Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) phương pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh qua hình thức nhớ mẹo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.3 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài:...................................................................................3
2. Mục đích của đề tài:..............................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:...............................................................4
1. Vai trị của mơn Ngữ văn trong việc sửa lỗi chính tả của học sinh.......4
2. Thực trạng của vấn đề trước khi viết sáng kiến:...................................4
2.1. Vài nét về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ ở Thanh Hóa........................4
2.2.Thực trạng về lỗi chính tả của HS trường THPT Đông Sơn 2 và lớp
10a3...........................................................................................................5
3. Các lỗi thường gặp trong viết văn của học sinh lớp 10a3 trường THPT
Đông Sơn 2:...................................................................................................5
3.1. Lỗi sai do sử dụng phương ngữ......................................................5
3.2.Lỗi sai do việc sử dụng ngơn ngữ mạng, ngơn ngữ nói vào bài viết.
...............................................................................................................5
3.3.Lỗi sai do không nắm được những quy tắc trong việc sử dụng
ngôn ngữ Tiếng Việt..............................................................................7
4. Kết quả khảo sát lần thứ nhất (ngày 15 tháng 9 năm 2014):...............11
5. Nguyên nhân:......................................................................................12
II. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC
SINH:..............................................................................................................14
1. Q trình sửa lỗi:.................................................................................14
1.1. Sửa lỗi chính tả trong quá trình chấm và sửa bài............................14
1. 2. Sửa lỗi trong các tiết trả bài kiểm tra:.........................................14
1.3. Sửa lỗi khi chấm vở bài tập, vở soạn, vở ghi...................................14
1.4 Yêu cầu học sinh viết lại, GV kiểm tra phần viết lại những lỗi chính
tả đã được sửa..........................................................................................15
2. Hướng dẫn học sinh những luật-mẹo chính tả....................................15


2.2. Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã:.....................................................15
2.3. Hướng dẫn mẹo phân biệt âm Tr và Ch..........................................16
2.4. Hướng dẫn mẹo sử dụng âm S và X:..............................................17
2.5. Hướng dẫn mẹo phân biệt R với D và GI........................................17
2.5.1. Mẹo về âm đệm:......................................................................17
2.5.2. Mẹo láy âm “Co ro- bịn rịn”:..................................................17
2.5.3. Mẹo run rẩy- rừng rưc:............................................................17
3. Hướng dẫn học sinh cách viết hoa đúng nguyên tắc...........................18
4. Kết quả khảo sát lần thứ hai (ngày 20 tháng 2 năm 2015)..................18
5. Kết quả khảo sát lần 3, dựa trên bài kiểm tra số 4, học sinh lớp 12a3
(ngày 15 tháng 3 năm 2017)........................................................................19
6. Nhận xét:.............................................................................................20
1


C. KẾT LUẬN...............................................................................................21
7. Kết luận:..............................................................................................21
8. Kiến nghị:............................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................23
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN..........24

2


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Trong trường THPT việc viết các bài văn có vai trị rất quan trọng. Các
bài viết văn không chỉ đánh giá học sinh về mặt điểm số mà cịn rèn luyện

tính kiên nhẫn, cách nói năng, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.
Hiện nay, nhiều học sinh lơ là trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn dẫn
đến chất lượng bài làm văn của học sinh ngày càng bị giảm sút. Tình trạng
phổ biến là học sinh yếu kĩ năng làm văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc
viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài luận dài với rất nhiều kiểu
lỗi.
Giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT đã có cố gắng trong
việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong
đợi. Vậy để làm gì có thể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh?
Người viết bài này xin đưa ra một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua
q trình dạy học mơn Ngữ văn ở lớp 10a3 trường THPT Đông Sơn 2.
2. Mục đích của đề tài:
Trong tình hình hiện nay khi kĩ năng làm văn của học sinh yếu và nhiều
em chưa có kĩ năng làm văn, đề tài này góp phần vào việc phát hiện ra và
khắc phục những lỗi viết văn mà học sinh lớp 10a3 trường THPT Đông Sơn 2
đang mắc phải. Người viết cũng hi vọng, đồng nghiệp và học sinh sẽ có
thêm tư liệu về các lỗi kĩ năng làm văn của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Những bài làm văn của học sinh lớp 10a3, khóa học 2014 – 2017, trường
THPT Đơng Sơn 2.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực tế những bài làm văn của học sinh.
- Phân tích kết quả học tập và ý kiến của học sinh.

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
1. Vai trị của mơn Ngữ văn trong việc sửa lỗi chính tả của học sinh.

- Chữ viết Tiếng Việt là một nét văn hóa của người Việt Nam, gìn giữ và
viết đúng chính tả là giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Đây là
trách nhiệm của mỗi người Việt yêu nước, yêu sự trong sáng của tiếng Việt.
- Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó
việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy
nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những
quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung nhưng
việc viết đúng chính tả trong học sinh hiện nay cịn nhiều khó khăn, tồn tại mà
mỗi giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực để khắc phục.
- Cái gọi là lỗi chính tả chẳng qua chỉ đụng chạm đến cái vỏ âm thanh ở
một vài điểm cá biệt mà thơi. Cịn tồn bộ các quan hệ  về mọi mặt, quan hệ
ngữ âm, quan hệ láy âm, quan hệ ngữ nghĩa có thể nói là nguyên vẹn. Chính
vì vậy con đường  chữa chính tả bằng mẹo là đóng góp thiết thực vào việc
tiêu chuẩn hóa tiếng Việt và cải tiến giảng dạy theo phương châm khoa học,
dân tộc và đại chúng. Vận dụng mẹo chính tả là tiếp thu những thành tựu do
khoa học ngôn ngữ đưa đến, chứ không phải do tài năng, sáng tạo cá nhân.
Điều quan trọng là giáo viên dạy Ngữ văn có quan tâm đến thành tựu này hay
khơng và cách hướng dẫn học sinh biết, vận dụng mẹo luật này như thế nào
để đạt hiệu quả cao nhất khi nội dung này khơng được đưa vào chương trình.
- Việc khắc phục lỗi chính tả là việc làm cần thiết, và cấp bách trong tình
hình hiện nay. Đây là cơng việc mà nhiệm vụ chủ ếu thuộc về nhà trường với
sự chung tay của tất cả các giáo viên ở tất cả các mơn học và bậc học. Tuy
nhiên, vai trị quan trọng nhất cần phải kể đến là của các giáo viên bộ môn
Ngữ văn.
- Trong các giờ học văn, cùng với quá trình đọc hiểu văn bản, học sinh
phải viết các bài làm văn theo quy định. Việc viết bài của học sinh không chỉ
kiểm tra xem các em lĩnh hội kiến thức, khả năng cảm nhận văn chương mà
cịn rèn khả năng ngơn ngữ, cách diễn đạt. Thơng qua các bài làm văn khả
năng vận dụng và diễn đạt ngôn ngữ của các em được cải thiện rất nhiều. Bởi
vậy, trong các giờ học Ngữ văn, giáo viên cần chú trọng việc rèn luyện, uốn

