Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Chiến lược phát triển thị trường quốc tế của các doanh nghiệp vận tải biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 215 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 9340101

NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA



Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ THÁI PHONG
2. TS. BÙI LIÊN HÀ

HÀ NỘI - 2021


i

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Quỳnh Nga


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT .......................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................ii

DANH SÁCH BẢNG BIỂU..................................................................................... vi
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................ viii
DANH SÁCH THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT ................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 9
1.1. Các nghiên cứu về thị trường vận tải biển, thị trường vận tải container
quốc tế bằng đường biển .......................................................................................9
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước.......................................................9
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước .....................................................10
1.2. Các nghiên cứu về chiến lược, chiến lược phát triển, chiến lược phát triển
thị trường và chiến lược phát triển thị trường quốc tế. ...................................13
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước.....................................................13
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước .....................................................14
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................16
1.3.1. Về hướng tiếp cận nghiên cứu..................................................................16
1.3.2. Về phương pháp nghiên cứu ....................................................................17
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 17
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG VẬN TẢI CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TUYẾN QUỐC TẾ VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 18
2.1. Một số khái niệm ...........................................................................................18
2.1.1. Thị trường .................................................................................................18
2.1.2. Thị trường vận tải container đường biển tuyến quốc tế ...........................18
2.1.3. Chiến lược ................................................................................................21
2.1.4. Chiến lược phát triển ................................................................................22
2.1.5. Chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế.......................23


iii

2.2. Quy trình xây dựng định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải
container quốc tế ...................................................................................................25
2.2.1. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp ở phạm vi
quốc tế ................................................................................................................25
2.2.2. Phân tích mơi trường bên ngồi ...............................................................26
2.2.3. Phân tích mơi trường nội bộ .....................................................................28
2.2.4. Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược .....................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án ........................................................30
2.3.1. Nghiên cứu tổng quan lý thuyết ...............................................................31
2.3.2. Đánh giá các điều kiện để đề xuất định hướng chiến lược phát triển thị
trường vận tải container quốc tế .........................................................................31
2.3.3. Định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế cho các
doanh nghiệp vận tải container Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 ...........................33
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 35
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI CONTAINER QUỐC
TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI CONTAINER VIỆT NAM ......... 36
3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam ...................36
3.2. Tình hình hoạt động trên thị trường vận tải container quốc tế của các
doanh nghiệp vận tải container Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 ....................39
3.2.1. Xác định các mục tiêu cần đánh giá .........................................................39
3.2.2. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu giai đoạn 2010 - 2020 ..................41
3.2.3. So sánh các mục tiêu đề ra và việc thực hiện giai đoạn 2010 - 2020.......51
3.3. Tình hình phát triển thị trường vận tải container thế giới và Việt Nam 54
3.3.1. Tình hình phát triển của thị trường vận tải container thế giới giai đoạn 2010
- 2020 ..................................................................................................................54
3.3.2. Tình hình phát triển của thị trường vận tải container Việt Nam giai đoạn
2010 - 2020 .........................................................................................................57
3.4. Các yếu tố môi trường vận tải container quốc tế..........................................62
3.4.1. Môi trường vĩ mô .....................................................................................62

3.4.2. Môi trường ngành .....................................................................................71


iv
3.4.3. Mơi trường nội bộ ....................................................................................78
3.4.4. Xây dựng mơ hình hồi quy về mức độ tác động của các yếu tố mơi trường
bên ngồi và mơi trường nội bộ đến định hướng phát triển thị trường vận tải
container quốc tế ................................................................................................83
3.5. Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp vận tải container
Việt Nam; cơ hội, đe dọa trên thị trường vận tải container quốc tế. ..................93
3.5.1. Điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam ...93
3.5.2. Cơ hội và đe dọa trên thị trường vận tải container quốc tế ......................95
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 97
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
VẬN TẢI CONTAINER QUỐC TẾ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI
CONTAINER VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 ........................................................ 98
4.1. Xu hướng phát triển của vận tải container thế giới và Việt Nam đến năm
2030 .......................................................................................................................98
4.1.1. Xu hướng phát triển của vận tải biển thế giới ..........................................98
4.1.2. Xu hướng phát triển của vận tải biển Việt Nam.......................................98
4.2. Định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế cho
các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam ................................................101
4.2.1. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược ............................................101
4.2.2. Phân tích mơi trường bên ngồi .............................................................116
4.2.3. Phân tích mơi trường nội bộ ...................................................................117
4.2.4. Phân tích và lựa chọn chiến lược ...........................................................118
4.3. Các giải pháp để thực hiện những định hướng chiến lược đã được lựa
chọn .....................................................................................................................137
4.3.1. Nhóm giải pháp về đội tàu container .....................................................138
4.3.2. Nhóm giải pháp về chi phí vận tải biển ..................................................139

4.3.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực .......................................................141
4.3.4. Nhóm giải pháp về đối thủ cạnh tranh ...................................................141
4.3.5. Nhóm giải pháp về khách hàng ..............................................................142
4.3.6. Nhóm giải pháp về kinh tế .....................................................................143
4.3.7. Nhóm giải pháp về năng suất đội tàu container và chi phí vận chuyển .143


v
4.4. Một số kiến nghị ..........................................................................................144
4.4.1. Cần đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành ....................................................................................................144
4.4.2. Cần nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về quy
hoạch, chính sách, chiến lược phát triển ngành ...............................................144
4.4.3. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ...................................................145
4.4.4. Nâng cao hiệu quả trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ với các cơ quan
quản lý Nhà nước liên quan..............................................................................145
Kết luận chương 4 ................................................................................................. 145
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. CÁC CÔNG CỤ MA TRẬN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG Q
TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
PHỤ LỤC 2. CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI
CONTAINER QUỐC TẾ
PHỤ LỤC 3. NĂNG LỰC VẬN TẢI CONTAINER CỦA 13 DOANH NGHIỆP
VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
PHỤ LỤC 4. PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 5. TÓM TẮT KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA (THEO SỐ PHIẾU)
PHỤ LỤC 6. PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

