Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship của công ty cổ phần Lozi Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: “Phát

triển ứng dụng giao hàng nhanh

Loship của công ty cổ phần Lozi Việt Nam”

Sinh viên thực hiện: Vũ Phương Nam
Mã sinh viên: 17D140229
Lớp: K53I4

Hà Nội, tháng 12/2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: “Phát

triển ứng dụng giao hàng nhanh

Loship của công ty cổ phần Lozi Việt Nam”

Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Xuân Cù
Sinh viên thực hiện: Vũ Phương Nam


Mã sinh viên: 17D140229
Lớp: K53I4

Hà Nội, tháng 12/2020


i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Lozi Việt Nam em đã học tập
được nhiều điều mới, nhiều kiến thức mới đồng thời có cơ hội áp dụng lý thuyết đã
học vào thực tiễn làm việc. Những vấn đề em đề cập đến trong khóa luận này cũng
là những câu hỏi đáng quan tâm mà khóa luận cần giải quyết. Trải qua thời gian
nghiên cứu em đã phần nào giải đáp được những thắc mắc xung quanh vấn đề. Để
đạt được kết quả như vậy em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Thầy cô trong trường Đại học Thương mại, khoa Thương mại điện tử trường
Đại học Thương mại đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý
báu đồng thời tạo điều kiện cho em được thực tập và hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - TS. Lê Xuân Cù
đã quan tâm giúp đỡ, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện
khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, anh Trần Minh Sơn – Giám
đốc Marketing cùng toàn thể nhân viên trong Công ty cổ phần Lozi Việt Nam đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Do giới hạn thời gian nghiên cứu cũng như lượng kiến thức, thơng tin thu thập
cịn hạn chế nên bài khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình
nghiên cứu. Rất mong được sự góp ý và đánh giá chân thành của các thầy, các cô và
các anh chị trong cơng ty để bài khóa luận có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2020

Sinh viên
Vũ Phương Nam


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................5
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.......................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRỂN ỨNG DỤNG GIAO HÀNG
NHANH LOSHIP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LOZI VIỆT NAM.....................8
1.1 Những khái niệm cơ bản...................................................................................8
1.1.1 Khái niệm chung..............................................................................................8
1.1.2 Khái niệm liên quan trực tiếp đến phát triển ứng dụng giao hàng nhanh
Loship của công ty cổ phần Lozi Việt Nam..............................................................8
1.2 Các lý thuyết và nội dung về phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship của
công ty cổ phần Lozi Việt Nam..................................................................................9
1.2.1 Đặc điểm của ứng dụng giao hàng nhanh Loship..........................................9
1.2.2 Vai trò của ứng dụng giao hàng nhanh Loship............................................10
1.2.3 Lợi ích và hạn chế của ứng dụng giao hàng nhanh Loship.........................10

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship
của công ty cổ phần Lozi Việt Nam......................................................................11
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô...............................................................11
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành.............................................................16
1.3.3. Các yếu tố thuộc môi trường nội tại.............................................................19
Chương 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA ỨNG DỤNG
GIAO HÀNG NHANH LOSHIP CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN LOZI VIỆT
NAM HIỆN NAY..................................................................................................22


iii
2.1 Khái quát về công ty cổ phần Lozi Việt Nam và tình hình hoạt động kinh
doanh của cơng ty cổ phần Lozi Việt Nam...........................................................22
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Lozi Việt Nam....................................22
2.1.2. Quá trình thành lập......................................................................................23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức..............................................................................................24
2.1.4. Lĩnh vực hoạt động.......................................................................................25
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây...................................26
2.1.6. Giới thiệu website của công ty cổ phần Lozi Việt Nam................................27
2.2 Thực trạng vấn đề phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship của công
ty cổ phần Lozi Việt Nam......................................................................................27
2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu.....................................................32
2.3.1. Những thành công đã đạt được....................................................................32
2.3.2. Những tồn tại chưa giải quyết......................................................................33
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại..................................................................34
2.3.4. Những hạn chế của nghiên cứu và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo
................................................................................................................................. 34
Chương 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
GIAO HÀNG NHANH LOSHIP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LOZI................36
3.1. Dự báo triển vọng phát triển và định hướng của công ty cổ phần Lozi Việt

Nam với việc phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship..............................36
3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới..........................................36
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần Lozi Việt Nam........................38
3.2. Các giải pháp với công ty cổ phần Lozi Việt Nam về phát triển, hoàn thiện
ứng dụng giao hàng nhanh Loship.......................................................................40
3.3. Để xuất kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề
về việc phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship của công ty cổ phần Lozi
Việt Nam.................................................................................................................40
KẾT LUẬN............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

Từ viết tắt
TMĐT
CNTT
GHN
DN
FTA
SE


Nội dung viết tắt
Thương mại điện tử
Công nghệ thông tin
Giao hàng nhanh
Doanh nghiệp
Hiệp định thương mại tự do
Seach Engine


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3

Tên bảng biểu
Sự khác biệt: Giao hàng 1h và 2h
Quá trình thành lập công ty cổ phần Lozi Việt Nam
Số lượng nhân viên theo từng phòng ban
Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2017-2019

Trang
19
23
25
26



vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3

Tên danh mục hình vẽ
Trang
Quy mơ thị trường TMĐT Đông Nam Á
1

Người dùng của Lozi
17
Đối thủ: Sự khác biệt
17
Vị thế của Lozi
18
Sự khác biệt trong giao hàng 1h và 2h
18
Các đối tác của Loship
19
Logo của công ty cổ phần Lozi Việt Nam
22
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Lozi Việt Nam
24
Cơ cấu nhân viên của cơng ty cổ phần Lozi Việt Nam
25
theo trình độ học vấn
Giao diện website thương mại điện tử của công ty cổ
27
phần Lozi Việt Nam
Biểu đổ thể hiện tỷ lệ người sử dụng dịch vụ giao hàng
28
Loship
Biểu đồ thể hiện lí do khơng sử dụng dịch vụ Loship
29
Số người thích trang Lozi
30
Phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến Loship
30
Tỷ lệ sản phẩm được mua khi sử dụng Loship

31
Tổng quan Loship
32
Số lượng giao dịch
33
Tài xế
33
38
Lộ trình phát triển của Lozi
39
Lộ trình phát triển của Lozi
39
Lộ trình phát triển của Lozi


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, thị trường giao
hàng đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam. Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị
trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD, sẽ đạt 33 tỷ USD vào năm 2025.
Với tốc độ phát triển này, thị trường giao nhận cũng đang cạnh tranh nóng, các
doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển phải tăng tốc trong việc phát triển ứng dụng cơng
nghệ, hồn thiện hệ thống vận hành, cải thiện dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Trong đó, cơng nghệ là một mắt xích quan trọng để các DN đột phá trong
ngành giao nhận vốn được coi là khá truyền thống.

