Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 172 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------

VŨ KIM ĐIỀM

TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------

VŨ KIM ĐIỀM

TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: CNDVBC VÀ DVLS
Mã số: 9229002

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS. NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả số
liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ
quan chức năng đã cơng bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa
có tác giả cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào.

Tác giả luận án

Vũ Kim Điềm

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những cơng trình nghiên cứu lý luận về trách nhiệm của Nhà nước trong bảo
vệ môi trường ................................................................................... . ........................6
1.2. Những cơng trình nghiên cứu thực trạng trách nhiệm của Nhà nước trong việc
bảo vệ môi trường ở Việt Nam .................................................................................16
1.3. Những cơng trình nghiên cứu giải pháp thực hiện trách nhiệm của Nhà nước

trong bảo vệ môi trường ............................................................................................21
1.4. Giá trị của các cơng trình luận án cần tham khảo và những vấn đề đặt ra cần
tiếp tục nghiên cứu ....................................................................................................26
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
NHÀ NƯỚC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Trách nhiệm và trách nhiệm của Nhà nước trong BVMT .................................29
2.2. Những nội dung cơ bản của trách nhiệm Nhà nước trong BVMT ................... 52
2.3. Các nhân tố tác động đến trách nhiệm của Nhà nước trong BVMT .................. 61
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Một số vấn đề môi trường của Việt Nam và trách nhiệm của hệ thống chính trị
trong bảo vệ mơi trường .................... ...................................................................... 73
3.2. Những thành tựu và nguyên nhân trong thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi
trường của Nhà nước ta từ năm 1993 đến nay ..........................................................84
3.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường
của Nhà nước ta từ năm 1993 đến nay .................................................................... 101
Chương 4: MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÁCH
NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
4.1. Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong xây dựng hệ thống
pháp luật và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam
hiện nay ............................. ..................................................................................... 124

ii


4.2. Nhóm giải pháp tăng cường trách nhiệm, hiệu lực quản lý, điều hành của bộ
máy Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ....................... 130
4.3. Nhóm giải pháp tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo ra sự
đồng thuận của toàn xã hội nhằm thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam

hiện nay ................................................................................................................... 140
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 153

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CNH

:

Công nghiệp hóa

HĐH

:

Hiện đại hóa

Nxb

:


Nhà xuất bản

KH&CN

:

Khoa học và cơng nghệ

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

KTTT

:

Kinh tế thị trường

QLNN

:

Quản lý nhà nước

QLMT

:


Quản lý môi trường

QLTNMT

:

Quản lý tài nguyên môi trường

TCXH

:

Tổ chức xã hội

TN&MT

:

Tài nguyên và môi trường

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

TNTN

:


Tài nguyên thiên nhiên

UBND

:

Ủy ban nhân dân

iv


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường là những vấn đề quan trọng nằm trong chiến lược phát
triển bền vững của toàn nhân loại, cũng như tất cả các quốc gia dân tộc. Vấn đề này
càng trở nên cấp thiết khi mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên toàn thế giới
đang dần bị cạn kiệt, cịn mơi trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Nhiều nơi trên thế
giới đã và đang xẩy ra ô nhiễm môi trường cục bộ, dẫn đến nguy cơ ơ nhiễm mơi
trường tồn cầu, đe dọa sự sống của cả hành tinh. Thực trạng này ảnh hưởng rất tiêu
cực và nguy hiểm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, việc khai thác và sử
dụng hợp lý TNTN và BVMT, đã và đang trở thành mối quan tâm sâu sắc của cộng
đồng quốc tế.
Hiện nay, việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TNTN và BVMT là một
trong ba mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững trong quá trình phát triển của
nhiều quốc gia trên thế giới. Để hiện thực hóa được mục tiêu này, nhất thiết phải có
những nghiên cứu căn bản về BVMT ở tầm khái quát nhất, đồng thời với các
nghiên cứu của các khoa học liên ngành. Chỉ có như vậy mới có thể nắm được bản
chất của vấn đề và xác định được đầy đủ những mục tiêu của nó trên thực tiễn.

Việt Nam hiện đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Bên cạnh
những kết quả về tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật. Quá trình CNH, HĐH đã và đang làm thay đổi đô thị và nông thôn theo
hướng ngày càng văn minh, hiện đại... Bên cạnh đó, q trình này cũng để lại
những hệ lụy về môi trường rất đáng lo ngại. Chất lượng môi trường tự nhiên ngày
càng xuống cấp, rừng bị tàn phá nặng nề, nhiều loại động vật hoang dã bị tuyệt
chủng, các nguồn nước bị ô nhiễm, nồng độ bụi và tiếng ồn vượt quá giới hạn cho
phép (đặc biệt là ở khu vực đô thị, khu công nghiệp)...
Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí
hậu mà minh chứng điển hình nhất là tình trạng hạn hán chưa từng có trong gần 100
năm qua ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên vào những

1


tháng đầu năm 2016 đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng về đời sống và sản xuất. Hay,
thảm họa môi trường đặc biệt nghiêm trọng do Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Fomorsa Việt Nam gây ra tại Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) làm ô nhiễm
vùng biển của 04 tỉnh miền Trung bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế, làm cho cá chết hàng loạt, phá hoại nghiêm trọng hệ sinh thái
biển, nhân dân cả nước hết sức bức xúc, bất bình. Điều này đặt ra yêu cầu cần tăng
cường trách nhiệm Nhà nước về BVMT, vì mục tiêu phát triển đất nước bền vững.
Trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật
chất - kỹ thuật, hạ tầng KT - XH từng bước đáp ứng cho sự nghiệp CNH, HĐH, tạo
ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Với tốc độ của CNH, HĐH
và đơ thị hố như hiện nay, chúng ta đang phải đương đầu với những thách thức lớn
trên con đường phát triển bền vững mà một trong những thách thức đó là những
thách thức về mơi trường. Những thách thức môi trường giờ đây không đơn thuần là

