Những ý tưởng tiếp thị độc nhất vô nhị
Đối với ai cũng vậy, lòng biết ơn được coi là một trong những tình cảm
quan trọng nhất- khi ta nhận được một món quà nào đó, dù là nhỏ, dù là
không cần thiết, ta luôn luôn muốn tìm cách cám ơn.
Các công ty Mỹ - khơi dậy lòng biết ơn
Nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ gửi thư chào hàng theo địa
chỉ lấy trong danh bạ điện thoại. 16% số người nhận thư đã hưởng ứng lời
mời mua hàng của công ty. Nhưng nếu công ty gửi kèm theo thư chào
hàng là một cuốn lịch bỏ túi thì tỷ lệ người hưởng ứng tăng lên đến 35%.
Các công ty dược phẩm Mỹ cũng làm cách tương tự. Hàng năm, các công
ty bỏ ra hàng triệu USD để tài trợ các chương trình nghiên cứu khoa học
và hàng chục nghìn USD để làm quà tặng cho các bác sỹ (những kỷ vật
nho nhỏ như bút máy, túi xách có in tên công ty...). Số tiền bỏ ra không
lớn, nhưng tặng vật có ảnh hưởng tích cực đến kết quả nghiên cứu cũng
như đến nhận thức của các bác sỹ trong khi kê đơn cho người bệnh. Vào
năm 1998, một cuộc khảo sát do Tạp chí Y học quốc tế Mỹ tiến hành cho
thấy có tới 35% những nhà nghiên cứu, chịu trách nhiệm kiểm tra độ an
toàn của loại thuốc tim mạch mới, đã đưa ra những nhận xét phê phán.
Nhưng toàn bộ những người đã sử dụng tiền hỗ trợ của các hãng dược
phẩm cho việc nghiên cứu, hoặc là đã làm việc trong một chi nhánh nào đó
của các hãng dược phẩm, hoặc là đã được hãng thanh toán cho những
chuyến đi công vụ, thì cho rằng loại thuốc này không có phản ứng phụ nào
đáng kể, đồng thời khuyên các bệnh nhân nên dùng sản phẩm này.
Tiệm ăn Legman - các tài xế lái taxi trở thành người quảng bá
thương hiệu
Tại Munich, Đức, nhà hàng và câu lạc bộ mở ra ngày càng nhiều, vì thế sự
cạnh tranh giữa các điểm giải trí này cũng ngày càng trở nên quyết liệt.
Vấn đề khó khăn là làm thế nào thu hút khách hàng. Và tiệm ăn Legman
đã nghĩ ra một cách. Chủ quán mời các tài xế taxi đến dự tiệc theo định kỳ
ở tiệm ăn nhằm động viên họ làm việc vất vả đến tận đêm khuya. Chuyện
lạ gây xôn xao dư luận này khiến cho giới báo chí lập tức đăng tin bài. Nhờ
đó, tiệm ăn trở nên nổi tiếng.
Mặt khác, chính những tài xế lái xe taxi cũng sẽ là những người tiếp thị tích
cực nhất cho Legman, bởi nếu có ai hỏi người lái taxi rằng: “Gần đây có
nhà hàng nào ngon không?”, thì lập tức tài xế xe taxi đó sẽ không ngần
ngại chở ông khách đến tiệm ăn Legman mà anh ta được mời dự tiệc định
kỳ. Thử hỏi rằng, có ai khôn ngoan hơn ông chủ tiệm ăn Legman này?
