chính sách “Trọng nơng ức thương” do nhà
nước ban hành. Triều đình chú trọng đến việc khai hoang, mở rộng diện tích canh
tác bằng nhiều chủ trương khác nhau như: cho tư nhân tự do tổ chức việc khai

hoang, hoặc làng xã đứng ra tổ chức, hoặc thiết lập đồn điền hoặc dinh điền. Đến
năm 1847 tổng diện tích đất nơng nghiệp tăng lên 4.278.013 mẫu (so với năm 1836
tăng 214.119 mẫu). Riêng ở Nam Định, qua mấy đợt chính phủ tổ chức khai hoang
các nơi đất sa bồi, đến năm 1864 vẫn còn khoảng 30.000 mẫu bị bỏ hoang. Ở Nam
phần, những vùng đất hoang còn rất rộng, vào năm 1870, diện tích đất khai phá mới

19


được 522.000 ha, trên tổng diện tích là 5.600.000 ha [1, tr. 95]. Việc thực hiện chính
sách này đã khiến nhà Nguyễn phục hồi lại phần nào nền nông nghiệp nước nhà.
Nhưng nó khơng đủ sức để đưa nền nơng nghiệp ấy phát triển lên trình độ cao hơn.
Diện tích đất được khai phá quá ít và tốc độ khẩn hoang cịn chậm chạp. Cơng cuộc
khai hoang, lập ấp chủ yếu dựa vào sức người là chính, triều đình nhà Nguyễn
khơng đưa ra một biện pháp nào hoặc một chính sách nào nhằm cải tiến kỹ thuật
phát triển nông nghiệp. Tác giả Đỗ Bang nhận xét: “Cái bền vững của sự thịnh
vượng nền văn minh lúa nước thời vua Hùng đã làm thỏa mãn người nông dân
trong kinh tế tiểu nơng, tự cấp và nhà nước cũng bằng lịng với chính sách trọng
nơng tự túc nên đã khơng chịu cải tiến phương thức canh tác nông nghiệp kể cả nhu
cầu thiết yếu như phân giống…cho đồng ruộng” [2, tr. 22]. Do vậy dù diện tích
canh tác có tăng lên nhưng năng suất và sản lượng lương thực làm ra không đáng
kể.
Những kết quả phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn đạt được cuối cùng
cũng rơi vào tay bọn địa chủ, phong kiến, người nơng dân ít được hưởng lợi từ
những chính sách khuyến nơng đó. Từ đó làm cho chế độ sở hữu ruộng đất công
ngày càng bị thu hẹp. Ruộng tư ngày càng lấn chiếm vào ruộng công. Trong khi đó,
để đảm bảo cho nhu cầu vật chất nhà nước, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chế độ
thuế khóa nặng nề đối với nông dân nghèo. Thực tế đất đai của dân bị triều đình
Nguyễn bắt buộc đóng nhiều thứ thuế vơ lí, ruộng đất khơng đủ cấp cho quan lại
nên Triều đình phải vơ vét bịn rút của nhân dân với hàng trăm thứ thuế má “Ngoài

thuế ruộng, thuế thân, nơng dân cịn phải đóng vơ số các khoản phụ thu như: tiền
thu theo đầu người (thuế đinh), tiền điệu (tạp dịch), cước mễ (tơ) (thóc thu theo đầu
người), tiền chi vặt, tiền khoán thố (giấy tờ, giữ kho), tiền sai dư (sai phái), tiền
trước bạ, tiền dầu đèn…” [3, tr. 4].
Ruộng đất không đủ nuôi sống người dân, lại thêm nợ nần, thuế khóa chồng
chất. Trước tình cảnh đó, nhân dân đã đứng lên khởi nghĩa chống lại triều đình. Và
“cuộc đấu tranh vì ruộng đất, cơm áo nhanh chóng chuyển thành cuộc đấu tranh
chính trị. Vì kẻ thù chung của họ là giai cấp phong kiến vừa nắm thế quyền vừa là

20


×