Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP GIÁO dục đạo đức CHO học SINH lớp CHỦ NHIỆM thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.13 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………. 2
I. Lời mở đầu...............................................................................................2
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu …………………………………. 3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ …………………………………….....6
I. Một số vấn đề về giáo dục đạo đức …………………………………... 6
III. Một số biện pháp giáo dục đạo đức ………………………………... 7
C. KẾT LUẬN ……………………………………………………15

Lưu ý: Giáo vên chủ nhiệm viết tắt là: GVCN
Trung học phổ thông viết tắt là: THPT

-1-


MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một năm khởi đầu từ mùa
xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Giáo dục
trong nhà trường bắt đầu từ tuổi trẻ, từ thế hệ trẻ. Vì vậy, “Mục tiêu của giáo
dục phổ thơng là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người
Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…”
(Điều 23 - Luật giáo dục)
Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là chăm lo phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho Đất nước. Người
ta thường nói: Trẻ em như một tờ giấy trắng mà người lớn muốn vẽ gì cũng


được. Nói cách khác, học sinh mà đặc biệt là học sinh THPT là đối tượng dễ
bị ảnh hưởng những thói hư, tật xấu của xã hội một cách nhanh nhất. Nhất là
trong thời kì bùng nổ cơng nghệ thơng tin thì điều đó khơng tránh khỏi. Vì
vậy sự nghiệp giáo dục đào tạo trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội; và
chúng ta – những người làm công tác giáo dục không thể thờ ơ với thực tế của
cuộc sống xã hội và của học sinh mà mình trực tiếp giáo dục. Trong quá trình
giáo dục ấy, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có vai trị, chức năng và nhiệm vụ
hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, trong sự nghiệp “Trồng
người”. GVCN là người đông viên, giúp đỡ học sinh biết vượt qua hoàn cảnh
bản thân để trau dồi kiến thức, rèn luyện tu dưỡng tốt để trở thành con người
có tri thức, có bản lĩnh, lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và nhân cách cao
đẹp. Giáo dục học sinh phải giáo dục toàn diện cả tri thức và đạo đức, bởi “Có
tài mà khơng có đức là người vơ dụng. Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì
cũng khó” (Hồ Chí Minh).
-2-


II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU
Trường THPT Nông Cống 3 đóng trên địa bàn xã Cơng Liêm, học sinh
gồm 7 xã vùng 3 của huyện Nông Cống. Trường có 26 lớp, số học sinh theo
đạo Thiên Chúa thuộc 2 xã Cơng Chính và Tượng Sơn. Những năm gần đây,
hiện tượng học sinh vi phạm đạo đức khá nhiều. Học sinh trong vùng, phần
đơng là con gia đình nơng dân, một số ít con nhà bn bán. Điều kiện kinh tế
cịn nhiều khó khăn, cha mẹ ít quan tâm đến việc học hành, rèn luyện, tu dưỡng
của con cái. Cá biệt có những gia đình thả nổi con cái để các em sống tự do, ỷ
vào nhà trường, trăm sự nhờ cả vào thầy cô. Việc quản lý con cái lỏng lẻo, một
số gia đình nhận thức phiến diện, lệch lạc sai lầm, hoặc thiếu tri thức, phương
pháp nuôi dạy con cái. Quan tâm nuông chiều thái quá trong việc ni dưỡng
chăm sóc. Có những bậc cha mẹ cịn sử dụng quyền uy với con cái một cách
cực đoan hoặc có những tấm gương phản diện. Có nhiều em bị lâm vào hoàn

