Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

dia6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.66 KB, 36 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày giảng:. /. /20 Tiết 21 – Bài 17 LỚP VỎ KHÍ. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Kiến thức: - Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí, biết được vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí. - Biết được các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng. - Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa. - THMT: Biết vai trò của lớp vỏ khí nói chung của lớp ôzôn nói riêng đối với cuộc sống của mọi sinh vật trên Trái Đất. - Biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôzôn. - THNL: Biết được khi sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống (hoá thạch) làm tăng lượng khí cácbonđiôxít (CO2). CO2 gây ô nhiễm môi trường (hiệu ứng nhà kính). Từ đó thấy sự cần thiết phải khai thác các nguồn năng lượng sạch như: gió, năng lượng Mặt Trời... 2. Kĩ năng: - Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ các tầng của lớp vỏ khí. - Nhận xét biểu đồ các thành phần của không khí. - THMT: Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh và trong thực tế. - THNL: Nhận biết hiện trạng sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống ảnh hưởng đến môi trường. 3. Thái độ: - Phấn đấu trong học tập, định hướng nghề nghiệp sau này. - THMT: Có ý thức trong bảo vệ môi trường không khí. - THNL: Có ý thức trong việc khai thác sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống tiết kiệm, hợp lí. II. CHUẨN BỊ:. 1. Giáo viên: - Các tầng khí quyển. - Bản đồ các thành phần không khí 2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần của không khí. - GV: Yêu cầu HS quan sát H45, cho biết: ? Không khí gồm những thành phần nào? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu? ? Thành phần nào chiếm tỉ lệ nhỏ nhất?. Nội dung 1. Thành phần của không khí..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - HS: Quan sát H45 và trả lời câu hỏi. - GV: Kết luận. - HS: Ghi bài.. - Gồm các khí: + Nitơ: 78% + Ô xi: 21%. + Hơi nước và các khí khác: 1%. - GV: Nếu không có hơi nước trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng khí tượng. + Hơi nước và CO2 hấp thụ năng lượng Mặt Trời, giữ lại các tia hồng ngoại gây ra hiệu ứng nhà kính, điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất. THNL: ? Khi khai thác các nguồn năng lượng truyền thống như: than đá, dầu mỏ, quặng... có ảnh hưởng gì tới môi trường xung quanh? - HS: Làm tăng lượng khí thải ra môi trường, đặc biệt là CO2. - GV: CO2 chính là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính. ? Để hạn chế lượng CO2 thải ra môi trường cần có giải pháp nào? - HS: thay thế các nguồn năng lượng truyền thống. - GV: Tìm và thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch: gió, năng lượng Mặt Trời... - GV chuyển tiếp: Xung quanh Trái Đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển. Khí quyển như cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng mặt trời phân phối điều hoà nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây mưa điều hoà khí cácboníc và ôxi trên Trái Đất con người không nhìn thấy không khí nhưng quan sát được các hiện tượng khí tượng xảy ra trong khí quyển. Vậy khí quyển có cấu tạo thế nào, đặc điểm ra sao? Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí. khí. - GV: Xung quanh Trái Đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển. Vậy khí quyển có cấu tạo thế nào? Đặc điểm ra sao?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - GV treo tranh cho HS quan sát kết hợp H46: ? Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Vị trí của mỗi tầng? - HS: Xác định trên bảng. - GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. - Lớp không khí bao quanh Trái Đất - HS: Ghi bài. gọi là khí quyển. * Các tầng khí quyển: - Tầng đối lưu: 0 – 16 km. - Tầng bình lưu: 16 – 80 km THMT: ? Đặc điểm của tầng đối lưu, vai trò ý nghĩa của nó với sự sống trên bề mặt Trái Đất? - HS: Lớp không khí đậm đặc nhất ở gần mặt đất, là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng... - GV: Giải thích: khí tượng chỉ những hiện tượng vật lí của khí quyển phát sinh trong vũ trụ như: gió, mây, mưa, tuyết, sương mù, cầu vồng, sấm chớp.... - GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài.. ? Tại sao người ta leo núi đến độ cao 6000 m đã cảm thấy khó thở? - HS: Suy nghĩ và trả lời.. ? Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì? Đặc điểm? - HS: Đặc điểm: Tầng bình lưu có lớp Ô dôn nên nhiệt độ tăng theo chiều cao, hơi nước ít đi. - GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài.. - Tầng các tầng cao khí quyển: 80 km trở lên. * Đặc điểm của tầng đối lưu. - Dày 0 – 16 km. - 90% không khí của khí quyển tập trung sát đất. - Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. - Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, lên cao 100 m giảm 0,60C. - Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng mây, mưa, sấm chớp, gió bão.... * Tầng không khí trên tầng đối lưu là tầng bình lưu, có lớp Ô dôn nên nhiệt độ tăng theo chiều cao, hơi nước ít đi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> THMT ? Quan sát H46, tầng bình lưu có lớp gì? Hãy cho biết tác dụng của lớp Ô dôn trong khí quyển? - HS: Tầng Ô dôn có vai trò hấp thụ các tia bức xạ có hại co sự sống, ngăn cản không cho xuống mặt đất. ? Tại sao phải bảo vệ tầng ô dôn? - HS: Trả lời. - GV: Khi tầng ô dôn bị thủng, 1 lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng trực tiếp xuống Trái Đất sẽ gây bệnh ung thu da cho con người, làm mất khả năng miễn dịch của thực vật, làm các sinh vật biển bị tổn thương và chết dần. ? Nguyên nhân nào làm cho tầng ô dôn bị thủng? - HS: Trả lời. - GV: Các chất khí thuộc dạng frêon. Đây là loại hóa chất không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra, thường được sử dụng để làm lạnh trong tủ lạnh, máy lạnh, trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hỏa... ? Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ bị thủng của tầng Ô dôn, con người trên Trái Đất phải làm gì? - HS: Hạn chế sử dụng các chất hóa học có hại đối với môi trường,hạn chế sử dụng tủ lạnh, máy lạnh... ? Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với sự sống trên Trái Đất? - HS: Phát biểu. - GV: Chuẩn kiến thức.. - Lớp vỏ khí cần thiết cho sự sống trên Trái Đất, không có không khí sự sống trên Trái Đất sẽ không tồn tại.. Hoạt động 3: Tìm hiểu các khối khí: 3. Các khối khí: ? Nguyên nhân hình thành các khối khí? - HS: Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất nên không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> về nhiệt độ, độ ẩm. ? Căn cứ vào đâu chia ra các khối khí khác nhau? - HS: Căn cứ mặt tiếp xúc chia thành khối khí đại dương và khối khí lục địa. - HS: Bề mặt tiếp xúc. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài. - GV: Cho HS đọc bảng “Các khối khí”: ? Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất mỗi loại? - HS: Khối khí nóng hình thành trên các vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. + Khối khí lạnh hình thành trên các vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp. ? Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất mỗi loại? - HS: Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương. Có độ ẩm lớn.. - Tùy theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc hình thành các khối khí khác nhau về nhiệt độ, chia thành: Khối khí nóng, khối khí lạnh.. + Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền. Có tính chất tương đối khô. - GV: Kết luận: + Sự phân biệt các khối khí chủ yếu là căn cứ vào tính chất của chúng (nóng, lạnh, khô, ẩm). + Việc đặt tên căn cứ vào nơi hình thành. ? Khi nào thì khối khí bị biến tính? - HS: Phát biểu. - GV: Kết luận. - HS: Ghi bài.. - Khối khí luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết. Di chuyển tới đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó mà thay đổi tính chất (bị biến tính).. ? Tại sao có từng đợt gió mùa Đông Bắc vào mùa đông? ? Tại sao có gió Lào (Tây Nam) từng đợt vào mùa hạ? 3. Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức bài giảng. Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. ? Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng? Nêu đặc điểm vị trí của tầng đối lưu? ? Dựa vào đâu có sự phân ra: Các khối không khí lạnh, nóng các khối khí đại dương lục địa? 4. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà làm tiếp bài tập SGK. - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ngày giảng:. /. /. Tiết 22 – Bài 18 THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Kiến thức: - Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu. - Biết nhiệt độ của không khí, nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt đô không khí. 2. Kĩ năng: - Quan sát và ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh, thành phố. 3. Thái độ: - Yêu thích tìm hiểu thiên nhiên, các hiện tượng tự nhiên. II. CHUẨN BỊ:. 1. Giáo viên: - Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ. 2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra: ? Thành phần của không khí? Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu thời tiết, khí hậu. 1. Thời tiết, khí hậu: ? Chương trình dự báo thời tiết trên TV có những nội dung gì? - HS: Khu vực, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, hướng gió, cấp gió. ? Dự báo tình hình thời tiết trong thời gian ngắn hay dài? Thông báo ngày mấy lần? - HS: Dự báo thời tiết từ 1 đến 3 ngày,thông báo ngày 4 lần. ? Vậy theo em, thời tiết là gì? - HS: Phát biểu. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài. ? Trong một ngày, thời tiết biểu hiện sáng, trưa, chiều như thế nào? - HS: Có thể giống nhau hoặc khác nhau. ? Trong một ngày thời tiết biểu hiện ở các địa phương có giống nhau không? - HS: Phát biểu.. - Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn nhất định..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - GV: Kết luận: thời tiết không giống nhau ở khắp mọi nơi và luôn thay đổi. ? Cho biết sự khác nhau căn bản của thời tiết mùa đông và mùa hè ở miền Bắc nước ta? - HS: Mùa đông lạnh, mùa hè nóng. ? Thời tiết mùa đông ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía nam có gì khác biệt? - HS: Mùa đông miền Bắc lạnh, khô; miền Nam nóng, khô. ? Sự khác nhau này có tính tạm thời hay lặp lại trong các năm? - HS: Có sự lặp lại trong các năm. - GV: Kết luận: Đó là đặc điểm riêng của khí hậu 2 miền. ? Vậy khí hậu là gì? - HS: Phát biểu. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài.. - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.. ? Thời tiết khác khí hậu như thế nào? - HS: Thời tiết là tình trạng khí quyển trong thời gian ngắn; khí hậu là tình trạng thời tiết trong thời gian dài.. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí. - GV: Nêu quy trình hấp thụ nhiệt của không khí và đất. ? Vậy nhiệt độ không khí là gì? - HS: Trả lời câu hỏi.. 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.. - GV: Kết luận. - HS: Ghi bài.. - Là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí và chính các chất trong không khí hấp thụ.. ? Muốn biết nhiệt độ không khí ta làm thế nào? - HS: Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ không khí.. b. Cách đo nhiệt độ không khí:. - GV: Hướng dẫn HS cách đo nhiệt độ không khí mỗi ngày . + Giới thiệu H47- SGK.. a. Nhiệt độ không khí:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ? Tại sao khi đo nhiệt độ phải để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m? - HS: Để đo nhiệt độ thực của không khí. - GV: Kết luận.. - Phải để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m.. ? Tại sao tính nhiệt độ TB ngày phải đo 3 lần vào 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ? - HS: Đó là những lúc bức xạ Mặt Trời yếu nhất, mạnh nhất và khi đã chấm dứt. ? Nêu cách tính nhiệt độ TB ngày? - HS: Trả lời - GV: Kết luận. - HS: Ghi bài.. - Tính nhiệt độ TB ngày: cộng tổng nhiệt độ các lần đo, rồi chia cho số lần đo.. - Cho HS tính nhiệt độ TB ngày ở Hà Nội. - HS: Tính toán. - GV: Lấy VD cách tính nhiệt độ TB tháng, năm. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thay đổi nhiệt độ của không khí. ? Tại sao những ngày hè người ta thường ra biển nghỉ và tắm mát? - HS: Vì mùa hè ở miền ven biển mát mẻ, mùa đông thì ấm áp (do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt nhanh hay chậm của mặt đất và mặt nước nên nhiệt độ không khí ở vùng xa biển và gần biển khác nhau. - GV: Kết luận.. 3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí. a. Nhiệt độ không khí trên đất liền và trên biển:. - Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.. ? Cho biết ảnh hưởng của biển đối với vùng ven bờ biển? - HS: Có tác dụng điều hòa nhiệt độ. - GV: Kết luận: miền gần biển và miền sâu trong lục địa sẽ có khí hậu khác nhau. Sự khác nhau đó sinh ra hai loại khí hậu: KH lục địa và KH hải dương. - HS: Ghi bài.. - Nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ làm cho không khí mùa hạ bớt nóng, mùa đông bớt lạnh.. - GV: Yêu cầu HS đọc mục 3b. ? Quan sát H48, nhận xét sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao? Giải thích?. b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - HS: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, do không khí gần mặt đất chứa nhiều bụi và không khí nên hấp thụ nhiệt nhiều hơn không khí loãng, ít bụi, ít hơi nước trên cao. - GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài.. - Nhiệt độ thay đổi tùy theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H49: ? Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời và nhiệt độ thay đổi như thế nào từ xích đạo lên cực? - HS: Từ xích đạo lên cực góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời và nhiệt độ càng nhỏ. - GV: Kết luận. - HS: Ghi bài.. c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:. - Không khí ở vĩ độ thấp nóng hơn không khí các vùng vĩ độ cao.. 3. Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức bài giảng. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. ? Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng? Nêu đặc điểm vị trí của tầng đối lưu? ? Dựa vào đâu có sự phân ra: Các khối không khí lạnh, nóng các khối khí đại dương lục địa? 4. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà làm tiếp bài tập SGK. - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. ........................................................

