Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Kich ban HDGDNGLL thang 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.06 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT SỐP CỘP. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS MƯỜNG LÈO. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. KỊCH BẢN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THÁNG 11 NĂM 2012. Biên soạn kịch bản và dàn dựng: Hoài Ngọc Dẫn chương trình: Lò Văn Hưng Ngày hoạt động: 13/11/2012 1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC (LIÊN ĐỘI). (1 – 2 Tiết mục văn nghệ) 2. TUYÊN BỐ LÝ DO, GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU. a. Tuyên bố lý do: Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô giáo, các em học sinh về tham dự buổi Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Trường PTDT Bán trú THCS Mường Lèo tháng 11 với chủ đề "Tôn sư trọng đạo". Kính thưa quý thầy cô giáo, các em học sinh yêu quý! Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống quý báu, một trọng số đó là truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo'. Hay như cách nói của nhà giáo dục học người Ban Lan Komexki thì "Học sinh không có thầy giáo như cây xanh thiếu ánh nắng mặt trời". Nhằm thiết thực thi đua lập nhiều thành tích chào mừng 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2012). Hôm nay được sự đồng ý của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường. Ban Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tổ chức buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tháng 11 với chủ đề "Tôn sư trọng đạo". Buổi hoạt động nhằm ôn lại truyền thống "Tôn sư trọng đạo của dân tộc" đề các em học sinh hiểu hơn công lao trời biểu của thầy cô từ đó ra sức rèn đức, luyện tài để kính dâng lên thầy cô – những người lái đò nhiều bông hoa điểm 9, điểm. b. Giới thiệu đại biểu. Đến dự với buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường chúng ta hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu: - Thầy giáo Bùi Văn Thi – Bí thư chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường – Trưởng ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Thầy giáo Lường Văn Hồng – Phó bí thư chi bộ. - Thầy giáo Vì Văn Muôn – Bí thư chi đoàn. - Cùng với các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, giáo viên, viên chức và 220 học sinh toàn trường cũng có mặt đông đủ. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. GIỚI THIỆU NỘI DUNG BUỔI HOẠT ĐỘNG. Buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hôm nay chúng ta sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu về nghề dạy học. Hội thi gồm 5 phần thi: - Phần 1: Chào hỏi. - Phần 2: Hiểu biết. - Phần 3: Tranh tài. - Phần 4: Phần thi khán giả. - Phần 5: Năng khiếu. 4. GIỚI THIỆU BAN GIÁM KHẢO. Và một thành phần không thể thiếu trong mỗi hội thi là Ban giám khảo – những người cầm cân nảy mực đưa ra những quyết định khách quan, chính xác kết quả của hội thi. Tôi xin được giới thiệu thành phần Ban giám khảo: 1. Thầy giáo Thiều Quang Hùng – Phó hiệu trưởng. (Trưởng ban). 2. Thầy giáo Nguyễn Danh Điệp – Phó hiệu trưởng. (Phó ban).. 3. Thầy giáo Lường Văn Hồng – Phó bí thư chi bộ. (Ủy viên).. 4. Thầy giáo Đinh Văn Ngữ – Tổ trưởng Tổ KHTN. (Ủy viên).. 