Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.77 KB, 62 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG QUỲNH LƯU

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯƠNG QUỲNH LƯU

VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính
Mã số : 8.38.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Trương Hồ Hải

HÀ NỘI - 2021


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài ngun thiên nhiên có hạn về diện tích và số lượng;
cố định về vị trí địa lý và khơng thể di dời được; đây chính là ngun nhân chủ
yếu tạo ra sự khác biệt về giá trị giữa các diện tích đất có vị trí địa lý khác
nhau với các tài sản khác. Dưới góc độ chính trị pháp lý, đất đai là yếu tố cơ
bản nhất của chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Chính sách đất đai ln được coi là một trong những chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước. Hiến pháp đã xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Chế độ này được xác lập, duy trì, củng cố hồn thiện qua các Luật Đất đai
(LĐĐ) năm 1987, LĐĐ năm 1993 và LĐĐ năm 2003. Đồng thời, Nhà nước
ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ
pháp luật đất đai nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác tiềm năng của đất đai một
cách hợp lý và sử dụng có hiệu quả, triệt để tiết kiệm đất, ngăn ngừa và xử lý
các vi phạm pháp luật về đất đai.
Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù
Nhà nước có nhiều văn bản quản lý và xử lý vi phạm về đất đai, nhưng do đất
đai trở thành hàng hoá mà giá trị của nó ngày càng tăng vơí tốc độ rất cao, lợi
nhuận thu được từ việc chuyển nhượng đất đai không có mặt hàng và nghề
kinh doanh nào sánh nổi. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai diễn ra ở
khắp mọi nơi, hàng ngày, và nó gây khó khăn cho quản lý nhà nước về đất đai,
nó cị là nguyên nhân của những tranh chấp, mâu thuẫn gay gắt trong nhân dân
và xã hội. Về mặt thực tiễn, do chủ quan, coi thường những vi phạm nhỏ nên
xử lý khơng kiên quyết, thiếu nghiêm minh dẫn đến tình trạng coi thường pháp
luật, vi phạm ngày càng tràn lan, khó kiểm sốt.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy tình trạng vi phạm trong quản lý và SDĐ
đai của các đối tượng xảy ra nhiều và phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành; điều
này thể hiện số lượng đơn khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai hàng năm
chiếm tỷ lệ cao (trên 80% tổng lượng đơn thư hàng năm của huyện Nhà Bè.
Xảy ra thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản
1



là: các VPHC chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ và việc xử lý chưa nghiêm
minh; việc chấp hành và thực thi các quyết định xử phạt VPHC chưa kiên
quyết, triệt để; quy định của pháp luật đất đai về xử phạt VPHC cịn có nhiều
vướng mắc, bất cập, có quy định chưa có tính khả thi.
Nhà Bè là một huyện đang phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn phát triển
về cơ sở hạ tầng, công tác quản lý về đất đai gặp nhiều khó khăn. Nhiều hành
vi VPHC về đất đai vẫn xảy ra, đòi hỏi cần phải có nghiên cứu tổng thể hệ
thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất
đai nói chung và về việc xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai từ thực tiễn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết và
cấp bách nhằm góp phần hồn thiện về cơng tác quản lý nhà nước về đất đai
của huyện Nhà Bè nói riêng và các quy định về VPHC trong lĩnh vực đất đai
nói chung.
Chính vì những lý do cấp thiết trên, tơi chọn nghiên cứu đề tài “Vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ
Chí Minh” làm luận văn Thạc sĩ Luật, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật
Hành chính của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nội dung vi phạm hành chính là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy
cảm; nhưng do nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực
tiễn của vấn đề này, nên đã có nhiều cơng trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ
khác nhau như:
Luận văn nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá và phân tích những
quy định pháp luật của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 1995 để làm rõ các
dấu hiệu, tính chất, đặc điểm của các hành vi VPHC trong lĩnh vực đất đai trên
địa bàn tỉnh Thái Bình, từ đó đưa ra các giải pháp nhăm góp phần tăng cường
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở Thái Bình trong thời gian tới.