cảnh éo le do bố mẹ bỏ nhau hoặc hoạn nạn nên khó khăn trong việc học tập và
rèn luyện. Có những gia đình sử dụng những biện pháp giáo dục sai lầm, thiếu
tính sư phạm, nặng về răn đe thuyết giáo, không thuyết phục, không tạo cơ hội
cho con em rèn luyện trong lao động, sinh hoạt và trong đời sống cộng đồng.
Tình thương một chiều hoặc q nghiêm khắc, vũ lực thơ bạo, cấm đốn hoặc
quá nuông chiều, thỏa mãn về vật chất cho con cái của một số bậc cha mẹ là
những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng không tốt đến nhân cách các em.
Hơn nữa, thời kì kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế ngồi những mặt tích
cực nó cịn nảy sinh những vấn đề đáng lưu tâm. Đó là, bản sắc văn hóa dân
tộc bị đe dọa; những giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mĩ tục đang bị
xói mịn; mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, luân
thường đạo lí bị đảo lộn “Nhà kia lỗi phép con khinh bố. Mụ nọ chanh chua
vợ chửi chồng” (Trần Tế Xương). Hiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên có
dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc,
kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, khơng
có tính tự chủ dễ bị lơi cuốn vào những việc xấu. Số học sinh vi phạm pháp
luật, thiếu lễ độ với người lớn, nói tục, gây gổ đánh nhau, khơng trung thực,
ích kỷ, ham chơi, đua địi... ngày càng nhiều. Ngay ở trong nhà trường, hiện
tượng học sinh vơ lễ với giáo viên, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm
thơ bạo với bạn bè (bạo lực học đường) đang nổi lên đến mức báo động; tình

-3-


yêu học trò cũng là vấn đề đáng lo ngại bởi có những mối tình đã để lại hậu
quả nghiêm trọng.
Điều đáng quan tâm là một số Cán bộ quản lí, Giáo viên chưa thật sự là
tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học,
thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Cịn một
số giáo viên có những định kiến, thiếu thiện cảm, thiện chí với những học

sinh vi phạm kỉ luật. Đơi lúc nhà trường và giáo viên còn sử dụng thái quá
biện pháp hành chính, lạm dụng quyền lực, khơng chú ý nghe các em trình
bày nguyện vọng, hồn cảnh, lý do… dùng ngôn ngữ thiếu tế nhị, xúc phạm
đến nhân cách của học sinh. Thiếu tình thương và cảm thơng với học sinh
nhất là với những em có hồn cảnh éo le, thiếu tình cảm gia đình. Một vài
giáo viên thiếu gương mẫu, mô phạm trong quan hệ giáo dục. Đôi khi việc
đánh giá của giáo viên cịn thiếu cơng bằng, thiếu khách quan thiên vị hoặc
định kiến. Sự kết hợp giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình, giáo dục
ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức.
Lớp 12C5 (trước là lớp 10C5, 11C5) tình hình học sinh trong lớp rất
nhiều thành phần, song chủ yếu là con gia đình nơng dân. Đa phần các em
ngoan, lễ phép, chăm chỉ học hành, bên cạnh đó vẫn có học sinh bỏ giờ học đi
chơi điện tử, không chịu học bài, hay nói chuyện và làm việc riêng trong lớp,
cá biệt có trường hợp học sinh đánh nhau, ứng xử với người trên thiếu lễ
phép, cắm xe lấy tiền tiêu xài, hút thuốc lá, nói dối cha mẹ đi học nhưng
khơng vào lớp nhiều ngày mà cha mẹ không biết chỉ khi GVCN đến nhà thì
sự việc mới sáng tỏ. Là GVCN lớp, song tôi chưa đi sâu vào công tác chủ
nhiệm, chưa có những biện pháp cụ thể để giáo dục đạo đức chọc sinh, việc
làm cũng mới chỉ ở mức hồn thành nhiệm vụ, cịn giành nhiều thời gian cho
chuyên môn, sự quan tâm chia sẻ với học sinh chưa nhiều nhất là những em
có hồn cảnh éo le. Chính vì thế mà kết quả học tập và hạnh kiểm của học
sinh ở năm lớp 10 và lớp 11 chưa cao.

