Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN "Vai trò của HT trường THCS trong công tác XHHGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.74 KB, 17 trang )

Ơ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẬP
TRƯỜNG THCS XUÂN VIÊN
==============
ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG THCS
VỚI CÔNG TÁC XHHGD
Ở ĐỊA PHƯƠNG
HỌ TÊN: Hoàng Đức Giang
CHỨC VỤ: Hiệu trưởng
Năm học: 2009 - 2010
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẬP
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
1
TRƯỜNG THCS XUÂN VIÊN
==============
ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG THCS
VỚI CÔNG TÁC XHHGD
Ở ĐỊA PHƯƠNG
HỌ TÊN: Hoàng Đức Giang
CHỨC VỤ: Hiệu trưởng
Năm học: 2009 - 2010
LỜI CẢM ƠN
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
2
Tôi xin gửi lời các bạn đồng nghiệp nhất là các thầy cô giáo, Hội cho mẹ học
sinh trường trung học cơ sở Xuân Viên và UBND xã Xuân Viên - Yên Lập - Phú
Thọ đã tận tình giúp đỡ cung cấp thông tin, số liệu và tạo điều kiện để giúp tôi tìm


hiểu thực tiễn trong quá trình nghiên cức và làm đề tài.
Vì thời gian và năng lực có hạn nên mặc dù đã cố gắng hết sức mình, song đề
tài của tôi chắc còn nhiều sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý
báu của các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hoàng Đức Giang
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU THAM KHẢO
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
3
I. VĂN KIỆN HỘI NGHỊ BCHTW LẦN 2 KHÓA VIII NXB CHÍNH TRỊ
QUỐC GIA HÀ NỘI 1997.
2. HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC - NXBGD - HÀ NỘI 1990.
3. XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC NXBGD HÀ NÔI 997.
4. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC - NXBGD - 2002.
5. LUẬT GIÁO DỤC - NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - HÀ NÔI 1998.
6. HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM.
Mục lục
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
4
PHẦN I : Mở đầu:
I - Lý do lựa chon đề tài:
1. Cơ sở lý luận.
2. Cơ sở thực tiễn.
II - Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
III - Giả thuyết khoa học.
IV - Nhiệm vụ nghiên cứu:
V - Địa bàn và khách thể nghiên cứu:
1. Địa bàn nghiên cứu:

2. Khách thể nghiên cứu:
VI - Phương pháp nghiên cứu:
PHẦN II : Nội dung
I - Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu:
1. Khái quát chung về xã hội hóa giáo dục (XHHGD).
2. Vai trò của gia đình trong công tác XHHGD.
3. Vai trò của nhà trường trong công tác XHHGD.
4. Vai trò của các lực lượng xã hội trong công tác XHHGD.
5. Mối quan hệ giữa NT - GD - XH trong công tác XHHGD.
6. Vai trò của Hiệu trưởng trường THCS trong công tác XHHGD.
II - Chương II: Giải pháp:
PHẦN III: Kết luận:
Kết luận.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I - Lý do chọn đề tài:
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
5
1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục và đào tạo có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong sự phát
triển của đất nước, của xã hội. Phát triển sự nghiệp giáo dục được Đảng và Nhà
nước ta coi là quốc sách hàng đầu. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
đã khẳng định: “…Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là động lực
đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của Thế
giới”.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thì con người vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của sự phát triển. Việc đầu tư cho con người chính là việc đầu tư cho
sự phát triển. Nhất là trong xã hội ngày nay là xã hội hiện đại - xã hội đang tiến
tới một xã hội của sự học tập. Tinh thần giáo dục cho mọi người, giáo dục thường
xuyên, giáo dục suốt đời ngày càng được thể hiện phổ biến hơn trong xã hội.

