Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Hỗ trợ phục hồi chức năng đối với bệnh nhân tại bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.61 KB, 114 trang )

X

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN XUÂN HÀ

HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN
TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2021



VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN XUÂN HÀ

HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN
TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG

Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 876 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI


Người hướng dẫn khoa học:

TS. HÀ THỊ THƯ

HÀ NỘI - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hà Thị Thư.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này hồn tồn trung thực.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

TÁC GIẢ

Nguyễn Xuân Hà


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các thầy giáo, cơ giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Cơ giáo hướng dẫn TS. Hà Thị
Thư, Cơ đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kỹ năng
và kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học Viện Khoa học xã hội,
Phòng Quản lý Đào tạo và các thầy cô giáo trong Khoa Công tác xã hội – Học
viện Khoa học xã hội đã chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận
lợi cho em suốt quá trình gian học tập và thực hiện luận văn tại trường.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung
ương, các cán bộ, nhân viên của các khoa, phòng tại Bệnh viện Châm cứu
Trung ương đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành việc
thu thập số liệu phục vụ cho luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 5 năm 2021
HỌC VIÊN

Nguyễn Xuân Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN.................................20
1.1. Bệnh nhân và đặc điểm của bệnh nhân.....................................................20
1.2. Hoạt động phục hồi chức năng cho bệnh nhân châm cứu........................31
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân

châm cứu.........................................................................................................41
Chương 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI
VỚI BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG.....44
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.....................44
2.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân............47
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phục hồi chức năng

đối với bệnh nhân............................................................................................69
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ PHỤC
HỒI CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN
CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG......................................................................77

3.1. Định hướng của Bệnh viện trong việc phục hồi chức năng.....................77
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ phục hồi chức năng đối với bệnh nhân.77

KẾT LUẬN....................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................88


Danh mục ảnh
Hình 1: Hình ảnh bệnh nhân xem tivi tại sảnh khoa Đột quỵ - Phục hồi chức năng...
60 Hình 2: Chương trình “ Tủ sách Ước mơ”............................................................. 61
Hình 3: Hoạt động vui chơi, giải trí của các bé khoa Nhi............................................ 62
Hình 4: Chương trình văn nghệ đêm Trung thu tại Bệnh viện..................................... 62

Danh mục bảng
Bảng 2. 1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu........................................................45
Bảng 2. 2: Đánh giá của khách thể về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng.....47
Bảng 2. 3: Mức độ nắm bắt thông tin của khách thể..........................................49
Bảng 2. 4: Đánh giá của khách thể về việc đảm bảo hoạt động chăm sóc y tế. .51
Bảng 2. 5: Đánh giá hoạt động chăm sóc y tế của bệnh viện............................. 52
Bảng 2. 6: Thực trạng các thiết bị hỗ trợ mà bệnh nhân nhận được...................54
Bảng 2. 7: Đánh giá về chất lượng các thiết bị hỗ trợ........................................ 55
Bảng 2. 8: Đánh giá của khách thể về việc dễ dàng tiếp cận các thiết bị hỗ trợ.57
Bảng 2. 9: Mức độ tham gia một số hoạt động vui chơi giải trí của bệnh nhân.59
Bảng 2. 10: Đánh giá của khách thể về hoạt động vui chơi giải trí....................63
Bảng 2. 11:Đánh giá sự phù hợp của hoạt động vui chơi giải trí với bệnh nhân64
Bảng 2. 12: Kết quả hoạt động vận động nguồn lực năm 2020..........................65
Bảng 2. 13:Các hỗ trợ mà bệnh nhân được nhận................................................66
Bảng 2. 14: Cảm xúc của bệnh nhân khi được nhận hỗ trợ................................68
Bảng 2. 15: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phục hồi chức năng..............69
Bảng 2. 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phục hồi chức năng..............71

Bảng 2. 17: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phục hồi chức năng..............73


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, của gia đình và tồn xã hội.
Chính vì thế, cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những nội
dung quan trọng nhất trong kế hoạch phát triển của mỗi quốc gia. Muốn đạt
được mục tiêu chăm sóc sức khỏe tồn diện, mỗi quốc gia cần chú trọng đến
cả 4 lĩnh vực mà Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra, bao gồm nâng cao sức khỏe,
phòng bệnh, điều trị bệnh và phục hồi chức năng. Ở Việt Nam, trước đây do
nhận thức còn hạn chế và điều kiện kinh tế khó khăn, người dân mới chỉ quan
tâm đến điều trị bệnh. Ngày nay, khi đời sống người dân được nâng cao, cơng
tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe được quan tâm nhiều và toàn diện hơn, đặc
biệt lĩnh vực phục hồi chức năng được chú trọng.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề phục hồi chức
năng cho người khuyết tật cũng như các bệnh nhân cần phục hồi chức năng. Từ
năm 1999, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 963/1999/QĐ-BYT quy định
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bệnh viện Điều dưỡng và Phục
hồi chức năng thuộc các Sở Y tế trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương [7][1].[5]. Ngày 31/12/2013, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 46/2013/TTBYT quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi
chức năng [5]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương
khóa XII về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân, đưa ra nhiệm vụ “Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh, phục hồi chức
năng hoàn chỉnh ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…”, “Xây dựng
và thực hiện chương trình phát triển y học cổ truyền, tăng cường kết hợp với y
học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng…”,
“Bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu
phòng, chữa bệnh, phục hồi chức năng,…” [1]. Được sự quan tâm của Đảng và

Nhà nước về công tác phục hồi chức năng cho bệnh nhân và người khuyết tật,
các cơ sở phục hồi chức năng ngày càng gia tăng về số lượng, nâng cao về
chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các bệnh nhân. Bệnh viện
Châm cứu Trung ương là một trong những cơ sở có uy tín về phục hồi chức
năng cho người khuyết tật cũng như những người cần phục hồi chức năng.