5. NỘI DUNG HỘI THI. a. Phần thi chào hỏi. Đầu tiên chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ nhất: Chào hỏi. Yêu cầu của phần thi chào hỏi: Các đội giới thiệu được các thành viên đội thi, mục đích tham dự hội thi, trang phục sạch, đẹp phù hợp với tuổi học trò. Ban giám khảo sẽ nhận xét và cho điểm trực tiếp từng đội theo thang điểm 10. Đầu tiên xin mời đội BỤI PHẤN bước ra sân khấu giới thiệu về đội mình. Vâng! Vừa rồi các thầy cô giáo và các em học sinh đã được chứng kiến màn giới thiệu rất ấn tượng của Đội Bụi phấn. Tiếp theo chúng ta cùng hồi hộp chờ đợi phần giới thiệu của Đội GIEO MẦM. Vâng và một phần ra mắt cũng rất đặc sắc. Và bây giờ là phần việc khó khăn của Ban giám khảo. Xin mời Ban giám khảo nhận xét và cho điểm phần thi chào hỏi của Hai đội. Vâng xin cảm ơn Ban giám khảo và chúc mừng cả 2 đội thi. b. Phần thi hiểu biết. Ngay sau đây chúng ta sẽ bước vào phần thi Hiểu biết. Thể lệ của phần thi này như sau: Các đội sẽ cùng trả lời lần lượt 10 câu hỏi của ban tổ chức bằng cách giơ đáp án. Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi và các đáp án (Có 3 phương án lựa chọn) và thông báo "15 giây suy nghĩ bắt đầu" các đội có thời gian suy nghĩ 15 giây. Khi người dẫn chương trình thông báo "Hết giờ" các đội phải giơ ngay đáp án lên. Nếu giơ chậm sẽ không được tính điểm. Trả.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> lời đúng mỗi câu được 2 điểm, trả lời sai không được điểm. Hai đội đã rõ thể lệ của phần thi này chưa? Chúng ta bước vào phần thi hiểu biết: - Câu 1: Thầy giáo nào là hiệu trưởng trường ta hiện nay? A. Thầy giáo Bùi Văn Thi. B. Thầy giáo Nguyễn Danh Điệp. C. Thầy giáo Lường Văn Hồng. Đáp án: A. Thầy giáo Bùi Văn Thi. - Câu 2. Trường ta trở thành trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS từ năm học nào? A. Năm học 2010 – 2011 B. Năm học 2011 – 2012 C. Năm học 2012 – 2013 Đáp án: A. Năm học 2010 – 2011 - Câu 3: Khi dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết), Bác Hồ lấy tên là gì? A. Nguyễn Ái Quốc. B. Nguyễn Tất Thành. C. Hồ Chí Minh. Đáp án: B. Nguyễn Tất Thành. - Câu 4: Địa danh nào được coi là Trường Đại học đầu tiên của nước ta? A. Đại học Việt Nam. B. Đại học nhân dân. C. Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đáp án: C. Văn Miếu Quốc Tử giám. (Với chủ trương chọn Nho Giáo là hệ tư tưởng chính trị của nhà nước, năm 1075, vua cho mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài : Đến đời vua Lý Nhân Tông (1076) nhà vua cho xây dựng thêm nhà Quốc Tử Giám, đây được coi là là trường Đại học đầu tiên của nước ta. Đời nhà Trần, Quốc Tử Giám được gọi là Viện Quốc học. Trong Văn Miếu có Khuê Văn Các (Sao Khuê là sao chủ về văn học). Việc thi cử được tổ chức đầu tiên vào năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông tới khoa thi cuối vào đời Lê Chiêu Thống (1787). Khi mới thành lập, nhà trường có tên là Quốc Tử Giám. Năm 1236 được đổi tên là Quốc Tử Viện rồi Quốc Học Viện. Đến thời Lê được gọi là Thái Học Viện. Dù mang tên gọi gì, Quốc Tử Giám vẫn là cấp học giáo dục cao nhất thời phong kiến, do triều đình trực tiếp tổ chức và điều hành). - Câu 5: Ông là nhà giáo nổi tiếng của nước ta, được nhân dân suy tôn là Trạng Trình? Em hãy cho biết ông là ai?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. Nhà giáo Chu Văn An. B. Nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu. C. Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đáp án: C. Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm. Câu 6: Trường ta hiện nay có bao nhiêu thầy cô giáo: A. 17. B. 18. C. 19 Đáp án : C. 19 thầy cô giáo. (Ngoài ra còn có 3 thầy cô giáo mới được tăng cường từ trường THCS Púng Bánh) - Câu 7: Câu nào sau đây không nói về người giáo viên. A. Người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. B. Người chiến sỹ áo trắng. C. Người lái đò. Đáp án: B. Người chiến sỹ áo trắng. (Người chiến sỹ áo trắng nói về người thầy thuốc) - Câu 8: Ngày 20/11 được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước ta chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam từ năm nào? A. Năm 1982 B. Năm 1985. C. Năm 1988. Đáp án: A. Năm 1982. Câu 9: Em hãy cho biết hiệu trưởng đầu tiên của trường THCS Mường Lèo (nay là trường PTDT Bán trú THCS Mường Lèo) là ai? A. Thầy giáo Bùi Văn Thi. B. Thầy giáo Nguyễn Danh Điệp. C. Thầy giáo Nguyễn Đình Chiến. Đáp án: C. Thầy giáo Nguyễn Đình Chiến. (Trường ta khi tách ra từ trường PTCT Mường Lèo năm học 2005 – 2006 thi thầy giáo Nguyễn Đình Chiến làm Hiệu trưởng. Hiện nay thầy Chiến đang là Hiệu trưởng trường THCS Púng Bánh). Câu 10. Nền giáo dục ở nước ta trước cách mạng háng 8 năm 1945 được Bác Hồ gọi là nền giáo dục gì? A. Nền giáo dục nô lệ. B. Nền giáo dục cách mạng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> C. Nền giáo dục lạc hậu. Đáp án: A. Nền giáo dục nô lệ c. Phần thi Tranh tài. Vừa rồi hai đội thi đã hoàn thành phần thi Hiểu biết. Sau đây chúng ta sẽ bước vào phần thi Tranh tài. Thể lệ của phần thi này như sau: Trong thời gian 3 phút, hai đội sẽ cùng viết các câu tục ngữ, cao dao, thành ngữ Việt Nam nói về người giáo viên và nghề dạy học. Đội nào viết đúng nhiều hơn được 10 điểm, đội còn lại được 7 điểm. Hai đội chuẩn bị xong chưa? 3 phút dành cho hai đội bắt đầu. Đã hết thời gian 3 phút, yêu cầu 2 đội dừng bút. Mỗi đội cử 2 thành viên mang kết quả lên để Ban giám khảo kiểm tra. Mời Ban giám khảo lên kiểm tra kết quả của 2 đội. Vâng như vậy: Đội Bụi phấn với .......... câu đúng đã dành được ....... điểm. Đội Gieo Mầm với ............. câu đúng đã dành được .......... điểm. Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ: 1- Tiên học lễ, hậu học văn 2 - Không thầy đố mày làm nên 3 - Học thầy chẳng tầy học bạn 4 - Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ 5- Một kho vàng không bằng một nang chữ 6 - Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học 7 - Ăn vóc, học hay 8 - Ông bảy mươi học ông bảy mốt 9 - Dốt đến đâu, học lâu cũng biết 10 - Người không học như ngọc không mài 11 - Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi 12 - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) 13 Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy 14- Trọng thầy mới được làm thầy 15 - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. 16. Mồng một tết cha Mồng ba tết thầy". 17. Cha muốn cho con hay, thầy muốn cho trò khá. 18 - Lạy lục khúm núm không bằng ghi tạc lời thầy. 19 - Dốt nát tìm thầy, bóng bẩy tìm thợ 20- Nhứt nhựt vi sư. (Một ngày cũng là thầy) 21 - Một chữ nên thầy. 22 - Một chữ nên thầy một ngày nên nghĩa. 23 - Có thờ thầy mới được làm thầy. 24 - Ở đây gần bạn gần thầy, có công mài sắt có ngày nên kim.