PHỤ LỤC 8. DANH SÁCH CÁC HÃNG TÀU NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG
TẠI VIỆT NAM


vi

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam và hình thức vận tải năm
2020 ......................................................................................................... 37
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam năm
2019, 2020 ............................................................................................... 38
Bảng 3.3: Lượng hàng container XNK và thị phần do đội tàu Việt Nam đảm nhiệm
giai đoạn 2010-2020 ................................................................................ 39
Bảng 3.4. Quy mơ, kích cỡ và năng suất đội tàu container giai đoạn 2010-2020 .... 40
Bảng 3.5. Sản lượng và thị phần vận tải hàng container xuất nhập khẩu bằng đội tàu
Việt Nam .................................................................................................. 41
Bảng 3.6: Đội tàu container ở Việt Nam và tuyến vận tải năm 2020 ....................... 44
Bảng 3.7. Tuổi bình quân của đội tàu container Việt Nam và thế giới năm 2005-2020
(tuổi) ........................................................................................................ 48
Bảng 3.8: Các tuyến vận chuyển quốc tế bằng đường biển chính của đội tàu Việt
Nam.......................................................................................................... 49
Bảng 3.9: Số lượng thuyền viên theo chức danh (người) ......................................... 51
Bảng 3.10. So sánh các chỉ tiêu giai đoạn 2010 - 2020 ............................................ 51
Bảng 3.11. Sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên thế giới theo loại
hàng năm 2010-2020 (triệu tấn) .............................................................. 54
Bảng 3.12. Thương mại đường biển Container theo các tuyến vận chuyển chính năm
2015-2020 (triệu TEU) ............................................................................ 56
Bảng 3.13. Sản lượng hàng hố thơng qua cảng biển năm 2010-2020 (tấn) ............ 58
Bảng 3.14. Sản lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam năm 2010 - 2020
(tấn, TEU) ................................................................................................ 60

Bảng 3.15. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 1994 - 2020 (%) ..................... 63
Bảng 3.16. Các tuyến vận tải chính của Việt Nam năm 2020 .................................. 67
Bảng 3.17. Đặc điểm kĩ thuật của các bến cảng, cảng container của Việt Nam....... 69
Bảng 3.18. Giá cước vận tải container một số tuyến hàng xuất năm 2019............... 73
Bảng 3.19. Nguồn nhân lực vận tải biển năm 2014 - 2020 (người) ......................... 81
Bảng 3.20. Số lượng thuyền viên được đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn
(người) ..................................................................................................... 82
Bảng 3.21. Các biến trong mơ hình nghiên cứu........................................................ 84
Bảng 3.22. Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo............................. 88
Bảng 3.23. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett ...................................................... 90


vii
Bảng 3.24. Tổng phương sai được giải thích ............................................................ 91
Bảng 3.25. Kết quả phân tích tương quan ................................................................. 92
Bảng 4.1. Dự báo nhu cầu hàng container vận tải theo các luồng tuyến chính đến năm
2030 (Triệu TEU) .................................................................................... 99
Bảng 4.2. Dự báo nhu cầu từng loại hàng hóa thơng qua cảng biển....................... 100
Bảng 4.3. Dự báo lượng hàng container do đội tàu Việt Nam đảm nhận đến năm 2030
theo nhóm kịch bản cao (triệu TEU, %) ................................................ 103
Bảng 4.4. Dự báo lượng hàng container do đội tàu Việt Nam đảm nhận đến năm 2030
theo nhóm kịch bản thấp (triệu TEU, %)............................................... 103
Bảng 4.5. Thông tin các chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu ................................. 104
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát chuyên gia về tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố môi trường ............................................................................ 104
Bảng 4.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) cho Nhóm 1 ................... 108
Bảng 4.8. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi (EFE) cho Nhóm 2 ................... 109
Bảng 4.9. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) cho Nhóm 1 ..................... 111
Bảng 4.10. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) cho Nhóm 2 ................... 112
Bảng 4.11. Mục tiêu phát triển thị trường vận tải container quốc tế đến năm

2030 ....................................................................................................... 113
Bảng 4.12. Các mục tiêu từ năm 2021 - 2025 ......................................................... 115
Bảng 4.13. Bảng điểm của ma trận SPACE cho Nhóm 1 ....................................... 120
Bảng 4.14. Bảng điểm của ma trận SPACE cho Nhóm 2 ....................................... 121
Bảng 4.15. Phân tích SWOT cho các doanh nghiệp Nhóm 1 khi phát triển thị trường
vận tải container quốc tế ........................................................................ 124
Bảng 4.16. Phân tích SWOT cho các doanh nghiệp Nhóm 2 khi phát triển thị trường
vận tải container quốc tế ........................................................................ 129
Bảng 4.17. Tổng hợp các chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế
được đề xuất ........................................................................................... 132
Bảng 4.18. Ma trận QSPM cho Nhóm 1 ................................................................. 133
Bảng 4.19. Ma trận QSPM cho Nhóm 2 ................................................................. 135


viii

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1. Các tuyến vận chuyển định tuyến chính trên thế giới ............................... 20
Hình 2.2. Quy trình xây dựng định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải
container quốc tế ...................................................................................... 25
Hình 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế ....................... 26
Hình 2.4. Các giai đoạn phân tích và lựa chọn chiến lược ....................................... 28
Hình 2.5. Các chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế ................. 29
Hình 2.6. Quy trình nghiên cứu của luận án ............................................................. 30
Hình 3.1: Đội tàu container Việt Nam 2015 - 2020 .................................................. 43
Hình 3.2: Cơ cấu đội tàu Việt Nam và đội tàu thế giới............................................. 43
Hình 3.3: Sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên thế giới theo loại
hàng năm 2008-2020 (triệu tấn) .............................................................. 55
Hình 3.4. Thương mại đường biển container năm 1996-2019 ( triệu TEU) ............. 55
Hình 3.5. Lượng hàng container xuất nhập khẩu thơng qua cảng biển 2010 - 2020

(TEU, tấn) ................................................................................................ 60
Hình 3.6: Các yếu tố vĩ mơ ....................................................................................... 62
Hình 3.7. Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010 – 2020 .................................................. 65
Hình 3.8: Các yếu tố ngành ....................................................................................... 71
Hình 3.9. 20 hãng tàu container lớn nhất thế giới (TEUs) ........................................ 72
Hình 3.10. Các yếu tố nội bộ..................................................................................... 78
Hình 4.1. Ma trận IE cho Nhóm 1 ........................................................................... 118
Hình 4.2. Ma trận IE cho Nhóm 2 ........................................................................... 119
Hình 4.3. Ma trận SPACE cho Nhóm 1 .................................................................. 121
Hình 4.4. Ma trận SPACE cho Nhóm 2 .................................................................. 122


ix

DANH SÁCH THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

TT

Tiếng Việt

1.

