Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Vua Hàm Nghi và câu chuyện cổ tích kỳ lạ Vũ Thanh (dịch từ bài của GS.TS. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.8 KB, 11 trang )

Vua Hàm Nghi và câu chuyện cổ tích kỳ lạ

Vũ Thanh (dịch từ bài của GS.TS. N.L.Nikulin gửi trước khi mất)
Cuộc đời và những câu chuyện kể về vua Hàm Nghi - vị vua tài năng và có số phận kỳ lạ
không chỉ được ghi lại trong lịch sử của nước Việt Nam, mà còn đi vào văn học, tiểu
thuyB At nước ngoài như một câu chuyện cổ tích thần kỳ.






Hàm Nghi - Vị vua tài năng có một số phận không bình thường
Khi có dịp đến thăm Huế, tôi đã lang thang rất lâu khắp Kinh đô, khắp các cung điện,
đền miếu, lăng tẩm kỳ bí.
Ở đây tôi được thưởng ngoạn một nền kiến trúc phức tạp, tinh tế, đẹp mê hồn, ngắm
nhìn phong cảnh Huế tuyệt vời từ cửa Ngọ Môn, hít thở thật sâu bầu không khí kỳ lạ
của cố đô được hòa quyện bởi hơi mát của biển và dòng sông Hương huyền diệu.
Lòng đầy xúc động, tôi đứng trước ngai vàng triều Nguyễn, ngẫm xem những ai đã
từng ngồi trên chiếc ngai vàng này, và đặc biệt tôi nghĩ về một người trong số họ,
một con người rất đỗi tài năng và có một số phận không bình thường.
Tên tuổi ông không chỉ gắn liền với những sự kiện lớn lao trong lịch sử cuộc đấu
tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam chống lại ách thống trị của thực dân Pháp,
mà còn là sự khởi đầu cho nền hội họa hiện đại Việt Nam.
Tên tuổi ông cũng gắn liền với một trong những cuộc tiếp xúc trực tiếp sớm nhất
trong lịch sử quan hệ văn hóa Việt - Nga và đó cũng là một trang tuyệt vời trong lịch
sử văn hóa nhân loại nói chung.

Nguyên mẫu của một tác phẩm

Có thể nói, từ nửa cuối thế kỷ XVIII, các nhà văn Nga đã bắt đầu quan tâm ngày


càng nhiều đến các quốc gia phương Đông và nền văn hóa của họ. Chính vì vậy mà
suốt thế kỷ XIX, nền văn hóa Nga, ở mức độ nào đó, đã trở nên giàu có màu sắc
thẩm mỹ hơn nhờ nắm bắt được một cách nghệ thuật thực tại của các nước phương
Đông, cùng với nền văn hóa và nghệ thuật của họ, trong đó có Việt Nam, mặc dù sự
tiếp xúc với Việt Nam là rất ít. Nhưng các nhà văn Nga vẫn luôn quan tâm đến nỗi
đau tinh thần của nhân dân Việt Nam với một tình cảm chân thành.
Tôi đã được xem một tác phẩm của nền văn học Nga, in năm 1903, viết về vấn đề
này. Nguyên mẫu của tác phẩm là một nhân vật lịch sử. Người ta còn lưu giữ được
chân dung thật của ông. Tấm ảnh cũ chụp một người trong trang phục truyền thống
của các nho sĩ Việt Nam, đầu đội khăn xếp, nét mặt suy tư toát lên vẻ đẹp tinh thần.
Đó là một khuôn mặt thông minh, tài ba, có tâm hồn và đầy trách nhiệm.



Vua Hàm Nghi

Trong giai đoạn lịch sử hết sức cam go, khi đất nước Việt Nam của ông
đang nằm dưới ách thống trị của bọn thực dân, năm 1884 ông lên ngôi
vua khi mới 13 tuổi, trước ông, chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hai
ông vua trẻ bị truất quyền. Có tư tưởng phản kháng chính quyền thực
dân, nhà vua lập tức trở thành người đứng đầu phong trào khởi nghĩa
Cần Vương yêu nước.
Bọn thực dân tìm cách sát hại ông. Khi ông trốn vào vùng rừng núi chúng đã truy
lùng ông ráo riết. Cho tới năm 1888 nhà vua bị bắt do có kẻ phản bội.
Chúng đưa ông đi đày ở tận Bắc Phi - Angiêri. Và tại đây, theo nhà Việt Nam học
người Nga V.V. Remartruc, mùa xuân năm 1902, trên đường về Nga, nữ văn sĩ
Tachiana Lvôpna Sepkina-Kupernhic đã gặp vị vua Việt Nam đang bị lưu đày - Hàm
Nghi. Các tài liệu lịch sử hiện còn lưu trữ cũng đã xác định điều này.
Nữ văn sĩ 28 tuổi này, đến thời điểm đó rất được công chúng của đất nước mình ái
mộ với tư cách là một cây bút hấp dẫn, có học vấn. Bà có một tình yêu tha thiết với

