Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ GIANG

ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

U N N TI N S TRI T HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ GIANG

ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62 22 03 02

LU N N TI N S TRI T HỌC
Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. HỒ S QUÝ

HÀ NỘI - 2019




ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu luận án là của riêng tôi. Các số liệu
được sử dụng và trích dẫn trong luận án đảm bảo trung thực, có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Giang


MỤC ỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..........................................................3
5. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................................4
7. Kết cấu của luận án..............................................................................................4
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..... 5
1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức môi trường .....................................5
1.2. Những công trình nghiên cứu đạo đức môi trường truyền thống ở Việt Nam ......13
1.3. Những công trình đề cập đến ý nghĩa của đạo đức môi trường truyền thống
đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ...........................................20
1.4. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và những vấn
đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu đối với luận án ........................................................28
Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ Ý U N VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG ..................................................31
2.1. Một số quan niệm chủ yếu về môi trường và đạo đức môi trường ................31
2.1.1. Khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường .......................................... 31

2.1.2. Đạo đức và đạo đức môi trường .............................................................. 33
2.1.3. Khái niệm đạo đức môi trường truyền thống và cơ sở hình thành đạo
đức môi trường truyền thống ở Việt Nam ......................................................... 48
2.2. Một số chuẩn mực của đạo đức môi trường truyền thống Việt Nam .............57
2.2.1. Người Việt yêu thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên ...................... 57
2.2.2. Người Việt biết khai thác tự nhiên một cách hợp lý, linh hoạt trong
đối xử với tự nhiên ............................................................................................. 61


2.2.3. Thái độ ứng xử hợp lý với tự nhiên được thể hiện qua tính cách tiết
kiệm, cần cù và tình yêu lao động của người Việt xưa ..................................... 65
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức môi trường
truyền thống trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ........................68
2.3.1. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức
môi trường truyền thống ở Việt Nam ................................................................ 68
2.3.2. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường và
biến đổi khí hậu toàn cầu đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức môi trường
truyền thống ở Việt Nam ................................................................................... 71
2.3.3. Đô thị hoá, sự biến động dân số và giáo dục ảnh hưởng đến việc kế
thừa và sử dụng đạo đức môi trường truyền thống ở Việt Nam ........................ 77
đạo đức môi trường truyền thống ở Việt Nam .................................................. 78
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................80
Chương 3. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................................82
3.1. Thực trạng đạo đức môi trường truyền thống ở Việt Nam hiện nay ..............82
3.1.1. Yêu thiên nhiên - sống hài hoà với thiên nhiên ....................................... 82
3.1.2. Khai thác tự nhiên một cách hợp lý - linh hoạt trong đối xử với tự nhiên ...... 94
3.1.3. Yêu lao động - tiết kiệm - cần cù ........................................................... 105
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc kế thừa và bổ sung đạo đức môi trường truyền
thống trong hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ..............................108

3.2.1. Tăng trưởng kinh tế trong thực tế luôn tiềm ẩn nguy cơ làm ô
nhiễm môi trường ........................................................................................... 108
3.2.2. Đạo đức môi trường truyền thống có nguy cơ ngày càng mai một ....... 112
3.2.3. Sự không tương thích giữa các chuẩn mực đạo đức môi trường trong
hương ước, trong luật tục và trong luật bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam.. 113
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................118
Chương 4. Ý NGH A CỦA ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG
TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............119


4.1. Ý nghĩa của đạo đức môi trường truyền thống trong việc phát triển kinh tế,
hoạch định chính sách và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ...................119
4.1.1. Việc hoạch định chủ trương, chính sách ở Việt Nam hiện nay cần
phải tính đến các chuẩn mực đạo đức môi trường truyền thống nhằm phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ..................................................... 119
4.1.2. Chú trọng phát triển “Kinh tế xanh”, một phương án phát triển kinh
tế theo hướng bền vững, phù hợp với các quan niệm đạo đức môi trường
truyền thống Việt Nam .................................................................................... 123
4.2. Tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc các giá trị đạo đức môi trường truyền
thống trong hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ........................128
4.2.1. Cần có tƣ duy biện chứng trong việc tiếp thu những giá trị đạo đức
môi trƣờng truyền thống trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng ......................... 128
4.2.2. Bổ sung và phát triển các chuẩn mực đạo đức môi trường truyền
thống trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay ........ 131
4.3. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức môi trường truyền thống trong sự nghiệp
bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay .............................................................138
4.3.1. Giáo dục đạo đức môi trƣờng truyền thống có tầm quan trọng đặc
biệt trong việc bảo vệ môi trƣờng ................................................................... 138
4.3.2. Kết hợp nội dung và phương pháp trong giáo dục đạo đức môi
trường truyền thống bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ........................ 140

Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................147
K T U N ............................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA T C GIẢ IÊN QUAN Đ N U N N
DANH MỤC TÀI IỆU THAM KHẢO


DANH MỤC VI T TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐĐTT

Đạo đức truyền thống

ĐĐMT

Đạo đức môi trường

ĐĐMTTT

Đạo đức môi trường truyền thống

NCS


Nghiên cứu sinh

LLSX

Lực lượng sản xuất

PTSX

Phương thức sản xuất

QHSX

Quan hệ sản xuất

TCH

Toàn cầu hóa


MỞ ĐẦU
1. ý do chọn đề tài
Môi trường, từ nhiều năm qua đã được coi là một trong những trụ cột quan trọng
trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tuy vậy, những năm gần đây, ô nhiễm
môi trường vẫn không tránh khỏi là một vấn nạn của nhiều nước, nó ảnh hưởng tiêu cực
đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, đến sự phát triển, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam cao đến mức báo động bởi các vụ án
lớn về môi trường ngày càng gia tăng với những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến
nền kinh tế. Trước tình hình đó, Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề
môi trường và sự phát triển kinh tế bền vững, nhưng vẫn chưa giải quyết được tận gốc
vấn đề [Xem:12, 13, 18]. Bởi đối với việc BVMT, con người ngoài sự nhận thức được tầm