-4-


Cụ thể:
Xếp loại

Tốt (Giỏi)

SL

%

Khá
SL

%

TB
SL

%

Yếu
SL

%

Lớp 10 H.Kiểm

25

53.2

17

36.2

5


10.6

0

0

(47HS) H. Lực
Lớp 11 H.Kiểm

0
26

0
55.3

7
17

14.9
36.2

33
4

70.2
8.5

7
0


14.9
0

(47HS) H. Lực

0

0

9

19.2

33

70.2

5

10.6

Từ thực trạng trên, là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm, tôi đã băn
khoăn, trăn trở rất nhiều, vừa là lương tâm vừa là trách nhiệm mình cần phải
làm gì để góp phần vào cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong năm học
cuối cấp để các em có hành trang bước vào đời. Bởi, tài và đức luôn đi liền với
nhau, một nhà trường có nề nếp tốt thì phải có nhiều tập thể lớp có nề nếp tốt.
Kết quả đạo đức và kết quả học tập có mối quan hệ mật thiết với nhau: trong
một lớp học nếu học sinh có đạo đức tốt, nề nếp tốt thì kết quả học tập sẽ được
nâng cao. Tôi nhận thấy, việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp giáo dục

đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của cán bộ giáo viên
nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Vì vậy, tơi đã mạnh dạn đề ra một
số biện pháp và áp dụng ở lớp 12C5 do tôi làm công tác chủ nhiệm, kết quả đạt
được rất khả quan và tạo được một bước đột phá trong công tác chủ nhiệm.
Những kinh nghiệm nhỏ của tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp trong SKKN
“Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm”.

-5-


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
1. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và
chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp
với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ
người và người và con người với tự nhiên.
2. Quá trình giáo dục đạo đức.
Là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến
những nhu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành
những phẩm chất, giá trị của cá nhân, nhằm góp phần phát triển nhân cách của
mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức
3.1. Vị trí của q trình giáo dục đạo đức:
Là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục trong trường THPT.
Quá trình giáo dục trong nhà trường được chia ra làm nhiều quá trình bộ
phận: Giáo dục đức dục, giáo dục trí dục, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm
mỹ, giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Trong đó, giáo dục
đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo nên nội lực tiềm tàng vững chắc cho
các mặt giáo dục khác. Quá trình giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết

giữa nhà trường và xã hội, con người với cuộc sống.
3.2. Chức năng của giáo dục đạo đức:
Đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội,
đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó
cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy,
đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm
phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau:
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công
cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chức năng phản ánh.

-6-


3.3. Nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức:
Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân; hình thành và phát triển ý thức đạo
đức; rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức; phát triển
các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù
dân tộc và thời đại.
Trong tất cả các mặt giáo dục, giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức
quan trọng. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng
cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu
khơng có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vơ dụng ”. Giáo dục đạo đức cịn
có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ
khơng phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những địi
hỏi cấp bách.
Trong nhà trường THPT, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được
đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục
tồn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt

giáo dục khác. Giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái
niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể
hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp;
còn q trình giáo dục đạo đức khơng chỉ thực hiện trong giờ học trên lớp mà
nó được thực hiện thơng qua tất cả các hoạt động tập thể trong Nhà trường, ở
địa phương và Gia đình. Là GVCN, trước hết cần phải hiểu biết một cách sâu
sắc những vấn đề chung của q trình giáo dục đạo đức. Từ đó mới có những
định hướng, mục tiêu sát thực, xây dựng được những chương trình kế hoạch
cụ thể và có những biện pháp tổ chức, giáo dục thích hợp để nâng cao chất
lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục nói chung, q trình giáo dục đạo
đức nói riêng.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH Ở LỚP CHỦ NHIỆM
1. Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm lớp
Công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT phụ thuộc rất
lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu,
phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những

-7-


ảnh hưởng trực tiếp từ nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác
Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân:
“…Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chun mơn, đức là chính
trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cơ
giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. (Trích các lời dạy của Bác về
Rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân).
Đối với một lớp học, GVCN có vai trị vơ cùng quan trọng, là cầu nối
đa chiều với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội,