nắn việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh, nhằm hạn chế đến tối thiểu các lỗi
sai chính tả trong q trình sử dụng ngơn ngữ của học sinh nói chung.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi viết sáng kiến:
2.1. Vài nét về đặc điểm sử dụng ngơn ngữ ở Thanh Hóa
- Thanh Hóa là một vùng văn hóa của người Việt, nơi có đặc trưng riêng
trong việc sử dụng ngơn ngữ. Cách phát âm của hầu hết người dân xứ Thanh
chưa chuẩn theo ngơn ngữ tồn dân dẫn đến việc viết sai chính tả. Đây là một
lỗi xuất hiện tương đối phổ biến không chỉ trong phạm vi trường học.
- Trong môi trường học đường hiện nay, tình trạng học sinh viết sai lỗi
chính tả, thậm chí giáo viên cũng viết sai rất nhiều. Có những từ sai âm đầu,
4


có từ sai âm cuối, có từ sai vần, sai các thanh điệu và có cả những từ viết sai
hồn tồn so với tiếng tồn dân.
- Vì thế, trong q trình trình bày một văn bản, một bài kiểm tra, một cái
đơn, hay trong một bài tập của học sinh đều có những lỗi chính tả. Thậm chí
cả những bảng hiệu quảng cáo, những bài báo cũng viết sai lỗi chính tả.
(Tham khảo Phụ lục 1, 2, 3).
2.2.Thực trạng về lỗi chính tả của HS trường THPT Đơng Sơn 2 và
lớp 10a3.
- Trường THPT Đông Sơn 2 nằm trên địa bàn xã Đông Văn, huyện Đông
Sơn, là một xã thuần nông trên địa bàn huyện Đông Sơn. Đa số các gia đình
sống bằng nghề nơng hoặc đi làm ăn xa, ít có điều kiện quan tâm đến việc học
hành của con em. Nhiều học sinh chưa có ý thức trong học tập.
- Là một trường thuộc vùng nông thôn Thanh Hóa, phần lớn học sinh sử
dụng phương ngữ trong giao tiếp, trong cả các bài làm văn như một thói quen
mà đôi khi các em cũng không ý thức được lỗi sai của mình trong việc sử
dụng ngơn ngữ.
- Cũng như phần lớn giới trẻ hiện nay, học sinh trường THPT Đơng Sơn 2

nói chung, lớp 10a3 nói riêng cũng sử dụng rất phổ biến các trang mạng xã
hội. Ngôn ngữ mạng đã dần đi vào học đường, trong những bài làm văn, làm
mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt.
3. Các lỗi thường gặp trong viết văn của học sinh lớp 10a3 trường
THPT Đông Sơn 2:
3.1. Lỗi sai do sử dụng phương ngữ.
- Hiện tượng này chúng ta cũng thấy rất phổ biến trong cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày ở nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: “Con gà
là con kha, đầu gối thì gọi là trốc cún, bả vai gọi là cầu ban. Máy bay gọi là
tàu băn, lúa gọi là lọ, gạo gọi là cấu, dọn dẹp gọi là đọn đẹp, trời tối gọi là trời
tún, về là viền...”
- Đi dọc các tuyến đường ở Thanh Hóa, ở các khu vực nơng thơn cũng
như thành thị, chúng ta khơng khó khăn gì để bắt gặp các biển hiệu mang màu
sắc phuong ngữ Thanh Hóa như: Sữa quần áo, Sữa xe đạp (chứ không phải
sửa); Ốc sào (xào); Nem trua (chua)...
- Trong một số ngữ cảnh, trên sách báo cũng xuất hiện các từ thuộc
phương ngữ Thanh Hóa nói riêng và phương ngữ nói chung. Một thống kê
thực hiện trong những năm 1980 cho biết trên sách vở và báo chí xuất bản ở
Thanh Hóa, cứ 6,4 trang (mỗi trang gồm 350 tiếng) thì có một từ địa phương
xuất hiện, so với 4,4 trang ở Nghệ Tĩnh và 8,3 trang ở Vĩnh Phú.
- Trước tình hình đó, việc sử dụng phương ngữ vào bài làm văn của học
sinh cũng là một hiện tượng rất phổ biến. Chúng ta dễ dàng bắt gặp khi chấm
bài cho học sinh từ các kì thi cấp trường đến kì thi cấp sở, kì thi Quốc gia.
3.2.Lỗi sai do việc sử dụng ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ nói vào bài viết.

5


- Có một thực tế là ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay, nhất là của thế hệ 9X,
10X đang có nhiều thay đổi. Một trong những biểu hiện của sự thay đổi ấy là

việc sử dụng tiếng lóng đã trở nên rất phổ biến trong giới trẻ.
Sự phát triển với tốc độ nhanh của internet, các trang mạng xã hội và việc
hấp thu các yếu tố của ngôn ngữ nước ngoài, nhu cầu muốn thể hiện cái tôi
riêng có thể xem là những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới hiện
tượng nêu trên. 
Một trong những phương thức sử dụng tiếng lóng hiện nay là dùng các từ
loại như: danh từ, động từ, tính từ… để nhấn mạnh hoặc gây sự chú ý đối với
sự việc được nói tới, như: “giờ cao su”, “chim cú”, “a cay”, “xà lách”…
Trong sự phát triển của nhịp sống hiện đại, với lối sống nhanh, năng động,
không ít người đã mặc nhiên sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với mục đích
tạo ra cảm giác mới mẻ, gần gũi. Tuy nhiên, tiếng lóng được sử dụng tùy
hứng, bừa bãi, không phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp lại thành ra phản cảm.
Thậm chí, trong nhiều trường hợp, tiếng lóng bị lạm dụng trở nên thô tục,
chẳng hạn: hỏi thăm sức khỏe người lớn tuổi thì “Sức khỏe của bác có ngon
không?”, hay muốn hỏi bạn đã ăn cơm chưa thì "Mày đã đớp chưa?"… Chính
cách nói chướng tai này khiến cho đối tượng giao tiếp và cả những người
xung quanh lắm lúc cảm thấy khó chịu, phật lòng.
 Một hiện tượng lệch lạc khác trong việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ là
sự lai căng, pha tạp giữa tiếng “Tây” với tiếng “Ta”. Thói quen “pha” tiếng
Anh vào lời nói như là cách để thể hiện “đẳng cấp” và khả năng ngoại ngữ
khiến một số người đã không ngần ngại đệm tiếng “Tây” vào trong lời nói của
mình ngay cả khi đang giao tiếp với người lớn tuổi, như:“sory chị”, “Thanh
kiu bác”, “ô kê thầy”...
Việc “phối hợp” ngôn ngữ bừa bãi, tùy tiện như vậy đã làm mất đi sự
trong sáng vốn có của tiếng Việt. Và nó đặc biệt nguy hiểm khi các HS không
chỉ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, mà theo thói quen, nhiều người đã sử
dụng trong cả bài làm văn. Sử dụng sai, nhưng khi giáo viên phê, cũng khơng
biết mình sai chỗ nào. Nó là biểu hiện cho việc sử dụng ngơn ngữ sai đã trở
thành thói quen.
- Bên cạnh việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ “chat” cũng đang xuất hiện

và lây lan với tốc độ nhanh trong giới trẻ. Đáng nói là, ngôn ngữ “chat” đã
thâm nhập cả vào đời sống học đường. Không chỉ được sử dụng trong quá
trình giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ “@” còn xuất hiện cả trong khi
diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của học sinh.
Từ thói quen sử dụng thứ ngôn ngữ chat để nhắn tin hay trao đổi thông tin
trên internet, ngôn ngữ “chat” còn được nhiều học sinh sử dụng khi chép bài
học,thậm chí, nó còn được sử dụng trong các bài kiểm tra. Không chỉ trong
các bài kiểm tra thông thường trên lớp, ngay cả trong những kỳ thi quan
trọng, vẫn có những học sinh sử dụng  ngôn ngữ “chat” trong bài làm của
mình. Những từ được sử dụng nhiều như: “ah” (à), “ko” (không), “bit” (biết),
“of” (của), “thik” (thích), “wa” (quá), “bih” (bây giờ)… 
6