Hình 1.1: Quy mơ thị trường TMĐT Đông Nam Á

(Nguồn ảnh: />Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD, sẽ đạt 33 tỷ USD
vào năm 2025.
Cùng với tốc độ tăng trưởng cao của TMĐT, năm 2018 đã chứng kiến sự phát
triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics, chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng.
Để gia tốc cạnh tranh, các DN kinh doanh giao nhận đang cùng bước vào cuộc đua
công nghệ và dịch vụ. Đi đầu trong xu thế này là Amazon. Mấy năm gần đây,
Amazon đã ứng dụng hàng loạt máy móc quét hàng hóa đi xuống băng chuyền, đặt
chúng vào nhiều hộp được chế tạo riêng cho từng món hàng. Theo tính tốn, mỗi
chiếc máy trị giá khoảng 1 triệu USD này thay thế được 24 lao động trực tiếp.


2

Các đơn vị kinh doanh TMĐT đang không ngừng nghiên cứu, sáng tạo nhằm
đáp ứng nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của người dùng, vì vậy, các DN giao nhận
cũng phải nỗ lực đầu tư công nghệ để đơn hàng được vận chuyển nhanh và đưa
khách hàng đến nhiều hơn với mình.
Chính vì những yếu tố trên kết hợp với khả năng nhìn nhận của phịng ban
Marketing của cơng ty cổ phần Lozi Việt Nam đã tìm ra được những điểm mạnh để
có thể phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship của công ty cổ phần Lozi Việt
Nam. Theo những gì tác giả đã tìm hiểu thì hiện tại Việt Nam là thị trường tiềm
năng nhất Đông Nam Á với diện tích tập trung người giàu. Dân số trẻ, được giáo
dục cao, có khả năng chi trả cung với thương mại điện tử đang phát triển tại Việt
Nam.
Cuộc sống ngày càng bận rộn. Mọi người lười ra ngoài và muốn ngay 1 món
đồ, và sẵn sàng chi trả một kinh phí để sở hữu món đồ đó. Các mơ hình hiện tại bám
vào việc vẩn chuyển ngày tiếp theo bởi vì họ có kho hàng
Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển của thị
trường:





Nền tảng web
Không thể giao hàng ngay lập tức
Không tạo ra cộng đồng bền vững

Các ứng dụng mua bán hiện có chưa đáp ứng đủ tồn bộ nhu cầu của người
dùng
Chính vì thế, dựa trên tình hình kinh doanh hiện tại cũng như xác định phát
triển, hoạt động ứng dụng giao hàng nhanh Loship của công ty để theo kịp xu
hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh là cần thiết. Vì vậy, sau quá trình thực tập
tại Công ty cổ phần Lozi Việt Nam, bằng những hiểu biết, kiến thức tìm hiểu được
trong thời gian này và thực trạng của Công ty, tác giả xin đề xuất đề tài nghiên cứu
“Phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship của công ty cổ phần Lozi Việt
Nam”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phát triển ứng dụng di động nói chung và triển khai ứng dụng giao hàng nhanh
trên thế giới đã được chú trọng từ nhiều năm trước, là nội dung nhận được nhiều sự
quan tâm của các ban ngành từ trung ương, tới các tỉnh thành phố cũng như các nhà
nghiên cứu, nhà quản lý, kinh doanh và tồn xã hội. Đã có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực này, cụ thể:
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay trong nước các tài liệu nghiên cứu về ứng dụng di động nói chung và
ứng dụng giao hàng nhanh nói riêng cịn tương đối hạn chế. Hầu hết các khái niệm,


3

kiến thức liên quan đều được tìm hiểu qua mạng Internet theo kiểu chia sẻ hay tự

dịch giải theo các nguồn từ nước ngồi, tự tìm hiểu từ các nguồn tài liệu khác nhau
trên thế giới. Đây là một hạn chế vơ cùng lớn.
- Phạm Quốc Hồn (2016), Nền kinh tế ứng dụng di động, Công nghệ
Thông tin và Truyền Thông số 515, trang 48-51, ISSN, 1859-3550. Bài viết đề cập
đến thuật ngữ “nền kinh tế ứng dụng di động” và nói rằng, bên cạnh các trình duyệt
thì app là cánh cửa thực chất đến với internet, giúp cho người dùng có thể truy cập
Internet cả ngày. Bài viết cũng khẳng định nhu cầu cho các app mới sẽ tăng nhanh
và app sẽ được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau
- “Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng giám sát hành trình trên điện thoại di
động” (2017) của tác giả Hồng Thu Trang
- Giáo trình phát triển ứng dụng di động cơ bản- Trường Đại Học Kinh Tế
Luật Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh (2018) của Chủ biên Lê Hoành Sử
và 2 đồng tác giả Trần Duy Thanh- Hồ Trung Thành cung cấp các kiến thức cơ bản
về di động và các ứng dụng của nó
- Giáo trình phát triển ứng dụng di động nâng cao- Trường Đại Học Kinh
Tế Luật Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh (2018) của Chủ biên Lê Hoành
Sử và 2 đồng tác giả Trần Duy Thanh- Hồ Trung Thành cung cấp các kiến thức
nâng cao về di động và các ứng dụng của nó
- Cuốn sách dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
(2019) của các tác giả GS.TS NGƯT Đặng Đình Đào, Tạn Văn Lợi, TS Nguyễn
Minh Sơn, TS Đặng Thị Thúy Hồng
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Kể từ khi ra đời, cho đến nay, đã có nhiều sách, tạp chí cũng như các cơng
trình nghiên cứu về ứng dụng di động và logistics trên thế giới. Một số cơng trình
nghiên cứu, sách hay tài liệu cơng bố có thể nhắc đến như:
- E-Commerce Logistics: A Literature Research Review and Topics for
Future Research (2012) Của các tác giả sau: Anu Bask (Aalto University School of
Economics, Finland), Mervi Lipponen (Aalto University School of Economics,
Finland) and Markku Tinnilä (Aalto University School of Economics, Finland).
Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng vào đầu thế kỷ 21, trong

