Tải bản đầy đủ (.docx) (257 trang)

So tay KN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.52 MB, 257 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Së n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n tØnh hµ giang Trung t©m khuyÕn n«ng. Sæ tay KhuyÕn n«ng (T¸i b¶n lÇn thø 3 cã chØnh söa, bæ xung) §îc sù tài trợ cña Dù ¸n Ph©n cÊp gi¶m nghÌo n«ng th«n tØnh Hµ Giang. Hµ Giang, th¸ng 10 n¨m 2010.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lêi giíi thiÖu Cuốn “Sổ tay khuyến nông” kể từ khi ra đời (năm 1999) đến nay đã qua 02 lần tái bản, sau mỗi lần tái bản đều có chỉnh sửa và bæ xung cho phï hîp víi thêi ®iÓm vµ thùc tiÔn s¶n xuÊt n«ng l©m nghiệp tỉnh nhà. Với nội dung phong phú, đầy đủ, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu đã phục vụ tốt cho công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông - lâm nghiệp, nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh, chuyÓn dÞch c¬ cÊu c©y trång, vËt nu«i ®em l¹i n¨ng suÊt vµ chÊt lîng s¶n phÈm ngµy cµng cao cho bµ con n«ng d©n gãp phÇn xo¸ đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. §Ó hoµn chØnh h¬n n÷a cuèn “Sæ tay khuyÕn n«ng”, n©ng cao chÊt lîng vµ hiÖu qu¶ phôc vô, chØnh söa nh÷ng néi dung.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> kh«ng cßn phï hîp vµ bæ xung nh÷ng néi dung, kü thuËt th©m canh c¸c lo¹i c©y trång, vËt nu«i míi cã n¨ng suÊt, chÊt lîng cao phï hợp với điều kiện sản xuất nông – lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang. §îc sù nhÊt trÝ cña Së N«ng nghiÖp vµ PTNT, Dù ¸n Ph©n cÊp gi¶m nghÌo n«ng th«n (DPPR) tØnh Hµ Giang, Trung t©m khuyến nông phối hợp với các đơn vị, phòng chuyên môn trực thuéc Së N«ng nghiÖp vµ PTNT tiÕn hµnh chØnh söa, bæ sung, tæ chức thẩm định và cho tái bản lần 3 cuốn “Sổ tay khuyến nông” n¨m 2010. Cuốn sách có thể cha đáp ứng đợc mọi yêu cầu của bạn đọc và không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi mong nhận đợc nhiều ý kiến của các bạn đồng nghiệp và bà con nông dân để cuốn sách đợc hoàn thiện hơn. ý kiến đóng góp gửi về Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Giang. §iÖn tho¹i: 02193.886.781 - 02193.887.841. Email: Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc! Th¸ng 10 n¨m 2010 Trung t©m khuyÕn n«ng Hµ giang.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHẦN I CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CHÍNH PHỦ. Số: 02/2010/NĐ-CP. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2010. NGHỊ ĐỊNH Về khuyến nông CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. NGHỊ ĐỊNH.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh a. Ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; b. Dịch vụ nông nghiệp nông thôn bao gồm giống, bảo vệ thực vật, thú y, vật tư nông nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, công cụ nông nghiệp, thủy nông, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; Các hoạt động khuyến nông liên quan đến các chương trình, dự án, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì tuân theo chương trình, dự án, điều ước quốc tế đó. 2. Đối tượng áp dụng a. Người sản xuất, bao gồm: Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; công nhân nông, lâm trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ; b. Tổ chức khuyến nông trong nước và nước ngoài thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực nêu tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> c. Người hoạt động khuyến nông là cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực nêu tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này. d. Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông. Điều 2. Mục tiêu của khuyến nông 1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường. 2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. 3. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia khuyến nông. Điều 3. Nguyên tắc hoạt động khuyến nông 1. Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp của Nhà nước. 2. Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông dân trong hoạt động khuyến nông..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3. Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân. 4. Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông. 5. Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng. 6. Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa bàn và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau. Chương II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG Điều 4. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo 1. Đối tượng a. Người sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định này chưa tham gia chương trình đào tạo dạy nghề do Nhà nước hỗ trợ; b. Người hoạt động khuyến nông theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định này. 2. Nội dung: Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> này; tập huấn cho người hoạt động khuyến nông nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3. Hình thức a. Thông qua mô hình trình diễn; b. Tổ chức các lớp học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành; c. Thông qua các phương tiện truyền thông: báo, đài, tờ rơi, tài liệu (sách, đĩa CD-DVD); d. Qua chương trình đào tạo từ xa trên kênh truyền thanh, truyền hình, xây dựng kênh truyền hình dành riêng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ưu tiên là đào tạo nông dân trên truyền hình; đ. Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet; e. Tổ chức khảo sát, học tập trong và ngoài nước. 4. Tổ chức triển khai: a. Việc đào tạo nông dân và đào tạo người hoạt động khuyến nông do các tổ chức khuyến nông quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này đảm trách. b. Giảng viên nòng cốt là các chuyên gia, cán bộ khuyến nông có trình độ đại học trở lên, các nông dân giỏi, các cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, có đóng góp, cống hiến cho xã hội, cộng đồng, đã qua đào tạo về kỹ năng khuyến nông. Điều 5. Thông tin tuyên truyền.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1. Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội. 2. Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí khuyến nông, tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền khác; xuất bản và phát hành ấn phẩm khuyến nông. 3. Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến nông. Điều 6. Trình diễn và nhân rộng mô hình 1. Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm. 2. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. 3. Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững. 4. Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Điều 7. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông 1. Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này về: a. Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn; b. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; c. Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường; d. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất, kinh doanh; đ. Cung ứng vật tư nông nghiệp. 2. Tư vấn và dịch vụ khác liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Điều 8. Hợp tác quốc tế về khuyến nông 1. Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các chương trình hợp tác quốc tế. 2. Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3. Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình học tập khảo sát trong và ngoài nước. Chương III TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG 9. Tổ chức khuyến nông Trung ương 1. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Điều 10. Tổ chức khuyến nông địa phương 1. Tổ chức khuyến nông địa phương được quy định như sau: a. Ở cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có trung tâm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập; b. Ở cấp huyện (huyện, quận và thị xã, thành phố có sản xuất nông nghiệp thuộc cấp tỉnh) có trạm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập; c. Ở cấp xã (xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp) có khuyến nông viên với số lượng ít nhất là 02 khuyến nông.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> viên ở các xã thuộc địa bàn khó khăn, ít nhất 01 khuyến nông viên cho các xã còn lại; d. Ở thôn (thôn, bản, cấp, phum, sóc) có cộng tác viên khuyến nông và câu lạc bộ khuyến nông. 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Điều 11. Tổ chức khuyến nông khác 1. Tổ chức khuyến nông khác bao gồm các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có tham gia hoạt động khuyến nông trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Tổ chức khuyến nông khác thực hiện các nội dung hoạt động khuyến nông theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật liên quan. 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông khác thuộc tổ chức, cá nhân nào do tổ chức, cá nhân đó quy định. Chương IV CHÍNH SÁCH KHUYẾN NÔNG.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Điều 12. Chính sách bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề 1. Đối với người sản xuất a. Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu và 100% chi phí đi lại, ăn ở khi tham dự đào tạo; b. Nông dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông, lâm trường được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu và 50% đi lại, ăn ở khi tham dự đào tạo; c. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực nêu tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này được hỗ trợ 50% chi phí tài liệu khi tham dự đào tạo. 2. Đối với người hoạt động khuyến nông a. Ưu tiên đào tạo cán bộ khuyến nông là nữ, là người dân tộc thiểu số; b. Người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ 100% chi phí về tài liệu và nơi ở, khi tham dự đào tạo; c. Người hoạt động khuyến nông không hưởng lương được hỗ trợ 100% chi phí về tài liệu, đi lại, ăn và nơi ở khi tham dự đào tạo. Điều 13. Chính sách thông tin tuyên truyền.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1. Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến nông cho các tổ chức, cá nhân có dự án thông tin tuyên truyền được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội thị, hội chợ, triển lãm, diễn đàn khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều 14. Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn 1. Chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn. a. Mô hình trình diễn ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản); b. Mô hình trình diễn ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu. c. Mô hình trình diễn ở địa bàn đồng bằng được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu. d. Đối với các mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn, nghề muối, được hỗ trợ kinh phí để mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị với mức 100% ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, không quá 75% ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang, không quá 50% ở địa bàn đồng bằng;.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> đ. Mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ không quá 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình. 2. Chính sách nhân rộng mô hình: Được hỗ trợ 100% kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ để nhân rộng mô hình. Điều 15. Chính sách khuyến khích hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông 1. Các tổ chức khuyến nông, người hoạt động khuyến nông được tham gia tư vấn và dịch vụ khuyến nông quy định tại Điều 7 Nghị định này và theo quy định của pháp luật. 2. Các tổ chức khuyến nông, người hoạt động khuyến nông được ưu tiên thuê đất để xây dựng và triển khai các chương trình, dự án khuyến nông, được vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 16. Chế độ đối với người hoạt động khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở 1. Người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi chỉ đạo triển khai các dự án khuyến nông được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành. 2. Khuyến nông viên cấp xã thuộc công chức xã được hưởng lương theo trình độ đào tạo, không thuộc công chức xã được hưởng chế độ phụ cấp hoặc lương theo trình độ đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3. Khuyến nông viên cấp xã chưa có bằng cấp, cộng tác viên khuyến nông cấp thôn được hưởng thù lao khuyến nông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Điều 17. Chính sách tuyển chọn dự án khuyến nông 1. Các dự án khuyến nông Trung ương do ngân sách nhà nước cấp được tuyển chọn theo phương thức xét chọn hoặc đấu thầu cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. 2. Các dự án khuyến nông cấp địa phương do ngân sách nhà nước cấp được tuyển chọn theo phương thức xét chọn hoặc đấu thầu cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quy định. 3. Mọi tổ chức khuyến nông, người hoạt động khuyến nông đều được tham gia đấu thầu cạnh tranh, đăng ký xét chọn các dự án khuyến nông do ngân sách nhà nước cấp. Chương V KINH PHÍ KHUYẾN NÔNG Điều 18. Nguồn kinh phí khuyến nông 1. Kinh phí khuyến nông Trung ương được hình thành từ các nguồn:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> a. Ngân sách trung ương cấp theo dự toán chương trình, dự án khuyến nông được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt; b. Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông; c. Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; d. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 2. Kinh phí khuyến nông địa phương bao gồm kinh phí khuyến nông cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, thôn được hình thành từ các nguồn: a. Ngân sách địa phương cấp theo dự toán chương trình, dự án khuyến nông được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phê duyệt; b. Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông; c. Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; d. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 3. Kinh phí của tổ chức khuyến nông khác được hình thành từ các nguồn sau: a. Nguồn vốn tự có của tổ chức khuyến nông khác; b. Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án khuyến nông (Trung ương, địa phương, hợp tác quốc tế) được cấp có thẩm quyền phê duyệt;.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> c. Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông; d. Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đ. Từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Điều 19. Sử dụng kinh phí khuyến nông 1. Kinh phí khuyến nông Trung ương và địa phương thuộc ngân sách nhà nước được cấp theo dự toán chương trình, dự án khuyến nông và sử dụng cho: a. Các nội dung quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 8 của Nghị định này; b. Chi phí quản lý cho các dự án khuyến nông được trích từ nguồn kinh phí khuyến nông. Mức cụ thể giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định; c. Mua bản quyền tác giả, mua công nghệ mới phù hợp, thuê chuyên gia trong và ngoài nước phục vụ hoạt động khuyến nông, thuê chuyên gia đánh giá hoạt động khuyến nông; d. Mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động khuyến nông; đ. Tổ chức khảo sát, học tập, hội thảo, hội thi, hội chợ, diễn đàn, triển lãm trong và ngoài nước; e Các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động khuyến nông..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2. Khoản thu từ tư vấn và dịch vụ khuyến nông được quản lý và sử dụng theo quy định tài chính hiện hành đối với các tổ chức khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập và người hoạt động khuyến nông thuộc tổ chức khuyến nông đó. Điều 20. Quản lý kinh phí khuyến nông Trung ương và địa phương 1. Kinh phí khuyến nông Trung ương được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và tổ chức thực hiện ở quy mô vùng, miền và quốc gia phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn quốc. Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến nông Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt. 2. Kinh phí khuyến nông địa phương được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện tại địa phương phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương. Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến nông hàng năm của địa phương do Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 3. Việc thực hiện chi, thanh toán kinh phí khuyến nông Trung ương và địa phương căn cứ vào chương trình và dự án khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 4. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khuyến nông không thuộc ngân sách nhà nước do tổ chức khuyến nông quyết định phù hợp với quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật. 5. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể trình tự lập, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến nông Trung ương và kinh phí khuyến nông địa phương. Điều 21. Quỹ hoạt động khuyến nông 1. Quỹ hoạt động khuyến nông (sau đây được gọi chung là quỹ khuyến nông), được hình thành từ các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. 2. Sử dụng và quản lý quỹ khuyến nông a. Tổ chức nào thành lập quỹ thì tổ chức đó ban hành quy chế quản lý và vận hành quỹ khuyến nông theo quy định của pháp luật. b. Sử dụng quỹ khuyến nông phục vụ kịp thời và hiệu quả các nội dung hoạt động khuyến nông theo các Điều 4, 5, 6, 7, 8 của Nghị định này. c. Các tổ chức khuyến nông có trách nhiệm bảo toàn và phát triển quỹ khuyến nông. Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Điều 22. Trách nhiệm của các Bộ, ngành 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến nông theo các nội dung sau: a. Xây dựng, ban hành và đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược khuyến nông và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về khuyến nông; b. Xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch và dự án khuyến nông Trung ương và chỉ đạo tổ chức thực hiện; c. Hướng dẫn các địa phương về nghiệp vụ chuyên môn trong hoạt động khuyến nông; d. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động khuyến nông; đ. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các hoạt động khuyến nông Trung ương; e. Quản lý kinh phí khuyến nông Trung ương; g. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông trong phạm vi toàn quốc. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến nông theo quy định của Chính phủ. Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến nông trên phạm vi địa phương theo các nội dung sau: 1. Xây dựng và ban hành chủ trương, chính sách về khuyến nông phù hợp với điều kiện địa phương. 2. Xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án khuyến nông tại địa phương. 3. Bảo đảm nguồn vốn để hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông và thực hiện chính sách khuyến nông tại địa phương theo các quy định tại Nghị định này. 4. Huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút nguồn lực cho hoạt động khuyến nông của địa phương. 5. Quản lý kinh phí khuyến nông địa phương. 6. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, định kỳ sáu tháng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động khuyến nông tại địa phương. Điều 24. Khen thưởng và xử lý vi phạm.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động khuyến nông được khen thưởng theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 3. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động khuyến nông. Điều 25. Khiếu nại, tố cáo 1. Cá nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái với các quy định của Nghị định này theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 2. Cá nhân có quyền tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này của các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 26. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010 và thay thế Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về khuyến nông, khuyến ngư. Điều 27. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này./. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng PHẦN II NghiÖp vô khuyÕn NÔNG.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> I. Kh¸i niÖm, nguyªn t¾c, môc TiªU, Chøc n¨ng vµ yªu cÇu trong c«ng t¸c khuyÕn n«ng 1. Định nghĩa Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn. Nói cách khác: Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân. Khuyến nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo,... cho nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt; đồng thời đó là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách dần dần và tự giác của nông dân. 2. Nguyên tắc hoạt động - Khuyến nông làm cùng với dân, không làm thay cho dân. - Khuyến nông là một công việc đầy trách nhiệm. - Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Khuyến nông không áp đặt, không mệnh lệnh. - Khuyến nông hợp tác với những tổ chức phát triển nông thôn khác như: UBND, các công ty dịch vụ về giống, phân bón, thuốc BVTV... Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên... đang hoạt động tại địa bàn. 3. Mục tiêu, chức năng và nội dung hoạt động 3.1. Mục tiêu - Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất. - Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. - Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến nông. 3.2. Chức năng - Đào tạo, tập huấn nông dân: Tổ chức các khoá tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ. - Trao đổi, truyền bá thông tin. - Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương. - Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông. - Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm kỹ thuật. - Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế, phát triển sản xuất. - Cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Dịch vụ giống, vật tư kỹ thuật. 3.3. Nội dung hoạt động - Thông tin, tuyên truyền. - Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo. - Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học kỹ thuật. - Tư vấn và dịch vụ. - Hợp tác quốc tế về khuyến nông. 4. Vai trò của cán bộ khuyến nông (CBKN).

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Một CBKN thực thụ có vai trò rất quan trọng đối với nông dân về các mặt sau đây: 1. Người đào tạo. 5. Người cố vấn. 9. Người cung cấp. 2. Người tổ chức. 6. Người bạn. 10. Người thông tin. 3. Người lãnh đạo. 7. Người tạo điều kiÖn. 11. Người hành động. 4. Người quản lý. 8. Người môi giới. 12. Người trọng tài. Qua đó, cho thấy vai trò rất đa dạng của người CBKN trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nên người CBKN phải luôn sẵn sàng đánh giá các tình huống, phân tích các vấn đề để đưa ra các giải pháp hợp lý, đúng đắn và linh hoạt. 5. Yêu cầu của người cán bộ khuyến nông 5.1.Về kiến thức - Kiến thức về mặt kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Kiến thức về xã hội và cuộc sống nông thôn. - Kiến thức về đường lối, quan điểm và chính sách của Nhà nước về nông nghiệp nông thôn. - Kiến thức về giảng dạy và học tập ở người lớn tuổi. 5.2.Về năng lực - Năng lực tổ chức và lập kế hoạch - Năng lực truyền đạt thông tin. - Năng lực phân tích và đánh giá. - Năng lực lãnh đạo. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực tổng hợp và xử lý tình huống 5.3.Về phẩm chất - Có tinh thần, trách nhiệm cao với công việc được giao. - Có niềm tin và yêu mến nghề nghiệp. - Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong hoạt động khuyến nông. - Tạo dựng được lòng tin đối với bà con nông dân trong công tác khuyến nông..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Có tính hài hước, nhẹ nhàng trong công việc. - Luôn học tập để tự nâng cao năng lực của chính mình đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp nông nghiệp, nông thôn. 6. Một số kỹ năng trong hoạt động khuyến nông - Kỹ năng nói trước quần chúng. - Kỹ năng viết báo cáo. - Kỹ năng đặt câu hỏi. - Kỹ năng lắng nghe. - Kỹ năng điều hành nhóm. - Kỹ năng thu thập thông tin. - Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động. - Kỹ năng tham gia giao ban. - Kỹ năng tổng kết. 7. Hệ thống tổ chức khuyến nông 7.1. Tổ chức khuyến nông trong hệ thống - Tổ chức khuyến nông Trung ương: + Trung tâm khuyến nông Quốc gia. - Tổ chức khuyến nông địa phương: + Trung tâm khuyến nông (khuyến ngư) tỉnh, thành phố trực thuộc TW;.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> + Trạm khuyến nông quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Tổ chức khuyến nông cơ sở: + Mỗi xã, phường, thị trấn có 1 cán bộ khuyến nông. + Mỗi thôn, bản có 1 khuyến nông thôn bản. 7.2 Tổ chức khuyến nông ngoài hệ thống Là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội, hội nghề nghiệp và tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thành lập tổ chức khuyến nông. II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG 1. Phương pháp khuyến nông cá nhân (Tiếp xúc trực tiếp với nông dân) Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong khuyến nông hiện nay. 1.1.Thăm nông dân trên hiện trường - Mục đích và ý nghĩa: + Giúp làm quen với người nông dân và gia đình của họ. + Tạo điều kiện cung cấp cho nông dân thông tin và lời khuyên về một vấn đề cụ thể nào đó..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> + Tạo điều kiện theo dõi kết quả của công việc khuyến nông đang làm. + Tạo điều kiện nói rõ hơn về một chủ đề khuyến nông nào đó, giải đáp những thắc mắc riêng mà người nông dân không có cơ hội hỏi cặn kẽ trong cuộc tiếp xúc nhóm. + Giúp hiểu thêm tình hình ở địa phương và những vấn đề người nông dân đang phải đối mặt hàng ngày. + Làm tăng sự quan tâm của nông dân đối với khuyến nông và điều đó sẽ khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào các chương trình khuyến nông. - Các bước thực hiện: Bước 1. Vạch kế hoạch cho chuyến thăm nông dân. Những công việc cần chuẩn bị trước gồm: + Hẹn trước với chủ nhà nếu có thể. + Xác định rõ ràng mục đích chuyến thăm. + Xem xét lại những ghi chép của những lần đến thăm trước đó hoặc những thông tin khác về gia đình sẽ đến thăm. + Chuẩn bị trước những thông tin kỹ thuật, những tài liệu chuyên môn có thể sẽ phải dùng đến. + Đưa chuyến thăm vào chương trình công tác hàng tuần..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Bước 2. Thực hiện chuyến thăm: + Phải luôn luôn xác định người CBKN khi đến thăm không chỉ trao cho nông dân kiến thức khoa học kỹ thuật hoặc những lời khuyên. + Phải giành thời gian để trò truyện nhằm tăng thiện cảm và lòng tin của nông dân vào những chương trình khuyến nông. + Tiến hành trao đổi công việc với người dân. + Cuộc trao đổi có thể bao trùm nhiều công việc khác nhau. Bước 3. Ghi chép và theo dõi: + Người CBKN nên có một quyển sổ tay ghi chép lại những chi tiết trong chuyến thăm. + Khuyến nông nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức khuyến nông với nông dân trong địa bàn. Như vậy, phương pháp thăm và gặp nông dân trên hiện trường có một số mặt lợi ích như sau: - Đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện nông dân. - Nông dân tiếp thu tốt do được truyền đạt trực tiếp với cán bộ khuyến nông. - Tăng lòng tin của nông dân với cán bộ khuyến nông và tạo mối quan hệ khăn khít với nông dân..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 1.2. Một số phương pháp cá nhân khác - Nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông. - Gửi thư và gọi điện thoại. 2. Phương pháp khuyến nông nhóm 2.1. Hội họp - Họp thông báo. - Họp lập kế hoạch. - Họp nhóm có chung lợi ích hoặc nhóm sở thích. - Họp chung cộng đồng. 2.2. Trình diễn 2.2.1. Trình diễn phương pháp Là phương pháp đào tạo thực hành nhằm chỉ cho nông dân biết cách làm một thao tác hay một hoạt động cụ thể nào đó, nhằm trả lời câu hỏi: Làm như thế nào? Đây là phương pháp huấn luyện trªn hiện trường, nông dân phải thực hiện những công việc, thao tác cụ thể. Để thực hiện tốt phương pháp này cần: - Xác định mục tiêu cụ thể. - Lập kế hoạch trình diễn. - Lựa chọn địa điểm trình diễn. Phải đảm bảo rằng địa điểm tương tự như điều kiện nông dân. Tốt nhất nên chọn ngay tại thôn bản của họ..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Chuẩn bị tài liệu giảng dạy và phương tiện giảng dạy. - Thông báo về trình diễn. - Hướng dẫn trình diễn nên tiến hành các việc sau đây: + Giáo viên cần giải thích rõ về mục tiêu và tầm quan trọng của trình diễn. + Giáo viên làm mẫu trước, đảm bảo các thao tác đơn giản, dễ làm và có kết quả tốt nhất để nông dân muốn làm. + Mỗi thao tác hay bước công việc cần giải thích thật rõ tại sao phải làm như vậy. + Luôn luôn khuyến khích nông dân đặt ra các câu hỏi hay các ý kiến bình luận và đề nghị. Luôn thể hiện sự nhiệt tình trong thao tác để người học có thể cảm nhận mong muốn làm theo. - Học trong thực hành: Để cho mỗi nông dân tự thực hành; khuyến khích nông dân hướng dẫn cho nhau và giúp nhau đến khi họ có thể tự làm được. - Đánh giá tổng kết và bình luận về buổi trình diễn. 2.2.2. Trình diễn kết quả Là một phương pháp huấn luyện nhằm chứng minh và chỉ cho nông dân những kết quả thực tiễn của hoạt động sản xuất nào đó; thuyết phục nông dân chấp nhận và làm theo kỹ thuật khuyến cáo. Để thực hiện tốt phương pháp này cần:.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Xác định mục tiêu. - Lựa chọn mô hình và địa điểm trình diễn ngay tại cộng đồng. - Xây dựng kế hoạch trình diễn, bao gồm các công việc sau đây:. + Kế hoạch phối hợp với gia đình có mô hình. + Dự toán chi phí cho trình diễn. + Xác định trách nhiệm và thời gian biểu cụ thể. - Thực hiện trình diễn kết quả. - Hướng dẫn và tổ chức trình diễn kết quả. Giáo viên và chủ hộ làm mô hình cần làm các việc sau đây: + Trình bày tóm tắt kết quả của mô hình. + Hướng dẫn người tham quan và xem trên thực địa. + Đề nghị mỗi khách tham quan đưa ra các ý kiến nhận xét và thảo luận. + Tổng hợp những vấn đề mà nông dân quan tâm về mô hình trình diễn..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> + Trao đổi kinh nghiệm. Yêu cầu một số nông dân đã từng được tham quan, xem hay có mô hình tương tự báo cáo cho mọi người cùng biết họ đã xem được những gì, nhìn thấy những gì và có những gì để mọi người cùng thảo luận. 2.3. Hội thảo đầu bờ 2.3.1. Khái niệm và mục đích Hội thảo đầu bờ (hay còn gọi là hội thảo trên hiện trường) là một hình thức huấn luyện bằng việc trao đổi kinh nghiệm để đánh giá và giải quyết các vấn đề ngay tại hiện trường. Hội thảo đầu bờ là quá trình học hỏi kinh nghiệm giữa nông dân với nhau trong cộng đồng, là phương pháp khuyến nông “từ nông dân đến nông dân” dưới sự hỗ trợ của một hay nhiều chuyên gia, đó là cán bộ khuyến nông hay giáo viên được đến từ bên ngoài cộng đồng. 2.3.2. Một số chú ý khi tổ chức hội thảo đầu bờ - Để hội thảo đầu bờ đạt được kết quả tốt, cần nên lưu ý thêm đến những vấn đề sau: + Nên hạn chế số người tham dự ở mức mà địa điểm trình diễn có thể chứa được. Chuẩn bị tốt hiện trường để bà con đến và đi quanh điểm trình diễn một cách dễ dàng. Có thể chia nhóm nhỏ để có thể thảo luận được tốt hơn. + Lập kế hoạch những hoạt động kế tiếp nhau trong ngày hội thảo đầu bờ..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> + Khuyến khích người nông dân làm trình diễn chủ động đứng ra giới thiệu. Có thể dẫn dắt cuộc thảo luận nhưng không được làm thay mọi người. + Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn. Nếu có thể, chuẩn bị cho người giới thiệu một chiếc loa để khi nói, tất cả mọi người đều nghe rõ. + Trong hội thảo đầu bờ nên kết hợp huấn luyện trên hiện trường để đào tạo kỹ năng, giới thiệu lý thuyết và trình diễn kỹ thuật để mọi người quan sát, bình luận và có thể thực hành. Các kỹ năng huấn luyện hiện trường của cán bộ khuyến nông hay chuyên gia cần phải có bao gồm: - Phải có tay nghề thành thục, biết rõ khả năng của nông dân và thực hiện trường thực hiện. - Có khả năng giao tiếp, kỹ năng thúc đẩy và làm mẫu tốt. - Có khả năng phân tích và tổng kết các vấn đề thực tiễn. - Tuỳ theo tình hình cụ thể mà thời gian hội thảo đầu bờ có thể kéo dài cả một ngày hay nửa ngày. Tốt nhất nên tiến hành trong một ngày. - Kết thúc ngày hội thảo, cán bộ khuyến nông (CBKN) tóm tắt lại những điều cơ bản nhất mà nông dân đã được nghe, nhìn, thảo luận, các biện pháp kỹ thuật đã sử dụng, các.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> bài học kinh nghiệm rút ra qua hội thảo đầu bờ và đồng thời giải thích cho bà con rõ các hoạt động khuyến nông có liên quan trong tương lai. - Tuyệt đối không nên quan niệm hội thảo đầu bờ chỉ là một dịp để liên hoan tổng kết hoặc tổ chức hội nghị sơ sài hay chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ và có nội dung tẻ nhạt. - Giám sát và theo dõi các hoạt động sau hội thảo đầu bờ. 2.4. Tham quan Nông dân đi thăm các cơ sở khác nhằm tìm hiểu cách làm ăn (những trồng cây, vật nuôi), để so sánh cách làm ăn của mình với địa phương khác và trao đổi kinh nghiệm với nhau. 3. Phương pháp tiếp cận khuyến nông có sự tham gia. 3.1. Tiếp cận khuyến nông 3.1.1. Khái niệm, mục tiêu, sự cần thiết của khuyến nông có sự tham gia - Khái niệm: Phương pháp tiếp cận khuyến nông có sự tham gia là một phương pháp phát huy sự tham gia của người dân và người dân làm chủ các hoạt động khuyến nông, đảm.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> bảo việc học đi đôi với hành và họ có thể thực hiện ngay trên chính diện tích đang canh tác của mình. - Mục tiêu: + Giúp người dân tự đưa ra các quyết định xem giải pháp nào là tốt nhất với điều kiện thực tế của họ. + Hỗ trợ người dân không ngừng nâng cao kiến thức mới bằng cách thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động thử nghiệm trên đồng ruộng của họ và áp dụng mở rộng. + Giúp CBKN hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện các hoạt động khuyến nông phù hợp với nhu cầu của người dân. + Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông trong việc quản lý và theo dõi các hoạt động khuyến nông. - Sự cần thiết: + Điều kiện nông nghiệp ở các tỉnh rất đa dạng, chưa có một giải pháp hay một câu trả lời nào khẳng định có một biện pháp kỹ thuật thật sự phù hợp được với mọi vùng. + Nông nghiệp đang từng bước phát triển theo hướng bền vững, trong khi khoa học công nghệ và các chính sách đang thay đổi từng ngày và những giống con mới đang được giới thiệu tới bà con..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> + Người dân cần phải tự chủ, sáng tạo và nhanh chóng thích ứng với những kiến thức mới để đưa ra những quyết định lựa chọn phù hợp trong một môi trường đang thay đổi từng ngày. 3.1.2. Các hoạt động tiến hành trong Phương pháp tiếp cận khuyến nông có sự tham gia - Thiết lập các thử nghiệm. - Xây dựng ô trình diễn. - Tổ chức tập huấn. - Các chuyến tham quan chéo. - Tổ chức tham quan học tập. - Tổ chức dịch vụ đầu vào. - Hỗ trợ nhóm sở thích. 3.1.3. Các thử nghiệm nông nghiệp - Mục tiêu của thử nghiệm. - Tiêu chuẩn thực thi các thử nghiệm. - 7 bước tiến hành thử nghiệm. Bước 1: Chuẩn bị cho cuộc họp thôn bản đầu tiên. Bước 2: Tổ chức cuộc họp thôn bản đầu tiên. Bước 3: Họp nhóm nông dân được lựa chọn xây dựng thử nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Bước 4: Cùng nông dân thiết lập thử nghiệm. Bước 5: Theo dõi các thử nghiệm (cán bộ khuyến nông cùng với và con nông dân). Bước 6: Lập kế hoạch và tổ chức hội thảo đầu bờ: Bước 7: Tiến hành hội thảo đầu bờ - báo cáo các kết quả thử nghiệm. - Lập kế hoạch hoạt động: + Hàng năm. + Mỗi tháng. - Theo dõi quản lý các hoạt động: - Nhiệm vụ và trách nhiệm của người dân trong phương pháp này: + Mời các thành viên trong gia đình mình và những hộ gia đình khác trong bản cùng tham gia những lần thăm thực địa với CBKN. + Tham gia tất cả các cuộc họp và các chuyến theo dõi cña CBKN. + Làm đúng theo những hướng dẫn thử nghiệm trong ô thử nghiệm và ô đối chứng. + Ghi chép lại các hoạt động vào sổ theo dõi như hướng dẫn cơ bản..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> + Thông báo kịp thời cho cán bộ khuyến nông về những vấn đề nảy sinh. + Trong trường hợp kết quả thử nghiệm thành công, hộ gia đình đã tham gia thử nghiệm nên sẵn sàng hỗ trợ những hộ gia đình khác áp dụng thử nghiệm tương tự. - Nhiệm vụ và trách nhiệm của khuyến nông thôn bản trong phương pháp này: + Cùng trưởng thôn thông báo cho các hộ gia đình về cuộc họp thôn bản đầu tiên và cuộc họp cuối cùng kết thúc mỗi hoạt động. + Tổ chức 02 cuộc họp đối với mỗi hoạt động tại thôn bản. + Tham gia vào 02 cuộc họp (cuộc họp thôn bản đầu tiên và cuộc họp cuối cùng được hiểu là ngày trên thực địa). + Dịch từ tiếng phổ thông sang tiếng địa phương và ngược lại cho bà con dân tộc không nói được tiếng phổ thông (nếu có thể). + Hỗ trợ cho việc truyền đạt thông tin, giúp cho người dân có thể bày tỏ được quan điểm của họ. + Hỗ trợ việc ghi chép và báo cáo kết quả 02 cuộc họp vào trong sổ theo dõi dành cho hộ gia đình tham gia thử nghiệm và gửi 01 bản sao tới khuyến nông xã..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> + Giúp hộ nông dân điền vào sổ theo dõi theo hướng dẫn. + Tham mưu cho khuyến nông xã. + Tham gia cuộc họp hàng tháng với khuyến nông xã và báo cáo tất cả các hoạt động nông nghiệp tiến hành hàng tháng trước và lập kế hoạch cho tháng sau. + Trong quá trình tiến hành thử nghiệm, cứ hai tuần một lần thì cán bộ khuyến nông thôn sẽ đến thăm những hộ gia đình tiến hành thử nghiệm. 4. Phát triển kỹ thuật có sự tham gia (Phương pháp chuyển giao TBKT mới) 4.1. Khái niệm Phát triển kỹ thuật có sự tham gia là một phương pháp để tìm và thử nghiệm những cái mới như: Một vụ trồng mới, một cách trồng mới, một giống cây hoặc con mới, một phương pháp chế biến mới...do chính người dân địa phương chủ động thực hiện và triển khai vì lợi ích của họ. 4.2 Mục tiêu Tìm ra những điều mới, những tiến bộ kỹ thuật mới (TBKT) để thử nghiệm xem có thể sử dụng được và phù hợp với điều kiện nông dân. 4.3. Nguyên tắc.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của người dân, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương để giải quyết các nhu cầu thiết thực nhất của cộng đồng địa phương. - Phải là mới đối với xã hoặc thôn, nông dân địa phương chưa làm bao giờ. Cần xác định những TBKT mới để làm. Có thể xác định những điều mà người dân biết đã làm thành công ở đâu rồi và kết quả đó được lan rộng thông qua tham quan trao đổi chia sẻ kinh nghiệm... - Người dân tham gia một cách chủ động, tự nguyện và nhiệt tình. - Là một quá trình vừa làm vừa học hỏi đối với tất cả các bên tham gia. - CBKN hoặc người bên ngoài cộng đồng hỗ trợ vật tư, kỹ thuật. Họ là người thúc đẩy quá trình tìm kiếm, xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng TBKT mới. - Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật, CBKN và hộ nông dân, đảm bảo trao đổi thông tin hai chiều giữa các bên tham gia thử nghiệm. - Cần có giới hạn về quy mô diện tích hoặc số cây con để tránh rủi ro. - Các kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật mới được lan truyền từ nông dân đã thực hiện tới nông dân chưa thực hiện. 4.4. Tác động của thử nghiệm trong khuyến nông.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Tăng sự tin tưởng của người dân. - Thay đổi tập quán. - Sử dụng đầu vào hiệu quả. - Sản xuất phát triển. - Tăng năng suất. - Tăng thu nhập, góp phần giảm đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, tăng mức sống nông dân. 4.5. Các bước chính trong quá trình xây dựng và thực hiện Bước Nội dung. 1. 2. 3. Người chịu trách nhiệm và công cụ. Tìm kiếm CBKN. Sử ý tưởng dụng thẻ lấy ý mới để thử tưởng nghiệm. Ai tham gia. Kết quả cần đạt được. CBKN, toàn bộ dân làng, phụ nữ, thanh niên. Tìm được những điều mới Xác định những điều mới và điều đã biết Lựa chọn được. Phân biệt những điều mới từ những điều đã biết. CBKN. CBKN, toàn bộ dân làng, phụ nữ, thanh niên. Lựa chọn ý tưởng. CBKN. Xếp loại ưu tiên. CBKN, toàn bộ.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> ưu tiên. dân làng, phụ nữ, thanh niên. những ý tưởng bức xúc nhất. 4. Xây dựng chương trình thử nghiệm. CBKN, nhóm hộ thực hiện thử nghiệm. Lập được kế hoạch thử nghiệm. 5. Trao đổi và tập huấn kỹ thuật. Cán bộ CBKN, nhóm KN, nhóm hộ tham gia hộ tham gia. Nâng cao kiến thức thực hành của các thành viên. 6. Tiến hành làm thử nghiệm. CBKN, nhóm hộ tham gia. Nhật ký thử nghiệm. CBKN, nhóm hộ tham gia. Thử nghiệm PTD được triển khai. Tổng kết, đánh giá. CBKN, nhóm hộ tham gia. CBKN, nhóm hộ tham gia, dân trong thôn, lãnh đạo địa phương.. Nông dân trình bày được kết quả thử nghiệm. Mở rộng và nhân. CBKN, nhóm hộ tham gia. CBKN, nhóm hộ. Kết quả được lan. 7. 8. CBKN. Sử dụng tờ thử nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> rộng kết quả. tham gia, nông dân khác. rộng từ nông dân đã áp dụng đến nông dân khác. 5. Phương pháp đào tạo nông dân trên đồng ruộng (Lớp học FFS) - Là lớp học tại hiện trường của nông dân trên đồng ruộng được gắn liền với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. - Mục đích phương pháp này là đào tạo tiểu giảng viên và các hoạt động sau lớp học trên đồng ruộng để duy trì và mở rộng ứng dụng các TBKT tại cộng đồng. - Nguyên tắc của phương pháp này: + Học bằng thực hành và học từ kinh nghiệm có sẵn của học viên. + Học thông qua trao đổi và thảo luận. + Học tập nhiều lĩnh vực để tự ứng dụng và hướng dẫn giúp đỡ người khác cùng làm theo. + Phải đảm bảo trong cả một mùa vụ cây trồng, một chu kỳ chăn nuôi. 6. Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo khuyến nông Muốn viết được một báo cáo tốt cần:.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> + Chuẩn bị đầy đủ các thông tin, các số liệu có liên quan đến nội dung cần báo cáo. + Lập dàn ý cho bản báo cáo: Bao gồm nội dung, hình thức trình bày.Trình tự sắp xếp: Đánh giá chung, mục đích, nội dung, kết luận và kiến nghị, đề xuất. + Báo cáo phải đầy đủ, chính xác và kịp thời. - Các hình thức báo cáo: + Báo cáo viết: Là loại báo cáo bằng văn bản. Hình thức và nội dung báo cáo tuỳ theo yêu cầu công việc. + Báo cáo bằng lời: Trình bày rõ ràng những công việc được giao, kết quả thực hiện, những khó khăn thuận lợi trong quá trình thực hiện. + Báo cáo bằng hình ảnh, mẫu vật: Là những hình ảnh được chụp lại hoặc ghi hình từ các hoạt động khuyến nông theo trình tự, thời điểm khác nhau. - Mục đích của báo cáo: Nhằm cung cấp tư liệu, theo dõi, đánh giá tổng kết hoạt động khuyến nông; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm, cách làm hay trong sản xuất NLN; những khó khăn, tồn tại...để các tổ chức, cá nhân nắm được thông tin và có giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả. - Yêu cầu của báo cáo: + Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, số liệu trung thực, thống nhất..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> + Phản ánh thực tế kết quả công việc đã làm được, chưa làm được hoặc đã làm nhưng hiệu quả thấp...Nêu được nguyên nhân, khó khăn, thuận lợi có ảnh hưởng đến kết quả, tiến độ công việc. + Nêu những bài học kinh nghiệm thu được trong quá trình thực hiện, những kiến nghị, đề xuất nhằm khắc phục tồn tại và phương hướng hoạt động trong thời gian tới. - Một số loại báo cáo: + Báo cáo định kỳ: Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, một năm. + Báo cáo đột xuất: Tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra tại địa phương. + Báo cáo kết quả về: mô hình trình diễn, hoạt động câu lạc bộ, nhóm sở thích... + Báo cáo gồm 2 phần chính: Phần 1: Báo cáo tiến độ hoặc kết quả các hoạt động: - Tình hình chung: + Sự giúp đỡ của Bí thư, Trưởng thôn, khuyến nông xã, cơ quan chuyên môn (có liên quan)..Vai trò, tác dụng của sự giúp đỡ đó..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> + Báo cáo các số liệu về diện tích đất. Trong đó: Đất nông nghiệp, đất rừng (lâm nghiệp), đất nuôi trồng thuỷ sản, công trình thuỷ lợi…Tỷ lệ dân số, dân tộc, tỷ lệ đói nghèo. + Nêu những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện: - Nội dung báo cáo: (1). Về tiến độ sản xuất NLN: + Trồng trọt: Diện tích, năng suất từng loại cây trồng... + Lâm nghiệp: Diện tích rừng khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới ... + Chăn nuôi - Thuỷ sản: Số lượng gia súc, gia cầm... + Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. + So sánh tiến độ thực hiện với kế hoạch được giao. (2). Về hoạt động khuyến nông: + Công tác tập huấn: Số người tham gia, số lớp, nội dung, đơn vị thực hiện... + Công tác tuyên truyền và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Số hộ, nội dung... + Tổng hợp nhu cầu giống, phân bón... của các hộ. + Các hoạt động khuyến nông khác: Tham gia mô hình khuyến nông, dịch vụ...