quan trọng của môi trường đối với đời sống của mình còn cần hơn nữa đó là thái độ, tình
cảm và hành vi để thực hiện nó. Giải pháp với môi trường mang yếu tố bền vững và
cũng mang yếu tố lâu dài nhất chính là đạo đức môi trường.
Trong khi đó, người Việt Nam ngay trong truyền thống đã có ý thức BVMT ở
mức độ rất đáng kể. Ý thức đạo đức này được thể hiện trong các hương ước, luật
tục, trong tục ngữ, cao dao mà cao hơn nữa được tìm thấy trong một số điều luật của
triều đại phong kiến Việt Nam. Từ thái độ của con người đối với thiên nhiên được
thể hiện qua ca dao, tục ngữ và được thể hiện một cách rõ ràng thông qua cuộc sống
lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày và qua các lễ hội truyền thống. Cách ứng xử
của con người với môi trường tự nhiên được mỗi cộng đồng thể hiện qua hương ước
và luật tục để quy định cho mỗi cá nhân trong cộng đồng mình sinh sống làm theo
và đây là những những yếu tố đạo đức môi trường cao nhất được thể hiện qua trong
lịch sử cộng đồng Việt Nam.
Người Việt trong truyền thống đã có những quy định đạo đức trong việc bảo
vệ thiên nhiên, nhận thức được vai trò quan trọng của tự nhiên trong cuộc sống của
mình và điều đó đã được minh chứng qua hàng ngàn năm lịch sử. Theo quy luật, khi
xã hội phát triển, khi xã hội phong kiến bị thay thế bằng một xã hội mới, tiến bộ
hơn. Một phương thức sản xuất mới ra đời kéo theo nó là những yếu tố khác cũng

1


thay đổi theo, nói một cách khác đó là khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội
cũng thay đổi theo cho phù hợp. Ở Việt Nam những thập kỷ gần đây, kinh tế thị
trường ra đời, từ sự thay đổi về kinh tế dẫn đến những thay đổi trong đạo đức. Kinh
tế thị trường bản thân nó đã tạo nên một kỳ tích trong sự phát triển kinh tế ở Việt
Nam nhưng cùng với nó là mặt trái mà chúng ta hiện nay đang phải đối mặt, một
trong số đó là sự ô nhiễm môi trường hay đằng sau của sự phát triển công nghiệp đó
là những bãi rác thải do nghành công nghiệp ấy sinh ra đã thải vào môi trường và
ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững của xã hội loài người.

Hiện trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay đang ở mức độ báo động bởi sự
tàn phá nặng nề của con người đối với môi trường tự nhiên. Sự tàn phá của người
Việt hiện nay với rừng nguyên sinh, với sự khai thác không hợp lý các tài nguyên
thiên nhiên và càng nguy hại hơn nữa đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm gần
đây làm cho chúng ta phải giật mình, con người sao lại có thể đối xử với con người,
đối xử với giới tự nhiên như thế, đó là vấn đề đạo đức, trong đó có đạo đức môi
trường. ĐĐMT quy định mối quan hệ ứng xử của con người với giới tự nhiên trong
quá trình tồn tại và phát triển của mình.
ĐĐMT đến nay đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm thuộc các lĩnh vực
khác nhau như: tâm lý học, xã hội học, luật học, môi trường …nhưng nghiên cứu
dưới góc độ triết học đã ít lại càng ít nhất là nghiên cứu về đạo đức truyền thống của
người Việt đối với môi trường. Bởi trong truyền thống có những yếu tố hợp lý
chúng ta có thể kế thừa và những yếu tố không còn phù hợp với ngày nay nhưng nó
vẫn tồn tại, chúng ta tìm cách để hạn chế. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài:
“Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi
trường ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu đạo đức môi trường truyền thống ở Việt Nam, trên cơ sở
đó rút ra ý nghĩa của nó đối với sự phát triển và đối với việc bảo vệ môi trường ở
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ

2


Với mục đích nghiên cứu trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Làm rõ các khái niệm đạo đức môi trường, đạo đức môi trường truyền thống,
bảo vệ môi trường và hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan.

- Xem xét đạo đức môi trường với các chuẩn mực của nó ở Việt Nam.
- Đánh giá giá trị và ý nghĩa của đạo đức môi trường truyền thống trong việc đáp
ứng các yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đạo đức môi trường truyền thống Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu đạo đức môi trường truyền thống dưới góc độ triết học.
- Những nội dung và chuẩn mực đạo đức môi trường truyền thống Việt Nam
hiện đang còn tồn tại và ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận của luận án là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
- Cơ sở phương pháp luận của luận án là Phép biện chứng duy vật.
- Luận án được thực hiện trên cơ sở các chỉ dẫn lý luận và phương pháp luận
về con người và môi tường tự nhiên; về đạo đức con người đối với giới tự nhiên của
C.Mác - Ph.Ăngghen; tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam; các văn kiện, Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam có liên
quan trực tiếp đến con người, môi trường và đạo đức con người.
4.2. Về phương pháp nghiên cứu
Phù hợp với phương pháp luận biện chứng duy vật, luận án sử dụng các
phương pháp như logic - lịch sử; phân tích hệ thống; quy nạp - diễn dịch; tổng hợp phân tích; so sánh - đối chiếu, thống kê,…
- Luận án chú trọng kế thừa những kết quả của các nghiên cứu lý luận và
thực tiễn có liên quan đến đề tài của các tác giả đi trước.

3


- Luận án có sử dụng các tài liệu nghiên cứu về văn hóa truyền thống; các

Báo cáo môi trường quốc gia; các tài liệu khác trực tiếp bàn đến đạo đức môi
trường… như là các chỉ dẫn lý thuyết, cũng đồng thời là nguồn số liệu thực tiễn tin
cậy để phân tích lý luận triết học.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án hệ thống hóa, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận có liên quan đến
đạo đức môi trường, đạo đức môi trường truyền thống và một số chuẩn mực cơ bản
của đạo đức môi trường truyền thống Việt Nam.
- Luận án đã chỉ ra và phân tích được những chuẩn mực đạo đức môi trường
truyền thống trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án đã đánh giá được giá trị và ý nghĩa của đạo đức môi trường truyền
thống trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở
Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần nghiên cứu đạo đức môi trường truyền
thống với các chuẩn mực cơ bản của nó ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo
cho các tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy triết học và
lý luận về môi trường và đạo đức môi trường ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công
bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về đạo đức môi trường và đạo đức môi
trường truyền thống.
Chương 3: Thực trạng đạo đức môi trường truyền thống ở Việt Nam hiện nay
và một số vấn đề đặt ra.
Chương 4: Ý nghĩa của đạo đức môi trường truyền thống trong việc bảo vệ
môi trường ở Việt Nam hiện nay.