sân khấu và văn học. Bà tán đồng những tư tưởng tự do, dân chủ của thời đại mình.
Tachiana Lvôpna có tư chất nghệ sĩ, đầy sức sống, rất tài năng, nổi bật bởi sự cần
mẫn phi thường, thông thạo nhiều ngôn ngữ châu Âu.
Thiếu bà khó có thể hình dung được lịch sử sân khấu Nga nửa đầu thế kỷ XX. Sân
khấu là vận mệnh của bà. Cụ cố của bà là nghệ sĩ Nga vĩ đại M.C. Sepkin. Từ thời thơ
ấu Tachiana Lvôpna đã hít thở bầu không khí của nhà hát. 18 tuổi bà đã là tác giả vở
kịch "Bức tranh mùa hè" được dàn dựng ở Maxcơva trên sân khấu của Nhà hát Malưi
danh tiếng vào năm 1892. Sau đó tiếp tục là những vở kịch khác của bà. Từ 1894
cho đến cuối đời nữ văn sĩ đã dịch ra tiếng Nga nhiều vở kịch của các nhà viết kịch
phương Tây như Sêcxpia, Lôpơ đơ Vega, Môlie, Gônđôni, P.B. Seriđan và nhiều tác
giả khác.



Nước Nga xinh đẹp (Ảnh nguồn: studyrussian.com)


Bà có cuốn du ký hai tập mang tên "Những bức thư từ phương xa" (1903-1913) viết
về những chuyện kỳ lạ ở nước ngoài. Nguyên mẫu của nhân vật trong một truyện ký
ở tập I là vua Hàm Nghi. Truyện có nhan đề Hoàng tử Ly Tdong (mà không phải Hàm
Nghi), người mà trong các thư từ trao đổi, Tachiana Lvôpna và những người quen
của bà gọi là Hoàng tử An Nam, hoặc theo kiểu Pháp: Prince d’ Annam.

Câu chuyện cổ tích thần kỳ
Trong phần đầu tác phẩm của mình, Sepkina-Kupernhic đã phủ lên nhân vật một bức
màn cổ tích lãng mạn, đôi chỗ bà phải lược bỏ những chi tiết có thật. Đối với nữ văn
sĩ thì chân dung tâm lý của nhân vật là quan trọng hơn; từ đây để bảo vệ họ, tên
thật được thay thế bằng những cái tên hư cấu như trong trường hợp Hàm Nghi. Sự
thay đổi tên tuổi còn có thể giải thích bằng lý do tránh sự kiểm duyệt.



Có thể thấy rõ rằng - khi đối chiếu các sự kiện trong cuộc đời Hàm Nghi và nhân vật
trong truyện ký của Tachiana Lvôpna như: nơi tù đày, biệt thự cách không xa thành
phố Angiê, tài năng nghệ sĩ, sự quan tâm đến học thuyết Nho giáo v.v..., và rằng
trong tác phẩm của bà còn lưu giữ rất nhiều diện mạo tinh thần và vóc dáng thực sự
của Hàm Nghi - truyện ký đã dựa trên cơ sở tài liệu thuần túy và nhân vật hoàn toàn
đồng nhất với Hàm Nghi.

Nữ văn sĩ đã vẽ nên bức tranh với những đặc điểm của đất nước Việt Nam. Đó là một
bức tranh kỳ lạ về một đất nước thuộc vùng văn hóa Viễn Đông. Bà đã nhiều lần
nhấn mạnh đến nét nhỏ nhắn, duyên dáng của những con người từ đất nước “phương
Đông xa xôi” - những đặc điểm đập ngay vào mắt người nước ngoài từ cái nhìn đầu
tiên khi làm quen với những người Việt Nam có văn hóa. Vị hoàng tử “được dạy dỗ
bởi những bậc hiền triết của đất nước mình”, “theo đạo Nho và tôn thờ những giáo lý
của nó".

Nhân vật truyền thống của truyện cổ tích thần kỳ thường là các hoàng
tử, thế tử, mà không phải là vua, càng không phải là những ông vua bị
hạ bệ.
Theo tinh thần của truyện cổ tích, việc xâm lược của bọn thực dân trên đất nước của
hoàng tử đã được kể lại:
“Vào một buổi sáng bất hạnh xuất hiện những người
phương Tây cùng với vũ khí sáng lòa và những viên đạn thảm khốc, chúng đem lại
sự hủy hoại.”
(Sepkina-Kupernhic, tr.392).