Nặng nề hơn là cách dùng hệ thống ký hiệu - mã hóa. Bên cạnh dùng các
icon (biểu tượng cảm xúc như J L K), giới trẻ còn thêm vào trong những chữ
cái để tạo ra âm mới rất khó hiểu: Làm sao - làm seo, bó tay - pó tay, thích thik… Chính sự “sáng tạo” có một khơng hai này đã làm cho tiếng Việt bị
khuyết tật về mặt hình dáng. Để tạo ra biến thể hệ thống từ chủ nhân chat đã
giảm các âm vị trong một âm tiết (chữ) nào đó nhất là những ngun âm đơi
theo xu hướng gần âm cùng nghĩa; biết - bít, viết - vít hoặc “đánh rơi” âm
đệm “u” như quá - ká, buồn - bùn.
Một số học sinh cho rằng, sử dụng ngôn ngữ “chat” thường xuyên sẽ góp
phần tiết kiệm thời gian do rút ngắn bớt các từ. Bên cạnh đó, còn là cách để
thể hiện cá tính riêng của mình, nếu học sinh nào không sử dụng thì bị coi là
lỗi thời, lạc hậu, không “sành điệu”. 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều giáo viên, nhất là giáo viên dạy môn
Ngữ văn cho biết: nhiều khi đọc bài kiểm tra của học sinh mà không hiểu các
em đang viết gì vì bài thi sử dụng quá nhiều ngôn ngữ ký tự, ký hiệu. Các em
đang làm mất dần đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Như vậy, việc lạm dụng ngôn ngữ “chat” trong học tập trong một thời gian

dài có thể gây ra những hệ quả tiêu cực, khiến cho học sinh quên đi cách sử
dụng từ ngữ theo đúng chuẩn mực, gây trở ngại trong quá trình giao tiếp với
những người “không cùng thế hệ”. Xa hơn, khi thường xuyên sử dụng thứ
ngôn ngữ này một cách bừa bãi có thể ít nhiều ảnh hưởng tới tính cách như:
tùy tiện, hời hợt, cẩu thả…
3.3.Lỗi sai do không nắm được những quy tắc trong việc sử dụng ngơn
ngữ Tiếng Việt.
3.3.1.Lỗi chính tả:
Cũng giống như rất nhiều học sinh trên cả nước, học sinh lớp 10A3
trường THPT Đông Sơn 2 cũng viết sai chính tả rất nhiều. Cụ thể các em mắc
những lỗi sau:
3.3.2.Lỗi viết hoa.
Lỗi viết hoa là một trong những loại lỗi chính tả xuất hiện rất nhiều
trong bài viết của học sinh. Lỗi viết hoa bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết hoa
sai quy định chính tả và viết hoa tùy tiện.
- Viết hoa sai quy định chính tả:
Viết hoa sai quy định chính tả là viết hoa hay khơng viết hoa theo
đúng quy định chính tả về viết hoa. Chẳng hạn như học sinh không viết hoa
chữ cái mở đầu bài viết, đoạn văn, không viết hoa sau dấu chấm (.), dấu chấm
hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu chấm lửng hết câu (...), hay vi phạm các quy
định về cách viết hoa các loại tên riêng.
Ví dụ :
Vũ trọng Phụng, Phan bội Châu, Nam cao, Vũ đại, Tố như, chị út
Tịch, chí Phèo, tác phẩm người mẹ cầm súng, cách mạng tháng 8, cách mạng
tháng 10....
7


Lẽ ra, theo quy định chính tả, học sinh phải viết: Vũ Trọng Phụng,
Phan Bội Châu, Nam Cao, Vũ Ðại, Tố Như, chị Út Tịch, tác phẩm Chí Phèo,

Người mẹ cầm súng, Cách mạng tháng Tám, Cách mạng tháng Mười...
- Viết hoa tùy tiện:
Viết hoa tùy tiện là viết hoa những đơn vị từ vựng bình thường,
khơng nằm trong quy định chính tả về viết hoa.
Ví dụ:
Nguyễn Đình Chiểu là Nhà thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam, Chế
độ Phong kiến tàn ác, giai cấp Tư sản, cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa, giai
cấp Vô sản....
Lỗi viết hoa là loại lỗi chính tả thơng thường, dễ tránh, dễ khắc phục,
nhưng học sinh THPT vẫn mắc phải trong đó có HS lớp 10A3 trường THPT
Đơng Sơn 2.
3.3.4. Lỗi viết tắt:
Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh thấp hơn nhiều so với
lỗi viết hoa. Tuy nhiên, trong việc rèn luyện chính tả cho học sinh, lỗi viết tắt
cũng cần được lưu ý đến.
Thông thường, lỗi viết tắt bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ: viết tắt sai quy
định chính tả và viết tắt tùy tiện.
- Viết tắt sai quy định chính tả:
Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt khơng theo đúng quy định
chính tả về viết tắt. Chẳng hạn như các em dùng mẫu chữ thường, dùng dấu
chấm hay dấu gạch chéo giữa các chữ cái viết tắt...
Ví dụ: P/V, đ/c, T.P, H.Ð.N.D v.v...
Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết : PV, ÐC, TP, HÐND (phóng
viên, đồng chí, thành phố, hội đồng nhân dân).
Ví dụ : Trường T.H.P.T Đơng Sơn 2 .
- Viết tắt tùy tiện:
Viết tắt tùy tiện là dùng các kí hiệu viết tắt mang tính chất cá nhân
vào bài viết chính thức. Ðây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hay chữ
viết nước ngoài, được chế biến lại, lẽ ra chỉ được dùng khi ghi chép, nhưng
học sinh lại đưa vào bài kiểm tra, bài thi, do đó trở thành lỗi chính tả.