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Phần 2: Phương hướng hoạt động trong thời gian tới: + Hướng giải quyết công việc đang thực hiện, công việc sẽ tiến hành. + Những đề xuất, khuyến cáo có tác dụng cải tiến, thúc đẩy công việc trong thời gian tới. Chú ý: - Thống nhất các số liệu với trưởng thôn bản trước khi đưa vào báo cáo chính thức. - Báo cáo tháng, quí, đột xuất chỉ nêu phần nội dung và phương hướng. - Báo cáo năm và báo cáo kết quả mô hình phải trình bày đủ. 7. Một số phương pháp khác - Phương pháp khuyến nông chung. - Phương pháp khuyến nông chuyên ngành. - Phương pháp khuyến nông đào tạo tham quan. - Phương pháp khuyến nông lập dự án. - Phương pháp khuyến nông cùng chịu phí tổn.... - Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng. III. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KHUYẾN NÔNG THÔN BẢN 1. Khuyến nông thôn, bản.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Là những nông dân đáp ứng được các tiêu chí tuyển chọn do UBND tỉnh quy định. 2. Quyền hạn của khuyến nông thôn, bản - Được tham gia các lớp học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do các cấp (xã, huyện, tỉnh) tổ chức. - Được đề xuất với Trưởng thôn bản các biện pháp tổ chức thực hiện phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn. - Phát hiện và báo cáo kịp thời với Trưởng thôn, UBND xã, khuyến nông xã hoặc cơ quan chuyên môn để có biện pháp ngăn chặn các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ giống cây trồng vật nuôi, thuốc BVTV, thuốc thú y kém chất lượng hoặc không đúng chủng loại, các vật tư ngoài danh mục Nhà nước cho phép lưu hành. - Được tham gia các dịch vụ có liên quan đến sản xuất nông, lâm nghiệp theo qui định. 3. Một số chính sách đối với cán bộ khuyến nông thôn, bản - Khuyến nông thôn bản được hưởng thù lao từ các nguồn sau: + Được hỗ trợ sinh hoạt phí từ ngân sách xã theo quy định của Tỉnh. + Được hưởng tiền khuyến nông từ các chương trình dự án (nếu có) và các dịch vụ khuyến nông theo thoả thuận..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> - Khuyến nông thôn, bản được xã, huyện, tỉnh đào tạo, bồi dưỡng, cho đi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm, được cấp tài liệu để phục vụ cho công tác khuyến nông - kinh phí do Nhà nước đài thọ. - Khuyến nông thôn bản làm tốt trong 3 năm liền nếu có nguyện vọng đi học nâng cao trình độ chuyên môn sẽ được xem xét giải quyết theo quy định chung của Tỉnh. Người cã năng lực tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và có đủ điều kiện tiêu chuẩn có thể được tuyển chọn vào làm việc tại UBND xã... 4. Tiêu chí lựa chọn khuyến nông thôn, bản - Phải hiểu biết và có kinh nghiệm về sản xuất nông lâm nghiệp, có khả năng tiếp thu, truyền đạt tiến bộ kỹ thuật nông, lâm, nghiệp và các chính sách của Nhà nước cho nông dân. - Phải có uy tín với nhân dân trong thôn, bản. Có tinh thần đầu tầu gương mẫu trong việc đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất Nông lâm nghiệp, thực hiện tốt các chủ trương chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại thôn, bản. - Phải có lòng nhiệt tình, say mê, tự nguyện trong sản xuất nông lâm nghiệp. - Có sức khoẻ tốt, có trình độ văn hoá tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên. 5. Trách nhiệm hỗ trợ của chính quyền cơ sở đối với khuyến nông thôn bản.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Quan tâm chỉ đạo, thúc đẩy, hỗ trợ và động viên kịp thời cán bộ khuyến nông thôn bản. - Mỗi cán bộ trong UBND xã phải luôn tìm hiểu về công tác khuyến nông, tiến bộ kỹ thuật mới để cùng cán bộ khuyến nông tuyên truyền, vận động người dân trong mọi lúc, mọi nơi. - Cấp uỷ, chính quyền thôn, xã phải hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác khuyến nông trong sản xuất nông lâm nghiệp và hỗ trợ phương tiện, tài chính đồng thời phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, nông dân, già làng, trưởng bản... cùng tham gia thực hiện. IV. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA KHUYẾN NÔNG THÔN BẢN 1. Nhiệm vụ của khuyến nông thôn bản - Nắm tình hình, số liệu cơ bản, tập quán, phong tục,... ở địa phương mà cán bộ khuyến nông thôn, bản phụ trách. - Giúp Trưởng thôn, bản và phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên...trong thôn tuyên truyền phổ biến các chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tới nhân dân. Cùng thôn, bản tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của xã về phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.. - Tuyên truyền những tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây trồng, vật nuôi, bảo quản chế biến nông lâm sản. Phổ biến.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> kinh nghiệm sản xuất giỏi, kinh nghiệm truyền thống có hiệu quả cho nông dân. - Giúp nông dân tổ chức thực hiện các chương trình, dự án và các dịch vụ khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp và nông thôn. - Trực tiếp tham gia thực hiện các mô hình khuyến nông để làm mẫu cho nông dân trong thôn, bản làm theo. - Kiểm tra phát hiện và báo cáo kịp thời tới khuyến nông xã về tình hình sản xuất và sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh gia súc, gia cầm và cùng tham gia phòng, chống, dập dịch dưới sự hướng dẫn của khuyến nông xã hoặc cơ quan chuyên môn. - Thực hiện các quy định của UBND xã, các cơ quan chuyên môn về báo cáo tiến độ, báo cáo định kỳ hàng tháng và các báo cáo khác theo yêu cầu. - Tham gia đầy đủ các kỳ họp thôn, giao ban của khuyến nông xã và các cuộc họp bàn về các vấn đề có liên quan. Dự các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do xã, huyện, tỉnh tổ chức. - Giúp trưởng thôn bản trong việc tổng hợp nhu cầu về các loại giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các hộ trong thôn với cơ quan dịch vụ đảm bảo đúng thời vụ, chủng loại, chất lượng. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các nhu cầu đó..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông tại thôn bản 2.1. Căn cứ - Dựa vào kế hoạch phát triển sản xuất hàng năm của thôn bản. - Dựa vào điều kiện thực tế tại thôn bản. 2.2. Yêu cầu - Xây dựng lịch hoạt động, cụ thể về thời gian, địa điểm, nội dung công việc. - Giúp trưởng thôn xây dựng kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp hàng năm. - Giúp hộ nông dân xây dựng kế hoạch sản xuất. 2.3. Nội dung bản kế hoạch công tác (hàng tháng, quý, năm) - Căn cứ vào nhiệm vụ của khuyến nông thôn bản cần xây dựng kế hoạch hoạt động cho phù hợp và chủ động. - Lập kế kế hoạch hàng tháng (quý) của mình để chủ động công tác tuân theo 3 câu hỏi sau: + Làm gì? Nêu công việc cụ thể phải làm trong tháng. + Làm như thế nào? Cách giải quyết cụ thể từng công việc..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> + Làm khi nào? Dự kiến thời gian thực hiện công việc đã đặt ra.. Ví dụ: Kế hoạch công tác tháng 1 - thôn A T T. Công việc. Nội dung. Thời gian. 1. Tham gia họp thôn. Nắm tình hình sản xuất vụ xuân. Tuần I. 2 Làm đất vụ xuân Nắm tiến độ làm đất, gieo mạ.... Tuần II. 3. Giao ban khuyến Chuẩn bị báo cáo, tham gia giao nông ban. 4 Đi hiện trường. Nắm tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tuần III Tuần IV. 3. Viết báo cáo tháng Hướng dẫn cách viết một bản báo cáo của khuyến nông thôn bản.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. BÁO CÁO Công tác khuyến nông thôn ............................................. Tháng .......... năm 20....... Họ và tên:................................................................................... Địa chỉ:....................................................................................... Thôn...............xã........................huyện...................................... I. TÌNH HÌNH CHUNG:.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 1. Đánh giá thuận lợi, khó khăn a, Thuận lợi: - Sự giúp đỡ của UBND xã đối với KNTB. - Quan tâm của cơ quan cấp trên và vai trò tác dụng của sự giúp đỡ đó. - Các điều kiện tự nhiên: Giao thông, nguồn nước, khí hậu, đất đai... - Nhận thức của người dân: Kinh nghiệm sản xuất, áp dụng giống mới, kỹ thuật mới... b, Khó khăn: - Các điều kiện tự nhiên: Giao thông, nguồn nước, khí hậu, đất đai... - Nhận thức của người dân còn hạn chế áp dụng giống mới, kỹ thuật mới... 2. Tình hình cơ bản của thôn a, Về đất đai: Diện tích đất tự nhiên:.....ha, trong đó: + Đất nông nghiệp:...ha gồm đất trồng lúa, đất trồng ngô, đất trồng các cây trồng khác... + Đất lâm nghiệp:....ha gồm rừng bảo tồn, rừng khoanh nuôi, rừng trồng.... + Đất nuôi trồng thuỷ sản:....ha gồm ao, hồ, ruộng.....

<span class='text_page_counter'>(61)</span> + Đất các công trình thuỷ lợi:....ha gồm các phai đập giữ nước trên địa bàn thôn bản. b, Về xã hội: - Số hộ:....hộ, số nhân khẩu:..... người - Dân tộc:..... dân tộc gồm:........... - Tỷ lệ đói nghèo:....... % c, Về sản xuất: - Trồng trọt: Diện tích lúa:..................ha, trong đó: DT lúa 2 vụ:.......ha. Diện tích trồng ngô:....ha, trong đó DT ngô 2 vụ:........ ha. Diện tích trồng:....... ha (các cây trồng khác tại thôn bản) - Chăn nuôi: Đàn trâu:....... con, đàn bò....... con. Đàn lợn:....... con, đàn gà, vịt..... con. 3. Tình hình tiến độ sản xuất NLN: a, Trồng trọt: - Tiến độ làm đất, gieo trồng, chăm sóc, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, thu hoạch bảo quản ... báo cáo theo mùa vụ và thời điểm sinh trưởng của cây trồng, - Năng suất lúa: Vụ xuân:...tấn/ha, Vụ mùa:....tấn/ha. - Năng suất ngô: Vụ xuân:....tấn/ha, Vụ mùa:....tấn/ha. Ngoài ra: Năng suất các cây trồng khác cũng báo cáo tương tự..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> b, Chăn nuôi: Báo cáo biến động của tổng đàn gia súc, gia cầm, tình hình dịch bệnh trên vật nuôi theo các tháng, theo mùa trong năm c, Lâm nghiệp: Tiến độ làm đất, trồng mới khoanh nuôi, bảo vệ rừng.... d, So sánh tiến độ thực hiện với kế hoạch. 4. Các hoạt động khuyến nông tại thôn bản a, Công tác tập huấn: - Số hộ tham gia tập huấn:.....người - Số lớp tập huấn:......Lớp - Nội dung tập huấn: Kỹ thuật....... - Đơn vị thực hiện: Trạm khuyến nông, KN xã, ..... b, Công tác tuyên truyền và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Phổ biến chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất cho:...... hộ, c, Tổng hợp nhu cầu giống, phân bón: Danh sách các hộ nông dân đăng ký vay vốn, mua giống mới, mua phân bón... d, Các hoạt động khuyến nông khác: Tham gia mô hình khuyến nông, dịch vụ phục vụ sản xuất NLN. II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG TỚI - Tiếp tục theo dõi các diễn biến trong sản xuất để nắm số liệu về trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng.....

<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Triển khai các công việc cụ thể được khuyến nông xã giao nhiệm vụ trong giao ban tháng. Những đề xuất, khuyến cáo mà khuyến nông thôn bản thấy có tác dụng cải tiến, thúc đẩy công việc trong thời gian tới. Chú ý: Các số liệu trước khi đưa vào báo cáo chính thức phải được thống nhất với trưởng thôn bản. ... ........, ngày......tháng...... năm 20... Người viết báo cáo (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Văn AA 4. Tham gia giao ban hàng tháng 4.1.Công tác chuẩn bị - Thống nhất các số liệu với trưởng thôn chuẩn bị tốt báo cáo để giao ban. - Đi giao ban đúng thời gian, địa điểm quy định. - Có sổ để ghi chép các diễn biến trong cuộc họp giao ban. - Dự kiến những ý kiến phát biểu, những đề xuất của nhân dân trong buổi họp giao ban. 4.2. Tham gia trong buổi giao ban - Cần ổn định chỗ ngồi, chú ý lắng nghe nội dung của cuộc giao ban..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Khi muốn tham gia phát biểu ý kiến phải được sự đồng ý của người chủ trì. - Cần đọc báo cáo rõ ràng mạch lạc. Nhấn mạnh những khó khăn kiến nghị của bà con với cấp trên và xin hướng giải quyết. - Ghi chép lại những ý kiến chỉ đạo của người chủ trì và những ý kiến đóng góp, kinh nghiệm công tác. 4.3. Sau giao ban Khuyến nông thôn bản phải báo cáo tình hình giao ban với trưởng thôn để tổ chức, triển khai thực hiện. PhÇn Ii C©y l¬ng thùc KỸ THUẬT TRåNG VÀ THÂM CANH LÚA A. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH LÚA THUẦN I. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN - Giống lúa thuần có 2 nhóm: + Giống cảm ôn: Là giống có phản ứng với nhiệt độ, khi đủ tổng tích ôn, lúa trỗ, chín cho thu.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> hoạch, giống này sản xuất được 2 vụ (vụ xuân và vụ mùa), gồm: Khang dân 18, DT122, HT1, Bắc thơm số 7... Thời gian sinh trưởng bình quân: Vụ xuân từ 120 - 130 ngày, vụ mùa từ 105 - 135 ngày. + Giống cảm quang: Là giống có phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, khi thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn lại (tháng 10) lúa mới trỗ, chín và cho thu hoạch, nên chỉ gieo cấy được 1 vụ mùa, gồm: Bao thai lùn, Nếp địa phương, giống đặc sản địa phương... Thời gian sinh trưởng bình quân từ 140 - 160 ngày. - Ưu điểm: Tự chọn và để giống cho vụ sau, chủ động trong sản xuất, giá giống rẻ. - Nhược điểm: Tiềm năng năng suất không cao, dần bị thoái hoá trong quá trình canh tác, sử dụng lượng giống nhiều hơn so với lúa lai. II. KỸ THUẬT LÀM MẠ 1. Thời vụ gieo mạ 1.1. Vụ xuân - Vùng thấp: + Xuân chính vụ: Gieo từ 5/1 - 15/ 1, cấy khi mạ có 4 - 4,5 lá thật. + Xuân muộn: Gieo từ 1/2 - 20/2, cấy vào 20/2 - 10/3. - Vùng cao: Gieo trà xuân muộn..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 1.2. Vụ mùa - Vùng cao: + Mùa sớm: Gieo từ 10 - 20/ 5, cấy vào 1 - 10/6. + Mùa chính vụ: Gieo từ 25/5 - 10/6, cấy vào 15/6 - 30/6. - Vùng thấp: + Mùa sớm: Gieo từ 25/5 - 5/6, cấy vào 15/6 - 25/6. + Mùa chính vụ: Gieo từ 10 - 20/6, cấy vào 1 - 10/7. + Mùa muộn: Gieo từ 25 - 30/6, cấy vào 15 - 25/7. 2. Lượng giống Lợng giống gieo mạ để tính cho 1ha diện tích gieo trồng lµ: 80 kg. 3. Xử lý và ngâm, ủ hạt giống 3.1. Đối với mạ ruộng nước (mạ dược) và mạ gieo trên nền cứng - Xử lý: Phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2 - 3 giờ, để sau 24 giờ mới đem xử lý. Trước khi xử lý cho hạt vào nước lã để loại bỏ hạt lép và hạt lửng, xử lý bằng nước 540C (3 sôi, 2 lạnh), trong thời gian 10 phút, sau đó vớt hạt ra ngâm hạt vào nước lã sạch. - Ngâm: Ngâm trong thời gian 24 giờ (1 ngày, 1 đêm), 2 - 3 giờ thay nước một lần..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> - Rửa chua: Hạt giống sau khi ngâm, rửa chua bằng nước sạch mới đem ủ. - Cách ủ: + Vụ xuân: Ủ bằng rổ, rá, thúng có phủ bao tải, ngày đảo 2 - 3 lần, trời lạnh tưới bằng nước ấm ngày 2 - 3 lần, khi rễ dài bằng 1/2 hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 hạt thóc đem gieo. + Vụ mùa: Ủ vào rổ, rá, đậy bằng mẹt hoặc 1 lớp bao tải mỏng, kiểm tra nếu thấy hạt ủ nóng thì tãi mỏng cho nguội, sau đó ủ với lớp hạt mỏng hơn, khi hạt nứt nanh đem gieo. 3.2. Đối với mạ gieo trên đất khô Sau khi xử lý hạt giống bằng nước 540C (3 sôi, 2 lạnh) để ráo nước rồi đem gieo ngay. 4. Kỹ thuật làm đất mạ - Đối với mạ ruộng nước (mạ dược): Ruộng mạ phải sạch cỏ dại, gốc rạ và được cày bừa kỹ làm đất nhuyễn bùn, phẳng mặt. Làm luống mạ rộng 1,2 - 1,4 m, rãnh rộng 30 cm, mặt luống hình mui thuyền không đọng nước. - Đối với mạ nền cứng: Gieo trên nền sân xi măng thì không cần lót, gieo trên nền đất vườn, đất ruộng thì cần dọn sạch cỏ, rơm rạ trên mặt luống sau đó dùng vỏ bao xi măng hay lá chuối trải kín mặt luống rồi dùng bùn nhuyễn (đã lọc qua rổ) rải đều lên mặt luống một lớp dày 2 - 3 cm dàn đều bùn thành luống có chiều rộng từ 1,2 - 1,4 m rồi gieo..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Đối với mạ khô: Đất dọn sạch cỏ dại, cầy, bừa kỹ, đập cho đất nhỏ tơi xốp như đất gieo rau, sau đó làm luống cao 10 cm, rộng 1 - 1,2 m. 5. Phân bón cho mạ. - Lượng phân bón: Loại phân Phân chuồng hoai Phân lân supe Phân kali. ĐVT Kg Kg Kg. Lượng bón Tính cho 10 m2 Tính cho 1 ha diện tích 8.000 - 11.000 8 - 18 400 - 500 40 - 50. 4-5 0,4 - 0,5. - Cách bón: + Đối với mạ ruộng nước và mạ nền cứng: Trộn đều các loại phân với nhau rồi rắc đều trên mặt luống và trang lại mặt luống không để nước đọng. + Đối với mạ khô: Trộn đều các loại phân với nhau rồi rắc đều phân đã trộn trên mặt luống, sau đó cuốc lại đảo lấp kín phân rồi mới gieo hạt. 6. Gieo mạ - Đối với mạ ruộng nước và mạ nền cứng: Sau khi bón phân, trang lại luống phải gieo mạ ngay. Gieo đều trên mặt luống với lượng mộng 0,2 - 0,3 kg/m2, gieo thưa giúp cho mạ đẻ nhánh. Khi gieo mạ ta gieo nặng tay để hạt thóc chìm 2/3 hạt là tốt nhất..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - Đối với mạ khô: Luống mạ sau khi cuốc đảo lấp kín phân, đưa hạt giống đã xử lý ráo nước đem gieo đều trên mặt luống với lượng mộng từ 0,1 - 0,15 kg/m2, gieo mạ thưa giúp cho mạ đẻ nhánh, gieo hạt xong lấp 1 lớp đất nhỏ dày 1 - 2 cm. 7. Chăm sóc cho mạ 7.1. Tưới nước cho mạ - Đối với mạ ruộng nước và mạ nền cứng: Sau khi gieo hạt, luôn giữ nước cho mặt luống ẩm, tuyệt đối không để mặt luống mạ bị khô hay bị đọng nước. - Đối với mạ khô cũng phải thường xuyên kiểm tra tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho hạt giống mọc được. 7.2. Bón thúc cho mạ - Đối với mạ ruộng nước: Khi mạ có 1,5 - 2 lá thật, bón thúc cho mạ 1,5 kg đạm urê và 1kg kali cho 1 sào. Khi bón thúc, ruộng mạ phải có mực nước khoảng 1cm, ruộng phải được đắp kín bờ rồi mới bón phân. - Đối với mạ khô và mạ nền cứng: Lượng phân bón thúc như mạ dược, khi bón thúc cho mạ phải pha với nước tưới vào chiều tối, sau đó tưới rửa bằng nước lã sạch..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 7.3. Phòng chống rét cho mạ: Đối với vụ xuân khi gieo mạ xong phủ một lớp tro bếp mỏng và che phủ nilon trắng để chống rét. Khi nhiệt độ dưới 180C thì ngừng bón phân đạm. 7.4. Phòng trừ sâu bệnh hại Theo hướng dẫn ở phần: S©u bÖnh h¹i chñ yÕu trªn lóa vµ biÖn ph¸p phßng trõ. 7.5.Tuổi mạ - Vụ xuân: Khi mạ 4 - 4,5 lá thật. - Vụ mùa: Đối với giống ngắn ngày khi mạ tõ 18 - 20 ngày tuổi. Đối với giống dài ngày khi mạ 30 ngày tuổi (Bao thai lùn, nếp địa phương). - Mạ tốt đạt tiêu chuẩn cứng cây, đanh dảnh, không hoặc ít bị sâu bệnh, có màu sắc đặc trưng. Khi nhổ mạ đi cấy cần nhổ nhẹ nhàng để rễ dính bùn, không đập mạnh, vận chuyển nhẹ nhàng không làm mạ bị dập, mạ nhổ đến đâu cấy ngay đến đó, không để qua đêm. III. KỸ THUẬT CẤY VÀ CHĂM SÓC LÚA 1. Kỹ thuật làm đất - Chọn ruộng: Ruộng cấy lúa thuần thích hợp nhất là chân ruộng chủ.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> động nước tưới tiêu, có độ phì cao, có điều kiện đầu tư thâm canh hợp lý. - Kỹ thuật làm đất: + Ruộng nếu chua phải được khử chua bằng vôi bột, lượng vôi bột 300 - 400 kg/ha (4 - 5kg vôi/kg giống), vãi đều vôi bột trên ruộng trước khi cày vỡ. + Ruộng được cày bừa kỹ đất nhuyễn bùn, sạch cỏ dại, phẳng mặt ruộng. Đối với các chân ruộng vàn cao phải làm đất kỹ, tạo tầng đế cày tốt bằng biện pháp cho trâu dẫm nhiều lần sau đó bừa phẳng để giữ nước tốt hơn. 2. Phân bón 2.1. Lượng phân bón Lượng bón Loại phân. ĐVT. Tính cho 1 ha. Tính cho 1 kg giống. Phân chuồng hoai. Kg. 8.000 - 10.000. 100 - 110. Phân đạm urê. Kg. 150 - 200. 1,9 - 2,5. Phân lân. Kg. 300 - 400. 3,8 - 5. Phân kali. Kg. 100 - 150. 1,3 - 1,9. 2.2. Cách bón - Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng và phân lân vào lúc bừa cấy..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> - Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón. + Đợt 1: Bón 2/3 đạm urê + 1/3 kali, khoảng 10 - 12 ngày sau khi cấy. + Đợt 2: Bón 1/3 đạm + 2/3 kali, sau lần 1: 12 - 15 ngày. 3. Kỹ thuật cấy - Cấy nông tay và cấy theo băng để tiện cho việc chăm sóc, đảm bảo mật độ 45 - 50 khóm/m2, mỗi khóm cấy 3 - 4 dảnh. - Mực nước khi cấy 2 - 3 cm, ngập hết đất. 4. Kỹ thuật chăm sóc 4.1. Điều tiết nước trên ruộng cấy - Đối với ruộng chủ động nước: + Cần giữ mực nước trên ruộng 3 - 4 cm, giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khoẻ, khi khóm lúa đạt 7 - 10 nhánh thì phải khống chế không cho lúa đẻ nhánh bằng biện pháp rút nước cạn phơi ruộng hoặc cho nước vào ruộng sâu 10 - 15 cm, trong 5 - 7 ngày. + Khi lúa đẻ nhánh xong điều chỉnh mực nước 2 - 3 cm thường xuyên..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> + Khi lúa vào chắc tưới và tháo nước xen kẽ cho đến khi lúa chín tháo nước hết cho ruộng khô dễ gặt. - Đối với ruộng không chủ động nước: Cần giữ mực nước từ 3 - 4 cm thường xuyên. 4.2. Làm cỏ sục bùn - Chia làm 2 đợt: + Đợt 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh (10 - 12 ngày) bón phân lần 1 kết hợp làm cỏ sục bùn. + Đợt 2: Sau lần 1: 12 - 15 ngày bón phân lần 2 kết hợp làm cỏ sục bùn. IV. THU HOẠCH 1. Để làm lương thực Khi hạt lúa chắc mẩy, chín vàng đều, chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Sau khi thu hoạch về cần tiến hành đập, tuốt và làm khô kịp thời như: Hong gió, phơi nắng,.. sau đó quạt sạch rồi để nguội trước khi đem vào bảo quản. Tuỳ theo điều kiện kinh tế mà có thể bảo quản thóc trong bao tải, xilô, hòm gỗ, hßm tôn,... xếp vào nơi cao ráo thoáng mát để dùng dần. 2. Để giống Chọn ruộng lúa tốt, không bị lẫn giống, có độ cao đồng đều, có bông to, hạt chắc mẩy, đại diện cho giống, không hoặc ít bị sâu bệnh, loại bỏ cỏ lẫn, những cây lúa chín muộn.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> cắt bỏ trước 10 - 15 ngày, khi lúa chín gặt ruộng giống trước đập riêng vµ ®em ph¬i ngay. Thóc giống ph¬i riêng bằng nong, nia hoặc cót, không nên phơi trên sân gạch hoặc sân xi măng (nhất là trong mïa hÌ sân nóng sẽ làm mất khả năng nảy mầm của hạt), thóc sau khi phơi khô quạt sạch để nguội cất vào bao tải có ghi tên giống, cất vào nơi cao ráo thoáng mát để làm giống cho vụ sau.. B. KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA LAI I. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI - Giống lúa lai là giống cảm ôn gieo cấy được 2 vụ: Vụ xuân, vụ mùa. Thời gian sinh trưởng trung bình trong vụ xuân từ 130 - 145 ngày, vụ mùa từ 120 - 125 ngày Các giống lúa lai hiện đang trồng như: Vân quang 14, Kim ưu 725, Nhị ưu 725, Nhị ưu 838... - Ưu điểm: Khả năng thích ứng rộng, phù hợp với nhiều vùng sinh thái, chịu thâm canh, năng suất cao. - Nhược điểm: Giá giống cao, không để giống được cho vụ sau, dễ bị nhiễm sâu bệnh hại. II. KỸ THUẬT LÀM MẠ 1. Thời vụ gieo mạ 1.1. Vụ xuân.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Vùng thấp: + Xuân chính vụ: Gieo từ 20/1 - 30/1, cấy khi mạ có 4 4,5 lá thật. + Xuân muộn: Gieo từ 1/2 - 20/2, cấy vào 20/2 - 10/3. - Vùng cao: Gieo theo vụ xuân muộn 1.2. Vụ mùa - Mùa sớm: Gieo từ 10 - 20/5, cấy vào 1 - 10/6. - Mùa chính vụ: Gieo từ 10 - 20/6, cấy vào 1 - 10/7. 2. Lượng giống Lợng giống gieo mạ để tính cho 1ha diện tích gieo trồng lµ: 30 kg. 3. Xử lý và ngâm, ủ hạt giống 3.1.Đối với mạ ruộng nước (mạ dược) và mạ nền cứng - Xử lý: Phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2 - 3 giờ, để sau 24 giờ mới đem xử lý. Trước khi xử lý cho hạt vào nước lã để loại bỏ hạt lép và hạt lửng, xử lý bằng nước 540C (3 sôi, 2 lạnh), trong thời gian 10 phút, sau đó vớt hạt ra ngâm hạt vào nước lã sạch. - Ngâm: Ngâm hạt giống vào nước sạch ngâm từ 8 - 12 giờ (vụ xuân ngâm 10 - 12 giờ, vụ mùa ngâm 6 - 8 giờ), sau 2 - 3 giờ thay nước 1 lần..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Rửa chua: Hạt giống sau khi ngâm, rửa chua bằng nước sạch mới đem ủ. - Cách ủ hạt giống: + Vụ xuân: Ủ bằng rổ, rá, thúng có phủ bao tải, ngày đảo 2 - 3 lần, trời lạnh tưới bằng nước ấm ngày 2 - 3 lần, khi rễ dài bằng 1/2 hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 hạt thóc đem gieo. + Vụ mùa: Ủ vào rổ, rá, đậy bằng mẹt hoặc 1 lớp bao tải mỏng, kiểm tra nếu thấy hạt ủ nóng thì tãi mỏng cho nguội, sau đó ủ với lớp hạt mỏng hơn, khi hạt nứt nanh đem gieo. 3.2. Đối với mạ gieo trên đất khô Sau khi xử lý hạt giống bằng nước 540C (3 sôi, 2 lạnh) để ráo nước rồi đem gieo ngay. 4. Kỹ thuật làm đất mạ - Đối với mạ ruộng nước (mạ dược): Ruộng mạ phải sạch cỏ dại, gốc rạ và được cày bừa kỹ làm đất nhuyễn bùn, phẳng mặt. Làm luống mạ rộng 1,2 - 1,4 m, rãnh rộng 30 cm, mặt luống hình mui thuyền không đọng nước. - Đối với mạ nền cứng: Gieo trên nền sân xi măng thì không cần lót, gieo trên nền đất vườn, đất ruộng thì cần dọn sạch cỏ, rơm rạ trên mặt luống sau đó dùng vỏ bao xi măng hay lá chuối trải kín mặt luống rồi dùng bùn nhuyễn (đã lọc qua rổ) rải đều lên mặt luống một lớp dày 2 - 3 cm dàn đều bùn thành luống có chiều rộng từ 1,2 - 1,4 m, sau đó gieo hạt..

<span class='text_page_counter'>(77)</span> - Đối với mạ khô: Đất dọn sạch cỏ dại, cầy, bừa kỹ, đập cho đất nhỏ tơi xốp như đất gieo rau, sau đó làm luống cao 10 cm, rộng 1 - 1,2 m. 5. Phân bón cho mạ. - Lượng phân: Lượng bón Loại phân. ĐVT. Phân chuồng hoai. Tính cho 1 ha. Tính cho 1 kg giống. Kg. 8.000 - 11.000. 270 - 370. Phân lân supe. Kg. 400 - 500. 13 - 17. Phân kali. Kg. 55 - 70. 1,8 - 2,3. - Cách bón: + Đối với mạ ruộng nước vµ mạ nên cứng: Sau khi làm luống xong dùng phân chuồng, phân kali và phân lân trộn đều nhau vãi đều trên mặt luống, trang lại mặt luống, không để nước đọng. + Đối với mạ khô: Sau khi làm luống xong ta vãi đều phân đã trộn trên mặt luống, sau đó cuốc lại đảo đất lấp kín phân rồi mới gieo hạt. 6. Gieo mạ.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> - Đối với mạ ruộng nước và mạ nền cứng: Luống mạ sau khi bón phân lót trang lại luống, đem mộng mạ ra gieo ngay. Mộng gieo đều trên mặt luống với lượng mộng 0,2 - 0,25 kg/m 2, gieo mạ thưa giúp cho mạ đẻ nhánh, gieo hạt chìm 2/3 hạt thóc. - Đối với mạ khô: Luống mạ sau khi băm lấp phân, đem hạt giống đã xử lý ráo nước gieo đều trên mặt luống với lượng hạt giống 0,1 - 0,15 kg/m2, gieo mạ thưa giúp cho mạ đẻ nhánh, gieo hạt xong lấp đất nhỏ mỏng. 7. Chăm sóc cho mạ 7.1. Tưới nước cho mạ - Đối với mạ ruộng nước và mạ nền cứng: Sau khi gieo hạt luôn giữ nước cho mặt luống ẩm, tuyệt đối không để mặt luống mạ bị khô hay bị đọng nước. - Đối với mạ khô: Phải thường xuyên kiểm tra tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho hạt giống mọc được. 7.2. Bón thúc cho mạ - Đối với mạ ruộng nước: Khi mạ có 1,5 - 2 lá thật, bón thúc cho mạ 1,5 kg đạm urê và 1kg kali cho 1 sào. Khi bón thúc, ruộng mạ phải có mực nước khoảng 1cm, ruộng phải được đắp kín bờ rồi mới bón phân. - Đối với mạ khô và mạ nền cứng: Lượng phân bón thúc như mạ dược, khi bón thúc cho mạ phải pha với nước tưới vào chiều tối, sau đó tưới rửa bằng nước lã sạch..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 7.3. Phòng chống rét cho mạ. Đối với vụ xuân, gieo mạ xong phủ một lớp tro bếp mỏng và che phủ nilon trắng để chống rét cho mạ. Khi nhiệt độ dưới 180C thì ngừng bón phân đạm. 7.4. Phòng trừ sâu bệnh hại Theo hướng dẫn ở phần BVTV. 7.5. Tuổi mạ - Vụ xuân khi mạ 4 - 4,5 lá thật. - Vụ mùa khi mạ 20 ngày tuổi. - Mạ tốt đạt tiêu chuẩn cứng cây, đanh dảnh, không hoặc ít bị sâu, bệnh, có màu sắc đặc trưng. Khi nhổ mạ đi cấy cần nhổ nhẹ nhàng để rễ dính bùn, không đập mạ, vận chuyển nhẹ nhàng không làm mạ bị dập; mạ nhổ đến đâu cấy ngay đến đó, không để qua đêm. III. KỸ THUẬT CẤY VÀ CHĂM SÓC LÚA 1. Kỹ thuật làm đất - Chọn ruộng: Chọn chân ruộng chủ động nước tưới tiêu, có độ phì cao, có điều kiện đầu tư thâm canh..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> - Kỹ thuật làm đất: Nếu đất chua phải được khử chua bằng vôi bột, lượng vôi bột 300 - 400 kg/ha, rắc đều trên ruộng trước khi cày vỡ. Ruộng được cày bừa 2 đợt đảm bảo tiêu chuẩn đất nhuyễn bùn, sạch cỏ dại, phẳng mặt ruộng. 2. Phân bón 2.1. Lượng phân bón Lượng phân Loại phân. ĐVT. Tính bón cho 1 ha. Tính cho 1 kg giống. Kg. 8.000 - 11.000. 270 - 370. Đạm urê. Kg. 300. 10. Phân lân supe. Kg. 500. 17. Phân kali. Kg. 200. 7. Phân hoai. chuồng. 2.2. Cách bón - Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng và phân lân + 1/3 đạm urê vào lúc bừa cấy. - Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón: + Đợt 1: Bón 1/3 đạm urê + 1/3 kali, sau cấy 12 -15 ngày. + Đợt 2: Bón 1/3 đạm + 2/3 kali, sau lần 1 từ 10 - 12 ngày. 3. Kỹ thuật cấy.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> - Cấy nông tay và cấy theo băng để tiện cho việc chăm sóc, đảm bảo mật độ 40 - 45 khóm/m2, cấy 1- 2 dảnh/khóm. - Mực nước khi cấy 2 - 3 cm, ngập hết đất. 4. Kỹ thuật chăm sóc 4.1. Điều tiết nước trên ruộng cấy - Đối với ruộng chủ động nước: + Cần giữ mực nước trên ruộng 3 - 5 cm giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khoẻ. Khi khóm lúa đạt 7 - 10 nhánh phải khống chế không cho lúa đẻ nhánh bằng cách rút nước cạn phơi ruộng hoặc cho nước vào ruộng sâu 10 - 15 cm, trong 5 - 7 ngày. + Khi lúa đẻ nhánh xong điều chỉnh mực nước 2 - 3 cm thường xuyên. + Khi lúa vào chắc tưới và tháo nước xen kẽ cho đến khi lúa chín tháo hết nước cho ruộng khô để dễ gặt. - Đối với ruộng không chủ động nước: Cần giữ nước tõ 3 – 4cm thường xuyên. 4.2. Làm cỏ sục bùn - Chia làm 2 đợt:.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> + Đợt 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh bón phân lần 1 kết hợp làm cỏ sục bùn. + Đợt 2: Sau lần 1: 10 - 12 ngày, bón phân thúc lần 2 và làm cỏ sục bùn.. IV. THU HOẠCH Khi hạt lúa chắc mẩy, chín vàng đều chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Sau khi đập, tuốt, phải tiến hành làm khô kịp thời như: Hong gió, phơi nắng,... Thóc sau khi thu hoạch phải tranh thủ phơi khô, quạt sạch rồi để nguội trước khi đưa vào bảo quản. Chú ý: Thóc giống đã xử lý thuốc BVTV không được dùng cho người và gia súc ăn. C. SÂU, BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ I. SÂU HẠI 1. Rầy nâu - Triệu chứng gây hại: Lúa bị rầy nâu gây hại thường có vết chích mầu nâu xám trên bẹ lá, lá lúa phía trên biến mầu nâu vàng. Khi bị hại nặng (mật độ rầy cao trên 5.000 con/m 2) thì toàn bộ các lá trên cây lúa biến vàng và cây lúa bị chết, đây chính là hiện tượng cháy rầy. - Các biện pháp phòng trừ: Gieo cấy tập trung để thuận lợi trong phòng trừ khi xảy ra dịch. Có biện pháp bảo vệ thiên địch như: Bọ rùa đỏ, bọ cánh cứng 3 khoang, kiến 3 khoang....

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Có thể thả vịt xuống ruộng lúa để tiêu diệt rầy nâu (những ruộng này không được phun thuốc). Khi rầy mật độ rầy cao (trên 2.000 con/m2) cần phòng trừ kịp thời bằng một trong các loại thuốc: Trebon 10EC, Bassa 50EC, Applaud 10WP... nồng độ 0,15 - 0,2% (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). Chú ý: Khi phun phải rẽ hàng lúa, cách nhau 1m và chĩa vòi phun xuống gốc lúa thì hiệu quả mới cao . 2. Bọ xít hôi (bọ xít dài) - Triệu chứng gây hại: Bọ xít non và trưởng thành chích hút các hạt lúa non làm cho hạt lúa bị các vết thâm đen, hạt bị lép trắng hoặc làm giảm phẩm chất. - Các biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại, tập trung cấy đúng thời vụ. Dùng các bó rơm (hoặc rong rêu) ngâm trong dung dịch Padan 95 SP, nồng độ 0,1 – 0,2%, phun thêm nước ướp cá hoặc mắm tôn, sau đó cắm những bó bả này trên ruộng, bọ xít bâu vào hút sẽ chết (trung bình từ 3 – 5 bả/sào). Khi mật độ bọ xít cao dùng các loại thuốc hoá học như: Tre bon 10EC, Bassa 50EC, Applaud 10WP... nồng độ 0,15 - 0,2% (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). 3. Sâu đục thân bướm 2 chấm - Triệu chứng gây hại: Sâu non sau nở đục vào thân lúa gây hiện tượng dảnh héo (trước trỗ) và hiện tượng bông bạc (sau trỗ). Khi bóc cây lúa bị hại ta thấy sâu non hoặc nhộng của sâu bên trong thân lúa..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> - Các biện pháp phòng trừ: Cày ải hoặc ngâm dầm sau khi thu hoạch vụ mùa để tiêu diệt nguồn sâu qua đông trong gốc rạ. Rơm rạ sau khi thu hoạch có thể đốt ngay tại ruộng tiêu diệt nguồn sâu bên trong thân lúa. Những rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò phải dùng hết trước tháng 3 hàng năm nhằm tránh sâu vũ hoá từ những nguồn rơm dự trữ. Huy động nhân lực ngắt ổ trứng sâu, dảnh héo tiêu huỷ. Khi mật độ lớn có thể sử dụng thuốc như: Padan 95SP, Karate 2,5EC, Ofatox 400EC.... (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). Chú ý: Phun sau khi bướm rộ 5 - 7 ngày thì hiệu quả mới cao. 4. Sâu cuốn lá nhỏ - Triệu chứng gây hại: Sâu nhả tơ cuốn dọc theo lá, sâu non nằm trong bao gặm nhu mô lá, những lá bị sâu hại gặp trời nắng hanh biến màu trắng bạc, gặp trời mưa ẩm bị thối nhũn. - Các biện pháp phòng trừ: Huy động nhân lực ngắt ổ sâu tiêu huỷ. Bảo vệ những ký sinh của sâu cuốn lá như: Ong kén trắng, bọ cánh cứng 3 khoang ...Khi mật độ sâu cao có thể sử dụng thuốc như: Padan 95SP, Ofatox 400EC, Karate 2,5EC...để phun (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc). Chú ý: Trước khi phun cần gạt tung ổ sâu thì hiệu quả mới cao..

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 5. Sâu cắn gié - Triệu chứng gây hại: Sâu cắn gié hại lúa để lại các triệu chứng thay đổi theo tuổi sâu. Trên lá lúa, sâu non tuổi 1 phá hoại để lại những vật trắng dài nham nhở. Sâu tuổi 2 - 3 gặm khuyết lá, sâu tuổi 4 - 6 cắn trụi lá để lại gân chính. Khi lúa giai đoạn trỗ chín sâu cắn đứt các gié lúa hay cổ bông. - Các biện pháp phòng trừ: Điều tiết nước, tránh ruộng bị hạn nhất là từ khi lúa trỗ đến chín. Cần làm sạch cỏ dại trong ruộng lúa và trên bờ ruộng vì đây là nơi trú ngụ của ngài và nhộng của sâu cắn gié. Khi mật độ sâu cao cần khoanh vùng tiêu diệt kịp thời tránh sâu phá hoại và di chuyển. Có thể dùng các loại thuốc hoá học như: Ofatox 400EC, Pa dan 95SP, Karate 2,5EC ... (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). Chú ý: Với sâu cắn gié phải dùng nồng độ thuốc cao hơn so với sâu khác từ 10 - 15 %, nên phun vào lúc chiều tối thì hiệu quả cao hơn. II. BỆNH HẠi 1. Bệnh đạo ôn - Triệu chứng gây hại: + Trên lá mạ: Vết bệnh đầu tiên trên lá có hình thoi nhỏ màu nâu hồng hoặc nâu vàng, khi bị bệnh nặng cây mạ bị héo khô..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> + Trên lá lúa: Vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ màu vàng nhạt trong mờ, hình hơi tròn hoặc bầu dục, sau phát triển thành hình thoi, ở giữa có màu xám tro, xung quanh màu nâu đậm, viền vết bệnh màu vàng nhạt. Trường hợp bệnh nặng các vết bệnh liên kết nhau làm cho lá lúa bị cháy khô. Gặp ẩm độ cao trên vết bệnh xuất hiện lớp nấm mốc màu xám xanh, đó là bào tử và cành bào từ của nấm bệnh. + Trên bẹ lá: Vết bệnh có triệu chứng tương tự như trên lá, bệnh nặng làm cho toàn ruộng lúa bị tàn lụi nhanh chóng. + Trên đốt thân và cổ bông: Vết bệnh màu nâu đen bao quanh thân hoặc cổ bông và hơi lõm xuống. Khi gây hại cổ bông làm bông lúa gãy gục gây hiện tượng hạt lúa bị bạc trắng hoặc lép lửng, làm giảm nghiêm trọng năng suất lúa. + Trên gié và hạt: Bệnh thường phát triển mạnh cả trên gié và xuống hạt. Vết bệnh trên hạt thường hình tròn hoặc không định hình mầu nâu xám, trên gié vết bệnh có mầu nâu đen. - Các biện pháp phòng trừ: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng 540C. Dọn sạch tàn dư cây trồng và cỏ dại trên đồng ruộng. Bón cân đối N, P, K, ngừng bón thúc đạm khi lúa nhiễm bệnh, kết hợp bón vôi bột + tro bếp theo tỷ lệ 1: 1, lượng 10 kg/sào. Khi tỷ lệ bệnh cao và có nguy cơ bùng phát thành dịch cần dùng các thuốc như: Kitazin 50EC, Hinosan 50EC ..(cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). 2. Bệnh bạc lá - Triệu chứng gây hại:.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> + Trên mạ: Bệnh thường hại từ đầu lá và mép lá với những vệt có độ dài ngắn khác nhau, đầu tiên vết bệnh có màu xanh vàng sau chuyển sang nâu bạc rồi khô xác. + Trên lúa: Vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên từ mép lá, đầu lá sau lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính, có khi vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh tái xanh, vàng lục, nâu bạc và khô xác. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện những giọt dịch vi khuẩn hình tròn nhỏ, mầu vàng lục, có khi keo đặc mầu hổ phách. - Các biện pháp phòng trừ: Xử lý giống trước khi gieo bằng nước nóng 540C. Bón phân N, P,K cân đối, tránh bón thừa đạm. Điều chỉnh mực nước từ 5 - 7 cm, không được để ruộng bị hạn. Khi lúa chớm bị bệnh có thể rắc vôi bột 60 - 80 kg/ha hoặc phun phòng bằng thuốc hoá học như: Sasa 20WP, Starner 20WP,... (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). 3. Bệnh khô vằn - Triệu chứng gây hại: + Trên bẹ lá: Vết bệnh đầu tiên hình bầu dục màu lục tối, sau lan rộng tạo thành đám lớn, vết bệnh không có hình dạng nhất định, giống như đám mây hoặc vằn như da hổ, gặp trời hanh vết bệnh màu xám lục, khi bị nặng mô bệnh thối nát, lá và bẹ lá chết lụi..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> + Trên phiến lá: Vết bệnh rõ hơn, đầu tiên màu lục xám ướt, sau lan rất nhanh chiếm hết cả bề rộng phiến lá, vết bệnh liên kết thành từng mảng như những vẩn mây, vằn da hổ, lá bệnh khô chết lụi, nhiều lá bị bệnh làm cây lúa xơ xác, khi trỗ dễ bị ngẹt đòng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng nhiều . + Trên cổ bông: Vết bệnh thường kéo dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có mầu xám loang ra, phần giữa vết bệnh mầu lục sẫm co tóp lại. - Các biện pháp phòng trừ: Dọn sạch và tiêu huỷ tàn dư cây bệnh. Bón phân cân đối giữa N, P,K, không nên cấy quá dầy. Khi bệnh chớm phát sinh thì ngừng ngay bón đạm cần bón tăng kali, tro bếp. Khi tỷ lệ bệnh cao cần sử dụng một số loại thuốc hoá học như: Validacin 5SC, Kitazin 50EC, Tilt super 300EC (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). Ngoài ra, trên cây lúa cần lưu ý một số loại sâu, bệnh như: Sâu năn, rầy xanh đuôi đen, sâu phao, sâu cuốn lá lớn, bọ xít xanh, bọ trĩ, bệnh Tungo, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, bệnh hoa cúc..