Việc học tập không chỉ đáp ứng yêu cầu công ăn việc làm của cá nhân người
lao động mà việc học tập cần được tiến hành để nâng cao dân trí cơ sở cho sự phát
triển của xã hội. Như thế mỗi người cần phải đi học, học thường xuyên và học
xuốt đời.
Trong xã hội hiện đại, giáo dục không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà
còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình và từng cá nhân người học.
Những biến đổi thường xuyên và mau lẹ của xã hội cũng như bản thân giáo dục,
việc học tập trở thành một nhu cầu thường xuyên, suốt đời của mỗi thành viên xã
hội, đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm và nỗ lực cùng hợp tác mới giải quyết tốt
được các vấn đề của giáo dục. Chính vì lẽ đó mà chúng ta phải làm tốt công tác xã
hội giáo dục.
Xã hội hóa cống tác giáo dục là một tư tưởng lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Nó là đúc kết từ hàng ngàn năm lịch sử mà cha ông ta đã để lại. Nó được xây
dựng trên cơ sở truyền thống hiếu học, đề cao sự học và chăm lo việc học hành
của nhân dân ta. Tư tưởng đó cũng mang tính chất của thời đại nó được thể hiện
trong cách làm giáo dục của các nước ở trong khu vực cũng như ở trên Thế giới.
Ngày nay các hình thức xã hội tham gia cùng làm giáo dục ngày càng phát
triển phong phú và da dạng. Nó đã góp một phần không nhỏ giải quyết những vấn
đề cụ thể, những vấn đề khó khăn và tạo điều kiện cần thiết để làm giáo dục. Xã
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
6
hội hóa công tác giáo dục là giải pháp phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế
nhiều thành phần, theo cơ chế trị trường có sự quả lý của Nhà nước, thực hiện
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nươc. Góp phần vào việc giải quyết những khó
khăn của từng địa phương, của từng ngành học, cấp học. Làm cho giáo dục phục
vụ ngày càng tốt hơn các mục tiêu kinh tế - xã hội địa phương.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với sự nghiệp giáo dục đã khẳng
đinh: “…Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và của
mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân. Kết hợp tốt giáo dục học
đường với gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Người lớn làm gương cho trẻ noi theo, phát động phong trào rộng khắp toàn dân
học tập, người người đi học, học ở trường và tự học suốt đời, người biết day người
chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít, mỗi người phải không ngừng nâng
cao trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển các hình thức giáo dục từ
xa. Tiếp tục đa dạng hóa các loại hình giáo dục và các loại hình trường lớp với đòi
hỏi của tình hình mới, với nhu cầu học tập của tuổi trẻ và của toàn xã hội” (
1
).
Không những thế giáo dục còn là sự nghiệp của quần chúng, do đó cần phát
huy đầy đủ dân chủ XHCN, xây dựng thật tốt mối quan hệ giữa thầy với thầy,
giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân
dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó. Do vậy xã hội hóa giáo dục đòi hỏi phải
thu hút được đông đảo các lực lượng xã hội khác nhau tham gia vào các hoạt động
đa dạng của giáo dục. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự nghiệp phát triển giáo
dục. Có thể nói rằng trọng tâm của xã hội hóa giáo dục ở đây là vần đề đầu tư. Có
xã hội hóa giáo dục thì mới có thể huy động được các nguồn đầu tư trong xã hội
cho giáo dục.
Ngày nay với sự bùng nổ thông tin làm tầm mắt con người vươn xa. Mở rộng
với mức độ phi thường, tạo tiền đề cho sự phát triển mau lẹ của khoa học - công
nghệ và cùng với điều này là sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Sự xâm nhập, sự
hòa trộn của làn sóng văn minh thứ ba có thể giúp các nước đang phát triển đi tắt,
nhanh chóng tiếp cận những gì tiên tiến nhất của thế giới. Sự phát triển và mặt trái
của nó đòi hỏi nhân loại phải hướng tới sự phát triến bền vững. Trong bối cảnh
một Thế giới đầy biến động và năng động như vậy, giáo dục nở lên với vai trò
đăc biệt trong sự phát triển. Điều này đã được khẳng định trong quốc sách của
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
7
nhiều nước. Sự phát triển kinh tế - xã hội tác đông, thúc đẩy làm biến đổi và phát
triển giáo dục. Giáo dục cung cấp nền tảng dân trí, nguồn nhân lực với hàm lượng
chất xám ngày càng cao và các nhân cách, nhân văn cho sự phát triển kinh tế và