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> d. Phần thi Khán giả. Từ đầu Hội thi đến giờ, các em học sinh ngồi phía dưới khán đài là những khán giả đã cổ vũ rất nhiệt tình cho cả hai đội thi. Và bây giờ là phần thi dành cho chính các bạn. Phần thi khán giả. Thể lệ của phần thi này như sau: Các bạn khán giả sẽ trả lời câu hỏi của Ban tổ chức theo chủ đề hoặc nội dung các môn học. Nếu em học sinh nào trả lời đúng mỗi câu hỏi sẽ nhận được 1 phần quà của Ban tổ chức. Câu 1: Em hãy hát hoặc đọc một bài thơ về tặng các thầy cô giáo? Câu 2: Cho biết Đường vĩ tuyến nào lớn nhất trên địa cầu? Đáp án: Đường xích đạo (Vĩ tuyến số 0) Câu 3: Có tồn tại một tam giác với độ dài 3 cạnh lần lượt là: 2cm; 4cm và 7cm hay không? Tại sao? Đáp án: Không. Vì trong một tam giác tổng độ dài hai cạnh phải lớn hơn độ dài của cạnh còn lại. ( 2cm + 4cm = 6cm < 7cm). Câu 4: Câu nói: "Học, học nữa, học mãi" là của ai? Đáp án: V.I. Lênnin Câu 5: Loài thú nào sống bay lượn? Đáp án: Loài Dơi.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> e. Phần thi Năng khiếu. Ngay sau đây chúng ta sẽ bước vào phần thi quan trọng và được chờ đợi nhất của Hội thi ngày hôm nay. Phần thi có ý nghĩa quyết định đến thứ hạng các đội trong hội thi ngày hôm nay. Phần thi Năng khiếu. Thể lệ của phần thi này như sau: Mỗi đội sẽ trình bày 1 tiết mục văn nghệ theo chủ đề Thầy cô, mái trường, ca ngợi nghề dạy học. Thời gian dành cho mỗi đội là 5 phút. Ban giám khảo sẽ nhận xét và cho điểm từng đội theo thang điểm 20. (Đánh giá về chủ đề tiết mục, trang phục biểu diễn, phong cách biểu diễn ...). Đầu tiên xin mời đội Gieo Mầm ra thể hiện phần thi năng khiếu của đội mình. Đề nghị Hội thi cho một tràng pháo tay chúc mừng tiết mục dự thi của đội Gieo Mầm. (Mời 1 tiết mục văn nghệ của giáo viên hoặc học sinh) Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đến với phần thi năng khiếu của đội Bụi Phấn. Xin cảm ơn phần dự thi của đội Bụi Phấn. Đề nghị Hội thi cho một tràng pháo tay chúc mừng hai đội thi đã hoàn thành 5 phần thi. Và bây giờ là phần hồi hộp nhất của Hội thi. Xin trân trọng kính mời Ban giám khảo lên nhận xét, cho điểm phần thi năng khiếu của hai đội và công bố kết quả cuối cùng của Hội thi. Như vậy với ......... điểm, đội ...................................... đã giành giải nhất và Đội ......................................với .......... điểm đã giành giải nhì của Hội thi ngày hôm nay. 6. TRAO GIẢI. Sau đây xin trân trọng giới thiệu và kính mời thầy giáo Bùi Văn Thi – Bí thư chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường – Trưởng ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lên trao giải cho các đội thi và phát biểu ý kiến chỉ đạo buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Xin trân trọng kính mời thầy! 7. KẾT THÚC. Sau đây xin mời các thầy cô giáo trở về phòng hội động rút kinh nghiệm buổi hoạt động. Các em học sinh nghỉ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS MƯỜNG LÈO BIỂU TỔNG HỢP ĐIỂM HỘI THI GDNGLL THÁNG 11 CHỦ ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO STT A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10. Nội dung BỤI PHẤN CHÀO HỎI (10 ĐIỂM). C. HIỂU BIẾT (20 ĐIỂM) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 CỘNG TRANH TÀI (10 ĐIỂM). D. NĂNG KHIẾU (20 ĐIỂM). Điểm. Ghi chú GIEO MẦM. TỔNG CỘNG THƯ KÝ. Đinh Văn Ngữ. TRƯỞNG BAN GIÁM KHẢO PHÓ HIỆU TRƯỞNG. Thiều Quang Hùng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×