Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn quan hệ của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.87 KB, 80 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH THỊ NGỌC LIÊN

QUAN HỆ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HĨC MƠN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI, 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH THỊ NGỌC LIÊN

QUAN HỆ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HĨC MƠN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐỖ MINH KHÔI



HÀ NỘI, 2021



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
HĐND được cấu thành từ những đại biểu ưu tú đại diện cho giai cấp
cơng nhân, giai cấp nơng dân, đội ngũ trí thức, các dân tộc, tôn giáo, thành
phần xã hội... ở địa phương được cử tri địa phương tín nhiệm bầu ra theo các
ngun tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND giám sát
việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trong tổ chức bộ máy phân cấp hành chính ở nước ta bao gồm hai cấp là
Trung ương và Địa phương. Trong đó ở địa phương được chia thành 3 cấp là
cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có mối quan hệ trực thuộc từ trên xuống dưới.
Mỗi cấp đều có hai cơ quan đại diện nhà nước gồm HĐND và UBND. Mỗi cơ
quan lại được quy định một cách cụ thể và rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ
riêng, đảm bảo thực hiện có hiệu quả chủ trương chính sách của Đảng và pháp
luật của nhà nước. Cấp xã là một đơn vị hành chính nhà nước cấp thấp nhất ở
địa phương, bao gồm các tên gọi là xã, phường hoặc thị trấn. UBND cấp xã là
cơ quan chấp hành của HĐND.
HĐND và UBND có mối quan hệ chặt chẽ trong hoạt động chấp hành,
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân
địa phương, qua mối quan hệ đó dần dần được hình thành, phát triển và hoàn
thiện qua các văn bản Hiến pháp từng thời kỳ. Mối quan quan hệ giữa HĐND
và UBND được hình thành trong các lĩnh vực KT – VHXH, QPAN và quyết
định những vấn đề quan trọng tại địa phương, trong hoạt động giám sát, về
hình thành tổ chức. Vì vậy, nhận thấy mối quan hệ giữa HĐND và UBND
ln phải có những giải pháp để hồn thiện, vận hành đồng bộ và thực thi tốt

quyền lực nhà nước tại địa phương.

1


Tuy nhiên trong thực tiễn, quan hệ của HĐND và UBND cấp xã còn
nhiều hạn chế thể hiện trong mối quan hệ trên từng lĩnh vực hoạt động của
mình v.v. Chính vì vậy, quan hệ của HĐND và UBND cấp xã hiện nay còn
chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động. Qua đó, nghiên cứu quan hệ của
HĐND và UBND trong quản lý nhà nước (QLNN) cấp xã trên địa bàn huyện
Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh theo pháp luật hiện hành được đặt ra nhằm
đổi mới, nâng cao hivà UBND cấp xã trong QLNN. Do đó, tơi chọn đề tài làm
luận văn về “Quan hệ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã
trong quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh”
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
CQĐP cấp xã có hai cơ quan hoạt động xong hành với nhau đó là HĐND
và UBND cấp xã, trong hoạt động HĐND và UBND cấp xã có các mối quan
hệ mật thiết với nhau trong tổ chức, giám sát, phối hợp điều hành, quản lý địa
phương. Từ thực tế đó, tơi chọn đề tài quan hệ của HĐND và UBND cấp xã
trong QLNN từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh là đề tài
nghiên cứu thực tiễn và lý luận về quan hệ giữa UBND và HĐND trong
QLNN. Trong QLNN ở địa phương thì HĐND quyết định các chủ trương,
biện pháp phát triển KT – VHXH – QPAN với hình thức ban hành nghị
quyết, UBND cấp xã có trách nhiệm triển khai thực hiện nghị quyết đảm bảo
phát triển kinh tế vững mạnh, an xinh xã hội ổn định, giữ vững QPAN.
Quan hệ HĐND và UBND cấp xã trong QLNN từ thực tiễn huyện Hóc
Mơn, thành phố Hồ Chí Minh qua đề tài này muốn làm rõ vai trò trách nhiệm
của từng cơ trên các lĩnh vực thể hiện qua các mối quan hệ đó.
Qua hoạt động thực tế quan hệ trên các lĩnh vực QLNN đã nêu lên những
hạn chế, khuyết điểm đối với hoạt động của HĐND và UBND để các cơ quan

khắc phục những hạn chế và đề ra cách thức hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.