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ngày giảng:. /. / Tiết 23 – Bài 19 KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai áp cao và thấp trên Trái Đất. - Nêu được tên, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. - THNL: Biết việc khai thác các nguồn năng lượng gió trên thế giới. 2. Kĩ năng: - Nhận xét hình các đai khí áp và các loại gió chính. - THNL: Nhận xét được tranh ảnh khai thác nguồn năng lượng gió trên thế giới. 3. Thái độ: - Yêu thích tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên. - THNL: Có ý thức học tập và ước mơ nghiên cứu ra nhiều cách khai thác nguồn năng lượng gió trên thế giới. II. CHUẨN BỊ:. 1. Giáo viên: - Các đai khí áp. - Các loại gió trên Trái Đất. 2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra: ? Thời tiết là gì? Khí hậu là gì? ? Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào theo độ cao? theo vĩ độ? 2. Bài mới: Các hiện tượng khí tượng xảy ra tạo thành thời tiết .Trong đó có một yếu tố không bao giờ thiếu trong một bản tin dự báo thời tiết. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khí áp và các 1. Khí áp và các đai khí áp trên Trái đai khí áp trên Trái Đất. Đất. ? Chiều dày khí quyển là bao nhiêu km? a. Khí áp: - HS: 60.000 km. Độ cao 16 km sát mặt đất không khí tập trung. - GV: Không khí tuy nhẹ, song bề dày khí quyển như vậy tạo ra 1 sức ép rất lớn đối với mặt đất gọi là khí áp. ? Khí áp là gì? - HS: Trả lời. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài.. - Là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ? Muốn biết khí áp là bao nhiêu người ta làm thế nào? - HS: Dùng khí áp kế để đo. - GV: Giới thiệu sơ qua cấu tạo của khí áp kế (khí áp chung bình chuẩn = 750mm thủy ngân; đơn vị là atmotphe). - GV: Yêu cầu HS đọc phần 1 và quan sát H50, cho biết:. b. Các đai khí áp trên Trái Đất:. ? Các đai khí áp thấp nằm ở vĩ độ nào? - HS: Ba đai áp thấp: xích đạo và ở khoảng 60o vĩ B/N. ? Các đai khí áp cao nằm ở vĩ độ nào? - HS: Hai đai khí áp thấp: 30o vĩ B/N và hai khu áp cao ở cực Bắc và cực Nam. - GV: Kết luận. - HS: Ghi bài.. - Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và cao từ xích đạo lên cực.. Hoạt động 2: Tìm hiểu gió và các hoàn 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển: lưu khí quyển. - GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 và trả lời các câu hỏi: ? Nguyên nhân nào sinh ra gió? - HS: Do sự chuyển động của không khí giữa 2 vùng có sự chênh lệch về khí áp. - GV: Nhận xét, kết luận. - HS: Ghi bài. THNL: Hiện nay trên thế giới để tiết kiệm năng lượng truyền thống và bảo vệ môi trường 1 số quốc gia đã áp dụng việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch: gió để tạo ra điện... - GV: Độ chênh áp suất không khí giữa hai vùng càng lớn thì dòng không khí càng mạnh, nên gió càng to, và ngược lại. Nếu áp suất 2 vùng bằng nhau sẽ không có gió.. - Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ? Thế nào là hoàn lưu khí quyển? - HS: Trả lời. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài.. - Hoàn lưu khí quyển là hệ thống vòng tròn. Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành.. - GV: Yêu cầu HS quan sát H52: ? Loại gió thổi từ khoảng vĩ độ 30oB/N về xích đạo là loại gió gì? - HS: Gió Tín Phong. ? Loại gió thổi từ các vĩ độ 30o B/N lên 60o B/N là loại gió gì? - HS: Gió Tây ôn đới. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài.. - Gió Tín Phong và gió Tây ôn đới là loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất tạo thành 2 hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái Đất.. ? Tại sao gió Tín Phong và gió Tây ôn đới có hướng thổi hơi lệch phải (nửa cầu Bắc), hơi lệch trái (nửa cầu Nam)? - HS: Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất... - GV: Giải thích sự phân bố của gió Tín Phong và gió Tây ôn đới. 3. Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức bài giảng. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. ? Khí áp là gì?Tại sao có khí áp? ? Nguyên nhân nào sinh ra gió? 4. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà làm tiếp bài tập SGK. - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. ..................................................

