Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

Đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 283 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN VĂN LAI

ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NĨ ĐẾN
Q TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN VĂN LAI

ĐẠO TIN LÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NĨ ĐẾN
Q TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA
Phản biện: 1. PGS.TS. Trƣơng Văn Chung
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế
3. PGS.TS. Lƣơng Minh Cừ
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Trịnh Dỗn Chính
2. PGS.TS. Nguyễn Xn Tế

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình do tác giả nghiên cứu. Kết quả cơng
trình nghiên cứu khoa học này là trung thực và chưa được công bố.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 3 năm 2013
Người thực hiện

NGUYỄN VĂN LAI


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT
TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở TÂY NGUYÊN ................................................................................... 13
1.1. Khái quát về đạo Tin Lành và vai trò của đạo Tin Lành trong đời
sống xã hội ...................................................................................................... 13
1.1.1. Khái quát về đạo Tin Lành ................................................................... 13
1.1.2. Vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội ................................... 34

1.2. Những đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội và quá trình du nhập,
phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên ........................................................................................................... 50
1.2.1. Những đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên – cơ sở xã hội cho sự du nhập và phát triển đạo Tin
Lành ................................................................................................................ 50
1.2.2. Quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên .............................................................................. 66
1.2.3. Nguyên nhân phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên hiện nay............................................................................... 77
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 89
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐẠO
TIN LÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NĨ ĐẾN Q TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN ..................................................................... 92
2.1. Những đặc điểm cơ bản hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành
trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ........................................ 92
2.1.1. Quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên chủ yếu tập trung ở đồng bào dân tộc bản địa ........... 93
2.1.2. Đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên sử
dụng phương pháp truyền giáo khá phong phú, linh hoạt để thu hút tín đồ ..... 98
2.1.3. “Mưa dầm thấm lâu” là phương châm của hoạt động truyền đạo Tin
Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ................................... 100
2.1.4. Đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
thường bị thế lực thù địch lợi dụng trong hoạt động truyền giáo ...................101


2.2. Ảnh hƣởng của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ............................103
2.2.1. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống kinh tế ........................103
2.2.2. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống chính trị.....................118

2.2.3. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đạo đức, lối sống ......................141
2.2.4. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với văn hóa, tín ngưỡng và tơn
giáo khác .........................................................................................................154
Kết luận chƣơng 2 .........................................................................................166
Chƣơng 3: XU HƢỚNG TIẾN TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC, PHÁT HUY
YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN ............................................................169
3.1. Những nhân tố tác động và xu hƣớng tiến triển đạo Tin Lành
trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ........................................169
3.1.1. Những nhân tố tác động đến hoạt động của đạo Tin Lành trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ..............................................................169
3.1.2. Xu hướng tiến triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên ..................................................................................................176
3.2. Những giải pháp định hƣớng nhằm hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực và
phát huy yếu tố tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh
tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ..........................192
3.2.1. Giải pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục ................................................192
3.2.2. Giải pháp về hệ thống chính trị cơ sở và công tác cán bộ ....................204
3.2.3. Giải pháp về công tác vận động quần chúng và công tác tranh thủ
chức sắc, tín đồ của đạo Tin Lành...................................................................213
3.2.4. Giải pháp thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ...........................................................................................219
3.2.5. Giải pháp về tăng cường hoạt động đối ngoại tôn giáo Tin Lành và
công tác an ninh...............................................................................................223
Kết luận chƣơng 3………………………………………………… .............232
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................234
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ...................................238
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................239

PHỤ LỤC .......................................................................................................249


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một hình thái ý thức xã hội, trong suốt quá trình phát triển của lịch
sử nhân loại, tôn giáo luôn chứng tỏ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, đa
dạng, phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến những biến động xã hội, sắc tộc và
không ngừng tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế, chính phủ
của các quốc gia trên thế giới nói chung, Đảng và Nhà nước Việt Nam nói
riêng ln coi việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo là một nhiệm vụ có
tính chiến lược, ổn định vấn đề dân tộc và tôn giáo là điều kiện thuận lợi để
thúc đẩy kinh tế - xã hội nước ta phát triển.
Đạo Tin Lành là một trong sáu tôn giáo lớn ở nước ta, có hệ thống
giáo lý, luật lệ, lễ nghi, hệ thống tổ chức khác với các tôn giáo khác và đóng
vai trị nhất định đối với đời sống xã hội. So với các tơn giáo từ bên ngồi vào
Việt Nam, đạo Tin Lành có lịch sử du nhập muộn nhất, nhưng sau khi du
nhập đạo Tin Lành nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho mình trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đây là địa bàn chiến lược của nước ta có
nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi tồn tại nhiều tín
ngưỡng, tơn giáo khác nhau và cũng là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số
đang cư trú với trình độ sản xuất cịn thấp kém, song đời sống văn hóa tinh
thần rất đặc sắc và phong phú. Trong những năm gần đây, đạo Tin Lành ở
Tây Nguyên phát triển với tốc độ nhanh trên diện rộng, nhiều hệ phái mới
được hình thành, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới, sửa sang khang trang hơn.
Đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt đạo ngày một đông và thường xuyên hơn.
Quan niệm Thiên Chúa quan phòng, sinh hoạt đạo nhẹ nhàng, dân chủ, đạo
Tin Lành đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đời sống văn hóa tinh thần của

nhân dân. Đạo Tin Lành bù đắp một phần những thiếu hụt về tinh thần, đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số