GTVT

Giao thông vận tải

2.

ĐTCT


Đối thủ cạnh tranh

3.

KHKT

Khoa học kỹ thuật

4.

TCT

Tổng công ty

5.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

6.

TTCP

Thủ tướng Chính phủ

TT

Từ viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

1.ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

2.BCG

Boston Consulting Group

Ma trận BCG

3.BOT

Build - Operate - Transfer

Xây dựng - Kinh doanh Chuyển giao

4.CPTPP

Comprehensive and

Hiệp định Đối tác Toàn diện


Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership

và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương

5.CMACGM

Compagnie Générale
Maritime

Hãng tàu CMA-CGM

6.CIF

Cost, Insurance, Freight

Giao hàng tại cảng dỡ hàng

7.DWT

Deadweight tonnage

Đơn vị đo năng lực vận tải an
tồn của tàu tính bằng tấn

8.GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

9.EU

European Union

Liên minh Châu Âu

10.EFE

External Factors Evaluation

Ma trận đánh giá các yếu tố
bên ngoài


x
TT

Từ viết tắt
11.EVFTA

Tiếng Anh
European - Vietnam Free
Trade Agreement

Tiếng Việt
Hiệp định thương mại tự do
Liên minh châu Âu - Việt

Nam

12.FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

13.FOB

Free On Board

Giao hàng lên tàu

14.GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

15.GSM

Grand Strategy Matrix

Ma trận chiến lược chính

16.IMF

International Monetary Fund


Quỹ tiền tệ quốc tế

17.IMO

International Maritime

Tổ chức hàng hải quốc tế

Organization
18.IE

Internal - External Factors
Evaluation

Ma trận đánh giá các yếu tố
bên trong - bên ngoài

19.IFE

Internal Factors Evaluation

Ma trận đánh giá các yếu tố
bên trong

20.FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do


21.MARPOL

Maritime Polution

Ngăn ngừa ô nhiễm

22.MSC

Marine Stewardship Council

Hội đồng Quản lý biển

23.OECD

Organization for Economic
Cooperation and
Development

Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế

24.SBU

Strategic Business Unit

Đơn vị kinh doanh chiến lược

25.SPACE

Space Position and Action

Evaluation

Ma trận vị thế chiến lược và
đánh giá hoạt động

26.SWOT

Strengths - Weaknesses Opportunities - Threats

Ma trận đánh giá những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe
dọa

27.SPSS

Statistical Package for the
Social Sciences

Phần mềm SPSS

28.QSPM

Quantitative Strategic
Planning Matrix

Ma trận hoạch định chiến
lược có khả năng định lượng


xi

TT

Từ viết tắt
29.Tokyo
MOU

Tiếng Anh
Tokyo Memorandum of
Understanding

Tiếng Việt
Tổ chức các quốc gia tham
gia bản ghi nhớ Tokyo về
hợp tác kiểm tra tàu tại các
cảng biển - PSC, khu vực
châu Á - Thái Bình Dương

30.TEU

Twenty-Foot Equivalent Unit

Đơn vị đo của hàng hóa được
container hóa

31.UNCTAD

United Nations Conference

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về


on Trade and Development

Thương mại và Phát triển

32.USD

United States dollar

Đô la Mỹ

33.VINALINE

Vietnam National Shipping
Lines

Tổng Công ty Hàng hải Việt
Nam

34.VINASHIN

Vietnam Shipbuilding
Industry Corporation

Tổng Công ty công nghiệp
tàu thủy

35.WTO

World Trade Organization


Tổ chức thương mại thế giới


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, vận tải đóng vai trị rất quan trọng, liên
kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về địa lý, giảm chi phí, giảm giá thành sản
phẩm và thúc đẩy thương mại phát triển. Trên thế giới, vận tải biển là phương thức
vận tải chính, chiếm trên 90% lượng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. So với
các ngành khác, vận tải biển có chi phí rẻ, năng lực chun chở khơng hạn chế, khơng
tốn tài nguyên nhưng đem lại lợi nhuận cao. Do vậy, vận tải biển là ngành kinh tế
tiềm năng và mũi nhọn ở nhiều quốc gia. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, có vùng
biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, có bờ biển
dài 3.260 km. Ngành vận tải biển Việt Nam đã có những bước tiến hết sức mạnh mẽ,
trở thành ngành kinh tế chính, tạo ra khối lượng cơng ăn việc làm rất lớn, đóng góp
đáng kể vào ngân sách Nhà nước.
Giai đoạn 2007 - 2009, cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế
giới đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh vận tải biển. Giá cước giảm,
sản lượng vận tải giảm, cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các doanh nghiệp vận tải
biển nước ngoài làm hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
Giai đoạn 2009 - 2017, Chính phủ, Bộ giao thông vận tải đã đưa ra một loạt
các giải pháp tái cơ cấu lĩnh vực kinh tế này. Ngày 15 tháng 10 năm 2009, Chính phủ
đã có Quyết định số 1601/QĐ-TTg về “Phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải biển
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Trên cơ sở Quyết định số
1601/QĐ-TTg, Bộ giao thông vận tải đã xây dựng Đề án “Tái cơ cấu vận tải biển đến
năm 2020”, có hiệu lực từ ngày 27/4/2015. Năm 2016, tại điều 7 Bộ luật Hàng hải
sửa đổi quy định Quyền vận tải nội địa nhằm bảo hộ quyền vận tải của đội tàu biển
trong nước. Ngồi ra, cịn có các đề án đang thực hiện như Đề án nâng cao năng lực,

thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vận tải biển Việt
Nam, Đề án huy động vốn xã hội hoá để đầu tư kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực Hàng
hải, Đề án thành lập cơ quan quản lý cảng… Các đề án này đều với mục đích tăng
năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành vận tải biển.
Giai đoạn 2017 - 2019, nhờ những giải pháp, quy định phù hợp của Nhà nước
và Bộ giao thơng vận tải, vận tải biển Việt Nam đã có những khởi sắc đáng kể.
UNCTAD (2020) thống kê đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau
Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới. Sản lượng hàng thông qua
cảng biển do đội tàu Việt Nam vận chuyển tăng đều với tốc độ tăng trưởng bình quân


2
đạt 6,8%. Tuy nhiên đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 khối lượng
hàng hóa thơng qua bằng đội tàu biển Việt Nam chỉ tăng 3% so với năm 2019, ước
đạt 159,42 triệu tấn.
Quy định về bảo hộ quyền vận tải của đội tàu thuộc doanh nghiệp trong nước,
đã giúp đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam đảm nhận được gần 100% lượng hàng
vận tải nội địa bằng đường biển. Tuy nhiên, tại thị trường vận tải tuyến quốc tế, cho
đến giờ, các giải pháp này chưa đem lại hiệu quả. Cục Hàng hải Việt Nam (2020)
thống kê: thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu Việt Nam ngày càng
giảm, năm 2015 đội tàu Việt Nam đảm nhận 10,0% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu,
đến năm 2018 thị phần giảm xuống 7,3%, đến năm 2020 thị phần giảm còn 5,0%.
Đội tàu nước ngồi chiếm lĩnh 95% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Về thị trường vận chuyển, đội tàu Việt Nam chủ yếu chạy tuyến gần như Trung Quốc,
Đông Nam Á, Châu Á. Phần lớn tàu vận tải quốc tế chưa đáp ứng được yêu cầu về
an toàn kỹ thuật hàng hải nên tình trạng tàu Việt Nam bị lưu giữ vẫn rất phổ biến. Về
nhân lực vận tải biển, hiện còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (ngoại ngữ,
chuyên môn). Về đội tàu, cơ cấu chưa hợp lý, dư thừa tàu trọng tải nhỏ chở hàng khô,
hàng rời; thiếu tàu container, tàu trọng tải lớn chạy tuyến quốc tế. Những yếu kém
này làm đội tàu Việt Nam không thể cạnh tranh được với các hãng tàu nước ngoài tại

thị trường vận tải quốc tế và lại đổ dồn về khai thác thị trường nội địa. Vòng luẩn
quẩn này dẫn tới nghịch lý thị trường: vận tải nội địa bão hịa và cạnh tranh khơng
lành mạnh, vận tải quốc tế gần như bỏ trống, do các hãng tàu nước ngồi nắm giữ.
Bên cạnh đó, sản lượng hàng hóa thơng qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng cao và
ổn định trong nhiều năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 13,8%. Tuy có
bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt
Nam trong năm 2020 vẫn tăng trưởng với mức tăng 4% so với năm 2019, trong đó
khối lượng hàng container thơng qua cảng biển năm 2020 ước đạt 22,14 triệu TEUs,
tăng 13% so với năm 2019.
Qua việc phân tích hiện trạng trên thị trường vận tải quốc tế và sản lượng hàng
hóa thơng qua cảng biển, tác giả nhận thấy tiềm năng từ thị trường rất lớn. Tuy nhiên
các doanh nghiệp vận tải Việt Nam hoạt động chưa xứng tầm với vai trị và vị trí của
mình. Việc đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam
trên thị trường quốc tế, đánh giá các điều kiện bên trong và bên ngoài; từ đó đề xuất
định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải quốc tế phù hợp; là điều cần thiết
và cấp bách. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Chiến lược phát triển thị trường quốc tế
của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam”. Tuy nhiên, khi đi sâu vào phân tích,


3
vận tải container tuyến quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang bộc lộ
những yếu kém trầm trọng nhất và mang tính cấp thiết cần giải quyết nhất. Các doanh
nghiệp vận tải container đang phát triển bất hợp lý cả về thị phần (chỉ chiếm khoảng
5% lượng hàng container xuất nhập khẩu, 95% thị phần của các hãng tàu nước ngoài
tại Việt Nam), về cơ cấu tàu (tàu container chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với khoảng 3,6%
về số lượng và 15% về trọng tải trong đội tàu Việt Nam), về tuổi tàu (17,7 tuổi so với
trung bình 10 tuổi của thế giới), về kích cỡ (kích cỡ tàu container của thế giới có xu
hướng tăng 14.000-18.000 TEUs, đội tàu container Việt Nam chỉ khoảng 10.000
TEUs và có xu hướng giảm), về thị trường vận chuyển (tàu Việt Nam phần lớn chỉ
chạy trên tuyến nội địa như Hải Phòng - Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh dưới sự bảo hộ

của Nhà nước, một số ít tàu vận tải hàng hóa feeder khu vực Đơng Nam Á, một số ít
tàu cho th định hạn ở nước ngồi). Vì những lý do trên, tác giả thu hẹp phạm vi đề
tài, chỉ tập trung vào nghiên cứu: “Chiến lược phát triển thị trường vận tải container
đường biển tuyến quốc tế của các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu và các điều kiện của môi trường
kinh doanh, luận án đề xuất định hướng chiến lược phát triển thị trường quốc tế cho
các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp vận tải container
Việt Nam.
* Mục tiêu cụ thể
- Tổng hợp và làm rõ hơn cơ sở lý luận về chiến lược phát triển thị trường vận
tải container quốc tế; các yếu tố môi trường ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến
định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế; các bước đề
xuất định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế;
- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu
của các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam, đánh giá các bối cảnh bên ngoài
(thị trường, đối thủ cạnh tranh…) để đề xuất định hướng chiến lược;
- Đề xuất định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải biển quốc tế cho
các doanh nghiệp, cụ thể hơn là các nhóm doanh nghiệp vận tải container Việt Nam
đến năm 2030.