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Ngày giảng: Tiết 24 – Bài 20 HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ:. 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: - Hình vẽ biểu đồ lượng mưa phóng to. - Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới. C: Các hoạt động trên lớp: 1- Kiển tra bài cũ: - Khí áp là gì tại sao có khí áp ? - Nguyên nhân nào sinh ra gió ? 2-. Bài mới: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ, MƯA Hoạt đông của Thầy và trò Hoạt động 1: Tìm hiểu hơi nước và độ ẩm của không khí:(15p’) ? Trong thành phần của không khí, lượng hơi nước chiếm bao nhiêu %? - HS: Suy nghĩ trả lời. ? Nguồn cung cấp chính hơi nước trong không khí? - HS: Nguồn cung cấp chính hơi nước trong khí quyển là nước trong các biển và đại dương. ? Ngoài ra còn nguồn cung cấp hơi nước nào khác? - HS: Hồ, ao, sông ngòi, động thực vật, con người. ? Tại sao trong không khí lại có độ ẩm?. Ghi bảng 1. Hơi nước và độ ẩm của không khí:. - Do có chứa hơi nước nên không khí có độ ẩm..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - HS: Phát biểu. - GV kết luận. - HS ghi bài. ? Muốn biết độ ẩm trong không khí nhiều hay ít, người ta làm như thế nào? - HS: Phát biểu. - GV: Quan sát bảng “Lượng hơi nước tối đa trong không khí”: ? Có nhận xét gì về mối qua hệ giữa nhiệt độ và lượng hơi nước đó trong không khí? - HS: Tỉ lệ thuận. ? Hãy cho biết lượng nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ: 100C, 200C và 300C? ? Vậy yếu tố nào quyết định khả năng chưa hơi nước của không khí? - HS: Nhiệt độ không khí quyết định khả năng chứa hơi nước của không khí. - GV kết luận. - HS ghi bài. - GV: Trong tầng đối lưu, không khí chuyển động theo chiều cao. ? Không khí càng lên cao thì nhiệt độ không khí tăng hay giảm? - HS: Suy nghĩ và trả lời. ? Không khí trong tầng đối lưu chứa nhiều hơi nước nên sinh ra các hiện tượng khí tượng gì? - HS: xảy ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước. ? Như vậy, số hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa phải có ĐK gì? - HS: Nhiệt độ hạ. - GV bổ sung: Mùa đông khối không khí lạnh tràn tới, hơi nước trong không khí nóng ngưng tụ sinh mưa. - GV kết luận. - HS ghi bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.(20p’) ? Mưa là gì? Em hãy cho biết thực tế ngoài thiên nhiên có mấy loại mưa? Mưa có mấy dạng? - HS: Ba loại: (dầm, rào, phùn). - HS: Hai dạng: (mưa nước, mưa nước dạng rắn: đá, tuyết).. - Nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều hơi nước.. * Sự ngưng tụ: - Không khí bão hòa, hơi nước gặp lạnh do bốc lên cao hoặc gặp khối khí lạnh thì hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ sinh ra hiện tượng mây, mưa. 2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. a) Khái niệm: - Mưa được hình thành khi hơi nước trong không khí bị ngưng tụ ở độ cao 2 km – 10 km tạo thành mây, gặp ĐK thuận lợi, hạt mưa to dần do hơi nước tiếp tục ngưng tụ rồi rơi xuống thành mưa..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - GV kết luận. - HS ghi bài. ? Muốn tính lượng mưa TB ở 1 địa điểm, ta làm thế nào? - HS: Dùng dụng cụ đo mưa là vũ kế (thùng đo mưa). - GV: Giải thích cách sử dụng thùng đo mưa. - GV: Yêu cầu HS đọc mục 2a, cho biết cách tính: ? Lượng mưa trong ngày? - HS: tổng lượng mưa các trận trong ngày). ? Lượng mưa trong tháng? - HS: Tổng lượng mưa các ngày trong tháng). ? Lượng mưa trong năm? - HS: Tổng lượng mưa 12 tháng) (Đơn vị mm). ? Lượng mưa TB năm? - HS: Tổng lượng mưa nhiều năm chia cho số năm). - GV kết luận. - HS ghi bài. - GV: Dựa vào H53 – biểu đồ lượng mưa của TP HCM, cho biết: ? Tháng nào có mưa nhiều nhất? Lượng mưa bao nhiêu? - HS: Tháng 6 170 mm. ? Tháng nào có mưa ít nhất? Lượng mưa bao nhiêu? - HS: Tháng 2, 9 10mm. ? Tháng mưa nhiều nhất vào mùa gì? - HS: Mùa mưa, từ tháng 5 – 10. ? Tháng mưa ít nhất vào mùa gì? - HS: Mùa khô, từ tháng 11 – 4. - GV: Hướng dẫn HS đọc b/đ phân bố lượng mưa trên thế giới: ? Chỉ ra các khu vực có lượng mưa TB năm trên 2000mm? Nơi phân bố? - HS: Khu vực nội chí tuyến: nhiệt độ cao, không khí chứa nhiều hơi nước nên mưa nhiều. ? Chỉ ra các khu vực có lượng mưa TB dưới 200mm? Nơi phân bố? - HS: Ở các vùng vĩ độ cao, sâu trong nội. b) Sự phân bố mưa trên thế giới:. - Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ Xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực Bắc và Nam..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> địa. - GV: Bổ sung, chỉ trên bản đồ, kết luận. - HS: Ghi bài. ? Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa TB năm là bao nhiêu? - HS: Phát biểu. D- Củng cố:  GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.  GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. E- Dặn dò:  Về nhà làm tiếp bài tập SGK.  Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. Rút kinh nghiệm sau bài giảng: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ:. 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Hà Nội. - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của điểm A và B. C: Các hoạt động trên lớp: 2- Kiển tra bài cũ: - Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước của không khí ? - Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí ngưng tụ thành mây mưa ? 2-. Bài mới: Mở bài: các yếu tố của khí hậu có thể biểu diễn thành một biểu đồ. Thông qua biểu đồ người ta có thể biết được đặc điểm kí hậu của một địa phương. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hoạt đông của Thầy và trò Hoạt động 1: Giới thiệu. (10p’) - GV: Khái niệm: Là hình vẽ minh họa cho diễn biến của các yếu tố khí hậu, lượng mưa, nhiệt độ TB các tháng trong năm của 1 địa phương bởi vì nhiệt độ và lượng mưa là 2 yếu tố quan trọng của khí hậu 1 địa phương. - HS ghi bài. ? Cách thể hiện các yếu tố khí hậu?. Ghi bảng 1. Khái niệm biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa: * Khái niệm: - Là hình vẽ minh họa cho diễn biến của các yếu tố khí hậu, lượng mưa, nhiệt độ TB các tháng trong năm của 1 địa phương bởi vì nhiệt độ và lượng mưa là 2 yếu tố quan trọng của khí hậu 1 địa phương.. - HS: Dùng hệ toạ độ vuông góc với trục ngang (trục hoành) biểu hiện thời gian 12 tháng trong năm. - Trục dọc (tung) phải – nhiệt độ: đơn vị độ C. - Trục dọc (tung) trái – lượng mưa: đơm vị mm.. 2. Bài tập:. Hoạt động 2: Bài tập.