2

ở Tây Nguyên. Với giáo lý răn dạy con người sống tiết kiệm và một số chuẩn
mực của đạo đức Tin Lành có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con
người; tác động tích cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận đồng
bào, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và phát
triển đất nước.
Tuy nhiên, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đã phát sinh những hạn chế,
tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, như hiện tượng chia tách thành nhiều
hệ phái, giành giật tín đồ giữa các hệ phái của Tin Lành và giữa tôn giáo Tin
Lành với các tôn giáo khác dễ dẫn đến mâu thuẫn xung đột tơn giáo, phá vỡ
khối đồn kết dân tộc; một số nội dung trong giáo lý của đạo Tin Lành lạc hậu
so với sự phát triển của xã hội; phá vỡ những tín ngưỡng tơn giáo truyền
thống và làm mai một các phong tục, tập quán của cộng đồng dân tộc thiểu
số; làm xáo trộn và rạn nứt các mối quan hệ xã hội, trong đó có việc gây mất
đồn kết nội bộ trong từng gia đình, dịng họ, buôn thôn, giữa những người
theo đạo và những người không theo đạo… đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn
định kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên, tạo kẽ hở cho bọn xấu khai thác lợi dụng.
Thực tế, các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong thường xuyên lợi
dụng chiêu bài vấn đề dân tộc, tôn giáo; dân chủ, nhân quyền; những khuyết
tật, hạn chế của địa phương để kích động, chia rẽ, lơi kéo đồng bào dân tộc
thiểu số theo hướng ly khai, tự trị, tuyên truyền thành lập “Nhà nước Đềga”…
hòng chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để phục vụ
cho mưu đồ chính trị, tạo nên những nhân tố gây mất ổn định xã hội, làm ảnh
hưởng xấu đến sản xuất, đời sống và an ninh trật tự trong cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên. Những tác động tiêu cực này thật sự là những lực cản

trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở
Tây Ngun.
Bên cạnh đó, cơng tác dân tộc, tơn giáo ở Tây Nguyên thời gian qua
đã bộc lộ những bất cập: cán bộ thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, cán


3

bộ chưa thật sự gần dân; các Nghị quyết, Chỉ thị, Thơng tư, Pháp lệnh… về
tơn giáo chưa hồn thiện nên đã ảnh hưởng nhất định đến công tác tôn giáo.
Trước tình hình đó cần phải quan tâm nghiên cứu và có biện pháp phát
huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của đạo Tin Lành đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đó
là lý do tác giả chọn đề tài: “Đạo Tin Lành và ảnh hƣởng của nó đến q
trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ Triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đạo Tin Lành là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và ở Việt
Nam nên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của khơng ít các nhà khoa học
trong và ngồi nước. Các cơng trình đã cơng bố có thể khái qt thành các
hướng chính sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về đạo Tin Lành và những đóng góp của đạo Tin
Lành cho xã hội, phải kể đến các công trình sau: Max Weber (2010), Nền đạo
đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn
Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch), Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.
Đây là cơng trình nghiên cứu khá cơng phu, trong đó tác giả đã làm rõ tinh
thần của chủ nghĩa tư bản được hiểu như là tâm thế mở luôn hướng đến
những cách giải quyết vấn đề mới, đối lập với óc thủ cựu; một thái độ tận tâm
và chun cần đối với cơng việc vì chính cơng việc chứ khơng vì mục đích
nào khác. Và như vậy, nền đạo đức Tin Lành đã trang bị cho con người một

cách suy nghĩ và dẫn đến hành động tận tâm, hết sức mình vì cơng việc. Từ
những vấn đề nghiên cứu, trình bày vai trị của đạo Tin Lành, tác giả cho rằng
nền đạo đức Tin Lành chính là một trong những động lực tinh thần làm xuất
hiện chủ nghĩa tư bản. TS. Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo, Nhà xuất
bản Hà Nội; TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Nguyễn Thanh,
Ths. Lê Hải Thanh (2005), Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nhà xuất bản Tổng


4

hợp thành phố Hồ Chí Minh; Hồng Tâm Xun (1999), Mười tơn giáo lớn
trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Những cơng trình này
đi sâu nghiên cứu nhiều tơn giáo trên thế giới, phân tích tơn giáo, đạo Tin
Lành ở nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời phác thảo những đóng góp cơ
bản của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội.
Trác Tân Bình, trong cuốn Lý giải tơn giáo đã khái qt q trình
phân nhánh của tơn giáo Kitơ; phân tích lễ nghi của tơn giáo Kitơ nói chung
và Tin Lành nói riêng; đưa ra một số dẫn chứng về vai trò của đạo Tin Lành
trong đời sống xã hội; lý giải mối quan hệ giữa tơn giáo với khao học; phân
tích sự phát triển đa nguyên của đạo Tin Lành, đó là nhiều giáo phái, giáo lý
thì có điểm khác biệt, tư tưởng thần học thì đủ mọi màu sắc, quan điểm chính
trị thì khơng thống nhất.
Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh và Lê Thanh Hải,
trong tác phẩm Tôn giáo lý luận xưa và nay, từ trang 314-317 nhóm tác giả đã
phân tích, làm rõ hoạt động tơn giáo. Hoạt động tơn giáo giữ một vị trí đặc
biệt trong hệ thống hoạt động xã hội. Có hai hình thức hoạt động tôn giáo cơ
bản là hoạt động thờ cúng và hoạt động ngồi thờ cúng. Nghiên cứu về vai trị
của đạo Tin Lành, từ trang 461- 463 nhóm tác giả khẳng định: Nếu các vĩ
nhân thời phục hưng chỉ cải cách tầng trên cùng của văn hóa nhờ phục hồi
nguyên tắc nhân đạo và tự do tư tưởng, thì phong trào cải cách tôn giáo nối

tiếp phục hưng và thực chất là sự phản ứng lại Giáo hội, đã giáng một đòn
mạnh mẽ vào những cơ sở của Cơ đốc giáo… Phong trào cải cách tơn giáo đã
đóng một vai trị to lớn trong số phận tiếp theo của Tây Âu, trong sự phát
triển thành cơng của nó theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Hồng Tâm Xun, trong cuốn Mười tơn giáo lớn trên thế giới, từ
trang 629-641 tác giả đi sâu phân tích phong trào cải cách tơn giáo: cuộc cải
cách tôn giáo của nước Đức và phong trào cải cách tơn giáo ở ngồi nước
Đức với những bước thăng trầm khác nhau. Song, đối với phong trào cải cách


