Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

XHHGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.47 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Điểm sáng phong trào xã hội hóa giáo dục vùng đặc biệt khó khăn xã Thành


Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An



<b>(Hội nông dân Anh Sơn) Khi chủ trương của nhà nước miễn giảm không thu tiền xây dựng của phụ huynh học sinh, </b>
<b>chuyển sang vận động phong trào “Xã hội hóa giáo dục” ( XHHGD) Bam giám hiệu trường Tiểu học Thành sơn đã chủ </b>
<b>động tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền về cách làm. Đầu tiên phải kể đến sự hy sinh cơng lao, đóng góp tự </b>
<b>nguyện của đội ngũ các thầy cơ giáo trong nhà trường. chính từ tính nêu gương đó đã có tác động mạnh mẽ đến cán bộ và</b>
<b>nhân dân trong tồn xã.</b>


Khơng cam chịu để con em phải thất học vì xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đó là khẩu hiệu cũng là châm ngơn của
những người có trách nhiệm tại xã Thành Sơn, Anh sơn trong những năm vừa qua. Để có được cơ ngơi trường lớp
khang trang sạch đẹp như hôm nay không phải ngẫu nhiên, mà đó một sự phấn đấu khơng biết mệt mỏi của tập thể
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, cấp ủy Đảng, chính quyền và phụ huynh học sinh xã Thành Sơn. Sự thay da đổi thịt
cơ sở vật chất, trường lớp, phong trào dạy và học ở đây phải kể đến cách làm xã hội hóa giáo dục thật khoa học và
hợp lòng dân.


Khi chủ trương của nhà nước miễn giảm không thu tiền xây dựng của phụ huynh học sinh, chuyển sang vận động
phong trào “Xã hội hóa giáo dục” ( XHHGD) Bam giám hiệu trường Tiểu học Thành sơn đã chủ động tham mưu đề
xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền về cách làm. Đầu tiên phải kể đến sự hy sinh công lao, đóng góp tự nguyện của đội
ngũ các thầy cơ giáo trong nhà trường. chính từ tính nêu gương đó đã có tác động mạnh mẽ đến cán bộ và nhân dân
trong tồn xã. Vì hầu hết các thầy cô giáo của nhà trường đều là người của địa phương khác đến đây công tác mà vẫn
hăng hái tham gia ủng hộ, đóng góp xây dựng. Vì vậy sau khi tổ chức hội nghị Hội cha mẹ học sinh đầu các năm học
thì gần như 100% phụ huynh học sinh đề tự nguyện đăng ký tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà
trường. Tất cả các quy trình thu nộp, sử dụng quỹ XHH giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường chỉ làm công tác tham
mưu để cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo cho chủ trương, Hội cha mẹ học sinh làm chủ. Sau khi hoàn tất các hạng
mục cơng trình cần xây dựng của nhà trường Hội cha mẹ học sinh làm thủ tục bàn giao tặng cho các thầy cô giáo và
học sinh được sử dụng. Phải nói rằng quy trình đó được thực hiện dân chủ, công khai; đúng là dân đóng góp, dân
làm và con em dân được hưởng thụ. Tính đến năm 2011 Hội cha mẹ học sinh đã thu được trên 95 triệu đồng, xây
dựng và trao tặng cho nhà trường từ 45 – 50 cơng trình lớn nhỏ.


Một điều đặc biệt trường Tiểu học Thành Sơn là sáng kiến của Ban giám hiệu nhà trường mà khởi xướng là thầy giáo


Trần Văn Phú hiệu trưởng nhà trường người đã có trên 19 năm kinh nghiệm gieo chữ nơi vùng cao đó là lưu giữ và
bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Đến phòng truyền thống của nhà trường chúng ta sẽ ngỡ ngàng khi nhìn khơng gian
bài trí, đúng là một “Bảo tàng dân tộc học” thu nhỏ vì ở đây học sinh sẽ được giáo dục truyền thống bằng những dụng
cụ, đồ dùng trực quan về bản sắc văn hóa dân tộc như dụng cụ gia đình, khơng gian văn hóa cồng chiêng, khung dệt
vải thổ cẩm, cối giã gạo chày đôi..., đặc trung của đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An, mà những vật dụng đó đã
dần mai một và mất đi trong các bản làng của đồng bào. Tất cả những hiện vật được trưng bày ở đây đều do phong
trào xã hội hóa giáo dục quyên góp cho tặng. Có được cơ ngơi tốt, tập thể Ban giám hiệu và các thầy cơ giáo đồn kết,
đủ trình độ và năng lực, sự đồng cảm, cộng sự, chia sẻ của phụ huynh học sinh, nên phong trào giáo dục 5 năm liền
của trường tiểu học Thành Sơn đều đạt tiên tiến cấp huyện, lãnh đạo nhà trường được chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng
khen. Vinh dự lớn đến với nhà trường các thầy cô giáo và các em học sinh là tháng 7/2010 trường tiểu học Thành sơn
đã được công nhận Chuẩn quốc gia giai đoạn 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tuy nhiên sự nghiệp trồng người nơi vùng cao xã Thành Sơn vẫn cịn nhiều khó khăn bộn bề phía trước địi hỏi sự cố
gắng nhiều hơn nữa của các thầy cô giáo, sự đầu tư của nhà nước các cấp, sự chung tay của các doanh nghiệp, các
nhà hảo tâm và toàn thể xã hội, để Thành Sơn thực sự trở thành điểm sáng về giáo dục vùng cao. Thay cho lời kết xin
trích dẫn cảm nhận của một phụ huynh học sinh khi nói về nhà trường “ cảm ơn đảng Thành Sơn chúng tôi đang cần
lắm những người Thầy như thế”./.


Khn viên dãy nhà 2 tầng phịng học của các em học sinh tiểu học xã Thành Sơn – Anh Sơn


<b>Lê Văn Trí SĐT: 0985.336.002;Email: </b>
<b>Đại biểu Hội Đồng nhân dân tỉnh</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×