(25p’) - GV: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ H55 và trả lời từng ý của câu hỏi 1. - HS: Quan sát biểu đồ H55 và trả lời các câu hỏi của GV đưa ra. - GV vừa giảng vừa thao tác các bước đọc và khai thác thông tin trên biểu đồ. - HS: Nghe GV hướng dẫn cách xác định nhiệt độ, lượng mưa cao nhất, thấp nhất. - GV: Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động: + Nhóm 1 + 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa cao nhất, thấp nhất dựa vào các hệ trục tọa độ vuông góc để xác định. ? Nhận xét chung về nhiệt độ và lượng mưa. Biểu đồ nhiệt độ: (Phần phụ lục)..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> của Hà Nội? (+ Nhiệt độ và lượng mưa có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm. + Sự chênh lệch nhiệt độ và lượng mưa giữa Biểu đồ lượng mưa: (Phần phụ lục). các tháng cao nhất và thấp nhất tương đối lớn.) + Nhóm 3: Phân tích biểu đồ H56.. - Biểu đồ H56: (Phần phụ lục).. + Nhóm 4: Phân tích biểu đồ H57.. - Biểu đồ H57: (Phần phụ lục).. - HS: Hoạt động theo từng nhóm mà GV phân công. - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức, kết quả làm việc của các nhóm. D- Củng cố:  GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.  GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu thường được biểu diễn như thế nào ? - Dựa vào yếu tố nào o của khí hậu có thể biết được đó là biểu đồ khí hậu của nửa cầu Bắc hay nửa cầu Nam ? E- Dặn dò:  Về nhà làm tiếp bài tập SGK.  Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. IV. Phần phụ lục: NHIỆT ĐỘ Cao nhất. Thấp nhất. Trị số. Tháng. Trị số. Tháng. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất.. 290C. 6,7. 170C. 11. 120C. LƯỢNG MƯA Cao nhất Trị số Tháng. Trị số. Tháng. Lượng mưa chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất.. 300 mm. 20 mm. 12, 1. 280 mm. 8. Thấp nhất.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Biểu đồ H56.. Nhiệt độ và lượng mưa. Địa điểm A. Kết luận. - Tháng có nhiệt độ cao nhất.. Tháng 4. - Tháng có nhiệt độ thấp nhất. Tháng 1. - Là biểu đồ khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) của nửa cầu Bắc.. - Những tháng có mưa nhiều (mùa mưa) bắt đầu từ:. Tháng 5 – tháng 10.. - Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 4 – tháng 10.. Biểu đồ H57. Nhiệt độ và lượng mưa. Địa điểm B. Kết luận. - Tháng có nhiệt độ cao nhất.. Tháng 12. - Tháng có nhiệt độ thấp nhất. Tháng 7. - Là biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Nam.. - Mùa mưa bắt đầu từ:. Tháng 10 – tháng 3.. - Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 10 – tháng 3.. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ:. 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra: 2. Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Bản đồ khí hậu thế giới. - Hình vẽ trong SGK phóng to. C: Các hoạt động trên lớp: 3- Kiển tra bài cũ: 2-. Bài mới: Mở bài: Khắp nơi trên bề mặt Trái Đất thường không có nhiệt độ giống nhau ? Nhiệt độ không giống nhau do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân lớn nhất là do yếu tố vĩ độ vậy yếu tố này ảnh hưởng cụ thể như thế nào bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT Hoạt đông của Thầy và trò. Ghi bảng. Hoạt động 1: Tìm hiểu các vòng cực và các chí tuyến trên Trái Đất.(15p’). 1. Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất.. - GV: Yêu cầu HS quan sát lại H24 tr 28 SGK, kết hợp quan sát tranh trên bảng. + Chỉ các đường chí tuyến và các vòng cực trên bề mặt Trái Đất. ? Hãy cho biết chí tuyến Bắc và Nam nằm ở những vĩ độ nào? - HS: Ở các vĩ độ: 23027’ B/N, (chỉ trên tranh). ? Các tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các đường này vào các ngày nào? - HS: Vào các ngày hạ chí (chí tuyến Bắc) và Đông chí (chí tuyến Nam). - GV: Chuẩn kiến thức. ? Các vòng cực Bắc và Nam nằm ở vĩ độ nào? - HS: Ở các vĩ độ 66033’ Bắc và Nam (chỉ trên tranh). ? Vậy các chí tuyến và các vòng cực là. - Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt song song với xích đạo..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ranh giới của các vành đai nhiệt nào? - HS: trả lời. - GV chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài. - GV: Các vòng cực cũng là đường giới hạn của KV có ngày và đêm dài 24 giờ.. 2. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ:. + Kết luận: từ CTB -> CTN còn gọi là vùng nội chí tuyến. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất.(25p’) - GV: Sự phân chia khí hậu trên Trái Đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hoàn lưu khí quyển, biển và lục địa, vĩ độ (quan trọng nhất), vì là cách phân chia đơn giản nhất VD: ở nước ta, khí hậu miền Bắc lạnh hơn khí hậu miền Nam (vì miền Nam gần XĐ hơn).. - Tương ứng với 5 vành đai nhiệt trên Trái Đất có 5 đới KH theo vĩ độ: + Một đới nóng. + Hai đới ôn hòa. +Hai đới lạnh.. + Tuy nhiên, do sự phân bố lục địa và đại dương, do hoàn lưu khí quyển nên ranh giới giữa các đới khí hậu không hoàn toàn - Đặc điểm của các đới khí hậu: trùng khớp với ranh giới các vành đai (bảng phụ lục) nhiệt. +Tương ứng với 5 vành đai nhiệt là 5 đới KH theo vĩ độ. - GV: Yêu cầu HS quan sát H28 SGK: ? Kể tên và xác định trên tranh 5 đới khí hậu trên Trái Đất? - HS: Phát biểu, nhận xét. - GV: Kết luận. - HS: Ghi bài. - GV: Cho HS nghiên cứu SGK tr 68 và thảo luận nhóm bàn:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Nhóm 1+2: Nghiên cứu 1 đới nóng. Nhóm 3+4: Nghiên cứu đới ôn hòa. Nhóm 5+6: Nghiên cứu hàn đới. + Phát phiếu học tập cho các nhóm. - HS: Thảo luận nhóm 7 phút. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: Kẻ bảng tổng hợp kiến thức, nhận xét, chuẩn kiến thức.(phụ lục) - HS: Ghi bài. D- Củng cố:  GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.  GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Các chí tuyến và vòng cực là ranh giới của các đới khí hậu nào ? - Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ? E- Dặn dò:  Về nhà làm tiếp bài tập SGK.  Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. IV. Phần phụ lục: Đới ôn hòa (ôn đới). Đới lạnh (Hàn đới). Từ 23o27’B -> 66o33’B.. Từ 66o33’B -> cực Bắc.. Từ 23o27’N -> 66o33’N. Từ 66o33’N -> cực Nam.. Quanh năm lớn. Thời gian chiếu sáng trong năm ít chênh nhau.. - Góc chiếu sáng và thời gian chiếu trong năm chênh nhau lớn.. - Quanh năm nhỏ. - Thời gian chiếu sáng dao động lớn.. Nhiệt độ. Nóng quanh năm. Nhiệt độ TB.. Quanh năm giá lạnh.. Gió.. Tín Phong.. Tây ôn đới.. Đông cực.. Đới nóng (Nhiệt đới) o. Từ 23 27’B -> 23o27’N.. Vị trí.. Góc chiếu ánh sáng Mặt Trời. Đặc điểm.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> khí hậu.. Lượng mưa. 1000 – 2000 mm.. 500 – 1000 mm.. Dưới 500 mm.. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ:. 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: - Hình vẽ các đới khí hậu trên Trái Đất. - Tranh vẽ các hình 49.51.54.59 (SGK). C: Các hoạt động trên lớp: 4- Kiển tra bài cũ: 2-. Bài mới: ÔN TẬP Hoạt đông của Thầy và trò Hoạt động 1: Bước 1: GV: Treo tranh cấu tạo của lớp vỏ khí: - Dựa vào kiến thức đã học và tranh vẽ em hãy cho biết lớp vỏ khí được cấu ọao như thế nào ?. Ghi bảng 1- Lớp vỏ khí. - Lớp vỏ khí chia thành 3 tầng. + Tầng đối lưu. + Tầng bình lưu. + Tầng cao của khí quyển. - Đặc điểm của tầng đối lưu. - Trong các tầng đó. Tầng nào có vai trò + Dày 16 km sát mặt đất. quan trọng nhất đối với Trái Đất ? Nêu + Là nơi sinh ra các hiện tượng khí đặc điểm của tầng đó ? tượng như sấm chớp mây mưa..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Bước 2: + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 Oc. - GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét. - GV: Chuẩn xác kiến thức. 2.Thời tiết khí hậu ,nhiệt độ không khí *- Thời tiết khí hậu:. Thời tiết Khí hậu Thời tiết là: Sự biểu Khí hậu là: Sự lặp hiện của các hiện đia lặp lại cuả tình hình thời tiết. - Em hãy cho biết thời tiết và khí hậu tượng khí tượng. + Xảy ra trong một + Xảy ra trong một khác nhau như thế nào ? thời gian ngắn thời gian dài (Nhiều - Nêu sự giống nhau và khác nhau của + Thời tiết luôn năm) thay đổi. + Có tính: Qui luật thời tiết khí hậu ? *- Nhiệt độ không khí: - KN: - Sự thay đổi nhiệt độ không khí: Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận + Theo vị trí gần biển hay xa biển + Thay đổi theo dộ cao: Càng lên cao xét. nhiệt độ càng giảm trung bình cứ lên cao - GV: Chuẩn xác kiến thức. 100m nhiệt độ giản 0,6OC. + Thay đổi theo vĩ độ: Càng về gần hai cực nhiệt độ càng giảm. Chuyển ý: Gió là một yếu tố của thời tiết và khí hậu vậy gió được sinh ra như 3.Khí áp và gió trên trái đất thế nào. Chúng ta chuyển sang phần 2 a- khái niệm. b- Các đai khí áp trên trái đất. sau đây. Hoạt động 2: Bước 1: GV: Dựa vào kién thức đã học:. Hoạt động 3: Bước 1: GV: Treo bảng phụ thể hiện các đai khí áp trên trái Đất. phát phiếu học tập cho HS: Phiếu học tập Em hãy đánh dấu(+)nếu là ku vực có khí áp cao dấu ( -) nếu khu vực có khí áp thấp vào hình vẽ dưới đây:. Bước 2: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm điền.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> vào phiếu học tập. Đại diện nhóm lên bảng điền vào bảng phụ để trống. Nhóm khác bổ xung ý kiến. GV: Chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 4: Bước 1: - Sự chênh lệch về khí áp giữa các khu vực gậylên hiện tượng gì ? - Trên trái đất có những loại gió thường xuyên nào ? - Tại sao các gió thường thổi lệch vầ một phía nào đó ? - Giải thích dựa trên sự chuyển động của Trái đất quanh trục ? Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét. - GV: Chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 5: Bước 1:. 4. Gío và hoàn lưu khí quyển a- KN: b- Các gío thường xuyên trên trái đất: - Gió Tín Phong (Mậu Dịch) thổi từ áp cao trí tuyến về xích đạo có hướng lệch về phía Tây. - Gió Tây ôn đới: Thổi từ áp cao trí tuyến về vĩ độ 60O ở hai bán cầu có hướng lệch về phía đông. - Gió đông Cực: Thổi cực về vĩ tuyến 60O ở hai bán cầu có hướng lệch về phía tây.. 5. Hơi nước trong không khí mưa. - hơi nước trong không khí tạo nên độ ẩm không khí -Lượng hơi nước do ao hồ sông suối và thực vật cung cấp . -Khi không khi bão hòa hơi nước mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước sẽ ngưng - Em hãy cho biết thành phần của Không tụ thành mây mưa . -Lượng mưa ngày tháng năm = tổng khí bao gồm những gì ? lượng nước có trong vũ kế. -Lượng hơi nước do đâu mà có ? 6. Các đới khí hậu trên trái đất. Bước 2: có 3 đới khí hậu (Chia thành 5 vành - GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận đai) xét. - Nhiệt đới :một vành đai từ 23O27’B đến - GV: Chuẩn xác kiến thức. 23O27’N. - Ôn đới: Hai vành đai từ 23O27’B đến Hoạt động 6: O O O Bước 1: GV cho HS quan sát tranh vẽ: 66 33’B và từ 23 27’N đến 66 33’N. O - Hãy cho biết trên Trái Đất được chia - Hàn đới: Hai vành đai từ 66 33’B đến 90O B và từ 66O33’N đến 90ON. làm mấy đới khí hậu ? - Nêu giới hạn của các đới ? Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời. HS khác nhận xét. - GV: Chuẩn xác kiến thức. D- Củng cố:  GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.  GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. -T ại sao càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm? - Giải thích tại sao càng về gần hai cực nhiệt độ càng giảm ?.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Người ta lấy các vòng cực và chí tuyến làm ranh giới cho các đới khí hậu nào ? E- Dặn dò:  Về nhà làm tiếp bài tập SGK.  Học ôn lại bài cũ, giờ sau kiểm tra 1 tiết. Rút kinh nghiệm sau bài giảng:. Tuần: Tiết: Bài:. Ngày soạn: Ngày giảng:. Lớp:. BÀI KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ:. 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: A: Phạm vi kiểm tra. Từ bài 15 – 22. B: Mục đích yêu cầu kiểm tra. - Kiểm tra, đánh giá kết quả và nắm vững kiến thức từ bài 19 đến bài 22. - Kỹ năng đọc, vẽ, phân tích biểu, bản đồ. C: Hoạt động trên lớp. 5- Ổn định . 