vấn đề ô nhiễm hay cạn kiệt tài nguyên chung chung, mà mức độ ảnh hưởng sâu sắc
của môi trường đến đời sống KT - XH của con người đã gây ra và thậm chí khoét
sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo và góp phần làm tăng thêm những bất cơng trong
xã hội.
Vì thế, bảo vệ mơi trường là trách nhiệm của mọi chủ thể, trong đó có nhà
nước. Nhà nước với chức năng chuyên biệt và khả năng đặc biệt của mình, có thể và
cần phải thực hiện trách nhiệm trước hết và quyết định trong việc bảo vệ môi
trường.
Mặc dù Nhà nước đã có hững hành động quyết liệt, thể hiện rõ trách nhiệm
của mình trong việc BVMT, nhưng vẫn có nơi, có lúc trách nhiệm đó được thể hiện
chưa tốt, dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng trầm trọng. Cả trên
phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, việc hiện thực hóa trách nhiệm của
Nhà nước trong việc BVMT, nhất là trong bối cảnh lịch sử hiện nay, không phải là
một tất yếu mang tính tự phát mà trái lại, cần phải có sự đầu tư nghiên cứu nghiêm

2


túc về cơ sở khoa học làm nền tảng cho việc đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả
thi trong tổ chức thực tiễn, góp phần phát triển bền vững đất nước.
Do dó, việc nghiên cứu, làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc BVMT ở
Việt Nam hiện nay, đồng thời nêu lên các giải pháp mang tính chất định hướng để
BVMT Việt Nam hiện nay, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực
tiễn. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo
vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Chủ
nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm của Nhà nước
trong BVMT từ góc độ triết học, đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng trách

nhiệm của Nhà nước trong BVMT tại Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong BVMT ở Việt Nam thời
gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Thứ nhất, luận án nghiên cứu tổng quan những vấn đề liên quan đến trách
nhiệm bảo vệ môi trường của Nhà nước. Trên cơ sở đó, luận án kế thừa những giá
trị tích cực của các cơng trình nghiên cứu đi trước và chỉ ra những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu;
Thứ hai, luận án làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm của Nhà
nước trong việc BVMT cụ thể là: tính tất yếu, nội dung và những nhân tố tác động
đến trách nhiệm này;
Thứ ba, luận án phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm BVMT
của Nhà nước trong ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân;
Thứ tư, luận án đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao trách
nhiệm của Nhà nước trong việc BVMT ở Việt Nam hiện nay;

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ môi
trường ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu trách nhiệm của Nhà nước trong việc BVMT từ góc độ
triết học.
Luận án tập trung nghiên cứu trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trong
BVMT từ 1993 đến nay (khi luật BVMT Việt Nam ra đời đến nay).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí
Minh về mơi trường, mối quan hệ con người với tự nhiên, trách nhiệm, Nhà nước
trong việc BVMT.
Luận án căn cứ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về BVMT và
trách nhiệm của Nhà nước trong việc BVMT, lấy đó làm nền tảng lý luận cho
nghiên cứu.
Đồng thời luận án còn kế thừa kết quả điều tra, nghiên cứu của các nhà khoa
học Việt Nam và quốc tế có liên quan đến nội dung đề cập trong luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận biện chứng duy
vật. Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng một cách xuyên suốt để làm
rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn mà luận án đề cập tới.
Kết hợp phương pháp lơgíc - lịch sử để phân tích các khái niệm, trách nhiệm,
mơi trường, trách nhiệm của Nhà nước trong việc BVMT ở Việt Nam hiện nay.
Phương pháp quan sát, thu thập, phân tích các vấn đề được đề cập trong luận
án, làm cơ sở cho việc đề xuất quan điểm, giải pháp xây dựng và phát huy trách
nhiệm của Nhà nước trong việc BVMT ở Việt Nam hiện nay.
4


5. Đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về trách nhiệm của Nhà nước trong
việc BVMT từ góc độ triết học. Phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện trách nhiệm
BVMT của Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Luận án đưa ra một số nhóm giải pháp cơ bản có tính định hướng nhằm nâng
cao trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với việc BVMT trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm sâu sắc và phong phú lý luận về Nhà nước của
triết học Mác – Lênin. Đặc biệt, góp phần làm sáng tỏ trách nhiệm và trách nhiệm
của Nhà nước trong BVMT, từ góc độ triết học.
Thứ hai, thông qua những khái quát từ thực tiễn, luận án cung cấp những luận
cứ góp phần làm phong phú hơn nội dung trách nhiệm của Nhà nước trong BVMT
tại Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Thứ nhất, luận án gợi ý cho việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về BVMT và hoàn
thiện đổi mới thể chế, bộ máy Nhà nước về BVMT
Thứ hai, luận án có thể giúp người làm cơng tác quản lý xã hội, xây dựng pháp
luật, nhận định, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý BVMT.
Thứ ba, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người
làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học, môi trường và các ngành khoa học
có liên quan đến mơi trường.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương, 13 tiết.

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những cơng trình nghiên cứu lý luận về trách nhiệm của Nhà nước trong
bảo vệ mơi trường
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
Những vấn đề về môi trường bắt đầu được quan tâm vào thế kỷ XVIII khi quá
trình khai thác tài ngun, phục vụ cho q trình CNH, đơ thị hóa ở các nước Tây
Âu và Bắc Mỹ phát triển rầm rộ và gây tác động to lớn tới TNMT ở nhiều nước,

