Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bao cao ke hoach truong chuan 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.45 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT THUẬN CHÂU TRƯỜNG TH BÓ MƯỜI B Số: 03BC-THBMB. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Bó Mười, ngày 21 tháng 10 năm 2012 BÁO CÁO Kết quả kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia Thực hiện chỉ thị số 2737/CT-BGD&ĐT ngày 27/7/2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo; Chỉ thi số 18/CT-UBND ngày 24/8/2012 của UBND tỉnh Sơn La về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013; Quyết định số1166/QD-UBND ngày 17/5/2010 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành kế hoạch xây dựng trường mầm non, tiểu học, THCS,THPT tỉnh Sơn La đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2010-2015 Thực hiện kế hoạch số 17/GD&ĐT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Phòng GD-ĐT Về việc rà soát công tác xây dựng trường Chuẩn Quốc gia năm học 2012-2013 và lập kế hoạch đến năm 2015 Trường Tiểu học Bó Mười B báo cáo kết quả quá trình xây dựng trường trừơng tiểu học đạt chuẩn quốc gia như sau: A. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ I. Thuận lợi. Trường Tiểu học Bó Mười B trực thuộc xã Bó Mười có nền kinh tế- văn hoá xã hội tương đối phát triển đời sống của nhân dân tương đối ổn định. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng- chính quyền các cấp và phòng GD-ĐT huyện Thuận Châu. Đội ngũ cán bộ giáo viên tương đối đủ về số lượng, chất lượng ngày được nâng cao có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. Lập trường tư tưởng chính trị - Đạo đức lối sống- Đời sống vật chất tinh thần của cán bộ giáo viên ngày càng được cải thiện đã tạo đà cho sự nghiệp GD- ĐT xã nhà phát triển. CSVC nhà trường ngày càng khang trang đẹp đẽ - trang thiết bị dạy và học ngày càng đầy đủ theo hướng chuẩn Quốc gia. Hội phụ huynh hoạt động có hiệu quả trong công tác tuyên truyền vận động trẻ đến trường, trong những năm gần đây công tác XHHGĐ đang phát triển sâu rộng và đã đi vào chiều sâu có chất lượng. Nhân dân trong xã đã nhận thức mạnh mẽ về tầm quan trọng của công tác GD- ĐT từ đó luôn quan tâm chăm sóc chu đáo cho con em đến trường và mua sắm đồ dùng học tập- tạo thời gian xây dựng nề nếp ý thức tự học và nề nếp học tập ở nhà cho con em..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II . Khó khăn. Trình độ dân trí của một số hộ trong địa bàn còn hạn chế- một số hộ chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, do đó công tác xây dựng nề nếp học tập cho HS và động viên khuyến khích học sinh đến trường - công tác bảo vệ CSVC còn gặpkhó khăn. B. KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TIÊU CHUẨN 1 : TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lí 1. Công tác quản lí Hàng năm, BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn phù hợp với tình hình thực tế địa phương và bám sát nhiệm vụ năm học của ngành để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch năm học. Từ đó xây dựng các kế hoạch thực hiện cho từng học kì, từng tháng, từng tuần một cách cụ thể, sát thực. Việc tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường của BGH dựa trên các kế hoạch và có bổ sung, điều chỉnh kịp thời theo sự chỉ đạo của ngành và lãnh đạo các cấp. Sau khi thực hiện xong mỗi kế hoạch, BGH đều có kiểm tra, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm cho việc chỉ đạo, tổ chức và thực hiện các kế hoạch của thời gian tiếp theo nên các kế hoạch đều đảm bảo đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn quản lý công tác của cán bộ, giáo viên trong trường thực hiện theo điều lệ trường tiểu học và gắn với pháp lệnh công chức và luật lao động và đường lối, nghị quyết của đảng. Chỉ thị, pháp luật của nhà nước. Cùng các văn bản chỉ đạo của ngành. Hiệu trưởng quản lí các hoạt động của nhà trường, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học, thành lập các tổ chuyên môn, các hội đồng chức năng để tư vấn và giúp nhà trường thực hiện kế hoạch đề ra. Phó hiệu trưởng giúp việc cho hiệu trưởng trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch của nhà trường. Các tổ chuyên môn được thành lập theo số lớp và khối lớp học, hoạt động thường xuyên theo kế hoạch chung của cả trường. Trong quá trình thực hiện chức trách của mình theo Điều lệ trường tiểu học, BGH thực hiện tốt các chức năng của qui trình quản lí. Nhờ vậy mà quá trình tự bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí được nâng dần, đáp ứng và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhà trường thực hiện công tác quản lí hành chính, tài chính, cơ sở vật chất của trường theo đúng quy định. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Công khai, minh bạch trong các khoản thu chi về tài chính. Lưu giữ đầy đủ, khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ cho công tác quản lí của trường. Tất cả cán bộ, giáo viên trong nhà trường đều có ý thức chấp hành tốt các chức năng nhiệm vụ của trường và nhiệm vụ của mỗi công chức nên không có cán bộ, giáo viên nào của trường bị cảnh cáo hoặc kỉ luật. 2. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng :.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a. Hiệu trưởng: Đào Xuân Hùng có thâm niên 13 năm công tác và 7 năm làm quản lý. Có 5 năm tuổi đảng . Thực hiện đúng chức năng theo điều lệ trường tiểu học đã ban hành.Có trình độ đào tạo: Đại học sư phạm Tiểu học.. Hiệu trưởng thực hiện đúng chức năng theo điều lệ trường tiểu học. Có lập trường tư tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức lối sống trung thực, thẳng thắn, cởi mở, thân thiện, đoàn kết. Có ý thức chấp hánh ý thức kỷ luật cao. Có năng lực quản lý lãnh đạo. Tận tuỵ với công việc. Chấp hành tốt đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết và pháp luật của đảng và nhà nước và các văn bản chỉ đạo của ngành. Luôn giữ vững đạo đức tác phong của một nhà giáo, thể hiện tinh thần “Mình vì mọi người. Có uy tín với đồng nghiệp và địa phương .Nhiều năm được UBND huyện tặng giấy khen và chứng nhận CSTĐ cấp cơ sở. Đến 01tháng 9 năm 2012 Đ/c Đào Xuân Hùng chuyển về bộ phận tổ chức cán bộ phòng GD&ĐT Thuận Châu b. Phó hiệu trưởng: Nguyễn Mạnh Hà có thâm niên.12 Năm công tác và 4 năm làm công tác quản lý. Có 4 năm tuổi đảng. Có trình độ đại học sư phạm tiểu học. Phó hiệu trưởng thực hiện tốt các nhiệm vụ của người phó hiệu trưởng theo quy định Điều lệ trường Tiểu học. Có năng lực quản lí trường học và giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác,chỉ đạo hoạt đông chuyên môn và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Có lập trường tư tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức lối sống trung thực, thẳng thắn, cởi mở, thân thiện, đoàn kết. Có ý thức chấp hánh ý thức kỷ luật cao. Có năng lực quản lý lãnh đạo. Tận tuỵ với công việc. Chấp hành tốt đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết và pháp luật của đảng và nhà nước và các văn bản chỉ đạo của ngành. Có uy tín với đồng nghiệp và địa phương .Nhiều năm được UBND huyện tặng giấy khen và chứng nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. 3 .Các tổ chức, đoàn thể và hội đồng trong nhà trường: - Công tác chi bộ: Đề ra chủ tương nhiệm vụ và biện pháp xây dựng chi bộ đảng nhà trường trong sạch vững mạnh gắn với việc xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở nhà trường và địa phương. Nâng cao năng lực hoạt động, tinh thần đoàn kết, tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, nhất là việc phát hiện đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác và triển khai kịp thời các chỉ thị, nghị quyết, đường lối, chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước. - Công tác hoạt động công đoàn: Công đoàn nhà trường hoạt động, thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ, luật định và điều lệ công đoàn. - Hoạt động đoàn thanh niên: Ban chấp hành chi đoàn kế hoạch hoạt động phù hợp với thực tế địa bàn, sát với kế hoạch nhà trường. Hoạt động thực sự có nề nếp có hiệu quả. - Công tác đội và sao nhi đồng: Đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đội và công tác sao nhi đồng, chất lượng đội viên . - Hội đồng trường:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hội đồng trường được thành lập theo quy định của điều lệ trường tiểu học. Hội đồng hoạt động thường xuyên, linh