<span class='text_page_counter'>(89)</span> KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH NGÔ A. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH NGÔ THUẦN I. ĐẶC ĐIỂM mét sè GIỐNG ng« thuÇn - Các giống ngô phổ biến hiện nay: Giống ngô Q 2, ngô địa phương,... Thời gian sinh trưởng tuỳ theo giống. - Ưu điểm: Tự chọn và để giống cho vụ sau, chủ động trong sản xuất, giá giống rẻ, có khả năng chống đổ, chịu rét, chịu hạn khá, ít sâu bệnh phù hợp với nhiều vùng sinh thái, chịu thâm canh.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> - Nhược điểm: Tiềm năng năng suất không cao, dần bị thoái hoá trong quá trình canh tác, một số giống có thời gian sinh trưởng dài . II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH 1. Thời vụ - Vụ xuân: Gieo từ 5/2 10/2. - Vụ xuân hè: Gieo từ 20/2 - 30/3. - Vụ hè thu: Gieo từ 20/ 7 5/8 2. Kỹ thuật làm đất - Chọn đất: Đất trồng ngô yêu cầu phải thoát nước, giàu dinh dưỡng và có điều kiện đầu tư thâm canh. - Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại. 3. Lượng giống Lượng hạt giống để cho 1ha diện tích gieo trồng từ 20 - 25 kg/ha (Giống phải đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm tối thiểu là 95%). 4. Mật độ khoảng cách - Mật độ từ 4,7 - 5,1 vạn cây/ ha..

<span class='text_page_counter'>(91)</span> - Khoảng cách: Hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 28 - 30 cm, gieo 1 - 2 hạt để 1 cây. Nếu gieo theo khóm, khóm cách khóm 60 cm gieo 2 - 3 hạt để 2 cây. 5. Phân bón 5.1. Lượng phân bón Lượng bón Tính cho 1 kg Tính cho 1 ha giống 8.000 - 11.000 320 - 440 260 - 300 10,4 - 12. TT. Loại phân. ĐVT. 1 2. Phân chuồng Phân đạm Urê. Kg Kg. 3. Phân lân supe. Kg. 350 - 400. 14 - 16. 4. Phân kali. Kg. 100 - 120. 4 - 4,8. 5.2. Cách bón - Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân theo rạch hoặc hốc. - Bón thúc: Chia làm 2 đợt bãn, kÕt hîp víi ch¨m sãc. 6. Gieo hạt - Cày rạch hàng hoặc cuốc hốc sâu 15 cm, bón phân chuồng và phân lân, lấp 1 lớp đất mỏng 3 - 5 cm rồi gieo hạt. Gieo hạt cạnh phân sau đó lấp kín bằng đất nhỏ dày 3 - 4 cm; tuyệt đối không gieo hạt trực tiếp lên phân, hạt sẽ bị thối không nẩy mầm được. Sau khi gieo hạt xong nên gieo khoảng 5% ngô bầu để lấy cây con trồng dặm..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> - Cách làm ngô bầu: Dùng bùn rải đều trên nền đất cứng (đã làm sạch cỏ dại) dày 2 -3 cm, khi mặt bùn xe lại dùng dao cắt chia ô 5 cm x 5 cm, sau đó gieo hạt ngô vào giữa mỗi ô, hàng ngày kiểm tra tưới nước giữ ẩm cho ngô bầu. 7. Chăm sóc - Dặm: Khi ngô mọc lên khỏi mặt đất, kiểm tra dặm ngay những chỗ mất khoảng bằng cây ngô bầu đã chuẩn bị từ khi gieo, để đảm bảo mật độ theo khoảng cách đã định. - Tỉa: Khi ngô được 3 - 4 lá tỉa định cây theo khoảng cách: Hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 - 30 cm tỉa để 1 cây hoÆc hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 60cm tỉa để 2 cây. - Vun xới, làm cỏ: Chia làm 2 đợt kết hợp với bón thúc. + Đợt 1, khi ngô được 3 - 5 lá thật: Lµm cá, xíi x¸o vµ bón 40% đạm urª + 40% kali, bón cách gốc ngô từ 5 - 7 cm sau đó vun nhẹ kết hợp lấp kớn phõn. + Đợt 2, khi cây ngô được 7 - 9 lá: Lµm cá, xíi x¸o vµ bón hết số đạm urê và kali còn lại, bón cách gốc 10 - 12 cm, kết hợp với vun cao lấp kín phân vµ tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển. Chó ý: Không bón phân trực tiếp vào gốc cây hoặc để phân rơi vào lá. 8. Thu hoạch - Khi lá bi ngô đã khô vàng, chân hạt ngô có điểm đen thì thu hoạch được..

<span class='text_page_counter'>(93)</span> - Chọn giống: Chọn bắp ở những cây tốt đồng đều, không sâu bệnh, bắp to, hạt mẩy, để cả lá bi. Phơi khô bảo quản tốt làm giống cho vụ sau.. B. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH NGÔ LAI I. §Æc ®iÓm MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI - Các giống ngô lai phổ biến hiện nay: Bioseed 9698, DK888, DK999, NK4300, CP 999, CP888... Thời gian sinh trưởng bình.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> quân từ 90 - 135 ngày (tuỳ theo giống, thời vụ), năng suất trung bình: 6 - 8 tấn/ha. - Ưu điểm: Năng suất cao, thích ứng rộng, phù hợp với nhiều vùng sinh thái, và điều kiện ngoại cảnh tốt, chịu thâm canh, thời gian sinh trưởng ngắn. - Nhược điểm: Không để giống được cho vụ sau, giá thành cao, dễ bị sâu bệnh. II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH 1. Thời vụ - Vụ xuân hè gieo từ 5/2 - 20/3, nếu gieo xuống ruộng kết thúc trước 15/2. - Vụ hè thu gieo từ 20/7 - 5/8 (các huyện vùng thấp có thể gieo muộn hơn 5 ngày). 2. Lượng giống Lượng hạt giống để cho 1ha diện tích gieo trồng 15 kg/ha. 3. Kỹ thuật làm đất - Chọn đất màu mỡ thoát nước. - Cày bừa kỹ làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại, sau đó cày rạch hàng theo khoảng cách đã định. Nếu đất thoát nước kém thì phải làm rãnh thoát nước. 4. Mật độ và khoảng cách - Mật độ 4,5 - 5 vạn cây/ ha..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> - Khoảng cách: Hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 30cm, gieo 1 hạt, để 1 cây/hốc. Hàng cách hàng 70 cm, hốc cách hốc 55 - 65cm, gieo 2 hạt, để 2 cây/ hốc. 5. Phân bón. - Lượng phân bón. Lượng bón Tính cho 1 kg Tính cho 1 ha giống 8.000 - 11.000 540 - 740. TT. Loại phân. ĐVT. 1. Phân chuồng. Kg. 2. Phân đạm Urê Phân lân supe Phân kali. Kg. 250 - 350. 17 - 24. Kg. 300 - 500. 20 - 34. Kg. 100 - 150. 6,7 - 10. 3 4. - Cách bón: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân, bón theo rạch hoặc theo hốc. + Bón thúc: Lîng phân đạm và kali chia 2 lần bón kết hợp vun xới, chăm sóc và làm cỏ. 6. Gieo hạt - Cày rạch hàng hoặc cuốc hốc sâu 15cm, bón phân chuồng và phân lân, lấp 1 lớp đất mỏng 3 - 5 cm rồi gieo hạt. Gieo hạt cạnh phân sau đó lấp kín bằng đất nhỏ dày 3 - 4 cm. Tuyệt đối không gieo hạt trực tiếp lên phân, hạt sẽ bị thối không.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> nẩy mầm được. Sau khi gieo hạt xong nên gieo khoảng 5% ngô bầu để lấy cây con trồng dặm. - Cách làm ngô bầu: Dùng bùn rải đều trên nền đất cứng (đã làm sạch cỏ dại) dày 2 -3 cm, khi mặt bùn xe lại dùng dao cắt chia ô 5 cm x 5 cm, sau đó gieo hạt ngô vào giữa mỗi ô, hàng ngày kiểm tra tưới nước giữ ẩm cho ngô bầu. 7. Chăm sóc - Dặm: Khi ngô mọc lên khỏi mặt đất, kiểm tra dặm ngay những chỗ mất khoảng bằng cây ngô bầu đã chuẩn bị từ khi gieo, để đảm bảo mật độ theo khoảng cách đã định. - Tỉa: Khi ngô được 3 - 4 lá, tỉa những khóm nhiều cây đảm bảo mật độ theo khoảng cách đã định, tỉa đến đâu vun đến đó. - Vun xới, làm cỏ: Chia làm 2 đợt kết hợp với bón thúc. + Đợt 1, khi ngô được 3 - 5 lá thật: Lµm cá, xíi x¸o vµ bón 40% đạm urª + 40% kali, bón cách gốc ngụ từ 5 - 7 cm sau đó vun nhẹ kết hợp lấp kín phân. + Đợt 2, khi cây ngô được 7 - 9 lá: Lµm cá, xíi x¸o vµ bón hết số đạm urª và kali còn lại, bón cách gốc 10 - 12 cm, kết hợp với vun cao lấp kín phân vµ tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển..

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Chó ý: Không bón phân trực tiếp vào gốc cây hoặc để phân rơi vào lá. 8. Thu hoạch Khi thấy nương ngô có 2/3 số quả có lá bi chuyển sang mầu vàng, hoặc kiểm tra thấy hạt đã già, chân hạt có điểm đen thì tiến hành thu hoạch. C. SÂU, BỆNH HẠI CHÝnh TRÊN NGÔ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ I. SÂU HẠI 1. Sâu xám - Triệu chứng gây hại: Sâu non sống ngay trên cây hoặc ở quanh gốc gặm ăn lá làm thủng từng lỗ. Tuổi 2 - 3 gặm quanh trên cây non hoặc cắn ngang phiến lá. Tuổi lớn cắn ngang thân cây ngô kéo thụt xuống đất. Sâu phá hại mạnh từ giai đoạn mọc mầm đến khi cây có 4 - 5 lá, khi ngô 7 - 8 lá ít bị phá hoại, lúc này thường đục lỗ ở phần gần sát gốc, khoét vào trong ăn phần mềm non ở giữa làm cho cây ngô bị héo nõn và chết. - Các biện pháp phòng trừ:Vệ sinh đồng ruộng tiêu diệt cỏ dại, cày bừa, xới ruộng, phơi đất để diệt sâu nhộng trước khi gieo trồng. Luân canh với cây trồng nước, gieo trồng đúng thời vụ và tập trung. Tìm bắt giết sâu vào buổi sáng. Dùng thuốc hoá học như: Vibam 5G, Kayazinon 10G, Vibasu 10H, Vicarp 4H để xử lý đất trước khi gieo trồng. Thuốc Sherpa 10EC/25EC, Karate 2,5EC Ofatox 400 EC, phun diệt sâu xám (cách sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác)..

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Chú ý: Phun diệt sâu vào buổi chiều mát hiệu quả mới cao. 2. Sâu đục thân - Triệu chứng gây hại: Từ tuổi 1 - 3 thường gặm ăn thịt lá nõn hoặc cắn xuyên thủng lá nõn. Sâu tuổi 3 trở lên mới đục phá vào thân, bắp non, cây ngô bị sâu đục lúc còn nhỏ cơ thể bị gãy non không ra bắp được hoặc cây ngừng phát triển. Khi cây đã lớn sâu đục trong thân để lại những đường đục và có phân đùn ra ngoài. Sâu có thể đục từ cuống bắp vào thân bắp nếu bắp đã cứng thì sâu có thể đục từ đầu bắp xuống giữa bắp. - Các biện pháp phòng trừ: Dọn sạch thân cây trên ruộng để hạn chế sâu lan truyền sang vụ sau. Luân canh ngô với cây trồng khác. Gieo trồng đúng thời vụ và tập trung. Dùng thuốc hoá học như: Pa dan 95SP (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). 3. Sâu cắn lá nõn ngô - Triệu chứng gây hại: Sâu non tuổi nhỏ cắn các phần non như nõn, hoa đực. Sâu tuổi lớn hơn thường gặm khuyết phiến lá và ăn vào phần thân non tới tận đỉnh sinh trưởng của cây. Khi ngô sắp trỗ cờ sâu phá hoại lá và có thể chui vào bắp non ăn hạt, dẫn đến giảm năng suất. - Các biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng và làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ. Dùng thuốc hoá học.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> như: Ofatox 400EC, Padan 95SP, Basudin 40EC (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). 4. Rệp hại ngô - Triệu chứng gây hại: Rệp chích hút và để lại một lớp muội đen ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là nõn ngô, bẹ lá, bông cờ lá bi. Khi bị rệp chích hút cây ngô mất hết dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển kém, bắp bé đi, chất lượng hạt xấu. Rệp phá hại làm năng suất và phẩm chất ngô giảm đi rõ rệt. Ngô bị hại lúc còn non không thể ra bắp được. - Các biện pháp phòng trừ: Dän sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ trước khi gieo trồng, để tránh rệp từ cây ký chủ dại lan sang phá hoại. Trồng với mật độ thích hợp để hạn chế rệp phát triển. Dùng thuốc hoá học như: Ofatox 400EC, Bassa 50EC, Regent 800WG, Trebon 40EC, Karate 2,5EC (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). II. BỆNH HẠI NGÔ 1. Bệnh bạch tạng - Triệu chứng gây hại: Trên lá, vết sọc vàng dài, mặt dưới và trên vết bệnh có mốc trắng (là bào tử lây nhiễm). Cây con bị bệnh nhỏ hơn cây bình thường rễ ít, lá nhỏ. Lá chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng có thể bị trắng hoàn toàn về sau cây có thể bị chết. Cây lớn trên lá thường xuất hiện sọc xanh trắng, bệnh này có lẫn với bệnh trắng lá do rét gây ra. Cây nhiễm nặng lá mầu trắng bạc, lùn và chết dần..

<span class='text_page_counter'>(100)</span> - Các biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng. Luân canh với cây lúa nước. Gieo trồng đồng loạt tập trung, mật độ hợp lý. Dùng thuốc hoá học như: Juliet 80WP, Topsin 50WP, Zineb 80WP (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). 2. Bệnh đốm lá ngô - Triệu chứng gây hại: + Bệnh đốm lá nhỏ: Ban đầu vết bệnh chỉ nhỏ như mũi kim, màu hơi vàng, sau đó phát triển dần thành hình tròn hoặc bầu dục nhỏ, màu nâu hoặc hơi xám, có viền nâu đỏ xung quanh, nhiều khi vết bệnh có quầng vàng. Ngoài lá, bệnh còn gây hại trên cả bẹ lá (thân cây) và hạt. So với bệnh đốm lá lớn thì bệnh này có vết nhỏ hơn, nhiều hơn. + Bệnh đốm lá lớn: Vết bệnh dài và có dạng hình thoi, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng. Bệnh thường xuất hiện ở những lá già phía dưới, sau đó lan dần lên các lá phía trên, đôi khi xuất hiện trên lá bắp; phát sinh muộn hơn bệnh đốm lá nhỏ. Thông thường vết bệnh dài khoảng 5 - 15mm, rộng khoảng 2 4mm. Bệnh nặng nhiều vết hòa lẫn với nhau làm cho cả phiến lá khô táp, khi gặp gió to dễ bị rách tươm ở đầu chót lá. - Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn tàn dư cây ngô sau thu hoạch. Luân canh trồng ngô với cây họ đậu. Bón phân đầy đủ và cân đối cho cây ngô, gieo đúng thời vụ. Dùng thuốc hoá học: Validacin 3L, Validan 3DD Validacin 5SL, Tilt super.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 300ND, Zineb 80WP (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). 3. Bệnh ung thư ngô (Phấn đen) - Triệu chứng gây hại: Mới đầu chỗ bị bệnh chỉ nổi lên như một bọc nhỏ, mầu trắng nhẵn, sau đó lớn dần và phình to, nhiều khía cạnh, bên trong là một khối rắn mầu vàng nhạt, sau biến dần thành bột mầu đen, bóp dễ vỡ.Bệnh rất dễ phân biệt với các bệnh khác vì chỗ bị bệnh bao giờ cũng tạo những u sưng, khối u ở bắp to hơn khối u ở thân lá. - Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn tàn dư cây bệnh, bắp ngô bị bệnh đem tiêu hủy. Cày sâu bừa kỹ ruộng, bón phân cân đối. Nên luân canh một vài vụ với cây trồng nước để tiêu diệt nguồn bệnh trong đất. Dùng thuốc hoá học như: Topsin 50WP, Zineb 80WP (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). 4. Bệnh khô vằn hại ngô - Triệu chứng gây hại: Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô tạo ra các vết bệnh lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như dạng đám mây.Vết bệnh lan từ các bộ phận phía gốc cây lên tới áo bắp, bắp ngô, bông cờ làm cho cây và lá úa vàng tàn lụi, chết, bắp thối khô. Vết bệnh khô vằn hại trên ngô giống vết bệnh khô vằn hại trên lúa. - Các biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây bệnh đem đốt. Cày bừa, xới đất kỹ. Gieo trồng đúng.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> quy trình kỹ thuật. Bón phân N, P, K cân đối và hợp lý. Luân canh với những cây trồng ít bị bệnh như: Các loại rau trồng cạn. Dùng thuốc hoá học như: Validacin 3L, Validan 3DD Validacin 5SL, Tilt super 300ND, Zineb 80WP (cách sử dụng theo hướng dẫn ghi nhãn mác). Ngoài những sâu bệnh trên, cây ngô còn có các sâu bệnh khác như: Bọ xít xanh hại ngô, sâu keo hại ngô, bệnh gỉ sắt, bệnh đen sợi ngô, bệnh héo cây ngô, bệnh thối thân tướp lá ngô, bệnh virus sọc lá ngô.. PhÇn IV C©y c«ng nghiÖp KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐẬU TƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG - Có khả năng trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ở nhiều vụ trong năm, là cây trồng tốt nhất trong việc luân canh, xen canh, gối vụ với.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> nhiều loại cây trồng khác nhau; là cây có khả năng cố định đạm (N) để cải tạo đất. - Thời gian sinh trưởng của cây đậu tương: Đối với giống ngắn ngày từ 70 - 90 ngày. Đối với giống dài ngày khoảng 120 ngày, n¨ng suÊt trung b×ng tõ 12 – 20 t¹/ha. - Mét sè gièng trång t¹i Hµ Giang nh: DT84, DT 99, TL57, AK03,... II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 1. Thời vụ - Vụ xuân: Trồng từ 15/2 đến 15/3. - Vụ hè thu: Trồng từ 25/5 đến 30/7. - Vụ thu đông: Trồng từ 15/7 đến 1/8. 2. Lùîng gièng Tõ 50 - 60 kg/ha, tuú theo gièng vµ thêi vô (1 kg gièng gieo trồng đợc 170 - 200 m2). Chú ý: Không dùng hạt đã bảo quản quá 1 năm để gieo trồng vì hạt đã mất sức nảy mầm. 3. Kỹ thuật làm đất - Chọn đất: Tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, giữ ẩm tốt, dÔ tho¸t níc. - Làm đất: Dọn sạch cỏ dại và tàn d cây trồng vụ trớc, cày bừa kỹ cho đất nhỏ, tơi xốp. - Vô hÌ thu lªn luèng réng 0,8 - 1,2 m, cao 15 - 20 cm, hoÆc b¨ng réng 3 - 5 m, cã r·nh tho¸t níc. §èi víi ®Ëu t¬ng trång gèi víi ng«, sau khi thu ho¹ch ng« cÇn xíi x¸o, vun cao gèc. 4. Ph©n bãn - Lîng ph©n bãn: Lo¹i ph©n. TÝnh cho 1ha. TÝnh cho 1 kg gièng.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Ph©n chuång Phân đạm Ph©n l©n Ph©n kali. 3 - 4 tÊn 40 - 50 kg 350 - 400 kg 80 - 100 kg. 50 - 80 kg 0,7 - 1 kg 6 - 8 kg 1,4 - 2 kg. - C¸ch bãn: + Bón lót: Trộn đều toàn bộ phân chuồng và phân lân bón theo r¹ch tríc khi trång. + Bón thúc: Chia làm 2 đợt, kết hợp với chăm sóc. 5. Mật độ, khoảng cách và cách gieo hạt - Mật độ: 40 - 50 khóm/m2. - Kho¶ng c¸ch: + Cây cách cây 6 - 8 cm, hàng cách hàng 30 - 35 cm, để 1 c©y/khãm.. 30 - 35 cm. 6 - 8 cm + Khãm c¸ch khãm 10 - 12 cm, hµng c¸ch hµng 35 - 40 cm, để 2 cây/khóm.. 35 - 40 cm.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> 10 - 12 cm - Cách gieo hạt: Sau khi bón lót phân lấp một lớp đất mỏng phủ kín phân rồi tra hạt theo đúng mật độ, khoảng cách, xong lấp một lớp đất tơi mỏng khoảng 2 cm phủ kín hạt. Lu ý: Tuyệt đối không tra hạt trực tiếp lên phân bón lót và kh«ng gieo h¹t vµo ngµy ma. 6. Ch¨m sãc - DÆm: Sau khi gieo trång thêng xuyªn kiÓm tra, trång dÆm nh÷ng chç mÊt c©y, mÊt kho¶ng. - Ch¨m sãc lÇn 1: Khi c©y cã 2 - 3 l¸ thËt, tØa nh÷ng chç mọc dầy chỉ để 1 cây/ khóm, bón thúc lần1 kết hợp xới phá v¸ng lÊp ph©n - Ch¨m sãc lÇn 2: Khi c©y cã tõ 5 - 6 l¸, lµm cá, bãn thóc ph©n đợt 2, kết hợp xới xáo vun gốc. + Lợng bón: Mỗi lần bón 0,35 - 0,5 kg phân đạm urê và 0,7 – 1kg ph©n kali cho diÖn tÝch gieo trång 1 kg gièng. + Cách bón: Bón cách gốc 4 - 5 cm, tuyệt đối không để phân dÝnh vµo l¸ ®Ëu t¬ng sÏ lµm ch¸y l¸. 7. Sâu bệnh hại chính trên cây ®Ëu t¬ng và biện pháp phòng trừ 7.1. Sâu hại 7.1.1. Giòi đục lá.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> - Triệu chứng gây hại: Giòi non đục phá nhu mô lá, ban đầu tạo vết hoặc đoạn ngắn nhỏ màu trắng hơi xanh sau dần dần tạo vết có hình tròn lớn nhanh chóng. Khi vết tròn lớn bằng 1 - 2 đồng xu thì biểu bì lá phồng rộp lên màu trắng rõ rệt. Sau biến thành màu nâu, rách nát và toàn bộ lá bị khô cháy. - Biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng nước có tác dụng hạn chế ruồi gây hại. Sử dụng thuốc hoá học như: Ofatox 400EC, Bassa 50EC (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 7.1.2. Rệp hại - Triệu chứng gây hại: Cây bị rệp hại thời kỳ còn non thường không phát triển được, ngọn cây bị xun lại, lá quăn queo hoặc bé nhỏ. Nụ và hoa bị phá hại thường quắt lại, không nở được, quả non bị hại thường bị lép. Lá bị rệp hại thường cong về phía dưới phát triển dị dạng. - Các biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng lúa nước. Kết hợp các biện pháp vun xới và bón thúc phân, cần ngắt các ổ rệp (phần lá) tiêu huỷ. Bảo vệ các loài thiên địch như: Bọ rùa đỏ, bọ rùa vằn. Khi cÇn thiÕt sử dụng thuốc hoá học như: Trebon 10EC, Karate 2.5EC (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 7.1.3. Sâu cuốn lá.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> - Triệu chứng gây hại: Sâu non nhả tơ cuốn một lá hoặc nhiều lá lại với nhau thành từng tổ, gặm ăn nhu mô lá để lại biểu bì, tuổi lớn ăn khuyết lá. Những lá bị hại khi gặp trời nắng hanh thường biến màu nâu và khô chết, gặp trời mưa và ẩm độ cao lá bị hại thường thối nhũn. - Các biện pháp phòng trừ: Gieo trồng đậu tương theo đúng quy trình kỹ thuật. Tiến hành ngắt ổ sâu tiêu huỷ (biện pháp này cần tiến hành sớm mới đạt hiệu quả). Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Ofatox 400EC, Bestox 5EC …(sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 7.1.4. Bọ xít xanh và bọ xít dài - Triệu chứng gây hại: Quả đậu tương bị hại giai đoạn còn non thường bị lép và khô hoàn toàn. Hại vào giai đoạn quả chắc trên quả để lại vết trích màu nâu đen. - Các biện pháp phòng trừ: Bố trí thời vụ trồng đậu tương để giai đoạn quả non không trùng với lúc thu hoạch lúa và rau màu. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Bassa 40EC, Trebon 10EC (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Chú ý: Cần phun phòng khi đậu tương trước lứa nở hoa và giai đoạn sau rụng hoa 5 - 7 ngày, phun tập trung đồng loạt. 7.1.5. Sâu đục quả và hạt - Triệu chứng gây hại: Trên bề mặt quả có những lỗ đục màu thâm đen, khi bóc quả ra ta thấy sâu non màu hồng. Ngoài hại quả sâu còn hại thân cây đậu tương làm cây sinh trưởng kém hoặc chết héo khô..

<span class='text_page_counter'>(108)</span> - Các biện pháp phòng trừ: Sau khi thu hoạch cần nhanh chóng xử lý (ủ phân, đốt..) những sản phẩm cây để tiêu diệt nguồn sâu còn tồn tại trong sản phẩm cây. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Ofatox 400EC, Sumi - Alpha 5EC (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Chú ý: Phun phòng sau khi rụng hoa 3 - 4 ngày (quả non) sau 7 ngày phun nhắc lại. Nếu mật độ sâu có chiều hướng gia tăng cần phun 3 - 4 đợt tới giai đoạn quá chín sinh lý. 7.1.6. Giòi đục thân - Triệu chứng gây hại: Cây bị giòi gây hại nõn hoặc thân bị héo, thấp lùn, quả ít, trọng lượng hạt giảm. Khi bị hại nặng cây héo khô và chết. - Các biện pháp phòng trừ: Trồng, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Luân canh với cây trồng nước có tác dụng hạn chế ruồi gây hại. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Ofatox 400EC, Bassa 50EC (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 7.2. Bệnh hại 7.2.1 Bệnh thối gốc và lở cổ rễ - Triệu chứng gây hại: Ban đầu vết bệnh chỉ ở một phần của gốc, sau lan rộng bao quanh toàn cổ rễ và gốc thân, làm cho phần bị hại thối mục, màu nâu đen ủng nước hoặc tóp khô lại. Lá vẫn giữ màu xanh nhưng toàn cây bị héo, sau 5 đến 6 ngày cây gục đổ, chết hàng loạt theo từng chòm..

<span class='text_page_counter'>(109)</span> - Các biện pháp phòng trừ: Tiến hành luân canh với cây trồng nước. Cày bừa kỹ, kết hợp bón vôi có tác dụng tiêu huỷ nguồn bệnh trong đất. Gieo trồng đúng quy trình kỹ thuật. Phát hiện sớm và nhổ bỏ cây bệnh đem đi tiêu huỷ kết hợp bón vôi bột tại nơi cây bị bệnh. 7.2.2. Bệnh sương mai - Triệu chứng gây hại: Trên lá bệnh xuất hiện đầu tiên những chấm nhỏ màu xanh vàng dần vết bệnh mở rộng thành hình đa giác, không định hình. Vết bệnh rải rác trên lá nhưng thường ở dọc gân lá, cuối cùng vết bệnh có màu nâu vàng, khô cháy. - Các biện pháp phòng trừ: Chọn giống tốt, lấy giống từ ruộng ít bị sâu bệnh hại. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Bocđô 1%, Benlat - C 50WP (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 7.2.3. Bệnh thán thư - Triệu chứng gây hại: + Cây con bị bệnh ở thời kỳ 2 lá mầm vết bệnh hình tròn màu nâu đen. Trên thân vết bệnh màu nâu vàng và kéo dài theo sự phát triển của cây, vết bệnh thường lõm xuống và nứt nẻ. Bệnh nặng làm thân cây khô chết đổ rạp..

<span class='text_page_counter'>(110)</span> + Cây lớn vết bệnh phát triển theo chiều dài gân lá, hình góc cạnh hoặc không định hình. Vết bệnh đầu tiên xuất hiện mặt dưới lá sau lan rộng và ăn sâu nên cả hai mặt lá điều xuất hiện triệu chứng, các vết bệnh trên lá thường có viền màu nâu đỏ. + Trên quả vết bệnh có màu nâu vàng hoặc nâu xám, xung quanh nổi gờ, ở giữa nâu đen hoặc nâu đỏ.Trên hạt vết bệnh màu nâu đen đôi khi vết bệnh hại tới 1/2 hạt. - Các biện pháp phòng trừ: Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Dọn sạch tàn dư cây trồng và cày ải hoặc ngâm dầm sau thu hoạch. Luân canh với cây trồng nước. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Bocđo 1%, Viben - C 50BTN (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 7.2.4. Bệnh gỉ sắt - Triệu chứng gây hại: Ban đầu ở mặt dưới lá vết bệnh hình thành dưới dạng những chấm nhỏ màu vàng trong, đường kính 0,2 - 0,3 đến hơn 1 mm. Sau đó vết bệnh nổi lên trên mặt lá có màu vàng nâu, biểu bì lá nát ra để lộ ổ bào tử có màu nâu vàng (màu gạch non). - Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh sau thu hoạch, trồng theo quy trình kỹ thuật. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Viben - C50BTN, Benlat - C50WP (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8. Thu ho¹ch vµ b¶o qu¶n 8.1. Thu hoạch.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> - §èi víi thu ho¹ch ®Ëu t¬ng thương phẩm: Khi đậu tương có 2/3 số quả chín có màu vàng xám thì thu hoạch. Dùng dao, liềm cắt sát gốc để lại rễ, vì trong rễ đậu tương có nốt sần chứa đạm, cải tạo đất. Thu hoạch vào ngày trời nắng. Đậu thu về ủ 1 đêm để rụng hết lá và hạt chín hoàn toàn, sau đó phơi 1 - 2 nắng rồi đập lấy hạt. - §èi víi thu ho¹ch ®Ëu t¬ng giống: Chọn ruộng đậu tương tốt, đồng đều, sai quả, không bị sâu bệnh, thu riêng để làm giống cho vụ sau. Phơi hạt giống trong nắng nhẹ trên nong, nia, cót...khi hạt đã khô, để hạt nguội mới bảo quản. 8. 2. Bảo quản - Sau khi phơi khô, phân loại, quạt sạch, đưa vào bảo quản ngay. + Bảo quản bằng bao nilon: Hạt đậu tương sau khi phơi khô, để hạt nguội cho vào bao nilon đáy có lót một lớp tro bếp khô hoặc vôi bột khô dày 15 - 20 cm, buộc chặt miệng bao cất ở nơi cao ráo thoáng mát. Sau 1 tháng kiểm tra nếu thấy hạt ẩm phải phơi lại rồi tiếp tục cho vào bảo quản. + Bảo quản bằng chum, vại: Chum, vại đã được vệ sinh sạch sẽ, khô, sau đó rải 1 lớp tro bếp khô hoặc vôi bột khô dày 15 - 20 cm, có lót 1 lớp giấy ngăn, đổ hạt đậu đã phơi khô vào cho đầy chum (vại), phủ 1 lớp giấy, rải 1 lớp tro bếp khô hoặc vôi bột khô dày 20 - 25 cm, bịt kín miệng chum bằng nilon. Sau 1 - 1,5 tháng kiểm tra nếu thấy hạt ẩm phải phơi lại..

<span class='text_page_counter'>(112)</span> KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LẠC I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG Là cây công nghiệp ngắn ngày, ra hoa trên mặt đất nhưng lại đâm tia xuống đất để hình thành quả (gọi là củ lạc). Ưa đất tơi, xốp, thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt; là cây có khả năng cố định đạm (N) để cải tạo đất. II. MỘT SỐ GIỐNG LẠC TRỒNG TẠI HÀ GIANG 1. Giống Sen lai Thời gian sinh trưởng trung bình: Vụ xuân 120 - 128 ngày, vụ thu 105 - 115 ngày, nếu thâm canh tốt đạt trên 35 tạ/ha. 2. Giống lạc V79 Thời gian sinh trưởng vụ xuân 128 - 135 ngày, năng suất 27 tạ/ha, nếu thâm canh tốt đạt 30 tạ/ha. Dễ nhiễm bệnh gỉ sắt và đốm lá. 3. Giống MD7 Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 120 ngày, vụ thu đông 106 ngày, năng suất trung bình đạt 28 - 32 tạ/ha, thâm canh.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> cao đạt 35 - 40 tạ/ha. Kháng bÖnh héo xanh vi khuẩn cao, chống chịu bÖnh gỉ sắt, đốm đen, sâu chích hút khá. 4. Giống lạc L12 Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 110 - 120 ngày, vụ thu đông 95 - 110 ngày, năng suất trung bình từ 30 - 35 tạ/ha, khả năng kháng bệnh và chịu hạn khá. 5. Đặc điểm giống L14 Thời gian sinh trưởng vụ xuân 125 - 135 ngày, vụ thu đông 90 - 110 ngày, năng suất trung bình 35 - 45 tạ/ ha. Khả năng kháng bệnh đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt... khá cao, héo xanh vi khuẩn khá. III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 1. Thời vụ - Vụ xuân gieo trồng từ 5/2 - 20/2 (xung quanh tiết lập xuân). - Vụ thu gieo trồng từ 15/7 - 10/8 chủ yếu để nhân giống (gieo sớm để tránh hạn cuối vụ). 2. Làm đất Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, cày bừa làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, luôn luôn tơi xốp (đất cát pha là tốt nhất) để tia quả đâm xuống được dễ dàng. 3. Lượng giống Lượng giống gieo cho 1 ha từ 140 - 170 kg lạc vỏ..

<span class='text_page_counter'>(114)</span> 4. Mật độ - khoảng cách. - Vụ xuân: + Mật độ 30 - 33 cây/m2. + Khoảng cách: Hàng cách hàng 30 cm, cây cách cây 10 cm, gieo 1 - 2 hạt, để 1 cây.. Hàng cách hàng 30cm, khóm cách khóm 20 cm, gieo 2 - 3 hạt, để 2 cây.. 30 cm 35 - 40 cm. 10 cm. 20 cm - Vụ thu: Mật độ 35 - 36 cây/m2 (gieo dày hơn vụ xuân). 5. Phân bón - Lượng phân bón cho 1 ha: + Phân chuồng: 3 - 4 tấn..

<span class='text_page_counter'>(115)</span> + Phân đạm: 30 - 40 kg. + Phân lân: 250 - 300 kg. + Phân kali: 200 - 220 kg. + Vôi: 500 kg. - Cách bón: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + lân + 1/2 kali + 1/2 lượng vôi bột, trộn đều bón theo rạch. + Bón thúc: Chia lµm 2 lÇn, kÕt hîp víi ch¨m sãc. 6. Cách trồng Rải đều phân theo rãnh sau đó gieo hạt cạnh phân, gieo xong lấp đất nhỏ dày 3 - 5 cm kín hạt. Trước khi gieo trộn hạt với dầu hoả cho ướt đều rồi mới đem gieo, để tránh kiến, mối, dế đục ăn hạt. 7. Chăm sóc - Vun xới: Chia làm 2 lần. + Lần 1 vun xới khi lạc 3 - 5 lá, kiểm tra khóm mọc nhiều, tỉa bỏ cây còi cọc, xới xáo kết hợp bón thúc toàn bộ phân đạm urª + 1/2 phân kali, vun nhẹ lấp đất kín phân. + Lần 2 vun xới sau hoa rộ 1 - 2 ngày bón nốt 1/2 lượng vôi còn lại và tiến hành vun cao tới cặp cành thứ nhất, để tia quả đâm vào đất được dễ dàng. Cách bón: Rắc phân + vôi cách gốc 7 - 10 cm sau đó vun đất lấp phân. - Tưới nước: Ở thời kỳ ra hoa nếu bị khô hạn phải tưới bổ xung cho lạc. Có thể tưới phun hoặc tháo nước tràn qua ruộng..

<span class='text_page_counter'>(116)</span> 8. Sâu bệnh hại chính trên cây lạc và biện pháp phòng trừ 8.1. Sâu hại 8.1.1. Rệp muội - Triệu chứng gây hại: Rệp tập trung trên lá non, ngọn hoa hút dịch cây làm cho thân lá có màu đen, màu vàng (do nấm), lá lạc thường bị cuốn lại, co hẹp không bình thường, hoa nhỏ. - Các biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng và diệt trừ cỏ dại trước khi gieo trồng. Trồng, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ thiên địch của rệp nhất là loài bọ rùa và ruồi ăn rệp. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Pegasus 500SC, Selecron 500ND (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8.1.2.Dế mèn lớn - Triệu chứng gây hại: Trưởng thành và dế non điều cắn phá cây lạc ở các bộ phận thân, lá, quả, rễ cây. Trong thời kỳ cây non, chúng thường cắn mầm non làm cây chết khô hoặc cắn đứt cây con thành từng khúc. - Các biện pháp phòng trừ: Sau khi thu hoạch lạc cày lật 1 - 2 lần để tiêu diệt dế. Dùng bả độc: Trộn thuốc Basudin 10G với cám rang thơm tỷ lệ 1:50, có pha thêm ít nước, vo thành viên to bằng hạt đỗ tương, buổi tối đặt gần tổ hang, dế ăn sẽ bị trúng độc. Rắc thuốc Basudin 10G, khi rắc có thể trộn thuốc với đất bột 1/10 để rắc cho đều. Phun hoặc đổ thuốc Basudin 10G rắc vào chiều để tối dế chui ra hoạt động chân.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> dính thuốc sau 6 - 12 giờ sẽ bị ngộ độc chết (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8.1.3. Ban miêu đen sọc trắng - Triệu chứng gây hại: Trưởng thành thường tập trung ăn lá non, đọt non nếu thiếu thức ăn chúng ăn cả lá già, hoa làm cho cây chụi hết lá làm mất khả năng quang hợp. - Các biện pháp phòng trừ: Sau khi thu hoạch lạc cần tiến hành cày ải để tiêu diệt sâu non qua đông. Bắt trưởng thành bằng vợt (không bắt bằng tay tránh nhiễm độc da). Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Basudin 40EC, Scout 1,6EC… (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8.2 Bệnh hại 8.2.1. Bệnh héo vàng do nấm - Triệu chứng gây hại: Ban đầu lá từ màu xanh chuyển sang màu vàng hoặc nâu tối, quăn, héo rũ từng cành sau đó toàn cây héo rũ. Ở phần cổ rễ, thân ngầm sát mặt đất của cây nhiễm bệnh thường có màu nâu, thối mục khô xác . - Các biện pháp phòng trừ: Cày sâu đất sau khi thu hoạch để tiêu diệt hạch nấm. Dọn sạch cỏ dại không để đất khi vun tiếp xúc với phần thân của cây. Bón phân N, P, K cân đối. Tiến hành luân canh cây lạc với cây khác họ đậu đỗ trong thời gian 2 - 3 năm sẽ có hiệu quả rõ trong phòng trừ bệnh. Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> như: Mirage 50WP, Ridomil MZ 72WP (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8.2.2. Bệnh héo rũ lở cổ rễ - Triệu chứng gây hại: Cây khô héo nhanh chóng, nhất là khi cây còn non. Những cây bệnh, toàn bộ vùng cổ rễ và thân ngầm sát mặt đất có vết bệnh màu nâu, nâu đậm, biểu bì và vỏ vỡ nứt, thối mục làm cho cành lá héo cong, lá hơi vàng xanh. Cổ rễ gốc thân sát mặt đất thâm mục nát và trên bề mặt bộ phận nhiễm bệnh về sau có phủ lớp mấm mốc đen. Giai đoạn cây lạc đã lớn cũng có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh phát triển ở các phần thân ngầm dưới mặt đất, sau đó lan dọc lên các phần thân, nhánh phía trên. Về sau các nhánh héo rũ, chết khô, rễ bị thối mục, bộ phận bó mạch dần hoá nâu và trên mô bệnh có phủ lớp nấm mốc màu đen. - Các biện pháp phòng trừ: Xử lý giống trước khi gieo trồng. Luân canh với cây lúa nước và các loại cây trồng khác họ đậu đỗ không phải là cây ký chủ của bệnh. Trồng, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Phát hiện sớm và nhổ bỏ cây bị bệnh đem đi tiêu huỷ kết hợp bón vôi bột tại nơi cây bị bệnh. 8.2.3. Bệnh héo xanh do vi khuẩn - Triệu chứng gây hại: Giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường dẫn đến hiện tượng cây héo ở phần thân và lá; cây có thể chết đột ngột nhưng các lá vẫn giữ màu xanh. Khi cây lạc đã lớn mới nhiễm bệnh thì biểu hiện các lá ngọn héo rũ trước có màu xanh tái, về sau các lá phía dưới, cành tiếp tục héo rũ.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> tái xanh và chết nhanh, cuối cùng toàn cây héo rũ và chết. Những cây nhiễm bệnh chót rễ thường có màu nâu đen và thối. Nếu cắt ngang thân cây bệnh sẽ thấy bó mạch dẫn hoá màu nâu - thâm đen, ấn mạnh vết cắt có thể thấy dịch nhờn vi khuẩn màu trắng sữa tiết ra. Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc. - Các biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây lúa nước và các cây phi ký chủ như: Ngô, mía. Tiêu huỷ tàn dư cây bệnh, cỏ dại và các cây ký chủ phụ. Trồng, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Cần điều tra phát hiện sớm những cây bị bệnh và tiến hành nhổ bỏ đem đi tiêu huỷ kết hợp xử lý vôi bột tại những hốc cây đã nhổ bỏ hạn chế lây lan. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: New Kasuran BTN, Kasai 21,2WP (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8.2.4. Bệnh đốm lá - Triệu chứng gây hại: Bệnh có 2 loại. + Bệnh đốm nâu: Mặt trên lá vết bệnh hình tròn đường kính biến động nhiều từ 1 - 10 mm, có màu vàng nâu, chung quanh có quầng vàng rộng. Trên vết bệnh thường có lớp mốc màu xám. Mặt dưới lá vết bệnh có màu nhạt hơn. Lá bệnh chóng tàn, khô rụng sớm. + Bệnh đốm đen: Hại lá gốc rồi lan dần lên các lá phía trên. Vết bệnh thể hiện rõ ở cả hai mặt lá, hình tròn, đường kính 1 - 5 mm, có màu đen nâu, chung quanh không có quầng vàng hoặc ít có quàng vàng nhỏ..

