Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Uống đồ lạnh: Coi chừng viêm họng cấp tính docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.2 KB, 4 trang )

Uống đồ lạnh: Coi chừng
viêm họng cấp tính

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến không ít người đam mê nước đá
lạnh, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh hay ngồi trong phòng điều hòa lạnh.
Tuy nhiên, nếu để bị lạnh đột ngột rất dễ dẫn đến viêm họng đỏ cấp tính,
một loại bệnh chiếm tới 90% số trường hợp trong các loại bệnh viêm
họng.



Đồ uống lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm họng cấp phát
tác.
Lạnh đột ngột và virut là thủ phạm gây viêm họng đỏ cấp tính
Nguyên nhân thường gặp nhất là lạnh đột ngột và có vai trò tham gia
tích cực của vi sinh vật, nhất là các loại virut. Virut thường chiếm tỷ lệ khá
cao (khoảng từ 60 - 80%) trong đó cần lưu ý các virut cúm và á cúm, virut
đường ruột (Coxsackie). Vi khuẩn chiếm tỷ lệ thấp hơn (khoảng 40%) trong
đó gặp nhiều nhất là các loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội (vi khuẩn gây bệnh
cơ hội là vi khuẩn bình thường có thể có ở một số người lành, chúng không
bệnh, sống ký sinh trên cơ thể người nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì
chúng trở nên gây bệnh), ví dụ như xoắn khuẩn Vencent, H. influenzae,
S.pneumoniae, M.catarrhalis, liên cầu... Trong cơ chế gây bệnh, người ta
thấy xuất phát điểm là do virut sau đó bị bội nhiễm vi khuẩn (có thể một loại
vi khuẩn nhưng cũng có thể là các vi khuẩn phối hợp).
Viêm họng đỏ cấp tính xảy ra trong trường hợp nào?
Bệnh viêm họng đỏ cấp tính thường xảy ra đột ngột sau lạnh như tắm
nước lạnh, tắm nơi không kín gió, có gió lùa, tắm xong không lau khô người
mà mặc áo quần ngay. Bệnh cũng có thể xảy ra đột ngột khi đang ở ngoài
phòng nóng vào ngồi ngay trước máy lạnh hoặc gặp thời tiết chuyển mùa đột
ngột... Triệu chứng đầu tiên là sốt cao kèm theo rét run, có khi đắp chăn dày


vẫn không hết rét; Đau, rát họng. Đau họng như nuốt đau, uống nước, ăn
cơm, thức ăn cũng bị đau. Một số người bệnh ngoài các triệu chứng trên còn
thấy đau đầu và nhức mỏi các cơ, khớp. Người bệnh có thể có ho, lúc đầu là
ho khan, sau một thời gian vài ba giờ là ho có đờm. Đờm có thể là đờm đặc
hoặc đờm lỏng. Có một số trường hợp khi khạc đờm có thể thấy một ít máu
đỏ kèm theo làm cho người bệnh rất lo lắng. Nhiều trường hợp người bệnh
thấy ngứa họng rất khó chịu; Có thể chảy nước mũi loãng hay nước mũi đặc.
Đối với trẻ nhỏ, nếu bị viêm họng đỏ trên một cơ thể có viêm VA mạn tính
mà do trực khuẩn mủ xanh gây nên thì có thể thấy nước mũi có màu xanh
mà người ta thường gọi là "thò lò mũi xanh". Khám thực thể thấy họng đỏ, 2
amiđan sưng to, có nhiều hốc trong đó có mủ hoặc không. Niêm mạc họng,
trụ trước, trụ sau đều đỏ và có nhiều tia máu. Nếu là đợt cấp của viêm họng
mạn tính thì hơi thở thường hôi, nhất là trong trường hợp có kèm theo viêm
mũi, xoang mạn tính. Sờ nắn kiểm tra hạch góc hàm 2 bên có thể thấy hạch
sưng to và đau. Nếu có điều kiện, lấy chất nhày họng, đặc biệt là lấy mủ
trong các hốc của amiđan bị viêm làm xét nghiệm vi sinh sẽ thấy rất nhiều tế
bào bạch cầu, có nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng đặc biệt lưu ý là nếu
thấy sự có mặt của vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu hoặc trực khuẩn mủ xanh
thì nên tiến hành cho nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và làm thử nghiệm kháng
sinh đồ. Khi nuôi cấy thấy xác định là liên cầu nhóm A (S. pyogens) thì cần
xác định kháng thể kháng liên cầu nhóm A trong máu bằng phản ứng ASLO
(antisteptolisin 0) bởi vì đây là vi khuẩn có khả năng gây nên bệnh thấp tim
tiến triển, đặc biệt là ở trẻ. Nếu chỉ số của phản ứng này vượt quá mức cho
phép thì cần được tiêm phòng thấp (nếu là trẻ em) để đề phòng bệnh thấp
tim. Đồng thời các bác sĩ lâm sàng cũng sẽ dựa vào kết quả kháng sinh đồ để
tham khảo chọn kháng sinh cho phù hợp nhằm tiêu diệt mầm bệnh triệt để.
“Chìa khóa” phòng ngừa viêm họng đỏ cấp tính
Cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần
đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói
quen, nhất là đối với trẻ em. Nên tắm bằng nước ấm, nhất là những người

mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Tắm xong cần lau người khô
trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Sau tắm không nên ngồi
trước quạt hoặc trong phòng điều hoà lạnh (bất kể là mùa lạnh hay mùa
nóng). Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai
mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều
trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi
khám bệnh. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc để
điều trị vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà còn làm cho bệnh
trầm trọng thêm, nhất là trẻ em bị viêm họng bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A.
Khi trẻ bị viêm họng và xác định hoặc nghi ngờ bị bệnh do liên cầu nhóm A
(test nhanh phản ứng ASLO thấy dương tính) cần cho trẻ được khám bệnh ở
chuyên khoa nhi để được điều trị và tư vấn tiêm phòng thấp đúng theo quy
định nhằm ngăn ngừa bệnh thấp tim xảy ra.

×