nhiều vùng. Một trong những tác giả có sự đóng góp vào q trình nghiên cứu từ rất
sớm về vấn đề lý luận môi trường phải kể đến là P.Marsh (1801-1882) với cơng
trình “Con người và Thiên nhiên” (Man and Natura, New York, 1864) [191], tác
giả đã trình bày những vấn đề khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên ở Mỹ sao
cho hợp lý để không phá hủy mơi trường, ngồi ra tác giả đã đề ra một số nguyên
tắc cơ bản trong việc BVMT.
Tuy nhiên, vấn đề môi trường được thể hiện ra và được chú ý nhiều từ sau
chiến tranh thế giới lần hai và đặc biệt là từ những năm 1960 trở lại đây. Nhiều tác
giả và tác phẩm nghiên cứu về vấn đề môi trường xuất hiện ở nhiều nước. Đáng chú
ý nhất là cơng trình “Mơi trường của con người” (Environment of Man, Jack,
Brestes. New York, (1968) [188] và cơng trình “Mơi trường và con người” của
R.H.Wagner (Environment and Man, New York, 1971) [198], tác giả đề cập tới
nhiều khía cạnh của mơi trường, từ đất đai, nguồn nước, khơng khí, các nguyên
nhân tác động tới môi trường như CNH, đô thị hóa, giao thơng, tăng trưởng dân
số…
Năm 1973, E.F.Schumacher đã ấn hành sách “Nhỏ là đẹp”(Small is beautiful)
[187,] lên án mạnh mẽ việc cơng nghiệp hóa rầm rộ với mức độ tập trung cao theo
lãnh thổ nhiều xí nghiệp to lớn. Tháng 10/1975, IEEP đã tổ chức Hội thảo Quốc tế
lần thứ nhất về Giáo dục môi trường ở Beograde, kết thúc hội thảo đã đưa ra được
một nghị định khung và tuyên bố về những mục tiêu và những nguyên tắc hướng
dẫn giáo dục mơi trường. Trong đó nêu rõ mục tiêu giáo dục môi trường là nhằm
6


nâng cao nhận thức về vai trị của mơi trường và hiểu biết về môi trường; giúp cho
mỗi người xác định thái độ và lối sống cá nhân tích cực đối với mơi trường; có
những hành động cho một mơi trường tốt đẹp.
Từ năm 1980 trở lại đây, đánh dấu sự chuyển biến từ việc nhận thức sang hành
động, được thể hiện ở sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơng trình nghiên cứu về
mơi trường và con người. Ở giai đoạn này vừa có các cơng trình nghiên cứu về lý

luận, vừa có các cơng trình nghiên cứu của các khoa học cụ thể về các thành phần
của môi trường, như nghiên cứu yếu tố địa lý, nước, thảm thực vật, tài ngun,
khơng khí, sự ơ nhiễm, ảnh hưởng qua lại của các thành phần môi trường với nhau
và con người... Bên cạnh đó, cịn rất nhiều các cơng trình khác về cơng nghệ sạch
và xử lý chất thải, sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên và BVMT xung quanh, xử lý
các chất thải lỏng và chất thải rắn... Trong đó, có các cơng trình được xuất bản như:
“Một thế giới không thể chấp nhận được”, của Rênê Duymông [183]; “Phương
hướng vận hành của thực tiễn sản xuất và sự hài hòa thống nhất giữa con người và
tự nhiên”, của Bai Lifan [184]. Tác phẩm đáng lưu ý của Alvin Toffler [195] với
hàng loạt tác phẩm đó là: Thăng trầm quyền lực (2 tập); Làn sóng thứ ba; Cú sốc
tương lai; Tạo dựng một nền văn minh mới - Chính trị của làn sóng thứ ba; Chiến
tranh và chống chiến tranh - Sự sống cịn của lồi người ở buổi bình minh của thế
kỷ XXI.
Bên cạnh đó cịn có một số cơng trình của các nhà nghiên cứu tiêu biểu trên
thế giới trong những năm qua đó là: Sách của các tác giả Michael Atchia, Shawna
Tropp 1995, Environmental Management: Issues and Solutions [192] (Quản lý môi
trường: các vấn đề và giải pháp). Sách này được tổng hợp từ một loạt các hội thảo
về BVMT do UNEP tổ chức. Sách là một tập hợp các bài thuyết trình tại các hội
thảo của hơn 50 tác giả từ khắp nơi trên thế giới, mơ tả các ngun tắc, quy trình
của hệ sinh thái và các công cụ quản lý môi trường cơ bản, trách nhiệm của chính
phủ đối với việc BVMT, bên cạnh đó trách nhiệm của các tổ chức trong việc tài trợ,
cần thiết cho quản lý môi trường, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Do
vậy, các vấn đề liên quan đến môi trường được thảo luận, với mục đích làm thế nào
để vận hành chính sách phát triển bền vững.
7


Cơng trình của tác giả Paul R.Portney, Robert N. Stavins 2000, Public Policies
for Environmental Protection, Resources for the Future Washington, DC (Chính
sách cơng về BVMT, Tài ngun cho tương lai Washington, DC) [193]. Đây là một

cơng trình tham khảo tiêu biểu về các chương trình quy định chính của EPA. Tác
giả đã cung cấp thông tin cơ bản về kinh tế mơi trường, chính trị mơi trường và giải
thích về các lựa chọn chính sách trong chương thứ nhất. Chương thứ hai là những
quy định của liên bang, chính sách ô nhiễm không khí và nước, các chất độc hại. Nó
bao gồm bảo hiểm và các chương về các chính sách mơi trường, biến đổi khí hậu
tồn cầu, và giảm thiểu và xử lý chất thải rắn. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà
nước trong việc bảo vệ TNTN.
Cơng trình của tác giả Robert W.Collin 2005, The Environmental Protection
Agency: Cleaning Up America's Act (Understanding Our Government), Greenwood
(Cơ quan BVMT: Đạo luật làm sạch nước Mỹ (Hiểu về chính phủ của chúng ta,
Greenwood) [189]. Cơng trình cung cấp lịch sử ngắn gọn về cơ quan BVMT cùng
với hoạt động hành chính trong cơng tác BVMT, sách trình bày các hoạt động hàng
ngày và truyền thống và văn hóa tác động đến BVMT. Các tranh cãi chính trị và tác
động xã hội của cơ quan này là rất lớn, liên quan đến tòa án, lập pháp, các quan
chức được bầu và tác động của các hành động của nó là rất lớn, ảnh hưởng đến từng
người dân ở Hoa Kỳ.
Cơng trình