hoạt, có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát các hoạt động của nhà trường. - Hội chữ thập đỏ : Hội được thành lập và hoạt động theo điều lệ của Hội, thu hút 100% cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia hoạt động. Hội thường xuyên làm công tác cứu trợ nhân đạo và công tác vệ sinh, phòng bệnh. - Hoạt động xã hội, từ thiện: Ủng hộ hội người mù bằng cách mua tăm, bút do các em đội viên với số tiền là: 400 000 đồng; - Hội khuyến dạy - khuyến học. Chi hội thành lập và hoạt động hiệu quả trong nhiều năm liền. Chi hội hoạt động theo sự chỉ đạo của Hội khuyến học xã Bó Mười. Chi hội đã làm tốt công tác thi đua khen thưởng kịp thời, khích lệ phong trào Dạy - Học của giáo viên, học sinh. - Hội đồng tư vấn Hội đồng sư phạm, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng khoa học, ban thanh tra nhân dân, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng đã hoạt động theo điều lệ trường tiểu học. Các tổ chức có đủ hồ sơ sổ sách theo dõi và cập nhật theo nguyên tắc, kỉ luật và đạt hiệu quả cao, góp phần thúc thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường với tinh thần tập trung dân chủ . diện của nhà trường. * Thực hiện quy chế dân chủ - Đơn vị thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. - Tổ chức Hội nghị công chức vào đầu mỗi năm học nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của CBGVNV vào việc xây dựng nội quy, quy chế; mục tiêu phấn đấu của đơn vị song song với việc thực hiện nhiệm vụ mục tiêu của mỗi cá nhân để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển giáo dục của đơn vị . - Thực hiện nghiêm túc công khai tài chinh, công khai các quyền lợi chế độ, việc nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỉ luật, việc đánh giá định kì đối với nhà giáo CBCC và học sinh…. - Thông báo kịp thời các chủ trương chế độ chính sách của nhà nước của ngành; kế hoạch tuyển sinh; các khoản thu theo qui định; chương trình học tập, rèn luyện các phong trào thi đua kịp thời đến học sinh - PHHS. Thực hiện nghiêm túc chế độ hội họp báo cáo sơ kết; tổng kết… Tổ chức hội nghị các bậc cha mẹ học sinh; Thông báo kết quả học tập rèn luyện của học sinh. Và sự phát triển của nhà trường và kết quả hoạt động của hội cha mẹ học sinh. - Có thùng thư góp ý và lịch trực tiếp thu, giải đáp các ý kiến. Kịp thời phản ảnh những khó khăn vướng mắc của nhà trường và kiến nghị những biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét. - Dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> của nhà trường . 4. Quán triệt sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương và của Phòng giáo dục - Đào tạo: - Nhà trường có đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến giáo dục tiểu học. Chấp hành sự quản lí hành chính của chính quyền địa phương. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, nhà trường luôn chủ động tham mưu và nhận được sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở ở địa phương trong việc thực hiện các hoạt động của nhà trường để đạt được mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. - Nhà trường chấp hành và thực hiện tốt sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của phòng Giáo dục - Đào tạo huyện. Thường xuyên làm tốt công tác thông tin, báo cáo với phòng giáo dục về tình hình hoạt động của nhà trường để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời. Đánh giá tiêu chuẩn 1 : Chưa đạt Hiện nay đang khuyết chức danh Hiệu trưởng kiến nghị với quý phòng điều động, bổ nhiệm 01 hiệu trưởng về cho trường TIÊU CHUẨN 2 : ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 1 .Số lượng và trình độ đào tạo: Tổng số CB-GV-CNV 19 trong đó có: * BGH: 01; Chuyên trách đội 0; Nhân viên: 1; GV chuyên và GV văn hóa: 17 Trình độ GV: - Tỉ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là 100 % ; trong đó có 69,5 % GV đạt trên chuẩn và 31,5 % GV đạt chuẩn. Không có giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ . - Số lượng giáo viên ( tỉ lệ 1,13 GV/ lớp). - Đảm bảo dạy đủ các môn học bắt buộc ở tiểu học. 2 . Phẩm chất, đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tập thể giáo viên nhà trường có đạo đức lối sống trung thực cởi mở, đoàn kết , thân thiện. Có tình thương có kỷ cương, có trách nhiệm với học sinh. Có uy tín với phụ huynh, với nhân dân trong xã. Chấp hành tốt mọi chủ trương , đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước.Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Giáo viên giỏi cấp trường : 5/17 Tỷ lệ : 29,4 % - Trường không có giáo viên yếu kém về chuyên môn. 3. Hoạt động chuyên môn: - Nhà trường thành lập 3 tổ chuyên môn gồm: Tổ khối 1; Tổ khối 2-3; Tổ khối 4-5. - Các tổ chuyên môn tổ chức hoạt động đúng quy định tại điều lệ trường Tiểu học. Hình thức tổ chức sinh hoạt phong phú, nội dung sinh hoạt thiết thực gắn với thực tiễn các hoạt động chuyên môn của nhà trường. - Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì 2 tuần/ lần vào chiều thứ 6 tuần 2 và tuần 4. Hàng tháng chuyên môn nhà trường và các tổ chuyên môn tiến hành dự giờ thăm lớp thường xuyên, để nắm bắt được phương pháp dạy của giáo viên;.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> phương pháp học của học sinh để có sự điều chỉnh kịp thời về việc chỉ đạo chuyên môn, giúp giáo viên nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Đầu năm học mới, nhà trường tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng đầu vào ở tất cả các lớp. Căn cứ kết quả khảo sát, bàn giao chất lượng cho mỗi giáo viên và cam kết chất lượng giáo dục. Duy trì sĩ số.Lấy chất lượng giáo dục là thước đo đánh giá xếp loại GV và CBQL . - Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề được nhà trường tổ chức thực hiện nghiêm túc giúp giáo viên nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học. Sau mỗi chuyên đề đều có tổ chức đánh giá, học thống nhất phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. rút kinh nghiệm cho việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Bám sát tinh thần chỉ đạo của công văn 896/2006- BGD& ĐT ban hành về đổi mới quản lý chỉ đao chuyên môn :GV tự chủ điều chỉnh nội dung dạy học hợp lý phù hợp với đối tượng HS. Tự điều chỉnh phương pháp dạy theo từng nhóm đối tượng trong lớp mình phụ trách. Vì sự tiến bộ của Học sinh không máy móc rập khuôn hình thức . Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cách soạn giáo án, tiến trình dạy học trên lớp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi và học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm về công tác chuyên môn. - Thường xuyên tiến hành kiểm tra nội bộ trường học, trong đó có tổ chức kiểm tra toàn diện giáo viên mỗi năm 2 lần để đánh giá phân loại chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Đồng thời có biện pháp kịp thời để khắc phục những tồn tại, những vướng mắc phát sinh. - Làm tốt công tác tăng cường Tiếng Việt và hoạt động . Ngoại khoá các môn học theo chủ đề, chủ điểm 4 . Kế hoạch bồi dưỡng : - Để phấn đấu đạt trường chuẩn Quốc gia, một trong những nội dung được nhà trường quan tâm đó là công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Từ năm 2008 đến nay đã có 69,7% CBGV tốt nghiệp Đại học Tây Bắc và Cao đẳng Sơn La. Nhà trường phấn đấu đến năm 2016 đạt 100 % cán bộ quản lí và giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn. - Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Phòng GD&ĐT; Sở GD & ĐT, nhà trường tổ chức cho giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo các chu kì. Hàng năm nhà trường cử đủ số lượng cán bộ quản lí và giáo viên tham gia tập huấn đổi mới phương pháp dạy - học .100 % giáo viên tham gia đầy đủ và có hiệu quả trong các đợt bồi dưỡng thường xuyên tập trung hàng năm do phòng GD & ĐT tổ chức. - Nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về công tác chỉ đạo việc tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên. Triển khai kế hoạch đến từng tổ chuyên môn và đến từng giáo viên. Từ đó mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch tự học cho mình bám sát với kế hoạch của nhà trường. Ngoài ra nhà trường còn nối mạng intenet cho giáo viên cập nhật với công nghệ thông tin về giáo dục. Xây dựng một số bài dạy bằng giáo án điện tử. - Hằng năm nhà trường có từ 1-2 đề tài hoặc sáng kiến kinh nghiệm;.