phát triển các lĩnh vực khác của xã hội. Để thực hiện được sự mệnh cao cả này thì
giáo dục phải định hướng phát triển như thế nào cho phù hợp với xu thế phát triển
của xã hội và xã hội hóa công tác giáo dục xã giúp giải quết những vấn đề còn băn
khoăn trăn trở đó.
Trong nhà trường THCS, Hiệu trưởng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường, Là người chịu trách nhiệm với
cấp triên, với ngành giáo dục, với địa phương với xã hội hóa giáo dục ở địa
phương cấp xã (phưởng) thì Hiệu trưởng là hạt nhân quan trọng, là nhân tố tích
cực, là người tham mưu đề xuất các giải pháp và cũng là người tổ chức kết phối
hợp các lực lượng xã hội - gia đình - nhà trường làm giáo dục.
Vì vậy trong công tác xã hội hóa giáo dục ở cấp xã (phường), vai trò của
người Hiệu trưởng trường THCS là rất cần thiết và quan trọng, nó có ý nghĩa
quyết định đến công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài này để nghiên cức. Qua nghiên
cứu, tìm hiểu và qua đề tài nay tôi muốn phần nào biết được thực trạng của công
tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương. Để từ đó có thể đưa ra được một số biện
pháp để đầy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trường THCS Xuân Viên là một xã thuộc vùng miền núi khó khăn nằm ở
phía Tây của huyện Yên Lập. Một phần tiếp giáp với huyện Cẩm Khê, trường
được tách ra độc lập từ trường Phổ thông cơ sở từ năm 1996. Trải qua 12 năm
hoạt động trường đã bắt đầu có những chuyển biến và đi vào hoạt động theo trào
lưu chung của xã hội. Đặc biệt từ năm học 2005 - 2006 do sự chuyển đổi của tổ
chức, đồng chí Hiệu trưởng mới bổ nhiệm được 5 năm, là một người có trình độ
chuyên môn, là người năng động sáng tạo trong mọi lĩnh vực công tác. Nhất là
trong công tác xã hội hóa giáo dục cấp cơ sở, xây dựng được quy chế liên kết hợp
đồng trách nhiệm hợp lý giữa các lực lượng: Gia đình - Nhà trường - Xã hội, trong
xây dựng và thực hiện phát triển giáo dục ở địa phương, đặc biệt công tác thực
hiện cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung, thực hiện phong trào “xây dựng
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học

8
trường học thân thiện, học sinh tích cực” huy động các em trở lại lớp chống bỏ
học, nâng cao chất lượng giáo dục dạy thực, học thực, chất lượng thực trong nhà
trường. Từng bước thực hiện phổ cập trung học cơ sở tiến tới thực hiện phổ cập
bậc THPT cũng như việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường tới năm 2012 đạt
trường THCS chuẩn quốc gia giai đoạn I.
Đã làm tốt việc tuyên truyền giáo dục trong cán bộ giáo viên, học sinh và xã
hội. Làm cho mọi người hiểu rõ thực trạng giáo dục ở địa phương. Thấy rõ được
vai trò, vị trí, lợi ích của giáo dục, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành,
của nhân dân, của gia đình học sinh trong xây dựng và phát triển giáo dục địa
phương. Nâng cao tinh thần nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên xây
dựng nề nếp kỷ cương học đường, tôn vinh nghề dạy học lên đúng vị thế của nó.
Nhờ vậy, các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục, gia đình học sinh quan tâm
đến nhà trường, đến các thầy giáo ngày một tốt hơn. Các hoạt động giáo dục trong
nhà trường hoạt động đều đặn hơn, có hiệu quả hơn. Các hoạt động bề nổi, hoạt
động ngoại khoá, đoàn, đội, văn nghệ, TDTT diễn ra sôi nổi hơn do đố lôi cuấn
các em tích cực học tập, tỷ lệ đi học chuyên cần cao hơn, các em bỏ học ít hơn.
Bước đầu giúp cho mọi người nhận thức được: Có học có hơn, trẻ đi học hơn hẳn
trẻ em không đi học về mọi mặt, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một
tăng, đặc biệt là chất lượng GD mũi nhọn ( Giáo viên giỏi, học sinh giỏi) cơ sở
vật chất nhà trường ngày hoàn thiện hơn, giáo dục ngày càng được quan tâm hơn
về mọi mặt của địa phương, của gia đình học sinh.
II. ĐÔÍ TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Vai trò của Hiệu trưởng trường THCS trong công tác xã hội hoá giáo
dục.
2. MỤC ĐÍCH:
Nghien cứu vai trò của Hiệu trưởng trong công tác xã hội hoá giáo
dục ở địa phương. Trên cơ sở đó nhằm đề xuất những giải pháp để làm tốt
công tác xã hội hoá giáo dục.