đóng góp nhiều cơng sức trong việc giáo dục học sinh, chăm lo, dìu dắt các
em về mọi mặt. Ngồi chức năng nhiệm vụ của một giáo viên bình thường,
giáo viên chủ nhiệm cịn là người quản lý tồn bộ hoạt động giáo dục của lớp.
Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, các giáo viên khác thông
thường chỉ thực hiện qua bài giảng. Còn đối với GVCN, ngoài việc giáo dục
đạo đức học sinh qua bài giảng còn phải giáo dục qua hoạt động thực tiễn của
lớp. Để học sinh học tốt địi hỏi lớp phải có phong trào thi đua, tạo khơng khí
học tập sơi nổi. GVCN lớp phải tổ chức được phong trào đó. Muốn giáo dục
học sinh vi phạm đạo đức, học sinh cá biệt, dìu dắt học sinh yếu kém trước
hết phải là GVCN. Học sinh trong lớp khơng đồn kết với nhau GVCN cũng
phải tháo gỡ.
Ba năm làm công tác chủ nhiệm lớp (10C5, 11C5 và nay là lớp 12C5),
với đa số học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn, tơi gặp rất nhiều khó
khăn, thử thách. Tơi xác định phải gần gũi học sinh, tận tụy với cơng việc,
thậm chí hy sinh lợi ích riêng của mình để hồn thành tốt nhiệm vụ. Tôi
thường kiểm tra việc học tập của các em ở nhà thông qua phụ huynh và phụ
đạo thêm cho học sinh yếu, kém để các em nắm vững kiến thức. Để giúp đỡ
học sinh có hồn cảnh khó khăn ở trong lớp cùng với việc vận động học sinh
trong lớp, vận động các thầy cô giáo bộ môn ủng hộ, bản thân tôi thực sự coi
đây là một nhiệm vụ mà mình phải làm tốt bằng bất cứ giá nào để học sinh
được đến trường như các bạn khác.
Đặc biệt, bản thân tôi xác định để giáo dục học sinh mình cần phải có
phẩm chất tâm lý của người làm cha, làm mẹ, là người bạn lớn của học sinh.
Để góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em một cách có hiệu
quả, giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương
tận tụy với học sinh. GVCN phải hồn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và
-8-


nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học

sinh và phối hợp với giáo viên bộ mơn, tổ chức đồn, để giáo dục học sinh
trong lớp mình chủ nhiệm. Giáo dục cho các em động cơ học tập đúng đắn:
Chăm chỉ, say mê học tập, biết trân trọng những kiến thức được tiếp thu,
khơng ỷ vào khó khăn, có nghị lực vượt qua khó khăn, thái độ học tập phải
trung thực; đức khiêm tốn, tinh thần tập thể, tính tương trợ, tình đoàn kết
thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Để các em học tập tốt, GVCN cần phải rèn
luyện cho các em đức tính kiên trì, chịu khó say mê sáng tạo, vận dụng tri
thức vào thực tiễn. Giáo dục quan điểm: “Học để biết, học để làm, học để
chung sống, học để khẳng định mình” (UNESCO).
GVCN cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp
thời, cơng bằng đối với tất cả học sinh. GVCN không được phép trù úm, ghẻ
lạnh, phân biệt đối xử với học sinh. Trong đánh giá học sinh, GVCN phải
công bằng, khách quan để tạo niềm tin cho các em phấn đấu, đây là một biện
pháp tâm lý rất quan trọng và có hiệu quả. Giáo dục đạo đức là một quá trình
lâu dài, phức tạp, địi hỏi người GVCN cần có sự cơng phu, kiên trì, các biện
pháp giáo dục phải liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần thì cơng tác giáo dục
mới đạt kết quả. Khơng có cơng thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm,
nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lịng nhiệt tình và phương pháp hợp lý
thì sẽ đem lại thành cơng.
2. Một số biện pháp giáo dục cụ thể
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc mà bất cứ GVCN nào cũng
phải quan tâm và phải tìm ra nhiều biện pháp hay để công tác giáo dục đạt kết
quả tốt. Giáo dục đạo đức cho học sinh có nhiều biện pháp, tùy vào tâm huyết,
năng lực giáo viên và đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm, GVCN đề ra những
biện pháp giáo dục phù hợp. Ở bài viết này tôi chỉ nêu một vài biện pháp mà
mình đã thực hiện và thực sự có hiệu quả đối với lớp 12C5.
2.1. Tìm hiểu đối tượng học sinh:
Đối tượng mà chúng ta trực tiếp giảng dạy và giáo dục là học sinh
THPT. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, độ tuổi vị thành niên là từ 10 dến 19
tuổi. Ở Việt Nam quy định độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 18 tuổi. Như vậy,