1


Bệnh viện Châm cứu Trung ương (tiền thân là Viện Châm cứu Trung
ương) là bệnh viện chuyên khoa Hạng 1 chuyên về châm cứu, trực thuộc Bộ Y
tế. Bệnh viện được thành lập ngày 24/4/1982 theo Quyết định số 369/QĐ–
BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Chức năng và nhiệm vụ chính của bệnh viện là
khám, cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân ở tuyến cao nhất
bằng phương pháp không dùng thuốc, như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,
dưỡng sinh,… dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và kỹ thuật y học cổ truyền
dân tộc[1].[8] Bệnh nhân tới bệnh viện điều trị các thể bệnh khó chữa như liệt
nửa người, liệt tứ chi, tai biến mạch máu não hoặc chấn thương cột sống gây
ra ở người lớn; các bệnh tự kỷ, bại não, chậm nói, liệt do di chứng viêm não ở
trẻ em… Đây là những bệnh lý cần được điều trị, phục hồi chức năng nếu
không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân sau này.
Hiện nay, có một số nghiên cứu về hoạt động phục hồi chức năng. Tuy
nhiên, các nghiên cứu thường tập trung vào việc phục hồi chức năng đối với
bệnh nhân về mặt y học, hướng tới đối tượng là bệnh nhân hoặc người khuyết
tật ngoài cộng đồng. Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, nghiên cứu về hỗ
trợ phục hồi chức năng cho các bệnh nhân cịn là hướng nghiên cứu mới.
Chính vì vậy, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hỗ trợ phục hồi chức năng đối
với bệnh nhân tại bệnh viện Châm cứu Trung ương”. Nghiên cứu nhằm
khỏa sát thực trạng và đánh giá hoạt động hiệu quả của hỗ trợ phục hồi chức
năng về y tế và phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho các bệnh nhân điều trị

nội trú tại Bệnh viện, từ đó tìm ra giải pháp tăng cường và phát huy hiệu quả
hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đối với các bệnh nhân tại Bệnh viện nói
chung và Bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Châm cứu Trung ương nói
riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Ngành Công tác xã hội trên thế giới đã được biết đến từ rất lâu và đã
trải qua nhiểu thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là phát triển từ trợ giúp từ thiện đến
từ thiện khoa học. Giai đoạn tiền khoa học của CTXH bắt đầu từ xã hội cổ
xưa ở những văn bản đề cập đến về sự quan tâm của nhà nước với công dân
cần được trợ giúp từ năm 911 trong Hiệp ước giữa Nga ký kết với người Hy
Lạp. Cho đến những năm 30 của thế kỷ XVI, ở Anh những đạo luật quy định
về hoạt động cứu tế những người nghèo, bệnh tật ra đời là dấu hiệu sự cần


thiết về mặt chính sách, luật pháp liên quan đến trợ giúp những đối tượng yếu
thế trong xã hội. Cho đến những năm giữa và cuối của thế kỷ XVI, đã có
nhiều các tổ chức từ thiện được thành lập trợ giúp những nhóm người yếu thế
như người nghèo, trẻ em mồ côi, người khuyết tật tại nhiều nước như Anh,
Mỹ... Tuy nhiên cuối thời kỳ này đã xuất hiện những mơ hình từ thiện khoa
học. Các hoạt động giúp đỡ không chỉ đơn thuần là ban phát mà đã có những
hoạt động thăm hỏi, đánh giá nhu cầu cần giúp đỡ. Thời kỳ thứ hai là thời kỳ
hình thành, trở một khoa học độc lập, và đi vào hoạt động chuyên nghiệp từ
cuối thế kỷ XIX đến nay. Do nhu cầu lúc này của xã hội cần phải có một nghề
giúp đỡ, hỗ trợ những đối tượng yếu thế đảm bảo tính khoa học và chuyên
nghiệp, CTXH đã xây dựng cho mình những kho tàng kiến thức và lý luận,
phát triển các hoạt động đào tạo, phát triển thử nghiệm các mơ hình thực hành,
thành lập các hiệp hội nghề nghiệp.
Ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển Cơng tác xã hội cũng khơng
nằm ngồi quy luật hình thành và phát triển Công tác xã hội trên thế giới.

Ngày 25/3/2010, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định phê duyệt Đề
án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 (Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg), đánh dấu một mốc mới quan trọng của ngành CTXH tại Việt
Nam [22]. Ngày 25/8/2010, Bộ Nội vụ cũng đã ban hành mã nghề đối với nghề
Công tác xã hội (Thông tư số 08/2010/TT-BNV) [3].
Cho đến nay, các lĩnh vực hoạt động của công tác xã hội đã được thực hiện
trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động hỗ trợ bệnh nhân trong phục hồi chức năng cũng
là một lĩnh vực được ngành công tác xã hội trong bệnh viện thực hiện.
Xuất phát từ thực tế ở Việt Nam, hoạt động phục hồi chức năng chủ yếu
được xem xét dưới góc độ y học. Từ thực tiễn, để phục hồi tốt cho bệnh nhân
thì một thành tố quan trọng trong việc hỗ trợ đó là đội ngũ những người làm
cơng tác xã hội, một lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp đón, điều
trị, tư vấn và cùng giải quyết cả thể chất, vấn đề tinh thần với bệnh nhân, từ
đó giúp họ nâng cao hiệu quả của phục hồi chức năng.
Để có một cái nhìn tổng qt hơn, luận văn tiến hành tổng quan các
nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới theo hai hướng. Đó là:
1. Hướng nghiên cứu hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện;
2. Hướng nghiên cứu hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân.