cả học thuật và thực tiễn. Ngày nay, Internet được sử dụng phổ biến bởi cả người
tiêu dùng và các doanh nghiệp như một phương tiện mua hàng. Nghiên cứu của các
tác giả tập trung vào hậu cần thương mại điện tử, tập trung vào việc phân phối thực
tế hàng hóa được bán qua Internet. Dựa trên việc xem xét một cách hệ thống các bài
báo, các tác giả sẽ tóm tắt và phân tích những phát hiện chính của tài liệu học thuật
và nêu bật những vấn đề nghiên cứu nhất định được công nhận về chủ đề này. Mục
tiêu chính là nghiên cứu tính tiên tiến của nghiên cứu hậu cần thương mại điện tử và


4

các nhu cầu nghiên cứu trong tương lai. Các bài báo được đánh giá đã được chia
thành bảy loại, và mỗi loại được thảo luận trong bài báo. Các danh mục lớn nhất
thảo luận về hậu cần thương mại điện tử liên quan đến chiến lược bán lẻ, chiến lược
và cấu trúc hậu cần và sở thích của người mua. Mặc dù hậu cần là một phần quan
trọng của thương mại điện tử, nhưng có vẻ như dựa trên đánh giá rằng khơng có
nhiều giải pháp hậu cần thương mại điện tử đã được phát triển hoặc nghiên cứu
trong nghiên cứu hiện tại và hậu cần thường chỉ được coi là một vấn đề nhỏ trong số
các vấn đề khác trong điện tử -thương mại.
- Tạp chí Transportation Research Part E-Logistics and Transportation
Review (2019) Đồng biên tập: T.M. Choi, PhD, Qiang Meng, PhD
- Bài viết: How to Make On-Demand Delivery App: Features, Cost, and
Monetization (24/8/2020) của tác giả Katherine O. Bài viết nói về các ý tưởng để
phát triển ứng dụng giao hàng theo yêu cầu.
- Tạp chí: The strategic analysis of logistics service sharing in an ecommerce platform của đồng tác giả: Xuelian Qin, Zhixue Liu, Lin Tian
(5/11/2019). Trong bài báo này, phân tích tác động chiến lược và kinh tế của việc
chia sẻ dịch vụ logistics.
- International Journal of Innovation, Management and Technology, Vol. 7,
No. 5, October 2016 của tác giả Ailie K. Y. Tang. Bài viết khẳng định rằng, có rất
nhiều nghiên cứu đã xem xét app như một công cụ truyền thông trong quảng cáo di

động hay marketing di động, nhưng chưa ai nghiên cứu app như một mơ hình kinh
doanh tạo ra doanh thu, do đó việc nghiên cứu về mơ hình kinh doanh app là cần
thiết. Bài viết chỉ ra có 4 mơ hình kinh doanh trong ngành ứng dụng di động, đồng
thời chỉ ra các yếu tố giúp người dùng coi trọng khi sử dụng và trả tiền cho một
ứng dụng
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận cơ bản về ứng dụng di động, logistics, Elogistics,.. nhằm cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về ứng dụng di động, logistics, Elogistics tạo lập các phương pháp để các nhà quản trị phát triển ứng dụng giao hàng
Loship kết hợp với logistics để phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty tốt hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá, phân tích tình hình thực trạng phát triển ứng dụng giao hàng nhanh
Loship của công ty cổ phần Lozi Việt Nam. Phân tích yếu tố tác động từ bên trong
đến bên ngồi từ đó tìm ra nhưng ưu nhược điểm của ứng dụng giao hàng nhanh
Loship để phát triển những điểm mạnh và cải thiện những điểm yếu điểm thiếu sót
để từ đó ứng dụng phát triển tốt hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu


5

4.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề để phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship của
công ty cổ phần Lozi Việt Nam
4.2. Phạm vi không gian
Về nguyên tắc, các hoạt động phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship của
công ty cổ phần Lozi Việt Nam được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin
cũng như mơi trường vật lý của doanh nghiệp. Do đó việc nghiên cứu phát triển ứng
dụng giao hàng nhanh cũng gắn liền với các hoạt động khác của doanh nghiệp
trong môi trường truyền thống.
4.3. Phạm vi thời gian

Để các kết luận được khách quan, tác giả nghiên cứu tình hình hoạt động của
Công ty cổ phẩn Lozi Việt Nam thông qua các dữ liệu: Báo cáo tài chính, Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, tài liệu nghiên cứu, tài liệu viết được cập nhật từ năm
2017 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong bài khóa luận này, dữ liệu được thu thập từ các nguồn như phiếu điều
tra, số liệu từ Báo cáo kết quả kinh doanh, từ website của công ty và các bài viết có liên
quan trên các trang báo, trang tin tức,… Trong q trình nghiên cứu hồn thành đề tài
khóa luận tác giả đã sử dụng hai phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
5.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập tại các nguồn dữ liệu có sẵn sử dụng cho nghiên
cứu luận văn. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thơng qua nguồn dư liệu bên ngồi như
sách, báo, tạp chí, Internet…và trong nội bộ doanh nghiệp để thống kê được số liệu
nhằm phản ánh tình hình đang nghiên cứu. Ưu điểm của dữ liệu này là thu thập
nhanh chóng, ít tốn kém. Nhược điểm là chất lượng dữ liệu khó xác định, là những
dữ liệu tràn lan, từ nhiều nguồn khơng đáng tin cậy, đơi khi cịn bị lỗi thời.
Trong bài khóa luận này, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp bằng cách chủ yếu sử
dụng công cụ SE (Search Engine): Google.com để tìm kiếm thơng tin phục vụ
nghiên cứu. Ngồi ra cịn thu thập thơng tin từ các báo cáo, tài liệu, thông tin trên
website của đơn vị thực tập là Công ty cổ phần Lozi Việt Nam, luận văn, các cơng
trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố, thơng tin trên các tạp chí điện tử, báo cáo
TMĐT, mạng xã hội và một số website khác,…