học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em đang phát triển
mạnh về thể chất, tâm sinh lý. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người
lớn. Các em có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản
-9-


thân. Ở giai đoạn này, sự chỉ bảo, kiểm tra, giám sát của người lớn nhiều khi
làm các em tỏ ra khó chịu. Đây cũng là giai đoạn các em thích tìm tịi, khám
phá phát hiện những điều chưa biết, những cái mới mẻ của cuộc sống. Đồng
thời các em cũng muốn vượt khỏi sự ràng buộc của cha mẹ.
Ở lứa tuổi THPT, sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các
em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính
tình để vui chơi đùa nghịch. Có những lúc, những nơi các em có hành vi
khơng đúng, khơng phù hợp với lứa tuổi. Ở giai đoạn này, quá trình phát triển
sinh lý ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của các em như: dễ bị xúc động, dễ
bị lôi kéo, kích động, lịng kiên trì và khả năng tự kiềm chế của các em yếu.
Tính tình của các em khơng ổn định, dễ nổi cáu, khi thì q sơi nổi nhiệt tình,
nhưng có trở ngại lại bng xi, chán nản. Lứa tuổi này các em cảm thấy cái
gì cũng dễ dàng đơn giản và luôn ở hai trạng thái hoặc tự ti hoặc hiếu thắng,
dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, nhiều lúc mình vi phạm nhân cách
mà khơng biết.
Vì thế, khi bắt đầu nhận lớp chủ nhiệm, cơng việc tìm hiểu học sinh
phải tiến hành kịp thời, để từ đó phân loại học sinh theo nhóm đối tượng tùy
thuộc vào hoàn cảnh từng học sinh. GVCN phải có những thơng tin khái qt
về gia đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế
gia đình, nền giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái,
quan hệ của gia đình với láng giềng. Việc tìm hiểu này sẽ giúp GVCN kết hợp
tốt với gia đình trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh. GVCN phải
nắm được đặc điểm học sinh về: sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ
học tập, quan hệ của học sinh với cha mẹ, Ông bà, anh chị em trong gia đình,

ở trường với thầy cơ và ngồi xã hội, cộng đồng. Việc tìm hiểu học sinh về
mọi mặt là rất cần thiết nhưng GVCN phải thấy được nguyên nhân dẫn đến
thực trạng đó. GVCN phải tìm hiểu tâm lí, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt
động, mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đồn
kết của lớp mình chủ nhiệm.
Từ đó, GVCN đề ra những kế hoạch hoạt động cụ thể đối với lớp, nên
đặt ra những tình huống giả định có vấn đề và định ra biện pháp giải quyết
trong quá trình chủ nhiệm để khi sự việc xảy ra GVCN sẽ khơng bị động khi
xử lý tình huống. Có như vậy GVCN mới chủ động trong công tác quản lí học
sinh trong lớp mình.
- 10 -


2.2. Lồng ghép giáo dục đạo đức vào giờ học trên lớp.
Khi phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, Ban giám hiệu
nhà trường bao giờ cũng gắn với giáo viên dạy một mơn học nào đó của lớp.
Bản thân tôi là giáo viên dạy môn Ngữ văn, trong q trình giảng dạy ở lớp
tơi ln chú ý việc lồng ghép vào giờ học một số vấn đề về giáo dục đạo đức
nhằm lôi cuốn học sinh vào bài học đồng thời hiểu thêm về đạo đức lối sống.
Thông qua việc dạy môn Ngữ văn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lịng u
thương con người, u cái đẹp biết ghét cái ác, cái xấu, biết hướng thiện và
làm điều thiện, hiểu được truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của
ông cha ta, biết tự hào về truyền thống đó mà thấy rõ trách nhiệm cơng dân
của mình với Tổ quốc, với dân tộc, với quê hương, hiểu thêm về quê hương,
đất nước, những di sản văn hóa, những danh lam thắng cảnh của đất nước và
thế giới. Trong q trình dạy mơn Ngữ văn ở lớp chủ nhiệm, tôi đã lồng ghép
giáo dục đạo đức cho học sinh vào nhiều bài học. Ở đây, tôi chỉ nêu một vài
ví dụ có tính chất minh chứng.
Chẳng hạn, trong chương trình Ngữ văn 12, khi dạy bài thơ “Đò lèn”
của Nguyễn Duy – một nhà thơ xứ Thanh, tơi đã khơi dậy ở học sinh những