Ví dụ : ( ta (người ta), ( vật (nhân vật), ( (nhấn), ( (nhận), ( (sau),
((trước), ( (trên), ( (dưới), ( (trong), of (của), on (trên), ...... (những), ......
(nhưng), fê fán (phê phán), ffáp (phương pháp), tình thg (tình thương), fg tiện
(phương tiện), ndung (nội dung), t2 (tư tưởng), hthức (hình thức), chnghĩa
(chủ nghĩa), chthắng (chiến thắng), xlc (xâm lược) v.v...
Hiện tượng viết tắt tùy tiện rất dễ khắc phục nếu như học sinh có ý
thức tránh loại lỗi chính tả này khi làm bài thi, kiểm tra.
3.3.5.Lỗi dùng số và chữ biểu thị số:
Kiểu lỗi chính tả này có hai biểu hiện chính: lẫn lộn giữa hai loại số và
lẫn lộn giữa số với chữ biểu thị số.
- Lẫn lộn hai loại số:
8


Trong bài viết, có những trường hợp học sinh phải biểu đạt bằng số,
chẳng hạn như khi đề cập đến ngày, tháng, năm, thế kỉ... Theo quy định chính
tả, tùy trường hợp mà dùng số Á Rập, còn gọi là số thường (1,2,3...), hay số
La Mã (I, II, III...). Do khơng nắm được quy định chính tả, nên học sinh
thường sử dụng lẫn lộn hai loại số.
Ví dụ : Thế kỉ 20, Ðại hội Ðảng lần thứ 6.
Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết bằng số La Mã những trường
hợp này mới đúng.
- Lẫn lộn số và chữ biểu thị số:
Bên cạnh một số trường hợp phải viết số, theo quy định chính tả, có
khá nhiều trường hợp phải viết bằng chữ, khi biểu thị số chỉ số lượng, số chỉ
thứ tự, số chỉ số lượng phỏng chừng v.v... Do khơng nắm rõ quy định chính tả
và do viết theo thói quen, học sinh dễ lẫn lộn giữa số và chữ biểu thị số trong
rất nhiều trường hợp.
Ví dụ: Ngày ba, tháng hai, năm một ngàn chín trăm ba mươi; 1 đám tang;
3 đứa con thơ dại; 1 cuộc sống; đẹp 1, lần gặp gỡ thứ 2; vài 3 người bạn...

Theo quy định chính tả, phải viết: Ngày 3, tháng 2, năm 1930; một
đám tang; ba đứa con thơ dại ; một cuộc sống; đẹp nhất; lần gặp gỡ thứ hai,
vài ba người bạn...
So với hiện tượng lẫn lộn hai loại số, hiện tượng lẫn lộn số và chữ
biểu thị số xuất hiện trong bài viết của học sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, cả hai
loại lỗi sai này cũng dễ tránh, nếu như học sinh nắm được quy định chính tả
về việc dùng số và chữ biểu thị số.
3.3.6.Lỗi chính tả âm vị:
Lỗi chính tả âm vị là hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ
thể hiện trên chữ viết. Nói đơn giản hơn, đó là hiện tượng chữ viết ghi sai từ.
- Sai phụ âm đầu:
Hiện tượng ghi sai phụ âm đầu trong bài viết của học sinh thường
thể hiện ở sự lẫn lộn các chữ cái hay các tổ hợp chữ cái ghi phụ âm đầu sau
đây :
+ ch / tr : chung thành, trà đạp, chống chả, từng chải, chăng chối,
chủ chương, chông đợi, chầy chật, xáo chộn...
+ s / x : sương máu, xum họp, sâu sa, đi xứ, đổi sử... xúc vật, xúc
tích, xi mê, sống xót, xỉ nhục, bổ xung...
+ gi / d : thúc dục, dan dối, dành lại, giả man, để giành, dèm pha,
che dấu, dòn dã, gia chạm, vấn thân, bởi gì.
+ g (gh) / r : ranh tị, hàn rắn , gàn buộc, đói ghét, gắn gỏi...
+ h /q : huênh quang, quang vắng , quyển quặc, quyền bí, quà quyện,
quyên náo...
- Sai âm đệm:
Trong âm tiết tiếng Việt, âm đệm /-u-/ phân bố sau phụ âm đầu,
được ghi bằng hai chữ cái u và o, tùy trường hợp. Trong bài viết của học sinh,
hiện tượng ghi sai âm đệm thường có biểu hiện thiếu chữ cái ghi âm đệm.
9



Ví dụ : lẩn quẩn, lạn đả, lanh quanh, lay hoay, lằng ngoằng, lắt chắt,
ngó ngáy, ngọ ngậy v.v...
- Sai âm chính:
Trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm chính thường có
biểu hiện chính : lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn với các chữ cái
ghi nguyên âm đôi, nhất là giữa :
+ ê / i / iê: bít, điu đứng, điểu cáng, kiềm kẹp, chiệu đựng, hiêu quạnh,
nâng niêu, tìm ẩn, thất thiểu v.v...
+ u / : tuổi thân, muổi lịng, đen đuổi, theo đui, hất huổi, xuôi khiến,
xui
tay
v.v...
+ ư / ươ : chưởi mắng, cữi cổ, tức tửi, rác rửi, sửi ấm v.v...
- Sai âm cuối / bán âm cuối:
+ c /t : buộc miệng, chất phát, lẩn lúc, mất mác, man mát, v.v...
+ n / ng : lãng mạng, phản phất, rung sợ, rung rẩy, sản khoái, tang
hoang, vung trồng, vụn về ...
Giữa bốn kiểu lỗi chính tả âm vị đoạn tính, trong bài viết của học
sinh, hiện tượng ghi sai âm cuối xuất hiện ít hơn. Kế đến là ghi sai âm chính
và ghi sai phụ âm đầu.
3.3.7. Lỗi dùng từ, diễn đạt:
* Lỗi dùng từ:
- Lỗi dùng từ sai phong cách: Thơng thường hồn cảnh giao tiếp được
chia làm hai loại chính: hồn cảnh giao tiếp theo nghi thức và hồn cảnh giao
tiếp khơng theo nghi thức. Hồn cảnh giao tíêp theo nghi thức địi hỏi ngơn
ngữ được gọt giũa. Nhưng nhiều khi học sinh trong bài viết của mình thường
sử dụng khẩu ngữ:
VD: Hàn Mặc Tử bị hủi về thể xác nhưng tâm hồn nhất quyết không bị
hủi cho.
Đúng ra học sinh phải viết là: Hàn Mặc Tử bị đau đớn về thể xác nhưng

tâm hồn ông vẫn tràn ngập cảm hứng sáng tạo.
- Lỗi về nghĩa của từ: Mỗi từ được dùng phải đúng nghĩa. Nhiều học
sinh dùng từ sai nghĩa:
Trong bài văn tả về mẹ, một học sinh viết:
Mẹ em vất vả lang thang,
lảng vảng ở chợ để bán hàng nuôi hai chị em ăn học.
Trong trường hợp này, học sinh đã sai khi dùng từ “ lang thang’, “ lảng
vảng”.
Khi phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của
nhà văn Nguyễn Tuân một học sinh viết:
Huấn Cao đã đồng hóa viên
quản ngục.
- Lỗi lặp từ: Trong một câu văn học sinh có thể dùng một từ đến hai ba
lần:
Khi phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, một học sinh viết:
Nhà thơ Xuân Diệu là một nhà thơ lớn. Xuân Diệu có nhiều bài thơ
trong đó có bài thơ Vội vàng.
10