III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Khi người Hiệu trưởng phat mình và nâng cao trách nhiệm thì xẽ
thúc đẩy công tác xã hội hoá giáo dục ở cơ sở sẽ thành công.
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
9
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. HỆ THỐNG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ
GIÁO DỤC:
- Vai trò của nhà trường, gia đình, xã hội trong sự nghiệp giáo dục ở
địa phương.
- Sự kết phối hợp của ba lực lượng: Gia đình – nhà trường – xã hội.
- Vai trò của Hiệu trưởng trong công tác xã hội hoá giáo dục.
2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN:
- Đánh giá thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục ở trường THCS
Xuân Viên- Yên Lập- Phú Thọ và vai trò của người Hiệu trưởng trong công tác
xã hội hoá giáo dục ở địa phương.
- Xác định nguyên nhân của thực trạng trên.
3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
- Tăng cường nhận thức cho mọi người về trách nhiệm của công tác
xã hội hoá giáo dục, vai trò của người Hiệu trưởng với công tác này.
- Về thái độ: Có thái độ đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục.
- Về hành động: Trên cơ sở nhận thức đúng để có hành động đúng và
thực hiện tốt nhiệm vụ của công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương.
V. ĐỊA BÀN VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
+ Địa bàn: công tác xã hội hoá giáo dục ở THCS Xuân Viên- Yên
Lập.
+ Khách thể nghiên cứu:
- Cán bộ quản lý trường THCS Xuân Viên- Yên Lập.
- Giáo viên trường THCS Xuân Viên- Yên Lập.
- Phụ huynh học sinh trường THCS Xuân Viên- Yên

Lập.
- Đoàn thể xã hội trường THCS Xuân Viên- Yên Lập.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU:
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
10
1/ NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT:
Đọc tài liệu, thu thập thông tin, nghiên cứu các đường lối chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hoá giáo dục. Nghiên cứu
vai trò, vị trí và trách nhiệm của người Hiệu trưởng trong công tác này.
2/ NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN:
+ Quan sát: Hoạt động của gia đình- nhà trường- xã hội trong công
tác xã hội hoá giáo dục.
+ Điều tra: Số liệu, hoạt động của công tác naỳ ở địa phương.
+ Trò truyện: Với cán bộ xã, người dân, giáo viên, hiệu trưởng.
+ Tổng kết kinh nghiệm về công tác xã hội hoá giáo dục.
PHẦN II: NÔI DUNG NGHIÊN CỨU
( KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU)
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC:
1. Xã hoá công tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục,
động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới
sự quản lý của Nhà nước.
2. Về thực chất xã hoá công tác giáo dục chính là xây dựng được cơ
chế phối hợp các lực lượng trong toàn xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng
chăm lo cho sự nghiệm giáo dục, quan tâm đến yếu tố con người, con người là
động lực phát triển xã hội. Trọng tâm của xã hội hoá giáo dục là vấn đề đầu tư.
Có xã hội hoá giáo dục thì mới có thể huy động được các nguồn đầu
tư trong xã hội cho giáo dục. Chính vì vậy xã hội hoá giáo dục đòi hỏi phải thu
hút được đông đảo các lực lượng xã hội khác nhau tham gia vào hoạt động đa
dạng của giáo dục. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển giáo dục.