5

tơn giáo là một cuộc đấu tranh chính trị chống phong kiến, tranh thủ độc lập
dân tộc mà giai cấp tư sản mới trỗi dậy lúc đó đã thơng qua cải cách tôn giáo
mà biểu hiện ra; Thông qua phong trào cải cách tôn giáo, cuộc cách mạng tư
sản Anh và cách mạng tư sản Pháp, châu Âu của giai cấp tư sản thế kỷ XVIII
đã giành được thắng lợi tồn diện.
Thứ hai, nghiên cứu q trình du nhập và tác động của đạo Tin Lành
đến một số lĩnh vực ở Việt Nam; chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
đối với đạo Tin Lành, có các cơng trình sau: GS. Đặng Nghiêm Vạn (2007),
Lý luận về tôn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Đây là cơng trình mà tác giả đi sâu phân tích nhiều vấn đề
khác nhau của tín ngưỡng, tơn giáo, như: Diễn biến của những định nghĩa về
bản chất tôn giáo; Yếu tố cấu thành một hình thức tơn giáo; Vai trị văn hóa –
xã hội của tơn giáo; Nhu cầu, vai trị và diễn biến tơn giáo trong đời sống;
Đặc điểm tình hình tơn giáo ở Việt Nam; Chính sách tơn giáo và chính sách
tự do tơn giáo ở Việt Nam… Đề cập đến đạo Tin Lành từ trang 335-340, tác
giả có nhiều khái quát sâu sắc theo hướng mở, như: Mặt tích cực và hạn chế
của đạo Tin Lành khi các giáo phái của đạo Tin Lành có tổ chức độc lập, có
sắc thái riêng; ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo Tin Lành đến văn hóa

truyền thống, đạo đức, lối sống của dân tộc Việt Nam. Viện Khoa học Cơng
an (1996), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành ở nước ta, Hà Nội. Viện Khoa
học Công an (1997), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt
Nam, Thông tin chuyên đề, Hà Nội. Ths. Lại Đức Hạnh (2000), Đạo Tin Lành
- Những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay, Đề tài
khoa học cấp Bộ Công an, Hà Nội. Cơng trình này đi sâu phân tích tổ chức
Giáo hội của đạo Tin Lành, các hệ phái Tin Lành; những hoạt động của đạo
Tin Lành liên quan đến an ninh trật tự, từ đó đưa ra những giải pháp đảm bảo
an ninh trật tự ở vùng có đạo Tin Lành. TS. Hồng Minh Đơ (2001), Đạo Tin
Lành ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra


6

hiện nay cho công tác lãnh đạo, quản lý, Đề tài nhánh cấp nhà nước, Hà Nội.
Cơng trình này đã khai thác sâu mối quan hệ trực tiếp giữa đạo Tin Lành với
các lĩnh vực chính trị, đời sống xã hội và đời sống tâm linh ở Việt Nam hiện
nay. Đó là những cơng trình nghiên cứu có giá trị, khá công phu về sự ra đời
đạo Tin Lành, sự du nhập của đạo Tin Lành vào Việt Nam, và đặc biệt là ảnh
hưởng của nó đối với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam. Những
cơng trình nghiên cứu trên tạo nên một cái nhìn tổng quan và xuyên suốt về
đạo Tin Lành ở Việt Nam. Đáng chú ý hơn là cơng trình của Nguyễn Thanh
Xn (2002), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Đây là cơng trình nghiên cứu cơng phu về
q trình hình thành đạo Tin Lành, luật lệ, lễ nghi, tổ chức Giáo hội của đạo
Tin Lành, quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành ở Việt Nam cùng
những chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đạo Tin Lành.
Thứ ba, nghiên cứu về nguyên nhân phát triển cùng các hoạt động của
đạo Tin Lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hoặc một địa
phương của Tây Ngun, có các cơng trình tiêu biểu sau: Nơng Văn Lưu

(1995), Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin Lành ở các vùng
dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an
ninh, Đề tài khoa học cấp Bộ Cơng an, Hà Nội. Cơng trình này đã khai thác,
tìm hiểu sâu quá trình xâm nhập, phát triển đạo Tin Lành ở vùng dân tộc thiểu
số miền núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng; làm rõ những tác động, ảnh
hưởng của sự phục hồi và phát triển đạo Tin Lành ở các vùng đồng bào dân
tộc thiểu số miền núi đối với công tác an ninh trật tự. Trọng tâm của cơng
trình này là phân tích các giải pháp công tác an ninh đối với sự phục hồi, phát
triển đạo Tin Lành ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đây là
cơng trình nghiên cứu về đạo Tin Lành gắn với một địa phương khá sớm ở
nước ta, phạm vi nghiên cứu giới hạn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, song cơng
trình lại có tính gợi mở cho nhiều hướng nghiên cứu mới. Đỗ Hữu Nghiêm