<span class='text_page_counter'>(120)</span> - Các biện pháp phòng trừ: Luân canh lạc với cây trồng khác như: Lúa, mía...Làm đất kỹ, thu dọn sạch thân lá sau khi thu hoạch. Hạt giống cần chọn lọc tốt. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Boocđo 1%, Till-super 300EC (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 9. Thu hoạch Thu hoạch vào ngày nắng ráo, khi số lá trên cây rụng từ 1/2 đến 2/3 hoặc kiểm tra thấy hạt già, tỷ lệ hạt chắc trên 90%, tiến hành thu hoạch ngay và đem phơi 2 - 3 ngày nắng, đến khi bóc thấy tróc vỏ lụa, đem bảo quản ở nơi khô ráo..

<span class='text_page_counter'>(121)</span> KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHÈ SHAN I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG Là cây thân gỗ to, phân cành khoẻ, tán rộng từ 8 - 10 m, thân phủ lớp lông trắng mịn, bản lá to, răng cưa sâu, mặt lá gỗ ghề, búp chè Shan phủ lớp tuyết trắng. II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC: 1. Chọn đất Tầng đất phải dày trên 60 cm, tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm tốt, mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 4 - 6, thích hợp nhất là đất có độ dốc từ 5- 100, tối đa không dốc quá 250. 2. Mật độ, khoảng cách. 40 - 50 cm ----x----------x----------x-----. - Mật độ: + Vùng thấp ít dốc 1,7 2 vạn cây/ha. + Vùng cao đất dốc: 1,3 - 1,6 vạn cây/ha. - Khoảng cách:. 1,3 - 1,5 m ----x----------x----------x-----40 - 50 cm ----x----------x----------x-----1,5 - 1,7 m.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> ----x----------x----------x------. + Vùng thấp ít dốc hàng cách hàng 1,3 - 1,5 m. Cây cách cây 40 - 50 cm. + Vùng cao đất dốc hàng cách hàng 1,5 - 1,7 m. Cây cách cây 40 - 50 cm. 3. Làm đất và bón phân lót - Làm đất: Đất trồng chè phải được thiết kế và chuẩn bị sớm từ tháng 9 - 10, dọn sạch cỏ dại, đào rạch hàng sâu 40 cm, rộng 40 - 50 cm theo đường đồng mức, sau đó bón phân lót. - Bón lót phân: + Lượng phân bón: Phân chuồng 20 - 30 tấn/ha, phân lân 500 kg/ha. + Cách bón: Trộn đều 2 loại phân với lớp đất mặt, bón theo rãnh đã đào trước khi trồng 1 tháng, bón xong lấp đất kín. 4. Thời vụ trồng chè + Trồng bằng hạt vào tháng 11 - 12 dương lịch. + Trồng bằng cành giâm vào tháng 2 và tháng 8. + Thời vụ giâm cành vào tháng 2 - 3 và tháng 8 - 9. 5. Tiêu chuẩn cây giống Chiều cao cây phải đạt từ 20 cm trở lên, đường kính 3 - 4 mm (đo cách gốc 5 cm), có 6 - 8 lá thật. Để có những cấy.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> giống đảm bảo về chất lượng nên mua ở các c¬ sở uy tín. được Nhà nước cấp phép hoạt động. 6. Trồng chè - Trồng bằng cành giâm: Trồng mỗi hốc 1 - 2 cây, chọn những ngày trời râm mát hoặc sau khi trời mưa để trồng, khi trồng phải xé bầu nilon để cho rễ chè phát triển.. 20cm. - Trồng bằng hạt: Gieo mỗi hốc 3 - 5 hạt thành cụm vòng tròn đường kính 15 cm, hạt cách hạt 5cm, gieo xong lấp đất tơi dày 4 - 5 cm, lấy rơm, rạ, cỏ khô phủ cho hàng chè một lớp dày vừa kín đất, rộng 40 cm. 7. Chăm sóc 7.1. Trồng cây che bóng chắn gió - Đối với chè kiến thiết cơ bản phải trồng cây che bóng cùng lúc với khi trồng chè, cứ hai hàng chè phải có một hàng cây che bóng tạm thời, thường dùng loại cây cải tạo đất như cốt khí. - Đối với chè kinh doanh: Cứ 20 hàng chè phải trồng một hàng cây che bóng lâu năm bằng cây keo lá chàm, keo tai.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> tượng, muồng lá nhọn. Cây cách cây từ 8 - 10 m (nên trồng trước khi trồng mới chè). 7. 2. Trồng dặm Phải tiến hành trồng dặm những chỗ mất khoảng ngay từ năm đầu và năm thứ hai sau trồng vào tháng 11 - 12 với chè hạt, vào tháng 2 và tháng 8 với chè cành, nên chọn những ngày trời râm mát hoặc sau mưa để trồng, khi trồng cần bón thêm mỗi hốc 1 kg phân chuồng hoai mục. 7. 3. Trồng xen Trong giai đoạn cây nhỏ từ lúc mới trồng đến năm thứ tư có thể trồng xen các loại cây như đậu, đỗ vào các khoảng trống giữa hai hàng chè để cải tạo đất, chống cỏ dại và giữ ẩm cho đất. 7. 4. Bón phân - Lượng phân bón cho 1 ha/năm (bón theo tuổi cây): + Chè 1 tuổi: Đạm urê 50 - 70 kg, kali 30 - 40 kg. + Chè 2 tuổi: Phân chuồng 15 - 20 tấn, phân lân 500 kg. + Chè 3 tuổi: Đạm urê 50 - 150 kg, kali 50 - 150 kg. + Chè 4 tuổi trở đi: Mỗi năm bón đạm 120 - 150 kg, kali 120 - 160 kg. - Cách bón:.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> + Phân chuồng và phân lân cứ ba năm bón một lần, trộn đều hai loại phân bón vào rạch sâu 10 - 15 cm theo tán chè, bón vào tháng 11, 12 bón xong lấp đất kín phân. + Phân kali và phân đạm: Chia làm hai lần bón vào tháng 2 - 3 và tháng 8 - 9, trộn đều bón vào rạch sâu 6 - 8cm theo tán chè, bón xong lấp đất kín phân. 8. Đốn chè - Đốn phớt chè hàng năm: Vùng thấp đốn vào tháng 12 - 1 (Riêng vùng cao nên đốn vào tháng 4, vì vùng cao do quá rét, nếu đốn vào tháng 12, 1 thì cây sẽ bị chết rét). - Cách đốn tạo hình chè kiến thiết cơ bản: + Chè tuổi 2: Đốn cách mặt đất 15 - 20 cm. + Chè tuổi 3: Đốn cách mặt đất 30 - 35 cm. + Chè tuổi 4: Đốn cách mặt đất 40 - 45 cm. - Cách đốn chè thời kỳ kinh doanh: + Đốn phớt: Hai năm đầu mỗi năm đốn cao hơn vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao hơn vết đốn cũ 2 - 3 cm, đốn hàng năm. + Đốn lửng: Sau đốn phớt nhiều năm năng suất giảm, cây cao quá 90cm thì đốn lửng, đốn cách mặt đất 60 - 65 cm..

<span class='text_page_counter'>(126)</span> + Đốn đau: Sau đốn lửng nhiều năm cây chè sinh trưởng kém, năng suất giảm thì đốn đau, đốn cách mặt đất 40 - 55 cm. + Đốn trẻ lại: Áp dụng đối với vườn chè già cỗi, sâu bệnh hại nặng, năng suất giảm nhiều thì đốn cách mặt đất 20 cm. 9. Sâu bệnh hại chÝnh trên cây chè và biện pháp phòng trừ 9.1. Sâu hại 9.1.1. Nhện đỏ - Triệu trứng gây hại: Lá chè chuyển thành màu hung đỏ. Búp chè bị mù xoè nhiều, lá cây bị hại biến màu nâu lốm đốm đến màu tím đồng, trên mặt lá có nhiều bụi bẩn màu trắng xám. Chè bị hại nặng mép lá non cong lên, lá rụng dần. - Biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ thiên địch như: Bọ rùa, bọ ngựa...Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Comite 73EC, Rufast 3EC ....(sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Chú ý: Thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. 9.1.2. Rầy xanh - Triệu chứng gây hại: Các vết châm của rầy tạo thành những vết nhỏ li ti màu thâm nâu làm cho lá, búp non bị tổn thương, dẫn đến búp chè bị chùn lại. Nếu bị hại nặng lá chè khô từ chóp lá lan dần theo 2 mép xuống giữa thành lá, thâm đen từ 1/3 - 1/2 lá thường gọi là cháy rầy. Những lá non bị hại.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> có thể rụng chỉ còn trơ cuộng búp. Nương chè bị rầy xanh hại ở mức độ trung bình thì lá và búp chè có màu vàng hơi đỏ, nhìn xa giống nương chè cằn cỗi do thiếu dinh dưỡng. - Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ các loài thiên địch như: Bọ rùa, bọ ngựa. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Applaud 10WP, Butyl 10W (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Chú ý: Thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. 9.1.3. Bọ cánh tơ. - Triệu chứng gây hại: Búp chè bị hại có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm, có thể lá bị nhăn hoặc biến dạng, mặt dưới lá và trên cọng búp nổi lên đường sần sùi song song màu nâu xám. Búp chè bị hại sẽ bị khô, giòn dễ vỡ vụn. Khi hại nặng, lá và tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm. - Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy kỹ thuật. Bảo vệ thiên địch như: Bọ rùa, nhện... Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Bestox 5EC, Trebon 10EC, Applaud 10WP.... (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Chú ý: Thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. 9.1.4. Bọ xít muỗi - Triệu chứng gây hại: Vết hại lúc đầu có màu chì xung quanh có màu nhạt, sau đó biến thành màu nâu đậm. Bọ xít muỗi thường tập trung gây hại từng bụi, từng đám chè, búp chè bị hại cong queo, cháy thui đen không thu hoạch được..

<span class='text_page_counter'>(128)</span> - Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ các loại thiên địch: Nhện, bọ rùa. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Bestox 5EC, Applaud 10WP, Butyl 10WP (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Chú ý: Thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. 9.2. Bệnh hại 9.2.1. Bệng phồng lá chè - Triệu chứng gây hại: Vết bệnh đầu tiên là chấm nhỏ hình giọt dầu, màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn lên màu nhạt. Nấm xâm nhập sau 10 - 15 ngày thì lá phồng lên và mặt trên lá lõm xuống, phía trên mặt có hạt phấn màu trắng. Sau khi các vết phồng vỡ vết bệnh chuyển thành màu nâu, lá chè bị co rúm. - Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy kỹ thuật. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Til-super 300EC, Daconil 75WP (sau phun 14 ngày mới được hái chè) (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Ngoài những sâu, bệnh hại trên còn một số sâu bệnh hại khác như: Sâu cuốn lá, rệp, bệnh phồng lá chè mắt lưới, bệnh đốm nâu, bệnh thối búp, bệnh chết loang... 10. Thu hái và bảo quản 10.1. Thu hái - Hái tạo hình chè kiến thiết cơ bản:.

<span class='text_page_counter'>(129)</span> + Chè đốn lần 1: Chỉ hái những búp cách mặt đất 40 - 45 cm. + Chè đốn lần 2: Hái những búp cách mặt đất 55 - 65 cm.. - Hái chè kinh doanh: + Quan sát trên nương chè có 60 - 65% số búp đủ tiêu chuẩn thì tiến hành thu hái, cách hái như sau: Búp chè đủ tiêu chuẩn hái gồm: Lá cá + 3 - 4 lá thật + 1 tôm. Tiêu chuẩn búp khi hái: 1 tôm + 2 lá thật, để lại lá cá và 1 - 2 lá thật. - Thời vụ hái chè: + Vụ xuân: Hái vào tháng 3 - 4 hái chừa 1 - 2 lá thật + lá cá. + Vụ hè thu: Hái từ tháng 5 - 10 hái chừa 1 lá thật + lá cá. + Cuối vụ: Tháng 11, 12 hái tận thu. 10.2. Bảo quản - Búp chè tươi khi thu hái về phải được rải mỏng ở nơi thoáng mát sạch sẽ, phải đảo thường xuyên, tuyệt đối không được lèn chặt hoặc đắp thành đống làm cho chè ôi ngốt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm..

<span class='text_page_counter'>(130)</span> - Búp chè thu hái về phải được chế biến ngay, không được để lâu quá 6 giờ.. PHẦN V CÂY ĂN QUẢ KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM, QUÝT I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG Là cây thân gỗ nhỏ; lá màu xanh, mọc so le, mép lá nhẵn; hoa thường mọc đơn, màu trắng, mùi thơm mạnh; quả là loại quả có múi, hình cầu thuôn dài, quả mọng nước, nhiều tép. II. MỘT SỐ GIỐNG CAM, QUÝT CHÍNH Ở HÀ GIANG 1. Cam sành Được trồng nhiều ở hai huyện Bắc Quang, Vị Xuyên. Năng suất quả khá, chín vào dịp Tết Nguyên đán, khi.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> chín vỏ quả mầu vàng đỏ, vỏ sần, ăn có hương thơm, ngon, vị chua ngọt. 2. Cam chanh Là giống có tính thích nghi rộng, chống chịu được sâu, bệnh, chịu được đất xấu, chịu hạn. Quả chín vào tháng 10 11, vỏ quả mầu vàng, ăn có hương vị thơm ngọt. 3. Quýt vỏ vàng (quýt vỏ giòn) Là giống có khả năng thích ứng rộng, năng suất quả khá, quả chín vào tháng 11, khi chín vỏ quả có mầu vàng, vỏ mỏng giòn, rất nhiều túi tinh dầu, thịt quả mọng nước, vách múi mỏng, ít hạt, hương vị thơm ngon, hấp dẫn, ngọt đậm có vị hơi chua. 4. Quýt chum (cam chum) Là giống có tính thích nghi rộng, năng suất quả khá, quả chín vào tháng 11 - 12, khi chín quả có mầu đỏ, vỏ quả dầy, có núm nhô cao ở cuống quả, vỏ chứa nhiều tinh dầu, quả ăn ngọt đậm, hương vị thơm ngon. III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 1. Chọn đất Đất đồi rừng mới khai phá, đất bồi tụ, đất bãi ven sông, suối, có tầng dầy từ 80 - 100 cm, mực nước ngầm sâu dưới 1m, độ pH thích hợp 5,5 - 6,0. 2. Mật độ, khoảng cách - Mật độ: 600 cây/ha..

<span class='text_page_counter'>(132)</span> - Khoảng cách các hố: 4 m x 4 m. Cây các hàng trồng so le theo hình nanh sấu. 3. Đào hố §µo theo đường đồng mức, kích thước hố: ChiÒu dµi 70 cm, réng 70 cm, s©u 70 cm, lớp đất đào lên trộn lẫn với 40 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg lân+ 1 kg vôi bột rồi lấp lại đầy hố trước khi trồng 30 ngày. 4. Thời vụ trồng - Vụ xuân trồng vào tháng 2 - 3. - Vụ thu trồng vào tháng 8 - 10. 5. Tiêu chuẩn cây giống - Cây giống là cây ghép: Chiều cao từ gốc đến vị trí ghép là 15 - 20 cm, chiều cao từ vị trí ghép đến đỉnh sinh trưởng là 30 cm, vết ghép liền, bộ lá hoàn chỉnh, không bị bệnh vàng lá greening và bệnh tàn lụi. Đường kính cây 1 - 1,5 cm, bầu có kích thước rộng 25 cm, cao 30 cm, bầu đất không vỡ vụn, không khô cứng, không nhão bùn. - Cây giống là cành chiết: Cây có chiều cao 40 - 60 cm, đường kính cây chiết 1,5 - 2 cm. Bộ rễ phát triển khoẻ, khi có rễ cấp hai chuyển màu vàng ngà, không bị bệnh, có thể đem trồng hoặc đem giâm trong vườn ươm 1 - 1,5 tháng, cây được chăm sóc tỉa cành tạo tán, cành lá xanh tốt thì đem trồng. 6. Cách trồng - Đối với cành chiết: Đặt nghiêng theo góc 450, bầu chiết thấp hơn mặt đất 3 - 5 cm, lấp đất kín bầu, trồng xong đóng.

<span class='text_page_counter'>(133)</span> cọc buộc thân cây vào chống lay gốc, tủ gốc bằng rơm rạ, tưới đẫm nước, trong tháng đầu 3 - 5 ngày tưới một lần. - Đối với cành ghép: Đặt cây theo chiều thẳng đứng, mặt bầu thấp hơn mặt đất trồng 3 - 5 cm, lấp kín đất và ủ gốc tưới ẩm. Khi cây còn nhỏ trồng xen cây họ đậu để cải tạo đất, khi cây trưởng thành có thể trồng xen những cây chịu cớm như: Gừng, địa liền, rau ngót. 7. Chăm sóc 7.1. Làm cỏ Thường xuyên làm sạch cỏ dại cho vườn cam quýt sinh trưởng, phát triển tốt. 7.2. Bón phân Lượng phân bón cho mỗi cây tính theo tuổi. - Cây từ 1 - 3 năm tuổi: Mỗi năm bón 25 - 30 kg phân chuồng + 0,4 - 0,6 kg đạm urờ + 0,8 - 1,2 kg lõn + 0,3 - 0,4 kg kali. - Cây từ 4 - 6 tuổi: Mỗi năm bón 45 - 50 kg phân chuồng + 0,8 kg đạm urờ + 1,2 - 1,5 kg lõn + 0,5 kg kali. - Cây từ 7 - 8 năm tuổi trở đi: Mỗi năm bón 80 - 100 kg phõn chuồng + 1,4 kg đạm urờ + 2,0 kg lõn + 0,8 kg kali. - Thời kỳ bón: Bón 4 đợt trong năm. + Đợt 1: Trước khi cây ra hoa bón 1/3 lượng đạm urê..

<span class='text_page_counter'>(134)</span> + Đợt 2: Khi quả còn nhỏ bón 1/3 lượng đạm urê + 1/2 lượng kali. + Đợt 3: Trước khi thu hoạch 1 tháng bón 1/2 lượng kali. + Đợt 4: Sau thu hoạch bón toàn bộ phân chuồng + phân lân + 1/3 lượng đạm urê. - Cách bón: Đào rãnh quanh tán sâu 15 - 20cm, rộng 20 30 cm rải đều phân rồi lấp kín bằng đất + tủ rơm, rạ để giữ ẩm. 7.3. Cắt, tỉa - Đối với thân cành: Sau mỗi vụ thu hoạch phải cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành tăm hương, chồi vượt để cây sinh trưởng tốt. - Đối với hoa: Loại bỏ những chùm hoa không có lá hoặc nhiều hoa ít lá, để tập trung dinh dưỡng cho những cành quả sau (cành có lá + 1 - 3 hoa hoặc 1 lá + 1 hoa). - Đối với quả: Cần loại bỏ những quả bé, dị dạng, quả có mầu sắc kém... để tập trung dinh dưỡng cho những quả đẹp phát triển tốt. 8. Sâu bệnh hại chÝnh trên cây cam, quýt và biện pháp phòng trừ 8.1. Sâu hại 8.1.1. Sâu vẽ bùa.

<span class='text_page_counter'>(135)</span> - Triệu chứng gây hại: Sâu non gây hại làm cho trên bề mặt của lá tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo. Lá non bị hại kém phát triển, cong queo nên khả năng quang hợp kém. - Các biện pháp phòng trừ: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ thiên địch tự nhiên như: Ong, kiến vàng. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Decis 50EC; Polytrin 50EC; Vimatox 1.9EC…(sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Chú ý: Cần phòng trừ sớm, ngay khi độ dài của lộc khoảng 1 - 2 cm hoặc thấy triệu trứng gây hại đầu tiên của sâu. 8.1.2. Rầy chổng cánh - Triệu chứng gây hại: Rầy hại làm cho lá non quăn lại, đọt non ngừng sinh trưởng, hại nặng làm cho lộc bị khô, rụng lá gây hiện tượng khô cành, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cuả cây. - Các biện pháp phòng trừ: Tỉa tạo tán thông thoáng, chăm sóc cho cây ra lộc tập chung.Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế rầy từ nơi khác bay đến. Trồng xen ổi trong vườn cam quýt. Bảo vệ thiên địch tự nhiên như: Ong ký sinh, kiến vàng,... Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Trebon 10 EC, Sherpa 25 EC, Bascide 50EC; Butyl 10WP, Midan 10WP, ...(sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Chú ý: Khi phun nên tập trung phun vào những chỗ có rầy bu bám nhiều (các bộ phận non của cây)..

<span class='text_page_counter'>(136)</span> 8.1.3. Câu cấu hại cây non - Triệu chứng gây hại: Gây hại ăn khuyết xung quanh mép lá, những lá bị hại nặng có thể lõm sâu đến gân chính. Gây hại chủ yếu lá non đến lá bánh tẻ. - Các biện pháp phòng trừ: Dùng vợt hoặc tay bắt bọ trưởng thành để giết chết. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Padan 95SP,...(sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8.1.4. Nhóm nhện hại cam quýt - Triệu chứng gây hại: + Nhện đỏ: Nhện chích hút dịch lá, tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao chúng có mặt cả trên quả, cành bánh tẻ. Bị hại nặng cả lá và quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng, trên mặt lá, quả bị hại có tơ mỏng. + Nhện rám vàng: Gây hại làm lá méo mó, mép lá bị cong xuống và thường biểu hiện màu đồng thiếc ở mặt dưới lá. Thân non sinh trưởng còi cọc. + Nhện trắng: Nhện hại làm cho vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn, màu "xi măng" hoặc màu nâu đen, thường được gọi là "rám/nám quả". Quả bị hại từ lúc nhỏ sẽ không lớn được, có khi bị khô đét và rụng. - Các biện pháp phòng trừ nhóm nhện: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Comite 73EC, Dandy 15EC, Regent 800WG...(sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác)..

<span class='text_page_counter'>(137)</span> Chú ý: Nếu vườn bị hại nặng thì khi cây ra lộc non phun thuốc 3 lần: Lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá bánh tẻ. Khi cây cho quả cũng phun thuốc 3 lần: Lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi quả rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày. 8.1.5. Nhóm rệp muội - Triệu chứng gây hại: + Rệp muội bông: Rệp hại làm cho chồi non, lá non bị xoắn vặn không phát triển được, nụ hoa, hoa và quả non có thể bị rụng. + Rệp muội xanh: Rệp chích hút làm cho lá non, ngọn chồi biến dạng cong queo, sinh trưởng chậm, cây còi cọc. + Rệp muội màu nâu đen: Rệp chích hút làm cho lá non, ngọn chồi biến dạng cong queo, sinh trưởng chậm, cây còi cọc - Các biện pháp phòng trừ rệp muội: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ thiên địch tự nhiên như: Ong ký sinh, bọ rùa ... Thu ngắt các lộc non bị hại nặng. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Sherpa 25EC, Trebon 10EC…(sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8.1.6. Nhóm các loại rệp sáp - Triệu chứng gây hại: Chúng gây hại làm cây sinh trưởng kém. Cành non bị rệp sáp hại không ra lộc được. Mật độ rệp cao gây rụng lá, hoa, quả..

<span class='text_page_counter'>(138)</span> - Các biện pháp phòng trừ: Chăm sóc theo quy trìn kỹ thuật. Bảo vệ lợi dụng thiên địch tự nhiên như: Ong ký sinh, bọ rùa,... Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Confidor 100SL,...(sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác) 8.1.7. Ruồi đục quả - Triệu chứng gây hại: Sâu non nở ra phá hoại phần thịt quả, làm quả bị thối, ủng và rụng. - Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâu xuống dưới đất. Dùng bả: Lấy quả rụng cắt 4 lát xung quanh rồi tẩm thuốc làm bả treo trên cành cây để diệt trưởng thành, đặt 2 - 4 quả trên cây. 8.1.8. Bọ xít xanh - Triệu chứng gây hại: Bọ xít chích làm cho chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Quả bị hại sẽ vàng, trai và rụng sớm. - Các biện pháp phòng trừ: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Bảo vệ thiên địch tự nhiên như: Kiến vàng, ong ký sinh....Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Bascide 50EC; Hoppercin 50EC; Cyper 25EC; Dầu khoáng SK Enspray 99EC; Vibasa 50EC… để phun xịt (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Chú ý: Sau khi phun khoảng một tuần nếu thấy vẫn còn bọ xít thì phun thêm một, hai lần nữa..

<span class='text_page_counter'>(139)</span> 8.2. Bệnh hại 8.2.1. Bệnh Greening (Bệnh vàng lá gân xanh) - Triệu chứng gây hại: + Lá: Phiến lá hẹp và nhọn như hình tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân vẫn còn xanh. + Hoa: Cây ra hoa nhiều đợt. + Quả: Quả nhỏ hơn bình thường, méo mó, vỏ dày, trên vỏ quả chín vẫn còn phần xanh, khi bổ dọc quả ra thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả chín ngược, hạt lép có màu nâu. + Rễ: Rễ cây bị thối, lượng rễ ít. - Các biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống sạch bệnh. Tiêu huỷ tàn dư cây bệnh. Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Phòng trừ triệt để rầy chổng cánh. 8.2.2. Bệnh loét - Triệu chứng gây hại: + Trên lá non: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, thường thấy ở mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Xung quanh vết bệnh có quầng tròn màu vàng hoặc xanh tối. Khi vết già rắn lại nổi gờ giống như ghẻ, loét, sần sùi, mặt dưới lá sù sì, mặt trên lá nứt nẻ màu xám tro. + Trên cành và thân cây non: Cũng như trên lá nhưng bị sùi lên, ở giữa không bị lõm xuống, xung quanh không có quầng vàng. Vết bệnh lớn nối liền với nhau bao quanh thân.

<span class='text_page_counter'>(140)</span> non và cành làm phía trên bị khô héo, dễ gãy đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa. + Trên quả: Vết bệnh ở quả cũng như ở lá. Vết bệnh không ăn sâu vào ruột nhưng làm quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng - Các biện pháp phòng trừ: Thu dọn sạch tàn dư, bộ phận bị bệnh trong vườn đem đi tiêu hủy. Quét vôi vào gốc vào cuối mùa nắng, xới gốc và bón vôi sẽ giúp hạn chế mầm bệnh phát triển. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Kasuran 50WP, Boocđo 1%, Kasumin 2L, Starner 20WP…(sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Chú ý: Phun thuốc vào các đợt ra lộc. 8.2.3. Bệnh ghẻ - Triệu chứng gây hại: + Trên lá non: Vết bệnh ban đầu chỉ là vết chấm nhỏ mầu vàng, sau đó lớn dần và có mầu nâu hồng, mặt trên vết bệnh nổi gờ lên, trong khi đó mặt dưới của lá vết bệnh bị lõm vào. Bị bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau thành từng đám và lá bị biến dạng. + Trên thân, cành: Vết bệnh thường lớn hơn, chúng thường liên kết với nhau thành đám làm cho cành thường bị chết khô. Phần thân dưới vết bệnh thường nảy nhiều chồi..

<span class='text_page_counter'>(141)</span> + Trên quả: Vết bệnh ban đầu nhỏ như những u nhọn trên quả non. Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt, các vết bệnh này liên kết với nhau làm cho quả sần sùi, vỏ quả dầy lên và rễ rụng. - Các biện pháp phòng trừ: Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Boocđo 1%, Benlat 50WP, Anvil 5SC (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8.2.4. Bệnh tàn lụi - Triệu chứng gây hại: Toàn bộ lá cây chuyển sang mầu vàng, mặt dưới gân chính có thể nứt nẻ. Cây cằn cỗi, ít lá, lá đều nhỏ, nụ và hoa có thể bị rụng rất nhiều. Quả nhỏ, dị hình, khô nước. Bóc phần vỏ ở chỗ tiếp giáp gốc ghép hoặc trên thân nơi có vết bệnh thấy các vết lõm hình thoi hoặc có các gai nhỏ. Cây sớm bị tàn lụi. - Các biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống sạch bệnh. Phòng trừ triệt để môi giới truyền bệnh (các loài rệp). Ngoài những sâu, bệnh trên còn một số sâu bệnh khác hại cam như: Xén tóc, sâu nhớt, sâu xanh bướm phượng, bọ trĩ màu vàng, bọ phấn gai đen, ngài hút quả. Bệnh chảy gôm thối rễ, bệnh đốm dầu, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư, bệnh đốm tảo, bệnh lớp muội đen, bệnh thối mốc xanh quả.... 9. Thu hái và bảo quản.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> - Khi 1/3 vỏ quả đã chuyển sang mầu vàng hoặc mầu đỏ là có thể thu hái được. Chọn ngày khô ráo, dùng kéo cắt sát núm quả để cuống quả dài 0,5 cm. Thu hái nhẹ nhàng, những quả sây xước, dập vỡ loại riêng không bảo quản. - Bảo quản cam bằng phương pháp thủ công hoặc theo quy trình công nghệ. - Không nên giữ quả lâu trên cây làm ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và năng suất vụ sau. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LÊ, MẬN, ĐÀO A. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LÊ I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG Là cây ăn quả lâu năm, thuộc loại thân gỗ, cây cao, hoa màu trắng nở vào tháng 2, 3 dương lịch. Trọng lượng trung bình 350 - 500 g/quả. Khi chín vỏ quả chuyển màu nâu hoặc xanh vàng, thịt quả màu trắng, ăn giòn, ngọt mát hơi pha chua chát, đặc biệt có mùi thơm dễ chịu. Năng suất trung bình mỗi năm 20 đến 25 tấn quả/ha. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển: Mùa đông 10 - 120C, mùa hè dưới 250C. Thích hợp với độ cao từ 800 m trở lên. II. MỘT SỐ GIỐNG LÊ CHÍNH Ở HÀ GIANG 2.1. Giống Lê xanh.

<span class='text_page_counter'>(143)</span> - Lê xanh: Cây sinh trưởng khoẻ và cho năng suất cao, tính chịu lạnh tốt. Quả có dạng bầu hoặc hình trứng, vỏ quả mầu xanh hoặc màu hồng nhạt, nhẵn, cuống quả ngắn, to, thịt quả trắng, mọng, vị ngọt, lõi nhỏ. - Lê Sali (lê đường): Cây sinh trưởng tương đối khoẻ, phân cành đều, tính chống chịu khá. Thịt quả cứng, mùi vị thơm ngon, được ưa chuộng. 2.2. Giống Lê nâu Là giống chín muộn, cây sinh trưởng khoẻ, trồng được ở nhiều vùng. Quả tròn, dẹt, quả nặng trung bình từ 200 - 300 g. Vỏ quả màu nâu, có nhiều chấm, mặt vỏ nhám, thịt quả khô, ít nước, lõi to, hương vị thơm ngon. III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 1. Chọn đất Chọn đất có độ phì cao, tầng đất dày, độ sâu 1 m trở lên, ít sỏi đá, mạch nước ngầm ở độ sâu trên 1,2 m so với mặt đất, độ pH đất từ 5,5 - 6. 2. Mật độ, khoảng cách - Mật độ: Trồng 500 cây/ha. - Khoảng cách: Hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 4 m. 3. Đào hố Đất bằng trồng theo hàng, đất dốc trồng theo đường đồng mức. Kích thước hố: ChiÒu dµi 50 cm, réng 50 cm, s©u 60 cm, bón lót 30 - 40 kg phân chuồng hoai +1 kg super lân + 0,1 kg.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> kali + 0,2 kg vôi bột, trộn đều với đất mặt và lấp đầy hố. Đất trồng nên chuẩn bị trước 1 - 2 tháng. 4. Thời vụ trồng Trồng vào vụ xuân. 5. Tiêu chuẩn cây giống - Cây giống là cây ghép: Chiều cao 50 - 60 cm, đường kính gốc đạt 0,8 - 1,2 cm, có 2 - 3 cành phân bố đều các phía. Cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không sâu bệnh, không dị dạng. - Cây giống là cành chiết: Đường kính gốc trên 1cm, cành lá xanh tươi, phân bố đều về các hướng, chiều cao từ 50 - 70 cm, không sâu bệnh, không dị dạng, có rễ nhỏ (rễ có màu vàng ngà). 6. Cách trồng Cuốc 1 hố nhỏ đặt vừa bầu cây ở chính giữa hố, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố 3 - 5 cm, lấp chặt đất nhỏ xung quanh, tưới đẫm nước. Tuần đầu nên tưới hằng ngày, sau đó vài ngày tưới 1 lần tuỳ theo thời tiết. 7. Chăm sóc 7.1.Bón phân - Lượng bón: + Năm đầu bún thỳc 0,3 - 0,4 kg đạm urờ/cõy, bún vào đầu tháng 10..

<span class='text_page_counter'>(145)</span> + Từ năm thứ 2 đến khi cây có hoa bói, lượng phân bón hằng năm cho một cây: 20 - 30 kg phân chuồng, 1 kg lân, 0,7 kg đạm urờ, 0,5 kg kali, bún vào đầu năm (từ 15/01 - 10/02). + Khi cây cho thu hoạch hằng năm lượng phân bón cho 1 cõy: 30 - 40 kg phõn chuồng, 1,5kg lõn, 1kg đạm urờ, 1kg kali và chia ra 2 lần bón: Bón đón hoa (từ 15/01 10/02); Bón sau thu hoạch (từ 01/10 - 10/10). - Cách bón: Đào rãnh sâu 20 - 30 cm, rộng 20 - 30 cm, đào xung quanh tán, bón phân và lấp kín đất. 7.2. Làm cỏ, trồng xen Khi cây còn nhỏ phát cỏ và dẫy sạch cỏ dại xung quanh gốc. Nên trồng xen các cây ngắn ngày như đậu tương, lạc... để chống cỏ dại, che phủ đất và tăng thu nhập. 7.3. Tỉa cành, tạo tán - Những năm đầu, cần tạo tán cho cây lê, để cây có tán tròn, các cành mọc cân đối. Loại bỏ các cành vô hiệu, những chồi dại mọc từ gốc ghép. - Khi cây lê già: Tỉa bớt những cành vô hiệu không có khả năng cho quả để cây tập trung dinh dưỡng vào các cành chính. Cây lê không có khả năng phát triển có thể cưa gốc cây để mầm phát triển lên ta ghép cải tạo. 8. Thu hái quả.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> Quả lê thường chín và cho thu hoạch từ tháng 8 - 9. Khi vỏ quả mầu hơi vàng, giảm vị chát, ăn thấy ngọt thì có thể bắt đầu thu hoạch. Cắt từng quả và nhẹ nhàng đặt vào các sọt có lót vật liệu mềm. Đem về phân loại, chọn những quả tốt, mã đẹp, không sâu bệnh đem đóng gói, chuyển đi tiêu thụ. Trong thời gian chờ tiêu thụ bảo quản quả ở nơi thoáng mát. B. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MẬN. 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG Cây mận là cây thân gỗ, phân cành thấp và nhiều, tán xoè rộng 2 - 2,5 m, rễ mận ăn không sâu mà tập trung ở độ sâu 20 - 40 m. Đặc điểm của rễ mận có sức nẩy chồi rất mạnh, nên các mầm bất định bật từ rễ xung quanh gốc, tạo thành các cây mận con. Cây mận ra lộc mỗi năm 2 - 3 đợt vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu, lá rụng vào mùa đông làm cho cây trơ cành. Mận ra hoa trong tháng 2 - 3 dương lịch, quả phát triển đến tháng 4 - 5 là chín, hoa mận thuộc loại tự thụ phấn khó đậu quả, ta có thể trồng xen các giống khác nhau trong vườn và đồng thời ong bướm cũng tăng cường thụ phấn cho hoa. Cây mận sinh trưởng phù hợp nhiệt độ bình quân hàng năm là 180C, mùa hè là 22 - 240C, lượng mưa thích hợp từ 1.600 1.700 mm/năm. II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG MẬN 1. Mận Hậu Quả to màu xanh, thịt dầy, hạt nhỏ và dóc hạt, không đắng và có thể sử dụng khi còn xanh già. Khi chín vỏ quả không.

<span class='text_page_counter'>(147)</span> chuyển vàng hoặc đỏ. Tuy nhiên nhược điểm của mận hậu khó bảo quản. Cây mận Hậu thuộc loại sai quả, phân cành thấp, tán xoè rộng, cành mảnh mai, khi quả lớn thì cành bị trĩu xuống, cần có giá đỡ mới khỏi gẫy. 2. Mận Tam hoa Quả to, hạt nhỏ, thịt quả dầy, khi chín thì vỏ chuyển từ màu tím xanh nhạt, ruột đỏ thắm, vị ngọt. 3. Mận thép Ra hoa tháng 2 chín tháng 4 - 5. Đây là giống mận chín sớm, khi chín vỏ quả và ruột màu vàng. Quả cỡ vừa phải, hạt nhỏ ăn ngọt và không gắt. Giá trị không cao. Có thể dùng làm gốc ghép. 4. Mận đắng Quả nhỏ, hạt to vừa, khi chín vỏ quả có mầu tím vàng, vị chua đắng, chất lượng kém. Cây mọc khoẻ có thể trồng miền xuôi, song ít được ưa thích, loại này chỉ làm cây gốc ghép. 5. Mận tráng li Quả to như mận hậu, khi chín có mầu vàng nhạt, thịt quả giòn, nhiều nước không dóc hạt, chua hơn mận hậu. Khả năng bảo quản kéo dài. III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MẬN 1. Chọn đất.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> Cây mận có thể trồng ở nhiều nơi và nhiều loại đất khác nhau, đất có tầng canh tác > 50 cm, đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát tơi xốp giữ ẩm tốt, dễ tiêu nước khi mưa to liên tục. Độ pH từ 5,5 - 6,5 thích hợp cho cây mận đất có độ mùn cao, là điều kiện tốt để cây mận cho nhiều quả. 2. Mật độ, khoảng cách - Mật độ: 500 - 600 cây/ha. - Khoảng cách: 4 x 4 m hoặc 4 x 5 m 3. Đào hố Hố trồng được đào với kích thước: ChiÒu dµi 60 cm, réng 60 cm, s©u 60 cm, hoặc chiÒu dµi 50 cm, réng 60 cm, s©u 70 cm, sau khi đào hố xong bón lót mỗi hố 20 - 30 kg phân hoai + 0,2 kg lân + 0,1 kg kali + 0,3 vôi bột tất cả trộn kỹ với đất mặt và lấp lại sau 1 tháng mới trồng. 4. Thời vụ Tháng 2 - 3, trước khi nẩy lộc xuân và tháng 11 - 12 sau khi rụng lá. 5. Tiêu chuẩn cây giống - Cây giống là cây ghép: Đạt chiều cao 50 - 60 cm, đường kính gốc đạt 0,8 - 1,2 cm, có 2 - 3 cành phân bố đều các phía, cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không sâu, bệnh, không dị dạng. - Cây giống là cây chiết: Đảm bảo có từ rễ nhỏ (rễ có màu vàng ngà), đường kính gốc trên cm, cành lá xanh tươi..

<span class='text_page_counter'>(149)</span> 6. Cách trồng Cuốc 1 hố nhỏ đặt vừa bầu cây ở chính giữa hố, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố 3 - 5 cm, lấp chặt đất nhỏ xung quanh, tưới đẫm nước, sau đó dùng cỏ, rác khô tủ xung quanh gốc cây, trong tháng đầu nếu trời khô hanh cần tưới thường xuyên để giữ ẩm. 7. Chăm sóc 7.1. Làm cỏ, trồng xen và bấm ngọn tạo tán - Khi cây còn nhỏ phát cỏ và dẫy sạch cỏ dại xung quanh gốc. Nên trồng xen các cây ngắn ngày như đậu tương, lạc... để chống cỏ dại, che phủ đất và tăng thu nhập. Mùa mưa cần có biện pháp chống ngập úng cho vườn mận nhất là mưa to liên tục. Mùa khô, lạnh cần xới xáo, tủ gốc giữ ẩm cho mận. - Khi cây cao 1 - 1,2m thì bấm ngọn, tạo ra 4 - 5 cành mọc xoè ra 4 phía để thành các cành cơ bản. Năm sau lại bấm ngọn các cành đó để tạo cành thứ cấp. Cố gắng tạo bộ khung tán tròn đều. 7.2. Bón thúc - Cây mận dưới 4 - 5 tuổi, mỗi năm bón một lần vào đầu năm. Lượng bón cho một cây: 15 kg phân hữu cơ + 0,4 kg lõn, + 0,3 kg kali + 0,5 kg đạm urờ, riờng lượng đạm chia đụi bón vào đầu mùa và giữa năm. - Đối với vườn mận từ 4 - 10 năm:.

<span class='text_page_counter'>(150)</span> + Đầu năm (thỏng 2 - 3): 0,4 kg đạm urờ + 0,2 kg kali để cõy nuôi lộc, hoa và quả. + Giữa năm (thỏng 6 - 7): 0,4 kg đạm urờ + 0,25 kg kali để cây hồi sức sau khi thu hoạch quả. + Cuối năm (tháng 11 - 12): 20 - 30 kg phân chuồng, 0,7 kg lân supe và 0,15kg kali giúp cho cây chuẩn bị ra hoa. - Đối với mận hơn 10 tuổi thì mỗi năm cũng bón làm 3 lần, với lượng phân tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi tuỳ và thực trạng của vườn mận. 8. Thu hái bảo quản Trường hợp tiêu thụ để ăn quả chín hoặc để chế biến rượu thì đợi quả chín hẳn mới thu hái. Nếu tiêu thụ xa, cần vận chuyển thì thu hái khi quả còn ương, độ già khoảng 70 - 90% tức là trước khi quả chín 7 - 10 ngày. Mận có thể sấy khô hoặc làm si rô. Khi thu hái cần thao tác nhẹ nhàng, không làm quả dập nát, xây sát vì thịt quả nhiều dinh dưỡng, hàm lượng đường cao rất thuận lợi cho các vi sinh vật xâm nhiễm gây thối. Quả thu hái cần đặt vào sọt có lót các vật lệu mềm và khô để vận chuyển. Bảo quản quả mận ở nơi khô, mát và thoáng. Nên xếp các sọt trờn giàn và trỏnh đổ thành đống nhất là khi cú nhiệt độ, ẩm độ không khí cao. C. KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC CÂY ĐÀO.

