Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Tiếp vận Toàn cầu SM Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.73 KB, 47 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em Chíu Chăn Cắm xin cam đoan rằng đề tài khóa luận tốt nghiệp “Quản trị
quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận Toàn
cầu SM Việt Nam” là một sản phẩm em đã nỗ lực nghiên cứu và xây dựng trong q
trình thực tập tại Cơng ty Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam
Trong q trình xây dựng và hồn thiện đề tài khóa luận tốt nghiệp có sự tham
khảo của một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng dưới sự hướng dẫn và gợi ý của giáo
viên hướng dẫn TS Lê Thị Việt Nga. Tất cả số liệu, kết quả trong bài đều do em tự thu
thập và thống kê theo giấy tờ, sổ sách từ Cơng ty Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt
Nam. Tuyệt đối khơng có sự sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Một lần nữa, em xin cam
đoan về tính chính xác và duy nhất của các số liệu, nội dung được đề cập trong đề tài
nghiên cứu do em thực hiện.
Hà Nội ngày 02 tháng 12 năm 2020
Sinh viên thực hiện

1


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em đã tìm hiểu, nghiên cứu thực tế việc quản trị
quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận Toàn cầu
SM Việt Nam và kết hợp với kiến thức đã học ở trường Đại học Thương mại. Em xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy cô giảng viên khoa Kinh tế &
Kinh doanh quốc tế và thầy cô tại các bộ môn của trường Đại học Thương mại đã tận
tâm giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức nền tảng để lựa chọn và
hồn thành khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Th.S Lê Thị Việt Nga– Giảng viên
bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế - Trường Đại học Thương mại, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, định hướng cho em trong suốt q trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Đồng thời, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới ban giám đốc và toàn thể cán bộ


nhân viên cơng ty Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ
em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Do hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, thông tin thu thập
chưa được phong phú nên khóa luận vẫn cịn những sai sót, em mong nhận được
những ý kiến đóng góp và lời khun bổ ích của thầy cơ giáo và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Sinh viên

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.........................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..............................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1

1.2.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu......................................................................2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.4. Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................3
1.5.


Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3

1.6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
1.7. Kết cấu của khóa luận...............................................................................................................4
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG
XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN..........5
2.1. Một số vấn đề về dịch vụ giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển..................5
2.1.1. Dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển:..........................................................5
2.1.2. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm dịch vụ giao hàng xuất
khẩu bằng đường biển..................................................................................................6
2.1.3. Các phương thức giao hàng xuất khẩu bằng đường biển.................................6
2.1.4. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia trong quá trình giao hàng xuất khẩu
bằng đường biển...........................................................................................................6
2.2. Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp
giao nhận...................................................................................................................... 7
2.2.1 Vai trò của quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh
nghiệp giao nhận..........................................................................................................7
2.2.2. Nội dung của quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển đối
với doanh nghiệp giao nhận.........................................................................................7
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỊCH VỤ GIAO
HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP
VẬN TOÀN CẦU SM VIỆT NAM..........................................................................13
3


3.1. Giới thiệu về cơng ty CP Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam..............................13
3.1.1 Thông tin về công ty...........................................................................................13
3.1.2 Lịch sử hình thành............................................................................................13
3.1.3 Cơ cấu tổ chức...................................................................................................13

3.2. Khái quát hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ
phần Tiếp vận Toàn cầu SM Việt Nam....................................................................15
3.2.1. Khái qt tình hình kinh doanh chung của cơng ty........................................15
3.2.2. Tình hình hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Cơng ty Cổ
phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam.......................................................................17
3.3. Phân tích thực trạng quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường
biển của công ty..........................................................................................................18
3.3.1. Hoạt động lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu.................................................18
3.3.2. Hoạt động tổ chức thực hiện giao hàng xuất khẩu.........................................19
3.3.3. Hoạt động giám sát quá trình thực hiện giao hàng.........................................24
3.3.4. Hoạt động điều hành quá trình giao hàng xuất khẩu.....................................25
3.4. Đánh giá thực trạng quản trị giao nhận hàng xuất khẩu bằng bằng đường
biển tại Cơng ty Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam...................................26
3.4.1. Thành công và kết quả đạt được......................................................................26
3.4.2. Những khó khăn và nguyên nhân....................................................................27
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU...........................................................................................................30
4.1. Định hướng phát triển của quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng
đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận Toàn cầu SM Việt Nam......................30
4.1.1 Định hướng chiến lược của công ty trong tương lai........................................30
4.2. Các kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả quản trị quy trình giao hàng xuất
khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận Toàn cầu SM Việt Nam. . .31
4.2.1 Kiến nghị một số giải pháp từ phía cơng ty.......................................................31
4.2.2 Những kiến nghị với cơ quan chức năng..........................................................31
KẾT LUẬN................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................34
PHỤ LỤC................................................................................................................... 35

4



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cơng ty Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam.......................13
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty SM
Global 2016-2019................................................................................................................................16

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
FCL
LCL
FIATA

Tiếng Anh
Full container loaded
Less than container load
International Federation
Of Freight Fowarders

ETD

Associations
Estimated time of
departure

ETA

Tiếng Việt

Hàng nguyên container
Hàng lẻ
Liên đoàn các hiệp hội
giao nhận quốc tế
Ngày giờ khởi hành dự
kiến của lô hàng