2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Cần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ của HĐND và
UBND cấp xã trong QLNN từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí
Minh. Qua đó đề ra quan điểm và giải pháp cải thiện mối quan hệ của HĐND
và UBND trong QLNN.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về quan hệ của HĐND và UBND cấp xã trong QLNN.
Đánh giá thực trạng quan hệ của HĐND và UBND cấp xã trong QLNN
từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Đề ra những quan điểm và giải pháp nhằm nâng chất quan hệ của HĐND
và UBND cấp xã trong QLNN từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ
Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ của
HĐND và UBND cấp xã trong QLNN từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, thành
phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: quan hệ của HĐND và UBND cấp xã trong
QLNN từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2016
– 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu dưới các
hình thức như: phương pháp thu thập số liệu để chứng minh, giả thuyết và nêu
ra ví dụ; phương pháp quan sát; phương pháp tổng hợp kinh nghiệm; đánh giá
so sánh số liệu; phương pháp thống kê xử lý số liệu, đọc lượt.


3


6. Ý nghĩa nghiên cứu
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
và ứng dụng thực tiễn trong quan hệ của HĐND và UBND cấp xã trong
QLNN từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn nghiên cứu gồm 3 phần: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
phần nội dung tiểu luận có 3 chương và 11 tiết:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về mối quan hệ giữa Hội
đồng nhân dân và Ủy Ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước.
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp hồn thiện mối quan hệ của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước ở huyện Hóc
Mơn, thành phố Hồ Chí Minh.

4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP CẤP XÃ
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân
và Ủy Ban nhân dân cấp xã
1.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân

1.1.1.1. Vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân
Theo Hiến pháp năm 2013 Khoản 1 Điều 113 quy định vị trí, chức năng
của HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, do Nhân dân địa
phương bầu ra, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo ngun tắc phổ thơng, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên. [26, tr. 60]
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thay mặt nhân dân sử
dụng quyền lực nhà nước trong việc quyết định các chủ trương và ban hành
nghị quyết của Quốc hội. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương. Các cơ quan khác điều do Quốc hội và HĐND thành lập.
HĐND thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trong
phạm vi của mình, điều này quyết định phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình. HĐND xã thực hiện chức năng giám sát đối với UBND cấp xã
theo quy định pháp luật như: giám sát đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã
hội, tổ chức kinh tế và việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước.
HĐND xã đề ra các biện pháp xây dựng và phát triển KT – VHXH –
QPAN phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhằm nâng cao đời đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

5


HĐND là tổ chức chính quyền gần nhân dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện
vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững những đặc điểm của địa phương. Vì
vậy, nắm vững và quyết định mọi công việc sát, phù hợp với nguyện vọng của
nhân dân địa phương. HĐND là một tổ chức bao gồm các đại biểu của mọi
tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, công nhân, nông dân, trí thức ưu tú
cùng nhau bàn bạc giải quyết mọi công việc quan trọng của địa phương.
HĐND một mặt phải chăm lo xây dựng địa phương về mọi mặt, đảm bảo phát

triển KT – VHXH giữ vững QPAN nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân địa phương, mặt khác phải hoàn thành nhiệm vụ do cấp trên giao cho.
HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên khoản 1 điều 6 Luật TCCQĐP. [26, tr.10].
Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân
địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình khoản 2 điều 6 Luật
TCCQĐP. [26, tr.10].
Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
HĐND. Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành
viên của UBND cùng cấp khoản 3 điều 6 Luật TCCQĐP. [26, tr. 10].
Ban của HĐND là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo
nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về
những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước HĐND. khoản 4 điều 6 Luật TCCQĐP [26, tr. 10]. Do đó,
HĐND quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương do luật định; đảm bảo

6


thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên và
trung ương ở địa phương; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở
địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HDND.
- Chức năng quyết định
Chức năng này thể hiện ở việc thực hiện quyền quyết định của HĐND
qua các nghị quyết, cụ thể như quyết định về biện pháp nhằm đảm bảo việc