2.1. Hướng nghiên cứu hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện
2.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi

Cơng tác xã hội trong bệnh viện có một lịch sử phát triển lâu đời trên
thế giới, từ cuối thế kỷ 19, từ những năm 1880 ở Anh (dẫn theo Gehlert, 2012)
khi có một nhóm tình nguyện viên làm việc tại một nhà thương điên của Anh
đã có những cuộc thăm viếng thân thiện nhằm tìm hiểu và giúp đỡ bệnh nhân
sau khi xuất viện trở lại trạng thái cân bằng trong điều kiện nhà ở hiện tại của
họ[36]. Sau đó, cơng tác xã hội trong bệnh viện được hình thành ở Mỹ vào
đầu thế kỷ 20, năm 1900 khi những người y tá đã đến thăm bệnh nhân sau khi

xuất viện và họ đã cho thấy được tầm quan trọng của việc hiểu rõ các vấn đề
xã hội của bệnh nhân [36]. Từ những ngày đầu tiên của lịch sử ra đời ngành
công tác xã hội trong bệnh viện đến nay đã trải qua hơn một thế kỷ, công tác
xã hội trong bệnh viện đã càng ngày càng chứng tỏ là một nghề không thể
thiếu được trong bệnh viện ở các nước phát triển, ở châu Âu, châu Mỹ, châu
Úc,... Chính vì vậy, các nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực này rất được
quan tâm.
Công tác xã hội lần đầu tiên được nghiên cứu triển khai trong các bệnh
viện vào năm 1905 tại Boston, Mỹ [41]. Đến nay, hầu hết các bệnh viện ở Mỹ
đều có phịng cơng tác xã hội và đã trở thành một trong những điều kiện bắt
buộc để các bệnh viện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện.
Nghiên cứu tại Mỹ mở ra nhiều hướng mới cho mơ hình cơng tác xã hội trong
bệnh viện. Tác giả Kadushin, Berger, Gilbert (2009) đã đề cập đến vai trị giám
sát của cơng tác xã hội trong bệnh viện và tác giả cho rằng mô hình cơng tác xã
hội trong bệnh viện cần có thêm hoạt động giám sát để mang lại hiệu suất cao
hơn trong các cơ sở y tế [39]. Cũng tại Mỹ, tác giả Jennifer Zimmerman, Holly
I. Dabelko (2007) lại đưa ra mơ hình hợp tác chăm sóc bệnh nhân. Tác giả chỉ
ra rằng những mơ hình y tế truyền thống hoặc mơ hình phân cấp tạo ra thứ bậc
mà ở đó các bác sỹ được coi trọng hơn khơng cịn giá trị nữa mà thay vào đó
là việc kết hợp chăm sóc bệnh nhân giữa nhân viên y tế với gia đình sẽ tạo sự
thân thiện hơn, cởi mở hơn và xóa bỏ ranh giới phân cấp giữa bác sỹ với bệnh
nhân với mục đích tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân [44].
Nghiên cứu của Boyce và Stockton (1983) mô tả cách nhân viên cơng
tác xã hội chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưới


sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội, hiệu quả khám chữa bệnh của bệnh
nhân được tăng lên, bệnh nhân dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận được với các
dịch vụ y tế hơn thông qua việc nhân viên công tác xã hội sử dụng hệ thống
thông tin bệnh nhân, từ đó giúp giảm tải được chi phí điều trị [31].

Một nghiên cứu khác của Cowles và Lefcowitz thực hiện vào năm 1992
về kỳ vọng của chính bác sỹ đối với những hoạt động liên quan đến chăm sóc
sức khỏe của bệnh nhân của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện. Gần
500 bác sỹ, y tá và nhân viên xã hội của bốn bệnh viện đa khoa đã tham gia
vào một cuộc khảo sát bằng bảng hỏi qua thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các bác sỹ và y tá có mức độ hài lịng với các hoạt động trợ giúp bệnh nhân
của nhân viên Công tác xã hội cao hơn sự hài lịng của chính nhân viên công
tác xã hội trong hoạt động trợ giúp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, gia đình
bệnh nhân, các vấn đề thuộc về xã hội – môi trường, năng lực của nhân viên
công tác xã hội, sự công nhận về vai trị của nhân viên cơng tác xã hội của
người nhà bệnh nhân là yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện công việc hỗ
trợ bệnh nhân của nhân viên công tác xã hội. Trong nghiên cứu này, vai trị
của nhân viên cơng tác xã hội trong bệnh viện được mô tả với việc họ thực
hiện hai hoạt động là tăng cường hỗ trợ, trợ giúp của môi trường xã hội và các
nguồn lực cho bệnh nhân (vận động nguồn lực), và hoạt động giúp bệnh nhân
thụ hưởng sự hỗ trợ đó. Tuy nhiên, vẫn cịn một tỷ lệ nhỏ các bác sỹ, y tá
không hiểu hoặc không chấp nhận vai trị quan trọng của nhân viên cơng tác
xã hội đối với bệnh nhân trong việc điều trị bệnh [32]. Tiếp tục hướng nghiên
cứu này, năm 1995, hai tác giả cho biết, dịch vụ tư vấn là công việc được
nhân viên công tác xã hội ưu tiên thực hiện hơn khi khách hàng là người nhà
của bệnh nhân, thay vì bệnh nhân, và khi mục tiêu là giúp thay đổi các vấn đề
xã hội - môi trường hơn là để hỗ trợ hoặc chăm sóc bệnh nhân. Ngồi ra, các
bác sỹ và y tá, có khả năng nhận thức các vấn đề về môi trường của bệnh
nhân, hơn là những vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi - như một lĩnh vực đặc
biệt của công tác xã hội. Trái ngược với kết quả nghiên cứu trước đó, các bác
sỹ và y tá không muốn loại trừ công việc các nhân viên xã hội trong bệnh viện
là tư vấn cho bệnh nhân và giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội mà họ chỉ
không coi những hoạt động này là đặc trưng của công tác xã hội [33].