Estimated time of arrival

Ngày giờ dự kiến mà lơ

INCOTERM

International Commercial

hàng sẽ đến cảng đích
Các điều khoản thương

DEM

Terms
Demurrage

mại quốc tế
Phí lưu container tại bãi

DET

Detention


(cảng)
Phí lưu container tại kho

Storage

Storage Charge

của khách hàng
Phí thuê chỗ lưu container
tại cảng mà cảng trực tiếp

VGM

Verified Gross Mass

thu
Phiếu xác định khối lượng
container chứa hàng để gửi
đến hãng tàu

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế hiện tại, các khu vực và quốc gia trên
thế giới cũng đã và đang tích cực mở cửa thị trường nội địa của mình để phù hợp với
xu hướng tự do hóa thương mại, là nền tảng của sự phát triển, đưa các quốc gia xích
lại gần nhau, thân thiện hơn trong quan hệ sản xuất, kinh doanh và chia sẻ thịnh vượng
chung.

Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trong khu vực có
mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động vào bậc nhất thế giới.
Mặt khác, với hơn 3.260km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát
triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển. Đây là cơ hội cũng như thách
thức lớn đối với ngành vận tải biển vốn còn non trẻ của Việt Nam trước các đối thủ
cạnh tranh quốc tế.
Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh
mẽ, đồng thời Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức khu vực và quốc tế. Việc gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), và tham gia
các hiệp định Thương mại Tự do FTA đã thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi
cho sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hóa quốc tế nói chung và ngành
dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam.
Tuy nhiên ngồi các cơ hội trên thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận
vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam đang ngày càng vấp phải cạnh tranh
gay gắt hơn đến từ các đối thủ trong nước cũng như quốc tế. Địi hỏi các chính các
doanh nghiệp này phải có định hướng phát triển đúng đắn và khơng ngừng cải thiện
chất lượng dịch vụ của mình.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại cơng ty Cổ phần Tiếp vận
Tồn cầu SM Việt Nam, em đã nghiên cứu tìm hiểu về quản trị quy trình giao hàng
xuất khẩu bằng đường biển của cơng ty. Nhận thấy đây là một vấn đề cấp thiết trong
tình hình hiện nay, em đã chọn đề tài “Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng
đường biển của cơng ty Cổ phần Tiếp vận Toàn cầu SM Việt Nam” làm đề tài khóa
luận của mình.
1


1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hoạt động quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những vấn đề
nhận được nhiều sự quan tâm và được thể hiện thơng qua nhiều cơng trình nghiên cứu như:
Các cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp… của các tác giả

trong nước. Ví dụ như:
1, Nguyễn Thị Hải (2006) –“Quản trị quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển tại cơng ty Cổ Phần giao nhận ISO” – Khố luận tốt nghiệp–Đại học
Thương Mại.
2, Nguyễn Thị Thoa (2018) với đề tài luận văn tốt nghiệp – Đại học Thương
Mại :” Quản trị quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường hàng không của chi nhánh
công ty cổ phần Vinafreight tại TP Hà Nội – Vinafreight Hà Nội”. Đề tài nghiên cứu
đứng trên gốc độ quản trị để cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị quy trình nhận
hàng nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty một cách hiệu quả và hợp lý hơn.
3, Với đề tài luận văn tốt nghiệp – Đại học Thương mại :” Quản trị quy trình giao
hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành”. Đề
tài tập trung nghiên cứu việc quản trị quy trình từ việc lập kế hoach, tôt chức, đến
giám sát thực hiện hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển. Từ đó xem xét những thành
tựu đạt được và tồn tại của công ty để đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn
chế nhằm nâng cao cơng tác hồn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu tại cơng ty.
Các cơng trình khoa học trên đã nêu ra được lý luận cơ bản về q trình giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhưng vẫn còn hạn chế khi chưa đi sâu vào khai thác
và phân tích rõ từng hoạt động quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường
biển, cũng như do bối cảnh Thế giới và Việt Nam thay đổi từng ngày, từng giờ nên các
thông tin cũng cần thay đổi để không bị lỗi thời. Do vậy,để giải quyết các vấn đề trên
em đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Quản trị quy trình giao hàng xuất
khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Tiếp vận Toàn cầu SM Việt Nam”.

2


1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu phương pháp quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển
tại Cơng ty Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện và nâng cao kỹ năng quản trị quy trình

giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt
Nam.
1.4. Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận
Toàn cầu SM Việt Nam.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng quản trị quy trình
giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty Công ty Cổ phần Tiếp vận tồn cầu
SM Việt Nam.
- Khơng gian: Tại Cty Cổ phần Tiếp vận toàn cầu SM Việt Nam
- Thời gian : Giai đoạn 2016-2020.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế thông qua quá
trình thực tập tìm hiểu, làm việc tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn cán bộ nhân viên công
ty về quá trình quản trị dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty.
 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong khóa luận dựa trên các cơ sở dữ liệu
được thu thập từ:
- Nguồn dữ liệu nội bộ công ty Cổ phần Tiếp vận Toàn cầu SM Việt Nam như:
các báo cáo của báo cáo tài chính năm 2016-2019.
1.6.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

 Phương pháp thống kê:
Phương pháp thống kê là phương pháp thu thập, phân loại thơng tin và số liệu
nhằm mục đích đánh giá tổng quát về một mặt nào đó của đối tượng nghiên cứu. Trong
phạm vi khóa luận này, phương pháp trên được sử dụng để đánh giá về thực trạng quản
3



trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại cơng ty Cổ phần Tiếp vận Tồn
cầu SM Việt Nam thông qua các dữ liệu được thu thập từ tài liệu nội bộ của Công ty
giai đoạn 2016 – 2019, và thực từ tế quá trình làm việc tại cơng ty.

