Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

VE DEP HANG BUA QUY CHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>VỂ ĐẸP TIỀM ẨN CỦA HANG BUA NƠI MIỀN TÂY XỨ NGHỆ . Cách thành phố Vinh khoảng 170km về phía Tây Bắc, theo quốc lộ 1A, đến Yên Lý rẽ theo quốc lộ 48 du khách sẽ đến với huỵên Quỳ Châu. Từ huyện Quỳ Châu đi 15km về phía Tây Bắc chúng ta sẽ đến với Hang Bua. Hang Bua nằm trên dạy núi đá vôi “Phà én” thuộc hệ thống dãy trường sơn Bắc, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Ngày xưa danh thắng Hang Bua thuộc địa bàn tổng Hữu đạo, xã Hữu đạo, Phủ Quỳ Châu, vùng đất này còn gọi là: Mường Chiêng Ngam (tức bằng phẳng và đẹp). Tên hang gắn liền với địa danh bản Bua. Tiếng Thái gọi hang động là “Thẳm” nên người dân còn gọi tên hàng là Thẳm Bua. Đồng thời trước cửa hang tạo hóa còn ban tặng một cái ao hoa sen còn gọi là “noóng bọc bua”. Do đó người ta thường gọi là Thẳm Bua (Hang Sen) và Hang Bua được mang tên từ đó. Từ thời đất nước khai thiên lập địa trong quá trình kiến tạo, đổi thay, biến động dữ dội của địa tầng cách đây hàng triệu năm, thiên nhiên đã tạo nên những hang động kì tích dang thắng và tồn tại cho đến tận ngày nay. Có thể nói, Hang Bua là một trong vô số danh thắng được thiên nhiên ưu đãi và tạo hóa ban tặng cho con người xứ Nghệ một thắng cánh tự nhiên gắn liền với truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của đông bào Thái. Đây là nơi giao hòa, gặp gỡ của trời đất, là vẻ đẹp kỳ vĩ là những huyền thoại về sự tích: Thần núi (Phi – Nu-Phá-Hủng) và thần nước (Phi-Nậm-Huồi-Hạ) giao tranh và chuyện tình Tạo KhủnTinh và nàng Ni…còn để lại dấu tích nơi Thẳm Bua các hình khối kỳ thú và thơ mộng. Với vẻ đẹp phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi sông cỏ cây xanh ngát một màu. Cửa chính hang quay mặt về hướng nam, phía trước là thung lũng ruộng đồng bát ngát, xa xa là dòng sông Hiếu trong xanh hiền hòa nơi hội tụ của 3 con sông: Nậm Quàng; Nậm Hạt; và Nậm Việc tạo nên tên “Tạ Chum” . Có dòng nước nửa nóng nửa lạnh, tắm mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Từ xa xưa khí hậu nơi đây mát mẻ, mưa thuận gió hòa, thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật quý hiến như: Gỗ Lim, Sến, Táu, Lát Hoa, Kiền kiền và các loại dược liệu quý hiếm như: Sa Nhân, Thiên niên kiện, Hoài sơn… cũng là nơi hội tụ của muôn loài muông thú: Voi, bò tót, sao la, chim công, hổ, gấu… Đặc biệt, rừng xanh Quỳ Châu có nhiều loại hoa là nơi các loại ong rừng hội tụ lấy phấn hoa xây tổ làm mật. Hương hoa của núi rừng ngày đêm lan tỏa quyện trong tiếng xào xạc của lá rừng là tiếng chim kêu, vươn hót tạo nên một bản nhạc rừng đa âm, du dương quyến rũ lòng người tạo thêm sự lung linh huyền ảo, kỳ bí và thơ mộng cho Hang Bua như trong huyền thoại. Bước vào cửa hang chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thích thú chiêm ngưỡng sự kiến tạo kì vĩ của tạo hóa, nhừng hình thù kỳ lạ: Hình người, hình vật dụng như bồ lúa, cái liềm, bộ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> cồng chiêng, những cây cổ thụ bằng đá tỏa bóng mát, ông già thổi sáo (ò ón lắm) khoang lồng gà (phông hang