* Lỗi viết câu:
Khi viết văn đòi hỏi học sinh phải viết đúng ngữ pháp. Nhưng một thực tế
đáng buồn hiện nay là học sinh viết sai câu rất nhiều. Học sinh thường mắc
những lỗi căn bản sau:
- Nhầm trạng ngữ và chủ ngữ:
Trong bài làm văn phân tích bài thơ Tự tình, một học sinh viết:
“Qua bài thơ Tự tình đã làm thể hiện nỗi lịng người phụ nữ quá lứa lỡ
thì.”
Trong câu văn trên, học sinh đã nhầm trạng ngữ là chủ ngữ. Chữa đúng
là:

“Qua bài thơ Tự tình, Hồ Xuân Hương đã thể hiện tâm trạng của người
phụ nữ quá lứa lỡ thì.”
- Lẫn lộn giữa vị ngữ và thành phần phụ chú ngữ:
Cũng trong bài làm văn phân tích bài thơ Tự tình, một học sinh viết:
“Hồ Xuân Hương nhà thơ nữ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung
đại.”
Đúng phải là: “Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ nổi tiếng của văn học
Việt Nam thời trung đại.”
- Câu lan man dài dòng:
Khi đề cập về nhà văn Nguyễn Tuân một học sinh viết: Nguyễn Tuân
là một trong những nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc nhất với trình độ đỉnh
cao nổi bật cho phong cách thơ Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác.
Chưa nói đến lỗi sai về kiến thức khi học sinh đó viết “ phong cách thơ
Nguyễn Tuân” thì câu này sửa đúng là:
“Nguyễn Tuân là một trong
những nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc với trình độ bậc thầy. Nổi bật trong
phong cách của ông là sự tài hoa, uyên bác.”
4.
Kết quả khảo sát lần thứ nhất (ngày 15 tháng 9 năm 2014):
Kết quả này được thống kê dựa trên bài viết số 1 của học sinh lớp 10A3.
Lối học sinh mắc phải
Số học sinh mắc lối
Lỗi viết hoa
Viết hoa sai quy định
20
chính tả
Lỗi
Viết hoa tuỳ tiện
8
chính tả

Lỗi viết tắt
Viết tắt sai quy định
3
chính tả
Viết tắt tuỳ tiện
9
Lỗi dùng số
3
và chữ biểu thị
số
Lỗi chính tả
4
âm vị
Lỗi dùng từ

Lỗi dùng
phong cách

từ

sai

10
11


Lỗi diễn
đạt

Lỗi viết câu


Lỗi
dựng
đoạn
Lỗi bố cục
bài văn

Lỗi về nghĩa của từ
Lỗi lặp từ
Nhầm trạng ngữ và
chủ ngữ
Lẫn lộn giữa vị ngữ
và thành phần phụ chú
Câu lan man dài
dòng

8
15
10
6
9
3
3

5.
Nguyên nhân:
Theo suy nghĩ và kinh nghiệm của một nhà giáo, tôi xin mạnh dạn nêu lên
những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, ảnh hưởng Internet. Ngày nay đông đảo học sinh sử dụng
Internet, ngồi số ít biết khai thác, tận dụng để học tập thì phần lớn chỉ để

chơi game và chat chít. Khi “chát” các em hầu hết sử dụng tiếng Việt không
dấu và dùng cách diễn đạt rất ngắn gọn bằng những từ ngữ chỉ quen dùng với
giới trẻ, và theo quan niệm của họ như thế mới được cho là…sành điệu. Ngôn
ngữ phản ánh tư duy1. Việc thường xuyên sử dụng ngơn ngữ bất thường, cụt
ngủn như thế sẽ góp phần làm “cùn” đi tính thẩm mỹ và tinh tế vốn có của
ngơn ngữ truyền thống, cịn gây khó khăn cho việc rèn luyện tư duy sâu sắc.
Thứ hai, ảnh hưởng của phim ảnh. Ngày nay truyền hình, phim ảnh
phát triển đến chóng mặt. Có nhiều kênh chiếu những phim hấp dẫn với mật
độ dày đặc khiến cho thanh thiếu niên ngoài giờ đến trường chỉ “mê mẩn” với
phim ảnh. Việc xem phim nhiều khiến các em lười đọc sách. Nếu có đọc thì
đó cũng chỉ là các truyện tình u rẻ tiển, những truyện tranh hình nhiều mà
chữ ít. Có rất nhiều em đọc và bị ảnh hưởng bởi ngơn ngữ trong các câu
truyện đó.
Thứ ba, ảnh hưởng của âm nhạc “thị trường”. Ngày nay có một bộ
phận khá đông giới trẻ mê nhạc “thị trường” với những ca từ giai điệu mà khi
hát lên như… đọc, như nói. Lời lẽ rất cộc cằn và thô thiển. Những ngôn từ đó
ảnh hưởng khơng tốt đến sự phát triển ngơn ngữ của học sinh.
Thứ tư, những năm học gần đây việc áp dụng hình thức thi trắc
nghiệm với việc lựa chọn các phương án hoặc A, hoặc B, hoặc C, hoặc D
cũng góp phần làm “cùn” tư duy cũng như cách diễn đạt của học sinh.
Thứ năm, ngày nay rất ít giáo viên dạy cho học sinh kỹ năng làm một
bài viết hồn chỉnh. Ngồi một số ít giáo viên dạy Văn khi chấm bài có sửa
lỗi cho học sinh về chính tả, câu cú, diễn đạt, cịn đa số giáo viên không sửa
lỗi cho học sinh khiến cho các em khơng biết mình mắc lỗi gì để khắc phục,
để lần sau sẽ tiến bộ. Thực tế có những bài văn học sinh viết dài ba trang giấy
12


mà khơng có dấu chấm, dấu phẩy nhưng giáo viên vẫn cho 5 điểm. Còn giáo
viên dạy Sử, Địa, Giáo dục Cơng dân thì hầu như khơng bao giờ u cầu học

sinh viết bài phải có bố cục, cứ có ý là có điểm dù học sinh trình bày theo
kiểu…gạch đầu dòng.
Thứ sáu là việc trên thị trường tràn ngập các bài văn mẫu. Học sinh
không cần phải học, suy nghĩ mà cứ thuộc bài văn mẫu làm bài.