Như vậy, luận văn của tác giả Đỗ Thị Phương một mặt không đi sâu nghiên
2


cứu về việc xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực đất đai hay trong sử đụng
đất đai.
Nguyễn Thùy Chi (2012), “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở quận Tây Hồ, thành
phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ ngành Địa chính, trường Đại học Khoa học tự
nhiên. Việc nghiên cứu của tác giả đánh giá của tác giảcũng chủ yếu dựa trên
Pháp lệnh năm 1995, đi sâu nghiên cứu thực trạng xử lý VPHC về đất đai ở
một địa bàn cụ thể là quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Nguyễn Kong Trình (2014) “Đánh giá thực trạng và nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp về VPHC trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận
văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm năm
2014- Đại học Thái Nguyên.
Đặng Thị Minh Hằng (2015), “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
trong xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội”.
Phạm Thị Dương (2018) “Pháp luật về VPHC trong lĩnh vực đất đai từ
thực tiến thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Luật học, khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội....Nhìn chung, các cơng trình trên mới chỉ đề cập đến vi
phạm pháp luật nói chung, hoặc vi phạm pháp luật hành chính ở lĩnh vực cụ
thể là đất đai mà chưa đề cập đến vi phạm hành chính về đất đai, đặc biệt cụ
thể là ở huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận về vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai từ thực tiễn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá tổng
quan về thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện

Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
ngăn ngừa vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn huyện Nhà
Bè, thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.
3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn phân tích cơ sở lý luận về vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai từ thực tiễn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ thực trạng tại huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, luận văn phân
tích, đánh giá thực trạng về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai và mặt còn tồn tại, hạn chế đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai từ thực tiễn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa
qua, rút ra những nguyên nhân của hạn chế.
- Cuối cùng, Luận văn đưa ra các quan điểm, giải pháp, phương hướng
kiến nghị thiết thực để ngăn ngừa vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ
thực tiễn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai.
- Thực trạng tình hình vi phạm hành chính lĩnh vực đất đại huyện Nhà Bè.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cụ thể thực trạng tình hình vi phạm hành chính lĩnh vực đất
đại huyện Nhà Bè từ năm 2016 đến 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong luận văn là phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối
quan hệ tổng quan, được tiếp cận từ nhiều phía; cụ thể là tiếp cận từ tổng thể
tới chi tiết; từ lý luận, phương pháp luận tới thực tiễn; từ chính sách, pháp luật
tới thực tế triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật.
4


- Phương pháp đối chiếu, so sánh, đánh giá, diễn giải
Từ các số liệu thu thập được ta tiến hành đối chiếu, so sánh mức độ, tính
chất vi phạm giữa các vùng trong phạm vi nghiên cứu. Từ đó đánh giá, diễn
giải các nguyên nhân, lý do dẫn đến các vi phạm trong lính vực đất đai.
- Phương pháp tham khảo và sử dụng các tài liệu liên quan đến đề tài
Sử dụng các tài liệu nghiên cứu các đề tài có nội dung liên quan làm cơ sở
tham khảo, kế thừa và phát huy những điểm nổi bật có liên quan trong nội
dung nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, quy nạp
Phương pháp này được sử dụng để tìm ra nguyên nhân, lý do dẫn đến các
ci phạm từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng vi
phạm hành chính lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Nhà Bè.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về xử lý VPHC và pháp luật xử lý
VPHC trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam.
- Tạo lập cơ sở khoa học trong việc đề xuất các giải pháp nhằm phòng,
chống vi phàm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở nước ta hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm tài liệu tham khảo cho các chuyên gia xây dựng pháp luật về
phịng, chống VPHC trong lĩnh vực đất đai.
- Góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nói chung và ngăn
ngừa VPHC về đất đai nói riêng tại huyện Nhà Bè.

7. Cơ cấu của Luận văn
Luận văn được cơ cấu gồm 3 chương : phần mở đầu, phần kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo :
Chương 1: Cơ sở lý luận về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai
5


Chương 2: Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Quan điểm và giải pháp ngăn ngừa vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí
Minh.