tình cảm mà mình đã dành cho Ơng Bà. Ở cuối bài thơ, Nguyễn Duy viết
“Khi tơi biết thương bà thì đã muộn. Bà chỉ cịn là nấm cỏ thơi”, tơi nghĩ câu
thơ có tác động sâu sắc đến tình cảm của các em, bởi thơng qua tìm hiểu học
sinh trong lớp, tơi biết có học sinh hiện đang ở hồn cảnh như Nguyễn Duy
ngày xưa ấy. Tôi đã cho học sinh bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình, nhiều
học sinh bày tỏ rất thẳng thắn, có em sụt sùi, có em đỏ mặt, những trạng thái
rất khác nhau. Song, tôi cho rằng tôi đã thành công khi đã tác động đến một
vấn đề nhạy cảm qua bài học. Biết đâu trong lớp tơi có học sinh chưa biết
nghe lời Ơng bà hoặc có những vấn đề tế nhị khác đã ngộ ra điều gì đó. Và,
đây là lúc các em nhìn lại mình để điều chỉnh hành vi, lối sống của bản thân.
Một minh chứng nữa, đó là khi dạy đoạn trích “Số phận con người”
(Trích “Số phận con người” của Sơ-lơ-khốp), giáo viên hướng dẫn Học sinh
tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và nhân vật chính An-đrây Xơ-cơ-lốp. Tìm hiểu
về nhân vật An-đrây Xơ-cơ-lốp ở các phương diện: hồn cảnh và tâm trạng
sau chiến tranh; cuộc gặp gỡ bé Va-ni-a; cuộc hành trình rời
U-pin-xcơ.
Đặc biệt, khi tìm hiểu cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a, tôi đã cho
học sinh thảo luận về vấn đề này để các em có điều kiện bộc lộ suy nghĩ của
- 11 -


mình về hành động của Xơ-cơ-lốp. Các em thấy được việc nhận bé Va-ni-a
(một đứa bé mồ côi cha mẹ, một số phận bất hạnh sau chiến tranh) làm con
thể hiện sự đồng cảm, tình thương, lịng u mến chân thành, bộc trực và tâm
hồn nhân hậu của Xô-cô-lốp. Và, từ đó hình thành ở học sinh lịng thương
người, sự sẻ chia với những người bất hạnh, biết yêu thương con người trong
mọi hoàn cảnh. Gần hơn nữa là giúp các em có tinh thần đồn kết, giúp đỡ
bạn bè, biết chia sẻ với những bạn có hồn cảnh khó khăn ở trong lớp. Biết
trân trọng giá trị con người và điều quan trọng là tự các em phải có bản lĩnh
để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên những thử thách khắc nghiệt của số phận để

khẳng định mình. Bởi không xa nữa, các em sẽ phải đối mặt với cuộc sống
mới, môi trường mới và rất nhiều thử thách đang chờ ở phía trước.
2.3. Đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần
Thông thường giờ sinh hoạt lớp cuối tuần GVCN làm công tác tổng kết
tuần và đề ra kế hoạch hoạt động của tuần học kế tiếp. Giờ sinh hoạt lớp
thường rất nặng nề vì tất cả những khuyết điểm của học sinh trong tuần sẽ
được GVCN kiểm điểm, phê bình, uốn nắn một cách nghiêm khắc có phần
khắt khe. Khơng khí giờ sinh hoạt hết sức căng thẳng, cả giáo viên và học
sinh đều phải gồng mình lên để với những hành vi chưa đẹp của học sinh và
những ngơn ngữ thiếu thiện cảm của GVCN.
Thốt ra khỏi quy luật khắt khe ấy, giờ sinh hoạt của lớp tôi chủ nhiệm
là thời điểm mà học sinh tự phê bình và phê bình lẫn nhau, GVCN tham gia
với tư cách là cố vấn, dự giờ và đưa ra ý kiến nhận xét cuối cùng trong giờ
sinh hoạt. Thông qua giờ sinh hoạt lớp, GVCN kịp thời uốn nắn những sai trái
khuyết điểm của học sinh khi có học sinh vi phạm, lấy tình nghĩa thầy trị tâm
sự cởi mở, chân thành với các em làm cho các em thấy được khuyết điểm của
mình. Trong khi giáo dục các em, GVCN khơng nên nặng về kiểm điểm, phê
bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em
làm cho các em mắc sai lầm, phải hết sức trân trọng những mặt tốt, những
thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những gương tốt
của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt, việc tốt trong cuộc
sống thậm chí có thể kể cho các em về sự nỗ lực phấn đấu vượt khó của bản
thân mình để các em học tập. Có thể lúc ấy các em chưa hiểu ra nhưng mưa
dầm thấm lâu, các em sẽ nhận ra điều mình làm chưa đúng và sửa chữa kịp