4
3. Câu hỏi nghiên cứu
* Câu hỏi nghiên cứu trung tâm: Định hướng chiến lược phát triển thị trường
quốc tế của nhóm doanh nghiệp vận tải container Việt Nam là gì?
* Câu hỏi này được triển khai thành các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
- Cơ sở lý luận của việc đề xuất định hướng chiến lược phát triển thị trường
container quốc tế là gì?

- Căn cứ những thực tiễn nào (thực trạng hoạt động kinh doanh, điểm mạnh,
điểm yếu, điều kiện môi trường kinh doanh) để đề xuất định hướng chiến lược phát
triển thị trường container quốc tế cho doanh nghiệp vận tải container Việt Nam?
- Các đề xuất định hướng chiến lược với các căn cứ cụ thể và nhóm giải pháp
để thực hiện các đề xuất định hướng chiến lược phát triển thị trường container quốc
tế cho doanh nghiệp vận tải container Việt Nam đến năm 2030 là gì?
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chiến lược phát triển thị trường quốc tế
của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 và các căn cứ cần
có để đề xuất định hướng chiến lược phát triển thị trường quốc tế đến năm 2030. Cụ
thể hơn, như đã chỉ ra trong phạm vi nghiên cứu, luận án nghiên cứu chiến lược phát
triển thị trường vận tải container quốc tế giai đoạn 2010 - 2020 của các doanh nghiệp
vận tải container Việt Nam và các căn cứ cần có để đề xuất chiến lược phát triển thị
trường vận tải container quốc tế đến năm 2030.
5. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
Đề tài luận án là “Chiến lược phát triển thị trường quốc tế của các doanh
nghiệp vận tải biển Việt Nam”. Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu và phân tích, tác
giả có những giới hạn về phạm vi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, thị trường quốc tế trong lĩnh vực vận tải biển được gọi là thị trường
vận tải biển quốc tế. Martin Stopford (1997) chia thị trường vận tải biển quốc tế làm
4 loại: thị trường vận chuyển bằng đường biển tuyến quốc tế, thị trường mua bán tàu
quốc tế, thị trường đóng mới tàu quốc tế và thị trường phá dỡ tàu cũ quốc tế. Trong
luận án, tác giả chỉ nghiên cứu về thị trường vận chuyển bằng đường biển tuyến
quốc tế mà không đề cập đến 3 loại thị trường còn lại. Lý do:


5
- Về thị trường mua bán tàu quốc tế: thực tế, phần lớn các tàu container chạy
tuyến quốc tế của Việt Nam được đóng mới tại nước ngồi, tuy nhiên số lượng ít và

khơng thường xun. Do vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường mua bán
tàu quốc tế là khơng có ý nghĩa nhiều.
- Về thị trường đóng tàu mới và phá dỡ tàu cũ quốc tế: các doanh nghiệp vận
tải biển Việt Nam khơng có hoạt động đóng mới tàu cho các hãng tàu nước ngồi
chạy tuyến quốc tế và không tham gia vào thị trường phá dỡ tàu cũ.
- Về thị trường vận chuyển hàng hoá bằng đường biển tuyến quốc tế: đây là
thị trường chính trong vận tải hàng hóa. Hiện tại, trên 90% tổng khối lượng hàng hoá
xuất nhập khẩu của Việt Nam được chuyên chở trên thị trường này. Các định hướng
phát triển vận tải biển của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải chủ yếu gắn với phát
triển thị trường vận chuyển đường biển
Vì những tiềm năng phát triển đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu về thị trường
vận chuyển bằng đường biển tuyến quốc tế. Thị trường vận tải đường biển quốc tế
trong bài được hiểu là thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tuyến
quốc tế.
Thứ hai, về loại hàng hoá vận chuyển trên thị trường quốc tế, UNCTAD (2020)
chia hàng hóa làm 3 loại: hàng khơ (hàng rời chính và hàng khơ khác), hàng lỏng
(dầu thơ, dầu sản phẩm và hàng lỏng khác) và hàng container. Trong luận án của
mình, tác giả chỉ tập trung vào đề xuất định hướng chiến lược phát triển thị trường
vận tải quốc tế cho hàng container vì những lý do sau:
- Việc kinh doanh trên thị trường vận tải container quốc tế của doanh nghiệp vận
tải container Việt Nam hiện đang bộc lộ những yếu kém trầm trọng nhất và mang
tính cấp thiết cần giải quyết nhất về thị phần, về cơ cấu tàu, về tuổi tàu, về kích cỡ
tàu, về thị trường vận chuyển:
+) Thị phần nhỏ: chỉ chiếm khoảng 5 % lượng hàng container xuất nhập khẩu,
95% thị phần của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam
+) Cơ cấu tàu container chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với khoảng 3,6% về số lượng
và 15% về trọng tải trong đội tàu Việt Nam. Con số này rất thấp so với tỷ trọng 13%
của thế giới.
+) Tuổi tàu cao, 17,7 tuổi so với trung bình 10 tuổi của thế giới
+) Kích cỡ nhỏ: Trên thế giới đã phát triển loại tàu container có sức chở trên

