Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

THUC TRANG VA GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUONG MON NGUVAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.41 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÁO CÁO HỘI THẢO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN : NGỮ VĂN Người báo cáo:Nguyễn Thị Minh Lệ Tổ : Khoa học xã hội *******@******* I.Nguyên nhân dẫn đến chất chất lượng bộ môn Ngữ văn thấp. 1.Về phía giáo viên: Một số giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn. Trình độ chuyên môn chưa đồng đều, giáo viên đa số đã có ý thức đầu tư, đổi mới phương pháp dạy - học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhưng chưa thực sự phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh. Giáo viên còn nặng thói quen dạy học đọc chép. Nhưng như vậy dẫn đến học sinh sẽ không tích cực, thụ động không phát huy được khả năng sáng tạo. Một số giáo viên còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Một bộ phận giáo viên chưa có đầu tư, tìm tòi sáng tạo để bài giảng có sự hấp dẫn, chưa phát huy được sự say mê của học sinh. Có tiết dạy giáo viên chưa xác định rõ trọng tâm bài giảng nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Đánh giá học sinh còn mang tính động viên, khích lệ nên tạo ra tính chủ quan cho học sinh. Chú trọng đến việc hình thành,cung cấp kiến thức mà chưa chú trọng đúng mức tới việc rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh (vốn là đặc trưng của bộ môn). Một số tiết còn nặng kể cả chuẩn kiến thức, kĩ năng, một số bài còn khó cho đối tượng tiếp nhận là học sinh THCS.. 2.Về phía học sinh: Do nhu cầu nhân lực của nền kinh tế - xã hội, do tâm lí thực dụng của học sinh hiện nay trong việc chọn ngành, nghề cho mình có thu nhập cao, nên ban A-B “lên ngôi”, học sinh đổ xô đi học ban A, và các môn KHXH dần dần trở thành môn phụ và đương nhiên các em chỉ môn Văn là một môn công cụ, học để có đủ điều kiện lên lớp. Số học sinh yêu thích môn Ngữ Văn ngày càng thu hẹp dần. Khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương và kỹ năng viết văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Không có động lực, bệnh lười đọc khiến học sinh chưa hứng thú, chưa say mê với văn học nên tỷ lệ học sinh khá giỏi chưa cao.Ngay từ bậc Tiểu học, nhiều gia đình đã định hướng cho con em học Toán, Ngoại ngữ. Cha mẹ chỉ chú tâm đến kết quả học tập những môn khối A của con. Chương trình học quá tải . Nhiều học sinh nhận thức của học sinh còn yếu nên chưa theo kịp bài học cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên. ( nhiều khi phải đọc, ghi bảng mới chép bài ).. II.Giải pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn 1. Về giáo viên:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo viên cần năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong dạy học, là người chủ đạo, người hướng dẫn, gợi ý để học sinh tìm hiểu, tiếp nhận, khám phá các giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm; là người định hướng cho học sinh tìm hiểu tác phẩm, nhiều khi phải khuyến khích các em tinh thần phản biện, tìm tòi, phát hiện những cái đẹp trong tác phẩm. Thường xuyên tự nâng cao trình độ và hun đúc niềm say mê văn học. Có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, có sự đầu tư về chuyên môn. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng phương pháp dạy học linh hoạt và sáng tạo, khuyến khích các em tham gia tích cực vào bài học. Có thái độ ứng xử linh hoạt và thân thiện với học sinh cùng với tâm huyết của người thầy sẽ khơi dạy niềm yêu thích say mê văn học. Định hướng cho học sinh khá giỏi đọc tài liệu, sách tham khảo có hiệu quả. Kiểm tra đánh giá nghiêm túc đảm bảo công bằng nhưng cũng cần có sự động viên khuyến khích hợp lí. Thường xuyên trao đổi trong tổ, nhóm chuyên môn về nội dung cách ra đề kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút, 90 phút. Tích cực kiểm tra việc chuẩn bị bài và học bài của học sinh tạo cho học sinh ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp. Cho các em những chuyên đề nhỏ theo chủ đề học sinh hoàn thành chuyên đề ở nhà, giáo viên kiểm tra và khuyến khích cho điểm đối với những chuyên đề tốt. Tổ chức các buổi ngoại khóa nhỏ theo chủ đề trong phạm vi tiết học như theo thể loại kịch, trò chơi dân gian, thi sáng tác thơ theo chủ đề.. 2. Về học sinh Yêu cầu học sinh phải chuẩn bị trước và đọc kỹ tác phẩm, bước đầu cảm- hiểu tác phẩm, sơ bộ nắm được chủ đề, kết cấu, trạng thái cảm xúc, hay cốt truyện,tính cách các nhân vật. Nắm được tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Tác phẩm văn học là thế giới nội tâm của nhà văn, thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, khát vọng Chân- Thiện- Mỹ của nhà văn. Không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thì không thể hiểu đúng, đánh giá đúng được .Ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm văn, phát huy tính tích cực chủ động trong học tập. Nâng cao việc tự học, tự rèn luyện, chịu khó đọc nhiều sách báo để nâng cao năng lực đọc văn thẩm văn, tham gia viết báo, sáng tác văn học… Quảng Minh ngày 25/11/2012 Người báo cáo.. Nguyễn Thị Minh Lệ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×