- 12 -


thời. GVCN nêu những việc làm tốt, những cố gắng nỗ lực của các thành viên
trong lớp để xây dựng tập thể lớp thành lớp tiên tiến.

2.4. Kết hợp với Gia đình học sinh
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là tổ
ấm mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, là nhóm tâm lý, tình cảm xã hội đặc
thù mà ở đó mối quan hệ huyết thống ruột thịt giúp cho mỗi cá nhân hình
thành và phát triển nhân cách. Chính vì thế nhà trường và GVCN lớp phải nối
nhịp cầu liên hệ chặt chẽ thường xuyên bằng nhiều cách để giúp đỡ, giáo dục
học sinh như: Thông qua ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh, thông qua sổ liên
lạc. Thơng qua cam kết giữa gia đình và nhà trường, thông qua sổ liên lạc
giáo viên chủ nhiệm luôn cung cấp thơng tin và tình hình học tập, rèn luyện
của từng học sinh tới từng gia đình học sinh đồng thời nhận được sự phản hồi
thơng tin từ phía cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục, đặc biệt là giáo dục
học sinh vi phạm đạo đức, học sinh cá biệt, học sinh có hồn cảnh khó khăn.
Khi học sinh trong lớp có biểu hiện vi phạm đạo đức, tơi đã trực tiếp
đến gia đình học sinh, gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh về tình hình con em
của họ và được phụ huynh rất tâm đắc ủng hộ. Tơi nhận được sự hợp tác tận
tình của phụ huynh, họ trao đổi rất thẳng thắn về việc học tập và rèn luyện của
con em mình. Từ đó tôi đề ra phương pháp giáo dục đối với học sinh, kết quả
là các em đã tiến bộ vượt bậc cả về đạo đức và học tập.
2.5. Dùng phương pháp kết bạn
Thường lứa tuổi học sinh THPT dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu
nhưng cũng dễ tiếp thu những điều hay lẽ phải, dễ hịa mình vào những trị
chơi có tính tập thể, tính giáo dục cao . Do đó GVCN nên phân cơng một
nhóm bạn, cùng hồn cảnh, cùng sở thích, uớc mơ ... các em có điều kiện sinh
hoạt, học tập với nhau, dần dần các em hịa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ
đó xóa bỏ các mặc cảm của bản thân để rồi cùng với các thành viên trong lớp
xây dựng tập thể vững mạnh .
Mặt khác, thơng qua nhóm bạn, GVCN giao cho nhóm học sinh thực
hiện một số cơng việc, tạo những điều kiện để những học sinh này hoàn thành
và động viên khích lệ các em để các em hịa mình với bạn bè. Ngồi ra có thể
vận động gia đình của nhóm bạn tốt tham gia vào việc giúp đỡ các em bằng

nhiều hình thức như: gây quỹ giúp bạn nghèo thơng qua giúp việc cho gia
đình phụ huynh để lấy tiền giúp bạn; giúp đỡ những bạn có hồn cảnh khó
- 13 -


khăn bằng việc làm cụ thể: gặt lúa, làm cỏ, làm vệ sinh môi trường…tạo cho
các em tâm lý xem gia đình của bạn như gia đình mình, tạo điều kiện cho các
em cùng tham gia học tập và hoạt động một cách bổ ích. Việc làm này quả là
rất khó khăn, nhưng có tâm huyết, hết lịng với học sinh thì sẽ gặt hái được
nhiều thành cơng.
3. Kết quả đạt được:
Xếp loại
Tốt (Giỏi)
SL
Lớp 10 H. Kiểm