thi hành Hiến pháp, pháp luật ở địa phương; quyết định về các biện pháp xây
dựng địa phương vững mạnh trên các lĩnh vực KT – VHXH – QPAN; xây
dựng chính quyền ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Từ đó, địi hỏi
HĐND cần chú ý đến sự hài hòa giữa việc bảo đảm tuân thủ nghiêm chỉnh
pháp luật, đồng thời phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân địa phương.
Quyết định các biện pháp phát triển KT – VHXH – QPAN địa phương
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Quyết định cụ thể những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền quyết
định của HĐND về kế hoạch phát triển KT – VHXH – QPAN trật tự, an toàn
xã hội; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, đời sống, xã hội;
phát triển khoa học, cơng nghệ, tài ngun, mơi trường; về thực hiện chính
sách dân tộc và chính sách tơn giáo; về việc thi hành pháp luật; về xây dựng
CQĐP và quản lý địa giới hành chính. Như vậy nội dung thực hiện chức năng
quyết định của HĐND rất rộng, toàn diện bao gồm mọi mặt của đời sống xã
hội, văn hoá, khoa học, QPAN... Từ chức năng nêu trên thể hiện tầm quan
trọng của HĐND cấp xã trong CQĐP.
Theo quy định của pháp luật, HĐND thực hiện chức năng này trên từng
lĩnh vực. HĐND nghe UBND trình bày định hướng phát triển, biện pháp tổ
chức thực hiện, xem chủ trương, chính sách đó có phù hợp với Hiến pháp,
pháp luật, với tình hình KT-XH và có bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
nhân dân địa phương hay khơng, trên cơ sở đó HĐND quyết định ban hành

7


hay không ban hành. Để đảm bảo các quyết định của HĐND hợp hiến, hợp
pháp, mỗi đại biểu HĐND và HĐND cần nắm bắt, am hiểu tình hình KT –
XH và chính sách pháp luật của nhà nước, tránh tình trạng hiện nay quyết
định của HĐND là bản sao của của UBND. [1, tr. 140-142].
Chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật

Chức năng giám sát của HĐND luôn gắn liền chức năng quyết định
những vấn đề cơ bản về KT – XH và vai trò của HĐND ở địa phương. Thực
hiện tốt chức năng giám sát không những cho phép HĐND kiểm tra đánh giá
hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở địa phương trong
việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của HĐND mà còn giúp
HĐND phát hiện và sửa đổi, bổ sung những nội dung không phù hợp của nghị
quyết HĐND. Kết quả giám sát của HĐND cấp xã là căn cứ để HĐND cấp
huyện thực hiện quyền bãi miễn, bãi nhiệm các chức danh theo quy định của
pháp luật (chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, các phó chủ tịch và các
thành viên UBND); là căn cứ để HĐND cấp xã bãi bỏ những quyết định trái
pháp luật của UBND cùng cấp.
Để thực hiện các chức năng quan trọng, HĐND tập trung vào các hướng:
Quyết định dưới hình thức ban hành Nghị quyết về các vấn đề quan trọng của
địa phương, các biện pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết đó và giám sát việc
thực hiện các Nghị quyết. [23]
Trong các chức năng trên, chức năng quyết định làm nổi bật vị trí
HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Vì vậy, chức năng cơ
bản của HĐND là thay mặt Nhân dân địa phương quyết định những vấn đề có
liên quan đến đời sống của Nhân dân địa phương. Chức năng của HĐND từng
cấp thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của HĐND được quy định
tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi bổng
sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa
phương năm 2019. [29]

8


1.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân địa phương, HĐND quyết định
những vấn đề quan trọng của địa phương. Trong đó, nhiệm vụ quyền hạn của

HĐND cấp xã cũng được đề cập đến một cách rõ ràng trong từng lĩnh vực,
trong đó có sự phân biệt rõ giữa nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP ở phường,
CQĐP ở thị trấn, CQĐP ở hải đảo, CQĐP đơn vị hành chính – kinh tế đặc
biệt.
Hiến pháp 2013 và Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND từng cấp được nêu khá cụ
thể. Qua đó, luật cũng quy định nhiệm vụ quyền hạn của HĐND xã được
quyền ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền. [26, tr. 47-48].
1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân
1.1.2.1. Vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân
Vị trí, chức năng của UBND Quy định tại điều 114 Hiến pháp năm 2013
và được thể hiện rõ trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
UBND là cấp chính quyền là bộ máy điều hành, quản lý công việc nhà
nước ở các cấp, UBND là là cớ quan hành chính nhà nước ở địa phương, là cơ
quan chấp hành, điều hành chịu trách nhiệm cơ quan nhà nước cấp trên và
HĐND cùng cấp, thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. [26, tr. 60]
UBND xã thảo luận tập thể, quyết định theo đa số, tổ chức thực hiện
ngân sách địa phương và thực thi nhiệm vụ do UBND cấp trên phân cấp.
UBND là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương HĐND, đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do
HĐND xã bầu ra và chịu trách nhiệm trước HĐND xã và cơ quan nhà nước
cấp trên về hoạt động của mình.
UBND xã thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, các nghị
quyết của HĐND cùng cấp, biện pháp phát triển KT – VHXH, QPAN, chấp
hành Hiếp pháp, Luật. Ngoài ra, UBND xã thực hiện các chức năng của mình
trên các lĩnh cụ thể sau:

9



Trong lĩnh vực kinh tế [30, tr 472]
Xây dựng, tổ chức kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KT – VHXH trình
HĐND cùng cấp thơng qua để trình UBND huyện phê duyệt.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà
nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn
và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; thực hiện
quản lý thu chi và bổ sung ngân sách địa phương và báo cáo với HĐND cùng
cấp biểu quyết thông qua.
Quản lý sử dụng hợp lý các quỹ đất để phục vụ xây dựng các cơng trình
cơng cộng trên địa bàn xã.
Vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng đầu tư các cơng trình
cơng cộng, đường giao thơng nơng thơn trên tinh thần tự nguyện và các khoản
đóng góp của nhân dân phải được công khai cụ thể, rõ ràng, kiểm tra giám sát
và đảm sử dụng các nguồn vận động đúng mục đích.
Trong lĩnh vực nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, thuỷ lợi [30, tr 473]
Xây dựng các cơng trình thuỷ lợi thuộc thẩm quyền UBND cấp xã; thực
hiện việc nâng cấp nạo vét các tuyến sông, rạch, đê bao…trên địa bàn.
Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình,
cơng nghệ, dây chuyền mới để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia, phịng chống
dịch bệnh trên các loại vật ni và cây trồng.
Đảm bảo việc sử dụng nguồn nước theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
Hướng dẫn và duy trì phát huy mở rộng sản xuất các ngành, nghề truyền
thống áp dụng khoa học công nghệ mới để mở rộng quay mô sản xuất.
Trong lĩnh lực giao thông, xây dựng [30, tr 473-474]

10


Tổ chức thực hiện việc duy tu, nâng cấp các tuyến đường giao thông

nông thôn thuộc thẩm quyền UBND; vận động các nguồn kinh phí từ nhân
dân trên tinh nhà nước và nhân dân cùng làm.
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm trật tự
xây dựng đúng theo quy định của pháp luật, xem xét cho nhân dân sửa chữa,
nâng cấp cơng trình nhà ở riêng lẻ.
Thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm lấn chiếm vĩa hè,
lòng, lề đường và các cơng trình phục vụ dân sinh.
Trong lĩnh vực văn hoá, thể dục – thể thao, giáo dục và đào tạo, y tế [30,
tr 474]
Tổ chức các hoạt động văn hoá các lễ hội dân gian, các phong trào thể
dục thể thao rèn luyện sức khỏe trong nhân dân; bảo vệ những giá trị văn hóa
truyền thống của địa phương.
Nâng cao chất lượng giáo dục của các cấp học ở địa phương; đảm bảo
tiêu chí trẻ em nhập học lớp một đúng độ tuổi; thực hiện tốt công tác xóa mù
chữ và phổ cập văn hóa. Ngành giáo dục và đào tạo luôn chú trọng nâng cao
chất lượng dạy và học; chất lượng các bậc học được củng cố, ổn định và đi
vào thực chất.
Quản lý tốt công tác xã hội hóa giáo dục tại các nhóm trẻ, trường mầm
non tư tục tại địa phương và phối hợp quản lý các cơ sở giáo dục công lập
trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện tốt công tác chống các dịch bệnh, chính sách dân số,
phát huy tốt vai trị của cán bộ y tế cơ sở trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe ban đầu cho nhân dân.
Quan tâm chăm sóc các gia đình có cơng với cách mạng, thương binh,
liệt sĩ nhân các dịp lễ, tết.