4


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QUAN Đ N ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, những quan điểm của Đảng về vấn đề ĐĐMTTT trong việc BVMT ở Việt
Nam hiện nay, tác giả đã nghiên cứu các công trình của các học giả trong nước và
thế giới có đề cập về đạo đức môi trường, ĐĐMTTT, BVMT…
Cho đến nay, vấn đề ĐĐMTTT đã có nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều
góc độ, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Căn cứ vào nội dung, logic triển khai trong
luận án, tác giả khái quát tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài theo các lát cắt sau:
1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức môi trường
Trong thế giới ngày nay, vấn đề môi trường không chỉ là vấn đề riêng của
một quốc gia, mà là vấn đề mang tính toàn cầu, nó có mối liên hệ tác động lẫn nhau,
bởi ô nhiễm môi trường có thể từ quốc gia này ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
ĐĐMT có tính toàn cầu, do đó các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học
luôn quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Điều này, được thể hiện thông qua rất nhiều
các công trình khoa học của các học giả trên thế giới, các hội nghị quốc tế về môi
trường được tổ chức, cụ thể như sau:
Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trƣờng con ngƣời [86] diễn ra ở Stockholm,
Thụy Điển từ 6 - 16/6/1972. Hội nghị đã nhận thấy và thừa nhận sự xuống cấp
của môi trường toàn cầu; từ đó khẳng định cần phải đưa ra những giải pháp
nhằm ngăn chặn sự xuống cấp đó, cũng như từng bước bảo vệ môi thế giới vì
môi trường có ảnh hưởng đến lợi ích của mọi quốc gia, cũng như sự phát triển
kinh tế toàn cầu. Tại hội nghị này, đã ra Tuyên bố Stockholm về Môi trường con
người, với sự tham gia của 113 quốc gia, ghi nhận sự hình thành của một số
nguyên tắc pháp lý quan trọng, hướng mọi dân tộc trên thế giới vào việc gìn giữ
và làm tốt đẹp môi trường của con người.
Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trƣờng và phát triển [87] (còn được gọi là hội

nghị thượng đỉnh trái đất Rio de Janneiro, hay Hội nghị Riô diễn ra tại Brazil, từ
ngày 3 - 4/6/1992). Hội nghị thiết lập một sự chung sức toàn cầu mới và bình đẳng
5


giữa các quốc gia, nhằm tôn trọng quyền lợi của mọi người, cũng như bảo về toàn
vẹn của hệ thống môi trường và sự phát triển. Bên cạnh đó, hội nghị khẳng định sự
phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia không thể tách rời trong việc bảo vệ trái đất,
như bảo vệ ngôi nhà của chính mình.
Đến năm 2002, Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển bền vững [88] đã
được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi 26/8/2002. Trong hội nghị các quốc gia đã
cùng nhau tìm các giải pháp về những vấn đề lớn mà các quốc gia đều đang quan
tâm và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đó là: sự suy giảm đa dạng sinh học, đói
nghèo. Vấn đề được quan tâm nhiều tiếp theo: nước, năng lượng và sự phát triển
một cách bền vững. Năm 2009, Hội nghị thƣợng đỉnh về biến đổi khí hậu [89] của
Liên hợp quốc tại Copenhagen, Đan Mạch lại nhấn mạnh về biến đổi khí hậu, ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu và vấn đề BVMT mang tính toàn cầu.
Ngoài các hội nghị quốc tế mang tính toàn cầu về môi trường thì ĐĐMT là đề
tài mà các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau và với
cách nhìn khác nhau. Vào những năm 90 của thế kỷ XX đã có không ít công trình
về ĐĐMT đã được công bố như:
Trong cuốn Môi trƣờng sinh thái [151] của Jacques Vernier (2002). Sách của
Jacques Vernier được chia làm hai phần chính. Phần thứ nhất, tác giả đã phân tích
các đối tượng của môi trường bị ô nhiễm như: nước, không khí, tiếng ồn, chất thải,
sản xuất sạch, an toàn, và về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Đó là sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, đô thị. Thông qua các đối tượng này, tác giả chỉ
vai trò của giới tự nhiên đối với đời sống con người, khẳng định chúng ta phải
BVMT và bảo vệ động vật, thực vật. Ở phần thứ hai, tác Jacques Vernier đã đưa ra
công cụ đòn bẩy và cho rằng nó hữu hiệu đối với việc ngăn chặn ô nhiễm môi
trường do hoạt động của con người gây ra. Cuốn sách là sự tổng kết những thành

tựu trong hơn 20 năm, từ những năm 70 - 90 của thế kỷ XX của công cuộc đấu
tranh chống ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra kết
luận nếu thế giới này không tự kiềm chế được mình thì với sự phát triển của dân số,
sự tàn phá rừng, sự tiêu dùng năng lượng quá mức có thể làm rối loạn bộ máy đẹp

6


đẽ là thế giới sinh vật. Trong tác phẩm này, tác giả đã thấy được mâu thuẫn giữa sự
phát triển kinh tế với việc BVMT nhưng các giải pháp mà ông đưa ra còn chung
chung, các giải pháp chưa cụ thể, vì với mỗi khu vực và quốc gia khác nhau cần có
những giải pháp BVMT khác nhau.
Hai tác giả Paul Wapner and Richard A.Matthew (2009) với bài viết The
Humanity of Global Environmental Ethics [153], tạm dịch Khía cạnh nhân văn
trong đạo đức học môi trƣờng toàn cầu, đã nghiên cứu về cách con người ứng xử
với thế giới tự nhiên, phân tích quá trình ra đời của đạo đức học môi trường từ
những năm 1970 của thế kỷ XX. Các tác giả cho rằng, cần phải có một nền đạo đức
học môi trường toàn cầu chứ không phải của riêng từng quốc gia. Bài báo đã phân
tích những quan niệm khác nhau của con người trong cư xử với giới tự nhiên. Các
ông đã phê phán quan điểm truyền thống của Cơ đốc giáo và sự khẳng định của nó
khi cho rằng: Chúa ban cho con người quyền thống trị đối với hệ động, thực vật trên
trái đất, bác bỏ chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm. Từ đó, đưa ra các giải pháp
BVMT, chống ô nhiễm môi trường dưới góc độ đạo đức học đó là: dịch chuyển
vùng tiêu cực các vấn đề về môi trường theo không gian, dịch chuyển ở đây không
chỉ là sự dịch chuyển sự suy thoái môi trường mà còn là sự di dời con người và sự
dịch chuyển vùng các tác động tiêu cực môi trường theo thời gian, đó là khi chúng
ta xem xét các phương thức tiêu thụ và các nguồn tài nguyên có thể tái sinh. Bên
cạnh đó, các tác giả cũng đưa ra đạo đức toàn cầu của sự dịch chuyển vùng các tác
động môi trường tiêu cực, và coi đây là vấn đề chung của toàn cầu, vấn đề này cần
được nghiên cứu và xử lý dưới góc độ đạo đức học. Đây là tư tưởng đáng chú ý về