20.000 TEUS, nhưng doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư được tàu có sức chở


6
1.800 TEUS và có xu hướng giảm. Như vậy, sự phát triển của đội tàu Việt Nam ngày
càng cách biệt so với sự phát triển của đội tàu thế giới.
+) Thị trường vận chuyển hẹp: tàu Việt Nam phần lớn chỉ chạy trên tuyến nội
địa, vận tải hàng hóa feeder khu vực Đông Nam Á và cho thuê định hạn ở nước ngồi.
- Trong khi đó, đây là thị trường vận tải container quốc tế có tốc độ tăng trưởng
cao trong những năm gần đây (6-8%/năm). Trên thế giới, nhu cầu vận tải container
và xu hướng container hóa ngày càng tăng. Các hãng tàu container lớn trên thế giới
vẫn đang tăng số lượng tàu container và hiện đại hóa đội tàu theo hướng tăng cỡ tàu
để phục vụ nhu cầu thị trường. Tại Việt Nam, sản lượng hàng hóa container thơng
qua cảng biển Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 13% trong 05 năm gần
đây. Như vậy, thị trường vận tải container quốc tế cả thế giới và Việt Nam rất tiềm
năng, có khả năng khai thác tốt nếu các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam có
định hướng chiến lược phát triển đúng hướng.
Thứ ba, tuy mỗi doanh nghiệp vận tải container Việt Nam có đặc điểm riêng,
năng lực kinh doanh và sở hữu các nguồn lực khác nhau; nhưng kinh doanh trong thị
trường vận tải container quốc tế có thể chia thành những nhóm doanh nghiệp có
những điểm yếu, điểm yếu tương đồng. Vì vậy, tác giả sẽ đề xuất định hướng chiến
lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế cho các nhóm doanh nghiệp
vận tải container Việt Nam chứ không xây dựng cho từng doanh nghiệp đơn lẻ.
Vì những lý do trên, Luận án “Chiến lược phát triển thị trường quốc tế của
các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam” được tác giả thu hẹp phạm vi, chỉ tập trung
vào nghiên cứu “Chiến lược phát triển thị trường vận tải container đường biển
tuyến quốc tế của các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam”.
* Về không gian
Các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam trong đề tài được hiểu là các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải container bằng đường biển, tức là doanh nghiệp Việt

Nam có tàu container chạy tuyến quốc tế hoặc nội địa cả ở miền Bắc, miền Trung và
miền Nam. Bên cạnh đó, luận án mở rộng khơng gian nghiên cứu bằng cách phân tích
thêm các yếu tố quốc tế như khách hàng, ĐTCT để đảm bảo tính logic của các phân tích.
* Về thời gian
Luận án nghiên cứu thực trạng thị trường vận tải container quốc tế của các
doanh nghiệp vận tải container Việt Nam trong 10 năm, từ năm 2010 đến năm 2020.
Định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế được đề xuất
đến năm 2030.


7
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp cả 2 phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng để giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.
* Nghiên cứu định tính:
- Mục đích: nghiên cứu định tính được sử dụng để tìm kiếm và phân tích các
thơng tin liên quan đến: cơ sở lý luận về thị trường vận tải container quốc tế và chiến
lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế; thực trạng hoạt động trên thị
trường vận tải container quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2010 đến
2020; các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến định hướng chiến lược phát triển thị
trường vận tải container quốc tế; định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải
container quốc tế đến năm 2030.
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích số liệu, bảng biểu dựa trên các phương
pháp: tổng hợp dữ liệu, thống kê mô tả, so sánh tỷ lệ, nhằm đánh giá sự thay đổi của
các số liệu trong quá khứ, từ đó đưa ra các nhận định và giải pháp phù hợp.
* Nghiên cứu định lượng
- Mục đích: nghiên cứu định lượng được sử dụng để thu thập, phân tích và xử
lý các thơng tin sơ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu: đánh giá ảnh hưởng và xây
dựng mơ hình hồi quy về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến định
hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế; đánh giá hoạt động

phát triển thị trường vận tải container quốc tế giai đoạn 2010 - 2020; định hướng
chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế đến năm 2030.
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng 2 phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
phương pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn chuyên gia) và phương pháp điều tra (điều
tra trực tiếp và điều tra qua email). Sử dụng thống kê mơ tả và mơ hình SPSS để tổng
hợp và phân tích số liệu từ phiếu điều tra.
Nội dung các phương pháp nghiên cứu này sẽ được trình bày cụ thể trong
chương 2 của luận án.
7. Những đóng góp mới của luận án
* Về mặt khoa học
Luận án có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:
- Bổ sung, làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu về xây dựng định hướng chiến
lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế của các doanh nghiệp vận tải


8
container Việt Nam gồm 4 bước: xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược, phân
tích mơi trường bên ngồi, phân tích mơi trường nội bộ, phân tích và lựa chọn các
phương án chiến lược.
- Sử dụng các kết quả điều tra sơ cấp từ doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà
nước, chuyên gia; để đánh giá tác động của các yếu tố môi trường (vi mô, vĩ mô, nội
bộ) tới định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế. Sử dụng
công cụ SPSS để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới định
hướng chiến lược.
- Sử dụng các công cụ ma trận của quản trị chiến lược trong việc lựa chọn định
hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc tế.
* Về mặt thực tiễn
Luận án xây dựng định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải container
quốc tế cho các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam đến năm 2030, là tài liệu
tham khảo cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc định hướng chiến lược phát

triển trên thị trường vận tải container quốc tế.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, lời mở đầu, kết luận,
tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung chính của luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Chương 2. Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển thị trường vận tải container
quốc tế và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Chương 3. Đánh giá các điều kiện để đề xuất định hướng chiến lược phát
triển thị trường vận tải container quốc tế của doanh nghiệp vận tải container
Việt Nam
Chương 4. Định hướng chiến lược phát triển thị trường vận tải container quốc
tế cho doanh nghiệp vận tải container Việt Nam đến năm 2030.