Phrin - cửa hàng tự động giảm giá
Phrin, hãng bán lẻ nổi tiếng của Mỹ, đã áp dụng một cách tiếp thị khá độc
đáo ở nơi thuộc chuỗi cửa hàng bán lẻ của mình. Các cửa hàng này giới
thiệu với công chúng một cách kinh doanh đặc biệt là tự động giảm giá
cho các mặt hàng với phương thức: các mặt hàng của Phrin đều được tự
động hạ giá theo thời gian. Sau 1 tháng, giá khởi điểm có thể hạ xuống số
0, có nghĩa là hãng sẽ đem hàng đi tặng hoặc làm từ thiện. Mỗi một sản
phẩm bày bán trong cửa hàng này, bên cạnh biển giá còn có biển ghi ngày
tháng bắt đầu bán. Trong vòng 12 ngày kể từ ngày bán đầu tiên, hàng
được bán nguyên giá, nếu hàng này không bán được thì từ ngày thứ 13 trở
đi, giá tự động giảm 25%, qua 6 ngày nữa mà vẫn không bán được thì giá
sẽ giảm đến 50% so với giá bán ban đầu, lại qua 6 ngày nữa hàng này vẫn
không bán được thì giá giảm tiếp 25% nữa, tức là 75% so với giá bán ban
đầu. 6 ngày cuối cùng của tháng nếu vẫn chưa có người mua, hàng này sẽ
được đem tặng cho các tổ chức từ thiện.
Cách bán hàng tự động hạ giá của Phrin đã chứng minh rằng hoạt động
kinh doanh của hãng rất thành công. Khách hàng đến với Phrin lúc nào
cũng đông nườm nượp. Tuy nhiên, có vấn đề đặt ra rằng, giả sử nếu
khách hàng nào cũng chờ đến khi hạ mấy mức giá mới mua thì của hàng
sẽ lỗ vốn mất. Song các nhân viên của Phrin đều giải thích rằng đa số
khách hàng chỉ đợi giảm giá đợt 1 là đã đổ xô đến mua, không ai dám chờ
đến những đợt sau, bởi vì nếu hạ giá mà không mua thì người khác sẽ
mua mất. Vì thế không ai bảo ai, họ tranh nhau mua các mặt hàng của
Phrin.
Dường như, tất cả các chiến dịch tiếp thị trên đều rất nhạy cảm với thời
cuộc, do vậy chúng được giới kinh doanh đánh giá cao. Qua những thành
công như trên đã dẫn, Tiger, Aquafina, Rochester, Phrin, Suzuki hoàn toàn
xứng đáng với danh hiệu những nhà tiếp thị xuất sắc.
Nhãn hiệu sẽ thành công và được nhiều người biết đến nếu bạn tạo ra
được yếu tố đặc sắc và sáng tạo trong các phương thức quảng cáo tiếp thị.
Đôi khi, một phương thức tiếp thị sử dụng các công nghệ hình ảnh hiện đại
chưa chắc hiệu quả bằng cách thức đơn giản nhưng đánh đúng tâm lý
khách hàng. Có điều là bạn đừng bao giờ quên hình ảnh nhãn hiệu. Sau
chiến dịch tiếp thị, khách hàng thường có xu hướng quay lại với nhãn hiệu
mà họ đã quen. Một chiến dịch tiếp thị dù có thể kích thích sức mua nhưng
không tạo ra được sự trung thành. Chính vì thế, sau các chiến dịch tiếp thị
chỉ có tác dụng tức thời đối với công việc kinh doanh, bạn cần phải có
những hành động tích cực nhằm giữ vững tiếng tăm, hình ảnh của nhãn
hiệu và giữ được số khách hàng trung thành.
Ngày nay, tiếp thị đã trở thành chất xúc tác để sản phẩm của bạn tới được
người tiêu dùng một cách nhanh chóng, đồng thời kích thích tiêu dùng,
qua đó đẩy mạnh quá trình sản xuất và cuối cùng là tăng trưởng kinh
doanh. Nhiều năm trôi qua, các nhãn hiệu Tiger, Aquafina, Suzuki vẫn
được đánh giá là luôn có các ý tưởng tiếp thị xuất sắc và khó có thể nói ai
hơn ai. Nhưng điểm lý thú là các nhãn hiệu đó tuy đại diện cho những sản
phẩm gần như trái ngược nhau, song thành công của chúng lại có một nét
chung, đó là “Đổi mới, sáng tạo trong các ý tưởng tiếp thị".