đạo đức môi trường. Có thể nói, đây là một vấn đề đầy tính nhân văn trong việc
BVMT mà chúng ta cần học hỏi.
Cuốn sách Environmental ethics for the long term [152], tạm dịch: Đạo đức
môi trƣờng trong dài hạn của John Nolt (2015), khẳng định rằng, về lâu dài cần
phải có ĐĐMT. Tác giả đã đưa ra những quan điểm của mình với những tư tưởng
trước đó về ĐĐMT. Ở đây, ông đã đề cập đến vấn đề đạo đức trong việc BVMT tự
nhiên, nói lên tầm quan trọng của tự nhiên đối với con người và sự sinh tồn, phát

7


triển của xã hội loài người. Cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề như: sự ô nhiễm
môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên thiên, những lý do cạn kiệt đó như sự bùng
nổ dân số, cuộc sống lãng phí của con người khi sử dụng các loại tài nguyên không
tái tạo được nhưng không biết tiết kiệm tài nguyên. Tác giả đưa ra các giải pháp
hiệu quả để có thể hạn chế việc sử dụng các nguyên liệu, đặc biệt ông đưa ra những
vấn đề như: xóa bỏ việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá
vì đó là những loại nhiên liệu không có khả năng phục hồi và thay vào đó là nên sử
dụng các loại nhiên liệu như: sức gió, sức nước và năng lượng mặt trời. Trong cuốn
sách, tác giả đưa ra việc bảo vệ các loài và môi trường sống, ăn một cách có đạo
đức, giảm dân số loài người, xây dựng một nền kinh tế bền vững. Dưới khía cạnh
triết học, cuốn sách đã đề cập đến những quan điểm sống ảnh hưởng đến môi
trường, đó là các quan niệm lấy con ngƣời làm trung tâm, ông ủng hộ quan điểm lấy
cuộc sống làm trung tâm và cho rằng cứ là sinh vật sống đều cần được tôn trọng.
Các công trình khoa học trên đã đưa ra những vấn đề lý luận về ĐĐMT. Đây
là những tư liệu quý đối với NCS, để NCS có thể vận dụng khi hệ thống hóa cơ sở
lý luận về ĐĐMT.
Công trình: Những tƣ tƣởng cơ bản của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin về
mối quan hệ giữa con ngƣời, xã hội và tự nhiên [139] của nhà nghiên cứu Phạm Thị
Ngọc Trầm (1992), đã phân tích quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác Lênin khi cho rằng con người có mối quan hệ hữu cơ, có sự tác động đối với môi

trường tự nhiên. Trong đó, con người là sự thống nhất giữa yếu tố tự nhiên và xã
hội. Ba mối quan hệ tự nhiên - con người - xã hội tác động biện chứng với nhau, sự
tác động của con người với giới tự nhiên phụ thuộc vào trình độ của PTSX, đây
cũng là đối tượng mà ĐĐMT nghiên cứu. Bài báo chỉ ra đối tượng nghiên cứu của
ĐĐMT là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên.
Bài báo Về đạo đức môi trƣờng [114] của tác giả Hồ Sĩ Quý (2005), đã phân
tích quan điểm đạo đức học môi trường của các triết gia trên thế giới như: Aldo
Leopold, Paul Taylor, Arne Naiess và khoa học đạo đức học môi trường với các
trường phái: đạo đức duy sinh vật, đạo đức duy sinh thái. Trong bài viết, tác giả đưa

8


ra khái niệm về ĐĐMT, phân tích thực trạng cư xử hiện nay của người Việt với tự
nhiên xung quanh mình từ trong cuộc sống hàng ngày đến các lễ hội văn hóa. Tác
giả đã tổng kết những cách cư xử của người Việt với môi trường tự nhiên trong đời
sống văn hóa từ xưa đến nay vẫn còn có rất nhiều hạn chế, những việc như bẻ cành
cây cối, ngắt hoa lá nơi công cộng, các lễ hội đâm trâu, chọi trâu, đánh dê trƣớc
khi giết thịt… Điều này, cho thấy mặt trái trong cách ứng xử của người Việt trong
truyền thống đối với thiên nhiên và các động vật khác. Trên cơ sở phân tích đó, tác
giả cũng đã đưa ra các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhưng giải pháp này chỉ là tạm
thời, còn giải pháp lâu dài là phải nâng cao ĐĐMT, vì nó sẽ giải quyết vấn đề môi
sinh theo hướng phát triển bền vững, yêu cầu cần phải đưa tiêu chí BVMT thành
một tiêu chí quan trọng trong khi sản xuất và hoạch định các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội. Đây cũng là những gợi ý cho NSC khi rút ra ý nghĩa của việc
nghiên cứu ĐĐMTTT trong việc hoach định chính sách phát triển kinh tế, xã hội
nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố BVMT. Trong bài báo, tác giả cũng đã đưa ra quan
điểm riêng của mình về khái niệm ĐĐMT mà NCS dùng để tham khảo trong quá
trình viết luận án của mình.
Cũng bàn về đạo đức môi trường, tác giả Dương Quang Ngọc (2007) trong bài

viết Về đạo đức môi trƣờng [101], trên cơ sở phân tích lịch sử sự hình thành, nguồn
gốc ra đời của đạo đức học môi trường trên thế giới. Từ đó, tác giả đi sâu và phân
tích kỹ các trường phái đạo đức học môi trường như: trường phái lấy con ngƣời làm
trung tâm và trường phái không lấy con ngƣời làm trung tâm, trường phái sinh học
trung lập, trường phái gắn ĐĐMT với các phong trào chính trị, trường phái theo chủ
nghĩa thực dụng. Những trường phái trên đã đưa ra được quan niệm về ĐĐMT ngày
càng hoàn thiện và được mở rộng, vấn đề ĐĐMT ngày càng trở thành mục tiêu cần
thiết phải được thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa vì một cuộc
sống tốt đẹp và bền vững của loài người.
Trong đề tài cấp Bộ: Đạo đức môi trƣờng - Một số vấn đề lý luận và kinh
nghiệm thế giới [105], Nguyễn Văn Phúc (2009) làm chủ nhiệm đề tài, đã phân tích
những cách tiếp cận khác nhau về ĐĐMTTT qua quan điểm của Công giáo, Nho