của tác giả

Daniel.D.Chiras,

2014, Natural Resource

Conservation: Management for a Sustainable Future, Pearson India [185] (Bảo tồn
TNTN: Sự quản lý cho một tương lai bền vững, Pearson Ấn Độ). Cơng trình tập
trung vào vấn đề TNTN và bảo tồn môi trường. Tác giả mô tả các nguyên tắc, chính
sách và thực hành sinh thái cần thiết để tạo ra một tương lai bền vững. Các giải
pháp lâu dài được đưa và lựa chọn từ các quan điểm xã hội, kinh tế và môi trường:
giải quyết vấn đề bền vững, đất bảo tồn và nông nghiệp bền vững, quản lý dịch hại

tổng hợp, môi trường nước, quản lý bền vững tài nguyên nước, ô nhiễm nước, bảo
tồn thủy sản, quản lý rừng, quản lý động vật và động vật hoang dã, quản lý chất thải
bền vững, ơ nhiễm khơng khí, thay đổi khí hậu tồn cầu, sự lắng đọng axit và sự suy
giảm tầng ôzôn, khoáng sản…
8


Nhìn chung tất cả các tác giả trên vạch ra cho chúng ta thấy hiện trạng đáng lo
ngại của môi trường tự nhiên, ngun nhân làm suy thối ơ nhiễm mơi trường tự
nhiên. Vì vậy, trách nhiệm của Nhà nước vơ cùng quan trọng trong việc BVMT.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam các hoạt động nghiên cứu về TNTN và môi trường đã được đề
cập một cách khái qt và có một q trình lịch sử lâu dài. Điều đó được thể hiện
qua các cơng trình nghiên cứu của Chu Văn An, Tuệ Tĩnh từ thế kỷ XIV, tiếp theo
đó là Lê Q Đơn, Hải Thượng Lãn Ơng từ thế kỷ XVIII. Những cơng trình điều tra
khảo sát về địa lý, địa chất, sinh học, y, dược, kinh tế, xã hội ở nước ta do những
nhà nghiên cứu của Việt Nam thực hiện ở cuối thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XIX có thể
xem là những hoạt động nghiên cứu riêng lẻ về môi trường.
Vấn đề môi trường theo nghĩa rộng bao gồm cả TNTN và các nhân tố môi
trường sống con người được nghiên cứu từ những năm 1970 - 1980, đã có sách, báo
đề cập về vấn đề này của một số tác giả như: Nguyễn Trọng Chuẩn, “Chủ động đề
phịng nạn ơ nhiễm mơi trường trong q trình cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa”,
Tạp chí Triết học [36]; Phạm Thị Ngọc Trầm “Bảo vệ môi trường sống phải trở
thành một nhiệm vụ của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ở nước ta” Tạp chí
Triết học [164]; Lê Bá Thảo, “Giáo dục mơi trường cho nhân dân”, Tạp chí Hoạt
động Khoa học [149].
Nguyễn Ngọc Sinh, “Môi trường và tài nguyên Việt Nam” Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà nội, [148]; Trần Trọng Hựu “Chính sách sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường của Nhà nước ta”, Tạp chí Hoạt động Khoa học [83];
Nguyễn Ngọc Hải, “Một số thành tựu về công nghệ sinh học thế giới” Tạp chí Hoạt

động Khoa học [68]. Các tác giả bàn tới vấn đề môi trường sống, quan hệ giữa con
người và môi trường, BVMT và khai thác tài nguyên ảnh hưởng của các cơng trình
xây dựng tới vùng sinh thái xung quanh, một số tác giả đề ra các phương án BVMT,
bảo vệ rừng, mối quan hệ giữa môi trường và dân số,...
Về vấn đề môi trường, tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm đã có rất nhiều bài viết
đăng trên các tạp chí như: “Khía cạnh triết học – xã hội của vấn đề môi trường sinh
thái ở Việt Nam” [169]; “Về cách tiếp cận triết học – xã hội đối với hiện trạng môi
9


trường sinh thái nhân văn ở Việt Nam: các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp”
[170]; “Xây dựng đạo đức sinh thái – một trách nhiệm của con người đối với tự
nhiên” [173].... Trong các cơng trình này, tác giả đã đề cập đến nhiều phương diện
khác nhau của vấn đề BVMT sinh thái. Theo tác giả, nói đến mơi trường sinh thái là
nói đến mơi trường tự nhiên – xã hội hay môi trường sinh thái – nhân văn; thực chất
vấn đề môi trường sinh thái là đề cập đến mối quan hệ giữa con người – xã hội – tự
nhiên. Tác giả khẳng định mục tiêu môi trường sinh thái là sự khai thác hợp lý các
nguồn TNTN và BVMT sống ngày được tốt hơn. Trên cơ sở luận giải sự tác động
giữa con người và tự nhiên, tác giả cho rằng cần phải đồng bộ các giải pháp khác
nhau để có các chính sách xã hội về BVMT, đổi mới công nghệ để khai thác, sử
dụng hợp lý TNTN và BVMT.
Cơng trình “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở nước ta
hiện nay: khía cạnh mơi trường sống” [74], tác giả Nguyễn Đình Hịa cho rằng
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận, một nội dung quan trọng của
tiến trình hiện đại hóa ở các nước đang phát triển. Ở nước ta vấn đề mơi trường
sống nảy sinh trong q trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn
hiện nay đang trở lên phức tạp từ thành thị cho đến nông thôn. Điều này thể hiện ở
việc cạn kiệt nguồn TNTN do hoạt động sản xuất của các xí nghiệp và hoạt động
dân sinh, q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thôn làm suy giảm đa dạng sinh
học. Biện pháp để khắc phục mà tác giả đưa ra đó là phát triển và ứng dụng khoa