6

5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính
người nghiên cứu thu thập. Trong thực tế, khi dữ liệu thứ cấp không đáp ứng được

u cầu nghiên cứu, hoặc khơng tìm được dữ liệu thứ cấp phù hợp thì các nhà
nghiên cứu sẽ phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp… Các dữ liệu sơ cấp giúp
người nghiên cứu đi sâu vào đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu động cơ của khách
hàng, phát hiện các quan hệ trong đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp có thể thu
thập từ việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều tra; cũng
có thể sử dụng các phương pháp thử nghiệm để thu thập dữ liệu sơ cấp.
Trong đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thu tập dữ liệu sơ cấp đó
là phương pháp điều tra và phỏng vấn chuyên gia.
 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
- Hình thức phiếu điều tra: Phiếu điều tra gồm các câu hỏi theo hình thức
trắc nghiệm.
- Đối tượng điều tra: Khách hàng sử dụng ứng dụng giao hàng nhanh
Loship của công ty cổ phần Lozi Việt Nam.
- Nội dung điều tra: Các câu hỏi trong phiếu điều tra tập trung vào cảm
nhận và phản hồi của khách hàng khi sử dụng ứng dụng Loship của công ty cổ phần
Lozi Việt Nam
- Cách thức tiến hành: Các phiếu điều tra sau khi lập xong sẽ được gửi tới
khách hàng thông qua email hoặc gửi trực tiếp khi khách hàng sử dụng dịch vụ
thông qua các shipper của Loship. Sau khi trả lời, các phiếu hỏi được thu lại và dữ
liệu được xử lý qua phần mềm Excel.
- Thời gian phát phiếu: Trong thời gian thực tập tại Công ty.
- Số lượng phiếu điều tra phát ra: 120
- Số lượng phiếu điều tra thu về: 100
 Phương pháp phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: Giám đốc Marketing tổng hợp phụ trách công việc
liên quan đến việc phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship của công ty – người
trực tiếp hướng dẫn thực tập tại công ty
- Cách thức tiến hành: Gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp tại Công ty.
- Nội dung: Phỏng vấn những vấn đề liên quan đến tình trạng của ứng dụng
giao hàng nhanh Loship và việc việc phát triển ứng dụng ra sao trong tương lai

5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
5.2.1 Phương pháp định lượng
Các dữ liệu được tổng hợp và phân tích thơng qua phần mềm Microsoft
Office, với công cụ sử dụng trực tiếp ở đây là bảng tính Excel. Excel là chương
trình bảng tính do Microsoft phát triển. Đây là một chương trình bảng tính được sử
dụng rộng rãi nhất. Trong Excel có một số cơng cụ cho phép người sử dụng tiến


7

hành phân tích dữ liệu thống kê, Excel có thể được sử dụng để tổ chức sắp xếp dữ
liệu, trình bày dữ liệu, lập bảng, vẽ đồ thị và phân tích thống kê…
Dữ liệu sau khi được tổng hợp, thống kê, phân loại và chọn lọc sẽ được mang
phân tích. Các phiếu điều tra và các bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu sau khi
được tổng hợp lại sẽ được so sánh, lập bảng phân tích để rút ra được những kết luận
phục vụ bài luận.
5.2.2. Phương pháp định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm
cách mơ tả và phân tích các đặc điểm văn hóa hành vi của con người và nhóm người
từ quan điểm của các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính giúp cung cấp thơng tin
tồn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành.
Nghiên cứu định tính cho phép các nghiên cứu viên hạn chế các sai sót trong ngữ
cảnh bẳng cách sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn và tạo ra mơi trường phỏng vấn mà
trong đó đối tượng cảm thấy thoải mái nhất. Một số phương pháp định tính mà tác
giả sử dụng phương pháp diễn dịch và tổng hợp quy nạp, dùng để phân tích dữ liệu,
thu thập được qua khách hàng và dữ liệu thứ cấp.
Trong đó phương pháp diễn dịch là phương pháp từ quy tắc đưa ra ví dụ cụ
thể, rất hữu ích để kiểm định lý thuyết và giả thuyết. Mục đích của phương pháp
này là đi đến kết luận. Kết luận nhất thiết phải đi theo lý do cho trước. Các lý do
này thể hiện qua kết luận và thể hiện qua các chứng minh cụ thể.

Phương pháp tổng hợp quy nạp là phương pháp tổng hợp tập trung trình bày
các dữ kiện và giải thích chúng theo căn ngun. Sau đó bằng phương pháp quy nạp
đưa ra sự liên quan giữa các dữ kiện và tạo thành quy tắc.
Qua hai phương pháp phân tích dữ liệu định tính này giúp tác giả có cái nhìn
rõ hơn về mối tương quan giữa lý thuyết và thực tế, ứng dụng trong thực tế một
cách hiệu quả.
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,... khóa luận tốt
nghiệp được kết cấu gồm ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ỨNG DỤNG GIAO HÀNG NHANH
LOSHIP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LOZI
Chương 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA ỨNG DỤNG
GIAO HÀNG NHANH LOSHIP CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN LOZI VIỆT NAM
HIỆN NAM
Chương 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
GIAO HÀNG NHANH LOSHIP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LOZI
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRỂN ỨNG DỤNG GIAO HÀNG
NHANH LOSHIP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LOZI VIỆT NAM


8

1.1 Những khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm chung
Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định,
thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như
những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của
khách hàng.1
Điều 233 Luật thương mại nói rằng:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực

hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao
bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo
thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”2
Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo Hiệp hội các
nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain
Management Professionals – CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy
đủ như sau:
“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc
hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch
vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng
yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị
vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện
đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản
trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của
logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch
vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả
các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng
khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, cơng nghệ thơng tin.”
1.1.2 Khái niệm liên quan trực tiếp đến phát triển ứng dụng giao hàng
nhanh Loship của công ty cổ phần Lozi Việt Nam
1.1.2.1. Khái niệm E-Logistics
E-logistics trong TMĐT B2C (Business to Customer) là toàn bộ các hoạt động
nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng thông qua
các giao dịch điện tử 3
1.1.2.2. Khái niệm ứng dụng di động
Ứng dụng di động là phần mềm ứng dụng được thiết kế để chạy trên điện thoại
thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác.
1


