Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Sân khấu ước lệ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.16 KB, 11 trang )

Sân khấu ước lệ

Sân khấu, tựu trung nổi bật hai dòng: Dòng kịch tính nghiêng về tả
thật và dòng tự sự nghiêng về ước lệ (như Tuồng, Chèo). Trong quá trình
giảng dạy, tôi nhận ra rằng, sinh viên thường tỏ ra khá lúng túng và vất vả
trong việc nắm bắt đặc trưng ước lệ của dòng tự sự, cả về lý thuyết và
thực hành. Ngay cả một số giảng viên và không ít nghệ sĩ giàu kinh
nghiệm, qua trao đổi và tiếp xúc với thực tiễn dàn dựng, cũng không khó
nhận ra đây đó hiểu về ước lệ sân khấu còn khá mơ hồ, nhầm lẫn.
Trước hết, nói về hai chữ ước lệ: Ước là quy ước, định ước… đặt ra
để mọi người làm theo; Lệ là luật lệ không thành văn, đã thành tập quán,
thói quen… được mọi người thừa nhận. Vậy nên ước lệ có thể hiểu là
những quy ước được mọi người thừa nhận và chấp hành. Ví dụ biển báo
có chữ thập đỏ, ấy là bệnh viện; Đèn xanh là đi, đèn đỏ là dừng… ai làm
trái, giao thông sẽ loạn, tai nạn sẽ xảy ra…
Có thể chuyển khái niệm ước lệ trong đời sống để hiểu ước lệ trong
nghệ thuật nói chung, sân khấu nói riêng. Thoạt tiên, hiển nhiên và suy
cho cùng, nghệ thuật nào cũng đều mang tính ước lệ cả. Chẳng hạn, điện
ảnh là một loại hình nghệ thuật có khả năng phản ánh cuộc sống hiện thực
thực nhất, nhanh nhạy và rộng rãi nhất, nhưng vẫn cứ là ước lệ; bởi, một
bộ phim, dù là phim truyền hình nhiều tập trình bày một câu chuyện kéo
dài hàng vài chục năm, với hàng loạt số phận, có khi kéo dài từ tuổi ấu thơ
đến lúc về già, nếu tả thật đúng như cuộc sống thì phim đâu và bao nhiêu
thời gian cho đủ. Và thế là người ta đã phải “bỏ qua” tất cả những gì
không cần thiết, rút ngắn lại, đó chính là ước lệ. Ví dụ như trên màn hình
xuất hiện một bé gái, sau vài đoạn phim, thậm chí sau năm, bảy khuôn
hình, bé gái bỗng thành người đàn bà, ta hiểu vài chục năm đã trôi qua;
hoặc một người chuẩn bị lên đường, “nhoáng một cái” đã từ TP.HCM đến
Hà Nội... Thảy đều là ước lệ cả theo nghĩa rộng nhất của từ này…
Sân khấu, do không gian và thời gian lại co hẹp hơn nhiều - tất cả
diễn ra chỉ trên mấy chục thước vuông sàn gỗ, trong khoảng trên dưới 2


tiếng đồng hồ - cho nên tính chất ước lệ càng đậm đặc, như một đòi hỏi tự
thân.
Vậy thì giải thích sao đây về mối quan hệ giữa ước lệ và hiện thực,
ước lệ có phi hiện thực chăng, và lôgích giữa ước lệ nghệ thuật với lôgích
hiện thực ra sao? Thưa rằng, tả thật hiện thực và ước lệ đều xuất phát từ
cuộc sống, đều nhằm miêu tả và thể hiện hiện thực, nhưng theo những
cách, những phương pháp khác nhau, nghĩa là giữa chúng vẫn có sự
thống nhất mà không phải là đồng nhất. Xin mượn một ví dụ đơn giản để
minh chứng cho mối quan hệ này: Tạm ví: gạo là hiện thực, rượu là tác
phẩm nghệ thuật, ở đây là sân khấu, thì lôgích là ở chỗ: không có gạo sẽ
không thể có rượu. Nhưng từ đó lại bảo rượu là gạo, giống với gạo, lại là
sai. Hoa và nước hoa cũng vậy: Không có hoa không thể có nước hoa,
nhưng hoa không phải là nước hoa. Gạo và hoa đã được chế biến, tinh
chất mà thành rượu và nước hoa… Chuyển dịch qua sân khấu, cũng có
thể hiểu mối quan hệ giữa hiện thực với ước lệ nghệ thuật tương tự như
vậy. Có hàng trăm, hàng ngàn ví dụ về mối quan hệ lôgích này. Chẳng
hạn, muốn tả cảnh sông nước, trên sân khấu tả thật, chủ yếu người ta vẽ
nó ra, nhưng trên sân khấu ước lệ người ta lại dùng nghệ thuật biểu diễn
của diễn viên, thông qua hệ thống động tác như xuống đò, chèo đò,… để
tả nó, tạo nên khung cảnh dòng sông và con đò… sống động hơn nhiều,
mà vẫn cứ là dòng sông và con đò… Nói cách khác, cũng như các hình
thức nghệ thuật khác nói chung, sân khấu tả thật nói riêng, đều phải dựa
trên cơ sở hiện thực, nhưng ước lệ là sự biến đổi, sáng tạo, thăng hoa
chất liệu hiện thực, nguyên mẫu để tạo ra một hình hài mới, chất lượng
mới.
Và sự tái tạo ước lệ này không thể là tùy tiện, mà hoàn toàn có tính
nguyên tắc, để định giá trị của sự ước lệ. Nguyên tắc ấy trước hết phụ
thuộc vào tính chân thực nghệ thuật, tức là phải có cơ sở hiện thực, được
tạo dựng theo quy luật logíc biện chứng giữa hiện thực và ước lệ, đồng
thời phải chọn lọc được những biểu hiện, những hình thức thế chấp chính