Trong nghiên cứu của Egan và Kadushin (1995) thì lĩnh vực của cơng
tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe chưa rõ ràng, cũng như không độc quyền.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả xem xét vai trị của nhân viên xã hội
trong bệnh viện, đặc biệt là ở các bệnh viện nông thôn, đã bị ảnh hưởng như
thế nào bởi các chính sách kinh tế và chính sách pháp luật. Bài báo này thảo
luận về kết quả của một nghiên cứu về nhận thức của y tá bệnh viện nông
thôn và nhân viên xã hội về lĩnh vực của nhân viên xã hội y tế. Các phân tích
về nghề được xác định là có đủ điều kiện tốt nhất để thực hiện 15 nhiệm vụ
dịch vụ xã hội của bệnh viện rõ ràng và hợp tác. Nghiên cứu chỉ ra rằng, để
hoạt động hỗ trợ bệnh nhân trong bệnh viện đạt hiệu quả cao cần phải nâng
cao vai trò và kỹ năng của nhân viên xã hội y tế thông qua việc sử dụng các
giải pháp can thiệp đa hệ thống và hợp tác đa ngành [34]. Một nghiên cứu
khác của hai tác giả này về hoạt động công tác xã hội ở các bệnh viện nông
thôn được thực hiện trong hai năm sau đó. Bởi đa số các bệnh viện nơng thơn
đều gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính nên hoạt động cơng tác xã hội
cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các bệnh viện thành thị. Nghiên cứu này
chỉ ra nhân viên công tác xã hội đóng vai trị to lớn, là đội ngũ không thể thiếu
để hợp tác hiệu quả và cung cấp dịch vụ xã hội tốt nhất, nhất là đối với các
bệnh viện nông thôn và đối với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính [35].
Tác giả Bùi Thị Thanh Tuyền và Trần Thị Trân Châu đã cho biết công
tác xã hội trong bệnh viện lần đầu xuất hiện tại ở Anh vào cuối thế kỷ 19, năm
1895 và sau đó xuất hiện ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, năm 1905. Lúc đầu, nhân
viên xã hội trong bệnh viện chỉ có vai trị là “nhân viên phát chẩn”, sau đó là
phòng dịch vụ xã hội với nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho bệnh
nhân (vào năm 1905 – 1913). Sau này, nhân viên xã hội trong bệnh viện đã
được chuyên nghiệp hóa và được gọi là nhân viên xã hội y tế. Nhân viên xã
hội y tế có 6 hoạt động chủ yếu: Quản lý trường hợp về mảng y tế - xã hội,
ghi chép dữ liệu giảng dạy về sức khoẻ, theo dõi bệnh nhân, điều chỉnh mức
phí và mở rộng dịch vụ y tế bằng cách chuyển bệnh nhân đến các nhà dưỡng
bệnh, cơ quan phúc lợi xã hội hay các cơ sở y tế khác. Tác giả cho rằng xem

lại lịch sử phát triển nghề công tác xã hội trong bệnh viện cho thấy có sự
tương đồng với q trình hình thành và phát triển nghề công tác xã hội trong


bệnh viện ở Việt Nam về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của nhân viên xã hội trong
bệnh viện [28], [10].
2.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn
2011-2020” ban hành kèm theo Quyết định số 2514/QĐ-BYT ngày 15/7/2011
của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đề án với mục tiêu phát triển công tác xã hội trở thành
một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác
xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công
tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ
thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng
hệ thống an sinh xã hội tiên tiến [6].
Công tác xã hội trong ngành y tế cũng đã được hình thành ngay sau đó
khi mà Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2514/QĐ-BYT ngày 15/7/2011 về việc
phê duyệt Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn
2011-2020”. Và gần đây nhất là Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 15/9/2016
của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định lấy ngày 25 tháng 03 hàng năm là
“Ngày Công tác xã hội Việt Nam”, như vậy chúng ta có thể thấy, cơng tác xã hội
trong bệnh viện ngày càng phát triển thực sự có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, góp phần giải quyết những nhu cầu bức
thiết trong chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như làm
gia tăng sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh về Mơ hình cơng tác xã hội trong
bệnh viện từ thực tiễn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nội tiết
Trung ương làm rõ vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc điều trị
bệnh. Theo đó, nhân viên CTXH trong bệnh viện có thể tham gia nhiều khâu
trong khám chữa bệnh, từ khâu đón tiếp bệnh nhân đến khâu chuẩn bị cho bệnh

nhân xuất viện [18].
Nghiên cứu về thực trạng các hoạt động công tác xã hội đang diễn ra ở
các bệnh viện, tác giả Lê Minh Hiển và Nguyễn Thị Thùy Dương với bài viết:
"Kết quả các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Chợ Rẫy" đã cho thấy
Tổ Y xã hội được thành lập ở Bệnh viện Chợ Rẫy cách đây trên 15 năm (năm
2004) và có nhiều đóng góp cho việc hỗ trợ bệnh nhân nghèo và hoạt động
của Tổ Y xã hội chủ yếu mang tính chất từ thiện. Đơn vị Y xã hội chỉ mới


được kiện tồn lại tổ chức và thành lập phịng Công tác xã hội từ 8/2015 [13].
Tương tự như Bệnh viện Chợ Rẫy, tác giả Đoàn Thị Thùy Loan với bài viết:
"Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Khánh Hòa" và tác giả Huỳnh Thị Kim Tuyến và Nguyễn Thị Kim Long với
bài viết: "Thực trạng và giải pháp phát triển nghề công tác xã hội Bệnh viện
Lao và Bệnh phổi tỉnh Bến Tre" đã cho thấy thực trạng hoạt động CTXH
trong các bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
tỉnh Bến Tre [14], [27].
Nghiên cứu về ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về công tác
xã hội trong bệnh viện và ứng dụng kết quả đó thì phải kể đến nghiên cứu của
hai tác giả Nguyễn Thị Kim Ngọc và Phạm Ngọc Thanh với bài viết: "Dự án
cuộc sống sau khi xuất viện - Một nghiên cứu về công tác xã hội bệnh viện".
Đây là nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của trường Đại học Oxford ở
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích hỗ trợ bệnh
nhân/thân nhân nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương và nhân viên y tế qua
việc điều phối, tư vấn và sự kết nối với các dịch vụ y tế, các nhà nghiên cứu
để cải thiện các nghiên cứu y sinh và kết quả chăm sóc sức khỏe. Kết quả dự
án “Cuộc sống sau khi xuất viện” cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhân viên
công tác xã hội cái nhìn thực tế về những khó khăn của bệnh nhân sau khi
xuất viện và trở về nhà. Khó khăn đó có thể đến với bệnh nhân, người thân, từ
chăm sóc bệnh nhân lúc nhập viện, điều trị bệnh, sau khi xuất viện hay việc