/>Điều 233 Luật Thương Mại năm 2005
3
/>2


9

Các ứng dụng thường có sẵn thơng qua các nền tảng phân phối ứng dụng (còn
gọi là cửa hàng ứng dụng), bắt đầu xuất hiện vào năm 2008 và thường được điều
hành bởi các chủ sở hữu của hệ điều hành di động, như Apple App Store, Google
Play, Windows Phone Store, và BlackBerry App World. Một số ứng dụng miễn phí,
trong khi một số ứng dụng phải được mua.
Thuật ngữ "ứng dụng" là một rút ngắn của thuật ngữ "phần mềm ứng dụng".
Trong tiếng Anh, thường được viết là app và đã trở thành rất phổ biến và trong năm
2010 đã được liệt kê như là " từ ngữ của năm" do Hiệp hội American Dialect
Society chọn lọc.
Ứng dụng di động ban đầu được cung cấp với mục đích thơng tin tổng quát và
các dịch vụ thông dụng trên mạng toàn cầu, bao gồm email, lịch, danh bạ, và thị
trường chứng khốn và thơng tin thời tiết. Tuy nhiên, nhu cầu chung của những
người sử dụng thiết bị di động và khả năng phát triển của các nhà lập trình đã mở
rộng thành các loại khác, chẳng hạn như trò chơi di động, tự động hóa nhà
máy, GPS và các dịch vụ dựa trên địa điểm, định vị và ngân hàng, để theo dõi, mua
vé và các ứng dụng y tế di động gần đây. Sự bùng nổ về số lượng và sự đa dạng của
các ứng dụng đã tạo ra 1 tiềm năng và thị trường lớn.
Sự phổ biến của các ứng dụng di động đã tiếp tục tăng. Theo công ty nghiên
cứu thị trường Gartner, 102 tỷ ứng dụng sẽ được tải về trong năm 2013 (91% trong
số đó là miễn phí) nhưng chúng vẫn sẽ tạo ra 26 tỷ USD, tăng 44,4% so với 18 tỷ
USD vào năm 2012. Báo cáo phân tích ước tính rằng nền kinh doanh ứng dụng tạo
ra doanh thu hơn 10 tỷ € cho mỗi năm trong Liên minh châu Âu, trong khi hơn
529.000 công ăn việc làm đã được tạo ra trong 28 quốc gia EU do sự tăng trưởng

của thị trường ứng dụng.
1.2 Các lý thuyết và nội dung về phát triển ứng dụng giao hàng nhanh Loship
của công ty cổ phần Lozi Việt Nam
Loship là một nền tảng di động cung cấp dịch vụ giao hàng thương mại điện tử
trong một giờ tại thị trường Việt Nam. Là công ty Việt Nam, dành cho người Việt
Nam, Loship giúp giải quyết nhu cầu đặt mua và nhận hàng ngay lập tức của người
Việt Nam trong cuộc sống bận rộn, bằng mạng lưới phân phối hiệu quả của mình với
đa dạng dịch vụ.
1.2.1 Đặc điểm của ứng dụng giao hàng nhanh Loship
Khả năng tương tác cao: Ứng dụng hoạt động chủ yếu dựa trên các phương
tiện điện tử và môi trường internet vì vậy thơng tin về sản phẩm và dịch vụ có có
thể được chia sẻ với khách hàng 24/7. Nhờ việc ứng dụng internet mà các hoạt động
hỗ trợ khách hàng cũng như việc phản hồi lấy ý kiến khách hàng cũng dễ dàng và
nhanh chóng hơn so với truyền thống. Doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với


10

khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông điện tử từ đó giúp doanh
nghiệp hiểu và nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa
mong muốn của khách hàng
Phạm vi hoạt động giới hạn: Các hoạt động của ứng dụng giao hàng nhanh
Loship hỗ trợ trên các tỉnh thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng,..
Tốc độ giao dịch cao: Thơng tin sản phẩm dịch vụ hoặc 1 chương trình khuyến
mãi khi được tung ra thị trường sẽ tiếp cận khách hàng nhanh hơn nhờ có các
phương tiện truyền thơng mạng xã hội. Nhờ đó giao dịch được tiến hành trong 1 số
trường hợp cũng nhanh hơn.
Đa dạng hóa về mặt sản phẩm và dịch vụ: Khách hàng có thể tiếp cận nhiều
sản phẩm và dịch vụ hơn trên nền tảng ứng dụng Loship.

1.2.2 Vai trò của ứng dụng giao hàng nhanh Loship
Dân số nước ta tính đến thời điểm này đã chạm mốc gần 100 triệu người,
trong đó có 43 triệu người sử dụng internet và hơn 40% số đó dùng mạng internet
trong hoạt động sống, cơng việc hàng ngày, nhưng đáng lưu tâm hơn nữa là 84%
người dùng internet tìm kiếm thơng tin trên mạng trước khi quyết định mua sản
phẩm/ dịch vụ. Cùng với đó việc hiên nay người trẻ đang lười ra ngồi và có nhu
cầu sử hữu 1 món đồ nào đó thật nhanh trong thời gian ngắn nhất. Thì việc ra đời và
xuất hiện của Loship là 1 điều tất yếu để giải quyết tất cả các vấn đề trên. Loship
cung cấp dịch vụ giao hàng, giao đồ ăn chỉ trong 1h trong khu vực nội đô các thành
phố lớn như Hà Nội và Sài Gịn.
1.2.3 Lợi ích và hạn chế của ứng dụng giao hàng nhanh Loship
1.2.3.1 Lợi ích của ứng dụng giao hàng nhanh Loship
Ứng dụng cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn, nhiều chương trình
khuyến mãi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng giúp cho người dung được hưởng
nhiều ưu đãi hơn khi sử dụng. Người dùng khi sử dụng ứng dụng Loship để đặt
hàng không phải chờ đợi quá lâu để có thể nhận 1 món đồ hay sản phẩm mà mình
muốn mua từ đó tiết kiệm được thời gian chờ cho khách hàng.
1.2.3.2 Hạn chế của ứng dụng giao hàng nhanh Loship
Ứng dụng chỉ phù hợp với đối tượng những người trẻ, còn người trung niên và
cao tuổi rất khó có thể tiếp cận và sử dụng ứng dụng. Các thao tác và quy trình đặt
mua cịn nhiều vấn đề. Nền tảng cơng nghệ cịn chưa phát triển và bị delay khi số
lượng người dùng real- time quá đông trong các ngày khuyến mãi sản phẩm
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ứng dụng giao hàng nhanh
Loship của công ty cổ phần Lozi Việt Nam