<span class='text_page_counter'>(151)</span> I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG Đào là cây ăn quả đã có từ lâu năm có tính thích ứng rộng không kén đất, chịu hạn tốt, chịu úng kém. Nhiệt độ thích hợp 15 - 250C, lượng mưa thớch hợp cho cõy đào 1.600 - 1.700 mm/năm. Cây đào có thể trồng ở nhiều nơi và nhiều loại đất khác nhau. Độ pH từ 5,5 - 6,5 và đất có độ mùn cao 2,5% là điều kiện tốt để cây đào cho nhiều quả. II. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG ĐÀO 2.1. Giống đào địa phương Ra hoa tháng 2, quả chín cuối tháng 7 - 8. Quả chín màu xanh vàng, thịt quả dầy, dóc hạt có vị ngọt chua. Khi chín khó bảo quản, quả mềm, dễ thối. 2.2. Đào đỏ Trung Quốc Ra hoa cuối tháng 2 đầu tháng 3, quả chín vào tháng 6 - 7, dạng quả tròn, chín có màu vàng trắng, má quả dám hồng, khi chín không dóc hạt, ăn giòn vị ngọt có mùi thơm. Khi chín quả mềm, dễ thối. III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ĐÀO 1. Chọn đất Chọn đất phù hợp cho cây đào, đất có tầng dầy > 50 cm tơi xốp có khả năng giữ ẩm tốt nhưng phải dễ thoát nước. 2. Mật độ khoảng cách - Mật độ 400 - 500 cây/ha.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> - Khoảng cách: 4 x 5 m hoặc 5 x 5 m 3. Đào hố Đào hố với kích thước: ChiÒu dµi 60 cm, réng 60 cm, s©u 60cm hoặc chiÒu dµi 50 cm, réng 60 cm, s©u 70 cm. Sau khi đào hố bón lót mỗi hố 20 - 30 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg lân + 0,1 kg kali + 0,3 vôi bột. Cách bón: Tất cả trộn kỹ với đất mặt và lấp lại sau 1 tháng mới trồng. 4. Thời vụ trồng Tháng 2 - 3 trước khi nẩy lộc xuân và tháng 11- 12 sau khi rụng lá. 5. Kỹ thuật trồng Cuốc 1 hố nhỏ đặt vừa bầu cây ở chính giữa hố, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố 3 - 5 cm, lấp chặt đất nhỏ xung quanh, tưới đẫm nước, sau đó dùng cỏ, rác khô tủ xung quanh gốc cây, trong tháng đầu nếu trời khô hanh cần tưới thường xuyên để giữ ẩm. 6. Chăm sóc 6.1. Xới xáo, làm cỏ Thường xuyên diệt cỏ dại và xới xáo xung quanh gốc cây. Mùa mưa cần có biện pháp chống ngập úng cho vườn đào nhất là mưa to liên tục. Mùa khô, lạnh cần xới xáo, tủ gốc giữ ẩm cho đào. Khi cây cao 1 - 1,2 m thì bấm ngọn để tạo cành. 6.2. Bón phân.

<span class='text_page_counter'>(153)</span> - Cây dưới 4 - 5 tuổi, mỗi năm bón một lần vào đầu năm với lượng: 15 kg phân hữu cơ + 0,4 kg lân + 0,3 kg kali + 0,5 kg đạm urờ, riờng lượng đạm chia đụi bún vào đầu mựa và giữa năm. - Đối với vườn đào từ 4 - 10 năm: + Đầu năm (thỏng 2 - 3): 0,4 kg đạm urờ + 0,2 kg kali để cõy nuôi lộc, hoa và quả. + Giữa năm (thỏng 6 - 7): 0,4 kg đạm urờ + 0,25 kg kali, bún để cây hồi sức sau khi thu hoạch quả. + Cuối năm (tháng 11 - 12): 20 - 30 kg phân chuồng + 0,7 kg lân + 0,15 kg kali giúp cho cây chuẩn bị ra hoa. 7. Thu hái bảo quản Khi thu hái cần thao tác nhẹ nhàng, không làm quả dập nát, xây sát vì thịt quả nhiều dinh dưỡng, hàm lượng đường cao rất thuận lợi cho các vi sinh vật xâm nhiễm gây thối. Quả thu hái cần đặt vào sọt có lót các vật lệu mềm và khô để vận chuyển. Bảo quản quả ở nơi khô, mát và thoáng. Nên xếp các sọt trên giàn và tránh đổ thành đống, nhất là khi có nhiệt đô, ẩm độ không khí cao. D. SÂU BỆNH HẠI CHÝnh NHÓM CÂY: LÊ, MẬN, ĐÀO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 1. Sâu hại 1.1. Rệp hại.

<span class='text_page_counter'>(154)</span> - Triệu chứng gây hại: Rệp chích hút dịch cây ở các bộ phận non, làm cho lộc non bị cong queo, rụng sớm; cành lá non không sinh trưởng được. Thời kỳ cây ra hoa - quả, rệp gây hại làm rụng hoa quả non khá nhiều. - Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Actara 25WG, Carbavin 85WP, Decis 25 tab (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Chú ý: Cần phun sớm khi rệp mới phát triển, lộc non và quả non mới hình thành (tránh phun thuốc khi hoa nở). 1.2. Sâu ăn lá - Triệu chứng gây hại: Khi mới nở sâu non gặm nhấm làm khuyết lá. Khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá, làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá có thể bị cắn phá đôi khi chỉ còn trơ lại một đoạn gân chính ở gần cuống lá, làm mất diện tích lá quang hợp cho cây. - Các biện pháp phòng trừ: Trồng chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Padan 95SP; Fastac 5EC (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 1.3. Sâu đục quả - Triệu chứng gây hại: Quả bị sâu đục vào bên trong, chúng thải ra những cục phân nhỏ li ti màu đen, quả bị hại gây thối nhũn..

<span class='text_page_counter'>(155)</span> - Các biện pháp phòng trừ: Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Diaphos 5EC, Padan 95SP, Antaphos 25EC, 50EC, 100EC…(sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 2. Bệnh hại 2.1. Bệnh chảy gôm (Bệnh đốm vi khuẩn) - Triệu chứng gây hại: Trên lá biểu hiện những chấm vàng. Lúc đầu nhỏ có màu sáng vàng đến đỏ, hơi trong, ở giữa vết bệnh thấy có hình dạng răng cưa nhìn thấy rất rõ ở mặt dưới lá. Sự phát triển của bệnh lớn dần lên, có màu đỏ tím hoặc màu cà phê tối. Thời gian sau, vết bệnh khô và đi để lại trên lá những lỗ thủng. Trên thân cành: Vết bệnh có màu tối hơn, phồng lên sau đó nổi u và chảy nhựa đóng thành gôm. Bệnh phát triển còn làm khô đỉnh sinh trưởng. - Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Fungal 80WG, Vialphos 80BHN (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 2.2. Bệnh xoăn lá (Nhóm xạ khuẩn) - Triệu chứng gây hại: Từ một phần hay toàn bộ lá dầy lên, mầu xanh xám rồi thành màu đỏ hoặc đỏ tím. Trên mặt lá xuất hiện bột trắng sau thành nâu. Lá xoăn, khô và rụng. Bệnh nặng cây sẽ chết..

<span class='text_page_counter'>(156)</span> - Các biện pháp phòng trừ: Thu hái lá bệnh đem đốt. Phun hợp chất lưu huỳnh vôi vào đầu mùa xuân, phun liên tục 2 - 3 lần, cách 7 - 10 ngày. Ngoài ra, còn một số sâu, bệnh hại như: Sâu đục thân, đục cành, đục quả; ruồi đục quả; sâu ăn lá, sâu cuốn lá nhỏ; sâu gặm vỏ; nhện đỏ; bệnh hại vỏ ở cổ rễ, bệnh thối gốc…. PHẦN VI CÂY CÓ CỦ Kü thuËt trång vµ ch¨m sãc khoai t©y I. MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY 1. Giống khoai tây Mariella.

<span class='text_page_counter'>(157)</span> Giống có nguồn gốc từ Đức cã ®ặc điểm thân to, mập, lá to màu xanh nhạt, tia củ ngắn, củ trong hơi dẹt. Vỏ củ dày, số củ /bụi trung bình. Mầm to, mập, thân mầm màu nâu, mầm dễ bị rụng rời khỏi củ. Số mầm/củ rất ít, thường mỗi củ chỉ có 1 mầm. Thời gian mầm ngủ trung bình 3,5 đến 4 tháng. Màu vỏ củ nâu nhạt, ruột củ vàng nhạt, ăn ngon trung bình. Năng suất củ trung bình 16 - 18 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 23 - 25 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 100 - 110 ngày, vụ Đông 95 - 105 ngày. Giống chịu hạn và nóng trung bình, chịu rét khá. Chống chịu mốc sương khá, chống chịu virus tốt, chống chịu vi khuẩn tương đối khá. 2. Giống khoai tây Lipsi Giống có nguồn gốc từ Đức có đặc điểm thân cao, lá nhỏ màu xanh đậm, lá ngọn hơi chùn xoăn màu xanh nhạt. Củ tròn đều, tia củ hơi dài, số củ/bụi tương đối nhiều, mắt củ nâu. Số mầm/củ trung bình, thân mầm màu hồng. Thời gian mầm ngủ trung bình (hơn 3 tháng rưỡi). Màu vỏ củ nâu nhạt, màu ruột củ vàng nhạt, ăn ngon, đậm, bở trung bình. Năng suất củ trung bình 18 - 20 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 25 - 28 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 110 - 120 ngày, vụ Đông 100 - 110 ngày. Chịu hạn và chịu rét khá. Chống chịu mốc sương và virus tương đối tốt. Chống chịu vi khuẩn yếu. 3. Giống khoai tây VC38-6 Là giống lai được nhập nội từ Trung tâm khoai tây quốc tế vùng Đông Nam châu Á (CIP). Giống có thân cao to, lá xanh.

<span class='text_page_counter'>(158)</span> đậm, sinh trưởng, phát triển khoẻ, ra hoa đậu quả ở cả miền núi và đồng bằng, độ đồng đều cao. Tia củ dài, dạng củ thuôn, mắt củ nông có màu hồng nhạt, số củ/bụi nhiều, mầm phát triển nhanh. Thời gian mầm ngủ rất ngắn (nảy mầm sau thu hoạch 55 - 60 ngày). Sau bảo quản củ giống bị mất nước nhiều. Thời gian sinh trưởng vụ Đông 105 - 115 ngày. Năng suất củ trung bình 18 - 20 tấn/ha; thâm canh tốt có thể đạt 23 -25 tấn/ha. Màu vỏ và ruột củ trắng sữa, phẩm chất khá, khẩu vị ăn tương đối ngon. Chống chịu điều kiện bất lợi (hạn, nóng, rét...) tương đối tốt. Chống chịu mốc sương tốt, chống chịu virus khá, chống chịu vi khuẩn trung bình yếu (nhạy cảm với vi khuẩn héo xanh). 2.4. Giống khoai tây KT3 Giống khoai tây KT3 do Trung tâm cây có củ Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo. Sinh trưởng, phát triển khá, năng suất khá cao (20,5 tấn/ha), mắt hơi sâu. Thời gian ngủ nghỉ 160 ngày, tỷ lệ hao hụt số củ sau một chu kỳ bảo quản ở kho tán xạ là 10% và hao hụt khối lượng là 28,6%. 5. Gièng khoai t©y VT2 Là giống khoai tây Trung Quốc đợc nhập vào nớc ta từ n¨m 1992. Cã thêi gian sinh trëng tõ 80 - 95 ngµy, kh¶ n¨ng kh¸ng bÖnh tèt, chÞu nãng, chÞu rÐt, thÝch øng réng víi nhiÒu vïng sinh th¸i. Gièng VT2 cã d¹ng cñ trßn, m¾t cñ n«ng trung bình, ruột vàng, vỏ mầu vàng nhạt, năng suất bình quân 15 18 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 25 - 30 tấn/ha..

<span class='text_page_counter'>(159)</span> 6. Gièng khoai t©y KT2 §îc lai t¹o gi÷a dßng 381064 víi gièng khoai t©y chÞu nhiệt LT - 7, đợc công nhận là giống mới từ năm 1995. Có thêi gian sinh trëng 75 - 80 ngµy. D¹ng cñ h×nh elÝp, vá cñ mµu vµng ®Ëm, ruét vµng, m¾t cñ n«ng, n¨ng suÊt 15 - 17 tÊn/ha. Cã thêi gian ngñ ng¾n 85 ngµy II. KỸ THUẬT TRỒNG 1. Tiêu chuẩn củ giống Củ giống phải lấy ở cây khoẻ mạnh, thuần chủng, không mang mầm bệnh, củ giống phải cân đối, có nhiều mắt. 1ha cần tõ 1.000 - 1.200 kg củ/ ha. 2. Chän vµ làm đất - Chän đất: Khoai tây thÝch hîp trång trªn đất thịt nhẹ, cát pha, đất bói bồi, đất khụng quỏ chua và có độ pH từ 5,6 - 6,7, chủ động tưới tiêu. - Làm đất: Sau khi thu ho¹ch c©y trång vô tríc, ®ất cày bừa kỹ, tơi, nhỏ, sạch cỏ dại mới lờn luống. Lên luống đôi rộng 1 - 1,2 m, trồng 2 hàng so le. Lên luống đơn rộng 60 cm, luèng cao 30cm, r·nh réng 30- 35 cm, trång 1 hµng. 3. Thời vụ trồng - Vụ sớm trồng từ 20 - 30/10. - Chính vụ trồng từ 1 - 15/11. - Vụ muộn trồng từ 15 - 30/11..

<span class='text_page_counter'>(160)</span> Nên trồng tập trung vào tháng 11 là tốt nhất. 4. Phương pháp tách củ Nên trồng nguyên củ là tốt nhất, nếu củ to từ 50 g trở lên ta dùng dao sắc khử trùng trước khi cắt. Phương pháp cắt: Cắt dọc theo củ đảm bảo mỗi miếng có tối thiểu là 1 mầm đã nhú. Không nên cắt miếng quá nhỏ, cây sẽ yếu và phát triển kém. Cắt xong, chấm mặt vết cắt vào tro bếp hoặc bột xi măng, để se mặt rồi đem trồng. Cắt khi các mầm mới nhú vì nếu để quá khi trồng mầm mọc sẽ yếu. Chú ý: Khi trồng không để vết cắt tiếp xúc trực tiếp với phân bón, các mầm phải ở phía trên. 5. Mật độ trồng Khoảng cách trồng: Hèc c¸ch hèc 30 cm, hµng c¸ch hµng 60 cm, đảm bảo mật độ 45.000 - 50.000 khóm/ha. 6. Bón phân - Lượng phân bón cho 1 ha là: + Phân chuồng hoai: 16 - 20 tấn. + Phân đạm: 120 - 150 kg. + Ph©n l©n: 250 - 300 kg. + Ph©n kali: 120 - 150 kg. + Tuỳ theo độ chua của đất để bón từ 20 - 25 kg vôi bột/sào..

<span class='text_page_counter'>(161)</span> - C¸ch bãn: + Bãn lãt 100% ph©n chuång + 100% ph©n l©n + 100% v«i + 1/3 đạm + 1/3 kali. + Bón thúc: Lợng đạm + kali còn lại, chia làm 2 đợt bón, kÕt hîp cïng víi ch¨m sãc. Chú ý: Khi bón phân cần bón xa gốc khoai tây. 7. C¸ch trång Rạch 2 rãnh dọc theo luống(đối với luống đôi), 1 rạch (đối với luống đơn), sâu 15 cm, đặt củ theo lối nanh sấu (so le). Nếu củ cắt miếng phải đặt vết cắt lên trên, mầm hớng xuống phía dới để tránh thối củ. Đối với củ không cắt cũng đặt mầm khoai tây hớng xuống phía dới rồi lấp củ bằng lớp đất nhỏ dày 3 - 4 cm. Đảm bảo đất đủ ẩm để cây nhanh mọc. 8. Chăm sóc 8.1. Vun xới Vun xới 3 lần: - Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày vun xới nhẹ lấp củ khoai kết hợp với tỉa mầm (chỉ để lại 3 - 5 thân/khóm) vµ bãn thóc phân với lợng 1/3 đạm urê+ 1/3 kali. - Lần 2: Sau trồng 20 - 25 ngày, xới sâu, vun cao, bón thúc hÕt lîng ph©n cßn l¹i. - Lần 3: Sau trồng 35 - 40 ngày, xới nhẹ, vét rãnh luống, vun cao gốc. 8.2. Tưới nước.

<span class='text_page_counter'>(162)</span> - Sau khi trồng giữ đất ẩm thường xuyên, nếu khô phải kịp thời tưới nước. - Tưới nước cho khoai tây nên tập trung vào các giai đoạn: + Sau khi mọc 15 - 20 ngày, tưới ngập rãnh. + Sau lần 1 từ 15 - 20 ngày. + Sau khi trồng 60 - 65 ngày. - Phương pháp tưới: Cho nước vào ngập 2/3 rãnh và tưới ướt lên luống khi nào thấy đất ở giữa luống ngả màu sẫm là được, sau đó tháo nước ra. Nếu nguồn nước ở xa ta có thể tưới bằng thùng ô doa hoặc phun. 9. Sâu bệnh hại chÝnh trên cây khoai tây và biện pháp phòng trừ ¸p dông ph¬ng ph¸p qu¶n lý dÞch h¹i tæng hîp (IPM) nh»m h¹n chÕ thÊp nhÊt sù thiÖt h¹i do s©u, bÖnh g©y ra. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho con ngời và môi trờng. 9.1. Sâu hại - Sâu xám, mối, dế, kiến đỏ: Xử lý đất bằng Basudin 10H, lợng dùng 0,5 - 0,7 kg/sào, thờng xuyên giữ ẩm cho đất. - Rệp sáp hại khoai tây: + Triệu chứng gây hại: Rệp sáp bám trên mầm cây khoai tây giống hút dinh dưỡng ở mầm, khi phát triển nhiều rệp bám hút cả mầm làm thành một lớp dày đặc trắng như bông. Ngoài.

<span class='text_page_counter'>(163)</span> ruộng rệp thường nằm ở mặt dưới của lá, trên thân, ngọn và có khi cả bộ phận dưới mặt đất của cây khoai tây. + Biện pháp phòng trừ: Không dùng củ khoai tây có rệp làm giống, bón phân cân đối hợp lý, dùng một trong các loại thuốc hoá học sau đây để phòng trừ: Penbis, Supracid, Oncol, Bi 58 50EC,…(Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). - Sâu khoang: Nếu bị sâu khoang phá hoại dùng Sherpa 5EC, Trebon 10EC, hoặc Pegasus 500SC... (Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 9.2. Bệnh hại - Bệnh sương mai + Triệu chứng gây hại: Bệnh xuất hiện đầu tiên ở mép chóp lá tạo vết xanh xám nhạt sau đó lan rộng vào phiến lá, phần giữa vết bệnh có lớp cành bào tử trắng xốp bao phủ như một lớp mốc trắng (như sương muối) làm cho lá chết lụi nhanh chóng. Bệnh ở cuống lá, cành lúc đầu là vết nâu thâm đen, sau đó lan rộng ra làm cho lá cành thối mềm, dễ gạy gục. Vết bệnh ở củ khi cắt ngang chỗ bị bệnh sẽ có vết nâu xám ở phần vỏ củ, đôi khi còn xen kẽ các vết nâu ăn sâu vào ruột củ. + Biện pháp phòng trừ: Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như chọn giống tốt, kháng bệnh, trồng đúng thời vụ, đúng mật độ, bón phân cân đối hợp lý… Dùng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ Boocđo 1%, Zinep 0,2 - 0,3%, Ridomil... (Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác)..

<span class='text_page_counter'>(164)</span> - Bệnh héo xanh vi khuẩn: + Triệu chứng gây hại: Bệnh thường phát sinh trên rễ, thân. Cây bị bệnh gây hiện tượng héo đột ngột của thân và lá, cây bị chết nhưng bộ lá vẫn giữ màu xanh, những cành riêng rẽ có thể héo và chết hoặc toàn bộ cây chết. Bộ rễ của cây bị biến màu và thối. Nếu rửa sạch rễ chính, cắt ngang và nhúng mặt cắt vào nước, sau khoảng 30 giây thấy rõ dòng dịch màu trắng chảy ra. + Biện pháp phòng trừ: Luân canh với các loại cây trồng như: Lúa. mía, ngô,..; Dùng giống kháng bệnh; Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, cỏ dại trên ruộng mang đốt trước khi gieo trồng. Tăng cường bón vôi, phân chuồng. - BÖnh hÐo vµng: BÖnh do nÊm g©y ra vµ g©y h¹i chñ yÕu ë giai đoạn hình thành củ đến thu hoạch. Phòng bằng cách không nên để ruộng quá ẩm, loại bỏ những cây bị bệnh đem đốt, kết hîp phun mét trong nh÷ng Benlat 50EC, Ridomil, Anvil nång độ 0,15 - 0,2 (sử dụng theo hướng dẫn trờn nhón mỏc). Chú ý: Phun ớt đều thân ở sát mặt đất. - BÖnh h¹i do virus: Virus hoa l¸, vi rus xo¾n lïn, lµm cho c©y lïn l¸ dµy nhá vµ gißn, nếu bị sớm kh«ng cho thu ho¹ch, nÕu bÞ muén cñ nhá dÞ h×nh, n¨ng suÊt thÊp. Phßng trõ b»ng c¸ch chän giống sạch bệnh, giống tốt, khoẻ, trừ rệp sáp, vệ sinh đồng ruộng. 10. Thu hoạch và bảo quản 10.1. Thu hoạch.

<span class='text_page_counter'>(165)</span> Khi 80% số lá trên thân chuyển vàng thì thu hoạch. Khi đào củ lên kiểm tra thấy vỏ củ nhám, ấn mạnh tay vào củ thấy tróc vỏ là thu hoạch đợc. Trước khi thu hoạch ta ngừng tưới nước từ 15 - 20 ngày, thu hoạch vào những ngày nắng ráo. Đối với ruộng giống cần cắt toàn bộ thân lá trước thu hoạch khoảng 1 tuần. Khi thu ho¹ch khoai t©y ph©n lo¹i cñ ngay trªn ruộng, phơi khoai tây trên mặt ruộng khoảng 2 tiếng để vỏ củ khoai tây cứng lại, vận chuyển nhẹ nhàng, để củ nơi thoáng m¸t. 10.2. Bảo quản - Bảo quản khoai tây giống: Cho vào bao tải dứa có đục lỗ để lu thông không khí trong bào và ngoài môi trờng bên ngoài, xếp 1 - 3 bao chồng lên nhau để nơi thoáng, cao ráo, kh«ng cã ¸nh s¸ng trùc tiÕp. - B¶o qu¶n khoai t©y thÞt (th¬ng phÈm): B¶o qu¶n trong các kho sạch để ăn dần hoặc cũng có thể bảo quản tơng t nh đối với khoai tây giống..

<span class='text_page_counter'>(166)</span> Kü thuËt trång vµ ch¨m sãc khoai lang lÊy cñ. Khoai lang lµ c©y dÔ trång, cã thÓ trồng đợc tất cả các vô trong n¨m. S¶n xuÊt ë ®iÒu kiÖn b×nh thêng cã thÓ cho 16 - 25 tÊn cñ/ha, 10 - 15 tÊn th©n l¸/ha. NÕu ®Çu t th©m canh theo đúng quy trình kỹ thuËt cã thÓ n¨ng suất đạt 30 - 40 tấn cñ/ha vµ 15 - 30 tÊn th©n l¸/ha. Trång khoai lang sÏ ®em l¹i hiÖu qu¶ kh¸ cao v× cñ khoai lang phục vụ làm lơng thực, thực phẩm để chế biến; lá khoai lang đợc chế biến làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, trồng khoai lang còn làm tăng hệ số sử dụng đất, giải quyết đợc công ăn việc làm những lúc nông nhàn cho bàn con nông d©n. 1. Mét sè gièng khoai lang 1.1. Gièng khoai lang V§1.

<span class='text_page_counter'>(167)</span> Th©n mËp trung b×nh, h×nh d¸ng gän, kh¶ n¨ng sinh trëng vµ ph¸t triÓn m¹nh, ph©n nh¸nh nhiÒu. Th©n l¸ mµu xanh, ngän xanh vµng, ¨n kh«ng ch¸t, n¨ng suÊt rau xanh rÊt cao. Cñ d¹ng thon dài, vỏ củ màu đỏ, ruột vàng nhạt. Thời gian sinh trởng ng¾n tõ 100 - 115 ngµy, n¨ng suÊt tõ 16 - 25 tÊn/cñ ha. 1.2. Gièng khoai lang VX-37 Thân tím, đốt ngắn, phân nhánh nhiều, củ màu vàng nhạt, ruột vàng nhạt, bở, ăn ngon. Củ đợc hình thành sớm từ 15 – 20 ngµy sau trång, thêi gian sinh trëng ng¾n (90 ngµy), thÝch hợp trồng vụ thu đông và đông sớm, năng suất bình quân từ 10 - 15 tÊn cñ/ha. 1.3. Gièng khoai lang 143 Sinh trëng vµ ph¸t triÓn m¹nh, th©n l¸ ph¸t triÓn sím, n¨ng suÊt chÊt xanh cao. Th©n mµu xanh thÉm, d©y dµi vµ ph©n nh¸nh Ýt, chÞu rÐt kh¸. Cñ mµu vµng nh¹t, ruét vµng, bë, ¨n ngon, năng suất đạt từ 18 - 23 tấn củ/ha. Ngoµi ra, cßn rÊt nhiÒu gièng khoai lang cho n¨ng suÊt cao nh: Gièng Hoµng Long, KL5, HL4,... cho n¨ng suÊt vµ phÈm chÊt củ tèt. 2. Chọn và làm đất - Khoai lang có thể trồng trên rất nhiều loại đất nhưng thớch hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát pha), đất thoát nớc tốt. - ĐÊt được cµy bõa kü, lµm nhá, s¹ch cá d¹i vµ san ph¼ng mÆt luèng. Sau đó lên luống rộng 0,9 - 1,1 m, cao 35 - 40 cm, rãnh luống rộng 30 cm, giữa luống rạch 1 hàng dọc theo luống sâu 10 - 15 cm để bón phân lót và đặt dây khoai. 3. Thêi vô.

<span class='text_page_counter'>(168)</span> - Vô xu©n hÌ: Trång tõ 15/2 - 15/3. - Vụ thu đồng: Trồng từ 15/6 - 15/7. - Vụ đông: Trồng từ 15/9/ - 15/10. 4. Chuẩn bị giống 4.1. Lîng gièng: Tõ 1,2 - 1,5 tÊn d©y/ha. 4.2. Tiêu chuẩn hom giống - Hom phải mập mạnh, không sâu bệnh, có nhiều mắt (đốt), trung bình hom tốt dài khoảng 30 - 40 cm, có từ 6 - 8 mắt (những hom có lóng ngắn thường có nhiều mắt/hom và cho năng suất cao hơn hom có lóng dài, yếu, ít mắt). - Ủ hom: Cắt hom xong đem để rải nơi thoáng mát (không được để chất đống) từ 1 - 2 ngày trước khi trồng sẽ giúp hom nhanh ra rễ, nẩy chồi hơn. 5. Mật độ trồng Mật độ trồng: 38.000 - 40.000 khóm/ha (tơng đơng 4 - 5 d©y/m chiÒu dµi luèng). 6. Phân bón - Tính cho 1 ha: + Phân chuồng hoai: 10 tấn. + Phân lân 250 kg. + Phân đạm urê 150 kg. + Phân kali 120 kg..

<span class='text_page_counter'>(169)</span> - Cách bón: - Bón lót: Bón 100% phân chuồng + 100% phân lân + 1/3 lượng phân đạm và 1/3 lượng phân kali. - Bón thúc: Bón sau khi trồng 30 - 40 ngày, bón toàn bộ lượng phân còn lại kÕt hîp víi lµm cá, vun xíi. 7. Cách trồng Đặt hom giống nối tiếp nhau dọc theo hàng đã rạch sẵn, dùng tay lấp đất nhẹ, lấp kín không hở cổ dây (đối với đất cát, đất thịt nhẹ lấp sâu 5 - 7 cm, đất thịt nặng lấp sâu 4 - 5 cm), chừa lại ngọn 5 - 7 cm. 8. Chăm sóc - Dặm: Sau cấy 1 tuần dặm dây chết kết hợp xới xáo nhẹ nhằm hạn chế cỏ dại, tăng độ thoáng cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và phân hóa của củ. - Làm cỏ, vun xới: Sau khi trồng 30 - 40 ngày, làm sạch cỏ, vun xới cao luống và phủ đất kín gốc để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phình củ và phòng tránh bọ hà đẻ trứng kết hợp với bón thúc. - Bấm ngọn: Khi dây dài 35 cm tiến hành bấm ngọn, khi bấm chừa lại 4 - 5 mắt để hạn chế thân chính vươn dài, kích thích phân nhánh sớm. - Nhắc dây, vén dây: Thân lá phát triển thường có nhiều rễ phụ (nông dân gọi là rễ đực) bám trên mặt luống làm tiêu hao.

<span class='text_page_counter'>(170)</span> dinh dưỡng. Do vậy, sau trồng, 45 - 50 ngày phải nhấc dây để đứt dễ phụ và vén dây gọn trên mặt luống nhằm tập trung dinh dưỡng cho khoai phình củ. - Trong điều kiện gặp hạn, đặc biệt là vụ Thu đông, vô Đông cần có biện pháp tưới ẩm thích hợp để kích thích quá trình phình to củ. Tưới ngập 2/3 luống khoai, khi đã ngấm vào giữa luống cần phải tháo nước ngay, không để đất quá sũng nước. 9. Sâu bệnh h¹i chÝnh trªn c©y khoai lang vµ biÖn ph¸p phßng trõ Trờn cõy khoai lang cú một số đối tợng chính thờng hại khoai lang nh: Bọ hà, sâu sa, sâu khoang, kiến đỏ. áp dụng phơng pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nhằm hạn chế thấp nhÊt sù thiÖt h¹i do s©u, bÖnh g©y ra. Mang l¹i hiÖu qu¶ kinh tÕ cao, ít độc hại cho con ngời và môi trờng. Do đó cần chú ý các biÖn ph¸p kü thuËt sau: - Gièng: Chän gièng tèt, xö lý s¹ch s©u bÖnh tríc khi ®em ®i trång. - BiÖn ph¸p canh t¸c: CÇn tËn dông c¸c biÖn ph¸p canh t¸c để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh c¸c lo¹i dÞch h¹i trªn khoai lang. Nên luân canh với cây trồng khác họ. Riêng đối với bọ hà phòng trừ bằng cách làm đất tơi xốp, không để ruéng quá khô hạn. - ChØ sö dông thuèc khi thËt cÇn thiÕt, nªn sö dông c¸c lo¹i thuèc sinh häc, thuèc th¶o méc và các loại thuốc hoá học nằm trong danh mục sử dụng tại Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(171)</span> 10 Thu hoạch và bảo quản - Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng như: Các lá phần gốc ngả màu vàng, bới đất kiểm tra vỏ củ nhẵn, ít nhựa thì tiến hành thu hoạch. - Thu hoạch vào những ngày khô ráo, khi thu hoạch tránh làm tổn thương củ làm ảnh hưởng đến mẫu mã và chất lượng củ. - Sau khi thu hoạch loại các củ khoai bị bọ hà hại để tránh h¹i sang cñ lµnh. - Bảo quản: Dùng cát hoặc tro bếp khô rải đều với củ phủ lá xoan lên trên để tránh bọ hà và bệnh thối đen phá hoại củ.. PHẦN VII CÂY THỨC ĂN GIA SÚC KỸ THUẬT TRỒNG CỎ VOI.

<span class='text_page_counter'>(172)</span> 1. Đặc điểm gièng Có nguồn gốc từ Nam Phi. Hiện nay đã được trồng ra nhiều nơi là một trong những giống cỏ cho năng suất cao trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam. Là cỏ lâu năm, thân đứng cao từ 4 - 6 m, nhiều đốt, những đốt gần dưới thường ra rễ, hình thành cả thân ngầm phát triển thành búi to, lá hình mũi nhọn ở đầu, nhẵn, bẹ lá dẹt ngắn và mền có khi dài tới 30 cm, rộng 2 cm. Chùm hoa hình đuôi chó màu vàng nhạt. Rễ phát triển mạnh, ăn sâu; nhiều lá, sinh trưởng nhanh, sức chống chịu kém, nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển 25 400C; năng suất từ 100 - 200 tấn/ha/năm, thâm canh tốt có thể lên đến 400 tấn/ha/năm. 2. Thời vụ trồng Từ tháng 2 đến tháng 8. Thích hợp từ tháng 3 đến tháng 5. 3. Đất trồng - Chọn đất: Đất có tầng canh tác trên 30 cm, nhiều mầu, tới xốp, độ ẩm trung bình đến hơi khô, pH của đất đạt 6 - 7. - Làm đất: Cày bừa kỹ hai lượt, làm sạch cỏ dại, san phẳng đất rạch hàng sâu 15 - 20 cm, rộng 15 - 20 cm, hàng cách hàng 70 - 80 cm. Tốt nhất rạch hàng theo hướng §ông tây. 4. Phân bón - Lượng phân tính cho 1 ha: + Phân chuồng hoai mục: 15 - 20 tấn..

<span class='text_page_counter'>(173)</span> + Phân đạm urê 400 - 500 kg. + Phân kali 100 - 150 kg. + Phân lân 250 - 300 kg. - Cách bón: + Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% phân kali + 100% phân lân. Cách bón: Trộn đều toàn bộ 3 loại phân, bón theo rãnh hoặc theo hốc, sau đó lấp 1 lớp đất mỏng dày 3 - 5 cm. + Phân đạm urª chia đều dùng để bón thúc sau khi trồng và sau mỗi đợt thu hái. 5. Chọn giống - Chọn giống cỏ ở ruộng tốt, lấy thân cây bánh tẻ có tuổi từ 80 - 100 ngày, chặt bỏ phần thân quá già và phần ngọn. - Hom chặt dài 30 - 40 cm (ít nhất mỗi hom có 3 mắt), đem trồng ngay hoặc bó thành bó từ 7 - 10 kg trồng trong khoảng 5 - 7 ngày, hàng ngày tưới nước vào hom để giữ ẩm. - Lượng giống: 2,5 - 3 tấn/ha (Giống đã chặt thành hom). 6. Kỹ thuật trồng Đặt hom cỏ theo lòng rãnh, nghiêng một góc 40 - 45 0, hom nọ cách hom kia 30 - 40 cm, sau đó dùng cuốc lấp đất kín lên hom vµ dùng chân lèn chặt đất để cố định hom giống. Nên chọn những ngày râm mát, trời có mưa để trồng. 7. Chăm sóc.

<span class='text_page_counter'>(174)</span> - Sau khi trồng 10 - 15 ngày mầm bắt đầu mọc, tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm, nếu có hom chết cần tiến hành dặm để đảm bảo mật độ. - Làm sạch cỏ dại, xới phá váng, làm cỏ 2 - 3 lần trước khi cỏ lên cao. - Sau mỗi lần thu hoạch chăm sóc, làm cỏ và bón thúc phân đạm urª để cỏ tái sinh cây mới (Sau khi thu cắt 10 - 15 ngày). 8. Thu hoạch Sau khi trồng 80 ngày có thể cho thu hoạch. Lứa tiÕp theo thu cắt khi cỏ có độ cao 80 - 120 cm. Tùy theo mùa có thể cắt để lại gốc 5 cm, dùng liềm hoặc dao sắc cắt.. KỸ THUẬT TRỒNG CỎ GUATEMALLA 1. Đặc điểm giống.

<span class='text_page_counter'>(175)</span> Được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam và được trồng ở nhiều vùng trong cả nước. Là giống cỏ quý cho vùng núi cao nước ta. Cỏ Guatemalla là loại cỏ lâu năm (4 - 5 năm), thích ứng rộng và phát triển mạnh, thân dẹt, có nhiều lá, cây cao từ 1,8 - 3 m. Năng suất trung bình từ 80 - 100 tấn /ha/năm. Khả năng chống chịu được thời tiết lạnh. Năng xuất thấp hơn cỏ voi, tính ngon miệng không cao. 2. Thời vụ gieo trång Cỏ Guatemalla thường được trồng làm 2 vụ: Trồng vào vụ xuân - hè từ tháng 3 - 5 và vụ thu tháng 8 - 9, nhưng trồng vào vụ xuân hè thì năng suất cao hơn. 3. Đất trồng - Đất trồng tơi, xốp, có ẩm độ cao. - Trước khi trồng nên tiến hành cày bừa 2 lần, cho đất tơi xốp, sạch cỏ dại tiến hành rạch hàng sâu từ 20 - 25 cm. - Khoảng cách trồng hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60 cm. Đối với các huyện vùng cao có thể trồng theo hốc với khoảng cách hốc cách hốc 70 - 80 cm. 4. Phân bón - Lượng phân cho 1 ha : + Phân chuồng hoai mục:. 15 - 20 tấn.. + Phân lân:. 250 - 300 kg..

<span class='text_page_counter'>(176)</span> + Phân kali:. 150 - 200 kg.. + Phân đạm urª:. 400 - 500 kg.. - Cách bón + Bón lót toàn bộ phân chuồng + 50% phân kali + 100% phân lân. Cách bón: Trộn đều toàn bộ 3 loại phân, bón theo rãnh hoặc theo hốc, sau đó lấp 1 lớp đất mỏng dày 3 - 5 cm. + Bón thúc: Toàn bộ phân đạm urª + 1/2 lượng phân kali còn lại, chia đều bón cho cỏ sau các lần thu hoạch trong năm. Đào rãnh cách gốc từ 15 - 20 cm sau đó bón phân và lấp đất kín phân. 5. Chọn giống - Những khóm được chọn làm giống phải đạt từ 1 năm tuổi trở lên, chọn những cây bánh tẻ để làm hom giống. - Cỏ guatemalla được trồng bằng hom. Mỗi hom giống có độ dài từ 50 - 60cm và phải đảm bảo có từ 3 - 5 mắt mầm. - Lượng giống: 3 tấn/ha (tương đương 20.000 – 22.000 hom giống). 6. Cách trồng Chuẩn bị đất xong, rạch hàng sâu từ 15 - 20 cm và bón phân theo quy định, sau đó lấp một lớp đất mỏng lên phân. Đặt hom theo lòng rãnh, nghiêng một góc 40 - 45 0, đặt hom nọ nối tiếp hom kia 30 - 40 cm, sau đó dùng cuốc lấp đất.

<span class='text_page_counter'>(177)</span> kín lên hom vµ dùng chân lèn chặt đất để cố định hom giống. Nên chọn những ngày râm mát, trời có mưa để trồng. 7. Chăm sóc - Lần 1: Sau trồng từ 15 - 20 ngày. Kiểm tra tỷ lệ cỏ nảy mầm (phần nhô lên khỏi mặt đất), tiến hành xới phá váng và trồng dặm những chỗ cỏ bị chết (Làm nhẹ nhàng tránh chạm vào thân giống đã mọc). - Lần 2: Sau khi trồng 40 - 45 ngày, làm cỏ và kết hợp bón phân, tránh làm đứt rễ và lây gốc, bón 1/3 lượng đạm urª + 1/2 lượng phân kali còn lại bón cách gốc từ 15 - 20 cm sau đó dùng cuốc lấp đất cho kín phân. - Lần 3: Sau mỗi lần thu hoạch, chăm sóc và làm cỏ dại 1 lần và bón thúc 100 kg phân đạm urª / ha khi cỏ tái sinh lá mới (sau mỗi lần thu cắt 10 - 15 ngày). 8. Thu hoạch - Có 2 cách thu hoạch: Cắt tỉa và cắt toàn bộ. + Cắt tỉa: Cắt lá già và tỉa bớt những nhánh bé trong khóm để khóm cỏ phát triển đều. + Cắt toàn bộ: Lần thứ nhất khi cỏ đạt 80 - 150 ngày thì cắt lứa đầu. Thu hoạch lứa tiếp theo cách nhau 50 - 60 ngày (mùa đông có thể dài hơn, 70 - 90 ngày), cách mặt đất từ 6 - 8 cm, những lần sau cắt cao hơn vết cũ từ 3 - 5 cm. Sau 6 - 7 lần ta lại cắt đau bằng vết cắt lần 1 để cây cỏ không bị trồi gốc quá cao..

<span class='text_page_counter'>(178)</span> - Mỗi năm thu hoạch được từ 6 - 7 lứa, cứ 2 lứa cắt tỉa thì cắt toàn bộ 1 lần để bón phân và làm sạch cỏ dại giúp cho cỏ tái sinh. - Sau khi thu cắt cỏ về cho trâu, bò ăn ngay hoặc dùng ủ chua để làm thức ăn dự trữ cho vụ đông.. Kü thuËt trång cá VA-06 1. §Æc ®iÓm gièng Đây là loại cỏ đợc lai tạo giữa giống cỏ voi và cỏ đuôi sói châu Mỹ. Năng suất thâm canh đạt 450 - 500 tấn/ha, cao gấp 1,5 lÇn cá voi. Cá VA-06 cã d¹ng nh cá voi, mäc thµnh bôi th©n th¼ng, n¨ng suÊt cao, chÊt lîng tèt, phiÕn l¸ réng, cã hµm.

<span class='text_page_counter'>(179)</span> lîng dinh dìng cao, nhiÒu níc, khÈu vÞ hîp víi nhiÒu lo¹i gia sóc vµ cã søc chèng chÞu tèt víi ®iÒu kiÖn ngo¹i c¶nh. 2. Thời vụ trồng: Từ tháng 2 đến tháng 8, thời vụ thích hợp từ tháng 3 đến tháng 5. 3. §Êt trång. - Chọn đất: Cỏ VA 06 có thể trồng đợc trên hầu hết các loại đất nhng phải thoát nớc. Tốt nhất là đất có tầng canh tác trªn 30 cm, nhiÒu mÇu, t¬i xèp - Làm đất: Phải chuẩn bị đất trớc khi trồng từ 10 - 15 ngày. + Đối với đất bằng: Phát sạch cỏ dại cày sâu bừa kỹ cho đất nhỏ tơi xốp, san phẳng. Sau đó rạch hàng sâu 15 -20 cm, réng 15 - 20 cm, hµng c¸ch hµng 55 - 65 cm. C¸ch đào r¹ch hàng: Khi đào rạch hàng nên để đất mặt về 1 bên đất d ới đáy về một bên. Sau khi đào xong lấy toàn bộ phân chuồng + phân lân trộn đều với đất mặt bón xuống đáy rạch, bón xong lấp đất cho ®Çy r¹ch khi cã gièng ®em trång. + Đối với đất dốc: Sau khi phát dọn sạch cỏ dại, đào rạch theo đờng đồng mức, hàng cách hàng 65 - 70cm. Cách đào rạch nh đối với đất bằng. 4. Ph©n bãn - Lîng ph©n tÝnh cho 1 ha + Ph©n chuång hoai môc: + Ph©n l©n: + Ph©n kali:. 15 - 20 tấn. 250 - 300 kg. 150 - 200 kg.. + Ph©n đ¹m: - C¸ch bãn:. 400 - 500 kg..