 Phương pháp phân tích:
Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng q trình tư duy lơgíc để nghiên cứu
và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài liệu nội
bộ về hiệu quả hoạt động của công ty, qua đó đánh giá thực trạng về quy trình giao
hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam
góp phần đánh giá tính hợp lý hoặc khơng hợp lý của các dữ liệu này.

 Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra những nhận xét và đánh giá
về thực trạng quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ
phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam, từ đó đưa ra các đề xuất và biện pháp nhằm
hoàn thiện nhằm quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của cơng ty Cổ phần
Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam
1.7. Kết cấu của khóa luận
-Chương 1: Tổng Quan Đề Tài Nghiên Cứu
- Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Quy Trình Giao Hàng Xuất Khẩu Bằng
Đường Biển Tại Doanh Nghiệp Giao Nhận
- Chương 3: Thực Trạng Hoạt Động Quản Trị Dịch Vụ Giao Hàng Xuất Khẩu
Bằng Đường Biển Tại Cơng Ty Cổ Phần Tiếp Vận Tồn Cầu Sm Việt Nam
- Chương 4: Định Hướng Phát Triển Và Đề Xuất Với Vấn Đề Nghiên Cứu

4


CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG

XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN
2.1. Một số vấn đề về dịch vụ giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
2.1.1. Dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển:
- Khái niệm về dịch vụ giao hàng :
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định
nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc
xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có
liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,
thanh tốn, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.
Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hố là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hố nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để
giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của
người giao nhận khác.
Từ trên ta có thể nắm bắt được dịch vụ giao hàng là 1 mặt của dịch vụ giao nhận
- Khái niệm xuất khẩu:
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm xuất khẩu hàng
hoá theo pháp luật Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
-Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật.
- Khái niệm vận tải đường biển:
Theo tài liệu “Bài giảng Quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế” Bộ
mơn Quản trị tác nghiệp TMQT, Trường Đại Học Thương mại, theo đó vận chuyển
(vận tải) đường biển là việc chuyên chở hàng hóa hay hành khách trong nước hoặc
giữa các quốc gia bằng đường biển.
Theo Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn ( Cơng ước
Brussels 1924) thì các khái niệm “người chuyên chở”, “ Hợp đồng vận tải”, “ Hàng
hóa” được định nghĩa như sau.


5


- "Người chuyên chở" gồm người chủ tàu hoặc người thuê tàu ký kết một hợp
đồng vận tải với người gửi hàng.
- "Hợp đồng vận tải" chỉ áp dụng cho những hợp đồng vận tải được thể hiện bằng
một vận đơn hoặc một chứng từ sở hữu tương tự trong chừng mực chứng từ đó liên
quan đến chuyên chở hàng hố bằng đường biển; nó cũng dùng cho vận đơn hay
chứng từ tương tự như đã nói trên được phát hành theo một hợp đồng thuê tàu kể từ
khi vận đơn ấy điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở và người cầm vận đơn.
- "Hàng hoá" gồm của cải, đồ vật, hàng hoá, vật phẩm bất kỳ loại nào, trừ súc vật
sống và hàng hoá theo hợp đồng vận tải được khai là chở trên boong và thực tế được
chuyên chở trên boong.
2.1.2. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm dịch vụ giao hàng
xuất khẩu bằng đường biển.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận chuyển hàng hóa quốc tế được điều
chỉnh bởi các cơng ước quốc tế và luật quốc gia.
- Với nguồn luật quốc tế có một số Cơng ước như sau:
Cơng ước Brussels 1924 và các nghị định thư 1968 ( hay quy tắc Hague), Quy
tắc Hamburg 1978, Quy tắc Rotterdam 2010.
Với nguồn luật tại Việt Nam, Bộ luật hàng hải 2005 có nội dung điều chỉnh nghĩa
vụ của người vận chuyển.
2.1.3. Các phương thức giao hàng xuất khẩu bằng đường biển
 Theo cách thức thuê tàu:
- Tàu chợ
- Tàu chuyến
 Theo đối tượng vận chuyển
- Phương pháp gửi hàng nguyên container ( FCL- Full Container Load)
- Phương pháp gửi hàng lẻ container ( LCL- Less than a Container Load)
- Phương pháp gửi hàng bằng container kết hợp ( FCL/LCL- LCL-FCL) : Gửi lẻ

giao nguyên, gửi nguyên giao lẻ.
2.1.4. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia trong quá trình giao hàng xuất
khẩu bằng đường biển
- Cơ quan Hải quan: Chiếu theo quy định tại điều 73 Luật Hải quan
6


Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hố, phương
tiện vận tải; phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới; tổ
chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về
hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và
chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2. Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại doanh
nghiệp giao nhận
Giao nhận vận chuyển hàng hóa là một bộ phận cấu thành qua trọng trong giao
nhận thương mại quốc tế, là một khâu không thể thiếu trong q trình lưu thơng nhằm
đưa hàng hóa từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng.
Quản trị quy trình giao hàng hóa quốc tế là việc lập kế kế hoạch, tổ chức, giám
sát điều hành quá trình trình giao nhận vận chuyển hàng hóa giữa hai địa điểm tại hai
quốc gia khác nhau, có xem xét đến an tồn, hiệu quả và chi phí.
2.2.1 Vai trị của quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại
doanh nghiệp giao nhận
Giao hàng xuất khẩu bằng đường biển là một sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
giao nhận, vì vậy doanh nghiệp cần quản trị tốt quy trình này để đảm bảo chất lượng
dịch vụ, thực hiện được tốt điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp:
- Hoàn thành được hợp đồng chuyên chở.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Tạo ra chất lượng dịch vụ tốt để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị
trường.