7

(1995), Đạo Tin Lành với các dân tộc ít người vùng Nam Trường Sơn - Tây
Nguyên, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình khoa học này là sự
tiếp nối và tạo nên tính hồn chỉnh cho cơng trình trên của Nơng Văn Lưu.
Tác giả nghiên cứu q trình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở vùng
miền núi phía Nam Trường Sơn - Tây Nguyên, lý giải và tìm ra nguyên nhân
đạo Tin Lành phát triển mạnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Trần Xuân Thu (1994), Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo
Tin Lành trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm từ 1989-1994, Đề
tài khoa học cấp Bộ Công an, Công an tỉnh Gia Lai thực hiện, Gia Lai. Đề tài
này đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản của việc đạo Tin
Lành phát triển mạnh trong một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây
Nguyên những thập niên 80, 90 của cuối thế kỷ XX. Nghiên cứu bối cảnh ra
đời đạo Tin Lành, đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi của đạo Tin Lành. TS.
Nguyễn Văn Nam (2001), Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đặc điểm và giải pháp

thực hiện chính sách, Cơng trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Cơng
trình này cũng đã chú trọng nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển và những
biến động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, từ đó tác giả đưa ra
những kiến nghị về việc quản lý của Nhà nước đối với đạo Tin Lành trên địa
bàn Tây Nguyên. TS. Hoàng Tăng Cường (2004), Các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện chính sách kinh tế văn hóa - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên những vấn đề đặt ra đối với an ninh trật tự, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an,
Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả của cơng trình này chú trọng nghiên cứu tác
động của đạo Tin Lành đối với việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội để từ
đó đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, phát
huy những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện chính sách kinh tế,
văn hóa - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên. Đại tá Đinh Ngọc Từng (2005),
Đạo Tin Lành ở Đăk Lăk - Những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh trật
tự, Đề tài khoa học cấp Bộ Công an, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.


8

Cơng trình này đã đi sâu nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân phát triển đạo Tin
Lành ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đăk Lăk; đề xuất một số giải pháp cơ
bản giải quyết những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự trong Tin Lành Đăk
Lăk. Vương Thị Kim Oanh (2006), Nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục
hồi, phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, Đề tài khoa học cấp
Bộ Công an, Hà Nội. Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu nguyên nhân tâm lý xã hội
của sự phục hồi, phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên, tác giả đề xuất những giải pháp nghiệp vụ của lực lượng an
ninh nhằm bảo đảm an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Đoàn Triệu Long
(2006), Hoạt động truyền đạo Tin Lành trái phép ở Gia Lai – Thực trạng và
giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo, Hà Nội. Tác giả đã khái quát
quá trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai và làm rõ thuật

ngữ truyền đạo trái phép. Trên cơ sở đó tác giả tập trung nghiên cứu thực
trạng truyền đạo trái phép và giải pháp đấu tranh chống truyền đạo Tin Lành
trái phép ở Gia Lai. Nguyễn Thái Bình (2010), Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với
đạo Tin Lành ở Gia Lai hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Thành phố Hồ
Chí Minh. Tác giả của luận án tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin về nguồn gốc, bản chất, chức năng của tơn giáo, một số hình
thức tơn giáo trong lịch sử; phân tích Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của
tơn giáo, đồn kết lương giáo và về tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo, đồng thời với việc chống âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tơn
giáo. Tác giả cũng tập trung phân tích việc thực hiện chính sách tơn giáo Tin
Lành ở Gia Lai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp thực hiện
chính sách tơn giáo đối với đạo Tin Lành ở Gia Lai hiện nay.
Ngoài ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu về nội dung nhất định
trong Kinh thánh; một số tạp chí, tài liệu, văn bản, nghị quyết, chủ trương


9

chính sách của các tỉnh Tây Ngun về tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo
đối với đạo Tin Lành, đó là: TS. Trương Như Vương (2005), Tìm hiểu quan
niệm đạo đức trong Kinh thánh, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Cơng trình
này của tác giả đã giải quyết tốt trên cả bốn trục: lịch sử, nghĩa ẩn dụ, trục đạo
đức và trục ngoại suy. Tác giả tập trung lý giải một số vấn đề chung về Kinh
thánh và khái quát một cách hệ thống những giá trị đạo đức phong phú (thiện
và ác, hạnh phúc, lương tâm, công bằng) cùng những quan niệm về chuẩn
mực đạo đức của bộ Kinh thánh. Mục sư N.C Âu Quang Vinh (2005), Những
bước đầu trong niềm tin Cơ đốc (tài liệu dành cho tân tín hữu), Nhà xuất bản
Tơn giáo, Hà Nội. Tác giả của cơng trình đã trình bày phương pháp cầu
nguyện, phương pháp làm chứng, bí quyết đương đầu cám dỗ; tác giả đi sâu

phân tích thánh lễ Báp tem, Tiệc thánh và ý nghĩa của thánh lễ Báp tem, Tiệc
thánh. Ban Tôn giáo tỉnh Đăk Lăk (2007), Nghiên cứu thực chất phát triển
đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đăk Lăk và đề xuất
giải pháp, Thành phố Ban Mê Thuột, Đăk Lăk. Đảng bộ tỉnh Kon Tum, Văn
kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII, Kon Tum, năm
2005. Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai
lần thứ XIII, Pleiku, năm 2005. Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk, Văn kiện Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010, Đăk Lăk,
năm 2006. Đảng bộ tỉnh Đăk Nông, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Đăk Nông nhiệm kỳ 2005 – 2010, Đăk Nông, năm 2005. Đảng bộ tỉnh Lâm
Đồng, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII (nhiệm
kỳ 2006 – 2010), Lâm Đồng, năm 2006.
Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình trên hoặc là nghiên cứu ở cấp độ vĩ
mô, hoặc là nghiên cứu ở một lĩnh vực nhất định, một địa bàn cụ thể. Nghiên
cứu quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành cùng những ảnh hưởng của nó
đối với q trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở


10

một địa bàn chiến lược của Việt Nam, trên thực tế chưa có một cơng trình nào
trực tiếp bàn đến một cách tồn diện và có hệ thống.
Với thực tế trên, luận án được triển khai trên cơ sở kế thừa những
thành quả của các cơng trình đã cơng bố, từ đó phát triển một hướng đi khá
độc lập cho mình, đó là đi sâu nghiên cứu đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ
chức giáo hội và quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin Lành cùng những
ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở một địa bàn cụ thể là Tây Nguyên.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Mục đích của luận án:

Làm rõ đặc điểm giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội của đạo Tin
Lành và làm rõ ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh
tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; đồng thời đề xuất
những giải pháp nhằm góp phần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Nhiệm vụ của luận án:
Thứ nhất, làm rõ quá trình hình thành và phát triển đạo Tin Lành cùng
vai trò của đạo Tin Lành đối với đời sống kinh tế - xã hội.
Thứ hai, phân tích các giai đoạn và nguyên nhân phát triển đạo Tin
Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
Thứ ba, phân tích những đặc điểm hoạt động truyền giáo của đạo Tin
Lành ở Tây Nguyên và ảnh hưởng của nó đến q trình phát triển kinh tế - xã
hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Thứ tư, đề xuất những giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.