6- Phát đề kiểm tra. ĐỀ BÀI: Phần I: Phần trắc nghiệm. Câu 1 (2điểm) Điền các cụm từ sau (Cực Bắc, Cực Nam, xích đạo ,chí tuyến Bắc. Vòng cực Bắc, Vòng cực Nam vào hình vẽ dưới đây cho đúng vị trí:.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> .. Câu 2 (1điểm) Điền chữ Đ nếu đúng chữ S nếu sai vào trong câu dưới đây a- Ranh giới giữa các đới khí hậu không hoàn toàn trùng khớp với chí tuyến và vòng cực ở hai bán cầu. b- Khi không khí đã bão hoà hơi nước mà vẫn dược cung cấp thêm hơi nước sinh ra các hiện tượng mây, mây mưa, sương. Phần II: Tự luận: Câu 1: Nguyên nhân nào sinh ra gió ? hãy nêu tên và phạm vi hoạt động, hướng của các gió thường xuyên trên Trái Đất .Tại sao các gió lại bị lệch hướng ? (3điểm) Câu 2: Thời tiết khác khí hậu như thế nào ? (4điểm) II- ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm khách quan. Cực Bắc Câu 1: vòng cực Bắc Chí tuyến Bắc Xích dạo chí tuyến Nam Vòng cực Nam Cực Nam Câu 2: a) Đ b) Đ Phần II: Tự luận: Câu 1 (4điểm) Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch về khí áp: Sự phân bố các loại gió trên Trái Đất + Gió Tín Phong: Thổi từ khu vực áp cao chí tuyến về khu vực áp thấp xích đạo có hướng lêch về phía Tây. + Gió Tây ôn đới: Thổi từ khu vực áp cao chí tuyến về áp thấp 60 O ở hai bán cầu có hướng lệch về phía Đông..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> + Gió Đông cực: Thổi từ cực về áp thấp 60 O ở hai bán cầu có hướng lệch về phía Tây. (Trùng hướng gió Mậu dịch) Các gió thổi bị lệch hướng do chuyển đọng của Trái Đất quanh trục. Câu 2 (3điểm). Thời tiết Thời tiết là :Sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng . +Xảy ra trong một thời gian ngắn +Thời tiết luôn thay đổi.. Khí hậu Khí hậu là: Sựa lặp đia lặp lại cuả tình hình thời tiết. + Xảy ra trong một thời gian dài (Nhiều năm ) + Có tính: Qui luật.. D- Củng cố: Thu bài. E- Dặn dò: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới. Rút kinh nghiệm sau bài giảng: SÔNG VÀ HỒ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ:. 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Mô hình sông, hệ thống sông. C: Các hoạt động trên lớp: 7- Kiển tra bài cũ: 2-. Bài mới: SÔNG VÀ HỒ Hoạt đông của Thầy và trò Hoạt động 1: Tìm hiểu sông và lượng nước của sông (23 p’). Ghi bảng 1. Sông và lượng nước của sông ..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> ? Bằng thực tế, em hãy mô tả những dòng sông mà em đã từng thấy?. a) Sông:. - HS: Mô tả sông: dòng chảy, nước... ? Quê em có dòng sông nào chảy qua? - HS: Sông Gâm. ? Sông là gì? - HS: Phát biểu, ghi bài.. - Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.. ? Nguồn cung cấp nước chính cho sông là đâu? - HS: Là nước mưa, nước ngầm, băng tuyết. ? Lưu vực sông là gì? - HS: Phát biểu.. - Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là lưu vực sông.. - Nhấn mạnh, kết luận. - HS: Ghi bài. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H59: ? Những bộ phận nào hợp thành 1 con sông? - HS: Các bộ phận: phụ lưu, chi lưu, sông chính.. - Các sông đổ nước vào sông chính gọi là các phụ lưu. - Các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính gọi là chi lưu.. ? Mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì? - HS phát biểu. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài. - GV: Yêu cầu HS xác định trong lược đồ 33.1 (tr upload.123doc.net Địa Lí 8): ? Những phụ lưu và chi lưu của hệ thống sông Hồng Việt Nam? - HS: Phụ lưu gồm sông: Đà, Lô, Chảy.. - Sông chính cùng với các phụ lưu và chi.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Chi lưu gồm sông: Đáy, Đuống, Luộc, Ninh Cơ. ? Vậy hệ thống sông là gì? - HS: Phát biểu. - GV: Kết luận. - HS: Ghi bài.. lưu hợp thành hệ thống sông.. b) Lưu lượng nước của sông: - Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/s).. - Hướng dẫn HS quan sát mô hình và yêu cầu HS mô tả lại hệ thống sông. - GV: Phác họa mặt cắt lòng sông và giải thích KN lưu lượng nước sông. - HS: Ghi bài. ? Lưu lượng 1 con sông lớn hau nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào?. - Lưu lượng của 1 con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.. - HS: Diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài. ? Mùa nào nước sông lên cao, chảy xiết?. - Chế độ chảy (thủy chế) là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 cong sông trong 1 năm.. - HS: Mùa mưa. ? Mùa nào nước sông hạ thấp, chảy êm? - HS: Mùa khô. - Kết luận: Sự thay đổi lưu lượng nước trong năm chế độ nước sông (Thủy chế). - HS: Ghi bài. - GV: Bổ sung: Thủy chế sông đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước. - GV: Hướng dẫn HS đọc bảng (tr 71 SGK): ? So sánh lưu lượng và tổng lượng nước. - Đặc điểm của 1 con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> của sông Mê Công và sông Hồng. - HS: So sánh. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài.. 2. Hồ:. ? Bằng hiểu biết, hãy nêu lợi ích và tác hại - Là khoảng nước đọng tương đối rộng của sông? Biện pháp khắc phục? và sâu trong đất liền. - HS: Lợi ích: thủy điện, thủy lợi, hải sản, giao thông, ... - Tác hại: Lũ lụt. - Bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, .... - Có 2 loại hồ: Nước ngọt, nước mặn. - Hồ có nhiều nguồn gốc khác nhau: hồ vết tích của các khúc sông, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo.. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Hồ:(15p’) - GV: Yêu cầu HS đọc SGK: ? Hồ là gì? Có mấy loại? - HS: Phát biểu. - GV: Chuẩn kiến thức. ? Hồ có nguồn gốc hình thành như thế nào? - HS: Vết tích khúc sông, miệng núi lửa, nhân tạo. - GV: Kết luận. - HS: Ghi bài. ? Nêu 1 số hồ nhân tạo ở nước ta? Các hồ này có tác dụng gì? - HS: Làm thủy điện, điều hòa dòng chảy, giao thông, tưới tiêu, nuôi tròng thủy sản, du lịch, ... D- Củng cố:  GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.  GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. E- Dặn dò:.