13


II. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC
SINH:
Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy Văn, nên mỗi khi chấm bài, gọi học
sinh lên bảng, bản thân thầy cơ ln cảm thấy rất buồn và chạnh lịng khi
những chữ viết của các em có quá nhiều lỗi chính tả.
Tuy nhiên, với đặc trưng mơn Ngữ văn ở cấp 2,3 khơng có tiết học nào
cho rèn luyện lỗi chính tả trong giờ học chính khóa.
Chính vì vậy, việc sửa lỗi cho các em chỉ có thể tập trung vào các tiết phụ
đạo, các tiết luyện tập, phần chữa bài tập của một số bài học, khi chấm bài
kiểm tra, vở soạn bài của các em.
1. Quá trình sửa lỗi:
1.1. Sửa lỗi chính tả trong q trình chấm và sửa bài.
Để chấm một bài kiểm tra của các môn học khác, giáo viên rất nhàn bởi
nội dung ngắn, hoặc nội dung chỉ thể hiện trên những con số.
Song, đối với bài kiểm tra môn Văn, đặc biệt là các bài viết Tập làm văn
của học sinh với thời lượng 90 phút là một sự địi hỏi kiên trì cẩn thận của
giáo viên, người thầy không chỉ vừa đọc để thẩm thấu nội dung bài viết mà
còn vừa phải sửa lỗi chính tả cho các em...
Những bài văn sạch đẹp về hình thức, nội dung tương đối tốt chỉ có vài
bài/ lớp. Còn lại là những bài văn rối rắm, cẩu thả, chữ nghĩa vơ cùng xấu và
có rất nhiều lỗi chính tả.
Nhiều khi đọc xong bài văn của các em khiến người thầy hoa mắt. Nhưng

khơng phải vì vậy mà người thầy chấm qua loa, chiếu lệ rồi cho điểm một
cách cảm tính.
Với quan niệm: Văn là người. Nếu khơng rèn cho các em thói cẩn thận, sự
chuẩn mực trong ngơn từ thì ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai cho các em
nên trong quá trình chấm bài, bao giờ giáo viên cũng chú trọng sửa lỗi chính
tả cho các một một cách chu đáo.
Đối với lời phê bao giờ cũng nhẹ nhàng và có lời khuyên nhủ để động
viên, an ủi và hy vọng các em tiến bộ.
1. 2. Sửa lỗi trong các tiết trả bài kiểm tra:
Trong những lần trả bài kiểm tra, sau khi hướng dẫn học sinh sửa chữa bài
theo kiến thức phân môn, tôi đều dành thời gian cho học sinh sửa chữa lỗi
chính tả. Từ kết quả ở bài làm của học sinh, tôi ghi lên bảng những từ  mà các
em viết sai chính tả phổ biến trong bài làm, sau đó tơi cho các em nêu cách
chữa lỗi từ mẹo chính tả. Mỗi lần như vậy là dịp giúp học sinh nhớ mẹo chính
tả và vận dụng mẹo chính tả trong suốt năm học. Lúc đầu các em chưa quen,
vận dụng chậm nhưng về sau các em vận dụng khá thành thạo. Tơi khích lệ
các em lập sổ tay chính tả để tiện sử dụng.
1.3. Sửa lỗi khi chấm vở bài tập, vở soạn, vở ghi:
Thơng thường, mơn Ngữ văn thường có vở soạn bài nên trong mỗi học kỳ
giáo viên nên thu vở của các em một, hai lần. Trong những lần thu bài như
vậy, giáo viên cố gắng sửa những từ sai của các em một cách cẩn thận.
14


Sau khi chấm vở của các em bao giờ cũng có những nhận xét, những lời
phê nêu hạn chế của học sinh để các em thấy được những điều mình chưa làm
được mà cố gắng điều chỉnh lại chữ nghĩa của mình một cách đúng nhất.
Một điều chúng tơi dễ phát hiện là càng vở bài tập, vở soạn ở nhà các em
lại càng viết ẩu, đó là: viết tắt, viết sang tiếng Anh một số từ, viết số và trình
bày rất cẩu thả.

Chính vì thế trong khi trả vở cho học sinh bao giờ cũng nhấn mạnh cho
các em việc rèn luyện và trau dồi vốn từ ở nhà là một điều thuận lợi để các em
có thể tham khảo, suy nghĩ những từ đúng, trình bày sạch đẹp hơn để tạo
thành thói quen cho riêng mình.
I.4 u cầu học sinh viết lại, GV kiểm tra phần viết lại những lỗi
chính tả đã được sửa. 
  Học phải đi đơi với hành. Nếu chỉ phát âm chuẩn, nếu chỉ có giáo viên
nhặt và sửa dùm, … thì vẫn chưa đủ. Học sinh phải nhớ để viết cho đúng.
Muốn thế, các em phải viết lại. Thường tôi yêu cầu các em viết lại từ 5 đến 7
lần mỗi từ. Tôi xem và sửa nếu vẫn cịn sai. Cơng việc này tuy mất nhiều thời
gian nhưng đa số học sinh hưởng ứng nhiệt tình. Một thời gian sau, tình trạng
sai chính tả giảm một cách đáng kể.
2.
Hướng dẫn học sinh những luật-mẹo chính tả
2.1. Hướng dẫn học sinh viết đúng dấu hỏi, dấu ngã.
Đây là lỗi sai rất phổ biến của các học sinh trên địa bàn Thanh Hóa nói
chung, của HS lớp 10a3 trường THPT Đơng Sơn 2 nói riêng. Bởi vậy, tôi rất
chú trọng trong việc sửa lỗi dấu hỏi, ngã cho các em.
2.2. Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã:
2.2.1.Trong các từ láy tiếng Việt có quy luật bổng trầm. Quy luật này có
nghĩa là trong từ láy hai tiếng thì hai chữ nàyđều là bổng hay đều là trầm,
chứ khơng có một chữ thuộc hệ bổng hoặc thuộc hệ trầm.
     -  Hệ bổng gồm :  Hỏi   -   Sắc  -    Không  ( không dấu- thanh ngang).
     -  Hệ trầm gồm :   Huyền  -  Ngã  -  Nặng
 Mẹo:        “ Chị  Huyền mang Nặng Ngã đau
            Anh Ngang Sắc thuốc Hỏi đau chỗ nào ”.
                    Mẹo này có nghĩa là gặp một chữ mà ta khơng biết nó là dấu
hỏi hay dấu ngã thì hãy tạo một từ láy âm. Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc,
dấu khơng hay dấu hỏi thì nó sẽ là dấu hỏi. Trái lại, nếu chữ kia là dấu
huyền, dấu nặng, hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã.

                   Ví dụ :   Về hệ bổng
          - Huyền – Ngã : sẵn sàng, lững lờ, não nùng, dỗ dành, dễ dàng . . .
          - Nặng – Ngã   : rộng rãi, rộn rã, nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ . . .
          - Ngã – Ngã     : dễ dãi, nhõng nhẽo, lỗ lã, lõa xõa, nhũng nhiễu . . .
                    Ví dụ :   Về hệ trầm
          - Ngang – Hỏi : nho nhỏ, vui vẻ, trong trẻo, ngơ ngẩn, đảm đang . . .
         - Sắc – Hỏi : nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ, sáng sủa . . .
          - Hỏi – Hỏi : lỏng lẻo, đủng đỉnh, thỏ thẻ, hổn hển, lửng thửng . . .
15