cày) giường tiên (choong nang)…. Tất cả những hình thù kỳ ảo, thơ mộng và sinh động đó đưa ta về với truyền thuyết còn lưu truyền từ ngàn xưa tới nay: “Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi trong một trận đại hồng thủy trời đất tối tăm mưa to gió lớn làm hoảng loạn cả bản mường: “Phạ thùm thuôm mương bôn, xai pìn môn mưa phạ” Tạm dịch: Nước lụt trần gian, cát dưới sông đảo lộn lên trời. Trong cơn hoảng loạn mọi người đã chạy vào hang trú ẩn, họ cùng nhau ca hát, nhảy múa đánh công chiêng, thổi sáo để không ai ngủ gật, nếu không sẽ hóa đá theo lời Nguyền, nhưng sức người có hạn, nàng Công Chúa và một số nữ Tỳ, gia nô mất tỉnh táo đã bị hóa đá cùng với một số đồ vật mang theo để dùng như bồ lúa, dàn cồng chiêng, chậu nước, lồng gà, dường công chúa… Hang Bua không chỉ là danh lam thắng cảnh thơ mông mà còn ôm ấp trong lòng nó các di tích lịch sử. Trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, hang Bua là nơi hoạt động chống thực dân Pháp của nghĩa quân Đốc binh, Lang Văn Thiết (1886 – 1896) với bến moong vận chuyển nghĩa quân, vũ khí…Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hang Bua là hậu cứ, nơi trú quân an toàn của bộ đội, góp phần vàp thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dành thắng lợi. Đến với Hang Bua không chỉ du ngoạn với những cảnh đẹp kỳ thú mà chung ta còn được chiêm ngưỡng một quần thể tinh hoa văn hóa vật thể và phi vật thể như Thẳm ồm (Hang lớn) Thẳm chạng (hang voi), Tôn Thạt, Thẳm có ngụn… Cùng với lễ hội văn hóa cộng đồng từ ngàn xư để lại như hát nhuôn, xuối, lăm, đánh công chiêng, thi rượu cần, đi cà kheo, thi bắn nỏ, nhạp sạp, thi người đẹp vùng sơn cước… Chính vì cảnh đẹp, tình người ngày 17 tháng 03 năm 1937, Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn đã về đây thăm thú du xuân, chứng kiến cuộc thi người đẹp, đã được nhân dân trong vùng tiếp đón nồng hậu, những chóe rượu cần nồng đượm, những cô ngái thái thượt tha trong bộ áo váy, sắc màu thiên nhiên với điệu múa trữ tình sâu lắng đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn ông vua đa cảm. Với thời gian qua, những bước thăng trầm của lịch sử lễ Hang Bua gần như đi vào dĩ vãng. Với tinh thần của Nghị quyết TW5: Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến nhưng đạm đà bản sắc dân tộc. Năm 1996 với xu thế hướng về cội nguồn, giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống. Huyện Quỳ Châu khôi phục lại lễ hội Hang bua. Năm 1997 Hang Bua được Bộ Văn hóa thông tin cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh”. Vì thế cứ mỗi độ xuân về khoảng thời gian từ 20 đến 23 tháng giêng lễ hội Hang Bua lại được mở để chào đón khách thập phương, là điểm hẹn của tình yêu đôi lứa, là nhu cầu tâm linh, tình cảm, là điểm nhấn của văn hóa cộng đồng người Việt nói chung và người Thái vùng Tây Bắc xứ Nghệ nói riêng. * Phần lễ được tỏ chức long trọng gán liền với các nghi thức, tập quán truyền thống của đồng bào Thái như cúng thần linh, trời đất, mưa thuận gió hòa và các vị tiền nhân đã xây dựng bản mường Chiềng Ngam… Phần lễ do một thầy mo chủ tế được tổ chức tại đền thờ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thành