tiếp cận các thông tin, dịch vụ cần thiết của bệnh nhân. Từ những khó khăn
mà bệnh nhân phải đối diện trên thực tế, nhân viên công tác xã hội bệnh viện
biết được rõ mình sẽ lên kế hoạch hỗ trợ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, để
việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân được cải thiện tốt hơn và mang tính tồn
diện. Dự án này cũng cung cấp thông tin hoạt động cho đơn vị đào tạo có định
hướng đào tạo cơng tác xã hội bệnh viện có thể bồi dưỡng, hướng dẫn, đào
tạo chuyên sâu cho các cử nhân cơng tác xã hội định hình công việc trong
tương lai [17].
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại các bệnh viện ở tỉnh Bến Tre
của các tác giả Huỳnh Văn Chẩn và Nguyễn Thị Hồng với mục đích tìm hiểu
nhu cầu phát triển nghề cơng tác xã hội trong bệnh viện. Kết quả nghiên cứu


cho thấy các bệnh viện đều có nhu cầu rất cao trong việc tuyển dụng nhân
viên xã hội vào làm việc [9].
Các nghiên cứu của Cao Liên Hương, Nguyễn Thị Thanh Tùng, Phạm
Thị Tâm, Tạ Thị Thanh Thủy, Phan Thành Phúc Phạm Thị Oanh, Đỗ Thị Thu
Phương dành cho các nhóm bệnh nhân khác nhau trong bệnh viện (bệnh nhân
nghiện chất, bệnh nhân là người cao tuổi bị Alzheimer, bệnh nhân nhiễm HIV)
nhằm chỉ ra những đặc điểm tâm lý xã hội của các nhóm bệnh nhân và những
yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà nhân viên xã hội cần phải có khi làm việc
với những nhóm bệnh nhân khác nhau [dẫn theo tài liệu tham khảo số [26].
Tập bài giảng “Cơng tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần” của
Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc chương
trình đào tạo, bồi dưỡng nghề cho cán bộ tuyến cơ sở theo Đề án 32. Tập tài
liệu nêu khá rõ những nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng và
vai trị của cơng tác xã hội. Những kết quả của tập bài giảng này nhằm hỗ trợ
viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội tuyến cơ sở (thơn, ấp,
bản) hiểu sâu và hình dung cụ thể hướng thực hành những hoạt động trợ giúp
bệnh nhân tâm thần trong trung tâm và cộng đồng; Trang bị và nâng cao nhận

thức, kỹ năng, thái độ cho họ về cơng tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng
đồng [11].
Đối với cơng trình nghiên cứu của Lương Thị Đào với đề tài: Công tác
xã hội đối với bệnh nhi có hồn cảnh khó khăn tại bệnh viện Nhi Trung ương,
kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù là một mơ hình thí điểm đầu tiên về công
tác xã hội trong bệnh viện của Bộ Y tế tuy vẫn chưa thực sự phát huy được
hiệu quả tốt nhất và cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình thực hiện nhưng
Phịng Cơng tác xã hội của Bệnh viện Nhi Trung ương đã làm tốt vai trị của
mình trong hỗ trợ bệnh nhi có hồn cảnh khó khăn [12].
Đỗ Hạnh Nga (2016), trong báo cáo đề dẫn “Hệ thống khung pháp lý cơ sở cho sự phát triển nghề công tác xã hội trong bệnh viện - những vấn đề
lý luận và thực tiễn thực hành đã trình bày hệ thống khung pháp lý với các
văn bản được cấp quản lý ban hành để tạo tiền đề cho sự phát triển nghề công
tác xã hội trong y tế. Trong đó, ba văn bản quan trọng nhất là Đề án phát triển
nghề công tác xã hội ở Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2020 ( gọi là Đề án 32 ),
Đề án Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011 - 2020


và Thông tư số 43 của Bộ Y tế. Đề án 32 là định hướng xây dựng nguồn nhân
lực công tác xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở của Đề án 32, Đề án Phát triển
nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011 - 2020 đã ra đời với
những mục tiêu và hoạt động phát triển nghề công tác xã hội trong y tế. Cùng
với đó là Thơng tư số 03 của Bộ Y tế quy định nhiệm vụ và hình thức tổ chức
thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện. Trên cơ sở của các văn
bản pháp lý này, nghề công tác xã hội đã và đang được triển khai nhanh chóng
[1].[16].
Vũ Thị Thu Phương, (2016) với đề tài “Cơng tác xã hội trong bệnh viện
từ thực tiễn Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương”
đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực trạng về công tác xã hội trong
bệnh viện, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả để thực hiện hoạt động công
tác xã hội trong bệnh viện nói chung và tại Trung tâm Hemophilia. Đề tài đã