Có một số ngoại lệ thực sự là : se sẽ, ngoan ngoãn, vỏn vẹn, khe khẽ.
2.2.2. Các từ thuần Việt khởi đầu bằng ngun âm thì viết dấu hỏi :
- Ví dụ :  ủ phân, ở nhà, ửng hồng, ẩm ướt, ẩu tả . . . 
2.3. Phân biệt dấu hỏi, ngã trong từ Hán Việt.
Trong từ vựng Tiếng Việt của chúng ta có tới 60% là từ Hán Việt, chính vì
thế nếu học sinh nắm được luật viết dấu hỏi, dấu ngã trong từ Hán Việt sẽ
tránh được một lượng lớn lỗi chính tả mà các em thường gặp trong khi sử
dụng từ ngữ.
- Những âm đầu trong từ Hán Việt viết bằng dấu ngã:
Đối với từ Hán Việt có âm đầu là các phụ âm: M, N, NH, L, D, NG thì đều
dùng dấu ngã:
Ví dụ:
M: Song mã, mã hóa, mãi lộ, mãn khóa...
N: Truy nã, long não, phụ nữ, trí não, nỗ lực...
V: Vũ trang, vũ đài, hùng vĩ, vĩ nhân, vĩ tuyến, cứu vãn, vãn hồi...
L: Lễ nghĩa, lãng mạn, lãnh đạo, lãnh tụ, nguyệt lão...
D: Diễn xướng, dã man, dã tâm, dĩ vãng , diễn thuyết, diễm phúc...
NG: Ngôn ngữ, nghĩa vụ, nhân ngãi, biền ngẫu, bản ngã...
- Những âm đầu trong từ Hán Việt viết bằng dấu hỏi.

Những âm đầu không phải là 07 âm như phần trên thì được dùng bằng dấu
hỏi.
Ví dụ: Quan ải, ảnh hưởng, văn bản, bảo hiểm, cảm giác, hải cảng, đả đảo,
đẳng cấp, đảm nhiệm, giải phóng, khai giảng, hải đăng, hải quân, khả ái,
chung khảo, kỉ luật, thế kỉ...
2.3. Hướng dẫn mẹo phân biệt âm Tr và Ch
Đối với hai âm đầu này, người thầy hướng dẫn các em những mẹo nhỏ thì
sau này các em ít sai sót.
- Trong từ Hán-Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với Tr
mà không đi với Ch.
+ Tr đi với dấu nặng: Trạm xá, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc, trịnh trọng, trị
giá, trục lợi, trụ sở, vũ trụ...
+ Tr đi với dấu huyền: Phong trào, lập trường, trầm tích, trừng trị, truyền
thống, từ trường, trần thế, trù bị, trùng hợp....
- Khi láy âm: Ch láy âm với các phụ âm khác ở vị trí đứng trước hoặc
đứng sau, trái lại Tr không láy âm đầu với các phụ âm khác, trừ bốn trường
hợp ngoại lệ đều là láy với L: Trọc lóc, trụi lũi, trót lọt, trẹt lét.
+ Ch đứng ở vị trí thứ nhất: Chờn vờn, chon von, chơi vơi, chót vót, chênh
vênh, chạng vạng, chơi bời, chèo bẻo, cheo leo, chìm lỉm, chi li, chói lọi, chào
mào, chộn rộn, chình rình…
+ Ch đứng ở vị trí thứ hai: Loắt choắt, lau chau, lanh chanh, lã chã, loạng
choạng, lởm chởm, loai choai…
- Khi dùng trong trường từ vựng:
16


+ Khi dùng những từ chỉ quan hệ trong gia đình thì viết với Ch chứ khơng
viết với Tr: Cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút , chít…
+ Khi dùng những từ chỉ đồ dùng trong gia đình được viết với Ch chứ
không viết với Tr: Cái chậu, cái chum, cái chai, cái chiếu, cái chăn, cái chõng,

cái chày, cái chổi, cái chuồng gà, cái chĩnh…
2.4. Hướng dẫn mẹo sử dụng âm S và X:
2.4.1.Khi kết hợp âm đệm: S không đi với các vần oa, oă, oe, uê, chỉ có
X là đi với các vần này.
-Ví dụ: Xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, xịa tay, xoen xt,
xuề xịa, xun qua, quả xồi, tóc xõa…(nhưng có các trường hợp ngoại lệ
như soát trong rà soát, kiểm soát...soạn trong soạn bài, soạn giáo án, soạn
giả...và những trường hợp điệp âm đầu trong từ láy: suýt soát, sột soạt…)
2.4.2.Khi láy âm: Chỉ có X mới láy âm với các âm đầu khác, cịn S khơng
có khả năng này.
-Ví dụ: Bờm xơm, bờm xờm, lao xao, lòa xòa, liêu xiêu, loăn xoăn, liểng
xiểng, lộn xộn, lì xì…
2.4.3.Mẹo từ vựng:
- Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống
thường viết với X. Ví dụ như: Xơi, xa lat, lạp xường, xúc xích, cái xanh, cái
xoong, cái xiên nướng thịt…
- Hầu hết các danh từ còn lại viết với S. Chặng hạn như: Ông sư, bà sãi,
cây sen, cây sim, cây sồi, cây sung, cái sọt, sợi dây, sao, sương giá, sơng,
suối, sấm, sét…( Có các trường hợp ngoại lệ : Chiếc xe, cái xuồng, cây xoan,
cây xoài, trạm xá, xương, cái túi sách hay cái xắc, cái xẻng, mùa xuân…
2.5. Hướng dẫn mẹo phân biệt R với D và GI
    Người miền Bắc nói chung, người Thanh Hóa nói riêng hầu hết khơng
phân biệt R với D và GI trong phát âm nên thường lẫn lộn chúng trong chữ
viết. Có thể dùng một số mẹo đơn giản sau để khắc phụ lỗi này.
2.5.1. Mẹo về âm đệm: 
R và GI không kết hợp với âm đệm, chỉ có D mới kết hợp với các vần
này. Chẳng hạn như: Dọa nạt, hậu duệ, kiểm duyệt, duy trì, duy nhất…
(Trường hợp ngoại lệ roa trong cu- roa).
2.5.2. Mẹo láy âm “Co ro- bịn rịn”: 
R láy âm với B và C ( K) là những hình thức mà D khơng có. Ví dụ

như:Bịn rịn, bủn rủn, bứt rứt, bối rối, co ro, cập rập…
2.5.3.Mẹo run rẩy- rừng rưc: Những từ láy điệp âm đầu R mô
phỏng tiếng động tượng thanh, chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc khác nhau,
chỉ những sắc thái ánh sáng động, tươi, chói đều viết với R. Ví dụ như: Rì
rào, rả rích, răng rắc, rầm rập, róc rách, rúc rích, ra rả, run rẩy, rung rinh,
rón rén, rập rình, rạo rực, rần rật, rực rỡ, rừng rực, roi rói, rạng rỡ…

17


3.
Hướng dẫn học sinh cách viết hoa đúng nguyên tắc.
Để tránh các trường hợp các em học sinh viết hoa sai, tùy tiện theo cảm
hứng. Từ đó dẫn đến những sai sót trong bài viết, bản thân chúng tơi đã tìm
hiểu, tham khảo, cùng với những kinh nghiệm trải qua q trình học tập và
giảng dạy nhiều năm. Chúng tơi đã hướng dẫn học sinh các quy tắc viết hoa
như sau:
- Đầu câu tiêu đề, lời nói đầu, các chương, mục, điều, kết luận … của văn
bản.
- Đầu câu sau dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!)...
- Đầu dòng sau dấu chấm (.), dấu chấm phẩy (;), xuống dòng ...
- Đầu trong dấu hai chấm mở, đóng ngoặc kép: “….” (đoạn trích đầy đủ
nguyên văn câu của tác giả, tác phẩm)....
+ Chỉ tên người: Viết hoa tất cả chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên
riêng như: Hồ Chí Minh, Nam Cao, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Viễn
Phương, Chính Hữu...
+Chỉ tên riêng của các địa danh, tổ chức kinh tế, xã hội như: Việt
Nam, Hà Nội, Sài Gòn, Tập đồn Sơng Đà, Hội Khuyến học...
+Chỉ các danh hiệu cao quý như: Anh hùng Lao động; Huân chương Độc
lập, Nghệ sĩ Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân...