11

- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu đạo Tin Lành
trên thế giới; quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên cùng những ảnh hưởng của nó đến q trình phát
triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên giai
đoạn từ năm 1986 đến nay. Tuy nhiên, để có tính liên tục và lơgíc, đề tài sẽ đề
cập đến những vấn đề thuộc giai đoạn trước năm 1986.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề
dân tộc và tôn giáo.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với một số
phương pháp cụ thể: phân tích và tổng hợp; so sánh; lơgíc và lịch sử; phương
pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra xã hội học; sử dụng các kết quả nghiên
cứu điều tra xã hội học của các cơng trình đã cơng bố ở nước ta có liên quan
trực tiếp đến đề tài.
5. Cái mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học sau đây:
- Luận án phân tích có hệ thống dưới góc độ triết học ảnh hưởng của
đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng nhằm khắc
phục tác động tiêu cực và phát huy ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành đối
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên.


12

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nhất là trong quá trình
xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay.
Về ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần nâng cao nhận thức về đặc điểm
giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội của đạo Tin Lành; làm rõ ảnh hưởng
của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, như: Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế; ảnh
hưởng đến đời sống chính trị; ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống; ảnh hưởng

đến văn hóa, tín ngưỡng và tơn giáo khác.
Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào
việc xây dựng những cơ sở, luận cứ khoa học để củng cố, hồn thiện quan
điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tơn giáo
trong tình hình mới.
Nội dung của những giải pháp mà luận án đưa ra có ý nghĩa khuyến
nghị bổ ích đối với những cơ quan, cán bộ làm công tác tôn giáo Tin Lành ở
Tây Nguyên hiện nay. Luận án được vận dụng có thể giúp các cơ quan và cán
bộ làm công tác quản lý tôn giáo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay được tốt
hơn; góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu,
giảng dạy bộ môn Tôn giáo học, Triết học và những vấn đề liên quan đến Dân
tộc học và Văn hóa học. Luận án cũng là tài liệu bổ ích cho những ai quan
tâm nghiên cứu đạo Tin Lành nói chung và đạo Tin Lành trong cộng đồng
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận án gồm 3 chương, 6 tiết.


13

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐẠO TIN LÀNH VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN
ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY NGUYÊN
1.1. Khái quát về đạo Tin Lành và vai trò của đạo Tin Lành trong
đời sống xã hội

1.1.1. Khái quát về đạo Tin Lành
Lịch sử hình thành đạo Tin Lành: Đạo Tin Lành ra đời từ phong trào
cải cách tôn giáo lần thứ hai tại châu Âu thế kỷ XVI. Đây là kết quả tổng hợp
của nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân sâu xa là do bối cảnh kinh tế - xã
hội châu Âu lúc đó. Cịn nguyên nhân trực tiếp xuất hiện phong trào cải cách
tôn giáo và Tin Lành chính là do khủng hoảng, trì trệ của Giáo hội Công giáo.
Nếu như phong trào cải cách tôn giáo lần thứ nhất tại châu Âu thế kỷ
XI dẫn đến sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ Kitơ giáo và dẫn đến sự xuất
hiện của Chính thống giáo, thì cuộc cải cách tơn giáo lần thứ hai đã dẫn đến
sự ra đời của Tin Lành và Anh giáo. Tôn giáo không phải do Thượng đế hay
lực lượng siêu nhiên nào tạo ra hoặc tự nhiên mà có. Mỗi tơn giáo ra đời đều
từ những cơ sở, tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Sự ra đời của
Tin Lành ở châu Âu là kết quả tổng hợp của những biến động xã hội cả về
chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa tư tưởng.
Về kinh tế: Cuối thời kỳ trung cổ ở châu Âu, cùng với sự suy yếu của
chế độ phong kiến và Giáo hội Công giáo, một nhân tố mới đang hình thành,
đó là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phương thức sản xuất mới này ở
giai đoạn đầu của nó cịn rất giản đơn, dưới hình thức công trường thủ công.
Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giai đoạn này là giai cấp


14

tư sản, đều xuất thân từ tầng lớp thị dân với thành phần khá phức tạp và chưa
trở thành một lực lượng độc lập, cịn nằm trong khn khổ phong kiến. Từ
nửa cuối thế kỷ XV trở đi, với việc mở rộng những con đường hàng hải mới
và những phát kiến lớn về địa lý, giai cấp tư sản ngày càng phát triển và đẩy
nhanh q trình tích lũy ngun thủy. Đồng thời giai cấp tư sản từng bước
giành được sự độc lập và ảnh hưởng khá mạnh đến nhiều mặt của đời sống xã
hội ở châu Âu. Giai cấp tư sản càng mở rộng lực lượng, càng thúc đẩy những

