Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

DE KIEM TRA HOC KY HOA 11 NANG CAO A2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.37 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TƯ . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2012-2013. MÔN: HÓA HỌC 11 Thời gian : 90 phút Không kể thời gian phát đê. Họ tên thí sinh:…………………………………………Lớp:………………….SBD:…………………… Câu 1 (2.0 điểm): a) Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH aM, được 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính a. b) Cho NO2 tác dụng với dung dịch KOH dư. Sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với Zn sinh ra hỗn hợp khí NH3 và H2. Viết phương trình phản ứng xảy ra dưới dang phân tử và ion thu gọn. Câu 2 (2.0 điểm): 1. Cho hỗn hợp A gồm 3 kim loại X, Y, Z có hóa trị lần lượt là 3, 2 ,1 và tỉ lệ mol lần lượt là 1 : 2 : 3; trong đó số mol X bằng x mol. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch chứa y gam HNO3 (lấy dư 25%). Sau phản ứng thu được dung dịch B không chứa NH4NO3 và V lít hỗn hợp khí G (đktc) gồm NO2 và NO. Lập biểu thức tính y theo x và V. 2. Trong một bình kín dung tích 1 lít chứa N2 ở 27,3oC và 0,5 atm. Thêm vào bình 9,4 gam một muối kim loại X. Nhiệt phân hết muối rồi đưa nhiệt độ bình về 136,5oC áp suất trong bình là p. Chất rắn còn lại 4 gam. a) Xác định công thức muối nitrat. b) Tính p, cho rằng thể tích chất rắn không đáng kể. Câu 3 (2.0 điểm): Lắc 0,81 gam bột nhôm trong 200 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 100,8 ml khí hiđro (đo ở đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp 2 kim loại. Cho B tác dụng với NaOH dư, được kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam oxit. Tính nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch đầu. Câu 4 (2.0 điểm): a) Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 bằng 3,6. Sau khi nung nóng một thời gian để hệ đạt cân bằng thì tỉ khối của hỗn hợp sau phản ứng đối với H2 bằng 4,5. Xác định phần trăm theo thể tích của các hỗn hợp trước và sau phản ứng. Tính hiệu suất phản ứng. b) Người ta có thể sản xuất amoniac để điều chế ure bằng cách chuyển hóa có xúc tác hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên).  CO2+4H2 Phản ứng điều chế H2 và CO2 : CH4+2H2O   (1)  CO2+2H2O CH4+2O2   (2)     Phản ứng tổng hợp NH3 : N2+3H2 2NH3 3 Để sản xuất amoniac , nếu lấy 841,7 m không khí (chứa 21,03% O2; 78,02% N2 còn lại là khí hiếm) thì cần phải lấy bao nhiêu m3 khí metan và bao nhiêu m3 hơi nước để có đủ lượng N2 và H2 theo tỉ lệ 1:3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp amoniac. Giả thiết các phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện. Câu 5 (2.0 điểm): Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch A. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch A để được lượng kết tủa lớn nhất thu được 62,2 gam kết tủa. a)Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b)Tính m1, m2. Biết lượng HNO3 đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết. c)Tính C% các chất tan trong dung dịch A.. Phản ứng thu N2 (từ không khí) và CO2 :. Cho K=39; Na=23; Ca=40; Mg=24; Al=27; Zn=65; Fe=56; Ni=55; Pb=207; H=1; Cu=64; Hg=201; Ag=108; Li=7; Be=9; N=14; O=16; P=31; S=32; F=19; Cl=35,5; C=12; Br=80; I=127. --------------------Hết-------------------Thí sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học..

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

×