+Tên các ngày kỷ niệm, ngày lễ như: Kỷ niệm ngày Quốc khánh; Kỷ
niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày Giải phóng miền Nam 30/4; Kỷ niệm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh…
+Tên các Đoàn thể Trung ương như: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội...
Sau khi tiến hành nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài làm
của học sinh lớp 10A3, người viết đã tiến hành khảo sát lần hai.
4. Kết quả khảo sát lần thứ hai (ngày 20 tháng 2 năm 2015).
Kết quả này được thống kê dựa trên bài viết số 5 của học sinh lớp 10a3
(ngày 20 tháng 2 năm 2015).
Lối học sinh mắc phải
Số học
sinh mắc
lối
Lỗi viết hoa
Viết hoa sai quy định
2
chính tả
Lỗi chính tả
Viết hoa tuỳ tiện
1
Lỗi viết tắt
Viết tắt sai quy định
0
chính tả
Viết tắt tuỳ tiện
1
Lỗi dùng số
0

và chữ biểu thị
số
18


Lỗi chính tả
âm vị
Lỗi dùng từ

Lỗi diễn đạt

Lỗi viết câu

2
Lỗi dùng từ sai
phong cách
Lỗi về nghĩa của từ
Lỗi lặp từ
Nhầm trạng ngữ và
chủ ngữ
Lẫn lộn giữa vị ngữ
và thành phần phụ chú
Câu lan man dài
dòng

3
2
4
3
2

5

5.
Kết quả khảo sát lần 3, dựa trên bài kiểm tra số 4, học sinh lớp
12a3 (ngày 15 tháng 3 năm 2017).
Lối học sinh mắc phải
Số học
sinh mắc
lối
Lỗi viết hoa
Viết hoa sai quy định
0
chính tả
Lỗi chính tả
Viết hoa tuỳ tiện
1
Lỗi viết tắt
Viết tắt sai quy định
0
chính tả
Viết tắt tuỳ tiện
1
Lỗi dùng số
0
và chữ biểu thị
số
Lỗi chính tả
1
âm vị
Lỗi dùng từ


Lỗi diễn đạt

Lỗi viết câu

Lỗi dùng từ sai
phong cách
Lỗi về nghĩa của từ
Lỗi lặp từ
Nhầm trạng ngữ và
chủ ngữ
Lẫn lộn giữa vị ngữ
và thành phần phụ chú
Câu lan man dài
dòng

1
2
1
1
1
1

19


6.

Nhận xét:
Sau khi áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục và giảm những lỗi mà

học sinh mắc phải trong quá trình làm văn, người thực hiện nhận ra:
Thứ nhất, số lượng học sinh mắc lỗi có giảm so với lần khảo sát thứ
nhất.
Thứ hai, đối với những học sinh cịn mắc lỗi thì số lượng lỗi mà các em
mắc phải trong một bài làm văn có giảm. Ví dụ: Em Nguyễn Văn T: trong bài
văn số 1 em mắc 34 lỗi viết hoa tuỳ tiện thì đến bài số 5 số lượng lỗi đó đã
giảm xuống cịn 16.
Em Lê Duy Q, chữ viết thường thiếu nét dẫn đến sai chính tả, sau một
thời gian thực hiện việc chép chính tả và sửa lỗi chính các bài viết của mình,
số lỗi trong bài của em đã giảm.
Như vậy qua kết quả khảo sát hai lần, ta có thể nhận ra những biện pháp
mà người thực hiện đề tài này áp dụng phần nào đã có tác động trong việc
nâng cao chất lượng viết bài của học sinh lớp 10a3.

20


C. KẾT LUẬN
7.
Kết luận:
Rèn kĩ năng làm văn cho học sinh là một vấn đề hết sức gian nan và phức
tạp. Việc học sinh lớp 10a3(năm học này là lớp 12a3) có tiến bộ rõ rệt trong
việc sửa lỗi chính tả. Để đạt dược kết quả đáng tự hào đó cả thầy và trị đều
phải kiên trì trong thời gian dài và mất nhiều công sức. Học sinh và giáo viên
cũng cần phải hợp tác tích cực. Chú trọng kĩ năng làm văn khả năng diễn đạt
của học sinh sẽ được cải thiện sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống
Trên đây là một số kinh nghiệm làm văn mà tôi và các đồng nghiệp
trường THPT Đông Sơn 2 đã từng áp dụng và thu được những kết quả đáng
khích lệ. Đơi chỗ cịn nhiều thiếu sót. Mong được mọi người quan tâm và
đóng góp ý kiến.

8. Kiến nghị:
Trước thực trạng học sinh dùng sai nhiều lỗi chính tả như hiện nay thì
chúng ta – những người thầy đang trực tiếp dạy dỗ cần quan tâm đến các em
nhiều hơn để giúp các em hiểu được giá trị của Tiếng Việt, rèn luyện các em
viết đúng, viết chuẩn Tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt mà
cha ông ta đã để lại.
Để giúp học sinh phát âm, viết đúng chính tả là một việc tương đối khó
khăn nhưng vơ cùng cần thiết đối với những năm tháng các em đang ngồi trên
ghế nhà trường.
 Để khắc phục lỗi chính tả khơng nên nóng vội, phải từng bước và phải kết
hợp nhiều giải pháp. Hướng tới chuẩn trong nói và viết là vấn đề xã hội trong
đó khơng thể thiếu sự hợp tác từ nhiều phía. Cá nhân tôi cũng luôn cố gắng
trau dồi, học hỏi từ nhiều nguồn, làm giàu thêm tri thức cũng như nhiều giải
pháp  hữu hiệu để góp phần giảm thiểu tình trạng mắc lỗi chính tả trong học
sinh.
Tơi xin chân thành cảm ơn
              

21


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Nguyễn Thị Thu Thủy


Lê Mai Phương

22


1.
2.
3.
4.
5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Từ điển Tiếng Việt (NXB Văn hóa – Thông tin Năm 2001).
Sách giáo khoa Ngữ văn 10(NXBGD Năm 2009).
Sách giáo viên Ngữ văn 10 (NXBGD Năm 2009).
SGK Ngữ văn địa phương Thanh Hóa – Lớp 8 (NXBGD Năm 2009).
Tài liệu trên một số trang web và facebook khác.

23


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Mai Phương.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Đông Sơn 2.

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả cơng tác quản lí của

Sở GD&ĐT C
Thanh Hóa.

2010-2011

người giáo viên chủ nhiệm.
2.
3.
4.

5.
...

24



×