6


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
1.1. Khái niệm và đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
1.1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Khái niệm vi phạm hành chính
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và sau đó là Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 thì khái niệm vi phạm hành chính khơng được định
nghĩa một cách trực tiếp mà được hiểu một cách gián tiếp qua khái niệm “xử lý
vi phạm hành chính”: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá
nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý
hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.

Cũng có quan điểm hiện nay cho rằng nhiều vi phạm hành chính ngày nay
có lẽ còn nguy hiểm hơn nhiều lần một tội phạm nặng nhất như giết người, vì
chúng giết mơi trường sống của con người, tức là gián tiếp, có khi là trực tiếp
giết nhiều người và hủy hoại môi trường sống của nhiều thế hệ mai sau. Vì
vậy, “vi phạm hành chính ở nước ta là loại hành vi gây bất ổn cho xã hội rất
lớn, gây nguy hiểm cho xã hội rất lớn so với nhiều nước”.
Tuy nhiên về mặt lý luận chung, các nhà khoa học pháp lý đều thừa nhận:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy

định

của

pháp

luật

về

quản



nhà

nước




không

phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
chính.
- Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
Là một lĩnh vực của quản lý hành chính Nhà nước, quản lý hành chính
nhà nước về đất đai đã và đang gặp phải nhiều vi phạm hành chính như khơng
đăng ký quyền sử dụng đất, thực hiện khơng đúng trình tự thủ tục hành chính
do pháp luật đất đai quy định, hủy hoại đất, lấn chiếm đất đai, chuyển quyền
7


sử dụng đất trái phép…. Những hành vi này đã gây nên những bức xúc lâu dài,
không chỉ ở những đô thị lớn mà ở hầu hết mọi nơi trên lãnh thổ nước ta.
Việc xác định khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có ý
nghĩa rất quan trọng để phân biệt giữa nó với các loại vi phạm pháp luật khác,
từ đó giúp ta có thể xác định được khi nào một hành vi bị coi là vi phạm hành
chính. Hơn thế nữa, việc xác định đúng đắn về bản chất của loại vi phạm này
giúp các cơ quan Nhà nước, những người có thẩm quyền mới xác định được
đúng hành vi vi phạm, đúng tính chất và mức độ xâm hại của nó, thơng qua đó
áp dụng trách nhiệm pháp lý một cách chính xác và nghiêm khắc.
Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai lần
đầu tiên được ghi nhận tại Điểm 1 mục I Thông tư số 278-TT/ĐC ngày
07/3/1997 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 4-CP
ngày 10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai là những
hành vi làm trái với quy định về quản lý, sử dụng đất đai nhưng chưa đến mức
phải truy cứu trách nhiệm hình sự”. Khái niệm này mới chỉ phản ánh được mặt
khách quan của vi phạm, mà không đề cập đến mặt chủ quan và chủ thể của vi
phạm hành chính.

Đến Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 thay thế
Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; và Nghị định số
91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 thay thế Nghị định số
102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực kể từ ngày 05/01/2020 đều
không khái quát cụ thể khái niệm về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai. Tuy nhiên kế thừa các khái niệm của các Nghị định trước có thể định
nghĩa như sau: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi trái pháp
luật đất đai, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến quyền sở
hữu đất đai của Nhà nước, quyền và lợi ích của người sử dụng đất cũng như
8


các quy định về chế độ sử dụng các loại đất mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
1.1.2. Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Từ khái niệm trên, ta thấy hành vi vi phạm hành chính về đất đai cũng
như hành vi vi phạm pháp luật về đất đai nói chung, có những đặc điểm cơ bản
sau:
Thứ nhất là, khi có hành vi trái pháp luật về lĩnh vực đất đai.
Để nhận định được có hành vi trái pháp luật về lĩnh vực đất đai thì ta phải
dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật về đất đai, đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai, những
phong tục, tập quán của từng địa phương để xem xét về một hành vi cụ thể.
Nếu một chủ thể thực hiện những việc mà pháp luật đất đai nghiêm cấm hoặc
không làm những việc mà pháp luật đất đai u cầu thì người đó là người có
hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Thứ hai là, có lỗi.
Hành vi trái phát luật về lĩnh vực đất đai có thể thực hiện bằng hành động