9

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các nghiên cứu về thị trường vận tải biển, thị trường vận tải container
quốc tế bằng đường biển
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
Đã có nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu đến thị trường vận tải biển. Stopford
(2009) cho rằng 10 nhân tố cung - cầu tác động đến thị trường vận tải biển gồm 5 nhân
tố cung (đội tàu, năng suất hoạt động, đóng mới, phá dỡ tàu cũ và giá cước) và 5 nhân
tố cầu (kinh tế thế giới, thương mại hàng hố bằng đường biển, qng đường bình qn,
các sự kiện về chính trị và chi phí vận tải). Brooks và các cộng sự (2002) cho rằng có
5 vấn đề vận tải biển: đội tàu và phương thức vận chuyển, cạnh tranh, tài chính của
doanh nghiệp vận tải biển, luật và chính sách, cảng biển. Cullinane (2005) đã phân biệt
kinh tế vận chuyển và kinh tế cảng, phân tích thị trường, tài chính tàu, chính sách hàng

hải, an tồn hàng hải, logistics và chuỗi cung ứng. Trong đó, có đề cập đến vận chuyển
trong vận tải biển gồm 3 loại hàng: hàng rời, hàng lỏng và hàng container và giới thiệu
công nghiệp container ở Trung Quốc. Rodrigue và các cộng sự (2006) cho rằng các
tuyến đường vận tải container thế giới gồm tuyến thương mại Đông-Tây, tuyến thương
mại Bắc-Nam, tuyến nội vung; phân tích đặc điểm các tuyến đường, điều kiện địa lý
và khí hậu, vấn đề tự do hóa vận tải biển trên thế giới và một số nước OECD. Luận án
kế thừa và sử dụng có chọn lọc cách phân loại hàng hóa, phân loại tuyến đường
container và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vận tải biển.
Về thị trường vận tải container, Lun và các cộng sự (2010) cho rằng thị trường
vận tải container gồm: các yếu tố cấu thành thị trường vận tải container, các tuyến vận
chuyển container, vấn đề an ninh và an toàn hàng hải, hệ thống cảng container. Các bài
viết khá ấn tượng và có các mơ hình tốn hiện đại và số liệu minh chứng hỗ trợ.
Conville (1999), Wilson (2008), Jansson và Shneerson (2010) cung cấp cái nhìn tồn
cảnh về ngành hàng hải thế giới, phân tích qua các yếu tố cấu thành thị trường vận
chuyển container như đội tàu, giá cước, tài chính, tuyến đường vận chuyển.... Hội nghị
Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD hàng năm có Báo cáo về dịch vụ
vận tải biển “Review of maritime transport”, trong đó có những phân tích, đánh giá về
sự phát triển của ngành hàng hải quốc tế, gồm đội tàu container thế giới, các tuyến
đường vận chuyển container bằng đường biển, hệ thống cảng biển, những thay đổi về
hàng hải quốc tế, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là những cơ sở khoa học để xây


10
dựng cơ sở lý luận, phân tích về thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường vận
tải container quốc tế cho luận án.
Bên cạnh sách chuyên khảo, có rất nhiều các bài báo viết về vận tải container.
Tiêu biểu là Hsua và Hsieha (2007) đã xem xét bài toán Pareto dựa trên mối quan hệ
giữa tuyến đường, cỡ tàu và công suất tàu để xây dựng tuyến đường container.
Chernova và Volkov (2010) đã xây dựng tuyến container Biển Bắc trên cơ sở tính tốn
chi phí và so sánh với tuyến vận chuyển qua đào Suez. Mikulko (2013) xây dựng mơ

hình tốn về các yếu tố ảnh hưởng đến tuyến vận chuyển container Trung Quốc - Nga
nhằm lựa chọn cảng đến tối ưu. Han và các cộng sự (2011) áp dụng trong vận tải gần
và vận tải nội địa từ Myanmar đi các nước Đông Nam Á, xây dựng mơ hình chi phí,
sản lượng và tuyến đường nhằm tối ưu hố chi phí vận chuyển. Martínez-López và các
cộng sự (2013) xây dựng mơ hình chi phí và thời gian cho 3 loại tàu Ro - Ro, feeder và
Ro - Pax trong các tuyến vận tải gần tại Biển Bắc, đánh giá khả năng cạnh tranh và đề
xuất những thay đổi để tăng hiệu quả vận chuyển. Jugović và các cộng sự (2015); Lun
(2013) đề xuất 10 yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường vận tải biển. Đây cũng là các
cơ sở khoa học để luận án phân tích về thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường
vận tải container quốc tế.

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Hiện ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vận tải biển. Tuy nhiên,
các đề tài tập trung vào các lĩnh vực khác, chưa đi sâu vào nghiên cứu thị trường vận
tải container quốc tế.
Về các luận án tiến sĩ, Nguyễn Như Tiến (1996) đã nghiên cứu hiệu quả kinh
tế của chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container và đưa ra các biện pháp
tăng sản lượng vận chuyển. thị trường vận tải container quốc tế chưa được đề cập đến.
Nguyễn Hoàng Tiệm (2000) đã đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng, những tồn tại trong
cơ chế, chính sách, hệ thống luật pháp và cơ chế quản lý, từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm đổi mới cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và dịch vụ
hàng hải. Luận án tập trung vào nghiên cứu hệ thống pháp luật và quản lý trong vận
tải biển, chưa đề cập đến yếu tố thị trường. Vũ Thị Minh Loan (2008) đã nghiên cứu
mối quan hệ giữa thị phần vận tải và các nhân tố ảnh hưởng, phân tích và đánh giá
hiện trạng quản lý Nhà nước trong việc nâng cao thị phần của đội tàu biển Việt Nam.
Luận án chỉ tập trung phân tích thị phần của đội tàu biển Việt Nam qua các văn bản
pháp luật về vận tải biển chứ không phân tách thị trường vận tải nội địa và thị trường
quốc tế và không đề cập sâu đến thị trường vận chuyển container. Vũ Trụ Phi (2005)
đưa ra các giải pháp khai thác nguồn vốn để phát triển đội tàu Việt Nam, qua đó tìm