học công nghệ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, quán triệt mục tiêu BVMT trong xây dựng, thực hiện các chính sách phát
triển kinh tế một cách hài hòa để BVMT. Trong các Chiến lược quan trọng ban
hành từ năm 2010 đến nay như: “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020” [29]; “Chiến lược khoáng sản đến năm 2020,
tầm nhìn 2030”, “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”, “Chiến lược Bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [32]; “Chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh” [33]; Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh việc
BVMT là nội dung hết sức quan trọng trong quá trình phát triển KT - XH ở nước ta
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Việc BVMT phải được coi là sự nghiệp của
10


toàn Đảng, toàn dân, toàn thể các bộ, ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến
địa phương cũng như mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức xã hội.
Với sự quan tâm sâu sắc của Chính Phủ nhiều hội nghị, hội thảo khoa học
quốc tế và trong nước đã được tổ chức và bàn luận khá sôi nổi về việc BVMT như:
“Hội Nghị Quốc tế Động thái dân số, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững”
[34]; “Hội Nghị cấp cao ASEAN lần thứ 23” [73]; Hội thảo “Phát triển năng lượng
bền vững” [181]; “Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio de Janeiro và Hội nghị Rio”
là một hội nghị của Liên Hiệp Quốc, được tổ chức tại Rio de Janeiro từ ngày 3 tới
ngày 14 tháng 6 năm 1992. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững
(còn gọi Hội nghị Rio + 10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) tại Nam Phi,
“Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio 2012”, được tổ chức từ 13 tới 22 tháng 6. Hội
nghị thượng đỉnh COP 21 (7-12/12/2015), tại Paris, được ký kết từ ngày 22/4/2016
ngày Mẹ Trái Đất (Monther Earth Day). Các hội nghị, hội thảo này đã đề cập tới
nhiều vấn đề quan trọng, trong đó tập trung vào vấn đề BVMT ở các nước trên thế
giới, cũng như ở Việt Nam; nỗ lực tăng cường ý nguyện chính trị của cộng đồng
quốc tế để cùng nhau xây dựng cương lĩnh hành động; thực hiện các cam kết, giải
quyết các vấn đề cấp thiết của các nước đang phát triển, nhằm thúc đẩy tồn diện

q trình bền vững của thế giới về KT-XH và môi trường; đánh giá tổng quát tình
hình năng lượng tại Việt Nam, chỉ ra những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt
như: khai thác đa dạng, hiệu quả các nguồn tự nhiên trong nước, phát triển các dự
án mới, phát triển năng lượng đi kèm với việc BVMT, thúc đẩy chương trình năng
lượng nông thôn…
Khi bàn về vấn đề đạo đức môi trường, phải kể đến các cơng trình nghiên cứu
như:“Đạo đức mơi trường” do tác giả Nguyễn Đức Khiển chủ biên [89]; “Đạo đức
môi trường ở nước ta - lý luận và thực tiễn” của tác giả Vũ Dũng [47]; “Đạo đức
học mơi trường và truyền thống mục đích luận” của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương
[85]. Các tác giả giới thiệu tình hình nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu về đạo
đức mơi trường, trình bày vấn đề lý luận cơ bản về đạo đức và môi trường, tổng
quan môi trường, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra đối
với đạo đức môi trường, thực trạng nhận thức và hành vi đạo đức môi trường.
11


Tác giả Đỗ Huy trong bài viết “Giáo dục đạo đức sinh thái và xây dựng mơi
trường văn hóa trong lịch trình thế kỷ XXI” [82], đã làm rõ vai trị quan trọng của
mơi trường sinh thái trong q trình phát triển kinh tế. Theo tác giả, do nhu cầu tăng
năng suất lao động, vì vậy con người đã từng coi trọng việc khai thác TNTN, họ
cho rằng việc khai thác tài nguyên là việc làm tích cực. Với quan điểm có nhà máy,
có cơng trường, có thêm việc làm cho người lao động, họ không chú ý đến sự xuống
cấp của các giá trị văn hóa và sức khỏe con người. Như vậy, tác giả của bài viết cho
rằng giá trị của hệ sinh thái có ảnh hưởng lớn cuộc sống con người, nếu con người
lạm dụng quyền lực của mình, tác động một cách thơ bạo vào mơi trường thì phải
trả giá rất lớn. Vì những lý do trên mà tác giả khẳng định rằng, giáo dục đạo đức
sinh thái là việc làm rất cần thiết để BVMT và con người phát triển một cách hài
hịa.
“Giáo trình con người và môi trường” do tác giả Lê Văn Khoa (chủ biên)
[91], cho rằng môi trường là vấn đề chung của nhân loại, được thế giới quan tâm.

Môi trường Việt Nam đang xuống cấp, có nơi bị ơ nhiễm nặng, gây nên nguy cơ
mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt TNTN làm ảnh hưởng cuộc sống và phát triển đất
nước, một trong những nguyên nhân chính là do nhận thức con người và thái độ của
con người đối với môi trường và biến đổi khí hậu cịn hạn chế, chưa nhận thức đầy
đủ rằng con người là một bộ phận cấu thành của tự nhiên, giữa con người và tự
nhiên có quan hệ gắn bó với nhau. Tác giả cho rằng cần thiết phải tăng cường giáo
dục BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT cho mọi người, đặc biệt là thanh
niên, thiếu niên, đưa nội dung giáo dục mơi trường vào chương trình, sách giáo
khoa của hệ thống giáo dục quốc dân với khối lượng và hình thức cho phù hợp.
Khi bàn về vấn đề lý luận môi trường và BVMT, cần phải nghiên cứu một số
các cơng trình tiêu biểu của một số tác giả như: Lê Trọng Cúc, A. Terry Ramloo
(chủ biên), “Một số vấn đề sinh thái nhân văn Việt Nam” Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội, 1995 [44]; Nguyễn Viết Chức (chủ biên) “Văn hóa ứng xử của người Hà Nội
với mơi trường thiên nhiên” Nxb Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội, 2002 [39]; Hà Huy
Thành (chủ biên), “Một số vấn đề xã hội, nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài
12


nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001 [151]; Trần Lê Bảo (chủ biên) “Văn hóa sinh thái nhân văn” Nxb Văn
hóa – Thơng tin, Hà Nội, 2001 [2]; Hồ Sĩ Quý (chủ biên), “Mối quan hệ con người
và tự nhiên trong sự phát triển xã hội” Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000 [144];
Các cơng trình trên đã phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quan hệ giữa
con người và mơi trường; ngồi ra các cơng trình đã phân tích tính quy định và tác
động qua lại giữa con người và môi trường, theo đó mơi trường tự nhiên là cơ sở
của sự tồn tại phát triển con người, gắn với sự phát triển đa dạng sinh học của tự
nhiên, con người và tự nhiên tồn tại như là một chỉnh thể cân bằng, hài hịa. Những
cơng trình này đã phân tích mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống Tự
nhiên – Con người – Xã hội, bàn về thực trạng và giải pháp cho vấn đề môi trường

ở Việt Nam, trong đó có dành một sự quan tâm lớn đến việc xây dựng ý thức đạo
đức sinh thái và xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái.
Đề tài “Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam”
do Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý – Bô Tư pháp thực hiện năm 2002, nêu lên
cơ sở lý luận của pháp luật về trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực BVMT ở
Việt Nam. Đề tài đã đánh giá một cách tổng thể, toàn diện về lý luận và thực trạng
pháp luật trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam, cũng như hiện
trạng vi phạm pháp luật BVMT và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp
lý trong lĩnh vực BVMT.
Sách “Quản lý xã hội đối với hoạt động môi trường ở Thành phố Hà Nội hiện
nay” của tác giả Đinh Diệu Linh, đã làm rõ một số vấn đề lý luận về môi trường và
quản lý xã hội về môi trường, mối quan hệ giữa môi trường với đời sống con người và
sự phát triển KT - XH , đưa ra một số đề xuất mang tính thực tiễn để giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ở Hà Nội [112].
Sách “Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt yếu” của tác giả Phạm Xuân
Nam (chủ biên), đã làm rõ một số triết lý hướng hành động ở đây là phải làm sao xác
lập được mối quan hệ cộng sinh hài hòa lâu bền giữa con người và tự nhiên, tác giả cho
rằng phải làm sao duy trì và nâng cao chất lượng sống của con người thuộc thế hệ hôm
nay và cá thế hệ mai sau trong khả năng chịu tải và tự phục hồi của các hệ sinh thái tự
13


nhiên, không thể xem tự nhiên như một nguồn vô tận để khai thác. Tác giả cho rằng
muốn xác lập được mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Chỉ khi
nào xây dựng thành công trên thực tế mơ hình phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, trong
đó tăng trưởng kinh tế đi đơi với tiến bộ và công bằng xã hội, nghĩa là mơ hình thể hiện
tính trí tuệ, tính đạo đức và tính nhân văn cao, thì viện BVMT sinh thái tự nhiên vì sự
phát triển bền vững mới trở thành hiện thực.
Cơng trình “Quản lý nhà nước đối với tài ngun mơi trường vì sự phát triển
bền vững dưới góc nhìn xã hội - nhân văn” của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm [171],

đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề liên quan đến QLNN đối với TNMT, trong đó
tác giả đã nêu lên những nguyên lý cơ bản hay triết lý tổng quát của mối quan hệ
con người - xã hội - tự nhiên, làm rõ quan niệm, vị trí, vai trị của QLNN đối với
TN&MT trong các mối quan hệ nêu trên. Bên cạnh đó, tác giả cịn nêu lên thực
trạng của QLNN đối với TNMT, chỉ ra những nguyên nhân đưa đến những thực
trạng đó trong thời gian qua ở nước ta, nhất là từ khi đổi mới. Tác giả đề xuất một
số quan điểm lý luận về cơ sở xã hội nhân văn trong QLNN đối với TN&MT dựa
trên cơ sở lý luận về mối qua hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển con người, xã hội,
khai thác tài nguyên BVMT. Tác giả đã nêu lên một số giải pháp chủ yếu nhằm sử
dụng tối ưu các công cụ xã hội nhân văn trong QLNN về khai thác, sử dụng hợp lý
tài nguyên và BVMT theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam.
Tác giả, Phạm Thị Ngọc Trầm trong bài viết “Khía cạnh triết học xã hội vấn
đề môi trường sinh thái ở Việt Nam” [169], cho rằng môi trường sinh thái hay môi
trường sống vốn là mơi trường tự nhiên, trong đó đối trượng nghiên cứu khoa học
tự nhiên trực tiếp là sinh thái học - sinh học. Nói đến mơi trường sinh thái là nói đến
mơi trường tự nhiên - xã hội hay môi trường sinh thái - nhân văn và thực chất vấn
đề môi trường sinh thái là vấn đề về mối quan hệ giữa con người - xã hội - tự nhiên.
Theo tác giả, cùng với sự phát triển của xã hội, dưới tác động của con người, môi
trường sinh thái đang ngày càng biến đổi theo chiều hướng không tốt. Do vậy, để
BVMT sinh thái, cần có sự thay đổi cơ bản trong quan niệm về sự phát triển, thay
đổi quan niệm về tự nhiên, về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, đồng thời

