Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Thắng Cảnh Bến Tre pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.99 KB, 12 trang )

Bến Tre:
Thắng
Cảnh


Bến Tre



Bến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long. Địa hình của tỉnh được hình
thành bởi ba cù lao lớn: cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa do bốn con sông lớn
chia cắt là sông Tiền Giang, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên.

Là tỉnh đồng bằng tiếp giáp với biển Đông nên có chiều dài bờ biển khoảng 60 km, phía
bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp với Vĩnh Long, phía nam giáp Trà
Vinh.Diện tích tỉnh Bến Tre 2.322km2. Dân số khoảng 1.337.800 người. Trung tâm hành
chính của tỉnh là thị xã bến Tre, cách thành phố Saigon 85km.Địa hình Bến Tre bằng
phẳng, có nhiều sông, rạch, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn. Bốn bề sông
nước bao bọc nên Bến Tre rất thuận tiện giao thông đường thủy và thủy lợi. Thủy sản
phong phú có các loại cá thiểu, cá cơm, cá mối... Ngoài cây lúa, bến Tre có nhiều cây ăn
trái đa dạng: ngô, khoai, mãng cầu, sầu riêng, vú sữa, chôm chôm..., bên cạnh là các loại
cây công nghiệp như dừa, mía, bông... Đặc biệt, Bến Tre là xứ sở của dừa, một loại cây
công nghiệp cho trái quanh năm. Từ cây dừa, có thể chế biến ra khoảng 360 sản phẩm
khác nhau, đúng như ngôn ngữ của người Ấn Độ: “Công dụng của cây dừa nhiều như số
ngày trong năm”. Đúng như vậy, du khách đến Bến Tre sẽ được thưởng thức sản phẩm
nổi tiếng như kẹo dừa và một số sản phẩm bánh kẹo khác cũng được chế biến dừa.

Cầu Dây Bến Tre
Ngoài ra, Bến Tre còn có làng nghề Cái Mơn và Chợ Lách hằng năm cung cấp cho thị
trường trong nước và xuất khẩu hàng triệu giống cây ăn quả và cây kiểng.


Bến Tre còn là quê hương của phong trào Đồng Khởi và là nơi sinh sống và an nghỉ của
nhiều danh nhân văn hóa của đất nước như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Phan
Thanh Giản. Là một vùng đất còn giữ được nhiều nét hoang sơ của miệt vườn và môi
trường sinh thái trong lành, Bến Tre rất thích hợp để phát triển du lịch xanh, loại hình du
lịch khách trong nước và quốc tế rất quan tâm.


CÂY DỪA



Hiện nay, trên thế giới có các vùng, các nước trồng dừa có tầm cỡ qui mô lớn là Phi-lip-
pin, Indonésia, Ấn Độ, Xri-lan-ca, Malaysia, Việt Nam, Bra-xin, Mê-hi-cô, Tây châu
Phi...

Riêng ở Việt Nam, dừa được trồng nhiều tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long là Bến
Tre và vùng duyên hải miền Trung từ vùng đất ven bờ biển Đà Nẵng vào Phan Thiết. Có
các loại dừa như: dừa Ta, dừa Dâu, dừa Bung, dừa Lửa, dừa Xiêm, dừa Tam Quan và dừa
Lùn Bình Dương...Người ta phân biệt dừa có hai hình dạng: dừa lùn và dừa cao. Dừa lùn
sau khi trồng khoảng 3-4 năm cho trái, thân cao không quá 10 mét, có khi ra trái là đà
mặt đất. Dừa cao trồng lâu hơn, từ 5 - 7 năm hoặc 10 năm mới thu hoạch, thân cao từ 20
– 25 mét.Cây dừa có ba bộ phận căn bản: thân, ngọn và rễ. Thân dừa mọc đơn độc, thân
cột mọc thẳng đứng, gốc to, thân nhẵn có nhiều sẹo do bẹ rụng để lại; Ngọn dừa là phần
trên cùng của thân có mang một chùm lá to. Tàu dừa từ khi mới tượng hình trong cổ hũ là
2.5 năm, thời gian nở ra và phát triển bên ngoài khoảng 2.5 năm. Bình thường, mỗi tháng
dừa cho ra một lá. Nếu cây tốt, trong một năm có thể ra khoảng 15 lá. Cây dừa phát triển
bình thường có từ 20 – 25 lá, ít hơn là do điều kiện xấu hoặc bị bệnh; Gốc rễ là phần dưới
cùng của thân. Gốc thường phình to. Rễ chùm, tỏa rộng ngang dọc trong một bán kính 5
– 6 mét, bám chặt vào đất giữ cho thân đứng vững.Dừa có trái quanh năm. Trái dừa tươi,
quả còn xanh cho ta nước giải khát tinh khiết, mát, ngon ngọt và bổ khỏe. Dừa khô, vỏ