yêu cầu mới. Trong đó yêu cầu về kinh tế, giai cấp tư sản cần vốn và sức lao
động nhưng cả hai đều bị Giáo hội Công giáo và thế lực phong kiến kìm hãm.
Để tích lũy vốn và giải phóng sức lao động, giai cấp tư sản phải có những
hoạt động cần thiết đối với Giáo hội Công giáo, với chế độ phong kiến. Như
vậy, Đạo Tin Lành bắt nguồn từ chính tồn tại của xã hội, đó là mầm mống
kinh tế tư bản đang lên, giai cấp tư sản đang hình thành và sự thối nát của
quan hệ sản xuất phong kiến. Với quá trình đang hình thành phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, trong đó nét đặc sắc là giai cấp tư sản mới
hình thành đại biểu cho lực lượng sản xuất mới tấn công trực diện vào chế độ
phong kiến châu Âu đang suy tàn cùng với các trở lực gắn liền với nó qua
hàng ngàn năm của đêm trường trung cổ. Sự thắng thế về kinh tế của phương
thức sản xuất chủ nghĩa tư bản đang hình thành tạo những điều kiện vật chất
làm cơ sở cho những đảo lộn trong đời sống xã hội.
Về chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở châu Âu cuối thế kỷ XV
đã bước vào giai đoạn suy yếu. Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ, quý tộc với
giai cấp nông dân và tầng lớp thị dân ngày càng gay gắt. Trong cơ cấu giai
cấp của các xã hội châu Âu lúc này đã xuất hiện tầng lớp tư sản với tư tưởng
cấp tiến đang lên khao khát lật đổ chế độ phong kiến giành chính quyền và
xóa bỏ ý thức hệ Cơng giáo – chỗ dựa tinh thần của chế độ phong kiến, đã trở
thành lực cản cho quá trình phát triển của xã hội mới, tư tưởng mới – tư tưởng


15

tư sản, xã hội tư sản. Q trình xóa bỏ rào cản đó được thực hiện gián tiếp
bằng phong trào cải cách Công giáo. Cuộc cải cách tôn giáo là một phong trào
chính trị - xã hội với quy mơ tương đối lớn, đó chính là cuộc đấu tranh chính
trị chống phong kiến đến hồi suy tàn; phong trào này “dóng lên tiếng chng
cáo chung của chủ nghĩa phong kiến. Cơ cấu xã hội ổn định hồi trung thế kỷ
tan rã nhanh chóng… nơng dân, thị dân và thương nhân bắt đầu bước lên vũ

đài chính trị, khiến cho những người đang được hưởng lợi, trong đó bao gồm
thượng tầng giáo hội, cảm thấy kinh hoàng” [125, 629]. Như vậy, đúng như
Ph. ngghen nhận xét: Ngay trong thời kỳ cải cách tơn giáo vấn đề trước hết
vẫn là lợi ích hết sức rõ ràng của giai cấp. Những cuộc đấu tranh đó cũng là
cuộc đấu tranh giai cấp. Sự ra đời của đạo Tin Lành còn là kết quả của sự
khủng hoảng đến mức trầm trọng về uy tín của Giáo hội Công giáo xuất phát
từ những tham vọng quyền lực trần thế và từ sự sa sút về đạo đức của hàng
giáo phẩm. Núp dưới ngọn cờ của Giáo hội Cơng giáo những địi hỏi về
quyền uy và lợi ích càng lớn dần lên, trong khi đó bộ mặt đạo đức của những
người có chức sắc đang ngày càng lộ rõ chân tướng xấu xa trần tục.
Về văn hóa - tƣ tƣởng: Phong trào cải cách tôn giáo cũng là kết quả
tổng hợp của các tiền đề tư tưởng đang hình thành trong lịng xã hội châu Âu
lúc đó. Trước hết, đó là kết quả của sự lúng túng và bế tắc của nền thần học
kinh viện thời trung cổ mà Giáo hội Công giáo ra sức bảo vệ. Cùng với nó là
sự tiếp nhận ngày một cởi mở hơn những ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện của
phong trào văn hóa phục hưng diễn ra từ những năm 50 của thế kỷ XV cho
đến thế kỷ XVII. Tinh thần nhân bản, phục hưng và chủ nghĩa tự do tư sản đã
thổi một luồng gió mới vào đời sống xã hội châu Âu đang chuyển mình.
Những nhân tố mới ấy lan tỏa vào các lĩnh vực từ chính trị, nghệ thuật, văn
chương cho tới khoa học và tôn giáo. Cùng với những tác nhân trên, sự tác
động mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa nhân văn và đặc biệt
là chủ nghĩa tự do châu Âu đã mang đến cho nhân loại một nhận thức mới về


16

nhân sinh quan, thế giới quan và do đó tạo nên cơ sở cho sự nảy sinh các trào
lưu tư tưởng, các tư duy triết học mới.
Với những nguyên nhân sâu xa nêu trên làm cơ sở để quần chúng tín
đồ địi hỏi phá bỏ vịng trói buộc, phá bỏ những cơ cấu thối nát, những lễ nghi

cổ hủ, những quy chế rườm rà và nặng nề cản trở xu hướng tiến bộ của xã hội
thị dân.
Cải cách tôn giáo thế kỷ XVI nhằm phá bỏ những ràng buộc nặng nề
của thần quyền và tổ chức Giáo hội cũ, xây dựng một Giáo hội mới, với nghi
thức đơn giản, nhẹ nhàng hơn, đáp ứng tối đa sự tự do cá nhân trong xã hội tư
sản. Khởi xướng cho phong trào cải cách tôn giáo là Martin Luther (1484 –
1546), tiến sĩ thần học, giáo sư trường đại học Wittenberg - người sau này trở
thành lãnh tụ của đạo Tin Lành. Martin Luther là người chịu ảnh hưởng bởi
một nền giáo dục hà khắc từ gia đình và trường học. Từ nhỏ ông đã ám ảnh về
tôn giáo trừng phạt bởi sự chết chóc và hỏa ngục. Trong những năm tháng vào
tu dịng