11


Vận động mạnh thường giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình khó

khăn và các gia đình khó khăn đột xuất. Thường xuyên vận động quà tổ chức
thăm hỏi tặng quà cho các hộ neo đơn trên địa bàn. Nhằm đảm bảo chính sách
an sinh xã hội.
Vận động nhân dân tham gia các phong trào thể dục thể thao quần chúng
đã diễn ra sơi nổi với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; nếp sinh hoạt, tập
luyện thể dục thể thao thường xuyên đã trở thành thói quen của người dân.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, và thi hành pháp luật ở địa phương
[30, tr 475]
Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ hàng
năm; tổ chức giáo dục và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương
luôn vững mạnh; đảm bảo tốt cơng tác qn sự quốc phịng địa phương; xây
dựng khu vực phòng thủ; xây dựng nền quốc phịng tồn dân vững mạnh
Đảm bảo giữ vững tình hình an ninh – chính trị trên địa bàn, ngăn ngừa
các thành phần chống phá đảng và nhà nước; xây dựng phương hướng xử lý
tình huống phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn; đấu tranh trấn áp các loại
tội phạm và các tệ nạn xã hội; quản lý lưu trú của nhân dân trên địa bàn.
Trong việc thi hành pháp luật cần tuyên truyền các chính sách pháp luật
liên quan đến nhân dân, giải quyết tranh chấp trong nội bộ nhân dân, khiếu
nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc, tơn giáo UBND xã có trách
nhiệm ban hành kế hoạch, hướng dẫn thực hiện chính dân tộc, tơn giáo đảm
bảo được quyền tự do tính ngưỡng của nhân dân [30, tr 475]
1.1.2.2. Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân
Quy định theo Điều 35 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
HĐND xã quyết định và ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi UBND xã trình. [26, tr.49]

12



HĐND quyết định các giải pháp bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, đấu
tranh, phịng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng,
chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo
vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân
phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân trên địa bàn
xã. [26, tr.48]
Quyết định dư toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách;
phê quyết tốn ngân sách xã; đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm
vi của mình. [26, tr.48]
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương và nhiệm vụ, quyền hạn do cơ
quan nhà nước cấp trên phân cấp. [26, tr.49]
UBND tổ chức thực hiện các nghị quyết HĐND cùng cấp; tổ chức thực
hiện ngân sách địa phương; thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT – VHXH ở
địa phương; tổ chức và đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; xây
dựng chính quyền ở địa phương…
1.2. Tính chất mối quan hệ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Tính chất mối quan hệ HĐND và UBND thể hiện qua ba mối quan hệ:
mối quan hệ phục thuộc; mối quan hệ chấp hành; mối quan hệ trách nhiệm.

1.2.1. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là mối quan hệ phụ thuộc
Mối quan hệ phụ thuộc UBND cấp xã phải phụ thuộc vào HĐND khi
bàn về vấn đề phát triển KT – VHXH – QPAN về ngân sách, về duy tu đường
giao thông nông thôn…UBND phải phụ thuộc vào HĐND tổ chức kỳ họp
thông qua, biểu quyết và ban hành nghị quyết thì UBND mới có cơ sở thực
hiện các nội dung đó.
HĐND và UBND có mối quan hệ chặt chẽ trong hoạt động chấp hành,
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân
địa phương, qua mối quan hệ đó dần dần được hình thành, phát triển và hồn

13



thiện qua các văn bản Hiến pháp từng thời kỳ. Mối quan quan hệ giữa HĐND
và UBND được hình thành trong các lĩnh vực, quyết định những vấn đề quan
trọng tại địa phương, trong hoạt động giám sát, về hình thành tổ chức. Vì vậy,
nhận thấy mối quan hệ giữa HĐND và UBND ln hồn thiện, vận hành
đồng bộ và thực thi tốt quyền lực nhà nước tại địa phương.
Trong cơ cấu hoạt động HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương giám sát hoạt động thực hiện pháp luật ở địa phương.
UBND là cơ quan thực hiện chức năng quản lý HCNN ở địa phương,
chịu sự giám sát của HĐND cùng cấp trong việc thực hiện chính sách pháp
luật và nghị quyết của HĐND.

1.2.2. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là mối quan hệ chấp hành
Mối quan hệ chấp hành UBNN cấp xã là cơ quan chấp hành của HĐND
khi HĐND ban nghị quyết, hay quyết định những vấn đề phát triển địa
phương thì UBND phải tuyệt đối chấp hành và thực hiện nghị quyết của
HĐND. HĐND và đại biểu HĐND giám sát việc thực hiện nghị quyết đó.
UBND là do HĐND cùng cấp bầu ra, UBND là cơ quan chấp hành của
HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có trách nhiệm triển
khai thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp, hiến pháp và luật.
UBND được HĐND cùng cấp bầu ra tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa
HĐND dưới hình bỏ phiếu kín theo danh sách đề cử chức danh từng người
gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND. Trong nhiệm kỳ Chủ tịch
HĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch UBND để đại biểu HĐND
bầu khi khuyết Chủ tịch UBND. Chủ tịch UBND được giới thiệu trong nhiệm
kỳ không nhất thiết là đại biểu HĐND.
Kết quả bầu cử chủ tịch UBND phải được sự phê chuẩn của Chủ tịch
UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn. HĐND có quyền lấy phiếu tín nhiệm, đối
với những người giữ chức vụ do HĐND bầu theo Điều 88 Luật Tổ chức chính