9


giáo, Phật giáo, Đạo giáo và một số khuynh hướng của đạo đức học hiện đại về môi
trường. Tác giả đã đưa ra những ví dụ về kinh nghiệm BVMT và xây dựng ĐĐMT
của một số nước. Từ đó, khẳng định việc xây dựng ĐĐMT ở Việt Nam hiện nay là
cần thiết cho sự phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững. Ngoài ra, cũng của
tác giả Nguyễn Văn Phúc (2013), trong cuốn giáo trình Đạo đức môi trƣờng [106],
có điểm tương đồng khi trong các công trình này, tác giả đã làm rõ các thuật ngữ
đạo đức học môi trƣờng và đạo đức môi trƣờng, đưa ra khái niệm về ĐĐMT, đưa ra
chuẩn mực đạo đức chính của đạo đức môi trường, coi đó là yếu tố trung tâm của ý
thức đạo đức. Tác giả khẳng định: ĐĐMT có từ rất lâu trong lịch sử, đó là cách ứng
xử của con người đối với tự nhiên. Quan niệm này đã có ở cả phương Đông và
phương Tây, có thể được coi là truyền thống nhưng trong các tác phẩm này, tác giả
chưa nghiên cứu về ĐĐMT trong truyền thống của người Việt Nam.
Phan Văn Thạng (2011), Mối quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng trong sự
phát triển bền vững ở nƣớc ta nhìn từ góc độ xã hội học [127], tác giả đã phân tích

mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong phát triển sự bền vững ở nước ta
hiện nay. Trên cơ sở phân tích vai trò của tự nhiên trong đời sống con người, tự
nhiên quyết định sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người, đồng thời cũng
phân tích rõ sự tác động trở lại của con người đối với tự nhiên theo cả hai hướng
tích cực và tiêu cực. Bước đầu, tác giả đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến xấu đến
môi trường, là: áp lực của sự gia tăng dân số và tăng trƣởng kinh tế, con người đã
khai thác tự nhiên không có kế hoạch hợp lý, sự gia tăng của các khu công nghiệp
không đáp ứng đủ các tiêu chí về môi trường trong tiến trình CNH, HĐH cũng đã
tác động đến môi trường một cách nghiêm trọng, đó là sự ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất... và đặc biệt sự ô nhiêm này dẫn đến ảnh hưởng
sức khỏe của con người, dẫn đến các bệnh do ô nhiễm môi trường, như bệnh hô
hấp, bệnh phổi và các bệnh về đường ruột. Từ đó, chỉ ra con người cần phải BVMT
tự nhiên. Nhiệm vụ này không chỉ thuộc vể các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính
trị - xã hội mà còn phải vận dụng đến một hình thức đó là hương ước. Kết hợp
hương ước với luật BVMT, vận dụng các giá trị ĐĐTT để nâng cao nhận thức, hiểu

10


biết của người dân để BVMT. Vấn đề hương ước này đã từng được người Việt áp
dụng từ rất lâu trong các làng xã nhằm BVMT và có những quy định rất rõ ràng.
Trong cuốn sách có tiêu đề Những vấn đề cơ bản về môi trƣờng và phát triển
bền vững vùng Trung Bộ giai đoạn 2011 - 2020 [76], do nhà nghiên cứu Nguyễn
Ngọc Khánh (2012) (Chủ biên). Tác giả đã phân tích một cách rõ nét về điều kiện
địa lý tự nhiên, về điều kiện kinh tế đã ảnh hưởng đến môi trường, đến sự phát triển
bền vững vùng Trung Bộ. Tác giả chỉ mới nghiên cứu một vùng Trung Bộ trong
một giai đoạn nhất định. Nhân tố chính mà tác giả nghiên cứu là những điều kiện
địa lý tự nhiên ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế và đây cũng là nhân tố môi
trường tác động đến sự phát triển kinh tế vùng, miền. Từ đó, mở cho ta những nhân
tố tiếp theo trong quá trình nghiên cứu: đó là điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến vấn

đề BVMT hay còn là ĐĐMT.
Cùng nghiên cứu ĐĐMT, cuốn sách Đạo đức môi trƣờng ở nƣớc ta lý luận và
thực tiễn [37] của tác giả Vũ Dũng (2011), tác giả đã phân tích cách BVMT trong
truyền thống của người Việt không chỉ có hƣơng ƣớc, mà còn có luật tục của các
dân tộc thiểu số. Nếu như chúng ta biết khai thác và vận dụng, và kết hợp những
hương ước và luật tục này với luật BVMT hiện nay sẽ có hiệu quả hơn đối với việc
BVMT. Tác giả Vũ Dũng cho rằng “.. hành vi bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
này được thực hiện mang tính tự giác cao, phản ánh ý thức của người dân về tinh
thần trách nhiệm của mình đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên và bảo vệ
môi trường” [37; tr. 387]. Trong cuốn sách này, tác giả chỉ mới nghiên cứu dưới góc
độ hành vi ĐĐMT của một vài dân tộc thiểu số dưới góc độ tâm lý học mà chưa đi sâu
phân tích những cơ ở lý luận đưa đến những cách ứng xử truyền thống đó của người
Việt. Đây là nguồn tư liệu quý để NCS thuận lợi trong việc định hướng, khai thác các nội
dung hợp lý trong hương ước và luật tục nhằm triển khai luận án của mình.
Các tác giả Nguyễn Đức Khiển, Nguyễn Kim Hoàng (2011) trong cuốn sách
Đạo đức môi trƣờng [73], đã phân tích các kiến thức cơ bản về môi trường như:
một số khái niệm môi trường, các chức năng chủ yếu của môi trường, phân tích
những thách thức của môi trường mà thế giới đang phải đối mặt như: sự biến đổi
khí hậu, suy giảm tầng ô - zôn, suy thoái tài nguyên, suy thoái đa dạng sinh học và
11