như việc: sử dụng đất khơng đúng mục đích, phá vỡ mặt bằng đất, sử dụng đất
khơng đúng mục đích, sử dụng trái phép và không đúng với quy định của Pháp
luật ...
1.2. Các yếu tố cấu thành và các loại hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai
1.2.1. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Hành vi trái phát luật về lĩnh vực đất đai là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá
nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà không phải là
tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Hành vi trái phát luật về lĩnh vực đất đai là một dạng của vi phạm pháp
luật vì vậy mà vi phạm hành chính về đất đai cũng được cấu thành bởi bốn yếu
tố là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
- Mặt khách quan của Hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực đất đai: Dấu
hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi
9


phạm hành chính. Hành vi là những phản ứng, cách ứng xử được biểu hiện ra
bên ngoài của con người trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định. Mỗi hành
vi đều được hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, nghĩa là
chủ thể ý thức được và chủ động thực hiện nó. Những hoạt động của con người
trong trạng thái vô thức không thể coi là hành vi. Hành vi phải được biểu đạt
ra bên ngoài bằng những phương thức khác nhau (hành động hoặc không hành
động).
Hành vi mà tổ chức, cá nhân thựchiện trong trường hợp này là hành vi
xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đều bị pháp luật hành chính ngăn
cấm.
Trong các trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi vi phạm hành chính với thiệt hại cụ thể đã xảy ra là cần thiết để bảo đảm
nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do

chính hành vi của mình gây ra. Nhìn chung hậu quả của vi phạm hành chính
khơng nhất thiết là thiệt hại cụ thể.
- Mặt chủ quan của vì phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Nếu xác
định rằng chủ thể thực hiện hành vi khi khơng có khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi thì chúng ta kết luận rằng khơng có vi phạm hành
chính xảy ra.
Vấn đề xác định dấu hiệu lỗi trong vi phạm hành chính của tổ chức là vấn
đề cịn có nhiều ý kiến khác nhau.
- Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Vi phạm hành
chính cũng như các vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành
chính là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà
nước đã được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.
Nói cách khác vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
như quy tắc về quản lý và sử dụng đất đai, an tồn giao thơng, quy tắc về an
10


ninh trật tự, an tồn xã hội Điều đó đã được quy định cụ thể trong các văn bản
pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Luật xử lý vi
phạm hành chính hiện hành khơng định nghĩa thế nào là lỗi cố ý hoặc vô ý
trong vi phạm hành chính.
1.2.2. Các loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
a. Các hành vi vi phạm trong sử dụng đất đai là :
- Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác khơng được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của
Luật đất đai;
- Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phịng hộ, đất rừng sản xuất vào

mục đích khác khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo
quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai;
- Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất
rừng phịng hộ, khơng phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản
xuất vào mục đích khác khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai;
- Sử dụng đất trong nhóm đất phi nơng nghiệp vào mục đích khác khơng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm đ,
e và g khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai;
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định; sử
dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký
theo quy định;
- Lấn, chiếm đất;
- Hủy hoại đất;
- Không đăng ký đất đai;
- Chuyển quyền, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất khi không đủ
điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai…
b. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động về đất đai :
11


- Hành vi vi phạm về điều kiện được hoạt động tư vấn xác định giá đất đối
với trường hợp hoạt động tư vấn xác định giá đất nhưng không có chức năng
tư vấn xác định giá đất hoặc chức năng thẩm định giá hoặc chức năng tư vấn
định giá bất động sản hoặc khơng có đủ 03 định giá viên đủ điều kiện hành
nghề tư vấn xác định giá đất quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định số
44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất
(sau đây gọi là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP), được sửa đổi tại khoản 1 Điều 2
của Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ
sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh

doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường (sau đây được gọi là Nghị định
số 136/2018/NĐ-CP).
- Hành vi vi phạm về điều kiện được hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đối với trường hợp hoạt động tư vấn lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất nhưng khơng có chức năng tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất hoặc khơng có đủ 02 cá nhân hành nghề tư vấn lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số
136/2018/NĐ-CP.
- Hành vi vi phạm khác như hoạt động tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực đất
đai khác như điều tra, đánh giá đất đai; cải tạo đất; đo đạc, lập bản đồ địa
chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp Giấy
chứng nhận; đấu giá quyền sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà vi
phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai quy định
tại khoản 3 Điều 25 của Luật Đấu giá tài sản; các Điều 5a và 5b của Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại các khoản 1 và 2 Điều 1 của Nghị
định số 136/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 45/2015/NĐCP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ.
c. Các hành vi vi phạm được giải thích như sau:
Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới
thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà khơng được cơ quan quản lý nhà
12


nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích
đất bị lấn đó cho phép.
Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
cho phép;
- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân
khác mà khơng được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

- Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng
mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân
trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
- Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt
đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt
đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng,
kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất
nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp
thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử
dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;
- Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm
độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông
nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có
thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mịn, rửa trơi đất nơng
nghiệp;
- Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc
vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật ni, con người;
- Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là
trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b
và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà
nước giao, cho th, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cơng nhận quyền
sử dụng đất;
13


- Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là
trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b
và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục
đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,

cơng nhận quyền sử dụng đất.
Giao dịch về quyền sử dụng đất là trường hợp các bên liên quan thực hiện
việc chuyển đổi hoặc chuyển nhượng hoặc tặng cho hoặc cho thuê, cho thuê lại
hoặc thừa kế hoặc thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật về đất đai.
1.3. Trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực
đất đai
1.3.1. Trách nhiệm hành chính đối với vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai
Thuật ngữ “trách nhiệm pháp lý” có thể được hiểu theo những nghĩa khác
nhau.
Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý thuật ngữ này được hiểu là hậu quả
pháp lý bất lợi mà nhà nước buộc tổ chức, cá nhân phải gánh chịu khi họ thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Cụ thể: “Trách nhiệm pháp lý là trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp
luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp
luật, được pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy
định ở chế tài các quy phạm pháp luật”.
Hậu quả pháp lý bất lợi mà tổ chức, cá nhân vi phạm phải gánh chịu thể
hiện ở việc họ bị buộc phải thực hiện các biện pháp chế tài đã được quy định
trong pháp luật. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một hình thức
trách nhiệm pháp lý nhất định.
Trách nhiệm hành chính đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
có các đặc điểm sau:
14


Thứ nhất, đây là hình thức trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với chủ thể vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Vì vậy, để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất
đai đối với một chủ thể cần xác định người đó có thực hiện vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai trên thực tế hay không. Các dấu hiệu pháp lý của
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là căn cứ cần thiết để xác định hành
vi của người đó thực hiện có đủ yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong
lĩnh vực này hay khơng. Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất đai khơng
đặt ra đối với người khơng thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai. Việc truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với chủ
thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, về thực chất là việc xử lý vi
phạm hành chính đối với các chủ thể này.
Người bị truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất đai buộc
phải thực hiện các biện pháp chế tài hành chính do người có thẩm quyền quyết
định. Các biện pháp chế tài hành chính trong lĩnh vực đất đai áp dụng đối với
người bị truy cứu trách nhiệm hành chính là các biện pháp buộc người vi phạm
phải chịu những hạn chế về quyền, tài sản. Cũng cần lưu ý rằng vi phạm hành
chính chỉ là cơ sở chung để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với người vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Việc một người vi phạm hành chính
có bị truy cứu trách nhiệm hành chính trên thực tế hay khơng cịn phụ thuộc
vào việc thực hiện nhiều quy định pháp luật khác có liên quan, chẳng hạn các
quy định về thời hạn và thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai. Ví dụ, một người thực hiện hành vi hủy hoại đất bằng việc đào xới
đất gò, đồi để bán, nhưng đến khi cơ quan nhà nước phát hiện vi phạm hành
chính đó đã hết thời hiệu xử phạt thì trách nhiệm hành chính cũng sẽ khơng đặt
ra đối với người đó trong trường hợp này.
Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và lý luận về lĩnh vực
này chỉ đề cập đến trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên,
theo quy định của pháp luật đất đai trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất
đai đặt ra đối với cả cá nhân, tổ chức, hộ gia đình và cơ sở tôn giáo. Đây là
15