- Đảm bảo hồn thành hợp đồng với chi phí hợp lý, tránh phát sinh các khoản
phụ phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2.2. Nội dung của quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển
đối với doanh nghiệp giao nhận
Hoạt động quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển quốc tế bao
gồm 4 công việc Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và điều hành.
2.2.2.1. Lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu bằng đường biển
 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch

7


- Giúp doanh nghiệp xác định rõ nội dung công việc, xác định thời gian, địa
điểm, cách thức thực hiện cơng việc, từ đó có thể chủ động kiểm sốt và điều khiển
quá trình thực hiện.
- Khi doanh nghiệp lập kế hoạch sẽ góp phần phối hợp các nguồn lực của doanh
nghiệp với khách hàng và các đối tác và các cơ quan quản lý liên quan.
- Ngoài ra việc lập kế hoạch sẽ giúp nhà quản trị triển khai các tiêu chuẩn kiểm
tra đánh giá quá trình cung cấp dịch vụ, từ đó có cơ sở để đánh giá kết quả đạt được,
chỉ ra những thiếu sót và rút ra các bài học kinh nghiệm.
 Các căn cứ để lập kế hoạch
Sau khi thỏa thuận và ký kết hợp đồng với khách hàng thì doanh nghiệp vận
chuyển lên kế hoạch giao hàng xuất khẩu căn cứ theo một số yếu tố sau:
- Nhu cầu của khách hàng nhu cầu vận chuyển: Điều kiện Incoterm, phương
thức thanh toán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, thanh toán địa điểm lấy
hàng, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, địa điểm dỡ hàng, thời gian gửi hàng và giao hàng
dự kiến, phương thức giao hàng dự kiến.
- Khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa:
Các loại hàng hóa có đặc điểm bốc xếp, bảo quản, vận chuyển khác nhau hoặc có
khối lượng thể tích khác nhau nên doanh nghiệp cần nắm bắt để có phương án tổ chức

phù hợp.
- Điều kiện thực tế của doanh nghiệp: Tình hình nhân sự, ngân sách, cơ sở vật
chất.
- Điều kiện thị trường giao nhận vận chuyển
 Nội dung của kế hoạch
Nội dung của kế hoạch bao gồm các vấn đề: Mục tiêu doanh số, về thị trường,
các công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, phương án về nhân sự, phương án về
chi phí, phương án về sơ sở vật chất.
Về các cơng việc cần thực hiện sẽ gồm một số nội dung:
- Kế hoạch tìm kiếm và lựa chọn người vận chuyển: Nhận thông tin từ khách
hàng, sắp xếp phương án vận chuyển, làm báo giá gửi khách hàng
- Kế hoạch tổ chức vận chuyển hàng hóa quốc tế: sắp xếp các phương án vận
chuyển, ký hợp đồng vận chuyển
8


- Kế hoạch tổ chức giao hàng xuất khẩu
2.2.2.2. Tổ chức thực hiện giao hàng xuất khẩu
 Tổ chức vận chuyển hàng hóa quốc tế
Bước 1: Nhận thơng tin về nhu cầu vận chuyển của khách hàng:
- Thông tin về hàng hóa: Loại hàng hóa, đặc điểm hàng hóa, trọng lượng thể tích
- Thơng tin chi tiết về bao gói hàng hóa: Cách thức bao gói, loại container, kích
thước...
- Thơng tin về tuyến vận chuyển: Cảng bốc, cảng dỡ, ETD, ETA
Bước 2: Sắp xếp phương án vận chuyển:
 Một số tiêu chí lựa chọn hãng tàu vận chuyển
- Yếu tố an toàn
- Yếu tố thời gian
- Yếu tố về cước phí
- Yếu tố về độ tin cậy

- Yếu tố về năng lực vận chuyển
- Yếu tố khác
 Kiểm tra lịch trình và chi phí của hãng tàu: Kiểm tra lịch trình tàu chạy qua
tuyến nào, ETD,ETA, thời hạn cắt máng..
Bước 3: Xây dựng và gửi báo giá vận chuyển cho khách hàng
Nội dung của báo giá sẽ bao gồm:
- Gía cước vận chuyển
- Thời gian vận chuyển
- Địa điểm trung chuyển (nếu có)
- Lịch tàu chạy
- Phương thức vận chuyển
- Các loại phụ phí liên quan và có thể phát sinh
Bước 4: Ký hợp đồng vận chuyển
Khi chủ hàng đã đồng ý với phương án vận chuyển của doanh nghiệp giao nhận
đề xuất thì người gian nhận có thể tự chủ động hoặc theo sự ủy thác của chủ hàng
đứng ra ký hợp đồng vận tải