đưa ra các số liệu chứng minh sự ô nhiễm môi trường trên thế giới đang diễn ra trên
quy mô rộng và khẳng định tất cả những sự ô nhiễm này là do con người gây ra. Từ
đây, tác giả cũng phân tích các vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam; đưa ra các
nhân tố dẫn đến ô nhiễm môi trường hiện nay, đó là sự tác động của dân số đến môi
trường, sự gia tăng dân số dẫn đến những hệ lụy về môi trường, vấn đề sản xuất
lương thực liên quan đến suy thoái môi trường. Cuốn sách đưa ra vấn đề cần phải có
ĐĐMT trong sự phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam, chỉ ra Việt Nam muốn
phát triển kinh tế bền vững, phải quan tâm đến vấn đề môi trường, đưa môi trường

trở thành mục tiêu, nguyên tắc, nội dung phát triển bền vững.
Với tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2016), Đạo đức môi trƣờng và chủ nghĩa
vị lợi [70], lại có cách tiếp cận ĐĐMT dưới góc độ của chủ nghĩa vị lợi với những
đặc trưng điển hình như: thừa nhận lợi ích của hành vi là tiêu chuẩn đạo đức cơ bản
nhất, chủ nghĩa này tối đa hóa toàn bộ lợi ích theo nghĩa tạo ra nhiều ích lợi cho
nhiều người nhất. Những kết quả mang lại lợi ích tối ưu và cho nhiều người nhất
thì đó là hành động hợp đạo đức, còn ngược lại là hành động phi đạo đức. Tác
giả cũng đã phân tích những nguyên tắc của chủ nghĩa vị lợi đối với ĐĐMT,
những hạn chế của chủ nghĩa này ảnh hưởng của chủ nghĩa vị lợi trên thế giới
hiện nay. Theo như cách nhìn nhận của chủ nghĩa vị lợi thì lợi ích phát triển kinh
tế vẫn đứng trên cả đạo đức.
Tác giả Lê Văn Khoa (2016) với bài Đạo đức môi trƣờng - Từ tƣ duy đến
hành động [77], đã khẳng định cần phải xây dựng ĐĐMT trong các lĩnh vực: sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, làng nghề và việc sử dụng các nguồn tài nguyên,
thực phẩm. Các ngành nghề đều phải coi việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm về
mặt pháp lý và cũng là trách nhiệm đạo đức đối với toàn xã hội. Tác giả đã đề xuất
các biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức môi trường, trong đó tác giả nhấn mạnh,
luật tục, hương ước, lệ làng, lễ hội, phong tục.. là một trong những biện pháp nhanh
nhất, dễ đi vào lòng người nhất và có hiệu quả cao. Đồng thời cũng đưa ra, cần phải
giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc phù hợp với bảo vệ môi trường hiện nay ở
Việt Nam. Giải pháp được đề cao và chú trọng là việc sử dụng những hương ước,

12


luật tục, phong tục, tập quán đã có từ lâu trong truyền thống của dân tộc để bảo vệ
môi trường. Bài báo cũng đưa ra những gợi ý về việc bảo vệ môi trường ở Việt
Nam hiện nay đã có từ xưa, qua hương ước, luật tục.
1.2. Những công trình nghiên cứu đạo đức môi trường truyền thống ở Việt Nam
ĐĐMT là hành vi, là cách ứng xử với môi trường tự nhiên của con người. Ở

Việt Nam, những cách ứng xử này từ lâu đã đi sâu vào trong đời sống của mỗi con
người trong cộng đồng. Hơn ai hết, người Việt hiểu rằng tự nhiên có vai trò vô cùng
quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của mình, từ lao động sản xuất để cung
cấp lương thực hàng ngày, cho đến đất đai để ở, rừng và sông suối cho nhiều nguồn
lâm, hải sản cho nên những quy định của người Việt càng về sau càng được đưa vào
trong các luật tục, hương ước quy định về bảo vệ giới tự nhiên cũng như những sinh
vật sống ở trên đó. Khi nghiên cứu về ĐĐMTTT chúng ta cần phải tìm một phần
lớn trong các luật tục, hương ước riêng của từng tộc người, từng làng, từng vùng ở
Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu gồm:
Trong cuốn sách Mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên trong sự phát triển
xã hội do Hồ Sĩ Quý Chủ biên, xuất bản năm 2000 [113]. Trong nghiên cứu này các
tác giả đã phân tích vai trò của tự nhiên đối với sự tồn tại, phát triển của con người
và sự phát triển xã hội. Con người phải sống hòa hợp với tự nhiên, điều này đã được
quan tâm từ rất lâu trong truyền thống của người Việt. Điều này khẳng định, ở Việt
Nam trước đây đã có những nghiên cứu về ĐĐMT nhưng chưa được khái quát một
cách hệ thống về lý luận hoàn chỉnh mà chúng ta chỉ tìm thấy những quy định về
chuẩn mực ứng xử giữa con người với giới tự nhiên hay nói cách khác đó là ĐĐMT
trong các quy định đạo đức của con người trong cuộc sống thường ngày.
Công trình Giá trị truyền thống trƣớc những thách thức của toàn cầu hóa [30]
do tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (2002), (Đồng chủ biên) bao
gồm các bài viết về giá trị truyền thống Việt Nam những vấn đề đặt ra trong quá
trình TCH; TCH là xu thế tất yếu xảy ra trên thế giới và Việt Nam cũng không
ngoại lệ, bên cạnh những ích lợi do toàn cầu hóa mang lại còn có những ảnh hưởng
tiêu cực, đặc biệt là trong văn hóa. Toàn cầu hóa đã và đang làm mất dần đi các giá

13


trị truyền thống dân tộc, trong đó có các giá trị đạo đức của người Việt về tình yêu
thiên nhiên, đất nước cũng bị ảnh hưởng. Với nghiên cứu này, giúp NCS nhận thấy