hoàng ở Tèn Bọ. Lễ vật dâng cúng là trâu hoặc dê. Mâm cúng có các lễ vật như: Xôi, thịt, cá, rượu siêu, rượu cần, trầu cau… Số mâm cúng là con số lẻ: 3, 5, 7, 9. Mâm thứ nhất cung 3 anh em: Xiêu bọ, Xiêu ké, Xiêu Luông có công khai bản lập mường. Mâm thứ hai cũng những linh hồn người chết trong hang đã hóa đá do cơn đại hồng thủy từ ngàn xưa gây ra. Mâm thứ ba cúng các vị thần linh của vùng hang Bua như: Thần núi, thần sông, thần đất gồm một đĩa 9 miếng trầu, 9 miếng cau. * phần hội. Với những hoạt động văn hóa truyền thống mang bản sắc văn hóa riêng không thể pha trộn như: Khắc luống, đánh cồng chiêng, uống rượu cần, hát nhuôn, xuối, lăm, nhảy sạp và các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, kéo co, thi thể thao, văn nghệ, thi ẩm thực, thi nét đẹp trang phục các dân tộc vùng cao. Ảnh: Khai mạc lễ hội. Ảnh: Thi ẩm thực. Ảnh: Nhảy sạp tại lễ hội. Ảnh: Khắc luống. Ảnh: Chơi đu. Có thể khẳng định rằng trong quần thể di tích danh thắng ở Quỳ Châu. Hang Bua như một hoa hậu được thiên nhiên và tạo hóa ban cho vẻ đẹp nguyên thủy trầm khuất, ẩn chưa tình cảm gắn bó mật thiết giữa con người và thiên nhiền kì vĩ, huyền bí thơ mộng và quyến rũ lòng người với đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của đồng bào các dân tộc nơi đây gắn liền với tên núi, tên sông, tên bản, tên mường đẹp như đóa hoa sen… Sức hấp dẫn của Hang Bua đã lan tỏa bao đời và trường tồn mãi mãi... 2. Một số hoạt động, hình ảnh chăm sóc di tích lịch sử hang Bua..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ảnh: Vệ sinh đền thờ. Ảnh: HS tìm hiểu học tập tại đền thờ. Ảnh: Vệ sinh Hang Bua. Ảnh: HS tham quan học tập tại Hang Bua. 2 Ảnh: Học tập tìm hiểu lịch sử Hang Bua.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Di tích lịch sử văn hóa danh thắng Hang Bua là quần thể di tích cấp quốc gia vì vậy cần phải bảo vệ, giữ gìn tôn tạo nhằm phát huy có hiệu quả giá trị lịch sử, văn hóa và những bản sắc văn hóa truyền thống cộng đồng có tình giáo dục và quảng bá cho các vùng miền trong nước và thế giới… - cần đầu tư cơ sở vật chất tài chính, quy hoạch tôn tạo và xây dựng một số công trình phục vụ cho du khách và lễ hội như khu thể dục thể thao đa chức năng, nhà nghỉ, các công trình công cộng, dịch vụ, đường sá tại khu Hang Bua và đền thờ. - Trang bị thêm phương tiện nhằm phục vụ cho việc giữ gìn, bảo tồn những nơi đã xuống cấp cần phục chế. - Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá qua các phương tiện nghe nhìn thông tin đại chúng, internet nhằm giới thiệu với du khách trong nước và Quốc tế hiểu biết về danh thắng Hang Bua. - Phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống, các trò chơi dân gian, các làn điệu Lăm, hát nhuôn, xuối mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Thái nới đây. - Cần tổ chức lễ hội ngày càng quy mô, hoàn thiện và tính nhân văn cao nhằm giáo dục mọi người ý thức giữ gìn nét văn hóa truyền thống tâm linh và phát huy cao độ bản sắc văn hóa đậm đà của vùng Tây Bắc xứ Nghệ trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước./.. Phan Huy Cát.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×