<span class='text_page_counter'>(180)</span> + Bãn lãt: Toµn bé ph©n chuång vµ ph©n l©n nh phÇn lµm đất. + Bón thúc: Phân đạm urê sau mỗi lần cắt hai ngày thì phải bãn bæ sung 10 - 13 kg/sµo 5. Chän gièng - Chọn cây khoẻ mạnh không bị sâu bệnh, cây bánh tẻ (đạt 06 th¸ng tuæi trë lªn), chÆt bá phÇn gèc giµ vµ phÇn ngän. - Hom c¾t dµi 30 - 40 cm (mçi hom cã 3 m¾t), ®em trång ngay hoÆc bã thµnh bã tõ 7 - 10 kg d©m trong cát kho¶ng 5 -7 ngày, hàng ngày tới nớc vào hom để giữ ẩm. Nếu tiết kiệm gièng cã thÓ chÆt mçi hom mét m¾t cã mÇm n¸ch (Khi c¾t hom, ®o¹n th©n gèc bªn díi m¾t ng¾n h¬n ®o¹n th©n ngän bªn trên mắt để tăng tỷ lệ sống cho hom giống). - Lợng giống: 2,5 - 3 tấn/ ha (Giống đã chặt thành hom). Chú ý: Khi cắt hom phải dùng dao sắc, sạch để cắt hom gièng, c¾t 2 ®Çu hom v¸t 450, vÕt c¾t ph¼ng kh«ng dËp, v× hom giống bị dập sẽ dễ bị thối, mầm không mọc đợc. 6. Mật độ, khoảng cách trồng - Mật độ từ 30.000 - 40.000 khóm/ha. - Kho¶ng c¸ch: Khãm c¸ch khãm 30 - 50 cm, hµng c¸ch hµng 55 - 65 cm 7. C¸ch trång Dùng cuốc đào lại giữa rạch đất đã bón phân trớc một rãnh nhỏ, đặt hom giống cỏ nghiêng một góc 45 0 hoặc nằm ngang sau đó lấp một lớp đất nhỏ dầy 5 cm - 7 cm. Sau khi trồng xong tñ cá kh« hoÆc r¬m r¸c vµ tíi níc gi÷ Èm cho cá chãng mäc..

<span class='text_page_counter'>(181)</span> 8. Ch¨m sãc - Trång dÆm: Sau khi trång 10 -15 ngµy cá b¾t ®Çu mäc mÇm, kiÓm tra nÕu thÊy c©y bÞ chÕt mÊt kho¶ng ph¶i tiÕn hµnh trồng dặm ngay để đảm bảo mật độ. - Lµm cá: Thêng xuyªn lµm s¹ch cá d¹i vµ síi ph¸ v¸ng cho cá. - Bón phân thúc: Bón lần đầu: Sau trồng 30 ngày bón 10 13 kg đạm urê/sào kết hợp làm cỏ. Sau đó mỗi lần thu hoạch phải chăm sóc làm cỏ bón thúc phân để cỏ tái sinh cây mới. - Tíi níc gi÷ Èm: NÕu gÆp kh« h¹n th× tíi níc mét tuần/lần. Trớc khi vào vụ đông nên bón bổ sung phân chuồng để cỏ có sức chịu rét qua đông và có sức tái sinh năm sau. 9. Thu ho¹ch vµ sö dông - Sau khi trồng 40 - 50 ngày tuổi có thể thu hoạch đợc. Cứ 30 - 40 ngày cắt một lần, khi cây cao 1 - 1,5 m là cắt đợc, mỗi năm cắt đợc 5 - 7 lần. Nên cắt cách mặt đất 15 cm để giúp cỏ t¸i sinh nhanh. - Cá VA-06 võa cã thÓ lµm thøc ¨n t¬i, ñ chua, ph¬i kh« hoặc làm bột cỏ khô dùng để nuôi trâu, bò, dê, thỏ, cá trắm cá… khi cho gia sóc ¨n lo¹i cá nµy cã thÓ kh«ng cÇn dïng thêm thức ăn tinh bột mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dỡng cho vËt nu«i . Chú ý: Phải thu cắt cỏ VA-06 đúng lứa nếu không để quá già thân cỏ cứng trâu, bò không ăn đợc..

<span class='text_page_counter'>(182)</span> PHẦN VIII CÂY LÂM NGHIỆP KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KEO TAI TƯỢNG ( Keo lá to, Keo mỡ ) I. ĐẶC ĐIÓM CHUNG Là cây gỗ cao trung bình, ưa sáng, mọc nhanh, có khả năng tái sinh bằng hạt rất mạnh, quả có nhiều hạt, 1 kg hạt có từ 85.000 - 105.000 hạt, năng suất trung bình từ 80 - 120 m3/ha sau 7 - 9 năm. Cây keo có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ có nốt sần ở bộ rễ. Vì vậy, trồng cây keo tai tượng có tác dụng bảo vệ đất và cải tạo đất nâng cao độ phì của đất rất hiệu qủa. II. KỸ THUẬT TRåNG 1. Thời vụ trång - Vụ xuân: Trồng vào tháng 3 đến tháng 4 dương lịch..

<span class='text_page_counter'>(183)</span> - Vụ thu: Trồng vào tháng 8 đến tháng 9 dương lịch. 2. Điều kiện nơi trồng - Cây keo lai có thể trồng trên nhiều các loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao nên trồng nơi còn tính chất đất rừng, đất có tầng dầy, nhiều mùn thoát nước. - Đối với Tỉnh ta chỉ nên trồng keo lai ở độ cao dưới 700 m so với mặt nước biển, không trồng keo lai nơi có độ cao trên 700 m cây sinh trưởng kém. 3. Mật độ trồng - Trồng mật độ 1.100 cây/ ha, khoảng cách: Cây cách cây 3 m, hàng cách hàng 3 m. - Trồng mật độ 1.600 cây/ha, khoảng cách: Cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 3 m. - Trồng mật độ 2.000 cây/ha. Cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2,5 m. 4. Làm đất - Nơi địa hình có độ dốc dưới 200: Có thể cày, cuốc đất toàn diện hoặc cày cuốc theo băng, băng rộng phụ thuộc vào mật độ trồng và điều kiện thâm canh. - Nơi địa hình có độ dốc trên 200: Phát thực bì theo băng, băng phát theo đường đồng mức. Băng phát rộng 1,5 m, băng chừa để rộng 1,5 m.

<span class='text_page_counter'>(184)</span> - Cuốc hố có kích thước: ChiÒu dµi 30 cm, réng 30 cm, s©u 30 cm, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới để riêng, chuẩn bị hố trước khi trồng cây từ 15 - 20 ngày - Nếu có điều kiện trồng thâm canh mỗi hố bón lót 1 kg phân chuồng hoai với 0,1 - 0,2 kg lân supe. Trộn đều phân với lớp đất mặt cho vào hố, lấp đất tạo thành hình mâm xôi. 5. Tiêu chuẩn cây con đem trồng - Cây con có bầu đạt 2,5 - 3 tháng tuổi, có chiều cao 20 25 cm, đường kính cổ rễ 0,3 - 0, 4 cm, cây xanh tốt, một ngọn. - Trước khi xuất vườn một tuần phải tiến hành cắt bớt lá, đảo bầu xén rễ để đảm bảo tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng. 6. Trồng cây Dùng cuốc, dao moi giữa hố có độ sâu bằng chiều cao thân bầu, rạch bỏ túi bầu, đặt bầu cây ngay ngắn, lấp đất nhỏ, vừa lấp đất vừa ấn xung quang bầu đất, đất lấp cao hơn mặt bầu 2 - 3 cm tạo thành mâm xôi cho thoát nước. 7. Chăm sóc rừng Rừng sau khi trồng chăm sóc 3 năm liền, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần. Tuỳ từng điều kiện thực bì (cỏ cây), đất đai, thời tiết mà bố trí lần chăm sóc cho phù hợp. Thực hiện nông lâm kết hợp khi có điều kiện thuận lợi..

<span class='text_page_counter'>(185)</span> 7.1. Năm thứ nhất - Trồng vào vụ xuân chăm sóc 2 lần: + Lần 1: Dẫy cỏ xung quanh gốc, vun mầu vào gốc cây có đường kính 1 m. + Lần 2: Phát cỏ, cắt gỡ dây leo, cây bụi lấn át cây trồng. - Trồng vào vụ thu chăm sóc 1 lần: Dẫy cỏ xung quanh gốc, vun mầu vào gốc cây có đường kính 1 m (Chăm sóc lần 1 kết hợp với trồng dặm cây bị chết). 7.2. Năm thứ hai Chăm sóc 3 lần. - Lần 1: Kỹ thuật chăm sóc như năm 1 lần 1. - Lần 2: Phát cỏ, cây bụi, dây leo lẫn át cây trồng. - Lần 3: Kỹ thuật chăm sóc như lần 2. 7.3. Năm thứ ba: Chăm sóc 2 lần, kỹ thuật như chăm sóc năm 2 lần 2. 8. Sâu bệnh hại chÝnh trên cây keo và biện pháp phòng trừ 8.1. Sâu vạch xám ăn lá keo - Triệu chứng gây hại: Sâu ăn các lá non, ngọn non, ăn hết lá non chuyển sang ăn các lá khác gây ra những lỗ thủng trên lá hoặc khuyết mép lá..

<span class='text_page_counter'>(186)</span> - Các biện pháp phòng trừ: Điều tra, kiểm tra phát hiện sớm tình hình phát sinh gây hại của sâu ăn lá keo để chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ. Huy động nhân lực thu bắt kén, sâu non, nhộng xung quanh gốc cây để tiêu diệt. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc trừ sâu sinh học như: Bôverin, BT… hoặc thuốc hoá học như: Padan 95SP, Ofatox 400EC, Karate 2,5EC... để phun vào gốc, thân các cây bị hại (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8.2. Sâu nâu ăn lá keo - Triệu chứng gây hại: Sâu ăn các lá non, ngọn non. Sâu ăn cả lá bánh tẻ và lá già, làm rừng keo xơ xác và trụi lá. Nếu dịch sâu xẩy ra liên tiếp keo có thể bị chết từng chòm. - Các biện pháp phòng trừ: Điều tra phát hiện sớm tình hình phát sinh gây hại của sâu ăn lá keo để chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ. Huy động nhân lực thu bắt kén, sâu non xung quanh gốc cây để tiêu diệt. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc trừ sâu sinh học như: Bôverin, BT…hoặc thuốc hoá học như: Padan 95SP, Ofatox 400EC, Karate 2,5EC…để phun vào gốc, thân các cây bị hại (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8.3. Sâu kèn nhỏ ăn lá keo - Triệu chứng gây hại: Sâu non tuổi 1 - 3 ăn lớp biểu bì lá. Các tuổi sau ăn lá làm lá cây bị những đốm khô và thủng, mất khả năng quang hợp, cây còi cọc..

<span class='text_page_counter'>(187)</span> - Các biện pháp phòng trừ: Điều tra thường xuyên phát hiện sớm tình hình phát sinh gây hại của sâu túi nhỏ ăn lá keo để chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ. Bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại như: Kiến, ong, nhện, kiến vống đỏ. Huy động nhân lực thu tập kén và tiêu diệt. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Padan 95SP, Ofatox 400EC, Sherpa10EC hoặc 25EC, Trebon 10ND, Regent 800WG để phun trừ (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 8.4.Bệnh phấn trắng hại lá keo - Triệu chứng gây hại: Lúc đầu bệnh phát sinh trên ngọn cây rồi lan dần sang lá non và lá già. Lá non, chồi non lúc mới bị bệnh xuất hiện các đốm nhỏ trong suốt, dần dần trên lá có các bột màu trắng. Bệnh gây hại nặng làm cho lá xoăn, màu nâu vàng, khô chết nhưng lá không rụng. - Các biện pháp phòng trừ: Chọn nơi thoáng gió đủ nắng để làm vườn ươm. Trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Trồng cây giống đủ tiêu chuẩn, sạch bệnh. C¾t bỏ, thu dọn và tiêu huỷ cành, lá bị bệnh. Khi cÇn thiÕt dùng thuốc hoá học như: Tilt super 300EC, Anvil 5SC, Scor 250ND Benlate 50WP…cho cây khi cần thiết, chú trọng vào thời kỳ cây ra lộc xuân tháng 3 - 4 kiểm tra thường xuyên, phát hiện bệnh phòng trừ ngay (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Ngoài những sâu, bệnh hại chính trên còn có những sâu bệnh hại khác như: Sâu đo xám, sâu xám 4 vạch đen, sâu róm 7 túm lông, sâu kèn bó củi…Bệnh chết ngược, bệnh đốm lá, bệnh lá úa vàng, bệnh gỉ sắt..

<span class='text_page_counter'>(188)</span> Chú ý: Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ cho cây keo (ở giai đoạn kép tán) rất tốn kém về kinh tế và gây ô nhiễm nguồn nước. Không sử dụng thuốc hoá học trên rừng đầu nguồn. 9. Bảo vệ rừng trồng Cây keo thường trâu, bò rất thích ăn lá vì vậy cần phải có biện pháp bảo vệ, không để gia súc phá hoại, làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng. 10. Tỉa thưa nuôi dưỡng Sau khi trồng 3 - 5 năm rừng khép tán, tỉa thưa lần thứ 1 vào tuổi 3 4 mật độ để lại khoảng 800 - 1.000 cây/ha. Làm nguyên liệu giấy khai thác ở tuổi 9 - 10, thông thường khai thác trắng để kinh doanh rừng tái sinh bằng hạt. Nếu sử dụng vào xây dựng, đóng đồ gia dụng thì tỉa thưa lần 2 ở tuổi 9 - 10 mật độ để lại khoảng 400 - 500 cây/ha, tuổi khai thác 15 - 18 tuổi..

<span class='text_page_counter'>(189)</span> KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LUỒNG I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG. Luồng là loài cây có thâm ngầm, mọc cụm, thân thẳng, cao 15 - 20 m, đường kính 12 - 18 cm, khi non có màu xanh vàng, khi già có màu nâu nhạt. Cây luồng thích hợp nơi có độ cao dưới 400 m so với mặt nước biển, lượng mưa trên 1.500 mm/năm, để cây luồng cho năng suất cao trồng luồng ở ven đồi, núi thấp, nơi tầng đất dầy, nhiều mùn, ẩm, thoát nước. II. KỸ THUẬT TRåNG 1.Thời vụ trồng Trồng từ tháng 2 - 6 dương lịch 2. Mật độ trồng.

<span class='text_page_counter'>(190)</span> - Trồng thuần loài: Mật độ 125 - 200 cây/ha, cây cách cây 8 m, hàng cách hàng 10 m hoặc cây cách cây 5 m, hàng cách hàng 10 m - Trồng theo đám: Cây cách cây 7 m, hàng cách hàng 7 m - Trồng bao đồi: Trồng 1 - 2 hàng, cây cách cây 4 m, hàng cách hàng 3 m 3. Phát, dọn thực bì Phát toàn bộ thực bì phần trồng luồng hoặc phát theo băng 6 m và để lại băng chừa 8 -10 m, trong băng chừa chặt bỏ cây cao trên 6 m. Thực bì phát xong dọn theo băng hoặc theo đống, không đốt. 4. Kỹ thuật làm đất - Chuẩn bị đất trước khi trồng 1 tháng - Kích thước hố: Bố trí hố theo hình nanh sấu. + Đối với trồng cành chiết: ChiÒu dµi 40 cm, réng 40 cm, s©u 40 cm. + Đối với trồng bằng gốc: ChiÒu dµi 60 cm, réng 60 cm, s©u 60 cm. + Sau khi cuốc 15 ngày tiến hành lấp hố và bón lót phân: Lấp 2/3 hố bằng đất nhỏ mịn, trộn đều với 5 - 10 kg phân chuồng hoai sau đó lấp đầy hố. 5. Tuổi cây đem trồng.

<span class='text_page_counter'>(191)</span> Sau 4 tháng tuổi, cây đã có một thế hệ lá mới, toả hết lá, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. 6. Kỹ thuật trồng Trồng vào ngày thời tiết râm mát, đất trong hố đủ ẩm. Đào giữa hố sâu hơn cổ rễ cây giống 10 - 20 cm, đặt cây giống giữa hố, lấp đất mịn 1/2 bầu, sau đó giận chặt cách gốc 20 cm, lấp tiếp đến ngang cổ rễ, nện chặt, sau đó lấp lần 3 từ 5 -10 cm san phẳng với bề mặt trồng. Phủ gốc bằng cỏ, lá cây...để giữ ẩm. 7. Chăm sóc - Thời gian chăm sóc: Chăm sóc trong 5 năm đầu mỗi năm từ 1 - 3 lần. Số lần chăm sóc tuỳ thuộc vào điều kiện thực bì, thời tiết, đất đai mà định ra số lần chăm sóc cho phù hợp. - Kỹ thuật chăm sóc: + Phát cây bụi, dây leo quanh gốc. Cuốc xung quanh gốc cây với đường kính rộng 1 - 2 m, cuốc sâu 20 - 25 m, không vun gốc. + Bón thúc trong 5 năm đầu vào lần chăm sóc đầu tiên, mỗi gốc 0,5 - 1 kg phân NPK (5 -10 - 3) bón bằng cách đánh rạch vòng tròn xung quanh gốc cách gốc 20 - 30 cm, cuốc rộng 20 cm sâu 15 - 20 cm, sau đó rắc đều phân và lấp đất lại. - Chặt vệ sinh rừng luồng :.

<span class='text_page_counter'>(192)</span> + Từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 chặt bỏ những cây nhỏ, cây cụt ngọn và cây sâu bệnh trong bụi. + Chặt bỏ cây già, cây nhỏ trong búi để kích thích sinh măng. + Thời gian chặt vệ sinh vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. 8. Sâu bệnh h¹i chÝnh trªn c©y luång vµ biÖn ph¸p phßng trõ - Bệnh chổi sể + Triệu chứng gây hại: Các cành phụ kéo dài thành cành dài nhiều đốt và phân ra nhiều nhánh. Lá bệnh nhỏ lại trông xa hình dạng giống chổi xể hoặc tổ chim. Mùa đông hình thành nhiều nhánh nhỏ về sau nhánh nhỏ càng nhiều lên. Hàng năm vào tháng 4 – 6 trên đốt luồng của cành bệnh hình thành bột trắng. Đến tháng 9 - 10 trên đoạn ngọn đốt luồng tạo nên dạng phình hạt gạo mầu đen nhưng không nhiều như mùa xuân. + Các biện pháp phòng trừ: Cần tăng cường chăm sóc quản lý, bón phân sau khi chặt cây, tiến hành khai thác măng và cây hợp lý, không dùng cây trong rừng luồng bị bệnh để trồng. Trồng hỗn giao tre, luồng với cây gỗ. Không lấy giống ở những bụi có cây bị bệnh. Tiêu huỷ cây bệnh. Chăm sóc rừng khoẻ mạnh, tỉa cành để thông thoáng gió. Sử dụng thuốc Boocđo 1% phun hoặc tưới vào gốc (sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì nhãn mác)..

<span class='text_page_counter'>(193)</span> Ngoài những sâu bệnh hại chính trên luồng còn có những sâu bệnh như: Châu chấu lưng vàng, lưng xanh, vòi voi…, bệnh sọc tím… Chú ý: Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ cho cây rất tốn kém về kinh tế và gây ô nhiễm nguồn nước. Không sử dung thuốc hoá học trên rừng đầu nguồn III. KHAI THÁC Khai thác từ tuổi 5 trở đi, thu hoạch cây trên 3 năm tuổi, không khai thác luồng vào mùa sinh măng. Làm vệ sinh quanh gốc chặt để tránh sâu bệnh. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SA MỘC I. ĐẶC ĐIÓM CHUNG Là cây lấy gỗ, có giá trị kinh tế lớn, gỗ bền đẹp dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng, có hình dáng đẹp trồng làm cây cảnh quang. Là loại cây ưa sáng mọc nhanh so với một số loài lá kim khác, tỉa cành tự nhiên tốt, tái sinh chồi rất mạnh. Phù hợp nơi có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, thoát nước. II. KỸ THUẬT TRỒNG 1. Thời vụ trồng - Vụ xuân trồng vào tháng 3 - 4. - Vụ thu vào tháng 8 - 9. 2. Mật độ.

<span class='text_page_counter'>(194)</span> - Trồng toàn diện: Phát cây bụi, lau, chít,... toàn bộ diện tích, xếp thực bì theo băng. Mật độ 2.500 cây/ha, c©y c¸ch cây 2 m, hµng c¸ch hàng 2 m. Có thể trồng xen với cây nông nghiệp trong 1 - 2 năm đầu. - Trồng nơi có thực bì cây bụi, cây tái sinh: Băng phát theo đường đồng mức, băng phát rộng 1,5 m, băng chừa 1,5 m. Mật độ trồng 1.600 cây/ha, cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 3 m. 3. Làm đất Cuốc hố bố trí theo hình nanh sấu, theo đường đồng mức kích thước hố: ChiÒu dµi 30 cm, réng 30 cm, s©u 30 cm, cuốc lấp hố trước khi trồng 15 - 20 ngày. 4. Tiêu chuẩn cây con - Cây con có thời gian từ 8 - 10 tháng tuổi. - Cây khoẻ có hình dáng đẹp, cân đối, không cụt ngọn. - Kích thước cây: Cao từ 25 - 30 cm, đường kính cổ rễ 0,3 - 0,4 cm. 5. Trồng cây Chọn ngày râm mát, đất trong hố đủ ẩm, moi giữa hố bằng bầu cây cắt bỏ vỏ bầu, đặt cây ngay ngắn, vừa lấp đất màu vừa ấn xung quanh, lấp kín cổ rễ cao 2 - 3 cm thành hình mâm xôi. 6. Chăm sóc rừng Sa mộc sau khi trồng chăm sóc 4 năm..

<span class='text_page_counter'>(195)</span> - Năm thứ nhất: + Trồng vụ xuân chăm sóc 3 lần, trồng vụ thu chăm sóc 1 lần. + Kỹ thuật chăm sóc năm 1 lần 1: Dẫy cỏ, vun màu vào gốc cây, đường kính vun xung quanh gốc 0,6 - 0,8 m. Kết hợp trồng dặm cây chết. Còn các lần 2 và 3 phát quang thực bì cắt gỡ dây leo lấn át cây trồng. - Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần, lần 1 cũng như năm 1 lần 1. Còn các lần khác phát quang cây bụi, cỏ xâm lấn, cắt gỡ dây leo cuốn gốc cây trồng. - Năm thứ ba: Chăm sóc 2 lần kỹ thuật như lần 2 và lần 3 của năm hai. - Năm thứ tư: Chăm sóc 1 lần như năm thứ ba. - Đến năm thứ 5: Phải tỉa thưa, điều chỉnh mật độ, chặt bỏ cây sinh trưởng kém, sâu bệnh, mật độ để lại từ 1.000 - 1.200 cây/ha cho kinh doanh gỗ nhỏ, tuổi khai thác từ 10 - 15 năm. Mật độ 400 cây/ha cho kinh doanh gỗ lớn, tuổi khai thác trên 25 năm. 7. Sâu bệnh h¹i chÝnh c©y sa méc vµ biÖn ph¸p phßng trõ 7.1. Sâu đục ngọn - Triệu chứng gây hại: Sâu gây hại ngọn chính, ngọn cành bị héo vàng gục xuống, có nhựa chảy ra khô trắng khoảng cách 20 - 30 cm từ đỉnh ngọn xuống. Cây sa mộc có một ngọn.

<span class='text_page_counter'>(196)</span> hoặc nhiều ngọn bị hại, khi ngọn bị sâu hại, do vết đục, gió to làm ngọn bị gẫy gục và héo vàng. Sâu đục ngọn chủ yếu gây hại trong vườn ươm và trên rừng sa mộc non mới trồng. - Các biện pháp phòng trừ: Khi thấy ngọn có nhựa chảy ra và hơi héo có thể cắt và đốt để tiêu diệt sâu non. Phòng trừ bằng thuốc hoá học, phun thuốc diệt sâu non nên tiến hành vào đầu mùa xuân. Phun thuốc lúc sâu non nở trước khi chúng xâm nhập vào ngọn. Dùng thuốc hoá học như: Padan 95SP, Regent 800WG hoặc Ofatox 400EC, phun 2 - 3 lần cách nhau khoảng 15 - 20 ngày (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 7.2. Bệnh khô lá - Triệu chứng gây hại: Bệnh hại làm cho cây sa mộc lá vàng từ ngọn lá đến gốc lá, trên lá khô xuất hiện những chấm nhỏ mầu đen. Bệnh xuất hiện từ phần ngọn sau đó lan dần đi xuống phần cành, lá dưới gây hại. - Các biện pháp phòng trừ: Trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Những cây bị bệnh nặng cần chặt đem đi tiêu huỷ...Dùng thuốc thuốc hoá học Daconil, Maneb, Benlate hoặc Boocđo 1%,...(sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì nhãn mác thuốc). Chú ý: Không sử dụng thuốc hoá học trên rừng đầu nguồn.Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ cho cây (ở giai đoạn kép tán) rất tốn kém về kinh tế và gây ô nhiễm.

<span class='text_page_counter'>(197)</span> nguồn nước. Không sử dụng thuốc hoá học trên rừng đầu nguồn 8. Bảo vệ rừng: Rừng sa mộc cần được bảo vệ không cho gia súc thả rông phá hoại, đồng thời chú ý phòng cháy rừng.. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THÔNG BA LÁ I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG - Thông ba lá là cây gỗ lớn, cung cấp gỗ gia dụng, dán lạng, nguyên liệu giấy, khai thác nhựa để lấy tinh dầu thông và côlôphan dùng trong công nghiệp, xây dựng, đóng bao bì xuất khẩu. Ngoài ra, thông còn có tác dụng trồng rừng phòng hộ, rừng cảnh quang. - Thông ba lá được trồng nhiều ở phía Tây và phía Bắc của Tỉnh, thích hợp với nhiệt độ 18 - 25 0C độ cao từ 1.000 1.500 m, thích hợp với đất chua (pH = 4,5 - 5,5) có khả năng sống trên đất nghèo xấu, không ưa đất úng bí, là cây ưa sáng,.

<span class='text_page_counter'>(198)</span> tái sinh bằng hạt tốt, sinh trưởng nhanh nhưng không tái sinh bằng chồi ra hoa vào tháng 2 tháng 3. Quả chín tháng 11 - 12 , hạt nhỏ, có cánh rất dễ bay. II. KỸ THUẬT TRỒNG 1. Thời vụ - Vụ xuân tháng 3 - 4. - Vụ thu tháng 8 - 9. 2. Mật độ trồng - Trồng toàn diện: Phát cây bụi, lau, chít,... toàn bộ diện tích, xếp thực bì theo băng. Mật độ 2.500 cây/ha, c©y c¸ch cây 2 m, hµng c¸ch hàng 2 m. Có thể trồng xen với cây nông nghiệp trong 1 - 2 năm đầu. - Trồng nơi có thực bì cây bụi, cây tái sinh: Băng phát theo đường đồng mức, băng phát rộng 1,5 m, băng chừa 1,5 m. Mật độ trồng 1.600 cây/ha, cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 3 m. 3. Làm đất Cuốc hố bố trí theo hình nanh sấu, theo đường đồng mức, kích thước hố: ChiÒu dài 30 cm, rộng 30 cm, sâu 30 cm, cuốc lấp hố trước khi trồng 15 - 20 ngày. 4. Tiêu chuẩn cây con.

<span class='text_page_counter'>(199)</span> Tuổi cây con ở trong vườn ươm từ 6 tháng tuổi trở lên. Cây có chiều cao từ 25 - 30 cm, đường kính cổ rễ từ 0,3 - 0,4 cm. Cây có hình dáng đẹp, xanh tươi. 5. Trồng cây Dùng cuốc moi giữa hố vừa bằng kích cỡ bầu cây, xé bỏ vỏ bầu sau đó đặt bầu cây thẳng đứng giữa hố, lèn chặt đất từ dưới lên trên, vun gốc thành hình mâm xôi tới cổ rễ. Trồng vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ khi đất đó đủ ẩm. 6. Chăm sóc Sau khi trồng chăm sóc 4 năm liền. 6.1. Năm thứ nhất - Trồng vụ xuân chăm sóc 3 lần: + Lần 1: Chăm sóc vào tháng 4, tháng 5 kết hợp với trồng dặm các cây trồng bị chết. + Lần 2: Chăm sóc vào tháng 8, tháng 9. + Lần 3: Chăm sóc vào tháng 11, tháng 12. - Trồng vụ thu chăm sóc 1 lần vào tháng 11 - 12. 6.2. Năm thứ 2 Chăm sóc 2 lần. - Lần 1 vào tháng 4, tháng 5. - Lần 2 vào tháng 8, tháng 9..

<span class='text_page_counter'>(200)</span> 6.3. Năm thứ 3 và 4 Mỗi năm chăm sóc 1 lần. 6.4. Nội dung các lần chăm sóc - Chăm sóc lần 1 của năm thø 1 và năm thø 2: Xới cỏ quanh gốc cây, vun mầu vào gốc có đường kính rộng từ 0,8 1 m. - Các lần sau: Phát dọn thực bì, phát dây leo chen lấn cây trồng. - Đến năm thứ 5: Phải tỉa thưa, điều chỉnh mật độ, chặt bỏ cây sinh trưởng kém, sâu bệnh, mật độ để lại từ 1.000 - 1.200 cây/ha cho kinh doanh gỗ nhỏ, tuổi khai thác từ 10 - 15 năm. Mật độ 500 - 600 cây/ha cho kinh doanh gỗ lớn, tuổi khai thác trên 25 năm. 7. Sâu hại chÝnh trªn c©y th«ng vµ biÖn ph¸p phßng trừ 7.1. Sâu hại 7.1.1. Sâu róm ăn lá - Triệu trứng gây hại: Sâu non ăn trụi lá thông, làm giảm sinh trưởng của cây. - Các biện pháp phòng trừ: Chọn các giống thông phù hợp với vùng sinh thái, có khả năng chống chịu sâu hại cao để trồng. Thực hiện trồng rừng hỗn giao với các loài cây rừng lá rộng, cây có hoa khác... Khai thác, bảo vệ các loài thiên địch của sâu róm bằng cách bảo vệ thực bì, cây lá rộng, cây có.

<span class='text_page_counter'>(201)</span> hoa. Sử dụng bẫy đèn, để thu hút sâu trưởng thành vào bẫy để tiêu diệt. Huy động nhân lực thu bắt trứng, sâu non, nhộng để tiêu diệt. Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học như: Boverin, BT, Virus và một số chất ức chế lột xác của sâu hoặc các thuốc trừ sâu hoá học như: Padan 95SP, Ofatox 400EC,... để phun trong trường hợp sâu phát dịch mạnh (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 7.1.2. Ong ăn lá thông - Triệu trứng gây hại: Sâu non mới nở (tuổi 1 - 2) gặm ăn phần mô biểu bì, thịt lá. Các tuổi lớn, tuổi 3 trở đi gây hại ăn cụt lá. - Các biện pháp phòng trừ: Chọn các giống thông phù hợp với vùng sinh thái, có khả năng chống chịu sâu hại cao để trồng. Thực hiện trồng rừng hỗn giao với các loài cây rừng lá rộng, cây có hoa khác... Khai thác, bảo vệ các loài thiên địch của sâu như: Nhện, bọ xít, chim ăn sâu. Huy động nhân lực thu bắt trứng, sâu non, nhộng để tiêu diệt. Sử dụng thuốc hoá học như: Bassa 50EC, Ofatox 400EC,... (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 7.2. Bệnh hại 7.2.1. Bệnh rơm lá cây thông - Triệu chứng gây hại: Ban đầu trên lá xuất hiện các chấm bệnh màu vàng, vết bệnh lan rộng dần có thể làm vàng từng đoạn. Lá bị biến vàng từ chấm bệnh lên đến ngọn lá, sau đó lá.

<span class='text_page_counter'>(202)</span> khô dần thành màu nâu sẫm hoặc nâu xám, lá bị bệnh sau khi khô xoăn quấn lại với nhau giống như búi rơm và rụng. Trên phần lá khô xuất hiện các chấm màu đen. Bệnh có thể làm cho cây thông chết khô. - Biện pháp quản lý bệnh: Chọn nơi đất tốt, tơi xốp, thoát nước tốt để làm vườn ươm. Tăng cường chăm sóc cây con, đảo bầu, tách bỏ cây bệnh để ngăn chặn lây lan. Theo dõi kiểm tra vườn ươm và rừng trồng phát hiện loại bỏ tiêu hủy cây bệnh kịp thời. Không sử dụng các cây thông giống đã bị nhiễm bệnh để trồng. Sử dụng thuốc hoá học như: Zineb 25 BTN, Benlate, Boocđo …(sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). 7.2.2. Bệnh khô xám lá - Triệu chứng gây hại: Lá bị bệnh xuất hiện các đoạn màu vàng, sau khô từ vị trí vết bệnh trở lên. Ngọn lá thắt lại chuyển thành màu trắng xám hoặc xám đen. Lá có thể bị uốn cong tại vị trí vết bệnh. Xung quanh vết bệnh có viền màu đỏ nâu. - Các biện pháp phòng trừ: Chọn đất trồng thích hợp với loại giống cây thông trồng. Trồng với mật độ hợp lý, trồng rừng hỗn giao. Tăng cường chăm sóc quản lý nâng cao sức chống chịu bệnh cho cây. Sử dụng thuốc hoá học như: Daconil, Maneb, Benlate... (sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn mác). Ngoài những sâu bệnh hại chính trên còn có những sâu bệnh hại như: Sâu róm 4 túm lông, xén tóc…, bệnh tuyến trùng, bệnh khô đỏ lá thông..

<span class='text_page_counter'>(203)</span> Chú ý: Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ cho cây (ở giai đoạn kép tán) rất tốn kém về kinh tế và gây ô nhiễm nguồn nước. Không sử dụng thuốc hoá học trên rừng đầu nguồn. 8. Bảo vệ rừng Rừng thông cần được bảo vệ không cho gia súc thả rông phá hoại, đồng thời đặc biệt chú ý phòng cháy rừng.. KỸ THUẬT TRỒNG THẢO QUẢ DƯỚI TÁN RỪNG I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG Thảo quả là một loài cây thân thảo sống lâu năm mọc thành bụi. Sinh trưởng phát triển tốt ở nơi có độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển. Thảo quả ưa ẩm, kém chịu nóng, chịu được khí hậu giá lạnh và có nhu cầu cao về chất dinh dưỡng. Đất thích hợp với cây thảo quả là đất màu mỡ, nhiều mùn, ẩm, dÔ tho¸t nước, tầng đất trung bình hoặc dầy. Thảo quả là cây ưa bóng, luôn cần có độ che bóng từ 40% trở.

<span class='text_page_counter'>(204)</span> lên. Vì vậy, trồng xen thảo quả dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng rất tốt. Thảo quả sau khi trồng đến năm thứ 3, thứ 4 bắt đầu ra hoa kết quả. Từ các năm sau cây bắt đầu sai quả, có thể cho năng suất từ 2.000 - 2.500 kg quả tươi/ha/năm, tương đương 580 - 715 kg quả khô. II. KỸ THUẬT TRỒNG: 1. Tiêu chuẩn cây con 1.1. Giống bằng cây thân ngầm Trong các bụi cây đã ra hoa, chọn những cây từ 1 - 2 năm tuổi, trưởng thành, xanh tươi, ®ào lấy thân ngầm (dưới đất) dài từ 7 - 10 cm, đường kính từ 2,7 - 5 cm, thân ngầm phải có từ 2 - 3 mắt (chồi ngủ) còn tươi. Chặt bớt đoạn thân khí sinh (đoạn thân trên mặt đất), chỉ để đoạn dài 35 - 40 cm. 1.2. Giống bằng cây con gieo từ hạt Cây con trong vườn ươm có tuổi cây từ 12 - 18 tháng tuổi, cây cao 60 - 80 cm, xanh tươi, không bị sâu bệnh. 2. Chọn nơi trồng.

<span class='text_page_counter'>(205)</span> Chọn nơi đất rừng tốt, giầu mùn, đạm, gần khe suối, chân núi, đất ẩm, nơi có độ cao trên 700 m so với mặt nước biển. Rừng được chọn để trồng thảo quả dưới tán phải có độ che bóng 40% trở lên. 3. Chuẩn bị đât trồng. - Tiến hành phát thực bì, dây leo, bụi rậm dưới tán rừng trước khi trồng 1 tháng, nếu có điều kiện băm nhỏ cành và thân cây, rải đều trên mặt đất để chóng phân huỷ thành mùn. Dọn cây bụi quanh hố rộng 0,8 cm. - Theo quy trình kỹ thuật (Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT phát hành) khi trồng phải cuốc hố có kích thước dài 40 cm, rộng 40 cm, sâu 40 cm, nhưng do địa hình để có thể trồng thảo quả đa số rất khó khăn, vì vậy, tuỳ từng điều kiện để vận dụng, nhưng phải đào hố đủ sâu để khi trồng đảm bảo phải lấp đất kín phần thân ngầm hoặc kín cổ rễ cây con. 4. Mật độ trồng Tuỳ thuộc vào độ che bóng mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp. Thông thường trồng mật độ là: 1.600 cây/ha, theo khoảng cách cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 3 m. 6. Thời vụ trồng - Trồng bằng cây con gieo ươm từ hạt (hoặc cây có bầu) từ tháng 4 - 9 dương lịch. - Trồng bằng thân ngầm: Thời vụ trồng vào tháng 4 (Lúc này cây mẹ chưa ra hoa, lượng nước trong thân ít)..

<span class='text_page_counter'>(206)</span> 7. Trồng cây - Trồng bằng hom thân ngầm, đặt cây đúng giữa hố, hom đặt nghiêng 700 so với mặt đất, lấp đất, dậm chặt cao hơn miệng hố thành hình mâm xôi 4 - 5 cm. - Trồng bằng cây con rễ trần, đặt cây đúng giữa hố, lấp đất dậm chặt cao hơn miệng hố hố thành hình mâm xôi 4 - 5 cm 8. Chăm sóc Tuỳ từng điều kiện đất, thực bì, thời tiết mà bố trí số lần chăm sóc trong năm cho phù hợp. Mỗi năm chăm sóc 2- 3 lần, phát bỏ cây cỏ, dây leo bụi rậm xâm lấn, xới xáo đất xung quang hố có đường kính 1m. Thời gian chăm sóc vào các tháng 4 - 7 - 10. Kết hợp với công việc chăm sóc lần cuối trong những năm sau khi thu hoạch quả, nếu có điều kiện nên bón thúc cho mỗi gốc 1 - 2 kg phân chuồng hoai trộn với 100 - 200 g NPK/cây. Nếu cây trồng chỗ đất bằng đào rãnh sâu 20 cm bón quanh gốc cách 30 - 50 cm, nếu đất dốc bón phía trên dốc. Chú ý: Đối với thảo quả cần chú ý bệnh thối thân, thối hoa, quả non và chuột hại quả chín b»ng c¸ch phát quang thực bì tạo sự thông thoáng, cắt bỏ, tiªu huû cây bị bệnh, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đặt bẫy bả phòng trừ chuột. III. THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN 1. Thu hoạch.

<span class='text_page_counter'>(207)</span> Vào khoảng tháng 10, khi vỏ quả bắt đầu ngả sang màu đỏ, quả chưa nứt là phải thu hoạch. Nếu thu hái chậm, quả đã bị nứt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. 2. Chế biến Sau khi thu hái quả về, đem phơi ngay hoặc sấy khô rồi bán ra thị trường. Có nơi thu hoạch quả về, đem quả tươi nhúng vào nước sôi trong thời gian 2 - 3 phút, vớt quả ra đem phơi nắng hoặc sấy khô.. Kü thuËt trång c©y m©y nÕp I. §Æc tÝnh sinh th¸i Mây nếp sinh trởng tốt thích hợp nơi có tầng đất dầy, ẩm, giÇu mïn, tho¸t níc, n¬i c¸c khe suèi, thung lòng, ch©n sên đồi ít dốc, ở giai đoạn 1 - 3 tuổi cần che bóng, nhng sau 4 tuổi thì không chịu bóng. Mây nếp đẻ nhánh quanh năm, mạnh nhất vào mùa ma, ở nơi đất tơi xốp, đợc vun gốc, một bụi có thÓ tíi 30 nh¸nh, th©n m©y sinh trëng dµi 3 - 4 m, thËm chÝ dài đến 30 m. Mây nếp cần có cây trụ để bám leo, nếu mây nếp bò trên mặt đất chất lợng sẽ kém, sợi mây giòn khó gia c«ng. C©y trång 4 - 5 tuæi b¾t ®Çu ra hoa kÕt qu¶, kh¶ n¨ng t¸i.

<span class='text_page_counter'>(208)</span> sinh bằng hạt rất tốt, hạt giống nhiều nên chủ yếu đợc gây trång b»ng c©y con. II. Kü thuËt trång 1. Tiªu chuÈn c©y con Tuæi c©y tõ 15 - 18 th¸ng, chiÒu cao trªn 20 cm, cã sè l¸ 3 - 4 l¸/c©y, sinh trëng tèt, kh«ng bÞ s©u bÖnh. 2. Thêi vô. - Vô xu©n vµo th¸ng 3 - 4. - Vô thu th¸ng 8 - 9. 3. Chọn và làm đất. - Chọn đất: Cây mây nếp không kén đất có thể trồng trên các loại đất như: Trồng dới tán rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có độ che bóng 30 - 40%; Trồng theo đám vào các khoảng trống trong rõng khoanh nu«i; Trång lµm hµng rµo quanh nhµ hoÆc trong vên díi bãng c¸c c©y kh¸c - Làm đất: + Phát, dọn theo rạch hoặc quanh hố trồng để đảm bảo giữ đợc cây che bóng và có cây cho mây leo, nơi không có cây, ph¶i trång hoÆc c¾m cäc cho c©y m©y leo. + §µo hè cã kÝch thíc dài 20 cm, rộng 20 cm, sâu 20 cm, bãn lãt mçi hè 200 - 300 g ph©n NPK hoÆc 2 - 3 kg ph©n chuång hoai. Hố đào cách gốc cây gỗ hoặc trụ 0,5 - 1 m. 4. Mật độ trồng Mật độ từ 1.600 c©y/ha với khoảng: Cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3 m hoÆc 2.500 c©y/ha với khoảng cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2 m..