TCH cũng là một trong các nhân tố làm thay đổi đạo đức của người Việt ngày nay
trong vấn đề BVMT dưới góc độ đạo đức. Đây là một cơ sở lý luận quan trọng, giúp
NCS phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ĐĐMTTT của người Việt hiện nay.
Trong bài báo Vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng [140] Phạm Thị Ngọc Trầm (2002), qua việc phân tích những giá trị đạo đức
sinh thái truyền thống của Việt Nam như: cái Thiện của người Việt Nam, tình yêu
của con người đối với thiên nhiên, tình yêu lao động, tình yêu con người luôn được
thể hiện ở tính cộng đồng, đoàn kết, lối sống tình nghĩa, nhân ái. Tác giả đã đưa ra
một số cách ứng xử của người Việt đối với môi trường sinh thái. Dưới tác động của
nền kinh tế thị trường hiện nay, đã từng bước làm biến đổi cách ứng xử của con
người trước đây, mối quan hệ con người sống hòa đồng với tự nhiên (mối quan hệ
Thiên - Nhân hợp nhất) nay không còn nữa, mà chuyển dần sang lý tưởng (Nhân
định thắng Thiên). Tác giả cũng đưa ra giải pháp mà chúng ta cần phải xây dựng, đó
là một ĐĐMT phù hợp với nền kinh tế thị trường. ĐĐMT mới này phải dựa vào
nền tảng là đạo đức đối với môi trường truyền thống của người Việt, nhưng có
những thay đổi cho phù hợp.
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), trong bài Toàn cầu hóa và nguy cơ suy
thoái đạo đức, lối sống con ngƣời Việt Nam hiện nay [66], đã phân tích những tác
động của TCH đến kinh tế, văn hóa, tinh thần của người Việt Nam. TCH mang lại
nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến nhiều thánh thức mới và việc Việt Nam tham
gia hội nhập đã làm cho đời sống người Việt có nhiều thay đổi. Từ những thay đổi
về kinh tế dẫn đến những thay đổi về văn hóa, đạo đức, lối sống, đến cách ứng xử
của con người với môi trường tự nhiên. TCH, có những mặt tích cực khi làm cho
cuộc sống con người tốt hơn, được cải thiện nhiều hơn so với trước kia về mặt vật
chất nhưng đồng thời TCH ảnh hưởng đến đạo đức của người Việt theo hướng tiêu
cực như: “Điều đó, góp phần làm băng hoại nền đạo đức xã hội, làm cho quan hệ
giữa người với người trở nên lạnh lùng, xa lạ, “không tình, không nghĩa” và đây

14



thực sự là một nguy cơ của sự suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện
nay” [66; tr. 64]. Tác giả chỉ ra, việc suy thoái đạo đức lối sống sẽ ảnh hưởng đến
ĐĐTT của dân tộc, trong đó có việc con người ứng xử với thiên nhiên.
Trong các công trình Con ngƣời, Môi trƣờng và Văn hóa [81] của tác giả
Nguyễn Xuân Kính (2003); Văn hóa ứng xử của ngƣời Hà Nội với môi trƣờng thiên
nhiên [31], do Nguyễn Viết Chức (2002, Chủ biên), các tác giả trên đều phân tích
văn hóa ứng xử của con người đối với tự nhiên; chỉ ra được tầm quan trọng của môi
trường đối với con người. Cuốn sách Văn hóa ứng xử của ngƣời Hà Nội với môi
trƣờng thiên nhiên là tập hợp 12 bài viết của tác giả từ năm 1991 đến năm 2003 bàn
về văn hóa Việt Nam. Trong cuốn sách đã trình bày về môi trường sinh thái tự
nhiên, môi trường sinh thái nhân văn và môi trường xã hội, đồng thời, khẳng định
rằng con người phải tồn tại trong ba mối quan hệ trên. Trong mối quan hệ giữa con
người với môi trường tự nhiên, các tác giả chỉ ra quan niệm của người Việt về bản
sắc văn hóa dân gian biểu hiện qua những lễ hội và trong những cuộc sống thường
ngày, như: đặc trưng đôi guốc gỗ của người Việt xưa thường đi. Tác giả cũng đã nói
lên văn hóa ứng xử đối với thiên nhiên của người Việt đã có từ xưa.
Cùng với hướng nghiên cứu trên, tác giả Vũ Minh Tâm (2006) Văn hoá sinh
thái, nhân văn và hệ thống tự nhiên, con ngƣời, xã hội [126], đã xác định mối quan
hệ giữa con người với giới tự nhiên, yêu cầu con người phải có cách nhìn đúng đắn
và sống hài hòa theo quy luật của tự nhiên. Tác giả cũng chỉ ra, khi muốn giải quyết
vấn đề môi trường cần phải giải quyết theo hướng môi trường sinh thái - nhân văn,
đây là nguyên tắc cơ bản. Để giữ gìn môi trường tự nhiên cần phải tiến hành giáo
dục môi trường, đây là hoạt động đóng vai trò đặc biệt cho mỗi cá nhân có thể tham
gia hiệu quả nhất trong việc BVMT. Tác giả cũng đưa ra cần phải xây dựng một ý
thức sinh thái mới phù hợp với sự phát triển xã hội bền vững.
Quan tâm nghiên cứu cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên của
các dân tộc ít người ở Việt Nam, các các tác giả như: Hà Công Tuấn (2006), Sử
dụng luật tục, hƣơng ƣớc một chiến lƣợc quản lý rừng [147]. Tác giả đã nêu ra các
khái niệm có liên quan đến luật tục và các văn bản pháp quy được nhà nước công


15


nhận khi cho các làng tự xây dựng hương ước trong việc quản lý rừng tại làng mình.
Tác giả phân tích một số luật tục về bảo vệ rừng của các dân tộc như: luật tục của
người H’mông, người Thái, người Tày, người Nùng (ở Hà Giang), người Khơ
Mú,… và các hình phạt của luật tục đối với những người vi phạm. Những luật tục
này, có tác dụng lớn đối với việc bảo vệ rừng nơi sinh sống, đồng thời cũng dựa vào
ý thức cộng đồng xây dựng nên ý thức phải bảo vệ rừng, BVMT tự nhiên. Bên cạnh
đó, cũng giáo dục cộng đồng về vai trò của rừng, của tự nhiên đối với đời sống của
con người, đời sống của buôn làng. Trong công trình này, tác giả cũng chỉ ra nhiều
bất cập của luật tục, hương ước đối với xã hội ngày nay. Từ đó, đưa ra một vài giải
pháp như kế thừa, phát huy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của luật tục, hương ước
trong việc bảo vệ rừng, đồng thời cũng cần xây dựng cơ chế, xác định trách nhiệm
của các cơ quan quản lý trong việc hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, giảm sát việc xây
dựng và thực thi hương ước trong cộng đồng, để những nội dung trong hương ước
phù hợp với pháp luật hiện hành.
Tác giả Hoàng Văn Quynh (2009) trong bài Quy định về quyền sở hữu tài
nguyên thiên nhiên và môi trƣờng trong luật tục của một số dân tộc thiểu số ở Việt
Nam - trƣờng hợp luật tục Thái và luật tục Ê đê [117], đã phân tích về quyền sở hữu
tài nguyên thiên nhiên của hai tộc người thiểu số là dân tộc Thái ở miền Bắc và dân
tộc Ê Đê ở miền trung. Qua việc phân tích đó, tác giả tìm ra điểm giống nhau trong
luật tục của các dân tộc về quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên, trong đó, có hai
loại sở hữu: sở hữu cộng đồng và sở hữu cá nhân về tài nguyên thiên nhiên. Từ việc
nghiên cứu quyền sở hữu tài nguyên thiên thiên của hai tộc người thông qua luật
tục, tác giả đưa ra việc cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hiện nay, thấy được
sự chặt chẽ và ưu điểm của luật tục để phát huy các giá trị ấy trong việc BVMT hiện
nay. Qua nghiên cứu này, NCS thấy được trong truyền thống của các dân tộc ít
người đã quy định về cách ứng xử của con người đối với tự nhiên bằng đạo đức và