11

1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
 Kinh tế

Kinh tế ngày càng tăng trưởng, hoạt động giao thương buôn bán ngày càng
phát triển khiến nhu cầu giao vận ngày càng lớn hơn bao giờ hết, tạo điều kiện cho
các bên giao hàng có cơ hội phát triển hơn. Việc con người giờ ngày càng lười ra
ngoài và lại có nhu cầu cần một 1 món đồ gì đó thật nhanh thì việc xuất hiện các
dịch vụ giao hàng nhanh là điều tất yếu.
Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị
trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD, sẽ đạt 33 tỷ USD vào năm 2025.
Với tốc độ phát triển này, thị trường giao nhận cũng đang cạnh tranh nóng, các
doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển phải tăng tốc trong việc phát triển ứng dụng cơng
nghệ, hồn thiện hệ thống vận hành, cải thiện dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Trong đó, cơng nghệ là một mắt xích quan trọng để các DN đột phá trong
ngành giao nhận vốn được coi là khá truyền thống.
Cùng với tốc độ tăng trưởng cao của TMĐT, năm 2018 đã chứng kiến sự phát
triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics, chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng.
Để gia tốc cạnh tranh, các DN kinh doanh giao nhận đang cùng bước vào cuộc đua
công nghệ và dịch vụ. Đi đầu trong xu thế này là Amazon. Mấy năm gần đây,
Amazon đã ứng dụng hàng loạt máy móc quét hàng hóa đi xuống băng chuyền, đặt
chúng vào nhiều hộp được chế tạo riêng cho từng món hàng. Theo tính tốn, mỗi
chiếc máy trị giá khoảng 1 triệu USD này thay thế được 24 lao động trực tiếp.
Từ những điều trên đã cho thấy sức nóng dịch vụ giao nhận đang cạnh tranh
khốc liệt ra sao trên thị trường giao vận. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của con
người ngày càng cao và họ lại muốn nhiều thứ 1 cách nhanh hơn.
 Pháp luật – Chính trị
Dịch vụ logistics đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của thương mại
điện tử và kinh tế Việt Nam. Hơn 30% dân số tại Việt Nam được dự báo sẽ chuyển
sang mua sắm trực tuyến vào năm 2020, cho thấy nhu cầu giao hàng của ngành
thương mại điện tử sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới. Theo báo cáo mới đây
của We Are Social (một công ty tại Anh chuyên thực hiện các thống kê và đánh giá
về thông tin kỹ thuật số, di động và các lĩnh vực liên quan), tổng số người dùng
Internet ở Việt Nam vào tháng 01/2018 là 64 triệu người, tăng khoảng 27%, cho

thấy Internet đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều
người Việt Nam. Điều đó cũng khẳng định tầm quan trọng của logistics trong
thương mại điện tử và đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu
điều chỉnh lĩnh vực này. Nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về
logistics cho thấy một số vấn đề sau:


12

Thứ nhất, pháp luật hiện hành còn thiếu quy định về khái niệm e-logistics, gây
khó hiểu và khó thực hiện. Logistics cũng như thương mại điện tử đang bùng nổ và
là xu hướng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện nay, do chưa nghiên cứu
sâu, có nhiều người vẫn hiểu chưa đúng và chưa phân biệt được hai khái niệm elogistics và logistics. Ngồi ra, khơng ít người còn đồng nhất hai khái niệm này với
nhau. Nhầm lẫn sẽ dẫn đến việc đánh giá khơng đúng vị trí, vai trò của hai hoạt
động logistics và e-logisitics trong thương mại điện tử cũng như hạ thấp chức năng
của chúng.
Thứ hai, việc phân loại các hoạt động logistics còn nằm rải rác ở nhiều văn
bản pháp luật khác nhau dẫn đến khó khăn trong cơng tác quản lý và áp dụng để xác
định các hoạt động logistics. Như chúng ta đã biết, dịch vụ logistics góp phần mở
rộng thị trường thương mại điện tử, các nhà sản xuất muốn chiếm lĩnh và mở rộng
thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch vụ
này có tác dụng như cầu nối trong vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường đến
các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra nên doanh nghiệp
có thể khai thác và mở rộng thị trường nhanh và mạnh hơn. Bởi vậy, ngoài việc cần
thiết phải bổ sung định nghĩa về dịch vụ e-logistics, việc phân loại dịch vụ logistics
cũng cần có quy định thống nhất. Hiện nay, việc phân loại thường theo phương
pháp liệt kê, trình bày được quy định ở quá nhiều văn bản, cụ thể:
Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, logistics bao gồm nhận hàng,
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn
khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có

liên quan đến hàng hóa
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-TT ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007, có thể nhóm một số phân ngành
kinh tế thuộc dịch vụ logistics như: 4912 (vận tải hàng hóa đường sắt), 4933 (vận tải
hàng hóa bằng đường bộ), 4940 (vận tải đường ống), 5012 (vận tải hàng hóa ven biển
và viễn dương), 5022 (vận tải hàng hóa đường thủy nội địa), 5120 (vận tải hàng hóa
hàng khơng), 5210 (kho bãi và lưu giữ hàng hóa), 5221 (hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực
tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ), 5222 (hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho
vận tải đường thủy), 5223 (hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng
khơng), 5224 (bốc xếp hàng hóa), 5229 (hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến
vận tải), 5310 (bưu chính), 5320 (chuyển phát), và 8292 (dịch vụ đóng gói).
Trong khi đó, theo quy định của Điều 3Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày
30/12/2017 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ logistics, dịch vụ logistics bao
gồm: 1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay; 2. Dịch vụ
kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; 3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch


13

vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải; 4. Dịch vụ chuyển phát; 5. Dịch vụ đại lý vận tải
hàng hóa; 6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan);
7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: kiểm tra vận đơn, dịch vụ mơi giới vận
tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ
nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải; 8. Dịch vụ hỗ trợ bán
buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp,
phân loại hàng hóa và giao hàng; 9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải
biển; 10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa; 11.
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt; 12. Dịch vụ vận tải hàng
hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ; 13. Dịch vụ vận tải hàng không; 14. Dịch vụ
vận tải đa phương thức; 15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật; 16. Các dịch

vụ hỗ trợ vận tải khác; 17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật Thương
mại.
Ngoài ra, tháng 5/2007, Việt Nam cùng các nước thành viên ASEAN cũng đã
nhất trí xây dựng lộ trình hội nhập ngành dịch vụ logistics trong ASEAN. Dịch vụ
logistics trong ASEAN gồm 11 phân ngành sau: 1. Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong
vận tải biển (có mã phân loại trong Bảng phân loại các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu
của Liên hiệp quốc là 741-CPC 741); 2. Dịch vụ kho bãi (CPC 742); 3. Dịch vụ đại
lý vận tải hàng hóa (CPC 748); 4. Các dịch vụ bổ trợ khác (CPC 749); 5. Dịch vụ
chuyển phát (CPC 7512**); 6. Dịch vụ đóng gói (CPC 876); 7. Dịch vụ thơng quan
(khơng có trong phân loại của CPC); 8. Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng
đường biển, loại trừ vận tải ven bờ; 9. Dịch vụ vận tải hàng không (được đàm phán
trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp về vận tải trong ASEAN); 10.
Dịch vụ vận tải đường sắt quốc tế (CPC 7112); 11. Dịch vụ vận tải đường bộ quốc
tế (CPC 7213).
Như vậy, phần lớn các văn bản trên đều phân loại hoạt động logistics theo
hướng từng ngành vận tải riêng biệt. Cách phân loại này sẽ làm mất đi bản chất
thương mại của hoạt động logistics và dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hoạt động này
với hoạt động vận chuyển thông thường.
Thứ ba, hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh logistics trong hoạt
động thương mại điện tử chưa đồng bộ, thiếu nhất quán về trách nhiệm và giới hạn
quản lý giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt động logistics. Tuy
logistics được xem là “yếu tố then chốt” phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển các
ngành dịch vụ khác, nhưng đến nay chưa được quản lý vào một đầu mối thống nhất.
Logistics thực ra không phải là một ngành nghề riêng biệt mà nó chính là một chuỗi
hoạt động bao gồm rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến nhiều ngành nghề


14


như: vận tải, đóng gói, làm thủ tục thuế, hải quan… Vì vậy, các doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh dịch vụ logistics đang phải tuân thủ cùng lúc ít nhất hai tầng điều
kiện kinh doanh: điều kiện cho ngành riêng lẻ trong chuỗi và điều kiện chung của
chuỗi logistics khi bị gọi là ngành nghề kinh doanh. Mỗi hoạt động này tương ứng
với một ngành, nghề kinh doanh và được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành
với cơ quan có thẩm quyền quản lý riêng biệt. Điều này thực sự chưa hợp lý vì
vừa khơng phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước, vừa làm tăng chi phí tuân thủ của
doanh nghiệp.
Thứ tư, như chúng ta đã biết, mục tiêu quản lý nhà nước về phân cấp quản lý
là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo
đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm quyền nhằm tăng cường chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước và giảm chi phí tuân thủ
cho doanh nghiệp. Trong khi đó, quy định về phân cấp quản lý hoạt động logistics
như hiện nay sẽ gây chồng chéo trong thẩm quyền quản lý và gây tốn kém cho
doanh nghiệp khi phải đối mặt với nhiều thủ tục hành chính xin phép cho hoạt động
kinh doanh này. Ví dụ, theo quy định của Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa
phương thức và Nghị định 89/2011/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP),
Bộ Giao thông Vận tải được giao là cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa
phương thức - một hoạt động quan trọng của dịch vụ logistics, trong khi đó, theo
quy định của Luật Thương mại năm 2005, Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà
nước về logistics, việc đăng ký kinh doanh logistics lại do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thực hiện. Mặt khác, theo quy định của Điều 8 Luật Giao dịch điện tử năm 2005,
nếu hoạt động logistics thơng qua các phương tiện điện tử thì hoạt động này còn
chịu sự quản lý của Bộ Bưu chính Viễn thơng và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nơi diễn ra hoạt động giao dịch điện tử. Như vậy, chỉ riêng
một hoạt động vận tải thông qua phương tiện điện tử tại một địa phương nhất định
trong chuỗi hoạt động dịch vụ logistics đã có tới bốn cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quản lý chuyên biệt. Điều đó đồng nghĩa với việc để thực hiện hoạt động này,
doanh nghiệp phải thông qua rất nhiều thủ tục hành chính với các khoản phí, lệ phí
chính thức và khơng chính thức khơng hề nhỏ.

Thứ tư, một số quy định của pháp luật hiện hành về vận chuyển hàng hóa
truyền thống khơng phù hợp với trong hoạt động thương mại điện tử. Ví dụ: Khoản
1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08/5/2015
của Bộ Tài chính, Bộ Cơng thương, Bộ Cơng an và Bộ Quốc phịng về chế độ hóa
đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thơng trên thị trường quy định: "Đối
với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến,
bãi, điểm tập kết (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này) thì cơ sở sản