<span class='text_page_counter'>(209)</span> 5. C¸ch trång Dùng cuốc moi giữa hố vừa bằng kích cỡ bầu cây, mçi hè trång 2 -3 c©y, c©y c¸ch c©y 8 - 10 cm, xé bỏ vỏ bầu nÕu cã, sau đó đặt bầu cây thẳng đứng giữa hố, lèn chặt đất từ dưới lên trên, vun gốc thành hình mâm xôi tới cổ rễ. Trồng vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ khi đất đó đủ ẩm. 6. Ch¨m sãc Làm cỏ xới đất quanh gốc trong 2 năm đầu, 2 - 3 lần trong n¨m. Hµng n¨m tiÕn hµnh ph¸t bá d©y leo, bôi rËm lÊn ¸t c©y trồng, đảm bảo đủ ánh sáng cho cây sinh trởng phát triển tốt. Chú ý: Không để gốc bị vùi quá sâu làm hạn chế đến việc đẻ nhánh. III. Thu ho¹ch vµ chÕ biÕn Sau khi trồng 3 - 4 năm nơi đất tốt có thể bắt đầu cho thu ho¹ch. Khi thu ho¹ch chÆt c¸ch gèc 10 cm, kÐo d©y m©y ra khỏi khóm cây, róc bỏ bẹ lá, phơi khô để bán hoặc đa vào chế biÕn theo quy tr×nh c«ng nghÖ riªng. C¸c n¨m sau tuú thuéc điều kiện hoặc nhu cầu để thu hoạch..

<span class='text_page_counter'>(210)</span> PHẦN IX CHĂN NUÔI THÚ Y Kü thuËt ch¨n nu«i tr©u, bß I. Chän gièng tr©u, bß 1. Trâu, bò đực - VÒ ngo¹i h×nh: Thể hiện đầy đủ đặc trng của giống (đợc chọn lọc qua đời bố, mÑ), toµn th©n ph¸t triển cân đối. Đầu và cæ to, r¾n ch¾c. Ngùc s©u vµ në nang, vai to, hÖ c¬ ph¸t triÓn, da bãng, l«ng mît, lng dµi, h«ng réng, bông thon gän, kh«ng xÖ, bèn ch©n to khoÎ (Khi.

<span class='text_page_counter'>(211)</span> ®i kh«ng ch¹m kheo), mãng tròn khÝt. C¬ quan sinh dôc ph¸t triển tốt, cân đối. - Träng lîng: §¹t tõ 300 - 350 kg lóc 2,5 - 3 tuæi. - Tuổi làm giống: Từ 3 đến 8 tuổi. 2. Tr©u, bß c¸i - VÒ ngo¹i h×nh: Thể hiện đầy đủ đặc trng của giống (đợc chọn lọc qua đời bố, mÑ), nh×n kh¸i qu¸t lµ nh÷ng con cã søc khoÎ tèt, th©n m×nh c©n đối kh«ng khuyÕt tËt. §Çu vµ cæ nhá, thanh, ngùc réng s©u vµ në nang, lng dµi, bông to vµ trßn, da bãng, l«ng mợt mọc đều, có hàm răng đều đặn và trắng bóng. Hông rộng, ít dốc, bầu vú phát triển đều, cân đối 4 núm vú phân bố đều đặn, âm hộ bóng mẩy. Bốn chân vững chắc, đi không trạm kheo, mãng trßn khÝt. - Trọng lợng đạt trên 250 kg lúc 2 - 3 năm tuổi. - Tuổi làm giống: 3 đến 9 tuổi. 3. Tr©u, bß cµy kÐo - Tr©u cµy kÐo tèt ph¶i cã tÇm vãc to lín v¹m vì, kÕt cÊu chÆt chÏ. §Çu to võa ph¶i, mÆt g©n guèc, cæ mËp vµ ng¾n, tai to, hµm răng trắng đều, u vai phát triển mạnh, bụng thon, tròn, ngực sâu, réng, lng vµ h«ng th¼ng, bèn ch©n ch¾c, khoÎ, mãng gän, khÝt..

<span class='text_page_counter'>(212)</span> - Trọng lợng đạt 250 - 300 kg lúc 3 tuổi. II. Kü thuËt ch¨n nu«i tr©u, bß c¸i sinh s¶n 1. Chän thêi ®iÓm phèi gièng thÝch hîp - Chu kỳ động dục của bò là 21 ngày. Thời gian động dục kÐo dµi tõ 12 - 36 giê. Cho phèi gièng thÝch hîp nhÊt lµ sau lúc bò động dục 12 - 24 giờ sẽ cho tỷ lệ thụ thai cao nhất. Nếu không thụ thai thì 21 ngày sau bò sẽ động dục trở lại. Biểu hiện động dục của bò là: Lúc đầu bò ít gặm cỏ hoặc bỏ ăn, hay nhảy lên con khác. Phần âm hộ hơi sng, âm đạo màu hồng nhạt, dịch nhờn chảy ra trong suốt, lỏng và ít. Sau đó, âm hộ con vật sng to làm mất hết nếp nhăn, niêm mạc âm đạo và tử cung đỏ hồng, miệng và cổ tử cung hé mở, dịch nhờn chảy ra nhiều hơn, có thể kéo dài thành sợi. Khi đó, con vật hng phấn cao độ, cho phối giống lúc này sẽ đạt tỷ lệ thụ thai cao, nếu cha thụ thai thì sau 21 ngày bò sẽ động dục trở lại. - Chu kỳ động dục của trâu là 25 ngày. Thời gian động dục kéo dài 2 - 4 ngày. Biểu hiện động dục ở trâu không rõ nh bò nên khó phát hiện. Vì vậy, nên chăn thả chung trâu đực với đàn trâu cái sinh sản để phát hiện trâu động dục, phối giống kÞp thêi vµ hiÖu qu¶ cao. Chú ý: Để tránh cho trâu, bò giao phối đồng huyết (tức là giao phối giữa con đực và con cái có cùng chung huyết thống) ở miền núi nên trao đổi trâu bò đực giống các thôn bản với nhau. 2. Nu«i dìng, ch¨m sãc tr©u, bß c¸i cã chöa 2.1. Nu«i dìng Trong thời kỳ trâu, bò cái chửa yêu cầu nhiều cỏ xanh, tơi để có thêm vitamin cho con mẹ nuôi thai, đủ chất đạm để thai phát.

<span class='text_page_counter'>(213)</span> triển đầy đủ, khoẻ mạnh, đủ muối khoáng để hình thành xơng cho bª nghÐ trong bµo thai. Cô thÓ lµ: + Thêi gian mang thai cña tr©u tõ 330 - 350 ngµy, ë bß tõ 280 - 285 ngµy. + Thêi gian chöa ®Çu (6 th¸ng ë bß, 9 th¸ng ë tr©u): Giai đoạn này bào thai phát triển chậm, hàng ngày đảm bảo chăn thả trâu, bò ở bãi cỏ tốt 7 - 8 giờ để trâu, bò gặm đợc khoảng 30 - 50 kg cỏ tơi, tối về cho ăn thêm từ 10 - 15 g (tơng đơng 1 - 2 thìa canh) muèi ¨n, 1 th×a bét x¬ng trén lÉn vµo cá cho ¨n. Nh÷ng n¬i cã ®iÒu kiÖn th× bæ sung kho¸ng vµo khÈu phÇn b»ng c¸c tảng đá liếm. + Thêi gian chöa ba th¸ng cuèi: Thêi gian nµy bµo thai phát triển nhanh, vì vậy, đòi hỏi nhu cầu dinh dỡng cũng tăng lên. Hàng ngày, ngoài 7 - 8 giờ chăn thả trên bãi cỏ tốt, đêm vÒ cho tr©u, bß ¨n thªm 0,5 - 1 kg c¸m hoÆc 3 - 4 kg s¾n t¬i, khoai lang trộn với 2 thìa muối, 3 thìa bột xơng. Một tháng trớc khi đẻ, ngoài số thức ăn trên nên cho ăn thân cây ngô non hoặc cỏ tơi 5 - 7 kg, nhng cho ăn làm nhiều lần để tránh chèn Ðp bµo thai khi ¨n no. 2.2. Ch¨m sãc - Thêi kú chöa ®Çu: Cho tr©u, bß lµm viÖc b×nh thêng kh«ng qu¸ søc, kh«ng lµm viÖc n¬i lÇy thôt, kh«ng lµm viÖc nơi có độ dốc lớn. - Thêi kú chöa 3 th¸ng cuèi: CÇn ch¨n th¶ tr©u, bß ë b·i b»ng ph¼ng, cã nhiÒu cá tèt, kh«ng dån ®uæi tr©u, bß ch¹y nhanh, h¹n chÕ cµy bõa. - Trớc khi đẻ 1 tháng: Cho trâu, bò nghỉ hẳn cày kéo. Chăn thả ở bãi gần chuồng, có chuồng nuôi riêng để tránh va chạm.

<span class='text_page_counter'>(214)</span> víi nh÷ng con kh¸c, nÕu nÒn chuång b»ng xi m¨ng th× ph¶i cã nhiều rãnh nhỏ để trâu, bò khỏi bị trợt ngã. 3. Chăm sóc trâu, bò cái đẻ - Trớc khi đẻ: Nên dùng nớc sạch pha muối rửa vùng âm hộ và mông cho trâu bò cái, cho ăn cháo, uống nớc muối để tr©u, bß mÑ cã thªm søc rÆn khi co bãp cho thai ra. - Trong khi đẻ: Cần giữ yên tĩnh, ngời không đợc đi lại lộn xén, lµm ¶nh hëng søc rÆn cña tr©u, bß mÑ. Nhng cÇn ph¶i cã ngời trực đẻ, để kịp thời can thiệp khi trâu, bò đẻ khó hoặc sót nhau. - Sau khi đẻ xong: Cần lấy nớc muối hoặc thuốc tím rửa âm đạo và xung quanh mông cho trâu, bò mẹ. Sau đó cho trâu, bß mÑ ¨n ch¸o lo·ng cã pha thªm muèi råi cho bª nghÐ tËp bó s÷a ®Çu. - NÕu tr©u, bß mÑ Ýt s÷a th× cho ¨n ch¸o nÊu víi l¸ sung, l¸ ngo·, cho tr©u, bß ¨n thªm nhiÒu cá t¬i non, nhÊt lµ cá trång hoÆc th©n c©y ng« (cha lÊy b¾p). Thêi gian ®Çu khi tr©u, bß mới đẻ nên chăn ở gần chuồng và cho nghỉ việc 25 - 30 ngày sau đó cho làm việc nhẹ. - Bê, nghé mới đẻ phải lau rớt dãi trong mồm, mũi bê, nghÐ. Lau s¹ch toµn th©n b»ng v¶i kh«, s¹ch, bãc mãng, c¾t rốn và sát trùng bằng cồn Iốt 5%, vỗ mông cho bê nghé đứng dËy. NÕu bª nghÐ bÞ ng¹t ph¶i hµ h¬i thæi ng¹t, h« hÊp nh©n tạo, dùng cọng rơm hoặc lông gà ngoáy nhẹ vào lỗ mũi để kÝch thÝch, dèc ngîc bª, ngÐ xuèng vµ déi x« níc lªn vïng ngùc vµ ®Çu, trong tuÇn ®Çu mçi ngµy kiÓm tra rèn 1 lÇn. C©n khèi lîng bª, nghÐ s¬ sinh. +Sau khi đẻ dợc 1 tiếng cho bê, nghé bú sữa mẹ ngay, cho bó s÷a ®Çu cµng nhiÒu cµng tèt, cho bª, nghÐ ë trong chuång cïng mÑ trong 1 tuÇn ®Çu..

<span class='text_page_counter'>(215)</span> + Từ ngày thứ 8 trở đi thả cho cho bê, nghé vận động quanh chuång vµ tõ 1 th¸ng tuæi trë ®i cho bª, nghÐ ¨n bæ xung thøc ¨n tæng hîp vµ cho ®i ch¨n th¶ cïng víi tr©u, bß mÑ nhng ở gần chuồng nuôi và nơi có địa hình bằng phẳng. + Tõ 3 - 6 th¸ng tuæi ch¨n th¶ lµ chÝnh, mçi ngµy cho ¨n thªm 5 - 10 kg cá t¬i, ngän mÝa, c©y ng« non. VÒ mïa kh« nÕu thiÕu cá cã thÓ cho ¨n thªm 2 - 3 kg cá kh« mçi ngµy. + Nếu mùa đông trời rét thì buổi tối phải đốt đống rấm để chèng rÐt cho tr©u, bß mÑ vµ bª, nghÐ. Nh÷ng ngµy thêi tiÕt xuống dới 100c thì không đợc chăn thả. - Sau khi đẻ 30 - 60 ngày trâu, bò thờng động đực trở lại, cho phối giống đúng lúc trâu, bò sẽ có chửa. III. Nu«i tr©u bß cµy kÐo 1. Nu«i dìng Cho trâu bò ăn đầy đủ các loại thức ăn để đảm bảo đủ chất (đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng...) Thức ăn phải sạch, không đợc mốc thối. - NÕu nu«i dìng theo ph¬ng thøc ch¨n th¶: §¶m b¶o mçi ngày đợc 7 - 8 giờ chăn thả trên bãi cỏ tốt cho trâu, bò ăn đợc tõ 35 - 50 kg cá. Buæi tèi cho ¨n thªm t¹i chuång 4 - 5 kg cá kh« hoÆc thøc ¨n ñ xanh vµ 2 kg thøc ¨n tinh. - Nếu nuôi nhốt tại chuồng: Phải đảm bảo mỗi ngày cho trâu, bò đủ 35 - 50 kg cỏ tơi hoÆc 10 kg r¬m kh« vµ 2 kg thức ăn tinh mới đáp ứng đợc nhu cầu ăn của tr©u bß. 2. Ch¨m sãc.

<span class='text_page_counter'>(216)</span> - Mùa hè nên làm việc sớm, nghỉ sớm để tránh nắng nóng. Mét ngµy tr©u, bß lµm viÖc 8 tiÕng, cø 2 tiÕng cho nghØ gi¶i lao gi÷a giê 1 - 2 lÇn, mçi lÇn 15 - 20 phót. ChØ nªn cho cµy 2,5 - 3 sào đối với trâu và 2 - 2,5 sào đối với bò. Cần đảm bảo đủ nớc, đủ thức ăn cho trâu, bò để đáp ứng nhu cầu dinh dỡng. - Mùa đông gió rét khi làm việc phải phủ bao tải lên lng để d÷ Êm cho tr©u, bß. - Nh÷ng tr©u, bß c¸i cã chöa chØ nªn cµy kÐo nhÑ ë nh÷ng nơi bằng phẳng (từ tháng 3 đến tháng thứ 8 ở trâu, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 ở bò). IV. kü thuËt vç bÐo tr©u, bß thÞt 1. Tuæi vç bÐo - Tr©u, bß non: Nªn vç bÐo tr©u, bß non vµo lóc 24 - 26 th¸ng tuæi sÏ cho hiÖu qu¶ kinh tÕ cao. - Tr©u bß giµ: Thêng gÇy yÕu, tû lÖ thÞt thÊp, chÊt lîng thÞt không cao, cần vỗ béo để nâng cao tỷ lệ, phẩm chất thịt. Sau thêi gian vç bÐo khèi lîng cã thÓ t¨ng tõ 20 - 30% so víi tríc. 2. Thøc ¨n Gåm c¸c lo¹i thøc ¨n xanh, thøc ¨n tæng hîp vµ cñ qu¶ nhng thøc ¨n tæng hîp lµ chÝnh. Khi vç bÐo cÇn cung cÊp cho tr©u, bß tõ 1 - 2 kg/con/ngµy trong vßng 3 th¸ng. Cho uèng đầy đủ nớc sạch, không hạn chế. 3. Kü thuËt vç bÐo - Vç bÐo nu«i nhèt t¹i chuång: ¸p dông ë nh÷ng n¬i không có điều kiện chăn thả. Cho ăn ngay tại chuồng, đủ lợng thức ăn, nớc uống và đảm bảo công tác thú y, vệ sinh chuồng tr¹i..

<span class='text_page_counter'>(217)</span> - Vç bÐo b¸n ch¨n th¶: Mçi ngµy th¶ kho¶ng 4 - 5 giê, thêi gian cßn l¹i cho ¨n t¹i chuång, bæ sung lîng thøc ¨n tinh ®Çy đủ. Thời điểm vỗ béo hợp lý nhất là vào mùa thu. - Thêi gian vç bÐo: 3 th¸ng. + Th¸ng thø nhÊt: ChuÈn bÞ chuång, tÈy s¹ch giun s¸n, cho ăn đủ thức ăn xanh, cho ăn thêm mỗi ngày khoảng 0,3 - 0,5 kg thøc ¨n tinh; vç bÐo b»ng bçng rîu cho ¨n kho¶ng tõ 1 - 1,5 kg. + Th¸ng thø hai: Cho ¨n thøc ¨n th« xanh, thøc ¨n tinh, bỗng rợu tăng gấp đôi tháng trớc, uống nớc đầy đủ. + Th¸ng thø 3: Cho ¨n c¸c lo¹i thøc ¨n th« xanh vµ thøc ¨n tinh, bỗng rợu, giảm chăn thả để trâu, bò tăng khả năng tích luü thÞt. Chó ý: Sau 3 th¸ng vç bÐo nªn b¸n ngay, nÕu kÐo dµi th× hiÖu qu¶ kinh tÕ sÏ kh«ng cao. V. KiÓm tra søc khoÎ vµ tiªm phßng cho tr©u, bß - Hàng ngày theo dõi, nếu phát hiện trâu, bò ốm phải cách ly để ch÷a trÞ kÞp thêi. - §Þnh kú tiªm phßng v¾cxin: + V¾cxin nhiÖt th¸n: 1 lÇn/n¨m (tiªm th¸ng 4 hoÆc th¸ng 10) + V¾cxin tô huyÕt trïng, lë måm long mãng tr©u, bß: 2 lÇn/n¨m (tiªm th¸ng 3 - 4, th¸ng 9 - 10). - TÈy ký sinh trïng cho tr©u, bß (theo híng dÉn cña c¸n bé thó y). VI. Chuång nu«i tr©u, bß 1. Nguyªn t¾c chung.

<span class='text_page_counter'>(218)</span> Chuång ph¶i cao r¸o dÔ tho¸t níc, tho¸ng m¸t vÒ mïa hÌ, ấm áp về mùa đông (hớng nam hoặc đông nam). Diện tích nền chuång lµ 4,5 m2, dµi 2,5 m, réng 1,5- 2 m, nÕu nu«i nhiÒu tr©u bß trong mét chuång th× b×nh qu©n 2 m 2/con (gåm c¶ m¸ng ¨n, m¸ng uèng). 2. Yªu cÇu kü thuËt - Mái chuồng: Cao, rộng, có độ dốc 60 - 70%. - Tờng: Cần có đủ độ dày để tránh ma bão, rét, lạnh; tờng cao 1 - 1,2 m. Mùa đông sử dụng phên nứa che chắn gió. - Cửa ra vào: Phải rộng hơn thân trâu, bò để tránh cọ sát vµo cöa. - Nền: Cao hơn mặt đất bên ngoài, có độ dốc 3% hớng về rãnh thoát nớc, làm bằng đất nện cứng, láng nền xi măng hoặc lµm b»ng gç. - M¸ng ¨n: ChiÒu dµi 80 cm, chiÒu réng 50 cm, chiÒu s©u 40 cm, thành bên trong 35 - 40 cm (có thể sử dụng ván để ghÐp, hoÆc x©y). - R·nh tho¸t níc tiÓu: Lµm theo chiÒu dµi chuång, chiÒu réng 25 cm, s©u 10 cm. - Hố phân: Làm ở phía sau chuồng, chứa đủ lợng ph©n/n¨m. Tiªu chuÈn diÖn tÝch chuång nu«i tr©u, bß TT. Nhãm tr©u, bß. ChiÒu ChiÒu DiÖn tÝch dµi réng (m) ë (m2) (m). DiÖn tÝch x©y dùng(m2). 1. Trâu, bò đực giống. 2. 1,8. 3,6. 6. 2. Tr©u c¸i gièng. 1,8. 1,2. 2,2. 3. 3. Bª nghÐ s¬ sinh - 6 th¸ng tuæi. 1,0. 0,9. 0,9. 1,5. 4. Trâu, bò đẻ. 2,0. 1,5. 3,0. 5. 5. Bê, nghé đực cái 7-18 tháng tuæi. 1,2. 1,0. 1,2. 2.

<span class='text_page_counter'>(219)</span> 6. Trâu, bò đực trên 18 tháng tuæi. 1,5. 1,0. 1,5. 2,4. 7. Tr©u, bß vç bÐo. 1,6. 1,1. 1,76. 2,4. VII. Phßng mét sè bÖnh thêng gÆp cña tr©u, bß 1. BÖnh nhiÖt th¸n - Nguyªn nh©n: BÖnh nhiÖt th¸n lµ mét bÖnh truyÒn nhiÔm nguy hiÓm chung cho nhiÒu loµi gia sóc cã bé guèc ch½n vµ l©y sang ngêi. - TriÖu chøng: Thêi kú mang bÖnh 2 - 5 ngµy tr©u, bß ñ rò kém ăn. Sốt cao trên 40 - 420C. Niêm mạc mắt đỏ thẫm, chuyÓn sang tÝm bÇm cã nh÷ng ®iÓm xanh måm mòi cã thÓ ch¶y m¸u. BÖnh tiÕn triÓn 1 - 2 ngµy con vËt nghÑt thë mµ chÕt. NÕu bÖnh kÐo dµi sÏ xuÊt hiÖn nh÷ng ung nhiÖt th¸n ë đùi, mông , vai, cổ. - BÖnh tÝch: X¸c chÕt: Bông tríng to, lßi dom , c¸c lç tù nhiên (mồm , mũi, hậu môn) rớm máu. Máu đen không đông. B¾p thÞt nh luéc chÝn mµu ®en n©u. L¸ l¸ch sng to (gÊp 2 - 3 lÇn) mµu tÝm ®en, n¸t nh bïn. - Phßng bÖnh. + Khi cha cã dÞch: KiÓm tra chÆt chÏ vÖ sinh thó y thËt tèt. Tiêm phòng định kỳ cho trâu bò bằng vắcxin nhiệt thán theo quy định. + Khi cã dÞch: Ph¸t hiÖn nhanh chãng, chÝnh x¸c, c¸ch ly nh÷ng gia sóc èm. §×nh chØ vËn chuyÓn tr©u, bß ra vµo æ dÞch. CÊm mæ tr©u bß kÓ c¶ con èm vµ con khoÎ. X¸c sóc vËt chÕt cÊm mổ thịt ăn và bán, phải thiêu đốt hoặc xây mả theo quy định..

<span class='text_page_counter'>(220)</span> - §iÒu trÞ: Dïng kh¸ng huyÕt thanh, kh¸ng sinh nh: Penicilin, Oxtetracylin, Ampicilin (Theo híng dÉn cña cán bộ thú y). 2. BÖnh tô huyÕt trïng tr©u, bß - Nguyªn nh©n: BÖnh tô huyÕt trïng Tr©u, Bß lµ mét bÖnh truyền nhiễm lẻ tẻ có tính chất địa phơng bệnh do 1 loại cầu trùc khuÈn g©y ra. Vi khuÈn nµy thÝch hîp víi hÖ l©m ba, g©y b¹i huyÕt, xuÊt huyÕt ë niªm m¹c vµ c¸c khÝ quan phñ t¹ng. - TriÖu chøng: + Thời kỳ mang bệnh 3 - 5 ngày. Sốt cao, nhiệt độ trên 0 40 C, tr©u, bß cã hiÖn tîng ñ rò mÖt nhäc, kÐm ¨n. Niªm m¹c đỏ ửng, chảy nớc mắt, mũi. Viêm hầu, sng lỡi, cuống lỡi, làm lỡi thè ra dẫn đến con vật thở khó, nuốt khó. + Trªn da xuÊt hiÖn nh÷ng nèt viªm xuÊt huyÕt, tô huyÕt æ h¹ch, da. + Phæi: G©y viªm phæi lµm cho tr©u, bß ho khan tõng c¬n, khã thë, thë khß khÌ, cã con d¹ng ch©n ra mµ thë. + Ruét: G©y viªm ruét, viªm d¹ dµy. Lóc ®Çu t¸o bãn sau ®i láng. TiÕn triÓn cña bÖnh thêng lµ 2 - 3 ngµy cã khi 4 - 5 ngày con vật khó thở, ỉa chảy nhiều, nhiệt độ hạ thấp mà chết có con trớc khi chết đái ra máu. - BÖnh tÝch: C¸c niªm m¹c tô m¸u, thÊm níc (hiÖn tîng b¹i huyÕt, xuÊt huyÕt). C¸c b¾p thÞt bÞ viªm sng , tô m¸u, mµu thÞt bÞ th©m tÝm. C¸c h¹ch l©m ba bÞ viªm thuû thòng, c¾t h¹ch cã níc vµng. Phæi bÞ viªm cã nhiÒu vïng gan ho¸, c¾t phæi thÊy nhiÒu bät. Gan, l¸ch, thËn còng bÞ viªm, tô huyÕt. - Phòng bệnh: Tiêm phòng định kỳ bằng vắcxin tụ huyết trùng trâu, bò 2 lần/năm (xuân hè và thu đông). Vệ sinh thú y thËt tèt. Nu«i dìng ch¨m sãc tèt, sö dông tr©u, bß hîp lý..

<span class='text_page_counter'>(221)</span> - §iÒu trÞ: Dïng kh¸ng sinh Streptomycin, Kanamycin, Oxtetracylin, Penicilin,... (Theo sù híng dÉn cña c¸n bé thó y). 3. Bệnh giun đũa bê nghé - Là bệnh phổ biến ở nớc ta, tuổi nghé dễ mắc bệnh là 20 35 ngày sau khi đẻ. - TriÖu chøng: + NghÐ m¾c bÖnh d¸ng ®iÖu lï khï, ®Çu cói, lng cong, bông to, ®u«i cóp, l«ng xï, r¨ng nhe. BÞ nÆng nghÐ bá ¨n, n»m mét chç, thë yÕu, h¬i thë h«i, cã con ®au bông n»m ngöa gi·y giôa, niªm m¹c nhît nh¹t, ban ®Çu ph©n læn nhæn h¬i bãn, tõ mµu ®en chuyÓn sang mÇu vµng sÉm cã lÉn m¸u vµ chÊt nµy mïi tanh, vÒ sau ph©n vµng x¸m sÒn sÖt råi ng¶ sang mµu tr¾ng láng dÇn nghÐ cã thÓ sèt 40 - 410C, kiÖt søc råi chÕt. BÖnh cã thÓ kÐo dµi tõ 5 - 30 ngµy. NghÐ thêng chÕt ë ngµy thø 7 - 16 sau khi ph¸t bÖnh. + ë bª: TriÖu chøng nhÑ h¬n, tû lÖ chÕt thÊp h¬n nghÐ. Bª bị rối loạn tiêu hoá. Triệu chứng đặc biệt là chớng hơi sau khi uèng s÷a, miÖng cã mïi Aceton, rîu hay Chlorofoc, ph©n cã m¸u, mµu sÉm hay ®en. Khi nhiÔm nÆng cã thÓ bÞ t¾c ruét, th©n nhiÖt t¨ng, thë nhanh, hay ®i tiÓu, bÞ co giËt , ®i lo¹ng cho¹ng hoÆc liÖt th©n sau. - BÖnh tÝch: Niªm m¹c ruét non xuÊt huyÕt cã nh÷ng æ ho¹i tö, xoang ngùc, bông bao tim cã níc. Trong ruét chøa nhiều giun, có khi có giun ở ống mật, sữa đóng cục ở dạ múi khÕ. - ChÈn ®o¸n: KiÓm tra ph©n t×m trøng. Dùa vµo triÖu chøng l©m sµng. CÇn ph©n biÖt víi bÖnh tiªu ch¶y ph©n tr¾ng ë bª. Phải xét nghiệm phân để tìm trứng sán. ở bê bị nhiễm giun đũa, mổ khám ruột non gia súc chết tìm giun đũa..

<span class='text_page_counter'>(222)</span> - Phßng vµ trÞ bÖnh: Phßng bÖnh: §Þnh kú tÈy giun, s¸n tõ 1 - 2 lÇn/n¨m. TrÞ bÖnh: Dïng c¸c lo¹i thuèc nh Piperazin, Tetrmisol, Levamisol. (Theo híng dÉn cña c¸n bé thó y). 4. BÖnh lë måm long mãng - TriÖu trøng. + ThÓ nhÑ: Con vËt mÖt mái, ñ rò, l«ng dùng, mòi kh«, da nóng do sốt cao 40 - 420c kéo dài 2 - 3 ngày, sau đó con vật đi lại khó khăn, nặng nề khi nằm xuống, đứng lên, ăn ít, khó nuèt. Sau 3 - 4 ngµy nh÷ng môn níc b¾t ®Çu mäc ë niªm m¹c måm, kÏ mãng ch©n, ë mòi, ë vó. + ThÓ nÆng: Bª, nghÐ thêng m¾c thÓ nµy, con vËt thÓ hiÖn viêm cấp tính, ỉa chảy nặng, xuất huyết đờng tiêu hoá, làm cho con vËt chÕt sau 2 - 3 ngµy. + BÖnh còng g©y viªm phÕ qu¶n vµ viªm phæi cÊp tÝnh lµm cho bª nghÐ chÕt sau 2 - 3 ngµy. - BÖnh tÝch. + ở đờng tiêu hoá: Các niêm mạc lợi, răng, mép chân răng, thực quản, lỡi, hầu, dạ múi khế, ruột non...đều mọc mụn cã kÌm theo tô huyÕt vµ xuÊt huyÕt. + ở lách: Sng to và đốm sẫm. + ë ch©n: Môn níc mäc ë kÏ mãng, xung quanh mãng vµ để lâu long móng. Các trờng hợp vật bệnh bị biến chứng, nhiễm khuÈn, thêng ch©n mãng bÞ thèi loÐt vµ viªm khíp. - ChuÈn ®o¸n: Cã thÓ chuÈn ®o¸n bÖnh c¨n cø theo c¸c triÖu trøng, bÖnh tÝch ®iÓn h×nh nh: Cã môn níc vì loÐt vµ thµnh sÑo ë niªm m¹c måm, lìi, vó, quanh mãng vµ kÏ mãng. - §iÒu trÞ: §iÒu trÞ c¸c môn loÐt: Dïng c¸c dung dÞch chua, ch¸t nh: Foãc mol 1%, axit axetic 2%, thuèc tÝm1%, phÌn.

<span class='text_page_counter'>(223)</span> chua 1%… để rửa miệng cho gia súc hàng ngày hoặc có thể dùng dung dịch nớc quả khế, quả chanh, nớc lá ổi để thay thế c¸c ho¸ chÊt trªn vÉn cã t¸c dông tèt. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên phòng bệnh là chính VIII. KỸ THUẬT Ủ XANH (Ủ CHUA) THỨC ĂN CHO GIA SÚC Ủ chua là biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí. Dự trữ được thức ăn trong thời gian dài. 1. Nguyªn liÖu - Thøc ¨n xanh: Cá voi, cỏ VA06, cỏ Goatemalla, thân, lá cây ngô sau thu hoạch, cây lạc, ngọn lá sắn,... - Bột ngô hoặc bột cám gạo (Không sử dụng bột ngô, bột cám gạo bị ẩm, mốc, thối hỏng...). - Muối ăn. 2. Hè, tói ñ vµ c¸c dụng cụ cÇn thiÕt 2.1. Hè ñ Tuỳ theo điều kiện kinh tế và điều kiện của từng nông hộ, địa phương mà cú thể sử dụng hố xõy hoặc hố đào (hố đất) cú lót bạt dứa. - Hố đất: Là hố đợc đào xuồng đất theo kích thớc đã định sẵn, sau đó lót bạt dứa hoặc nilon xung quang. Loại hố này.

<span class='text_page_counter'>(224)</span> đơn giản, ít tốn kém về chi phí, nhưng tỷ lệ thức ăn hư hỏng ở quanh thành và đáy hố thường cao; hố đất thích hợp cho các hộ chăn nuôi nhỏ chưa có điều kiện đầu tư. - Hố xây: Hố xây bằng gạch hay chát vứa xi măng quanh thành và đáy hố tuy có tốn kém về chi phí nhưng đảm bảo tốt về chất lượng thức ăn, đỡ hư hao. - Địa điểm: Đào hố ủ hoÆc xây bằng gạch phải chọn nơi cao ráo, cạnh chuồng nuôi để tiện sử dụng. - Hình dạng hố ủ: Có thể làm hố tròn, hố vuông hay hình chữ nhật. Khi ủ thức ăn trong loại hố ủ này cần chú ý nén thật chặt các góc hố. - Dung tích hố ủ: Tuỳ vào số lượng gia súc ta có thể làm một hay nhiều hố khác nhau, nếu hố ủ quá lớn thì gia súc phải ăn trong thời gian dài mới hết, cho nên dễ bị hư hỏng do tiếp xúc nhiều với không khí. Ngược lại nếu hố quá bé thì tốn công, tốn đất. Vì vậy, phải để hố có lượng thức ăn đủ cho gia súc ăn trong vòng 15 - 20 ngày/hố, không nên kéo dài thời gian cho ăn thức ăn một hố đến hàng tháng. Tuy nhiên, với hố có thể tích 1 m 3 (1 x 1 x 1 m) có thể chứa 300 400 kg nguyên liệu. 2.2. Tói ñ Thông thường 100 kg thøc ¨n xanh khi ủ cần 3 túi..

<span class='text_page_counter'>(225)</span> - u ®iÓm: Có thể buộc kín dễ dàng, dễ vận chuyển và bảo quản, có thể ủ với lượng vừa đủ cho nhu cầu ăn của đàn gia súc trong gia đình. - Nhược điểm: Khó nén chặt thức ăn, với các nguyên liệu như: Thân cây ngô, thân cỏ khi đem vào túi có thể bị chọc thủng, nếu không chú ý sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn sau ủ. 2.3. C¸c dụng cụ cÇn thiÕt - Dao, thớt hoặc dùng máy thái thức ăn dùng để băm thái thức ăn. - Tỳi ủ: Tấm lợp, bạt dứa, rơm rạ... để che đậy hố ủ. 3. Kỹ thuật ủ Bước 1: Băm thái và phơi nguyên liệu: - Cỏ, lá ngô,... sau khi thu cắt về dùng dao, thớt hoặc dùng máy thái thức ăn để băm, thái thành từng đoạn dài từ 3 - 5 cm. Sau khi băm thái cỏ xong đem đi phơi tái cỏ (trong điều kiện thời tiết nắng và nóng thời gian phơi khoảng 3 - 5 giờ) để có độ ẩm 65 - 70% là thích hợp nhất. Chú ý: Trong khi phơi cần thường xuyên đảo. Cỏ càng khô thì càng phải thái nhỏ vì vậy mới dễ nén và dễ lên men. - Cách kiểm tra độ ẩm của cỏ trước khi ủ. + Dùng tay nắm một nắm cỏ sau khi phơi trong lòng bàn tay trong vòng 30 giây, rồi từ từ nhả ra thấy cỏ từ từ mở ra,.

<span class='text_page_counter'>(226)</span> không bị dập nát, tay không bị ướt là đảm bảo độ ẩm từ 65 70%. + Nếu dịch cỏ chảy dễ dàng qua kẽ ngón tay: Độ ẩm 75 85% không thích hợp để ủ. + Nắm cỏ giữ nguyên hình dạng, tay ướt, độ ẩm 68 - 75%. + Cỏ nắm vào sẽ bung ra ngay khi mở tay: Độ ẩm thấp hơn 60%, nếu là cỏ rất non thì có thể ủ chất lượng tốt với độ ẩm này. Bước 2: Cân và phối trộn nguyên liệu: - Cân nguyên liệu: Sau khi kiểm tra độ ẩm cỏ đã đảm bảo, tiến hành cân các loại nguyên liệu theo tỷ lệ: 100kg thøc ¨n xanh + 5 - 10 kg bột ngô hoặc cám gạo + 0,5 kg muối ăn. - Trộn nguyên liệu: Nguyên liệu đã cân được đổ vào đống và trộn đều với nhau bằng tay hoặc bằng xẻng. Để đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều với nhau, cần tiến hành trộn đều muối ăn với bột ngô hoặc cám gạo với nhau trước, sau đó đem hỗn hợp này trộn đều với cỏ. Bước 3: Cách ủ: - Đối với túi ủ: Nguyên liệu sau khi đã trộn đều đem cho vào túi càng nhanh càng tốt sau đó buộc kín túi ngay. Tốt nhất là từ khi cắt thức ăn về cho đến khi cho vào túi ủ diễn ra trong cùng một ngày..

<span class='text_page_counter'>(227)</span> + Cách cho vào túi: Cho từng lớp vào túi cao từ 15 - 20 cm, rồi dùng tay lèn chặt, chú ý cần nén trên toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc, sau đó tiếp tục cho các lớp khác cứ như vậy cho đến khi đầy bao thì dùng dây buộc chặt lại. + Bảo quản: Những bao chứa thức ăn ủ chua cần được đem vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, bọ, gián... cắn thủng bao, không khí sẽ xâm nhập làm mốc, thối thức ăn. - Đối với hố ủ: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đem nguyên liệu vào ủ vµ lót đáy hố bằng gạch hoặc rơm khô và xung quanh bằng bạt dứa, túi nilon đảm bảo kín, không bị hở. Sau đó, cho lần lượt từng lớp nguyên liệu vào hố, mỗi lớp dày 15 - 20 cm. Cứ sau mỗi lớp lại giậm nén thật chặt đặc biệt là các góc hố. Làm như vậy cho đến khi đầy hố và đóng hố lại (phủ thêm một lớp rơm rạ và tiến hành che đậy kín miệng hố bằng bạt và nilon) đảm bảo không khí và nước mưa không vào được. 4. Sử dụng thức ăn ủ chua cho trâu, bò - Sau 1 tháng ủ thì có thể lấy ra cho gia súc ăn được. - Tiêu chuẩn thức ăn ủ: Thức ăn khi lấy ra không mềm nhũn, mùi chua dễ chịu (có mùi thơm như dưa chua). Độ ẩm và màu đồng đều, thông thường màu vàng xanh của dưa cải muối. Không có nấm mốc. - Cách sử dụng: Vào ngày sử dụng thức ăn ủ chua đầu tiên, tiến hành mở túi ủ, hố ủ, nếu thấy lớp thức ăn trên cùng.

<span class='text_page_counter'>(228)</span> có những chấm trắng, xanh nhạt hoặc xanh lá cây thì loại bỏ. Đó là những nấm mốc phát triển trong điều kiện còn tồn tại một lượng nhỏ không khí. Khi lấy thức ăn ủ chua cần lấy lần lượt từng lớp, từ trên xuống dưới, lấy đủ lượng thức ăn cho trâu bò sau đó cần đậy ngay lại không cho không khí vào nhiều dễ gây chua, hỏng lượng thức ăn còn lại. Lượng thức ăn ủ chua sử dụng cho mỗi con và cho cả đàn tuỳ thuộc vào lượng thức ăn thô xanh cần thay thế trong khẩu phần. Vào ngày đầu tiên nên cho ăn lượng nhỏ để cho trâu bò ăn quen dần, sau đó tăng dần và đến ngày thứ 3 hay thứ tư thì cho ăn lượng tối đa cần thiết. Lượng thức ăn ủ xanh cho trâu, bò ăn một ngày đêm là: Trâu, bò: 7 - 12 kg, bê, nghé: 4 - 7 kg. Ngoài ra cho ăn thêm cỏ xanh và rơm. Lưu ý: Trâu, bò có chửa ở thời kỳ cuối, trâu, bò nuôi con, bê nghé quá nhỏ, đang bị ỉa chảy không cho ăn thức ăn ủ xanh. Thời gian bảo quản: Thức ăn ủ xanh có thể bảo quản đợc 6 th¸ng.. kü thuËt ch¨n nu«i lîn.

<span class='text_page_counter'>(229)</span> I. Gièng 1. Mét sè gièng lîn ë Hµ Giang 1.1. Lợn địa phơng - Gåm c¸c gièng lîn Lòng Pï (MÌo V¹c), lîn B¾c Mª, lîn Đờng Thợng (Yên Minh). Thờng màu đen hoặc đốm trắng ở 4 ch©n, tai nhá, mâm dµi, bông to nu«i ë c¸c huyÖn vïng cao cña tØnh. - Trọng lợng đạt 100 - 150 kg, lợn đẻ 1,5 - 1,6 lứa/năm, đẻ 8 - 10 con/løa, chÞu kham khæ. Thêng dïng lµm lîn n¸i. 1.2. Gièng lîn Mãng C¸i - Đặc điểm ngoại hình: Đầu đen, giữa trán có một đốm tr¾ng h×nh nªm hoÆc h×nh thoi, lng vµ m«ng mµu ®en, cã mét khoang tr¾ng ë cæ bông vµ ch©n, phÇn tr¾ng nµy nèi nhau b»ng mét vµnh ®ai tr¾ng v¾t qua vai lµm cho phÇn ®en cßn l¹i trªn lng vµ m«ng cã h×nh yªn ngùa. Gi÷a phÇn ®en vµ phÇn trắng có một đờng viền rộng khoảng 2 cm, ở đó có lông trắng, da đen. Đó chính là những đặc điểm để phân biệt lợn móng c¸i thuÇn chñng víi lîn lang kh¸c. - Khả năng sinh sản: Là giống lợn thành thục sớm lợn đực 2 tháng tuổi có thể giao phối. Lợn cái 3 tháng tuổi đã có biểu hiện động dục. Lợn móng cái là giống lợn mắn đẻ, nuôi con khéo, thờng có 12 - 14 vú, sinh sản cao từ 12 - 14 con/ổ. 1.3. Lîn lai F1 Lợn tạo ra khi lai giữa lợn đực ngoại Đại bạch hoặc ngoại Landrace víi lîn n¸i néi thêng lµ gièng Mãng c¸i vµ gièng địa phơng, con lai khoẻ, hay ăn chóng lớn, có tỷ lệ nạc cao. 2. Chän gièng 2.1. Chọn lợn nái địa phơng.

<span class='text_page_counter'>(230)</span> - C¸ch chän: Chän lîn con g©y n¸i tõ løa thø 2 - 6, cña những cặp bố mẹ tốt, đẻ nhiều con và nuôi con khéo. - Ngo¹i h×nh: §iÓn h×nh cña gièng, d¸ng nhanh nhÑn, l«ng da bãng mît, ch©n th¼ng, ®i l¹i b×nh thêng, tÝnh hiÒn lµnh, phµm ¨n. Bé phËn sinh dôc ph¸t triÓn b×nh thêng, kh«ng khuyết tật, có 10 vú trở lên, núm vú lộ rõ, cách đều và thẳng hµng. - Träng lîng: 2 th¸ng tuæi tõ 8 - 10 kg. 2.2. Chän n¸i Mãng C¸i - Mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, cã đặc điểm đặc trng cña gièng, ngo¹i h×nh c©n đối, mắt tinh nhanh, lng Ýt vâng, m«ng vai në, th©n h×nh c¸i nªm, mãng vµ 4 ch©n khoÎ, ch©n ®i mãng, kh«ng ®i bµn, ch©n th¼ng, ®i l¹i nhanh nhÑn, tÝnh hiÒn dÔ ch¨m sãc. - C¬ quan sinh dôc: ¢m hé ph¸t triÓn b×nh thêng, cã tõ 12 đến 14 vú đều nhau. - Träng lîng khi phèi gièng lÇn ®Çu 7 - 8 th¸ng tuæi lµ 40 45 kg. 2.3. Chän lîn F1 nu«i thÞt.