điểm khác biệt giữa trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất đai với các lĩnh
vực khác và trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất đai là trách nhiệm
pháp lý của chủ thể vi phạm hành chính trước Nhà nước Chủ thể vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà
nước trong lĩnh vực đất đai do Nhà nước thiết lập.
Nhà nước buộc chủ thể này phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi
để bảo vệ trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai đã được
thiết lập ra. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm hành chính nói chung và
trong lĩnh vực đất đai nói riêng đối với trách nhiệm dân sự. Trong trường hợp
này Nhà nước là người đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các biện pháp chế tài
dân sự của tổ chức, cá nhân vi phạm đối với bên bị vi phạm.
Thứ ba,việc truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất đai được
thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính và pháp luật đất
đai.
Đặc điểm này biểu hiện cụ thể ở những nội dung dưới đây:
Một là, để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với người vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai pháp luật hành chính và pháp luật đất
đai đã xác định cụ thể những người có thẩm quyền thực hiện hoạt động này.
Đáp ứng nhu cầu xử lý nhanh chóng, khắc phục kịp thời hậu quả do hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gây ra, thẩm quyền truy cứu trách
nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất đai được trao cho Chủ tịch UBND các cấp
và Chánh Thanh tra, thanh tra viên thuộc cơ quan có thẩm quyền thanh tra đất
đai.
Hai là, truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải đảm
bảo lựa chọn và áp dụng đúng các biện pháp chế tài hành chính đối với người
vi phạm hành chính.
Ba là, truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực đất đai được tiến
hành theo thủ tục do pháp luật hành chính và pháp luật đất đai quy định. Truy

cứu trách nhiệm hành chính nói chung và trách nhiệm hành chính trong lĩnh
16


vực đất đai nói riêng đều tác động trực tiếp đến việc đảm bảo việc quyền, lợi
ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan. Vì vậy, khi tiến hành truy cứu
trách nhiệm hành chính các chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ một cách
nghiêm ngặt các quy định về thủ tục do pháp luật hành chính và pháp luật đất
đai đặt ra.
Về căn bản, thủ tục này địi hỏi người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm
hành chính phải thực hiện các cơng việc theo đúng trình tự về thời gian, khơng
gian nhằm đảm bảo có đầy đủ các căn cứ cần thiết để tiến hành truy cứu trách
nhiệm hành chính đối với người vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai một
cách nhanh chóng, kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định. Trong khi đó
việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dân sự đòi hỏi phải tuân thủ các quy
định về thủ tục tố tụng hình sự.
1.3.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm
hành chính, xử lý vi phạm bằng hình thức kỷ luật, xử lý vi phạm về hình sự và
xử lý vi phạm về dân sự. Trong các hình thức xử lý trên thì xử lý vi phạm hành
chính là chủ yếu bởi vì đây là biện pháp cơ bản nhằm giáo dục, răn đe, ngăn
ngừa những vi phạm pháp luật. Nhà làm luật thấy rằng chưa cần phải truy cứu
trách nhiệm hình sự trong những trường hợp đó.
1.3.2.1. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, các
nhà khoa học pháp lý đã đưa ra khái niệm xử phạt vi phạm hành chính như
sau: “Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền,
căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính,
quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng
chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật)

đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.”
Trên cơ sở khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính nói chung trên tác
giả cho rằng: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hoạt động
của chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật về xử lý vi
17


phạm hành chính và pháp luật đất đai, quyết định áp dụng các biện pháp xử
phạt vi phạm hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai.
Thứ nhất, việc xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính được áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cơ sở tơn giáo vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật đất đai.
Thứ hai, việc xử phạt hành vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực
đất đai được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Thứ ba, việc xử phạt vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực đất đai
được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong
các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và Nghị định của
Chính phủ quy định riêng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai.
Thứ tư, kết quả của hoạt động của việc xử phạt hành vi vi phạm pháp luật
hành chính trong lĩnh vực đất đai được thể hiện ở các quyết định xử phạt vi
phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực đất đai. Trong đó ghi nhận các hình
thức xử phạt áp dụng đối với người vi phạm pháp luật hành chính bao gồm
những hình thức xử phạt chính (phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền), hình thức xử
phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Việc quyết định áp dụng
biện pháp xử phạt đó thể hiện sự trừng phạt của nhà nước đối với người vi
phạm nhằm giáo dục cho mọi người có ý thức tuân thủ pháp luật nói chung và

pháp luật đất đai nói riêng. Trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt người có
thẩm quyền xử phạt có thẩm quyền vẫn được quyền ra quyết định áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả để buộc người vi phạm phải khắc phục các hậu
quả do hành vi vi phạm gây ra. Nếu người bị xử phạt vẫn cố tình khơng chấp
hành quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu
quả, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế để buộc người vi phạm
phải thi hành quyết định xử phạt.
18


1.3.2.2. Các biện pháp xử lý hành chính khác
Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có
hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính như: biện pháp giáo dục tại phường xã; đưa vào trường giáo
dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành
chính. Các biện pháp này hồn tồn khơng phù hợp với lĩnh vực quản lý và sử
dụng đất đai. Tuy nhiên, Điều 38 của Luật Đất đai năm 2003 có quy định mười
hai (12) trường hợp thu hồi đất, trong đó có một số trường hợp thu hồi đất
mang tính chất chế tài để xử lý các vi phạm do người sử dụng đất gây ra đó là:
Sử dụng đất khơng đúng mục đích, sử dụng đất khơng có hiệu quả;
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
- Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp: Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm
2003 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai
tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám
tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn

tháng liền;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không
được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất
chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi
nhận bàn giao đất trên thực địa mà khơng được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.
Theo chúng tôi việc nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp trên có thể
coi là biện pháp xử lý hành chính khác đối với các vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.
19


Bởi lẽ, các biện pháp này được thu hồi trên cơ sở kết luận thanh tra theo
trình tự thủ tục quy định tại Điều 132 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP. Mặt
khác, Điều 28 24 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP cũng quy định rõ trách
nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt khi xử lý vi phạm hành chính mà vi
phạm hành chính đó thuộc trường hợp phải thu hồi đất quy định tại Điều 38
của Luật Đất đai:
- Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện đồng thời việc xử phạt vi
phạm hành chính và việc thu hồi đất;
- Người có thẩm quyền xử phạt nhưng khơng có quyền thu hồi đất thì thực
hiện xử phạt vi phạm hành chính và có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị UBND
cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất. UBND cấp có thẩm quyền có
trách nhiệm thực hiện việc thu hồi đất đối với trường hợp đủ căn cứ; trường
hợp không đủ căn cứ theo quy định của pháp luật về đất đai thì phải thơng báo
cho người đề nghị, người bị xử phạt, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
biết rõ lý do;
- Trường hợp hết thời hiệu xử phạt người có thẩm quyền xử phạt có trách
nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính và ra quyết định thu hồi đất trong
trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị UBND cấp có thẩm quyền thu hồi

đất trong trường hợp khơng thuộc thẩm quyền.
1.3.2.3. Vai trị của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Mọi hiện tượng vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai nói riêng đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật tự pháp luật,
nó trực tiếp hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại nhất định về vật chất và
tinh thần cho cá nhân, tổ chức xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật
bảo vệ. Riêng các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nó gây thiệt hại
trực tiếp đến các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chế độ quản lý và
sử dụng đất của nhà nước và quyền hạn, trách nhiệm của nhà nước với tư cách
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất
đai. Vì thế việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có vai trò lớn
trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, chế độ
20


quản lý và sử dụng đất đai của nhà nước. Ngồi vai trị là một chế tài pháp lý
bất lợi đối với người vi phạm, xử lý vi phạm hành chính cịn có vai trị lớn
trong việc phịng ngừa và giáo dục chủ thể vi phạm.
Xử lý vi phạm hành chính cịn có tác dụng răn đe các chủ thể khác khiến
họ phải kiềm chế, giữ mình khơng vi phạm pháp luật đất đai, từ đó thực hiện
đúng các quy định của pháp luật đất đai.