11
ra các giải pháp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Luận án có phân tích về đội tàu
container của Việt Nam nhưng không đề cập đến yếu tố thị trường trong luận án. Vũ
Hữu Hùng (2007) nghiên cứu tình hình khai thác của đội tàu container từ năm 19962007, dự báo nhu cầu và lập mơ hình vận tải liner cho đội tàu container Việt Nam.
Luận án có đề cập đến các yếu tố cung - cầu tác động đến thị trường vận tải container,
tuy nhiên chỉ nghiên cứu chuyên sâu về hình thức vận tải liner cho đội tàu container.
Vũ Thế Bình (2000) đã hệ thống hoá các xu hướng phát triển tàu container hiện nay,
phân tích và đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng, những hạn chế trong việc phát triển
đội tàu container, đề xuất các giải pháp qua bài toán giới hạn. Yếu tố thị trường chưa
được đề cập trong luận án này. Đỗ Mai Thơm (2012) phân tích thực trạng cơng tác
kế tốn chi phí và giá thành tại các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, từ đó xây
dựng mơ hình tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn quản trị chi phí và giá thành. Yếu
tố thị trường chưa được đề cập trong luận án này. Mai Khắc Thành (2013) hệ thống
hoá cơ sở lý luận về đội ngũ quản lý, nghiên cứu thực trạng đội ngũ quản lý tại 5
doanh nghiệp vận tải biển: và đề xuất các giải pháp phát triển. Luận án có phân tích
về nguồn nhân lực trong vận tải biển và cách phân loại doanh nghiệp trong luận án
nhưng dựa trên góc độ của nhà quản lý. Đinh Lê Hải Hà (2013) đã phân tích, đánh
giá thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp phát triển.
Luận án có đề cập đến hệ thống cảng biển, đội tàu, thị trường vận tải, các yếu tố cấu
thành thị trường nhưng chưa phân tích sâu về thị trường quốc tế và hàng container.
Nguyễn Thị Liên (2017) đã đánh giá thực trạng hệ thống vận tải gạo xuất khẩu của
Việt Nam, dự báo nhu cầu và lựa chọn các tham số cơ bản để xây dựng hệ thống tối
ưu. Luận án chỉ lựa chọn 1 loại hàng rời để phân tích. Lưu Quốc Hưng (2017) xây
dựng 13 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển, so sánh với các
quốc gia khác để đề xuất các giải pháp khai thác và tận dụng các yếu tố cạnh tranh
của vận tải biển Việt Nam. Các doanh nghiệp vận tải biển trong nước và nước ngoài
đã được đề cập đến trong luận án nay nhưng chưa cụ thể. Luận án tập trung so sánh
các yếu tố cạnh tranh chứ không phân tích về thị trường vận tải container quốc tế.
Về đề tài nghiên cứu vận tải biển, Đinh Ngọc Viện (2001) đã nghiên cứu và

đánh giá thực trạng và năng lực cạnh tranh của các lĩnh vực vận tải, bốc xếp, dịch vụ
và đưa ra các giải pháp tập trung phát triển đội tàu vận tải quốc gia về kỹ thuật công
nghệ và tổng trọng tải đội tàu. Lê Thanh Hương (2011) đã phân tích tác động của
khủng hoảng tới sản lượng vận tải, giá cước, doanh thu, lợi nhuận; phân tích các nhân
tố ảnh hưởng; xây dựng ma trận SWOT cho ngành hàng hải, vai trò của quản lý Nhà
nước và đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại.


12
Về các đề án, Cục hàng hải Việt Nam (2013) đã phân tích sản lượng và thị
phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam; đánh gía những
tồn tại trong 3 lĩnh vực: quản lý khai thác đội tàu biển, đội tàu, hoạt động khai thác
vận tải biển; học tập kinh nghiệm 3 quốc gia châu Á có đội tàu phát triển Thái Lan,
Philipines và Malaysia; đề xuất các giải pháp với 2 đối tượng: cơ quan quản lý Nhà
nước và doanh nghiệp vận tải biển để tăng thị phần.
Về các báo cáo vận tải biển, Cục hàng hải Việt Nam (2013) đã rà soát điều
chỉnh một số nội dung quy hoạch: vận tải biển, đội tàu. Các vấn đề về môi trường
biển cũng được trình bày trong báo cáo này. Cục hàng hải Việt Nam (2015) đã phân
tích thực trạng 5 yếu tố: kết cấu hạ tầng hàng hải, vận tải biển và dịch vụ hàng hải, hệ
thống văn bản quản lý phát luật, cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển ngành. Từ
đó đề ra giải pháp tái cơ cấu ngành hàng hải cũng như đổi mới, nâng cao năng lực
quản lý Nhà nước trong giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ngồi ra, cịn có các sách chun khảo, các bài báo trên tạp chí chuyên ngành
cũng đề cập đến thị trường vận tải biển. Về sách chuyên khảo, Phạm Văn Cương
(1995) đề cập đến vai trò, đặc điểm, cơ sở vật chất, ưu nhược điểm của vận tải đường
biển; khai thác vận tải biển, các nghiệp vụ khai thác đội tàu; Hoàng Văn Châu (2009)
cung cấp cơ sở lý thuyết về logistics, các phương thức giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không. Trịnh Thị Thu Hương (2011)
làm rõ nội dung dịch vụ vận tải (tập trung vào vận tải biển), phân tích các cam kết về
dịch vụ vận tải của Việt Nam, phân tích các cơ hội và thách thức đối với sự phát triển

các dịch vụ vận tải và đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế. Nguyễn Hữu Hùng (2014) cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm sản
xuất của vận tải biển, mối quan hệ cung - cầu - giá cả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả khai thác tàu trong vận chuyển bằng đường biển. Trong đó, có đề cập đến 10 yếu
tố ảnh hưởng đến thị trường vận tải biển (5 yếu tố cung, 5 yếu tố cầu).
Các đề án, báo cáo, sách chuyên khảo là nguồn tài liệu quý giá cho tác giả hệ
thống hoá cơ sở lý luận về thị trường vận tải container quốc tế và các yếu tố ảnh
hưởng. Các cơng trình nghiên cứu này đã đề cập đến các lĩnh vực trong vận tải biển
như phân tích đội tàu, tài chính, nhân sự, logistics… Trong một số đề tài và đề án đã
đề cập đến các thị trường vận chuyển và tuyến vận chuyển bằng đường biển. Tuy
nhiên, hiện chưa có đề tài nào mang tính chất chuyên sâu về thị trường vận tải
container quốc tế.


×