Tiếp theo, tính cổ tích của truyện bị vi phạm bởi việc kể lại một cách chân xác những
sự kiện lịch sử có thực:
“Chàng bị bọn thực dân bắt và bị đưa đi đày. Theo sự lựa

chọn của những ông chủ mới của đất nước chàng - trên ngai vàng của cha ông chàng
đang ngự trị những bóng ma câm lặng, - còn chàng thì bị giữ làm con tin vĩnh viễn,
suốt cuộc đời.”
(Sepkina-Kupernhic, tr.392). Nếu đó đúng là truyện cổ tích thì có lẽ
đây sẽ là một câu chuyện cổ tích thật khủng khiếp. Buộc phải dời khỏi quê hương
mình, hoàng tử bị đưa đi đày ở Bắc Phi:
“Ở đó là Tổ quốc chàng; còn ở đây là bậc
thang để đi đến nấm mồ.”
(Sepkina-Kupernhic, tr.396).


Cuộc sống trong hoàng cung Huế xưa (Ảnh nguồn: belleindochine.free.fr)
Câu chuyện cổ tích của Tachiana Sepkina-Kupernhic kết thúc bằng những tình tiết chân
thực : “Dáng dấp nhỏ bé của hoàng tử (chàng xuất hiện giữa chúng tôi, giữa những bạn
bè chung) trong bộ trang phục nửa Âu nửa Á, ngay lập tức đã lôi cuốn sự chú ý của tôi.
Chiếc khăn xếp màu trắng trùm trên mái tóc đuôi sam, chiếc áo dài màu đen với ống tay
áo rộng buông xuôi được lót bằng lụa tơ tằm màu xanh tươi (màu xanh của quê hương
chàng); nước da vàng ngăm đen mang sắc màu của chiếc ngà voi lâu năm; còn rất buồn
và rất thông minh là đôi mắt đen hơi xếch lên phía thái dương; tay và chân chàng nhỏ
nhắn - Tất cả điều đó khiến tôi nghĩ về một bức tượng quý giá, được chạm trổ bằng bàn
tay tài hoa của một nghệ sĩ phương Đông” (Sepkina-Kupernhic, tr. 394).
Tất nhiên, chiếc khăn xếp màu trắng là màu quốc tang. Hàm Nghi không dùng để
che mái tóc đuôi sam, mà che búi tóc truyền thống mà các nhà nho Việt Nam thường
để. Nhưng toàn bộ chi tiết của quần áo và vẻ ngoài, rõ ràng, được tái hiện lại từ một
người có tài quan sát.

Tới thời gian của cuộc gặp gỡ này, vua Hàm Nghi đã thông thạo tiếng Pháp. Khi đến
Angiêri, trong lúc bị cưỡng bức đi đày, thời gian đầu ông đã định sống thu mình lại,
chính xác hơn là cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cách sống này không chỉ
là thái độ cực đoan của tuổi trẻ mà trước hết là của sự khó chịu với những gì liên

quan tới thực dân, tới “bọn Tây”.

Cùng với điều đó, Hàm Nghi còn giữ lại cho mình nhiều thói quen như khi còn sống
trong cung đình Huế. Nữ văn sĩ Nga đã dẫn ra tình tiết sau: bên cạnh hoàng tử luôn
có hai người trẻ tuổi từ các gia đình trí thức Việt Nam, họ tự nguyện theo ông trong
cảnh tù đày.


“Họ đi lại nhẹ nhàng dường như không có tiếng động trên những chiếc đế giày màu
trắng. Còn khi hoàng tử quay về phía họ hỏi bằng tiếng mẹ đẻ, họ trả lời rì rầm chỉ
đủ để nghe, giống như tiếng của những chiếc chén trà Trung Hoa nhỏ nhắn chạm
nhau và ngân vang trên khay nước.”
(Sepkina-Kupernhic, tr. 400). Ở đây, nữ văn sĩ
đã ghi nhận cung cách tinh tế, lịch thiệp, tôn kính của giới quý tộc Việt Nam với nhà
vua, mặc dù họ đang ở tại nơi tù đày của bọn thực dân.


Rõ ràng, lúc đầu vua Hàm Nghi đã chối từ việc học tiếng Pháp, tiếng của “bọn Tây”.
Nhưng ông nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình. Ông quan tâm đến văn hóa
châu Âu, say mê âm nhạc, và điều cơ bản nhất - ông hết sức yêu thích hội họa. Hơn
nữa, hội họa trở thành niềm ham thích của ông, nuôi dưỡng cuộc đời ông, thành
nghề nghiệp của ông.


×