14


kết hợp với việc ngăn chặn, loại bỏ các tệ nạn trong xã hội, đưa vấn đề giáo dục môi
trường trở thành một nội dung quan trọng trong giáo dục và đào tạo.
Trong bài viết “Tư duy mới về quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam”
[145], tác giả Nguyễn Danh Sơn, bàn về tư duy quản lý phát triển kinh tế trước
BVMT sau ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đó là

sự suy thối, ơ nhiễm mơi trường, sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Để
khắc phục sự suy thối mơi trường xã hội phải bỏ ra ngày càng nhiều chi phí. Sự
suy thối mơi trường đã cản trở quá trình phát triển quá trình phát triển theo hướng
bền vững. Tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng ở nước ta cần dựa
trên tư duy mới về phát triển và quản lý phát triển, trong đó có quản lý tài ngun
và mơi trường. Tác giả cho rằng tư duy mới phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu phát
triển bền vững kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường. Cách thức thực hiện tư duy
mới này là đưa các giá trị tài nguyên môi trường vào trong các quyết định quản lý
phát triển.
Trong bài viết “Trách nhiệm môi trường – một phương diện của trách nhiệm
xã hội” [84], tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, đã tập trung làm rõ trách nhiệm môi
trường với tính cách một phương diện của trách nhiệm xã hội. Theo tác giả thì trách
nhiệm mơi trường của con người ngày càng quan trọng không kém so với trách
nhiệm của con người đối với con người. Nó khơng đơn thuần là trách nhiệm với tự
nhiên, mà quan trọng hơn, con người phải hành động khôn ngoan để không làm tổn
hại đến mơi trường, vì lợi ích của chính con người và các sinh thể khác. Tác giả cho
rằng chúng ta BVMT cũng chính là tự bảo vệ lợi ích của các thế hệ tương lai.
Cũng trong với bài viết “Trách nhiệm mơi trường của doanh nghiệp – nhìn từ
góc độ lý luận” [86], tác giả cho rằng ngày nay BVMT được xem là một trong
những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển bền vững mà các quốc gia
hướng tới. Có thể nói, BVMT là sự nghiệp chung, là trách nhiệm của nhiều chủ thể
trong xã hội, trong đó có doanh nghiệp. Trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp
chính là sự kìm chế những hành vi của doanh nghiệp làm phương hại đến môi
trường sống của con người. Tác giả chủ chương xây dựng mối quan hệ thân thiện
với môi trường, đảm bảo một mơi trường lành mạnh cho tồn xã hội, không xâm
15


phạm đến cân bằng sinh thái, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn nguồn tài nguyên và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường là những nội dung quan trọng về trách nhiệm của

doanh nghiệp.
Nhìn chung, các cơng trình trong và ngồi nước đều khẳng định môi trường là
vấn đề quan trọng cần phải được bảo vệ từ nông thôn đến thành thị, cả trong nước
và quốc tế. Đây là vấn đề của tồn cầu, địi hỏi các quốc gia phải có chiến lược và
có chính sách cụ thể, thiết thực để BVMT vì sự phát triển chung của nhân loại. Các
chiến lược BVMT cũng như các hội thảo của các quốc gia trên thế giới đã đưa ra
nhiều chương trình hành động cũng như những cam kết. Ở đây, vấn đề về trách
nhiệm của Nhà nước được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, tuy
nhiên việc nghiên cứu về trách nhiệm của Nhà nước trong BVMT còn mang tính
tản mạng và chưa được hệ thống hóa một cách hồn chỉnh. Vì thế, cần phải có
những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Ở đây, những cơng trình được tổng quan
sẽ là cơ sở gợi mở để luận án đi sâu nghiên cứu trách nhiệm Nhà nước trong việc
BVMT ở Việt Nam.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu thực trạng trách nhiệm của Nhà nước trong
việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Trên phương diện trách nhiệm của Nhà nước, các vấn đề về môi trường đã
được quan tâm và trở thành một nhiệm vụ cơ bản trong phát triển KT-XH. Từ
những năm 1985 - 1986, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về môi
trường và chuẩn bị dự thảo luật môi trường. Năm 1991, Việt Nam công bố “Thực
hiện kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991- 2000”. Năm
1992, Bộ khoa học - Công nghệ và Môi trường được thành lập. Năm 1993 “Luật
bảo vệ môi trường” được Quốc hội thông qua. Năm 1998, Hội nghị mơi trường
tồn quốc lần thứ nhất được tổ chức. Tiếp theo là hội nghị lần hai, lần ba (2009),
Hội nghị lần thứ tư, (từ ngày 29-30/9/2015 tại Hà Nội). Mục tiêu của Hội nghị môi
trường toàn quốc lần thứ tư nhằm tổng kết, đánh giá kết quả đạt được và những bài
học kinh nghiệm trong công tác quản lý, BVMT quốc gia giai đoạn 2011 - 2015;
xác định những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong công tác BVMT giai đoạn
2016 - 2020 nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03
16



tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT, Chiến lược
BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với quyết tâm đưa công tác
BVMT lên tầm cao mới, xứng đáng là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững.
Khi luật BVMT năm 1993 ra đời, đặc biệt trong q trình thực hiện CNH,
HĐH, mơi trường nước ta bị ô nhiễm, vấn đề trách nhiệm của Nhà nước trong việc
BVMT đã được một số tác giả tìm hiểu, tuy nhiên khi bàn về trách nhiệm của Nhà
nước trong việc BVMT, chủ yếu các tác giả tập trung vào góc độ QLNN đối với
việc BVMT. Vấn đề này, được thể hiện ở một số cơng trình khoa học tiêu biểu như:
sách Cẩm nang quản lý môi trường của Lưu Đức Hải (chủ biên) [67]; Sách Quản lý
nhà nước đối với tài ngun và mơi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn
xã hội nhân văn của Phạm Thị Ngọc Trầm (chủ biên) [172, tr.173], QLNN đối với
tài ngun, mơi trường là một q trình mà ở đó, Nhà nước đã sử dụng các cách
thức, các công cụ, các phương tiện khác nhau, vận dụng các quy luật vận động khác
nhau của thế giới vật chất, tác động đến các hoạt động của con người nhằm làm hài
hòa mối quan hệ giữa TNMT và phát triển, với mục đích thỏa mãn nhu cầu về mọi
mặt của con người, đồng thời bảo đảm chất lượng sống. Bên cạnh đó, các tác giả
cho chúng ta hiểu được QLNN về tài ngun, mơi trường phụ thuộc vào trình độ
phát triển của xã hội, của LLSX. Với tư cách là cơ quan quyền lực tối cao của xã
hội, Nhà nước có chức năng tổ chức, quản lý, điều hành mối quan hệ giữa con
người với con người, giữa con người với các tổ chức cộng đồng, giữa các cộng
đồng với nhau, trong một quốc gia và trong quan hệ quốc tế. Trong mối quan hệ với
tự nhiên, chức năng này của Nhà nước chủ yếu được thể hiện ở các chính sách
nhằm phát triển lực lượng sản xuất, phát triển KT-XH.
Sách “Những tác động của yếu tố văn hóa – xã hội trong quá trình quản lý
nhà nước đối với tài ngun – mơi trường trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa”của Hồng Hữu Bình (chủ biên) [8], cho thấy QLNN đối với tài nguyên, môi
trường là quá trình hoạt động mang tính lâu dài, thường xun, liên tục chứ khơng
mang tính nhất thời. Trong q trình hoạt động QLNN đối với tài ngun, mơi