3. Xã hội hoá giáo dục là quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự
nghiệp giáo dục nhằm làm cho mọi hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp
của dân, do dân và vì dân, gắn với quá trình phát triển và tiến bộ xã hội. Để
thực sự giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân thì
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
11
một mặt Nhà nước tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục- đào tạo. Mặt
khác người học, người sử dụng lao động, các tổ chức kinh tế- xã hội hăng hái
đóng góp nguồn lực cho giáo dục- đào tạo, coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ đối
với xã hội dần dần hình thành thói quen chi trả một phần kinh phí của giáo dục
đào tạo. Xã hội hoá giáo dục không phải giải pháp tài chính tạm thời mà là
phương thức phát triển giáo dục đào tạo lâu dài và toàn diện.
II/ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ
GIÁO DỤC:
Gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra, lớn lên và
hình thành nhân cách của mình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên có
tác dụng đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ.
Điều đó thể hiện ở chỗ mỗi người sinh ra- lớn lên và trưởng thành từ một gia
đình. Mối quan hệ gia đình- xã hội cũng như mối quan hệ nội bộ gia đình nó
tồn tại ở trong sự tác động và thống nhất với nhau. Đứng trên mối quan hệ gia
đình- xã hội mà noia gia đình được coi là một thiết chế xã hội đầu tiên của
cuộc sống mỗi con người nó tồn tại và phát triển được là nhờ có lực lượng liên
kết bên ngoài với nó… Ở đây mỗi con ngưòi ngay từ khi lọt lòng mẹ đã hưởng
nền văn hoá giáo dục gia đình. Hơn nữa tác dụng giáo dục của gia đình là
những tác dụng thường xuyên và lâu dài trong các tình huống khác nhau. Do
vậy gia đình là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong công tác xã hội
hoá giáo dục, cho nên mọi gia đình đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo
dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp
với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình
và nhà trường trong vịêc giáo dục học sinh là điều kiện cơ bản để làm tốt việc

giáo dục của nhà trường cũng như việc làm tốt giáo dục của gia đình.
III/ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI
HOÁ GIÁO DỤC:
Trong công tác xã hội hoá giáo dục nhà trường đóng vai trò trọng
tâm, tổ chức phối hợp và dẫn dắt công tác giáo dục của tổ chức và các đoàn
thể khác ở trong xã hội , nhà trường là cơ quan của Nhà nước, được sự lãnh
đạo của Đảng. Có đội ngũ giáo viên sư phạm để thống nhất và tăng cường sức
mạnh của xã hội trong giáo dục, nhà trường một mặt phải thực hiện tốt việc
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
12
dạy và giáo dục, mặt khác phải lôi cuốn các tổ chức và hướng dẫn các lực
lượng giáo dục khác: Gia đình, các đoàn thể xã hội, nhà trường tham gia vào
quá trình giáo dục học sinh ở trên lớp, ở ngoài trường, ở gia đình và ngoài xã
hội. Chất lượng công tác giáo dục được quyết định ở từng cơ sở trường học.
Nhà trường phải góp phần tham mưu với cấp uỷ để cấp uỷ ra các nghị quyết về
giáo dục và làm nòng cốt giúp UBND chỉ đạo, huy động lực lượng của đoàn
thể xã hội và xã hội hoá công tác giáo dục để tạo điều kiện cho giáo dục phát
triển có chất lượng.
IV/ VAI TRÒ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC
XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC:
Các lực lượng xã hội: UBND, Công an, Xã đội, các đoàn thể chính
trị, Đảng CSVN, Mặt trận tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân,… cùng tham gia trực tiếp hoặc gián
tiếp vào quá trình giáo dục tức là tham gia vào hoạt động con người. Các lực
lượng này có vai trò rất quan trọng trong công tác xã hội hoá giáo dục. Có thể
khẳng định rằng “ Dễ chăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu
cũng xong” ở đây không chỉ nói về sức mạnh vật chất mà còn là sức mạnh ý
trí, sức mạnh đoàn kết để các lực lượng xã hội góp phần chăm lo sự nghiệp
giáo dục.
V/ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH- NHÀ TRƯỜNG- XÃ HỘI

TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC:
Với quan điểm lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, giáo
dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu. Điều đó đã huy động toàn xã hội làm giáo
dục động viên các tầng lớp nhân dân xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự
quản lý của Nhà nước. Mặt khác giáo dục là sự nghiệp của quần chúng do vậy
trong công tác xã hội hoá giáo dục mối quan hệ giữa gia đình- nhà trường- xã
hội là mối quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau, tác động qua lại với nhau cùng
góp phần vào việc hình thành nhân cách của học sinh.
Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo không phải làm tốt giáo dục
học sinh ở nhà trường mà còn phải làm tốt công tác giáo dục trẻ em ở gia đình
và ngoài xã hội, phải tạo nên sự thống nhất. Chính vì vậy Bác Hồ đã căn dặn: “
Giáo dục ở trong nhà trường là một phần, còn cần sự giáo dục ở ngoài xã hội
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
13
và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục ở trong nhà trường được tốt hơn.
Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục ở gia đình và
ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
VI/ VAI TRÒ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS TRONG CÔNG
TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC:
1. Trong nhà trường Hiệu trưởng là người tổ chức, lãnh đạo và quản
lý mọi hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm xây dựng môi
trượng giáo dục thuận lợi. Xây dựng sự phối hợp của liên ngành chức năng đối
với giáo dục đào tạo, phối hợp với các ban ngành có liên quan đến giáo dục: Y
tế, Thể dục thể thao, Dân số môi trường, Ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em…
cùng chăm sóc, giáo dục học sinh.
- Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục: Đoàn thanh
niên, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh…
- Huy động các nguồn đầu tư trong xã hội cho giáo dục: Cùng ngân
sách Nhà nước, đóng góp của hội cha mẹ học sinh, hỗ trợ của các lực lượng xã
hội khác: Chính quyền địa phương.

- Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, sự chỉ đạo của
ngành giáo dục.
- Phối hợp với gia đình của học sinh để: Thành lập hội cha mẹ học
sinh và cam kết giáo dục các con.
- Phối hợp với các tổ chức cơ sở, cộng đồng dân cư nơi học sinh ở đó
để giáo dục học sinh.
2. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH CHỈ ĐẠO CHẶT CHẼ CỦA ĐẢNG UỶ
XÃ, SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC CẤP CỦA CÁC NGÀNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
CŨNG NHƯ SỰ HỖ TRỢ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC:
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân nên tăng
cường sự chỉ đạo của ngành là quan trọng và cần thiết. Người Hiệu trưởng
luôn phải biết tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp trên trong công tác giáo dục ở
địa phương. Hiểu rõ các quan điểm đường lôí giáo dục của Đảng để tăng
cường nhận thức và không xa rời thực tiễn địa phương.
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
14
3. THAM MƯU VỚI ĐỊA PHƯƠNG MỞ ĐẠI HỘI GIÁO DỤC CẤP
CƠ SỞ, ĐỂ CHỌN NHỮNG NGƯỜI CÓ NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT,
NHIỆT TÌNH VÀ TÂM HUYẾT VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀO HỘI
ĐỒNG GIÁO DỤC Ở ĐỊA PHƯƠNG:
Hội đồng giáo dục địa phương cấp xã và UBND xã, trong đó uỷ viên
là trưởng, phó ban ngành, bí thư chi bộ, trưởng khu hành chính. Hiệu trưởng là
phó ban thường trực chỉ đạo trực tiếp hội đồng giáo dục xây dựng chương trình
kế hoạch hoạt động đặc biệt là công tác xã hội hoá giáo dục. Hội đồng giúp
cho công tác này phát triển tốt hơn.
4. XÂY DỰNG QUY CHẾ PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG.
Đó là sự phối hợp giữa hội đồng giáo dục xã – nhà trường- gia đình-
Hội cha mẹ học sinh- Các lực lượng khác cùng tham gia vào công tác giáo dục.
Trên cơ sở đó phân rõ trách nhiệm của mọi người mọi lực lượng làm cho công
tác giáo dục học sinh thực sự là một chương trình khép kín, giúp cho việc quản