xám vàng, phần cơm (cùi) bên trong là nguyên liệu công nghiệp. Thành phần hóa học
trong cơm dừa thường có đường, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C... và các thành phần
khác. Với hàm lượng trên, khi ăn một quả dừa cứng cạy ta sẽ được cung cấp một số
lương thực tương đương với 300g gạo. Thành phần axít chủ yếu của dầu dừa gồm có: axít
lauric, axit myristic, axit capric, axit stearic, axit ôlêic, axit linôlêic... Trong nước dừa
tươi có chứa đường và một số chất khác như vitamin C, vitamin H, axit nicôtinic (vitamin
P.P), vitamin B..., và khoảng 10 chất khoáng khác như: kali, clo, natri, p_pho, ma-nhê,
sunfua, sắt, đồng... Muốn uống nước dừa ngon nên chọn dừa được 6- 7 tháng, lúc này trái
dừa còn chứa đầy nước có khoảng 6% đườngglucôz và lêvulôz.Chủ nhà vườn có kinh
nghiệm thử dừa: nếu búng vào vỏ dừa nghe tiếng thanh là dừa nước ngọt, tiếng trầm là
trái dừa còn non, búng nghe đau tay là trái dừa đã quá già.Toàn thân cây dừa đều có công
dụng đa dạng. Nước dừa tươi không những để giải khát mà còn có công dụng thông
tiểu... Nước dừa khô dùng để kho thịt rất ngon, thắng thành nước màu, cất lấy cồn... Sữa
bò tươi pha lẫn với nước dừa uống rất hấp dẫn. Cơm dừa cứng cạy làm mứt rất ngon.
Cơm dừa khô nạo nhuyễn trộn với nước vắt kiệt lấy nước cốt để làm bánh kẹo, kem lạnh,
nắm xôi, nâu chè... ăn rất béo ngon, hoặc tinh luyện để làm ra dầu ăn đủ tiêu chuẩn, bơ
nhân tạo (margarine: một loại bơ thảo mộc thay thế cho bơ động vật được chế tạo từ năm
1867), xà phòng, và còn rất nhiều công dụng trong chế biến thực phẩm và trong công
nghiệp. Vỏ trái dừa được cắt ra làm nắp và vỏ bình tích trà giữ hơi nóng rất lâu, xơ dừa
dùng để cọ, rửa nhà cửa, nồi niêu hoặc kết thành chổi quét nhà, dệt thảm xuất khẩu, bện
thành dây thừng... Gáo dừa làm bình, hũ, tra cán làm gáo múc nước, làm một số mặt hàng
thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, gáo dừa điếc làm bộ phận “bầu” của đàn độc huyền (đàn một
dây, còn gọi là đàn bầu) rất độc đáo, được nhân dân nhiều nước trên thế giới nhiệt liệt tán
thưởng và thán phục... Lá dừa non dùng để đan lát làm nón, mũ, chiếu đệm, túi xách, gói
bánh; lá già dùng để lợp nhà ngăn vách... Thân cây dừa lão bào láng dùng làm cột nhà,
làm ván, bắc cầu rất tốt, hoặc làm đũa, muỗng, vá vừa bền, vừa đẹp...

Đúng như lời nhận xét nhà bác học Burkhill: “Cây dừa quả thật là một món quà vĩ đại
của thiên nhiên đã ban tặng cho con người”.Nhà vườn thường chọn những quả tốt cho
nẩy mầm rồi đem trồng cố định. Dừa thích hợp với đất chứa nhiều cát, với điều kiện nước

ngầm không quá sâu. Thời kỳ sung mãn nhất của cây dừa khi trồng được 15 – 20 tuổi.
Tuổi 50 năng suất giảm dần và có thể sống thọ từ 75 – 100 năm.

Hình ảnh cây dừa đã đi vào thơ ca và âm nhạc Việt Nam rất bình dân, mộc mạc nhưng
cũng tình cảm thiết tha. Khi nói đến Bến Tre, người ta thường dùng hình ảnh cây dừa
tượng trưng: “Bến tre nước ngọt lắm dừa, ruộng vườn màu mỡ, biển thừa cá tôm”. Nhà
thơ Lê Anh Xuân tỏ tình mình với cây dừa quê hương:

“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ,
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ”.

Hoặc:

“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng,
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất,
Như dân làng bám chặt quê hương”.

Bên bờ thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang, các công ty Du Lịch tổ chức đưa khách tham
quan các khu du lịch xanh cồn Long, cồn Lân (cồn Thới Sơn), cồn Qui và cồn Phụng
bằng thuyền.


CỒN PHỤNG
(CỒN ĐẠO DỪA)



Cồn Phụng còn có tên là cồn Tân Vinh. Là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm
1930, thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Nằm cạnh tuyến phà Rạch

Miễu của quốc lộ 60 từ Mỹ Tho sang Bến Tre. Lúc đầu có diện tích khoảng 28 ha, nhưng
do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm, đến nay có trên 40 ha.Tên cồn Phụng có từ khi
ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật. Khi công trình này
đang xây dựng, họ thu lượm được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên từ đó đặt
tên là cồn Phụng.Đạo Dừa, một giáo phái do ông Nguyễn Thành Nam thành lập tại chùa
Nam Quốc Phật. Một giáo phái có một không hai ở Việt Nam. Đến khu du lịch Cồn
Phụng, du khách sẽ được tham quan các công trình kiến trúc độc đáo của nơi đã từng là
thánh địa của đạo Dừa. Ngoài ra, khách còn có dịp tham quan làng thủ công mỹ nghệ sản
xuất những đồ gia dụng bằng vật liệu từ cây dừa, tham quan và tìm hiểu cách nuôi ong
mật của các chủ vườn, chứng kiến những chú ong lấy mật từ hoa nhãn và các loài hoa
khác, sản phẩm được bày bán trực tiếp tại nhà vườn. Hiện nay, khu du lịch cồn Phụng có
một phòng ca nhạc tài tử phục vụ du khách. Phòng ca nhạc này được đặt trong một hang
đá nhân tạo, có nhiều thạch nhũ và băng đá dài dành cho khách ngồi thưởng thức. Không
khí trong hang đá mát lạnh, du khách có cảm giác như ngồi trong thạch động do xung
quanh không khí trong lành, gió và hơi nước từ sông Tiền thổi vào. Đến đây, du khách
không chỉ thưởng thức mà còn được mời hát giao lưu cùng các nghệ sĩ hoặc yêu cầu phục
vụ những bài hát mình yêu thích. Đặc biệt là những bài hát ca ngợi về mẹ và quê hương.


CỒN QUI


×