xác nhất, có tín hiệu thông tin cao nhất. Không thế, ước lệ sân khấu sẽ trở
nên khó hiểu, khập khiễng, hình thức chủ nghĩa và tùy tiện. Ví dụ: Trong
cuộc sống, các bữa tiệc thường có rượu. Uống rượu ước lệ thành bữa tiệc
chính là dùng một bộ phận để miêu tả, thể hiện cái toàn thể là hoàn toàn
phù hợp với hiện thực và dễ hiểu. Thế nhưng, chẳng hạn, lấy việc hút
thuốc lá ước lệ cho bữa tiệc thì thật khó hiểu, bởi việc hút thuốc lá có thể
có, có thể không trong một bữa tiệc, không phải bộ phận nhất thiết để làm
nên bữa tiệc. Tương tự, một mái chèo ước lệ thành con thuyền, chiếc roi
ngựa ước lệ thành con ngựa… đều là bộ phận tất yếu trong cái toàn thể,
nghĩa là đều có cơ sở hiện thực và dễ hiểu; thế nhưng, như thường thấy,
kiểu như trên sân khấu bày ra một chiếc vòng tròn to đùng, rồi bảo đó là
núi non, là hang động, thậm chí là biểu tượng cho chiếc xe ngựa, mọi
người bám vào đó mà “phi”… thì quả là có trời mà hiểu, bởi chẳng có cơ
sở hiện thực nào cả: núi non, hang động, xe ngựa sao lại là hình tròn? Chỉ
tổ mắc cười… Thực tế sân khấu quá dư thừa những kiểu ước lệ tùy tiện,
nghiêng về chủ nghĩa hình thức như thế…
Có cơ sở hiện thực, chưa hẳn là ước lệ nghệ thuật, nếu xa lạ với cái
đẹp, cái thẩm mỹ và sự hoàn chỉnh. Về đòi hỏi này, hãy trở lại ví dụ bữa
tiệc. Tiệc thì có ăn, có uống, có ly (chén) và bát, đũa… Bát đũa để ăn, ly
để uống đều có cơ sở hiện thực để nói về bữa tiệc. Thế nhưng dùng bát,
đũa để mô tả ước lệ thì vừa khó, vừa thô thiển còn dùng ly (chén) để uống
thì vừa thanh tao, vừa dễ cách điệu động tác ước lệ. Vậy nên, vì nhu cầu
của cái đẹp, người ta đã dùng cái ly (chén) để mô tả ước lệ bữa tiệc là
hoàn toàn dễ hiểu. Và cái đẹp cũng chính là sự hoàn chỉnh, không đạt tới
sự hoàn chỉnh, tinh tế trong ước lệ thì cái đẹp cũng không còn. Chẳng
hạn, cảnh hai người giữa sân khấu sáng trưng, lại mô tả tình huống nghe
ngóng, mò tìm, đâm, chém… nhau trong đêm tối. Khán giả nhìn thấy hết.
Bởi vậy, từ mỗi động tác như bò, chạy, đâm, chém… đến trạng thái hồi
hộp, lo sợ… của cả hai người - hai nhân vật, chỉ cần diễn viên biểu diễn
vụng về, sơ hở như ban ngày nhìn thấy nhau, không còn là đêm nữa, lập