lý giáo dục các em có hiệu quả cao. Và ngăn chặn các em không vi phạm các
tai, tệ nạn xã hội.
5.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
Phương hướng chiến lược mục tiêu lâu dài, cũng như mục tiêu trước
mắt cho công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương. Làm tốt việc này thì kết
quả sự nghiệp giáo dục được duy trì và phát triển.
a) Các cấp uỷ, chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội cùng
gia đình học sinh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong công tác giáo
dục các em. Có văn bản quy định trách nhiệm.
b) Thực hiện tốt nghị quyết của hội đồng giáo dục xã trong công tác
giao ban, khen thưởng, kỷ luật mà nghị quyết đã đề ra.
c) Ngành giáo dục có đủ các văn bản chỉ đạo kịp thời trong công tác
giáo dục.
d) Cán bộ quản lý phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý, tham gia tham quan học tập của các
mô hình tiên tiến trong công tác xã hội hoá giáo dục. Hiệu trưởng phải có vị
trí, chức danh và có tiếng nói có giá trị trong hội đồng giáo dục xã.
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
15
e) Nhà trường cùng địa phương phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo
dục, có sơ kết, có tổng kết kinh nghịêm và nhân điển hình tiên tiến trong các
nhà trường để cùng nhau học tập.
6. XÂY DỰNG CÓ KẾ HOẠCH TỪNG BƯỚC ĐỂ HOÀN THÀNH
CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIN HỌC CƠ SỞ:
Đây là nhiệm vụ quan trọng mà ngành giáo dục Phú Thọ phải đạt
được trong năm gần đây ( Theo nghị quyết XV của tỉnh uỷ) đây cũng là một
nhiệm vụ nhằm từng bước nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
PHẦN III: KẾT LUẬN.
Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, giáo dục giành cho mọi

người. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển lâu dài và bền vững. Xuất
phát từ yêu cầu trên mà trong quá trình thực hiện tất cả các việc làm trên đã
huy động được mọi gia đình, mọi người dân, các đoàn thể trong xã hội cùng
tham gia vào giáo dục. Đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Từ đó có thể
khẳng đinh rằng một giải pháp thực tế “ Không thầy đố mày làm nên” mà mọi
người phải có trách nhiệm tham gia vào công tác giáo dục, giáo dục phải vì dân
và luôn đặt dưới sự chỉ đạo của Nhà nước. Trong đó nhà trường là trung tâm
giáo dục. Đứng đầu nhà trường là người Hiệu trưởng cho nên vai trò của
Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
16
người Hiệu trưởng là rất cần thiết và quan trọng trong công tác xã hội hoá giáo
dục.
Ở địa phương trường THCS có thể nói đó là một trung tâm văn hóa.
Người cán bộ quản lý là người hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo, là người tiếp thu
những quan điểm, chủ trương đường lối giáo dục và cũng là nơi tiếp nhận các
học sinh ở cấp dưới ( tiểu học) vừa chuyển giao học sinh lên cấp cao hơn…
Chính vì vậy Hiệu trưởng phải nhận thức rõ vai trò của mình để thực hiện tốt
công tác xã hội hoá giáo; Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của địa
phương, đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ đổi mới phát huy được sức
mạnh của toàn Đảng, toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Làm tốt công
tác xã hội hoá giáo dục tạo điều kiện tốt cho nhà trường trong việc giáo dục
học sinh. Vị thế của người thầy sẽ được nâng lên đặc biệt hơn cả thầy Hiệu
trưởng nhà trường càng được dân mến, dân tin và dân ủng hộ hơn trong sự
nghiệp giáo dục.

Hoàng Đức Giang - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Viên - Đề tài khoa học
17

×