quyền địa phương năm 2015. [26, tr. 96]
14


HĐND có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với người được HĐND bầu theo
Điều 89 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. [26, tr. 96, 97]
UBND là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ
chức thực hiện nghị quyết của HĐND, những quy định trong nghị quyết phải
đi vào thức tiễn cuộc sống; chịu trách nhiệm và báo cáo cơng tác trước
HĐND cấp mình trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp. Do
đó, UBND ban hành văn bản khơng được trái với nghị quyết của HĐND và
quy định pháp luật.
HĐND có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của UBND cùng
cấp, có quyền hủy bỏ những quyết định khơng phù hợp trái quy định pháp
luật của UBND cùng cấp.

1.2.3. Tính chất mối quan hệ Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân là mối quan hệ trách nhiệm
Mối quan hệ trách nhiệm UBND cấp xã phải có trách nhiệm triển khai
thực hiện nghị quyết; phối hợp với các cơ quan chuẩn bị các nội dung phục vụ
kỳ họp hoặc các nội cần thiết khi HĐND yêu cầu.
UBND có trách nhiệm xây dựng các chương trình, đề án trình HĐND
xem xét quyết định. Tại các kỳ họp, HĐND thảo luận và quyết định các chủ
trương phát triển KT – VHXH, QPAN ở địa phương. Căn cứ vào nghị quyết đã
ban hành UBND tiến hành triển khai, thảo luận và phân công tổ chức thực hiện
để chủ trương nói trên của HĐND đi vào thực tế tại địa phương.
HĐND và UBND cấp xã là một bộ phận cấu thành nên hệ thống tổ chức
CQĐP có những mối quan hệ cả theo chiều ngang và chiều dọc. Tùy theo
từng mối quan hệ mà HĐND và UBND cấp xã có thể là chủ thể, khách thể
quản lý. Do đó, HĐND và UBND có mối quan hệ khắn khích với trong các

lĩnh vực nhằm thực tốt chính sách, pháp luật tại đị phương theo luật định.

15


UBND và HĐND cấp xã là hai cơ quan tạo nên CQĐP. Tuy nhiên hai cơ
quan này có chức năng khác nhau. HĐND có chức năng ra nghị quyết, giám
sát; UBND là cơ quan chấp hành và quản lý nhà nước ở địa phương. Hoạt
động của HĐND thể hiện bằng chất lượng tại các kỳ họp thảo luận ban hành
nghị quyết, không trái Hiến pháp, pháp luật của cấp trên và được UBND cùng
cấp triển khai thực hiện tốt.
1.3. Khái niệm và biểu hiện mối quan hệ của Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân
1.3.1. Khái niệm mối quan hệ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân trong quản lý nhà nước
UBND do HĐND cùng cấp bầu ra tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá
HĐND theo hình thức bỏ phiếu kín, là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền
lực nhà nước ở địa phương, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm và báo cáo trước HĐND cùng cấp. [26, tr.88]
Việc xác định đúng vị trí pháp lý của HĐND, UBND cấp xã trong các
mối quan hệ QLNN là rất quan trọng, tổ chức thực hiện nhiệm vụ rõ ràng
từng cơ quan và HĐND có trách nhiệm giám sát để tránh sự quản lý chưa
chặc chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ. [5]
1.3.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
QLNN là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp
luật đến các đối tượng được quản lý nhằm thực hiện các chức năng và chức
năng đối ngoại của nhà nước.
Chủ thể của hoạt động QLNN gồm: cơ quan nhà nước, cá nhân được ủy
quyền thực hiện hoạt động QLNN.
Hoạt động quản lý hiện nay được thực hiện trên các lĩnh vực là lập pháp,

hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối với hoạt động
QLNN.