15

xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải
xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo
quy định của pháp luật và Thơng tư này ngay tại thời điểm kiểm tra. Nếu khơng có
hóa đơn chứng minh nguồn gốc rõ ràng của hàng hóa thì sẽ bị xử phạt hành chính,
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội bn lậu. Về hành vi vận chuyển hàng
hóa trên đường mà khơng có hóa đơn, chứng từ thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành
vi này đồng thời sẽ bị tạm giữ số hàng hóa khơng có hóa đơn chứng từ đó... Tuy
nhiên, cùng với sự bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử, thương mại điện tử
một ngày có hàng trăm đơn hàng (ví dụ, adayroi.com một ngày có thể xử lý lên đến
1.500 đơn hàng), có đơn hàng chỉ vài chục nghìn đồng thì thực sự rất khó có thể kẹp
hóa đơn cho từng đơn hàng..
 Văn hóa - xã hội
Văn hóa - Xã hội là những yếu tố về phong tục, tập qn, thói quen. Với dịch
vụ giao hàng thì thói quen tiêu dùng là nhân tố tác động rất lớn đến ngành này. Khi
người dùng đại đa phần còn lo ngại việc đặt hàng trên mạng và có shipper đến giao
hàng thì việc các dịch vụ giao hàng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Thực tế nhiều trường
hợp khách hàng đã boom hàng để ảnh hưởng đến các bên giao hàng do nhiều lí do
như: Thái đơ của shipper giao nhận, tốc độ giao hàng chậm, quá trình giao hàng gặp
nhiều vấn đề dẫn đến tình trạng đơn hàng bị hỏng hóc trong q trình giao làm ảnh

hưởng đến tâm lí của khách hàng khi nhận hàng. Vì vậy để hình thành được thói
quen sử dụng các dịch vụ giao hàng nhanh, các bên giao vận phải ra sức phát triển
và cải thiện bộ máy của mình để phù hợp với nhu cầu của người dùng.
 Công nghệ
Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang
được coi trọng vì nó có vai trị rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh
doanh, xúc tiến thương mại cũng như triển khai hoạt động TTĐT trong kinh doanh
TMĐT. Internet và thiết bị điện tử đóng vai trị quan trọng trong q trình mua hàng
của người tiêu dùng, đặc biệt đối với người tiêu dùng trong độ tuổi 25-34 tuổi. Tính
đến tháng 3 năm 2019, dân số Việt Nam có 97,23 triệu người với tỉ lệ đơ thị hóa là
35,92%. Trong đó tổng số người dùng Internet ở Việt Nam vào tháng 3/2019 là 67
triệu người, tăng đến 14 triệu người và khoảng 27.5% so với cùng thời điểm năm
2018. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ
12 trên thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu
Á (theo Internetworldstats).
Theo số liệu từ Statista thì tỉ lệ người dùng tham gia giao dịch online đạt
52.5% và dự đoán đạt 55.9% năm 2022, ngược lại ở các nước phát triển con số này


16

là khoảng hơn 70%. Năm 2018, Việt Nam có 49 triệu người dùng tham gia mua sắm
trực tuyến, đạt 76% so với số lượng người dùng Internet,
Hàng triệu km cáp quang, ADSL kết nối phủ 100% số xã, phường cả nước với
tốc độ kết nối Internet trung bình đạt 9,5 Mbps, xếp hạng 58 trên thế giới, Việt Nam
hiện có hơn 400.000 tên miền “.vn”, khẳng định thành tựu phát triển mạnh mẽ của
Internet...
Sau 20 năm, Việt Nam là quốc gia có hạ tầng viễn thơng 2G, 3G, 4G phủ sóng
trên cả nước với hệ thống hơn 150.000 trạm BTS. Tỷ lệ người dùng di động đạt hơn
hơn 128 triệu thuê bao trong đó có hơn 36,2 triệu thuê bao băng rộng di động và

gần 11 triệu thuê bao Internet. Những con số này cho thấy hạ tầng công nghệ viễn
thơng Internet đang là bệ phóng cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của
Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ dịch vụ giao hàng nhanh, dịch vụ giao
vận tiếp tục được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao vận không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ,
chú trọng tăng độ an tồn cho dịch vụ của mình. Nền tảng cơng nghệ ảnh hưởng
không nhỏ tới sự phát triển của dịch vụ giao hàng. Cơ sở công nghệ tiên tiến vững
vàng sẽ góp phần khơng nhỏ thúc đẩy dịch vụ giao hàng phát triển hơn nữa.
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành
 Khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại là yếu tố sống
còn của doanh nghiệp. Với vai trò là người tiêu dùng khách hàng ngày càng thông
minh hơn trong sự lựa chọn của họ. Họ luôn mong muốn được cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất. Và đáp ứng được nhu cầu khách hàng là mục
tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Sự hài lòng của khách hàng tạo điều kiện cho
doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội kinh doanh, tăng trưởng doanh thu nhanh
chóng. Mặt khác, những phản hồi hay khiếu nại của khách hàng cũng giúp mỗi
doanh nghiệp tự đánh giá và đưa ra những bước thay đổi nhằm hồn thiện sản phẩm
và dịch vụ mình cung cấp.
Với thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay cuộc sống ngày càng bận rộn, con
người ngày càng lười ra ngồi và ln muốn sở hữu 1 món đồ nào đó nhanh nhất và
sẵn sàng chi trả cho món đồ đó thì việc phát triển dịch vụ giao vận là 1 yếu tố thiết
yếu để đáp ứng các nhu cầu mà thị trường đang cần. Việc quyết định thành công của
1 doanh nghiệp giao vận đều nằm ở khách hàng. Các dịch vụ giao hàng đó phải đáp
ứng đầy đủ và nhanh chóng các yêu cầu và quyết định của khách hàng càng sớm càng
tốt. Do nhu cầu hiện tại của khách hàng là cần 1 món đồ nào đó ngay và ln.


17


Hình 1.2: Người dùng của Lozi
(Nguồn: phịng Marketing của cơng ty cổ phần Lozi Việt Nam)
 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp kinh doanh cùng nhóm hàng, cùng
chung thị trường. Đây ln là yếu tố mà mọi doanh nghiệp cần xem xét và nghiên
cứu kỹ. Bởi nếu như khơng có sự tìm hiểu, nhận định được điểm mạnh điểm yếu thì
khơng thể đưa ra các chiến lược, chiến thắng trong cạnh tranh. Đối với dịch vụ giao
hàng cũng vậy, mỗi doanh nghiệp cũng cần xem xét đối thủ cạnh tranh để có cái
nhìn tổng quan về sự cần thiết hay mức độ cung cấp dịch vụ thanh tốn trên mơi
trường Internet của chính doanh nghiệp trong sự so sánh với đối thủ cạnh tranh.
Qua đó mới có thể đưa ra các thay đổi, điều chỉnh, đề xuất phù hợp nhằm thỏa mãn
khách hàng ở mức độ cao nhất.

Hình 1.3 Đối thủ: Sự khác biệt


×