9


Với vận tải bằng đường biển xuất khẩu doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương
thức thuê tàu :
 Thuê tàu chợ: theo hình thức gửi hàng FCL, LCL hoặc kết hợp.
- Doanh nghiệp tiến hành đặt chỗ với hãng tàu và nhận về Booking
confirmation để xác nhận hoàn thành việc đặt chỗ.
 Thuê tàu chuyến: Giữa doanh nghiệp giao nhận và hãng tàu thỏa thuận với
nhau về việc thuê nguyên con tàu để vận chuyển một lượng hàng hóa nhất định từ
cảng bốc tới cảng dỡ.
 Tổ chức giao hàng xuất khẩu
Bước 1: Nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải

Tại bước này doanh nghiệp giao nhận cần nắm bắt được tình hình chuẩn bị hàng
hóa và chứng từ của chủ hàng; nắm bắt tình hình phương tiện vận tải hoặc đăng ký tiến
hành lưu cước, đăng ký chuyến phương tiện vận tải
Bước 2: Giao hàng hóa tại địa điểm quy định
Tại bước này doanh nghiệp giao nhận cần làm các công việc sau:
- Vận chuyển hàng hóa đơn địa điểm được chỉ định
- Khai báo và thơng quan hàng hóa xuất khẩu
- Tiến hành lấy giấy kiểm nghiệm và giám định, kiểm dịch nếu cần và lấy giấy
chứng nhận hay biên bản thích hợp
- Chuyển giao hàng cho hãng tàu
Bước 3: Lập và bàn giao chứng từ cho người vận tải
Tại bước này doanh nghiệp giao nhận cần làm một số công việc như sau:
- Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để làm vận đơn (SI)
- Gửi vận đơn HBL nháp để khác hàng kiểm tra và gửi người vận tải thực tế
( hoặc Co-loader) hướng dẫn gửi hàng (SI) để làm MBL
- Khi xác nhận phương tiện vận tải đã khởi hành, người giao nhận tiến hành gửi
HBL bản chính và hóa đơn cho khách hàng
Bước 4 : Quyết tốn chi phí
Tại bước này doanh nghiệp giao nhận tiến hành quyết tốn chi phí với các nhà
cung cấp của mình và với khách hàng.
10


2.2.2.3. Giám sát quá trình giao hàng xuất khẩu
Giám sát là các hành động nhận dạng các chuỗi sự kiện và hành động để đảm
bảo các bên và bộ phận liên quan thực hiện nghĩa vụ như đã quy định và cũng nhằm
nắm bắt các bên có thực hiện đúng nghĩa vụ của mình hay khơng.
 Vai trị của việc giám sát
- Để nắm bắt được tình hình triển khai và đảm bảo cho kế hoạch giao nhận hàng
hóa được thực hiện tốt

- Hạn chế rủi ro và tránh tranh chấp
 Các phương pháp giám sát
Để đảm bảo việc giám sát tốt người giao nhận cần sử dụng :
- Các phương pháp thủ công như hồ sơ theo dõi, phiếu giám sát
- Hoặc các phương tiện kỹ thuật hiện đại như định vị GPS theo dõi lịch trình
 Các thơng tin cần có trong phiếu giám sát:
- Tên hàng, mơ tả chi tiết hàng hóa
- Ngày giao hàng
- Vận đơn
- Số xe/ số tàu,số chuyến
- Người gửi hàng, người nhận hàng
- Nơi đi, nơi đến
- Sự cố và cách giải quyết
 Nội dung giám sát
- Giám sát việc thuê phương tiện vận chuyển:
Trường hợp người giao nhận được chủ hàng ủy thác thuê phương tiện vận tải thì
người giao nhận cần giám sát quá trình thuê phườn tiện để đảm báo người chuyên chở
có đủ năng lực cung cấp dịch vụ và việc thuê phương tiện diễn ra đúng thời gian,
đúng yêu cầu.
- Giám sát việc đưa hàng lên phương tiện vận chuyển:
Qúa trình đưa hfng hóa từ kho bãi lên phườn tiện vận chuyển tốt giúp cho hàng
hóa đươc đưa ra cảng đúng lịch trình của tàu biển.
- Giám sát hành trình vận chuyển hàng hóa:

11


Trong q trình hàng hóa được vận chuyển tới khi giao cho người nhận, người
giao nhận và chủ hàng có thể theo dõi lịch trình của lơ hàng,để phát hiện các trục trặc
như hàng hóa bị chậm, hoặc bị mất mát, trong q trình vận chuyển để có biện pháp

xử lí và khắc phục.
- Giám sát dịng lưu chuyển tiền cước, phí vận chuyển và các chứng từ vận tải
Sau khi hàng hóa được giao cho người vận tải , người gửi hàng cần giám sát việc
lấy chứng từ và kiểm tra nội dung chứng từ sao cho chính xác để tránh gây trục trặc
cho quá trình nhận hàng và thanh tốn sau này.
2.2.2.4. Điều hành q trình giao hàng xuất khẩu
Điều hành quá tình giao nhận vận chuyển hàng hóa là tất cả các quyết định cần
phải đề ra để giải quyết những vẫn đề phát sinh hoặc không giải quyết đượcmột cách
đầy đủ trong qua trình xây dựng hợp đồng vận chuyển và không được chuẩn bị để đưa
vào các quy định và điều kiện của hợp đồng vận chuyển
 Các nguyên nhân khiến quá trình giao hàng xuất khẩu nảy sinh vấn đề
- Các bên liên quan hiểu các điều kiện và điều khoản hợp đồng theo các nghĩa
khác nhau cho nên hành động theo các hướng khác nhau
- Có một số sự cố khơng thể khắc phục để có thể thực hiện theo đúng hợp đồng
do yếu tố chủ quan hoặc khách quan như thiên tai lũ lụt hoặc do người vận chuyển
không đảm bảo đưa hàng hóa đến đúng nơi và đúng thời gian quy định
- Một số điều khoản của hợp đồng còn được để mở mà các bên phải quyết định
trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ví dụ vấn đề cảng bốc cảng dỡ, xác định lại giá trị
do giá thị trường thay đổi...