25

%

26

H. Lực

35

%

SL


%

Yếu
SL

%

17

36.2

5

10.6

14.9
36.2

33
4

70.2
8.5

7

14.9

55.3


7
17
9

19.2

33

70.2

5

10.6

8

18.6

14

32.6

29

67.4

(47HS) H. Lực
H. Kiểm

SL


TB

53.2

(47HS) H. Lực
Lớp 11 H. Kiểm

Khá

81.4

Đặc biệt, trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh do Sở Giáo dục và Đào
Lớp 12 tạo Thanh Hóa tổ chức, lớp 12C5 có 10 học sinh đạt HSG cấp
Tỉnh. Trong năm học không có học sinh vi phạm kỉ luật. 100% học
(43HS)
sinh rèn luyện tốt, có sự nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập.
Tập thể lớp được nhà trường khen thưởng danh hiệu Lớp tiên tiến,
Đoàn trường khen thưởng Chi đoàn vững mạnh, nhiều cá nhân
trong lớp được khen thưởng của nhà trường và Đồn trường.
Nhìn vào kết quả đạt được cho thấy hiệu quả của cách làm là rất khả
quan. Cùng một đối tượng học sinh (tôi làm chủ nhiệm lớp 3 năm lớp 10, 11
và 12) nhưng kết quả giáo dục khác nhau. Ở năm lớp 10 và lớp 11 tôi chưa áp
dụng các biện pháp giáo dục đạo đức cụ thể, năm học lớp 12 khi tôi đã áp
dụng một số biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp với học sinh trong lớp, kết
quả đạt được là chất lượng đạo đức và học tập của các em được nâng cao.

- 14 -



C. KẾT LUẬN
“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng
người” lời dạy của Bác Hồ mãi mãi là phương châm hành động cho tồn xã
hội nói chung, cho ngành giáo dục nói riêng. Trong q trình làm cơng tác
chủ nhiệm ở trường THPT, tôi nhận ra một điều rằng: Để giáo dục đạo đức
cho học sinh, GVCN phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, phải có
tình u con người, phấn đấu vì sự tiến bộ của học sinh thân yêu. Đặc biệt với
học sinh lớp 12, GVCN phải thực sự là chỗ dựa tinh thần, là người định
hướng cho tương lai, nghề nghiệp cho học sinh, là nơi để học sinh gửi gắm,
chia sẻ tâm tư tình cảm, là nơi các em có thể đặt niềm tin.
Từ đó cho thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là rất quan trọng, bởi
một lớp học có nề nếp tốt thì kết quả học tập cũng sẽ được nâng cao. Vì thế,
GVCN cần phải đặt vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lên hàng đầu trong
giai đoạn hiện nay đặc biệt là đối với học sinh lớp 12. Bởi thông qua giáo dục
đạo đức các em sẽ biết cách đối nhân xử thế trong cuộc sống và cũng từ đây hình
thành cho các em những kĩ năng sống cần thiết để các em hịa mình vào mơi
trường mới; các em có ước mơ, có hồi bão cao đẹp, có phương hướng sống
đúng đắn và phấn đấu không mệt mỏi để trở thành con người lao động mới chân
chính, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên tôi nhận
thấy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thực sự đã đem lại thành công
bước đầu và kết quả rất khả quan. Đó là kết quả thực tế từ đề tài này do tôi áp
dụng tại lớp 12C5 – Trường THPT Nông Cống 3.
Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, nên khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót trong khi tìm ra những biện pháp để giáo dục đạo đức cho học
sinh ở lớp chủ nhiệm. Vì vậy, tơi mong được sự góp ý của đồng nghiệp để đề
tài này hoàn chỉnh và thiết thực hơn đối với GVCN lớp.
Nông Cống, tháng 4 năm 2011
Người viết


Bùi Thị Thủy
- 15 -



×