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Thực hiện nghiêm túc chương trình, thời khoá biểu và nhiệm vụ năm học của ngành. Đánh giá, xếp loại GV hàng tháng chính xác, công bằng. - Nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên tham gia học các lớp nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Tập trung bồi dưỡng GV thường xuyên về nhận thức, chuẩn kiến thức kỹ năng sư phạm, về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các môn học. Đánh giá tiêu chuẩn 2: Chưa đạt (Thiếu giáo viên và nhân viên, tỉ lệ Gv/lớp chưa đạt, các danh hiệu thi đua còn thấp,Gv dạy giỏi cấp huyện, tỉnh và chiến sĩ thi đua các cấp còn hạn chế )nhà trường rất cần thêm gv và nhân viên, trong năm học này nhà trường tiếp tục thi đua để khắc phục những tồn tại trên TIÊU CHUẨN 3 :CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC 1. Khuôn viên, sân chơi, bãi tập: Diện tích khuôn viên nhà trường 6465,9m2bình quân: 16,4 m2/HS; Trong đó:Tổng diện tích xây dựng: 1.058 m 2 trong đó gồm: 15 phòng học tỷ lệ 1 lớp trên phòng; 3 phòng chức năng gồm: Phòng Hiệu trưởng, phòng công đoàn, phòng thiết bị - Tổng số lớp /HS: 15 lớp/392 HS/, bình quân: 26,1 /HS/ 1lớp. 2 .Thư viện: Chưa có 3. Phương tiện, thiết bị giáo dục Trong mỗi phòng học có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có trang bị hệ thống quạt, hệ thống thắp sáng. Bàn ghế, bảng, tủ đựng tài liệ cho giáo viên, hệ thống điện lưới, trang trí phòng học đúng theo quy cách của trường chuẩn. Nhà trường được trang bị đầy đủ các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu từ lớp 1 đến lớp 5 do bộ GD &ĐT quy định. 4. Điều kiện vệ sinh và an toàn Trường nằm ở bản Phai Khon là trung tâm Bó Mười B. Trường đặt ở nơi yên tĩnh, cao ráo và thoáng mát, thuận tiện cho học sinh đi học. Trường chưa có hệ thống nước nước sạch và giếng khơi bơm vào bể chứa lớn phục vụ cho công tác vệ sinh và sinh hoạt. Chưa có nhà vệ sinh của giáo viên và học sinh, riêng cho nam và cho nữ. Trường chưa có 1 ga ra xe riêng cho giáo viên. Có hệ thống rãnh thoát nước, có tường bao quanh trường, có cảnh quan xanh, sạch đẹp với những hàng cây xanh và bồn hoa cây cảnh. Đánh giá tiêu chuẩn 3 : Chưa đạt (Thiếu các công trình phụ, các phòng chức năng,thư viện, nước sạch) Nhà trường đang vận động các nguồn lực để xây dựng nhà vệ sinh, nhà để xe, sân trường vào năm 2013-2014 TIÊU CHUẨN 4. Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục 1. Đại hội giáo dục cấp cơ sở, Hội đồng giáo dục cấp cơ sở, Ban đại diện cha mẹ học sinh Trong nhưng năm qua, nhà trường cùng các trường học trong xã luôn phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tốt hoạt động của hội đồng giáo dục. Tham mưu, tư vấn cho hội đồng giáo dục xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thể, có tính khả thi cao. Hội đồng giáo dục đã phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên gắn với năng lực của mỗi người để phát huy hết khả năng và lòng nhiệt tình của họ, góp phần vào sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục chung của toàn xã . Ban đại diện cha mẹ học sinh do hội nghị phụ huynh họp bầu ra để điều hành hoạt động của hội gồm 15 thành viên đại diện cho 15 lớp. Hội cha mẹ học sinh hoạt động thường xuyên, tổ chức họp phụ huynh 2 lần/ năm nhằm bàn bạc tháo gỡ những khó khăn giúp nhà trường về công tác phối hợp giáo dục học sinh, tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất. 2. Các hoạt động của gia đình và cộng đồng nhằm xây dựng môi trường giáo dục nhà trường – gia đình –xã hội - Nhà trường phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể của xã và các thôn bản như chi bộ, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh; Hội khuyến học xã, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn... để làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. Các hoạt động tuyên truyền diễn ra bằng nhiều hình thức như thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, các cuộc họp thôn bản, các hội nghị của xã và các đoàn thể. Tăng thêm sự hiểu biết của cộng đồng về mục tiêu giáo dục tiểu học, về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và và kế hoạch giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao. - Trong các năm học nhà trường luôn phối hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ học sinh cùng tham gia giáo dục con em, tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập; đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa gia đình - nhà trường - xã hội thông qua việc sử dụng hợp lí các hình thức thông tin như: gặp gỡ phụ huynh toàn trường, họp phụ huynh các lớp, ghi phiếu thông báo, trao đổi qua điện thoại...Thông qua các cuộc họp hoặc trao đổi đó, giáo viên nắm bắt kịp thời các ý kiến phản ánh của cha mẹ học sinh và cùng phụ huynh học sinh bàn bạc về biện pháp chăm lo giáo dục con em mình đạt hiệu quả như mong muốn. - Hội Khuyến học xã phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng quỹ khuyến dạy, khuyến học nhằm động viên, khích lệ giáo viên, học sinh kịp thời trong các đợt thi đua - Tìm nhiều biện pháp phối hợp giữa nhà trường và UBND xã duy trì sĩ số HS và nâng cao chât lượng giáo dục và bảo vệ CSVC nhà trường (đặc biệt đối với trẻ khó khăn , khuyết tật). Như thực hiện cuộc vận động lá lành đùm lá và giúp bạn vượt khó 3. Sự tham gia của cộng đồng trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường Hằng năm, BGH nhà trường, ban đại diện hội cha mẹ học sinh phối kết hợp với UBND xã và các ban ngành trong xã xây dựng kế hoạch cụ thể để vận động nhân dân huy động nguồn vốn vào việc xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho nhà trường. Trong những năm qua ngoài sự đầu tư của dự án 925 , dự án trẻ khó khăn và sự đầu tư của ngành, hội phụ huynh học sinh chủ động hỗ trợ kinh phí và công lao động cho xây dựng cơ sở vật chất. Đã tạo cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường thay đổi nhanh trong những năm học vừa qua.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> như: Tu sửa phòng học, trang trí lớp học các khẩu hiệu của trường. cổng biển trường, giả để sách, tủ đựng tài liệu cho BGH và giáo viên, bàn ghế học sinh và xây tường bao. Trồng cây xanh, xây bồn hoa Đánh giá tiêu chuẩn 4: Chưa đạt (sân trường còn ngổn ngang vật liệu xây dụng, nhà phòng học 8 phòng đang bỏ dở, chưa có các phòng chức năng phục vụ cho dạy và học) Kiến nghị: cần sớm hoàn thiện nhà lớp học 8 phòng TIÊU CHUẨN 5. Hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục 1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục: 2. Thực hiện chương trình SGK : a. Chương trình các môn hoc: Thực hiện chương trình dạy đủ 9 môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với thực tiễn giáo dục địa phương theo đúng tinh thần công văn Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu kỹ tại liệu nội dung chương trình cấp tiểu học và chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình tiểu học theo quyết định số 55/2007/QĐ -BGĐT ngày 28 tháng 9 năm 2007 đã ban hành và bộ tài liệu phương pháp dạy học các môn học của Bộ. Tập trung chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Chỉ đạo giáo viên bám sát vào tài liệu hướng dẫn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường , tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh , và kỹ năng sống vào các môn học để soạn giảng. Đặc biệt phần tích hợp giáo dục học sinh tìm hiểu về ma tuý được nhà trường quan tâm,đã được dạy lồng ghép trong các phân môn như: tập đọc ,kể chuyện, đạo đức … Thực hiện công văn chỉ đạo của ngành ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai tập huấn dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh.Tổ chức dạy thực hành các môn học của các khối lớp. Chỉ đạo giáo viên bám sát vào tài liệu hướng dẫn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và kỹ năng sống vào các môn học để soạn giảng.Đặc biệt phần tích hợp giáo dục học sinh tìm hiểu về ma tuý được nhà trường quan tâm,đã được dạy lồng ghép trong các phân môn như: tập đọc ,kể chuyện, đạo đức Chỉ đạo tới mỗi giáo viên thực hiện công văn số 5842/BGĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung giáo dục và các nội dung hướng dẫn cụ thể đối với từng môn học nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT trong nhà trường. c. Thực hiện dạy7 buổi /tuần: Tổ chức được 100% số lớp số HS học bẩy buổi trên tuần từ năm học 2009 -1010. - Buổi học thứ nhất: dạy theo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình và sách quy định cho mỗi lớp - Buổi học thứ hai: tập trung vào các nội dung thực hành kiến thức đó học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn toán và Tiếng Việt, có năng khiếu.