n sĩ Augustin, dù ln gị mình trong khn khổ kỷ luật, ơng vẫn

khơng tìm được sự thanh thản trong tâm hồn, dục vọng và tội lỗi vẫn còn đó,
Luther ln lo sợ hình phạt cho đời sau. Khi đọc sách thần bí đề cao lịng tin
vào Chúa, ơng bất ngờ đọc được “Con người được cơng chính hóa nhờ đức
tin chứ không do việc làm của lề luật”. Từ đó, Luther tin tưởng đã tìm thấy
niềm tin làm vợi nỗi lo âu. Chính trong tâm trạng đó, ơng đã khám phá ra con
đường giải thoát đồng thời xây dựng cho mình một giáo thuyết riêng. Martin
Luther chủ trương thuyết truyền định theo số mệnh, chỉ nhận Thánh kinh,
chối bỏ Thánh truyền, phủ nhận quyền tối thượng của Giáo hoàng, chối từ
màu nhiệm biến thể trong Thánh thể, kết án vấn đề ân xá, không công nhận
giá trị lời tu thệ.
Xuất phát từ tư tưởng đó, tại Wittenberg (nước Đức), ngày 31 tháng
10 năm 1517, Martin Luther công bố "Chín mươi lăm luận đề" về vấn đề ân
xá và quyên tiền xây thánh đường. Đây là màn mở đầu cho cải cách tôn giáo.


17


Ông kịch liệt lên án việc lợi dụng danh thánh để bóc lột dân chúng của Giáo
hồng và giáo quyền độc tài của giáo hội Rơma. Trong "Chín mươi lăm luận
đề", ông chĩa mũi nhọn vào việc chống lại Giáo hồng, tố cáo tính giả dối
trong những lời lẽ thánh thiện nhằm che dấu cuộc sống tiền bạc sa đọa của
những người tự xưng là "thay mặt Chúa".
"Chín mươi lăm luận đề" về ân xá của Martin Luther đã tạo ra cơng
luận phê phán Giáo hội Rơma và địi bãi bỏ đẳng cấp giáo sĩ, giải tán các nhà
tu, xoá hết quyền lực của Giáo hồng. Ơng đưa ra quan niệm mới về quyền tự
do, mỗi người có quyền giải thích Kinh thánh riêng theo Thánh linh và chủ
trương phát triển một nền triết học tự do phê phán.
Những quan niệm mới của Luther đã thức tỉnh giới trí thức, những nhà
nhân bản học vốn đã quá chán ghét nền thần học cũ kỹ với những quan niệm
khắt khe. Tư tưởng cải cách của Luther đã được đa số lực lượng xã hội, các
lãnh chúa và thị dân Đức ủng hộ, nhất là số người mang tư tưởng bất bình với
Giáo hội Rôma, chủ trương chống lại La Mã.
Cũng như nhiều nước châu Âu, các tác phẩm và giáo thuyết của
Martin Luther đã vượt qua biên giới Đức tràn vào nước Pháp. Sự háo hức với
những điều mới lạ đã thu hút giới trí thức Pháp. Xã hội Pháp hưởng ứng giáo
thuyết của Luther với nhiều động cơ khác nhau. Một số ủng hộ giáo thuyết
mới, hy vọng khỏi nộp thuế cho Toà thánh, một số linh mục ủng hộ việc bãi
bỏ luật độc thân... Nhiều nhóm Tin Lành xuất hiện nhưng chưa có một tổ
chức hay một giáo thuyết rõ rệt.
Đồng thời với Đức, Pháp, ở Thụy Sĩ, Zwingli cũng phát động phong
trào cải cách tôn giáo khắp các thành phố. Vào những năm cuối thế kỷ XV,
Liên bang Thụy Sĩ chia thành 13 tổng. Mỗi tổng có tổ chức hành chính biệt
lập với những tập tục riêng. Hầu hết các thành phố ở Thụy Sĩ đều có tồ giám
mục và các tu viện lớn, là trung tâm thương mại thịnh vượng, làm xuất hiện



18

một giai cấp trưởng giả, ưa tự do, mong muốn đoạt quyền các giám mục nên
sẵn sàng ủng hộ chủ trương chống Giáo hội của Zwingli. Chủ trương không
từ bỏ vũ lực để truyền giáo ở phía bắc Thụy Sĩ, đang mâu thuẫn gay gắt với
những vùng còn lại trung thành với Công giáo, phong trào cải cách của
Zwingli mau chóng ảnh hưởng khắp các thành phố ở Thụy Sĩ.
Từ trung tâm Đức, Thụy Sĩ, phong trào cải cách tôn giáo nhanh chóng
phát triển lan rộng sang các nước Pháp, Hà Lan, Scotland, Anh, Na Uy, Đan
Mạch. Tại Pháp, Jean Calvin (1509 – 1564) chịu ảnh hưởng tư tưởng cải cách
của Martin Luther, năm 1546 đã công bố một tác phẩm đồ sộ về cải cách thần
học: “Nguyên lý Kitô giáo”. Trong tác phẩm này, chủ trương của ơng cịn cấp
tiến hơn Martin Luther, bởi Jean Calvin đưa ra tư tưởng thần học tiền định
luận “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, cho rằng thành công và thất bại
của con người trong cuộc sống hiện thực là tiêu chí của dân được chọn và dân
bị vứt bỏ, những người chí phú phát tài trong sản xuất xã hội đều là dân chọn
của Thiên Chúa. Ơng cịn ca ngợi phẩm chất “liêm khiết tiết kiệm”, “kìm chế
bản thân” và “thanh bần” trong cuộc sống của tín hữu Kitơ, để mọi người
hăng hái theo đuổi thành cơng thì phải ra sức làm việc, và đồng thời phải lấy
việc khắc chế như cấm dục để tích tụ tài sản. Ph. ngghen chỉ rõ: Những tín
điều của Calvin phù hợp với nhu cầu của con người dũng cảm nhất trong giai
cấp tư sản lúc bấy giờ. Học thuyết tiền định của ông ta chính là phản ánh một
cái sự thực về mặt tơn giáo dưới đây: Trong thế giới cạnh tranh buôn bán,
thành công hoặc thất bại không quyết định ở hoạt động và tài trí của một cá
nhân, mà quyết định ở cái tình huống mà anh ta khơng thể chi phối được. Cái
có tác dụng quyết định khơng phải là ý chí hoặc hành động của một người, mà
là ở sự sắp đặt điều khiển của lực lượng kinh tế tối cao không thể biết được.
Dưới sự ủng hộ của giai cấp tư sản, phong trào cải cách tơn giáo nhanh
chóng phát triển và đến cuối thế kỷ XVI hình thành một tôn giáo mới tách khỏi