<span class='text_page_counter'>(231)</span> Ngoại hình cân đối, mông vai nở, ngực sâu, mình dài, lông tha, da bãng mît khÊu ®u«i to, träng lîng xuÊt chuång lóc 2 tháng tuổi đạt 10 - 12 kg trở lên. 2.4. Chọn lợn đực giống - Chọn lợn đực giống địa phơng: + Ngoại hình: Có đặc điểm đặc trng của giống, kết cấu ch¾c ch¾n; da bãng, m¾t tinh, ch©n ch¾c khoÎ, ngùc s©u, réng; lng th¼ng vµ dµi; bông gän; m«ng vai në, m×nh trßn; hai dÞch hoàn phát triển cân đối và nổi rõ. + Søc s¶n xuÊt: Cã kh¶ n¨ng phèi gièng cao, phÈm chÊt tinh dÞch tèt. + Nguồn gốc: Có nguồn gốc rõ ràng, chọn con ở lứa đẻ thứ 3 - 6. Ông bà của đực giống phải đủ tiêu chuẩn làm giống. - Chọn lợn đực giống ngoại: Tại các trại truyền giống nhân tạo đực giống phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn phẩm cấp giống của nhà nớc quy định. II. Ch¨m sãc nu«i dìng Các loại lợn đều phải nuôi nhốt, tuyệt đối không đợc thả rông. 1. Chuång nu«i Chuồng cao ráo, sạch sẽ, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mïa hÌ. - §Þa ®iÓm: Chän n¬i cao r¸o, tho¸ng m¸t, s¹ch sÏ, đảm bảo vệ sinh môi trường vµ thuËn tiÖn cho viÖc ®i l¹i ch¨m sãc. - NÒn chuång: §îc l¸t b»ng v¸n hoÆc xim¨ng, kh«ng bÞ đọng nớc, không bị trơn trợt, có rãnh thoát nớc. - M¸i chuång: §îc lµm ch¾c ch¾n, chiÒu cao tõ m¸i xuèng nền chuồng là 2m để chuồng có đủ ánh sáng..

<span class='text_page_counter'>(232)</span> - Tiªu chuÈn diÖn tÝch chuång: §èi víi chuång nu«i lîn thÞt lµ 1 - 1,2 m2 /con. §èi víi chuång nu«i lîn n¸i lµ 4 m 2 /con, chuång lîn n¸i cÇn cã s©n ch¬i cho lîn con liÒn víi chuồng sân có diện tích 4 m2 /đàn. - M¸ng ¨n, m¸ng uèng tèt nhÊt lµ lµm b»ng t«n hoÆc b»ng gỗ để mỗi lần cho lợn ăn xong là có thể rửa cho sạch sẽ. 2. Ch¨m sãc vµ nu«i dìng lîn thÞt 2.1. Ch¨m sãc - Chuồng trại phải đợc dọn vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cho lợn ấm kín gió vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Mùa hÌ nªn t¾m cho lîn vµo lóc 9 - 10 giê s¸ng hoÆc 4 - 5 giê chiÒu, tríc khi cho ¨n. - Thờng xuyên theo dõi, kiểm tra sức khoẻ cho đàn lợn. 2.2. Nu«i dìng Thøc ¨n yªu cÇu nh÷ng thøc ¨n dÔ tiªu th¬m ngon, kh«ng «i thiu, mèc. Thøc ¨n chñ yÕu lµ c¸m g¹o, bét ng«, bét ®Ëu t¬ng rang, c¸c lo¹i c¸m tæng hîp nh c¸m Con cß, c¸m Hygr«... §èi víi thøc ¨n th« xanh phải đợc rửa sạch trớc khi cho ¨n. Thêng xuyªn cã níc s¹ch cho lợn uống đảm bảo 5 - 7 lít/con/ ngày. §Ó lîn lín nhanh, chÊt lîng thÞt cao chia qu¸ tr×nh nu«i dìng thµnh 3 giai ®o¹n..

<span class='text_page_counter'>(233)</span> a. Giai ®o¹n I: Lîn d íi 30 kg. + Thức ăn đợc phối trộn theo công thức I. Nguyªn liÖu. Tû lÖ (%). Bét ng« Bét g¹o. 30 25. C¸m lo¹i I Bét ®Ëu t¬ng. 23 12. Bét c¸ nh¹t Premix Vitamin Premix kho¸ng Tæng céng:. 8 1 1 100. - Tiªu chuÈn thøc ¨n hçn hîp: + Lîn tõ 10 - 20 kg : Cho ¨n 0,4 - 0,7 kg/ con/ ngµy. + Lîn tõ 21 - 30 kg: Cho ¨n 0,8 - 1,2 kg/ con/ ngµy. - Rau xanh nh rau muèng, rau lang ... cho lîn ¨n tù do. - Cho lîn ¨n 4 b÷a/ ngµy. - C¸ch cho ¨n: Cho lîn ¨n thøc ¨n tinh tríc cho thøc ¨n th« xanh sau. - Møc t¨ng träng b×nh qu©n 12 - 15 kg/ con/ th¸ng. b. Giai ®o¹n II: Lîn tõ 30 - 60 kg. - Thức ăn đợc phối hợp nh công thức I. + Cung cấp đủ chất khoáng và các chất vi lợng để lợn phát triÓn bé x¬ng..

<span class='text_page_counter'>(234)</span> + Tăng lợng thức ăn thô xanh để các cơ quan tiêu hoá của lîn ph¸t triÓn. + Không nên cho lợn ăn nhiều thức ăn giàu dinh dỡng để tránh lîn bÐo non. - Tiªu chuÈn thøc ¨n hçn hîp: + Lîn tõ 31 - 40 kg: Cho ¨n 1,2 - 1,4 kg thøc ¨n /con/ ngµy. + Lîn tõ 41- 50 kg: Cho ¨n 1,4 - 1,6 kg/con/ ngµy. + Lîn tõ 51 - 60 kg: Cho ¨n 1,6 - 1,8 kg /con/ ngµy. + Rau xanh cho lîn ¨n tù do. + Møc t¨ng träng b×nh qu©n 15 - 18 kg/con/th¸ng. c. Giai đoạn III: Lợn từ 60 kg đến khi giết thịt. Đây là thời kỳ quyết định đến năng suất và chất lợng thịt của lợn cho nên yêu cầu dinh dỡng trong thức ăn cao, cân đối, giầu năng lợng nh đờng mỡ trong khẩu phần thức ăn nh: Bột ng«, c¸m g¹o, bét ®Ëu t¬ng, bét c¸ nh¹t ... Cần chế biến thức ăn thơm ngon để kích thích sự thèm ăn, cho lợn ăn đợc nhiều, tốt nhất là cho lợn ăn cám ấm từ 35 400C để lợn không mất năng lợng làm nóng thức ăn khi tiêu ho¸ . Cho lîn ¨n 3 b÷a/ ngµy. - Thức ăn đợc phối trộn theo công thức II. Nguyªn liÖu. Tû lÖ (%). Bét ng«. 40. Bét g¹o C¸m lo¹i I. 20 17.

<span class='text_page_counter'>(235)</span> Bét ®Ëu t¬ng Bét c¸ nh¹t Premix Vitamin. 13 8 1. Premix kho¸ng Tæng céng:. 1 100. - Tiªu chuÈn thøc ¨n thçn hîp: + Lîn tõ 61 - 70 kg: Cho ¨n 1,8 - 2 kg thøc ¨n /con/ ngµy. + Tõ 71 - 80 kg: Cho ¨n 2,0 - 2,2 kg/con/ ngµy. + Từ 81 kg đến lúc giết thịt :Cho ăn 2,2 - 2,4 kg /con/ ngµy. + Rau xanh cho lîn ¨n tù do. + Møc t¨ng träng b×nh qu©n 18 - 20 kg/con/th¸ng. + Thời điểm giết thịt đối với lợn nội là sau 4 - 5 tháng nuôi trọng lợng của lợn đạt từ 60 - 70 kg. Đối với lợn lai (F1) là sau 3 - 4 tháng nuôi trọng lợng đạt khoảng 90 - 100 kg 2.3. C«ng t¸c thó y cho lîn thÞt + Thờng xuyên kiểm tra tình hình sức khoẻ của đàn lợn, phát hiện kịp thời những con ốm để cách ly điều trị. + Tẩy giun sán cho lợn ở giai đoạn từ 20- 30 kg để lợn tiêu hoá, hấp thu thức ăn đợc tốt hơn . + Tiêm phòng định kỳ cho lợn hoặc tiêm bổ xung bằng các lo¹i v¸c xin nh tô huyÕt trïng, dÞch t¶ ...vv. 3. Ch¨m sãc vµ nu«i dìng lîn n¸i 3.1. Phèi gièng.

<span class='text_page_counter'>(236)</span> - Tiªu chuÈn lîn n¸i khi phèi gièng: Lîn 6 - 8 th¸ng tuæi động dục lần đầu đạt trọng lợng 40 - 45 kg có thể cho phối giống. Tốt nhất cho phối giống từ lần động dục thứ 2 trở đi. - Biểu hiện động dục: Lợn nái đứng, nằm không yên, ít ăn hoặc bỏ ăn, âm hộ sng mọng, đỏ hồng, sau đó giảm sng, có nhiÒu nÕp nh¨n mÇu mËn chÝn vµ dÞch nhên keo dÝnh nh hå nếp, thời gian động dục kéo dài 3 - 4 ngày. - Thêi ®iÓm phèi gièng: N¸i t¬ phèi gièng vµo buæi s¸ng hoÆc chiÒu ngµy thø 3. N¸i d¹ phèi gièng vµo cuèi ngµy thø 2 hay ®Çu ngµy thø 3. Nªn cho phèi gièng 2 lÇn vµo s¸ng sím vµ chiÒu m¸t. Chú ý: Tránh giao phối đồng huyết, vì giao phối đồng huyÕt g©y tho¸i ho¸ gièng. 3.2. Nu«i lîn n¸i cã chöa - Lợn nái sau khi phối giống 18 - 22 ngày mà không động dục trở lại là đã có chửa - Thêi gian chöa trung b×nh cña lîn n¸i 114 ngµy (3 th¸ng 3 tuÇn 3 ngµy). + Thøc ¨n phèi trén theo c«ng thøc sau: Nguyªn liÖu Bét ng« + Bét g¹o C¸m lo¹i I Bét ®Ëu t¬ng Bét c¸ nh¹t. Tû lÖ (%) 51 32 10 5.

<span class='text_page_counter'>(237)</span> Premix Vitamin Premix kho¸ng Tæng céng:. 1 1 100. - N¸i cha chöa: Cho ¨n tõ 1,3 - 1,4 kg thøc ¨n hçn hîp vµ 2 - 3 kg rau xanh/ngµy - Nái chửa kỳ I (chửa đợc 84 ngày): Cho ăn 1,6 - 1,7 kg thøc ¨n hçn hîp vµ 2 - 3 kg rau xanh/ ngµy. - Lợn chửa kỳ II (30 ngày trớc khi đẻ) cho ăn từ 1,7 - 2 kg thøc ¨n hçn hîp vµ 2 - 3 kg rau xanh. - Mùa hè tắm cho lợn nái 1 - 2 lần/ngày, để chống nóng cho lîn. - Thêng xuyªn cã níc uèng s¹ch, m¸t. 3.3. Chăm sóc lợn nái trớc, trong và sau khi đẻ - Trớc khi đẻ 3 ngày: Giảm khẩu phần ăn còn 1,1 - 1,2 kg/ngµy. - Ngày lợn đẻ cho ăn 0,5 kg/ngày. - ChuÈn bÞ æ óm cho lîn con, diÖn tÝch 0,32 m 2/æ, lµm bằng gỗ hoặc hòm sắt, ổ úm có đèn sởi. - Chỗ lợn đẻ có rơm, rạ lót đợc cắt ngắn 20 - 25 cm. - Khi lợn sắp đẻ: Âm hộ sng, mông mềm (sụt mông), cắn æ, cµo nÒn chuång. - Khi lợn sắp đẻ phải trực đỡ đẻ. Dùng khăn, vải mềm lau mũi, mồm rồi đến mình và bốn chân lợn con, thắt rốn rồi cắt rốn để lại phần cuống dài 3 - 4 cm, sát trùng bằng cồn Iốt hoặc thuốc đỏ. Bấm nanh cho lợn con..

<span class='text_page_counter'>(238)</span> - Sau khi sinh nöa giê cho lîn con bó s÷a mÑ. Cho lîn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt và cần cố định vú cho lợn, con nhá bó vó gÇn ngùc, con lín bó vó sau. - Không để lợn mẹ ăn nhau thai. - Cho lîn mÑ uèng níc Êm pha muèi hoÆc ch¸o lo·ng cã pha muèi. 3.4. Nu«i lîn n¸i nu«i con - Ngày nái đẻ: Cho lợn nái ăn khoảng 0,5 kg thức ăn. Ngày thứ 2 cho ăn khoảng 1 kg thức ăn, sau đó tăng dần lên. - Møc ¨n tõ 2- 3,5 kg thøc ¨n hçn hîp tuú theo sè lîng con/æ. - Thøc ¨n hçn hîp cña lîn n¸i nu«i con phèi trén nh c«ng thøc sau: Nguyªn liÖu Tû lÖ (%) Bét ng« + Bét g¹o 53 C¸m lo¹i I 25 Bét ®Ëu t¬ng 15 Bét c¸ nh¹t 5 Premix Vitamin 1 Premix kho¸ng 1 Tæng céng: 100 - Hàng ngày cho lợn nái ăn thêm rau và uống đủ nớc. - Trong 15 - 20 ngày đầu sau khi đẻ không tắm cho lợn, kh«ng röa chuång. Thay r¬m, r¹ lãt chuång khi bÞ Èm.

<span class='text_page_counter'>(239)</span> - H¹n chÕ dïng kh¸ng sinh g©y mÊt s÷a. 3.5. Nu«i lîn con theo mÑ - Trong 2 tuần đầu, ổ úm lợn con luôn giữ ở nhiệt độ 30 320C bằng đèn hoặc bếp sởi. - TËp cho lîn con ¨n sím lóc 20 ngµy tuæi. - Tõ 15 - 21 ngµy tuæi dïng thøc ¨n hçn hîp cho lîn con tËp ¨n hoÆc tù trén theo c«ng thøc: 5 phÇn bét g¹o, ng« rang vµ 5 phÇn s÷a bét. - Tõ 22 - 60 ngµy tuæi cã thÓ dïng hçn hîp: Bét ng«, g¹o rang 55%, c¸m lo¹i 1: 12%, bét ®Ëu t¬ng rang 20%, s÷a bét 5%, bột cá nhạt:4%, đờng 2%, Premix sinh tố 1%, Premix kho¸ng 1%. 3.6. C«ng t¸c thó y cho lîn n¸i - Trớc khi lợn đẻ 1 tháng hoặc 15 ngày tiêm Vaxin Ecoli cho lợn mẹ để phòng bệnh ỉa phân trắng của lợn con, liều tiêm 5ml/con - Tiªm Dextran Fe cho lîn con lóc 3, 7 vµ 21 ngµy tuæi, liÒu tiªm 200 mg/con. - Thiến lợn đực lúc 7 - 14 ngày tuổi. - Sau cai s÷a tiªm phßng cho lîn mÑ vµ lîn con vắcxin DÞch t¶ lîn, Tô huyÕt trïng lîn, §ãng dÊu lîn, LÐp t«. - Lîn con Øa ph©n tr¾ng: Cho lîn con uèng níc l¸ ch¸t hoÆc cho lîn con uèng Sulfaguanidin 5 g/con/ngµy hoÆc Kanamycin 30 - 50 mg/kg träng lîng /ngµy. Ch¨m sãc lîn hËu bÞ c¸i nh ch¨m sãc lîn thÞt, t¨ng cêng thêm thức ăn đạm..

<span class='text_page_counter'>(240)</span> III. Phßng mét sè bÖnh cho lîn - Tiêm phòng định kỳ cho lợn các bệnh nh: Tụ huyết trùng, dÞch t¶, lë måm long mãng... - Tiêm bổ xung thờng xuyên cho lợn mới nhập đàn. Việc tiªm phßng yªu cÇu thùc hiÖn theo híng dÉn cña c¸n bé thó y. Ngoµi c¸c bÖnh truyÒn nhiÔm ra cÇn chó ý c¸c bÖnh sau: 1. BÖnh lîn con Øa ph©n tr¾ng - Phßng: Gi÷ Êm bông cho lîn mÑ vµ lîn con nhÊt lµ nh÷ng ngµy ma phïn, giã bÊc. Mïa rÐt cÇn cã lãt æ cho lîn. Tiªm §extranfe lóc 3 - 7 - 21 ngµy tuæi. - Ch÷a: Cho uèng thuèc hoÆc tiªm theo chØ dÉn cña thó y. 2. BÖnh do giun s¸n - TÈy giun b»ng thuèc Levamisol bét, Levamisol 7,5%, Fenbendazol, Mebendazol 10%, Ivermectin, ... - TÈy s¸n: Fenbendazol, .... Chó ý: TÈy theo liÒu lîng ghi trªn nh·n thuèc hoÆc theo híng dÉn cña c¸n bé thó y. 3. BÖnh ghÎ - rËn Tốt nhất là dùng thuốc Ivermectin để tiêm hoặc dùng Dipterex 1% (theo híng dÉn cña c¸n bé thó y)..

<span class='text_page_counter'>(241)</span> Kü thuËt ch¨n nu«i gµ th¶ vên I. Mét sè gièng gµ th¶ vên ®ang nu«i phæ biÕn ë hµ giang 1. Gièng gµ néi 1.1. Gµ ri Cã nguån gèc xuÊt sø ë ViÖt Nam tõ rÊt l©u đời, đợc nuôi phổ biến rộng rãi ở nhiều địa phơng. Trọng lợng gà mái lúc 20 tuần tuổi đạt từ 1,2 - 1,4 kg. Khèi lîng gµ trèng lóc 20 tuÇn tuổi đạt 1,7 - 1,8 kg. + Ưu điểm: Gà có sức đề kháng tốt, dễ nuôi thích ứng với c¸c ph¬ng thøc nu«i th¶ vµ b¸n ch¨n th¶, thÞt mÒm mïi vÞ th¬m ngon. + Nhîc ®iÓm: T¨ng träng chËm, n¨ng xuÊt trøng thÊp 90 120 qu¶/m¸i/ n¨m, khèi lîng trøng nhá 40 - 42 g/qu¶. 1.2. Gµ M«ng Đây là giống của địa phơng, đã đợc nuôi từ rất lâu, lông mµu ®en, hoa m¬ vµ mµu n©u …, ch©n cã mµu tr¾ng, ®en, vàng, gà có tầm vóc khá lớn, khối lợng trởng thành đối với con trống đạt 3,5 - 4 kg, con mái đạt 3 - 3,5 kg, chất lợng thịt ngon..

<span class='text_page_counter'>(242)</span> + Ưu điểm: Gà có sức đề kháng tốt, dễ nuôi thích ứng với c¸c ph¬ng thøc nu«i th¶ vµ b¸n ch¨n th¶, thÞt cã mïi vÞ th¬m ngon, khèi lîng trøng to 48 - 52 g/qu¶. + Nhợc điểm: Tăng trọng chậm, năng xuất trứng thấp 45 60 quả/mái/năm, sau mỗi lứa đẻ đòi ấp dai. 2. Mét sè gièng gµ nhËp néi 2.1. Gµ Tam Hoµng Cã nguån gèc tõ Qu¶ng §«ng - Trung Quèc lµ gièng gµ kiªm dông trøng, thÞt cã da vµng, ch©n vµng, l«ng vµng hoÆc đốm sẫm, thịt mềm mùi vị thơm ngon. 2.2.Gµ L¬ng phîng Cã nguån gèc tõ Qu¶ng T©y - Trung Quèc lµ gièng gµ kiêm dụng trứng Gà trống trởng thành có mầu lông đỏ phớt đen, gµ m¸i trëng thµnh cã mÇu l«ng vµng x¸m vµ vµng nh¹t phít ®en... 2.3. ¦u vµ nhîc ®iÓm cña 2 gièng gµ nhËp néi - ¦u ®iÓm: Gµ lín nhanh dÔ nu«i thÝch øng víi c¸c ph¬ng thøc nu«i nh nu«i nhèt, nu«i th¶ vên, Khèi lîng gµ to, gµ ë tuæi trởng thành con mái đạt từ 2,5 - 2,8 kg, gà trống đạt 2,7 - 3,0 kg. s¶n lîng trøng kh¸ 150 - 180 qu¶/ m¸i/ n¨m. - Nhîc ®iÓm: ë giai ®o¹n tõ 1 - 30 ngµy tuæi yªu cÇu ph¶i có thức ăn tổng hợp thì gà mới tăng trọng nhanh và có sức đề kh¸ng kh«ng cao, cho nªn nÕu th¶ gµ ra vên sím vµ cho ¨n thøc ¨n tËn dông th× hay bÞ bÖnh ë giai ®o¹n nµy. II. Kü thuËt nu«i dìng gµ kiªm dông thÞt, trøng 1. ChuÈn bÞ chuång nu«i.

<span class='text_page_counter'>(243)</span> - Chuồng nuôi đợc làm cao ráo, sạch sẽ tránh đọng nớc, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, kín ấm về mùa đông. - Sàn chuồng đợc làm bằng sàn tre, gỗ, cao 40 - 50 cm so với mặt đất để phân gà rơi xuống dới tránh bẩn, ẩm ớt và dễ dµng hãt ph©n. - NÕu nÒn chuång lµm b»ng xi m¨ng chung quanh ph¶i cã rãnh thoát nớc và cao hơn mặt đất bên ngoài để tránh bị đọng nớc. Chất độn chuồng bằng trấu hoặc dăm bào sạch đảm bảo độ dÇy tõ 5 - 10 cm. - Tríc khi ®a gµ vµo nu«i ph¶i vÖ sinh chuång tr¹i vµ c¸c dông cô ch¨n nu«i s¹ch sÏ. óm gµ trªn nÒn chuång ph¶i r¶i chất độn chuồng dầy từ 5 - 10 cm và phun thuốc foócmol 2%, s¸t trïng sau tõ 3 - 5 ngµy míi th¶ gµ vµo nu«i. Dïng cãt qu©y cao 50 - 70 cm, to hay nhỏ tuỳ theo số lợng đàn gà. - Cãt qu©y, chôp sëi, m¸ng ¨n, m¸ng uèng, thuèc thú y, thức ăn phải đợc chuẩn bị đầy đủ đúng yêu cầu. 2. Chän gièng gµ con - Nªn chän mua gièng gµ ë nh÷ng c¬ së s¶n xuÊt gièng cã uy tÝn. - Chän nh÷ng con nhanh nhÑn, m¾t s¸ng, l«ng bãng, bông gän, ch©n mËp. Tr¸nh chän nu«i nh÷ng con gµ vÑo má, khÌo ch©n, hë rèn, bông sÖ. 3. Ch¨m sãc vµ nu«i dìng 3.1. Giai đoạn úm gà con từ 1 đến 28 ngày tuổi - Sëi Êm cho gµ dïng bãng ®iÖn, chôp sëi t«n cã d©y mai so hoặc dùng đèn dầu, đèn bão, đèn măng sông để sởi ấm cho gà. Tuyệt đối không để gà bị lạnh, nhất là về ban đêm. + Nhiệt độ vừa phải: Gà nằm rải rác khắp nền, đi lại ăn uèng b×nh thêng..

<span class='text_page_counter'>(244)</span> + Nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt hoặc đứng co ro run rÈy. + Nhiệt độ cao: Gà tản xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ, giơ c¸nh, thë m¹nh, uèng nhiÒu níc. + Giã lïa: Gµ n»m tô l¹i ë mét gãc kÝn giã trong lång. + Chú ý: Không đợc sử dụng bếp than để sởi ấm cho gà con, không nên úm vào mùa đông lạnh nhất là với các huyện vïng cao. Nhiệt độ thích hợp cho gà Ngµy tuæi (Ngµy) 1-7 8 - 14 15 - 21. Nhiệt độ (0C ) 32 - 34 29 - 30 26 - 27. 22 - 28. 23 - 26 ẩm độ 70 - 80%. Mật độ úm Ngµy tuæi (Ngµy). Mật độ(con/m2). 1-7 8 - 14 15 - 21 22 - 28. 30 - 40 20 - 30 10 - 20 10 - 20 ẩm độ 70 - 80%.

<span class='text_page_counter'>(245)</span> ánh sáng: Trong 2 - 3 tuần đầu gà cần đợc chiếu sáng liên tục 24 giờ/ngày, vừa để điều chỉnh nhiệt độ vừa đảm bảo ánh sáng và gà con sẽ ăn uống đợc nhiều, để đảm bảo nhu cầu ph¸t triÓn cña c¬ thÓ. Cho gµ uèng níc tríc khi cho ¨n. Dïng níc s¹ch vµ thay níc 2 - 3 lÇn/ngµy, tr¸nh lµm ít nÒn chuång. Cho gµ ¨n b»ng khay t«n, khay nhùa, r¶i thøc ¨n tõng Ýt một và nhiều lần trong ngày để thức ăn luôn mới. Từ tuần thứ 4 trë ®i thay dÇn b»ng m¸ng tre, vÇu tù t¹o. Thøc ¨n cho gµ ë mçi løa tuæi kh¸c nhau nªn nhu cÇu dinh dỡng khác nhau. Do đó, phải đảm bảo tỷ lệ đạm và cân đối kho¸ng, vitamin.. Nªn sö dông thøc ¨n c«ng nghiÖp cho gµ con tõ 1 - 4 tuÇn tuæi. Sau thêi gian nµy sö dông thøc ¨n ®Ëm đặc phối trộn với ngô, lúa, cám gạo. Chú ý: Nguyên liệu phải đúng chủng loại, không ôi thiu, kh«ng Èm mèc. - Bột cá (tỷ lệ muối dới 1%, tỷ lệ Protein phải đạt trên 60%) - §Ëu t¬ng ph¶i rang chÝn, xay nhá. Cho gà ăn: Phải đảm bảo đầy đủ máng ăn để gà không bị chen lÊn . Chất độn chuồng 3 - 4 ngày phải thay một lần. 3.2. Giai ®o¹n tõ 4 tuÇn tuæi trë ®i CÇn bæ sung thªm thøc ¨n cho gµ vµo cuèi buæi chiÒu tríc khi vào chuồng, khi gà đạt trọng lợng khoảng 1,3 kg trở lên có thể giết thịt đợc. Nếu nuôi gà đẻ thì cần bổ xung thêm lợng canxi nh vỏ trứng gia cầm, bột xơng để tạo vỏ trứng cho gà đẻ. II. c«ng t¸c thó y.

<span class='text_page_counter'>(246)</span> §èi víi gµ th× phßng bÖnh lµ chñ yÕu.. LÞch phßng bÖnh cho gµ nh sau: Phßng bÖnh Gumboro lÇn I Newcastle lÇn I Chñng ®Ëu Gumboro lÇn II Newcastle lÇn II Gumboro lÇn III Newcastle lÇn III BÖnh cÇu trïng. Ngµy tuæi 3-5 5-7 7-8 10 - 12 17 - 18 21 - 23 70 - 75 10 - 60. C¸ch phßng Nhá m¾t, mòi Nhá m¾t, mòi Chñng díi c¸nh Nhá m¾t, mòi Nhá m¾t, mòi Nhá m¾t, mòi Tiªm díi da Pha níc cho uèng hoÆc trén vµo thøc ¨n Khi sö dông thuèc thó y ph¶i tu©n thñ theo sù híng dÉn trªn nh·n thuèc vµ cña c¸n bé thó y. Kü thuËt nu«i ong néi.

<span class='text_page_counter'>(247)</span> I. Kü thuËt nu«i ong mËt 1. Chọn đàn ong - §µn ong nhanh nhÑn, khoÎ m¹nh kh«ng bÞ bÖnh, cã Ýt nhất 3 cầu tiêu chuẩn, quân đông, phủ kín hai mặt cầu. - PhÇn b¸nh tæ ë phÝa trªn chøa nhiÒu mËt, phÊn dù tr÷, phía dới có đủ các giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng. Phần nhéng nhiÒu, vÝt n¾p ph¼ng. - Ong chúa to, dài, thanh, nhanh nhẹn, cân đối, không có khuyÕt tËt. - Chỗ đặt thùng ong chọn nơi cao ráo, đặt cách mặt đất 30 - 50 cm, ph¶i cã m¸i che ma, n¾ng cho thïng ong. 2. Chuẩn bị đàn ong cho vụ mật - Trớc vụ mật cho đàn ong ăn từ 3 - 4 lần nớc đờng để kích thích chúa đẻ nhiều, tăng số lợng ong thợ đi làm (pha theo tỷ lệ 1 lít nớc 1 kg đờng) khi quan sát trên bánh tổ thấy khoảng 70 % sè lç mËt vÝt n¾p th× dõng l¹i. - Cho ong thợ xây bánh tổ mới kịp thời để kích thích và tăng chỗ cho ong chúa đẻ trứng và chứa phấn, mật dự trữ. - Đổi cầu có nhiều nhộng của đàn ong mạnh không bệnh sang đàn ong yếu để các đàn ong đợc đồng đều, chống chia đàn tự nhiên. 3. T¹o chóa - Sử dụng mũ chúa tự nhiên từ các đàn ong mạnh (đàn ong tự xây) hoặc cho các đàn này ăn thêm để kích thích đàn ong x©y mò chóa sím. - T¹o chóa theo ph¬ng ph¸p b¾t buéc: T¸ch chóa ra khái các đàn ong khoẻ mạnh đang nuôi để đàn ong bắt buộc xây.

<span class='text_page_counter'>(248)</span> mò chóa t¹o chóa míi. Hai ngµy sau vÆt bá c¸c mò chóa trªn bÒ mÆt b¸nh tæ, chØ sö dông c¸c mò chóa th¼ng, dµi ë phÝa díi.. 4. Chia đàn ong mới Sau khi chuẩn bị đợc ong chúa, mũ chúa, dùng một thùng mới có màu giống với thùng cũ của thùng ong định chia và chia đều số cầu, số quân cùng với thức ăn và ấu trùng thành 2 đàn ong và đặt 2 thùng cách đều vị trí cũ từ 20 - 30 cm. Kiểm tra thờng xuyên và nếu thấy đàn ong nào quân vào nhiều hơn cần nhích ra xa vị trí cũ, ngợc lại đàn nào quân vào ít hơn thì nhÝch l¹i gÇn vÞ trÝ thïng cò. Dần tách 2 đàn ra xa nhau và khi thấy đàn ong đã ổn định cÇn quay cöa tæ ra 2 híng kh¸c nhau. 5. Nhập đàn ong - Khi đàn ong bị mất chúa cần nhập đàn mất chúa vào đàn cã chóa..

<span class='text_page_counter'>(249)</span> - Khi đàn ong yếu cần nhập đàn ong yếu vào đàn ong khoẻ hoặc có thể nhập hai đàn ong yếu với nhau. Chú ý: Chỉ tiến hành nhập đàn ong vào buổi tối, nếu đàn định nhập có chúa thì phải tách chúa trớc đó ít nhất 6 giờ. 6. Chọn điểm đặt ong - Cần đặt thùng ong mùa hè tránh hớng tây, mùa đông tránh hớng đông bắc. Phải đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vµo mïa hÌ - §Þa ®iÓm nu«i ong ë trung t©m nguån mËt vµ phÊn. - §Þa thÕ ph¶i b»ng ph¼ng tho¸ng m¸t, yªn tÜnh, tr¸nh n¬i có trấn động mạnh nh sát đờng giao thông chính, nhà máy. Đặc biệt phải bố trí đàn ong xa nơi dự trữ thuốc trừ sâu, phân bãn... - Xa nhà máy đờng, kẹo, hoa quả. - Kh«ng bè trÝ n¬i cã nhiÒu hå, ao, s«ng ngßi bao quanh. - N¬i thuËn tiÖn giao th«ng, sinh ho¹t. 7. Phßng chèng ong bèc bay * C¸c nguyªn nh©n lµm ong bèc bay: - Thiếu thức ăn đặc biệt là thiếu phấn mật. - BÞ bÖnh Êu trïng tói vµ thèi Êu trïng. - B¸nh tæ qu¸ cò hoÆc bÞ s©u ph¸ b¸nh tæ. - BÞ ong rõng hoÆc kiÕn... tÊn c«ng. - Bị đàn ong bốc bay khác kích động. - Đặt ong ở chỗ bất lợi nh quá nóng, quá lạnh hoặc đàn ong bị chấn động do súc vật và ngời đi lại nhiều. * BiÖn ph¸p xö lý:.

<span class='text_page_counter'>(250)</span> - CÇn viÖn trî cÇu ong míi cã nhiÒu nhéng vµ Êu trïng cho đàn ong. - Cho ong ăn nớc đờng pha theo tỷ lệ 1:1 nh trên. - §Þnh kú 6 th¸ng - 9 th¸ng cho ong x©y b¸nh tæ vµ thay dÇn c¸c b¸nh tæ cò b»ng c¸c b¸nh tæ míi nh»m kÝch thÝch ong chúa đẻ khoẻ và hạn chế sâu bệnh. - Kiểm tra hàng tuần để đánh giá thực tế tình hình phát triển của đàn ong và kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp. 8. Khai th¸c mËt - Cần chuẩn bị các dụng cụ liên quan để thu hoạch mật nh: Thïng quay mËt, dao c¾t n¾p, khay chøa n¾p c¾t, chæi quÐt ong... tất cả đều phải đợc làm bằng vật không gỉ. - Thêi ®iÓm thu mËt: Khi quan s¸t thÊy trong cÇu ong cã sè lỗ tổ chứa mật vít nắp đạt khoảng 60 - 70% thì tiến hành quay mËt. - Khi rũ ong để lấy cầu ra quay mật cần kiểm tra xem cầu nµo cã ong chóa vµ t¸ch cÇu cã chóa sang bªn kia v¸n ng¨n nh»m gi÷ an toµn cho ong chóa. - Sau khi rũ hết ong ở cầu quay mật cần đặt cầu ong chéo 30 độ so với phơng thẳng đứng , một đầu tì vào khay cắt nắp vµ dïng dao máng lia nhÑ hít n¾p lç tæ chøa mËt trªn b¸nh tæ. - Đặt thùng quay mật ở nơi bằng phẳng, cho cầu ong đã cắt nắp vào giá cố định và bắt đầu quay. Quay mật phải làm nhẹ nhàng và tốc độ quay từ chậm đến nhanh, tránh làm vỡ cầu và ảnh hởng đến nhộng và ấu trùng trên bánh tổ. Quay xong mặt cÇu thø nhÊt cÇn lËt l¹i c¾t n¾p vµ quay tiÕp mÆt cÇu thø hai. - Cầu quay xong cần xem xét cắt bỏ nhộng ong đực và mũ chúa nếu có sau đó mới trả lại đúng ở vị trí cũ. Lu ý chỉ quay 3/4 số cầu hiện có trong đàn ong và các vòng quay không cố.

<span class='text_page_counter'>(251)</span> định mà tuỳ vào lợng mật, nếu lợng mật nhiều nhanh đầy thì cÇn quay liªn tôc. - Khi nguồn hoa đã nở khoảng 80% và ong thợ tìm vào thïng quay mËt th× cÇn kÕt thóc khai th¸c mËt. §Ó l¹i vßng mật cuối cùng làm thức ăn cho ong để chờ đến vụ hoa kế tiếp. - Nếu còn vụ mật kế ngay sau thời gian đó thì giữ đàn ong bình thờng. Nếu vụ mật cách xa thì có thể chia những đàn mạnh ra tạo thế đồng đều ở các đàn và phát triển đàn ong chờ ®i khai th¸c vô mËt míi. II. BÖnh ong vµ biÖn ph¸p phßng chèng 1. Một số bệnh thờng gặp ở đàn ong 1.1. BÖnh thèi Êu trïng ch©u Mü - Đặc điểm: Là trực khuẩn có nha bào, nhiệt độ thích hợp cho vi khuÈn ph¸t triÓn lµ 35 - 38 0C, chóng tån t¹i trong lç tæ, nhÊt lµ trong s¸p ong nªn cã tÝnh chèng chÞu rÊt cao khã tiªu diệt đợc chúng. - BiÓu hiÖn cña bÖnh: + Tuæi Êu trïng bÞ bÖnh chñ yÕu lµ Êu trïng 5 - 6 ngµy tuæi. + ấu trùng bị bệnh sẽ đổi màu từ màu sáng chuyển sang hơi đục, không còn nếp nhăn, bề mặt da từ trắng xám rồi nâu sÉm, bÞ r¸ch, khèi sinh chÊt dÝnh nh hå vµ kÐo nh»ng ra. + Trong lç tæ khèi sinh chÊt thµnh v¶y b¸m vµo thµnh vµ đáy lỗ tổ rất chặt. + Êu trïng bÞ bÖnh lóc ®Çu kh«ng mïi sau chÕt cã mïi keo da tr©u. + N¾p vÝt cã mµu tèi vµ thñng lç nhá. 1.2. BÖnh thèi Êu trïng ch©u ¢u.

<span class='text_page_counter'>(252)</span> - §Æc ®iÓm: Lµ vi khuÈn cã kh¶ n¨ng t¹o mét líp vá bäc chống chịu đợc với điều kiện ngoại cảnh, chúng tồn tại trong lỗ tổ nhất là trong sáp ong nên khó tiêu diệt đợc chúng. - BiÓu hiÖn cña bÖnh: + Tuæi Êu trïng bÞ bÖnh chñ yÕu lµ Êu trïng 3 - 5 ngµy tuæi + Êu trïng chÕt bÞ kh« cßn ë lç tæ d¹ng “lìi liÒm”, da trong suèt, cã khi nh×n râ c¶ ruét, da kh«ng c¨ng. + Êu trïng kh«ng dÝnh dÔ g¾p ra khái lç tæ. + Màu sắc ấu trùng từ tơi sáng đến đục, sau chuyển màu trắng x¸m cã ¸nh vµng. + §µn ong bÞ bÖnh kh«ng nu«i Êu trïng, kh«ng cã ong non ra đời, ong dễ bị bốc bay. 1.3. BÖnh Êu trïng tói - §Æc ®iÓm: Do virót x©m nhËp vµo tÕ bµo Êu trïng lµm Êu trùng biến đổi da dày lên. Chúng có khả năng chống chịu với ®iÒu kiÖn ngo¹i c¶nh. - BiÓu hiÖn cña bÖnh: + Ong ®i lµm kÐm, më n¾p thïng ra thÊy thïng ong x« d¹t xuống đáy cầu. + Êu trïng bÞ bÖnh ë giai ®o¹n 5 - 6 ngµy tuæi hoÆc ho¸ nhéng. + Vít nắp nhộng đổi màu từ vàng sáng sang nâu thẫm, bị thñng. + Êu trïng bÞ bÖnh n»m däc lç tæ, ®Çu nhän nh« ra, g¾p ra dÔ dµng, Êu trïng g¾p da lµ bäc níc. 2. C¸c biÖn ph¸p phßng trÞ bÖnh Êu trïng ong - Thờng xuyên kiểm tra đàn ong, vệ sinh thùng ong..

<span class='text_page_counter'>(253)</span> - Sử dụng thuốc kháng sinh Pennicilin 60.000 đơn vị cho mét cÇu ong hoÆc stseptomixin 0,04 g/cÇu; dïng hçn hîp Penicilin 30.000 đơn vị + Steptomixin 0,02 g/cầu với dung dịch xiro đờng (tỷ lệ 1:1) cho ăn trong 3 tối sẽ có hiệu quả. Khi cho ¨n thuèc chó ý kÕt hîp víi c¸c biÖn ph¸p rót bít cÇu, chống nóng, rét, ẩm để ong sớm ổn định và đẻ bình thờng.. MỤC LỤC 1. 2. Lêi giíi thiÖu. 3. PHẦN I CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH. 5. Nghị định số 02/2010/NQ-CP về khuyến nông. 5.

<span class='text_page_counter'>(254)</span> 4. PhÇn Ii NghiÖp vô khuyÕn NÔNG Kh¸i niÖm, nguyªn t¾c, môc tiªu, chøc n¨ng vµ yªu cÇu trong c«ng t¸c khuyÕn n«ng Mét sè ph¬ng ph¸p khuyÕn n«ng. 5. Quy định chung về khuyến nông thôn bản. 52. 6. Những hoạt động chính của khuyến nông thôn bản. 55. 3. PHẦN III C©y l¬ng thùc. 25 25 31. 64. 7. Kỹ thuật trồng và thâm canh lúa. 64. 8. Kỹ thuật trồng và thâm canh ngô PhÇn IV C©y c«ng nghiÖp. 89 102. 9. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương. 102. 10. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc. 112. 11. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè Shan. 121. PHẦN V CÂY ĂN QUẢ. 130. 12. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam, quýt. 130. 13. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lê, mận, đào. 142. PHẦN VI CÂY CÓ CỦ. 156. 14. Kỹ thuật trồng khoai tây. 156. 15. Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang. 166. PHẦN VII. 172.

<span class='text_page_counter'>(255)</span> CÂY THỨC ĂN GIA SÚC 16. Kỹ thuật trồng cỏ voi. 172. 17. Kỹ thuật trồng cỏ Goatemalla. 175. 18. Kỹ thuật trồng cỏ VA-06. 179. PHẦN VIII CÂY LÂM NGHIỆP. 183. 19. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây keo tai tượng. 183. 20. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây luồng. 190. 21. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa mộc. 194. 22. Kỹ thuật trồng và chăm sóc thông ba lá. 198. 23. Kỹ thuật trồng thảo quả dưới tán rừng. 204. 24. Kỹ thuật trồng cây mây nếp. 208. PHẦN IX CHĂN NUÔI THÚ Y. 211. 25. Kỹ thuật chăn trâu, bò. 211. 26. Kỹ thuật chăn nuôi lợn. 232. 27. Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn. 246. 28. Kỹ thuật nuôi ong nội. 253. Së n«ng nghiÖp vµ PTNT Hµ giang Trung t©m khuyÕn n«ng tØnh. ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n Vò Ngäc Hïng.

<span class='text_page_counter'>(256)</span> Biªn tËp vµ söa b¶n in NguyÔn Song Tø Ph¹m ThÞ Thoa Lª cao ViÖt NguyÔn v¨n Tó. Th ký NguyÔn ThÞ Ph¬ng h¹nh N«ng B×nh Nhu. ¶nh b×a:.

<span class='text_page_counter'>(257)</span> In……….cuèn, khæ………….t¹i…………. GiÊy phÐp xuÊt b¶n sè:……… In xong nép lu chiÓu th¸ng 11 n¨m 2010..

<span class='text_page_counter'>(258)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×