trường thì chủ thể hoạt động là Nhà nước, thông qua hệ thống các cơ quan Nhà
17


nước có thẩm quyền từ trung ương tới các cấp, các ngành các địa phương. Đối
tượng của QLNN ở đây là các hoạt động của con người trong sự tác động đến tài
ngun, mơi trường. Mục đích của QLNN đối với TNMT và phát triển, tức là vừa
BVMT vừa phát triển KT-XH, phát triển bền vững.
Sách “Quản lý môi trường ở địa phương trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”, của tác giả Trần Thanh Lâm [97], có đề xuất một số phương án
kết hợp Nhà nước và nhân dân trong công cuộc xây dựng và BVMT sống.
Trong bài viết “Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ mơi trường trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn” của tác giả Lê
Thị Thanh Hà; “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh cơng tác bảo vệ
tài ngun, mơi trường – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Hội đồng khoa
học và cơ quan Đảng Trung ương; “Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế” của
tác giả Trần Thanh Lâm; “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường” của
tác giả Nguyễn Thị Thơm và tác giả An Như Hải. Những cơng trình khoa học trên
tập trung tìm hiểu chủ thể giữ vai trị quan trọng nhất trong việc thúc đẩy q trình
BVMT chính là Nhà nước, đồng các tác giả cịn đưa ra các quan niệm khác nhau về
QLNN đối với TN&MT. Quan niệm thứ nhất: QLMT là sự tác động liên tục, có tổ
chức và hướng đích của chủ thể QLMT lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành
các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể QLMT sử dụng
một cách tốt nhất mọi tiềm năng, cơ hội nhằm đạt được mục tiêu QLMT đã đề ra,
phù hợp với pháp luật hiện hành. Quan niệm thứ hai cho rằng, QLNN đối với
BVMT là một quá trình mà ở đó Nhà nước sử dụng cách thức, cơng cụ, phương tiện
khác nhau, vận dụng các quy luật vận động khác nhau của thế giới vật chất, tác
động đến các hoạt động của con người nhằm hài hòa mối quan hệ TNMT và phát
triển, với mục đích thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt của con người, đồng thời đảm bảo
chất lượng môi trường sống. QLNN về môi trường khơng chỉ là hoạt động liên tục,

có tổ chức mà phải thường xun, lâu dài. QLNN về mơi trường có nhiều hình thức
khác nhau, song trách nhiệm QLNN về mơi trường là quan trọng nhất. Các cơng
trình nghiên cứu khẳng định ở Việt Nam TN&MT là tài sản quốc gia thuộc sở hữu
toàn dân, do Nhà nước là chủ đại diện. Nhà nước không thể giao quyền quản lý
18


TNTN và môi trường cho bất kỳ đối tượng nào khác, quyền và trách nhiệm đó
thuộc về Nhà nước.
Bài viết “Từ cảnh báo của Ph. Ăngghen về thảm họa thiên nhiên nghĩ về vai
trò của nhà nước đối với bảo vệ môi trường sinh thái” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan
[96], cho chúng ta thấy Nhà nước đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong về
TN&MT. Điều đó thể hiện ở chỗ Nhà nước quyết định trong việc hoạch định và tổ
chức thực hiện một chiến lược ở tầm quốc gia về khai thác tài nguyên và BVMT;
Nhà nước sử dụng hệ thống pháp luật và hệ thống các văn bản dưới luật như một
công cụ đắc lực để thực hiện trách nhiệm Nhà nước trong lĩnh vực TN&MT; Nhà
nước đóng vai trị xây dựng định hướng, xác lập các mục tiêu dài hạn cũng như
ngắn hạn về đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với điều kiện phát triển của
đất nước và xu thế hội nhập quốc tế; Nhà nước thiết lập sự liên kết thực hiện nhiệm
vụ quản lý, BVMT và tài nguyên giữa cơ quan chuyên trách với các ngành, lĩnh vực
khác liên quan đến TN&MT; Nhà nước thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nâng cao năng
lực nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên có chức năng thực thi
nhiệm vụ về TN&MT; Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy có hiệu
quả các hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TNTN và BVMT; Nhà nước
chủ động khai thác các giá trị Xã hội - Nhân văn trong truyền thống nhằm tăng
cường hiệu quả của công tác quản lý việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và
BVMT.
Về thực trạng trách nhiệm Nhà nước về mơi trường, trong thời gian qua đã có
nhiều tác giả nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là từ khi có luật BVMT
năm 1993, cơng tác BVMT đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ như: hệ thống

chính sách liên tục được rà sốt, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhất là ở địa
phương; đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được tăng lên cả về số lượng và chất
lượng; công tác thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT đã được đẩy mạnh và
tranh thủ được nhiều sự ủng hộ của các nước trên thế giới. Bên cạnh những kết quả
đạt được đáng khích lệ thì cơng tác BVMT cịn một số yếu kém, nguyên nhân của
những yếu kém trong thời gian qua là do: hệ thống pháp luật, chính sách về BVMT
cịn nhiều bất cập; hệ thống chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BVMT còn nhiều bất
19


×