12


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỊCH VỤ GIAO
HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP
VẬN TOÀN CẦU SM VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu về cơng ty CP Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam
3.1.1 Thơng tin về cơng ty
- Tên doanh nghiệp: CƠNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN TOÀN CẦU SM VIỆT
NAM

- Tên quốc tế: SM GLOBAL LOGISTICS .,JSC
- Tên doanh nghiệp viết tắt: SM GLOBAL LOGISTICS .,JSC
- Địa chỉ thuế:Số 36A tổ 1, Phường n Hồ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Hình thức pháp lý tổ chức: Công ty cổ phần
- Quy mô vốn điều lệ ban đầu: 3.000.000.000 VNĐ ( 3 tỷ Việt Nam Đồng).
3.1.2 Lịch sử hình thành
- Cơng Ty Cổ phần Tiếp vận Toàn Cầu SM Việt Nam được thành lập vào ngày
23/09/2015 do ông Lê Văn Xiêm và một số cổ đông khác đứng đầu.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức

Ban Giám Đốc

Chi nhánh Hồ
Chí Minh

Bộ phận chứng
từ quốc tế

Bộ phận chứng
từ nội địa

Trụ sở chính Hà
Nội

Bộ phận kinh
doanh

Chi nhánh Hải
Phịng


Bộ phận tài
chính - kế tốn

Chi nhánh Đà
Nẵng

Bộ phận hành
chính - nhân sự

Bộ phận hiện
trường

Sơ đồ3.1: cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tiếp vận Toàn cầu SM Việt Nam

13


Khái quát về các vị trí và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty
- Ban giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc
Ban giám đốc nắm giữ vai trò quản trị các hoạt động của công ty như quan hệ hệ
khách hàng( markerting & sale), quản lí các bộ phận nghiệp vụ ( nơi trực tiếp tạo ra
dịch vụ cung cấp cho khác hàng), quản lý chính sách nhân sự, quản lý tài chính của
cơng ty và các vấn đề khác.
- Bộ phận kinh doanh: Là bộ phận rất quan trọng, trực tiếp đem lại doanh thu và
lợi nhuận cho công ty. Một nhân viên kinh doanh sẽ đảm đương 2 nhiệm vụ đó là
markerting và sale.
- Bộ phận chứng từ quốc tế:
 Bộ phận này có nhiệm vụ liên hệ với các đại lý tại nước ngoài hoặc các hãng
tàu để xin giá cước vận chuyển và các chi phí liên quan
 Theo dõi q trình vận chuyển của lơ hàng tại chặng quốc tế, kiểm tra và

thông báo tiến độ lô hàng cho khách hàng, phát hiện sớm các vấn đề phát sinh trong
quá trình vận chuyển.
 Chuẩn bị và kiểm tra các bộ chứng từ chuẩn xác để tiến hành giao và nhận
hàng.
- Bộ phận chứng từ nội địa:
 Chịu trách nhiệm xử lí các vấn đề của các lơ hàng khi hàng đang trong nội địa:
Khai báo hải quan, liên hệ với bên vận chuyển …Tính chất cơng việc địi hỏi sự cẩn
thận, chính xác cao trong cơng việc nên đều do nhân viên nữa thực hiện.
- Bộ phận hiện trường: Chịu trách nhiệm liên quan tới việc điều xe vận chuyển
hàng, trực tiếp làm việc tại cảng và cơ quan hải quan.
- Bộ phận kế tốn tài chính:
 Chịu trách nhiệm tồn bộ thu, chi tài chính của Cơng ty. Lưu trữ toàn bộ các
số liệu về xuất, nhập theo quy định của Cơng ty.
 Phối hợp với phịng hành chính – nhân sự để trả lương, thưởng cho cán bộ
công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn. Theo dõi q trình thanh tốn của
khách hàng qua hệ thống ngân hàng. Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan
đến việc giao nhận.
14


- Bộ phận hành chính - nhân sự: Có chức năng quản trị nhân sự, chính sách
tuyển dụng, chế độ và chính sách cho người lao động, quản lý cơng tác hành chính của
Cơng ty như theo dõi, kiểm tra, đánh giá mức độ làm việc của người lao động, theo dõi
hồ sơ, cơng lương cho người lao động. Có sự tham gia trực tiếp của Giám đốc, Trưởng
phòng.
- Chi nhánh tại Hải Phịng,TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng: Nhiệm vụ chủ yếu của
các chi nhánh này là làm việc tại cảng biển, cảng hàng không, tiếp xúc và giải quyết
vấn đề với cơ quan hải quan, ngân hàng để lấy hàng nhập khẩu và gửi hàng xuất khẩu.
3.2. Khái quát hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Cơng ty
Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam

3.2.1. Khái quát tình hình kinh doanh chung của cơng ty
- Cơng ty Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam đã hoạt động trong lĩnh
vực logistics với 5 năm hình thành và phát triển, cung cấp các dịch vụ liên quan đến
ngành như: giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế, vận chuyển nội địa, khai thuê
hải quan, hỗ trợ tư vấn thủ tục hải quan- thủ tục xuất nhập khẩu, khai thác kho bãi…
- Về giao nhận đường biển và đường hàng không, công ty đảm nhiệm làm thủ
tục cho các mặt hàng chính như: thiết bị y tế, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ, thiết bị
công nghiệp, thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí, bao bì, mặt hàng nơng sản,… sang
các thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Mỹ, Ukraina, Nga, Uganda, Hàn Quốc,
Nhật Bản. Thái Lan, Singapore, … và có mối quan hệ tốt với các hãng tàu lớn như:
Cosco, Mearsk Line, Evergreen, Yang Ming, Wanhai, China Line, ,…
- Khách hàng thường xuyên và quen thuộc của công ty khá nhiều, trong đó có
Cơng ty TNHH Phú Thái, Cơng ty Viet Nga Trading International, Công ty Hai Dang
Medical Materials,… Bên cạnh đó, cơng ty thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với hầu hết
các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam như: Vietnam Airlines, Singapore
Airlines,Qatar Airline, China Airlines,…
- Trong các năm từ 2016-2017 gần đây, kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty tương đối khả quan, được tổng hợp theo bảng dưới đây:

15


Bảng 3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty SM
Global 2016-2019

1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Chỉ tiêu
Doanh thu cung
cấp dịch vụ
Các khoản giảm
trừ doanh thu
Doanh thu thuần
về CCDV (1-2)
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về
CCDV (3-4)
Doanh thu hoạt
động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần
từ HĐKD (5+6-78-9)

Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
(11-12)

Năm 2016

Năm 2018

Năm 2019

9.229.865.075 13.266.598.125 12.155.965.349 16.557.945.322
0

0

0

0

9.229.865.075 13.266.598.125 12.155.965.349 16.557.945.322
7.265.228.955

9.854.775.286

9.102.557.355

11.955.045.912

1.964.636.120


3.411.822.839

3.053.407.994

4.602.899.410

21.565.844

44.325.490

40.325.655

75.320.378

143.035.155
155.344.554

325.085.394
223.196.453

302.775.239
256.955.386

320.457.932
240.387.995

112.455.975

199.585.350


167.465.085

150.339.942

1.575.366.280

2.708.281.132

2.366.537.939

3.967.033.919

28.375.346
7.635.255

35.653.911
12.853.948

40.995.377
15.244.966

52.985.927
14.736.492

20.740.091

22.799.963

25.750.411


38.249.435

2.731.081.095

2.392.288.350

4.005.283.354

319.221.274

546.216.219

478.457.670

801.056.671

1.276.885.097

2.184.864.876

1.913.830.680

3.204.226.683

Tổng lợi nhuận
1.596.106.371
trước thuế (10+13)
Thuế thu nhập
doanh nghiệp

Lợi nhuận sau
thuế

Năm 2017

- (ĐVT: VNĐ)
- (Nguồn: Bộ phận kế tốn Cơng ty SM Global)
3.2.2.

Tình hình hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Cơng

ty Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam

16


- Hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty là hoạt động quan
trọng chiếm tỉ trọng lớn trong đóng góp doanh thu
- Các phương thức giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần
Tiếp vận Toàn cầu SM Việt Nam chủ yếu là theo phương thức thuê tàu chợ và theo cả
gửi hàng FCL và LCL
- Các hợp đồng xuất khẩu chủ yếu được thơng quan qua các cảng thuộc Cảng Hải
Phịng do đối tượng khách hàng và các lô hàng cần xử lí của cơng ty phần lớn thuộc
khu vực miền Bắc.
- Đối tượng hàng hóa : Hàng hóa xuất đường biển của công ty chủ yếu là hàng
nông lâm thủy sản.
- Đối tượng khách hàng: Dịch vụ giao hàng xuất khẩu bằng đường biển mà công
ty cung cấp sẽ hướng tới các lô hàng từ Việt Nam xuất khẩu bằng đường biển tới các
quốc gia và vùng lãnh thổ khác, khách hàng của cơng ty có thể trực tiếp là các cơng ty
tại Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu như trên hoặc các doanh nghiệp nhập khẩu có trụ

sở ở nước ngồi nhập hàng từ Việt Nam và các cơng ty Logistics tại nước ngoài đang
cần thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
- Các dịch vụ nằm trong hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại
Cơng ty Cổ phần Tiếp vận Tồn cầu SM Việt Nam: Bởi vì thực tế các lơ hàng hóa
được các nhà xuất nhập khẩu ký kết theo các điều kiện khác nhau của Incoterm, cũng
như nhu cầu của khách hàng là khác nhau nên trong quá trình cung ứng dịch vụ cũng
sẽ có những yêu cầu về dịch vụ riêng lẻ hoặc trọn gói, tựu chung lại Cơng ty đang
cung ứng các dịch vụ trong hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển như sau:
 Vận tải nội địa: Vận tải bằng xe tải, Xe container, xe máy, và các loại hình
khác tùy
 Bán cước tàu quốc tế
 Tư vấn thủ tục và hỗ trợ xử lý, xin cấp các chứng từ cần thiết như : C/O, đăng
ký kiểm dịch động vật, thực vật, xin giấy phép xuất khẩu...