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> về Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lờn lớp.Chỉ đạo tới lớp tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài tập ngay tại lớp, . . Chất lượng giáo dục ở 7 buổi / tuần được nâng cao rõ rệt, tạo được sự uy tín lớn đối với phụ huynh học sinh. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để nhà trường vận động học sinh ra lớp, chấm dứt hẳn việc dạy thêm học thêm tràn lan - Thông qua các hoạt động Đội và Sao nhi đồng, thông qua các hội thi: thi viết chữ đẹp, thi chuyên hiệu, thi trò chơi dân gian, thi kể chuyện, thi tìm hiểu về an toàn giao thông...các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đẩy mạnh và được tổ chức thường xuyên, có hiệu quả. Các phong trào do các ban ngành phát động đều được nhà trường huy động học sinh tham gia sôi nổi, nhiệt tình. Thông qua các cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Phong trào thi đua “2 tốt”;“ hai không” với bốn nội dung . - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu được nhà trường đặc biệt chú trọng Ngoài việc bồi dưỡng học sinh yếu trong buổi học thứ hai trong ngày, nhà trường tuyển chọn đội tuyển HS giỏi ngay từ tháng 10 hàng năm giao cho GV có năng lực bồi dưỡng . 2. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh Trong những năm qua, ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường thông qua: nghiên cứu tài liệu, băng hình, mạng intenet, chuyên đề, giao lưu..., vì vậy việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên được thuận lợi. Về chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thực hiện trước hết là đổi mới về nhận thức của ban giám hiệu và cán bộ, giáo viên trong toàn trường. Sau khi quán triệt về nhận thức, nhà trường mới xây dựng và chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học ở những nội dung cụ thể như: chỉ đạo thực hiện lập kế hoạch bài học, xác định mục tiêu bài học, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, nội dung dạy học phù hợp với điều kiện địa phương ... Các đợt kiểm tra giữa kỳ cuối kỳ trực tiếp BGH ra đề sát với nội dung chương trình, sát với đối tượng học sinh tổ chức coi chấm thi chéo giữa các khối lớp. Đánh gia đảm bảo tinh thần của cuộc vận động 4 không. Nhà trường đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh theo thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27 -10 -2009. 3. Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ (PCGDTH-CMC) Hàng năm nhà trường đã củng cố và duy trì tốt công tác PCGDTH-XMC, phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Tham gia thực hiện nhiệm vụ PCGDTHCS tại địa phương. Với tỷ lệ chuyển cấp 100% và thường xuyên Điều tra, bổ sung, theo dõi cập nhập vào sổ phổ cập. đầu năm học, nhà trường đều tổ chức tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, huy động được 100% số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 Thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số hằng năm đạt tỉ lệ 100%. 4. Chất lượng và hiệu quả giáo dục Năm học 2011 – 2012: 396 học sinh.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Xếp loại Hạnh kiểm : 100% thực hiện đầy đủ. Xếp loại Học lực: giỏi 70 = 18,7% ; khá: 102 = 27,2% Trung bình: 193 = 51,5 % yếu 10 = 2,67 7 học sinh đạt giải HS giỏi cấp huyện Đánh giá tiêu chuẩn 5: Đạt III. KẾT LUẬN Xây dựng trường Tiểu học Bó Mười B đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu phấn đấu bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bó Mười B cùng cán bộ, giáo viên, học sinh .Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng bằng những kết quả đã đạt được. Đối chiếu theo quyết định 32/ 2005-BG&ĐT. Ban hành quy định tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2012- 2013 trường Tiểu học Bó Mười B cơ bản đã đạt được 1 tiêu chuẩn theo quy định của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ1. Nơi nhận: -TT UBND xã Bó Mười B -TT UBND huyện - Phòng GD &ĐT Thuận Châu - Sở GD-ĐT Sơn La - Lưu VP. KT HIỆU TRƯỞNG Phó Hiệu trưởng. Nguyễn Mạnh Hà.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×