tổng hợp những chính sách trợ giúp của Nhà nước, Bộ Y tế và các ban ngành
liên quan trong công tác xã hội đối với các bệnh nhân đang điều trị tại Trung
tâm Hemophilia. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cộng đồng có cái nhìn
tồn diện, sâu sắc, tích cực trong cơng tác tun truyền, tổ chức giúp đỡ bệnh
nhân đang điều trị về vật chất, tinh thần và tâm lý [19].
Dương Thị Thùy (2019), nghiên cứu “Hoạt động công tác xã hội trong
hỗ trợ người chấn thương cột sống liệt tủy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức”.
Đề tài đã đánh giá được hiệu quả của hoạt động công tác xã hội đối với người
chấn thương cột sống liệt tủy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hiện nay cũng
như vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người
chấn thương cột sống liệt tủy. Đề tài luận văn cũng đề xuất hoạt động công tác
xã hội chuyên nghiệp hơn với vai trị nhân viên cơng tác xã hội nhằm giúp
người chấn thương cột sống liệt tủy vượt qua những khó khăn, mặc cảm. Phát
huy được các nguồn lực từ đó giúp thân chủ vươn lên trong cuộc sống, hịa
nhập cộng đồng [1].[23].
Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy được vai trị của hoạt động cơng
tác xã hội trong giải quyết các vấn nảy sinh, trợ giúp các đối tượng yếu thế,
tăng cường và phục hồi các chức năng xã hội. Đối với đối tượng là bệnh nhân
của Bệnh viện Châm cứu Trung ương, đề tài luận văn sẽ phân tích, đánh giá,
làm nổi bật thực trạng những hoạt động công tác xã hội hỗ trợ phục hồi chức


năng đối với các bệnh nhân, từ đó các giải pháp tăng cường hoạt động công tác
xã hội theo hướng chuyên nghiệp hơn và gia tăng vai trò của nhân viên công
tác xã hội trong bệnh viện nhằm giúp người bệnh tại bệnh viện vượt qua được
những khó khăn trong quá trình điều trị bệnh tại bệnh viện.
2.2. Hướng nghiên cứu hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân
2.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu của Laima và cộng sự (2003) giới thiệu một khái niệm

mới về vai trị nhân viên xã hội trong nhóm phục hồi chức năng ở Lithuania
và trình bày cách tiếp cận phương pháp luận để điều tra về vấn đề này. Mục
tiêu của nghiên cứu này là thiết lập một phương pháp tiêu chuẩn hóa để đánh
giá vai trị của nhân viên xã hội, ý nghĩa của người khuyết tật trong môi
trường phục hồi chức năng tại nhà và đánh giá các vai trị hữu ích nhất của
nhân viên xã hội theo nhu cầu của người khuyết tật. Phương pháp nghiên cứu
của nghiên cứu này được thiết kế dựa trên việc xem xét các tài liệu nước
ngoài của Lithuaniana và các tài liệu khác. Năm mươi người khuyết tật (25
nam, 25 nữ), những người được nhận các dịch vụ phục hồi chức năng tại nhà,
đã được quan sát và thẩm vấn theo phương pháp này. Kết quả của nghiên cứu
cho thấy rằng các vai trò quan trọng nhất của nhân viên xã hội trong việc phục
hồi chức năng tại nhà là của một người môi giới, một người dẫn dắt và một
giáo viên. Nghiên cứu phát hiện ra rằng cần có các nhân viên xã hội có trình độ
theo chương trình trong nhóm phục hồi chức năng để phát triển các kỹ năng bổ
sung tương ứng với các vai trò của một giáo viên, một người ban hành và một
nhà môi giới, với việc áp dụng phương pháp này để phục hồi chức năng tại nhà
của những người khuyết tật [40].
Năm 1959, Shover và Oscar Kurren đã thực hiện nghiên cứu về công
tác xã hội trong phục hồi chức năng. Kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò và
tầm quan trọng của nhân viên xã hội trong phục hồi chức năng liên quan đến
việc mang lại sự đặc biệt năng lực và kỹ năng hướng tới (1) phát triển hiểu rõ
hơn về bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và các yếu tố mơi trường có thể ảnh
hưởng đến sự thành cơng hoặc thất bại của việc phục hồi chức năng; (2) giải
thích kiến thức mới này một cách rõ ràng và hiệu quả cho các thành viên khác
của nhóm bác sỹ, y tá,… phục hồi chức năng để thống nhất giữa mục đích và
hành động; và (3) đánh giá cộng đồng và tổng nguồn lực của cộng đồng và


chọn dịch vụ thích hợp để đảm bảo và bảo vệ những lợi ích mà bệnh nhân đạt
được [42].

Gần đây, Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Ottawa (Canada)
đã thực hiện nghiên cứu khẳng định mục đích của cơng tác xã hội trong phục
hồi thể chất là nhân viên cơng tác xã hội tạo điều kiện cho q trình phục hồi
chức năng để hỗ trợ bệnh nhân tối đa hóa tính độc lập và tự chủ trong các lĩnh
vực hoạt động khác nhau của họ. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra những
hoạt động mà nhân viên công tác xã hội có thể thực hiện nhằm hỗ trợ bệnh
nhân phục hồi chức năng là làm việc với bệnh nhân, với gia đình của họ, với
nhóm bác sỹ, y tá… phục hồi chức năng và với cộng đồng. Thông qua đánh
giá và can thiệp trong các lĩnh vực hoạt động tâm lý - xã hội nhân viên công
tác xã hội giúp bệnh nhân và gia đình chuyển từ tình trạng không chắc chắn,
lo lắng và phụ thuộc sang tăng cường niềm tin, hy vọng và tự chủ [38].
Nghiên cứu của Vilka và Pelse (2009) đã chỉ ra những thách thức và khó
khăn của cơng tác xã hội trong phục hồi chức năng của các bệnh viện ở Latvia.
Theo đó, tác giả chỉ ra khó khăn mà nhân viên cơng tác xã hội gặp phải trong
việc phục hồi chức năng của bệnh nhân chủ yếu là thiếu các dịch vụ xã hội thích
hợp. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu khó khăn trên [43].
Tài liệu “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Cẩm nang hướng
dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” của Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa
ra những hướng dẫn chung nhất về phục hồi chức năng đối với bệnh nhân bị
khuyết tật. Bên cạnh đó, tài liệu cũng chỉ ra những dịch vụ chăm sóc sức khỏe
trong cộng đồng, các chính sách y tế trong phục hồi chức năng của bệnh nhân
[1].[29].
2.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, ngành Công tác xã hội được phát triển từ cuối thập kỷ 40
với sự ra đời của các trường đào tạo chuyên về công tác xã hội đầu tiên tại
miền Bắc. Một số tác giả đã biên soạn các giáo trình về Cơng tác xã hội và
Cơng tác xã hội trong bệnh viện nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên
cứu của nhiều tổ chức cá nhân trong lĩnh vực y tế.
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại Việt Nam đã có nhiều đề tài, tài
liệu nghiên cứu nhưng phần lớn mới tập trung ở vấn đề phục hồi chức năng