17


3.3. Phân tích thực trạng quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng
đường biển của công ty
Hoạt động quản trị quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu nói chung và hoạt
động giao hàng xuất khẩu bằng đường biển nói riêng tại cơng ty do ai thực hiện?
Thời điểm khi công ty mới đi vào hoạt động, việc xây dựng quy trình chung và
quản trình quy trình trên là do ban giám đốc xây dựng và đảm đương tuy nhiên hiện tại
một số cơng việc trong quy trình quản trị đã được giao quyền cho các nhân viên kinh
doanh và các phòng ban phối hợp cùng thực hiện, cụ thể sẽ được nhắc tới trong các
phân tích chi tiết dưới đây.
3.3.1. Hoạt động lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu
Hoạt động lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu sẽ được nhân viên kinh doanh kết
hợp cùng với bộ phận quốc tế, bộ phận nội địa và phịng kế tốn để phối hợp cùng lên
kế hoạch.

 Việc lựa chọn căn cứ lập kế hoạch:
- Theo yêu cầu của chủ hàng và hợp đồng giữa người xuất khẩu với người nhập
khẩu: Chủ hàng hoặc FWD cần thuê công ty làm những khâu nào trong quá trình giao
hàng xuất khẩu, nếu là cơng ty được th làm trọn gói dịch vụ từ việc vận chuyển nội
địa và khâu vận tải biển quốc tế thì cần quản tâm tới địa điểm lấy hàng, cảng bốc hàng
POL, cảng dỡ hàng POD, thời gian nhận hàng dự kiến, khách hàng yêu cầu gửi hàng
FCL hay LCL...
- Khối lượng kích thước và đặc điểm hàng hóa: Nhân viên kinh doanh của công
ty cần xem xét tới khối lượng kích thước và đặc điểm hảng hóa để lựa chọn phương
tiện vận tải nội địa phù hợp và chọn loại Container đóng hàng phù hợp ( cont 20feet,
cont 40feet; cont cao/cont thường; cont lạnh/cont khơ, cont mở nóc...) để tối ưu hóa
chi phí, cũng như tính phù hợp, an toàn trong việc vận chuyển.
 Nội dung lập kế hoạch
Ngay sau khi nhận được yêu cầu dịch vụ hay hợp đồng vận tải từ chủ hàng, nhân
viên bộ phận kinh doanh( markerting & sale) kết hợp với một số bộ phận liên quan
thực hiện một số quyết định về:
- Lựa chọn hãng tàu vận tải, làm báo giá, và sắp xếp phương tiện vận chuyển:
Bước này do nhân viên kinh doanh kết hợp với bộ phận chứng từ quốc tế để đặt chỗ
18


với hãng tàu. Do cơng ty đã có mối quan hệ đối tác thân thiết với các hãng tàu như
Maersk Line, Cosco, One, Yang Ming... nên việc cập nhật giá cước biển và các loại
phí, lịch trình tàu chạy đã được các nhân viên bộ phận chứng từ quốc tế hoặc nhân
viên kinh doanh cập nhật từ trước hoặc ngay sau khi khách hàng yêu cầu làm báo giá
tham khảo.
- Sắp xếp phương án vận chuyển nội địa: Sau khi đã có lựa chọn xong hãng tàu
vận tải, hồ sơ về lô hàng được chuyển sang bộ phận hiện trường để sắp xếp phương án
vận chuyển nội địa và đóng hàng tại kho của người bán và vận chuyển hàng ra cảng
( sắp xếp về loại xe, số lượng xe, thời gian chạy, địa điểm, tài xế...) Do công ty khơng

có xe đầu kéo cũng như xe tải nên cơng việc này được thuê ở công ty vận tải thứ 3 để
thực hiện.
Thực tế bước này gắn liền với giai đoạn markerting& sale của bộ phận kinh
doanh, bởi vì khi khách hàng tiềm năng muốn tham khảo dịch vụ thì các bộ phận cũng
phải lên phương án dự kiến và làm báo giá cho khách, sau khi xem báo giá dịch vụ
khách hàng có thể sẽ lựa chọn ký hợp đồng dịch vụ hoặc từ chối sử dụng dịch vụ. Khi
khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ thì các bước tiếp theo sẽ được triển khai.
- Kế hoạch tổ chức giao hàng xuất khẩu: Bao gồm một số công việc cần lên kế
hoạch như nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa và phương tiện vận tải, vận chuyển hàng
ra cảng, lập và bàn giao chứng từ vận tải, sau đó là quyết tốn chi phí :
+ Ở bước nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải 1 nhóm chat Zalo sẽ
được tạo gồm nhân viên kinh doanh, nhân viên phòng hiện trường và chủ hàng để cập
nhật tình hình chuẩn bị hàng của chủ hàng để điều động phương tiện vận tải đến đóng
hàng và và đưa hàng ra cảng theo thời gian hợp lý và đúng tiến độ.
+ Kế hoạch giao hàng hóa tại cảng hoặc nơi quy định : Bộ phận hiện trường được
giao nhiệm vụ lên kế hoạch để vận chuyển hàng tới cảng hoặc nơi giao hàng được quy
định trước giờ cắt máng của tàu hoặc thời gian quy định.
+ Kế hoạch lập và bàn giao chứng từ vận tải : Phát bộ chứng từ quốc tế phát hành
vận đơn ( House bill of Lading) cho chủ hàng
3.3.2. Hoạt động tổ chức thực hiện giao hàng xuất khẩu
 Tổ chức vận chuyển hàng hóa quốc tế

19


×