cao hơn nữa được quy định bằng các luật tục. Đây là tư liệu quý đối với đề tài
nghiên cứu của NCS, giúp NCS có hướng đi rõ nét hơn trong việc khai thác các tư
liệu trong văn hóa của người Việt về ĐĐMTTT.

16


Trong bài báo Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng ở Việt
Nam (Qua luật tục của một số dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên) [118] của
tác giả Hoàng Văn Quynh (2015), đã phân tích các quan niệm khác nhau về luật tục
và ảnh hưởng của luật tục đối với cách ứng xử của những cộng đồng người. Những
luật tục này quy định cách ứng xử của con người đối với con người và cách ứng xử
của con người đối với thiên nhiên. Trong đó, tác giả nói về luật tục của người Ê Đê,
M’nông, người Thái đối với môi trường, đặc biệt là bảo vệ rừng và nguồn nước; nêu
lên tầm quan trọng của rừng vì cuộc sống của mình vẫn dựa vào trồng trọt, chăn
nuôi và những sản vật của rừng làm cho cộng đồng tồn tại và phát triển. Thông qua
cách BVMT thiên nhiên như vậy, ta thấy được cách ứng xử văn minh của những tộc
người, đồng thời thấy được cách đây hàng trăm năm, các tộc người đã có những
cách BVMT sống của mình. Tuy mới chỉ nghiên cứu dưới góc độ luật học về bảo vệ
tự nhiên của các tộc người, nhưng đây là nguồn tư liệu quý giá để NCS triển khai
nghiên cứu dưới góc độ triết học, trên nền tảng đạo đức về mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên.
Phạm Quang Tiến, Nguyễn Thị Hồi (2010) trong bài báo Tập quán và luật tục
bảo vệ môi trƣờng của một số dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam [136], đã phân tích vai
trò của tập quán và luật tục đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Các tác
giả đã phân tích tập quán và luật tục của một số dân tộc ít người về BVMT như: luật
tục BVMT của người Ê Đê, người M’nông ở miền trung Tây Nguyên, người Thái ở
các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình... Trong luật tục của những dân tộc ít người
này, có những điều được cộng đồng quan tâm để BVMT đó là; bảo vệ rừng, chim
thú, đất đai và nguồn nước. Trong luật tục còn đưa ra những hình thức tuyên truyền

phổ biến những yếu tố BVMT trong cộng đồng và đặc biệt còn tuyên truyền trong
gia đình qua các thế hệ như: ông bà, cha mẹ dạy con cháu đi rừng không được mang
đầu cây cháy dở gây cháy rừng, cây ở đầu nguồn và ở bờ suối thì không được chặt.
Đây chính là một hình thức giáo dục BVMT. Những dân tộc trên hiểu được môi
trường ảnh hưởng đến cuộc sống và có vai trò quan trọng đối với con người cũng
như sự tồn tại của tộc người. Thấy được vị trí của rừng, tầm quan trọng của nguồn

17


nước, cũng như môi trường để cho sinh vật có thể phát triển. Với công trình nghiên
cứu này, giúp NCS có thêm cơ sở để khẳng định từ rất lâu người Việt Nam đã thấy
được vai trò của môi trường sinh thái và đưa ra những luật tục để BVMT, những
luật tục này ra đời cũng là đạo đức của dân tộc.
Dựa trên sự khảo cứu một số bản hương ước ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Tá Nhí
(2010), trong cuốn Tƣ liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Hƣơng ƣớc
tục lệ [102], đã giúp ta hiểu được quá trình thành lập làng, giữ làng và những giá trị
văn hóa, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Thông qua đó, giúp chúng ta
thấy được người xưa với những quy định của mình không chỉ nói về mối quan hệ
giữa con người với con người mà còn nói về sự hài hòa, cách ứng xử của con người
với môi trường thiên nhiên và thấy được vai trò của môi trường trong cuộc sống của
con người. Công trình này, đã tìm hiểu về các tục lệ của Thăng Long xưa, trong đó
có tục lệ về BVMT nhưng không sâu về đạo đức môi trường.
Nguyễn Hiếu Tín (2010), Ứng xử với môi trƣờng tự nhiên cần có đạo đức sinh
thái [137]. Bài báo đã phân tích những quan niệm về đạo đức sinh thái trên thế giới
với quan điểm lấy con người làm trung tâm hay quan điểm duy nhân loại bắt nguồn
từ khoa học cận đại thế kỷ XVII - XVIII. Tác giả cũng phân tích ở phương Tây thời
kỳ này quan điểm lấy con người làm trung tâm rất phổ biến vì lúc đó là thế giới
quan cơ giới và tư duy máy móc siêu hình. Tác gỉả đưa ra đây là cách con người đối
xử với thiên nhiên đứng từ góc độ đạo đức học. Thực tế lịch sử cũng chứng minh,

trải qua nhiều thập kỷ sau khi con người khai thác thiên nhiên bừa bãi, bất chấp mọi
quy luật và sự tồn tại của chúng thì tự nhiên đã “trả thù” lại con người. Con người
đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường sống, khai thác bừa bãi
làm cho tài nguyên thiên nhiên không kịp phục hồi (như rừng). Cho đến nay, khi
con người nhận thức được vấn đề nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường đối với
cuộc sống của chính mình, con người đã có những biện pháp khắc phục. Tác giả
cũng phân tích quan niệm của người Việt trước đây về tự nhiên đó là quan hệ
“Thiên - Địa - Nhân hợp nhất” đây là quan niệm rất đẹp trong lối sống của người
Việt đối với môi trường, nhưng ngày nay quan niệm này đang bị mai một dần do

18


×