mang tính chuyên sâu ở lĩnh vực, góc độ nào đó.


Bộ Tài liệu “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” là sản phẩm
chương trình hợp tác “Tăng cường năng lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng” giữa Bộ Y tế Việt Nam và Ủy ban Y tế Hà Lan Việt Nam. Bộ tài liệu
này gồm các tài liệu hướng dẫn cách phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đối
với bệnh nhân dành cho nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội. Bộ tài liệu
này cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản nhất về phương pháp phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng trong việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân [4].
Tạ Thị Thanh Thủy và cộng sự đã tìm hiểu các hoạt động cơng tác xã
hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi hiện nay nhằm
nâng cao nhận thức của cộng đồng trong chăm sóc, giảm thiểu và phục hồi
chức năng cho người cao tuổi. Nghiên cứu chỉ ra yêu cầu đối với người làm
công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi
là phải nắm vững các tiến trình chăm sóc, từ dự phịng đến can thiệp, phục hồi
chức năng,… Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhân viên công tác xã hội phải là
những người công tác xã hội chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản chuyên
ngành về chăm sóc sức khỏe tâm thần [24].
Nghiên cứu của Trần Văn Lý và cộng sự năm 2012 về công tác xã hội
phục hồi chức năng cho trẻ bại não đã phân tích về khái niệm, đặc điểm, thực
trạng trẻ khuyết tật bại não ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, ngiên cứu cũng
đưa ra được những hoạt động công tác xã hội đối với đối tượng này [15].
Đề tài “Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động (Trường hợp tại
làng Hữu Nghị Việt Nam)” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang phân tích và
chỉ ra thực trạng đời sống cũng như khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ
công tác xã hội của trẻ em khuyết tật vận động với mục đích kết nối, điều phối
và duy trì các dịch vụ dành cho các em một cách hiệu quả [25].
Tác giả Đặng Thị Ngọc Vân với đề tài “Hoạt động Công tác xã hội
trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”

nghiên cứu thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc trẻ
em khuyết tật vận động tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó
đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác
xã hội với người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng tại địa
phương [1].[30].


Như vậy, có thể thấy, hoạt động hỗ trợ phục hồi bệnh nhân của nhân
viên công tác xã hội chủ yếu được diễn ra trong môi trường bệnh viện. Hoạt
động hỗ trợ này ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của nhân viên cơng tác xã
hội, đó là giúp cho bệnh nhân mau chóng phục hồi khơng những chỉ về thể
chất mà còn về mặt tinh thần. Bên cạnh đó, thơng qua hoạt động cơng tác xã
hội tại một số bệnh viện, nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo, có hồn cảnh
khó khăn đã được “ hồi sinh” nhờ sự giúp đỡ kịp thời cả về tinh thần và vật
chất từ cộng đồng. Hoạt động công tác xã hội của một số bệnh viện đã tiếp
thêm động lực cho nhiều bệnh nhân, giúp họ yên tâm điều trị bệnh. Những cán
bộ, nhân viên làm công tác xã hội thực hiện các cơng việc như: tiếp đón, hướng
dẫn, giúp đỡ bệnh nhân từ khâu làm thủ tục khám, chữa bệnh, giúp bệnh nhân
nặng đi lại, vệ sinh cá nhân, lắng nghe tâm tư của bệnh nhân cũng khiến bệnh
nhân tăng thêm sự hài lịng, có thêm niềm tin về việc phục hồi sức khỏe của bản
thân. Hoạt động này đã giảm bớt gánh nặng đối với nhân viên y tế, giúp họ có
thêm thời gian để tập trung vào các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu để nâng
cao tay nghề, chăm sóc và điều trị bệnh nhân hiệu quả hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn hoạt động hỗ trợ
phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, đề
tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực trạng về hoạt động hỗ trợ
phục hồi chức năng cho bệnh nhân, đề tài đề xuất các giải pháp để tăng cường

hiệu quả của hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại các bệnh
viện nói chung và tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về phục hồi chức năng và các hoạt động hỗ trợ phục
hồi chức năng trong bệnh viện.
Khảo sát thực trạng hỗ trợ phục hồi chức năng của bệnh nhân điều trị
nội trú tại bệnh viện Châm cứu Trung ương.


Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ phục hồi
chức năng cho bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân điều trị nội trú tại
Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
4.2. Khách thể nghiên cứu

Nhằm đánh giá một cách khách quan về hoạt động hỗ trợ bệnh nhân
phục hồi chức năng tại bệnh viện, nghiên cứu tiến hành trên 2 nhóm đối
tượng :
Nhóm thứ nhất là các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện
Châm cứu Trung ương. Đối với nhóm đối tượng là những bệnh nhân nhi (trẻ
từ 0 đến 6 tuổi) hoặc những người bệnh mắc bệnh nặng không thể tham gia
phỏng vấn, khảo sát, đề tài lựa chọn người nhà chăm sóc để phỏng vấn.
Những người này ln ở bên chăm sóc bệnh nhân nên sẽ hiểu rất rõ thực
trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng cho các bệnh nhân tại Bệnh viện.
Nhóm thứ hai là các cán bộ y tế đang điều trị, phục hồi chức năng cho
các bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

4.3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động
công tác xã hội trong việc hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại Bệnh
viện Châm cứu Trung ương.
- Phạm vi địa bàn, thời gian và khách thể: nghiên cứu tiến hành khảo

sát bằng phiếu là 120 người bệnh, người nhà của bệnh nhân (đối với những
bệnh nhân nhi dưới 6 tuổi hoặc những bệnh nhân bị bệnh nặng không thể trả
lời câu hỏi) đang điều trị nội trú tại bệnh viện; phỏng vấn sâu 20 bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân và 20 cán bộ y tế tại bệnh viện. Nghiên cứu trên bệnh
nhân là một nhóm đối tượng rất khó tiếp cận bởi họ đang trong tình trạng
bệnh tật, thời gian đau yếu và sử dụng các biện pháp phục hồi khác nhau, tâm


lý của người có bệnh cũng có những khó khan trong tiếp xúc, còn các y bác sĩ
và nhân viên cơng tác xã hội thì ln phải tiếp xúc với bệnh nhân. Do đó đề
tài tiến chọn mẫu theo cách chọn mẫu tiện lợi để thuận lợi cho việc lấy số liệu.
- Thời gian: nghiên cứu thực hiện trong năm 2020
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Chăm sóc sức khỏe là vấn đề đa dạng và phức tạp liên quan đến nhiều
cá nhân, nhiều yếu tố, thành phần xã hội, liên quan đến điều kiện kinh tế - văn
hóa xã hội khác nhau. Để nghiên cứu vấn đề này, tác giả đã vận dụng quan
điểm của Triết học Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho đề tài.
Phương pháp duy vật biện chứng coi một sự vật, hiện tượng trong trạng thái
ln phát triển và xem xét nó trong các mối quan hệ với các sự vật, hiện
tượng khác. Nghiên cứu về tình hình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tại Bệnh
viện Châm cứu Trung ương, cần đặt trong mối tương quan giữa các bệnh viện,

trong mối quan hệ con người, điều kiện xã hội của bệnh nhân. Cùng với đó
các yếu tố sức khỏe, tâm lý, điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa.... của bệnh
nhân được quan tâm nghiên cứu để đưa ra được những giải pháp, những mơ
hình cụ thể, phù hợp với từng đặc trưng riêng của từng bệnh viện. Chính vì
thế, đề tài sử dụng các cách tiếp cận sau:
Tiếp cận chức năng: Hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng ở bệnh nhân
cần dựa trên các chức năng cơ bản của bệnh viện và của hoạt động chăm sóc
của bộ phận cơng tác xã hội trong phạm vi bệnh viện. Đó là: Hoạt động hỗ trợ
phục hồi, tổ chức hỗ trợ, vận dụng các giải pháp hỗ trợ trong hoạt động hỗ trợ.
Chức năng của bệnh viện và mối tương quan giữa các thành tố. Các chức
năng này cần phải được thể hiện xuyên suốt trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân
phục hồi trong suốt thời gian điều trị tại bệnh viện.
Tiếp cận tích hợp: Hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng đối với bệnh
nhân là hoạt động tương tác, tìm kiếm và trợ giúp để bệnh nhân nâng cao khả
năng phục hồi, để hỗ trợ được bệnh nhân trong quá trình điều trị, nhân viên y
tế, nhân viên công tác xã hội cần tổng hợp các giải pháp, kiến thức, kỹ năng,


nguồn lực, phương thức hỗ trợ thuộc tổ chức, đơn vị để giải quyết có hiệu quả
các vấn đề trong điều trị và trong cuộc sống.
5.2. Quy trình nghiên cứu

Để nghiên cứu diễn ra thuận lợi, tác giả đã xây dựng quy trình nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu của luận văn sẽ được tóm lược trong sơ đồ dưới đây:
Tổng hợp các lý thuyết

Xây dựng tổng quan lý
thuyết hỗ trợ phục hồi
chức năng tại Bệnh viện
Châm cứu Trương ương


Nghiên cứu thực tiễn

Phân tích, đánh giá
thực trạng hỗ trợ phục
hồi chức năng cho bệnh
nhân ở Bệnh viện
Châm cứu Trung ương

Tổ chức khảo sát điều tra nhằm
thu thập dữ liệu về các hoạt động
hỗ trợ phục hồi chức năng tại
Bệnh viện Châm cứu Trương ương

Đề xuất các giải pháp hỗ trợ phục hồi chức năng tại Bệnh viện Châm cứu Trương ương

Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu luận văn
5.3. Phương pháp nghiên cứu
5.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Các tài liệu hiện có tại cơ sở nghiên cứu, chính sách, đề án phát triển
hoạt động phục hồi chức năng trong ngành Y tế, các tài liệu có liên quan đến
phục hồi chức năng trong bệnh viện. Phân tích các báo cáo, tạp chí, các thơng
tin đã thu thập từ các nguồn khác nhau, từ đó tổng hợp và đưa ra các nhận xét,
đánh giá. Sử dụng phương pháp này giúp tác giả xây dựng cơ sở lý luận cho
đề tài nghiên cứu, qua đó tác giả xác định được một số khái niệm chính của đề
tài như: Phục hồi chức năng, Phục hồi chức năng trong bệnh viện. Những nội
dung này sẽ được trình bày cụ thể ở chương 1 của luận văn. Bên cạnh đó, tác
giả cũng sử dụng phương pháp này để tìm hiểu số liệu về quy mô, cơ cấu, và
thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại Bệnh viện Châm cứu
Trung ương thơng qua các báo cáo tổng hợp của phịng ban trong Bệnh viện

Châm cứu Trung ương.


×