21


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai

huyện Nhà Bè
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Nhà Bè là huyện loại 2, nằm về phía Đơng Nam của thành phố Hồ
Chí Minh, cách trung tâm Thành phố 12 - 15 km. Phía Bắc giáp quận 7. Phía
Nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Phía Tây giáp huyện Bình Chánh,
có hệ thống giao thông nối liền Thành phố với hướng ra biển, đi các tỉnh miền
Tây và cũng là trục phát triển khơng gian chính của Thành phố về hướng biển.
Huyện Nhà Bè có tổng diện tích tự nhiên là 10.042,70 ha, trong đó diện tích
đất nơng nghiệp là 3.949,50 ha, đất phi nông nghiệp 6.093,20 ha gồm 6 xã và 01
thị trấn: xã Phú Xuân, xã Phước Lộc, xã Phước Kiển, xã Nhơn Đức, xã Long Thới,
xã Hiệp Phước và thị trấn Nhà Bè, với dân số thống kê cuối kỳ năm 2015 là
142.907 dân và đến năm 2019 là 216.794 dân (trong đó thường trú: 110.676 dân,
tạm trú: 97.463 dân), tăng 62.381 dân trong vịng 4 năm
Diện tích tự nhiên: 10.041,25 ha, dân số khoảng 206.760 người (dân số
thực tế cư trú trên địa bàn huyện Nhà Bè đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, theo
số lượng thống kê của Chi cục Thống kê Huyện). Mật độ dân số là 2.080
người/km2, gồm 6 xã và 1 thị trấn: xã Long Thới, xã Phú Xuân, xã Hiệp
Phước, xã Nhơn Đức, xã Phước Lộc, xã Phước Kiển và thị trấn Nhà Bè.
Huyện Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ Biển
Đông vào nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với rừng Sác. Ở
phía tây huyện Nhà Bè, con kênh Cây Khô nằm trên tuyến đường thuỷ từ đồng
bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh.

22


Hệ thống sơng ngịi chằng chịt thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao
thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức
tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng.
Với tốc độ gia tăng dân số cao, tỷ lệ người dân tạm trú chiếm 44,95%,

cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, bên cạnh những thành tựu phát triển về kinh
tế - xã hội - an ninh - quốc phòng, cũng đã đặt ra những khó khăn, thách thức
nhất định.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Trước giải phóng, đất đai ở Nhà Bè hầu hết bị bỏ hoang hóa, số đất canh
tác đa phần do địa chủ nắm giữ. Do ảnh hưởng của nước phèn, mặn sản xuất
lúa độc canh một vụ năng suất thấp đã dẫn đến 30% số dân luôn thiếu ăn từ 1
đến 3 tháng trong năm. Các cơ sở Công nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp có
nhưng khơng đáng kể.
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất Tổ quốc, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân huyện Nhà Bè bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến
tranh, xây dựng kiến thiết quê hương, đã gặt hái được những kết quả đáng trân
trọng và tự hào trên lĩnh vực phát triển kinh tế.
Với định hướng phát triển Thành phố về phía Nam, cùng với chủ trương
Thành phố đẩy mạnh xây dựng đô thị thông minh sẽ thúc đẩy sự phát triển các
dự án kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện, nhất là dự án Khu đô thị cảng Hiệp
Phước, khu đô thị Phước Kiển – Nhơn Đức sẽ tạo động lực thu hút các nguồn
đầu tư phát triển Huyện. Bên cạnh đó, xu hướng đơ thị hóa tiếp tục diễn ra, dân
số tăng nhanh, thành phần dân cư, đặc điểm cư trú đa dạng; khoa học kỹ thuật
phát triển mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ tác động rất lớn
đối với mọi mặt đời sống xã hội.
Huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp thực hiện có hiệu
quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về giải pháp chủ yếu tập trung
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và Nghị
23


×