tức tính chân thực và sự hoàn chỉnh của ước lệ sẽ bị phá vỡ…, sự pha
tạp, lẫn lộn, tùy tiện cũng dễ dàng phá vỡ cảm giác thẩm mỹ và sự hoàn
chỉnh. Chẳng hạn, trong trích đoạn Vua đói của Tuồng, diễn tả cái đói của
vua, diễn viên đã vận dụng toàn bộ những động tác có tính chất ước lệ
cao, nhưng đến khi vua đói đến bứt lá cây rừng để ăn, lại bứt lá cây thật
do một diễn viên khác ngồi thu lu trên sân khấu cầm cành cây đưa cho,
thế là tính hoàn chỉnh và cảm giác thẩm mỹ của những động tác ước lệ
cũng tan biến, gây mắc cười… Trên sân khấu không hiếm sự pha tạp, tùy
tiện đó trong cái gọi là sự “ước lệ”.
Đến đây, cần có sự phân biệt: Yếu tố ước lệ, những biểu hiện đơn
lẻ có tính chất ước lệ không phải là sân khấu ước lệ. Như trên đã viết, sân
khấu, tựu trung nổi bật hai dòng: Dòng kịch tính nghiêng về tả thật và dòng
tự sự nghiêng về ước lệ. Tả thật nghĩa là miêu tả và thể hiện cuộc sống
giống dạng có thật ngoài đời (kịch nói chẳng hạn). Tự sự không nệ vào
hình thức bên ngoài, thậm chí phá vỡ cái “giống như thật”, chủ yếu đi vào
cái bên trong, miêu tả và thể hiện cho được cái “thần”, cái bản chất của sự
vật, có người gọi là “tả ý”, đó là sân khấu ước lệ. Tuy nhiên,sân khấu tả
thật không thiếu gì những hiện tượng, những thủ pháp ước lệ, từ xử lý
không gian, thời gian, diễn xuất của diễn viên… Chẳng hạn, trước đây trên
sân khấu của Sếchxpia, thường dùng diễn viên cầm biển hiệu ra,vào để
thông báo cho khán giả biết sự thay đổi của không gian: Cung điện, bãi
chiến trường hay quán rượu… Hoặc, sân khấu trống trơn, trên cao treo
duy nhất một chiếc Vương miện khổng lồ tượng trưng cho cuộc đấu tranh
giành quyền lực quyết liệt. Vở Nơi đây bình minh yên tĩnh của nhà hát
Tácgan (Liên Xô): Với mấy tấm ván gỗ, khi là cánh rừng, khi là chiếc thùng
xe tải, khi là phòng tắm của các nữ chiến sĩ Hồng quân… Vở Đôi mắt của
nhà hát kịch Trung ương trước đây có cảnh kết hợp hài hoà giữa cảnh tả
thật và thủ pháp ước lệ: Anh thương binh mù trong bệnh viện hướng về
chiến trường…, nôn nao bước lên tiền đài sân khấu, đột nhiên một tấm
cửa sổ thật buông từ trên cao xuống, ngăn anh ta lại… Anh hiểu rằng ước

mơ được trở về cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu là không thể thực hiện
được. Cảnh diễn gây xúc động mạnh… Có hàng ngàn ví dụ ước lệ tương
tự, và có thể nói, tất cả các vở diễn tả thật, dù ít hay nhiều, đều có yếu tố
hay thủ pháp ước lệ, không ở mặt này thì ở mặt khác, nhưng vẫn là sân
khấu tả thật, không phải sân khấu ước lệ. Còn sân khấu ước lệ thì đặc
trưng ước lệ đã trở thành nguyên tắc cơ bản, đóng vai trò chi phối, thấm
sâu vào toàn bộ các phương tiện diễn tả và thể hiện của sân khấu ước lệ,
là bản chất của dòng sân khấu này. Trong việc phản ánh hiện thực, sân
khấu ước lệ không có mục đích tạo nên những hình tượng giống hệt ngoài
đời, vì nó không nhằm gây ảo giác như thật: Cái đang diễn ra trên sân
khấu càng được lạ hóa bao nhiêu càng có hiệu quả và hấp dẫn bấy nhiêu,
nghĩa là hiện thực đã được đúc kết và thăng hoa đến mức tối đa dưới bàn
tay sáng tạo tài hoa của nghệ sĩ Tuồng, Chèo đã là như thế. Tính chất

×