<span class='text_page_counter'>(32)</span>  Về nhà làm tiếp bài tập SGK.  Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.. BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:. 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ:. 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Bản đồ các dòng biển. C: Các hoạt động trên lớp: 8- Kiển tra bài cũ: 2-. Bài mới: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG Hoạt đông của Thầy và trò Hoạt động 1: Tìm hiểu độ muối của biển và đại dương.(15p’). Ghi bảng 1. Độ muối của biển và đại dương.. ? Ban đầu nước biển do đâu mà có? - HS: Từ các con sông đổ ra. ?Tại sao nước biển lại mặn? - HS do có chứa muối. ? Độ muối đó do đâu mà có? - HS: Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa chuyển ra.. - Các biển và đại dương đều thông với.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - GV: Chuẩn kiến thức.. nhau, có độ muối TB là 35%0.. - HS: Ghi bài.. - Độ muối đó là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.. - GV: Yêu cầu HS xem tiếp nội dung SGK: ? Vì sao độ muối của nước biển và đại dương thay đổi tùy theo từng nơi? - HS: Tùy thuộc vào mật độ của sông đổ ra biển, độ bốc hơi. ? Tại sao nước biển vùng chí tuyến mặn hơn các vùng khác? - HS: Vùng chí tuyến có nhiệt độ cao, mưa ít, độ bóc hơi lớn. - GV: Giải thích về độ muối của nước biển Ban Tích, biển Việt Nam. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận động của nước biển và đại dương.(20p’) ? Theo em, nước biển và đại dương có những hình thức vận động nào?. 2. Sự vận động của nước biển và đại dương. a) Sóng:. - HS: Có 3 hình thức vận động: sóng, thủy triều, hải lưu. - GV: Giới thiệu H6.1: ? Bằng hiểu biết, em hãy mô tả hiện tượng sóng biển? - Mô tả sóng biển. - GV: Mắt ta thấy sóng xô vào bờ từng đợt chỉ là ảo giác. ? Vậy sóng biển là gì? Nguyên nhân nào sinh ra sóng? - HS: Phát biểu. - GV: Kết luận. - HS: Ghi bài.. - Là sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng. Đó là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - GV: Mở rộng: gió càng to sóng càng lớn. Ngoài ra sóng còn được tạo bởi động đất, núi lửa ở đáy biển, đại dương.. - Gió là nguyên nhân chính tạo ra sóng.. - GV: Cho HS đọc SGK: ? Nêu nguyên nhân của sóng thần? Sức phá hủy của sóng thần và sóng biển khi có bão lớn? - HS: Sóng thần thường do động đất, núi lửa dưới đáy đại dương gây ra, có sức tàn phá rất lớn. - Sức phá hủy của sóng thần và sóng biển khi có bão lớn là vô cùng khủng - GV: Chuẩn kiến thức. khiếp. - HS: Ghi bài. - GV: Liên hệ sóng biển ở Việt Nam. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H6.2 và 6.3:. b) Thủy triều:. ? Nhận xét sự thay đổi của ngấn nước biển ven bờ? - HS: Ngấn nước biển ở H6.2 ở xa bờ, H6.3 gần bờ. ? Diện tích của bãi biển ở 2 hình? - HS: H6.2 có bãi biển rộng hơn. ? Tại sao có lúc bãi biển rộng ra? Lúc lại thu hẹp lại? - HS: Do sự lên xuống của nước biển. ? Vậy thủy triều là gì? Có mấy loại thủy triều? - HS: Phát biểu. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài. ? Cho biết những ngày triều cường, ngày triều kém? Nguyên nhân?. - Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - HS: Phát biểu (SGK). - GV: Như vậy vòng quay của Mật Trăng quanh Trái Đất có quan hệ chặt chẽ với thủy triều. ? Vậy nguyên nhân nào sinh ra thủy triều? - HS: Do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời.. - Nguyên nhân: Là sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời làm các nước biển và đại dương vận động lên xuống.. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài. - GV: Mở rộng: lợi ích của thủy triều: kinh tế năng lượng thủy triều, đánh cá...), quốc phòng (quân ta 3 lần chiến thắng quân nguyên trên sông Bạch Đằng).. c) Dòng biển:. - GV: Cho HS tự nghiên cứu SGK: ? Dòng biển là gì? - GV: Chuẩn kiến thức.. - Là sự chuyển động của nước với lưu lượng lớn trên quãng đừơng dài trong các biển và đại dương.. - HS: Ghi bài. ? Theo em, nguyên nhân nào sinh ra các dòng biển? - HS: Chịu tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. - GV: Kết luận. - HS: Ghi bài. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H64: ? Đọc tên các dòng biển nóng và lạnh? - HS: Đọc tên các dòng biển nóng, lạnh. ? Các dòng biển nóng lạnh xuất phát từ đâu, hướng chảy tới đâu? - HS: Nóng: từ xích đạo đến các vĩ độ cao.. - Nguyên nhân: Chủ yếu là do ảnh hưởng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất: gió Tín Phong, gió Tây ôn đới..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Lạnh: từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp. ? Dựa vào đâu chia ra dòng biển nóng, lạnh? - HS: Dựa vào nhiệt độ của nước biển trong dòng biển so với nhiệt độ của nước biển xung quanh. ? Nêu vai trò của các dòng biển? - Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy qua.. - HS: Giao thông. - Đánh bắt hải sản. - Điều hòa khí hậu. - GV: Chuẩn kiến thức. - HS: Ghi bài. ? Vì sao ngày nay con người phải bảo vệ môi trường biển? - HS: Môi trường biển ngày càng ô nhiễm.. D- Củng cố:  GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.  GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. E- Dặn dò:  Về nhà làm tiếp bài tập SGK.  Học bài cũ, nghiên cứu bài mới..

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×