Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chuyen de DAY CAC BAI LUYEN TAP ON TAP THUC HANHTOAN 5 THEO CHUAN KIEN THUC KI NANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.22 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chuyên đề : DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP, ƠN TẬP, THỰC HÀNH TỐN 5</b>
<b>THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG</b>


<i><b>Người báo cáo : TRẦN THỊ THANH THU</b></i>
<i><b>Ngày báo cáo : 15/10/2011</b></i>


<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ :</b>


Toán học ở tiểu học rất cụ thể gần gũi với cuộc sống thực tế của HS, kiến thức
toán học được sắp xếp đồng tâm, mỗi nội dung kiến thức được củng cố ôn tập trước
khi sang các kiến thức mới. Để giúp HS nắm các kiến thức đã học, đòi hỏi GV phải
nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng của mơn học tốn trong chương trình để chuyển tải
đúng mức độ cần đạt cho HS khi dạy học nhằm phát triển năng lực của cá nhân HS
nhất là khi dạy các bài Luyện tập, ơn tập, thực hành Tốn 5 theo chuẩn kiến thức kĩ
năng.


<b>B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :</b>


Để giảng dạy tốt các bài luyện tập, ơn tập, thực hảng Tốn 5, GV cần thực hiện
hiện các bước như sau :


<b>I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU MƠN TỐN :</b>


<b>- Giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập</b>
phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản


- Hình thành cho học sinh kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải tốn có liên quan đến
thực tế


- Phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng, kích thích tính
tưởng tưọng chăm học và hứng thú học tốn; hình thành phương pháp tự học và chủ


động sáng tạo trong học tập.


<b>II. NỘI DUNG DẠY HỌC MƠN TỐN :</b>


SGK tốn 5 dành một thời lượng thích đáng để dạy học các bài luyện tập, ôn
tập, thực hành. Trong tổng số 175 tiết dạy học có tới 99 tiết luyện tập thực hành, ôn
tập. Mục tiêu của dạy học các bài luyện tập thực hành là củng cố nhiều lượt các kiến
thức học sinh mới chiếm lĩnh được, hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản toán
của lớp 5, hệ thống hố các kiến thức đã học góp phần phát triển khả năng diễn đạt và
trình độ tư duy của học sinh, khuyến khích học sinh phát triển năng lực học tập toán.


Nội dung dạy học toán theo các mạch kiến thức, kỹ năng cần đạt của từng
chương và chuẩn kiến thức kỹ năng :


Đối với từng bài học SGK, cần quan tâm đến yêu cầu cơ bản tối thiểu mà tất cả
học sinh cần đạt sau khi học xong 1 bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Các dạng bài tập cơ bản cần thiết tối thiểu giúp học sinh thực hành để từng bước
nắm được kiến thức, rèn kỹ năng và yêu cầu về thái độ nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt
của mỗi bài học


Căn cứ vào tình hình thực tế ở mỗi lớp, giáo viên khuyến khích tạo điều kiện
cho những học sinh có khả năng, có điều kiện giải quyết được tất cả các bài tập trong
SGK; chủ động linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng SGK trong dạy học nhằm phát triển
năng lực của cá nhân học sinh.


III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC BÀI LUYỆN TẬP THỰC HÀNH :


Các bài tập trong các bài luyện tập thực hành thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng


một cách tổng hợp và linh hoạt hơn. GV có thể tổ chức dạy học các bài luyện tập thực
hành như sau :


1/ Hướng dẫn học sinh nhận ra kiến thức đã học trong đó có dạng bài tương
<i><b>tự đã làm trong các bài tập</b></i>


Nếu học sinh tự đọc đề bài và nhận ra được dạng bài tương tự đã làm hoặc các
kiến thức đã học thì tự học sinh sẽ biết cách làm bài và trình bày bài làm.