16


1.3.1.2. Khái quát mối quan hệ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Về mối quan hệ giữa HĐND và UBND, hiện nay, pháp luật đã xác định
theo Điều 8 Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 UBND do HĐND cùng cấp bầu,
là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan HCNN ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan HCNN cấp
trên. [26, tr.12]. Mối quan hệ giữa HĐND và UBND đã được hình thành, phát
triển và hồn thiện qua từng bản Hiến pháp.
Trong đó quan hệ giữa HĐND và UBND được hình thành về tổ chức,
hoạt động giám sát, quyết định và thi hành các vấn đề quan trọng ở địa
phương. Qua đó, thấy được sự điều hành hoạt động của bộ máy nhà nước.
1.3.2. Mối quan hệ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về
mặt tổ chức bộ máy
Theo quy định của pháp luật thì HĐND được thành lập bằng hình thức
bầu trực tiếp của nhân dân.
Hiện nay theo quy định tại Điều 10 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2019 sửa đổi bổ sung điều 32 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015. HĐND xã bao gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở xã bầu ra.
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ hai nghìn dân trở xuống được
bầu mười lăm đại biểu. [29, tr. 5-6]
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến dưới ba
nghìn dân được bầu mười chín đại biểu. [29, tr. 5-6]
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ ba nghìn dân đến bốn nghìn dân
được bầu hai mươi mốt đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm một nghìn

dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu.
[29, tr. 5-6]

17


Xã không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này có
từ năm nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên năm
nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn năm trăm dân được bầu thêm một đại biểu,
nhưng tổng số không quá ba mươi đại biểu. [29, tr. 5-6]
Thường trực HĐND xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên là
Trưởng ban của HĐND xã. Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu hoạt động
chuyên trách.”. [29, tr. 5-6]
UBND do HĐND cùng cấp bầu tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015 và 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 sửa đổi bổ
sung điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì cơ cấu nhân
sự UBND gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó
Chủ tịch UBND các cấp do Chính phủ quy định. [26, tr. 12]. UBND xã loại III
có một Phó Chủ tịch, loại I, loại II có khơng q hai Phó Chủ tịch. [29, tr. 6]
Theo quy định xã loại II tăng thêm một Phó Chủ tịch. Ngoài các chức
danh Ủy viên UBND nêu trên UBND xã cịn có các cơng chức chun mơn.
Theo Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định
các chức danh công chức như sau: [3]
Trưởng Công an;
Chỉ huy trưởng qn sự;
Văn phịng – Thống kê;
Xã thì có cơng chức Địa chính – Xây dựng – Nơng nghiệp và Mơi
trường;
Tài chính – Kế tốn;

Tư pháp – Hộ tịch;
Văn hóa – Xã hội

18


UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND. Sau khi thực
hiện công tác bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp xong thì tại kỳ họp thứ nhất
của mỗi nhiệm kỳ HĐND sẽ bầu ra UBND cùng cấp mình theo hình thức bỏ
phiếu kín nhưng kết quả bầu cử Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND phải
được chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn; Ủy viên UBND thì HĐND
cùng cấp ra nghị quyết phê chuẩn (Đối với cấp tỉnh và thành phố trực thuộc
Trung ương thì kết quả đó sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn).
HĐND cùng cấp bầu ra UBND bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách
đề cử chức danh từng người gồm: Chủ tịch, phó Chủ tịch và Ủy viên UBND.
Qua đó, UBND là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp. Chấp hành
việc thực hiện các luật, các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp
trên, Nghị quyết của HĐND cùng cấp, đồng thời được giao thực hiện các
nhiệm vụ quản lý HCNN ở địa phương. UBND là cơ quan HCNN ở địa
phương trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều hành về các hoạt động dựa trên cơ
sở luật để chỉ đạo trực tiếp các lĩnh vực hoạt động của UBND đúng quy định.
HĐND và UBND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Hiến pháp, Luật
và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mặc dù HĐND và UBND là
hai cơ quan tạo thành tổ chức CQĐP thực hiện chức năng giám sát và thi hành
pháp luật tại địa phương. Tuy nhiên, hiện tại giữa UBND và HĐND vẫn cịn
có sự phân biệt nhất định.
UBND là cơ quan vừa trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
vừa trực thuộc HĐND cho nên UBND hoạt động mang tính tương đối độc lập.