19

Công giáo ở hầu hết các nước ở châu Âu và có tổ chức truyền giáo chuyên
nghiệp gọi là đạo Tin Lành. Đạo Tin Lành có nhiều tên gọi khác nhau. Ở các
nước Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ… gọi là đạo Thệ phản (phản đối, phản
kháng lại giáo hội cũ là Cơng giáo và Chính thống giáo). Ở các nước Bắc Mỹ
và một số nước khác gọi là đạo Cải cách hoặc Tân giáo. Còn các giáo sĩ của
Hội Cơ đốc và Hiệp hội Phúc âm truyền giáo (CMA) thì gọi là đạo Tin Lành.
Nội dung và đặc điểm về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội,
giáo phái của đạo Tin Lành
Về Giáo lý: Luận điểm chung mà các nhà cải cách (Luther, Zwingli,
Calvin) đưa ra là: “Cơ đốc giáo là đạo chân chính duy nhất của Đức Chúa
Trời, do sự lạm dụng sai lạc quá đáng của Giáo hội Công giáo thời trung cổ
mà đạo bị tha hoá, biến chất nên phải cải cách, phải trở lại với tinh thần Cơ
đốc giáo sơ khai thời các sứ đồ” [96, 6-7].
Với đường hướng trên, so với Thiên Chúa giáo, đạo Tin Lành có một
số khác biệt sau:
Tư tưởng được coi là chủ đạo, xuyên suốt và chi phối mọi hoạt động
tôn giáo của đạo Tin Lành đó là học thuyết về mối quan hệ trực tiếp giữa con
người và Thiên Chúa.
Theo quan niệm của Tin Lành, "Thiên huệ" (ơn Thiên Chúa) là do
Chúa trực tiếp ban cho con người không thông qua Giáo hội. "Sự cứu tinh"
chỉ đạt được nhờ lòng tin cá nhân của con người hướng tới Thiên Chúa, được
Thiên Chúa ban cho. Xuất phát từ quan niệm này, mọi vấn đề thuộc về giáo
lý, giáo luật Tin Lành đều xoay quanh việc tuyệt đối đề cao đức tin. Người
Tin Lành cho rằng cốt lõi mọi vấn đề đều nhằm mục đích hướng lịng tin cá
nhân của con người về với Chúa để được sống trong tình yêu thương của
Chúa, được Chúa che chở, nâng đỡ, cưu mang.
Từ quan niệm này, Tin Lành đã xây dựng cho mình một hệ thống lý

thuyết riêng khác hẳn so với các tôn giáo khác. Nếu các Giáo hội Kitô quan


20

niệm về một đấng Cứu Thế sáng láng vô cùng, vơ hình vơ tượng, vơ thuỷ vơ
chung, rằng Chúa ở chốn Thiên đàng, chỉ hiện diện ở những nơi linh thiêng,
huyền bí, tín đồ muốn thấu tỏ lời Chúa phải thường xuyên tới nhà thờ, phải
xưng tội qua giáo sĩ (linh mục) - người thay mặt Chúa chăm sóc phần hồn cho
các con chiên của Chúa ở trần gian. Tin Lành quan niệm về Chúa và mối liên
hệ của con người với Thiên Chúa được biểu hiện một cách cụ thể hơn, đơn
giản hơn. Nếu ở Cơng giáo và Chính thống giáo, con đường từ đức tin đến với
Thiên Chúa xa xơi cách trở bao nhiêu thì ở Tin Lành, Chúa gần gũi thân thuộc
bấy nhiêu. Tin Lành cho rằng Thiên Chúa khơng có gì xa cách, ngài chế ngự
thế gian và ở trong đức tin của con người hướng về Thiên Chúa.
Do ảnh hưởng bởi quan niệm về mối liên hệ trực tiếp giữa con người
và Thiên Chúa nên ở Tin Lành đức tin được đặc biệt đề cao, con đường từ
đức tin đến với Thiên Chúa không qua khâu trung gian, tín đồ Tin Lành cầu
nguyện, xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa và tuỳ thuộc vào niềm tin của con
người hướng tới Thiên Chúa, Chúa trực tiếp ban lại cho con người mọi điều
bình an may mắn. Đây là một trong những quan niệm đổi mới của Tin Lành,
một bước cải tiến quan trọng trong đời sống đức tin khiến người ta cảm thấy
Chúa thật gần gũi, Chúa thực sự tồn tại trong tâm mỗi người và xét ở góc độ
tơn giáo, Tin Lành đã phần nào đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo
quần chúng nhân dân muốn thốt khỏi xiềng xích phong kiến và hệ thống lễ
giáo hà khắc để vươn tới tự do. Học thuyết này không những đem lại cho con
người một nhận thức mới về đức tin mà còn phá bỏ địa vị đứng đầu quyền lực
Giáo hội đối với chính quyền thế tục và vai trò thống trị của Giáo hội Cơng
giáo và Giáo hồng La Mã, khiến người ta cảm thấy niềm tin vào Chúa là ý
nguyện tự do ở mỗi cá nhân và Chúa của Tin Lành thật gần gũi, dễ tiếp nhận.

Về Kinh thánh, Tin Lành không cơng nhận các sách thuộc dịng Maca-bê mà chỉ cơng nhận Kinh thánh Cựu ước và Tân ước.


×