Nếu HS nào chưa tự nhận ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học
thì GV hướng dẫn gợi ý hoặc tổ chức đôi bạn giúp nhau để tự HS nhớ lại kiến thức,
cách làm... GV khơng làm thay những gì HS có thể làm được


Trọng tâm dạy tốn lớp 5 ở HKI là dạy học số thập phân và các phép tính các số
thập phân. Khi HS làm các bài tập về số thập phân, GV giúp HS tự nhớ lại cách làm
dạng bài tương tư đã có khi học số tự nhiên, nhớ lại kiến thức mới học số thập phân có
liên quan đến việc làm bài tập đó. Đây là cơ hội để HS củng cố các kiến thức và kĩ
năng cơ bản về các phép tính cộng trừ nhân chia.Chẳng hạn khi làm các bài tập cộng
trừ nhân chia số thập phân có mang tên đơn vị thì GV cho HS hoạt động nhóm cùng
trao đổi nhớ lại quy tắc thực hiện 4 phép tính đã học như: cộng số thập phân, trừ số
thập phân, nhân số thập phân, chia số thập phân lần lượt


Cần chú ý cách đặt tính ở phép tính cộng và trừ số thập phân, đánh dấu phẩy vào
kết quả ở phép tính nhân số thập, cách thực hiện chia số thập phân cho số thập phân
(Xoá dấu phẩy ở số chia và dời dấu phẩy ở số bị chia sang phải)


Ví dụ: Bài tập1/ tiết luyện tập tuần 16 :


- GV cho học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu 4 bài mẫu lần lượt nêu kết quả
và cách thực hiện.



- GV lưu ý ở HS cách thực hiện và ghi kết quả có đơn vị % vì đây là các phép
tính có mang tên đơn vị là phần trăm.


<i><b>2/ Giúp HS tự làm bài theo khả năng của từng HS:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Không nên bắt HS phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài, HS đã làm xong
bài tập nào nên tự kiểm tra( hoặc nhờ bạn, cô giáo kiểm tra) rồi chuyển sang bài tập
tiếp theo


GV phải chấp nhận tình trạng trong cùng một khoảng thời gian, có HS này làm
được nhiều bài tập hơn HS khác. GV nên hỗ trợ hoặc tổ chức cho HS khá giỏi hỗ trợ
HS yếu cách làm bài không làm thay cho HS yếu. GV khuyến khích HS khá giỏi hồn
thành các bài tập mà chuẩn kiến thức không yêu cầu ngay ở lớp. Ở trên lớp GV giúp
HS cả lớp tìm được cách giải quyết hợp lý


Ví dụ: Bài tập 2/ SGK


GV cho HS đọc đề bài - tìm hiểu đề - trao đổi trong nhóm lớn nhớ lại kiến
thứctìm tỷ số phần trăm của 2 số - đưa ra bước giải của bài toán.


* GV gợi ý 2 khái niệm mới đối với HS: số % đã thực hiện được và số % vượt
mức so với kế hoạch cả năm


HS trao đổi trong cả lớp - độc lập giải toán. - Cùng kiểm tra kết quả của nhau
trong bàn


<i><b>3/ Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lần nhau giữa các đối tượng HS:</b></i>


Nên cho HS trao đổi ý kiến( nhóm, cả lớp) về cách giải 1 bài tập khuyến khích


HS nêu nhận xét về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệ để hoàn chỉnh cách giải của
mình.


Sự hỗ trợ giữa các HS trong nhóm, lớp giúp HS tự tin vào khả năng của bản
thân, tự rút kinh nghiệm về cách học cách làm bài của mình và tự sửa chữa thiếu sót
của bản thân


HS phải nhận ra điều hỗ trợ giúp đỡ bạn cũng có ích cho bản thân
HS cần có thói quen tự kiểm tra đánh giá kết quả luyện tập thực hành


HS cần có thói quen tìm và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vần đề
của bài tập, không nên thoả mãn với các kết quả đã đạt được


Khi HS chữa xong bài GV nêu gương những HS hồn thành tốt bài cũng như
những HS đã có cố gắng trong luyện tập thực hành tạo cho HS niềm tin vào sự tiến bộ
của bản thân


Khuyến khích HS tìm ra nhiều cách giải cho 1 bài tốn
<b>C. KẾT THỨC VẤN ĐỀ :</b>


</div>

<!--links-->

×