19


1.3.3. Mối quan hệ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trong
hoạt động quản lý
HĐND và UBND có mối quan hệ trong cách thành lập nên hai cơ quan
này, vì vậy hoạt động của hai cơ quan này cũng có mối quan hệ mật thiết với
nhau, thể hiện vai trò của từng cơ quan, cụ thể như sau:
1.3.2.1. Vai trò của Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân
Trong lĩnh vực kinh tế
Quyết định biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển KT – VHXH hằng
năm; các giải pháp thực hiện chương trình khuyến nơng, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, cây trồng, vật nuôi.
Quyết định dự toán thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu
chi, phân bổ dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; điều chỉnh
dự toán ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; sử dụng ngân sách
được HĐND quyết định theo nghị quyết đề ra.
Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất để phục vụ
nhu cầu xây dựng các cơng trình cơng cộng; duy tu sửa chữa các cơng trình
thuỷ lợi, các tuyến đường giao thơng, các cơ sở hạ tầng khác được phân cấp
quản lý; đề ra biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt,
bảo vệ rừng và bảo vệ nguồn nước.
Quyết định biện pháp xây dựng và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh
tế hộ gia đình; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống
bn lậu và gian lận thương mại ở địa phương.
Quyết định các biện pháp, chủ trương phát triển KT – VHXH, QPAN
không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và phát
huy tiềm năng phát triển của địa phương,
HĐND giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức

kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá xã hội, thể dục thể thao
20


Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện thành tốt các tiêu chí về giáo
dục các cấp học và các chính sách phổ cập giáo dục trên địa bàn; xây dựng
đời sống văn hóa, giữ gìn các đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội cổ
truyền; phịng, chống các tệ nạn xã hội; ngăn chặn truyền bá văn hóa phẩm
khơng lành mạnh.
Quyết định biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi, rác thải, ô
nhiễm nguồn nước; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình;
đảm bảo cơng tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Quyết định biện pháp thực hiện chế độ cho người có cơng cách mạng,
diện chính sách, vận động các đơn vị tài trợ các mạnh thường quân hỗ trợ
chăm lo cho gia đình neo đơn, khó khăn; thực hiện tốt công tác giảm nghèo
bên vững trên địa bàn.
Trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội
Quyết định các giải pháp thực hiện tốt công các tuyển qn, cơng tác
qn sự quốc phịng địa phương, xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh
toàn diện, tuyên truyền giáo dục lực lượnng nâng cao ý thức trách nhiệm đấu
tranh phản bát lại các cá nhân, tổ chức có hành vi chống phá nhà nước. Tổ
chức diễn tập phòng thủ.
Quyết định biện pháp bảo đảm tình hình an ninh trật tự, trật tự an tồn xã
hội; đấu tranh phịng, chống tội các loại tội phạm, xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc, tơn giáo tại địa phương
HĐND quyết định các biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo
trên địa bàn đảm bảo mọi người dân thực hiện tốt các quy định pháp luật về
tôn giáo, dân tộc, tự do tính ngưỡng trong khn khổ pháp luật cho phép, tự

do lựa chọn tơn giáo tránh mê tín dị đoan.
Trong triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương

21


Quyết định những biện pháp đảm bảo trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh,
phịng, chống tội phạm, quan liêu, tham nhũng; thực hiện Hiến pháp, luật, các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và quyết định ở địa phương; bảo vệ
danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp của công dân; bảo vệ tài sản, lợi
ích của Nhà nước cơ quan, tổ chức, cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân theo luật định.
Trong việc xây dựng chính quyền địa phương
HĐND bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thường trực HĐND, Thường trực
UBND và thành viên của UBND cùng cấp; đại biểu HĐND và biểu quyết cho
đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu; thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm;
bãi bỏ các quyết định trái pháp luật của UBND cấp mình.
Biểu quyết thành lập mới, sáp nhập, chia tách và điều chỉnh địa giới
hành chính đề cơ quan có thẩm quyền quyết định. [1, tr. 157-153]
Từ những lĩnh vực trên HĐND thực hiện chức năng giám sát bằng hình
thức xem xét báo cáo cơng tác của Thường trực HĐND, UBND; xem xét báo
cáo của UBND cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp;
xem xét văn bản của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của
HĐND cùng cấp; xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch
UBND, Ủy viên UBND, cùng cấp. Ngồi ra, HĐND cịn thực hiện giám sát
theo chun đề ban hành nghị quyết giám sát, thành lập Đoàn giám sát, khảo
sát về một số vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám
sát của Đồn giám sát.

Khi HĐND thực hiện cơng tác giám sát đối với UBND cùng cấp thì
UBND phải phối hợp tốt với HĐND để thực hiện công tác giám sát. HĐND
giám sát các nhiệm vụ chủ yếu của UBND như: giám sát các báo cáo của

22


×