Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

SKKN mot so bien phap giup hoc sinh han che sai loichinh ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HẠN CHẾ SAI LỖI CHÍNH TẢ II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Chính tả là môn học chìa khóa của quá trình học tập. Phân môn Chính tả trong môn Tiếng Việt có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, hình thành kỹ năng và thói quen viết đúng Chính tả. Nói rộng hơn là hình thành năng lực nói đúng, viết đúng Tiếng việt văn hóa, Tiếng việt chuẩn mực. - Phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng việt nói riêng, các môn học ở trường phổ thông nói chung. Riêng ở bậc tiểu học, phân môn Chính tả càng có vị trí quan trọng hơn. Không phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng việt) có tiết dạy riêng. Trong khi đó, ở bậc Trung học cơ sở và phổ thông trung học, Chính tả chỉ dạy xen kẽ trong các tiết thực hành tập làm văn, không tồn tại với tư cách là một phân môn độc lập. - Xác định được vị trí và tầm quan trọng của phân môn Chính tả, bản thân là giáo viên tiểu học, tôi luôn luôn lo lắng, trăn trở: làm thế nào để dạy học sinh viết đúng Chính tả, làm sao dạy cho học sinh đạt chuẩn kiến thức – kỹ năng mà hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định? III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Là người Việt Nam nếu nói đúng, viết đúng Chính tả là góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, phát huy hiệu quả sử dụng Tiếng việt để diễn đạt và rèn luyện tư duy. Tuy nhiên ở lứa tuổi tiểu học các em chưa nhận thức đầy đủ về điều đó nên chưa tự giác tìm tòi học hỏi, mà thầy cô phải dạy dỗ cặn kẽ cho các em. Nếu giáo viên không chú trọng đến việc dạy Chính tả hoặc dạy không có hiệu quả thì những lỗi sai về chính tả sẽ đi theo các em đến suốt cả cuộc đời. Thực tế trong cuộc sống, nhiều người đã trưởng thành, rất giỏi về chuyên môn nghiệp vụ hoặc lãnh đạo, quản lý giỏi nhưng khi viết văn bản thường mắc lỗi chính tả trông thật khó coi. Ra đường khi bắt gặp những bảng hiệu quảng cáo viết sai chính tả khiến người đọc có cảm giác khó chịu, bực mình. - Dân gian có câu “Nét chữ nết người”. Nét chữ ở đây không phải chỉ có nét đẹp của chữ viết mà còn có cả vấn đề viết đúng chính tả. Bởi vậy cần phải rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả. Rèn chính tả cho học sinh cũng chính là rèn cho các em có nhân cách, phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và thái độ yêu quý tiếng mẹ đẻ. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Hầu hết giáo viên tiểu học đều phàn nàn về vấn đề học sinh viết sai chính tả quá nhiều. Và thực tế đúng như vậy ! Học sinh tiểu học viết sai chính tả khá nhiều, nhất là các lớp 3,4,5. Giáo viên đã đầu tư nghiên cứu những biện pháp giúp các em viết đúng chính tả nhưng kết quả chưa mỹ mãn. Những năm gần đây Bộ Giáo dục – Đào tạo đã quy định chuẩn kiến thức – kỹ năng đối với từng môn học. Vì vậy giáo viên càng ra sức giảng dạy, tích cực quy định. Thực tế cho thấy môn Tiếng việt đạt kết quả tương đối cao. Tuy nhiên, thống kê riêng môn Chính tả thì điểm còn rất thấp so với các môn học khác, có thể nói các em đạt được chuẩn kiến thức nhưng kỹ năng viết chính tả đạt chưa cao so với yêu cầu đề ra. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2010-2011 ở lớp 4/2 (lớp tôi đang dạy) cho thấy kết quả điểm chính tả như sau:. Lớp 4/2. Tổng số học sinh 33. Điểm chính tả (khảo sát chất lượng) Giỏi. Khá. Trung bình. Yếu kém. SL. TL. SL. TL. SL. TL. SL. TL. 2. 6%. 5. 15%. 8. 24%. 18. 55%. (Đặc biệt trong đó có 8 em đạt điểm 0 bài chính tả) Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp và qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở tiểu học, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm giảng dạy chính tả. Sau đây là “Một số biện pháp giúp học sinh hạn chế sai lỗi chính tả” tôi đã áp dụng ở lớp 4/2 trường tiểu học Kim Đồng năm học 2010-2011. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp: Tôi đã tập trung nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân tại sao các em viết sai chính tả quá nhiều? Vì theo tôi “có tìm đúng bệnh thì mới chữa hết bệnh”. Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và qua tình hình thực tế ở lớp 4/2 (lớp đang dạy) tôi đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến học sinh viết sai chính tả. - Học sinh không nắm vững những luật chính tả. - Học sinh “đọc chưa thông” nên “viết chưa thạo”, đọc không được nên viết không đúng. Cụ thể 8 em bị điểm 0 (ở lớp tôi qua khảo sát chất lượng đã nêu) là những em đọc rất chậm, thậm chí đọc sai. - Hầu hết học sinh ít đọc sách. - Học sinh không biết cách nghe để viết, chưa hiểu nội dung bài viết. - Học sinh không có sự chuẩn bị trước cho bài viết. - Học sinh chưa thực hiện tốt việc kiểm tra lại bài viết của mình. - Giáo viên chưa làm tốt khâu chuẩn bị viết chính tả cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cách phát âm, cách đọc của giáo viên chưa chuẩn, chưa thể hiện được ngữ điệu. - Giáo viên chưa hướng dẫn kỹ cho học sinh các quy luật chính tả thông thường. Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp giúp học sinh hạn chế sai lỗi chính tả. 2. Biện pháp: Một số biện pháp tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy chính tả cho học sinh. 2.1) Làm tốt khâu chuẩn bị viết: - Hướng dẫn học sinh đọc và đọc hiểu nội dung văn bản bằng mắt để tư duy nội dung văn bản. Khi đọc quán triệt học sinh tập trung vào bài. Đặc biệt đối với bài chọn ngoài, cần tăng số lần đọc lên. - Tìm hiểu nội dung đoạn viết (từ 1 đến 2 câu hỏi): Hỏi để các em chú ý vào bài tìm ý trả lời, và như vậy một lần nữa, nội dung bài chính tả lại được tái hiện trước mắt các em, các em sẽ nhớ lại viết ít sai hơn. 2.2) Hướng dẫn hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài: - Có những từ theo phương ngữ, cách phát âm của địa phương mà các em hay sai thì tôi hướng dẫn thật kỹ. ăn – en, oi – ua, d – gi, ...) (Ví dụ:. s - x,. - Có danh từ riêng hay tên nước ngoài, từ phiên âm, ... tôi hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. 2.3) Cách đọc của giáo viên:. ˜. - Lúc đọc, tôi phát âm thật chuẩn; nhấn mạnh ? , âm, vần, ... Đặc biệt chú ý ngữ điệu đọc cả câu hay nửa câu (Nếu nửa câu phải chia cho hợp lý), ngữ điệu sẽ gây ấn tượng nhớ lâu cho học sinh. 2.4) Hướng dẫn học sinh nghe: - Học sinh phải tập trung nghe hết cả câu, hiểu nội dung câu đó rồi mới viết; không chụp vào mới nghe vài tiếng đầu rồi viết, tiếng sau quên không nhớ kịp, lấn quấn. Học sinh phải viết theo cách hiểu của mình, hay nói đúng hơn là “hiểu để viết”. 2.5) Hướng dẫn học sinh nắm những luật chính tả thông thường: - Tôi hướng dẫn cặn kẽ các luật chính tả thông thường phải tuân thủ (ví dụ: Âm c đi với a, ô, u, ư; âm k đi với e, ê, i; ...).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tôi lập bảng “luật chính tả” treo ở lớp ngay trước mặt các em và phô tô cho mỗi em một bảng về treo ở góc học tập ở nhà để hằng ngày các em luôn nhìn thấy. Bảng đó như sau: * Âm c đi với a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. * Âm k đi với e, ê, i. * Âm g đi với a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. * Âm gh đi với e, ê, i. * Thanh ? trong luật từ láy: (?) đi với (/) (?) đi với (-). ˜ (˜) di với (\) ( ) đi với (.). - Đồng thời tôi hướng dẫn các em một số trường hợp đặc biệt cần chú ý đối với từ láy:  Hầu hết từ láy đi theo luật hài thanh đó là “Huyền, ngã, nặng”, “sắc, hỏi, không”. Tuy nhiên các em phải nắm vững có những từ láy ngoại lệ không tuân thủ luật này: bền bỉ, phỉnh phờ, ve vãn, nài nỉ, mình mảy, nhỏ nhặt, quỹ quyệt, ngoan ngoãn, niềm nở, dòm dở, gọn lơn, hùng hổ, lam lũ, tản mạn, riêng rẽ, sửng sốt, ủ rũ.  Hầu hết các từ láy đều viết vần “ênh”. Ví dụ: Lênh đênh, bồng bềnh, dập dềnh, bập bênh, chông chênh, chênh vênh, chếnh choáng, đểnh đoảng, gập ghềnh, huênh hoang, khệnh khạng, lênh láng, lềnh bềnh, mênh mang, vênh váo, mênh mông, ngông nghênh, nghênh ngang, tấp tểnh, thênh thang, vênh vang, xuềnh xoàng, vênh vểnh. (Chỉ có một số rất ít từ láy với vần ên: bền bỉ, rên rỉ, hổn hển) 2.6) Học sinh chú ý tập trung cao độ đầu óc vào việc kiểm tra lại bài viết (đây là bước hết sức quan trọng). - Khi viết xong, tôi dành vài phút cho các em tự kiểm tra lại bài của mình. - Sau đó tôi đọc lại từng câu hết sức chậm và chuẩn giọng để các em soát lại bài. - Xong rồi tôi lại cho các em tự kiểm tra lại một lần nữa trước khi đổi vở chấm bài. 2.7) Giáo viên phải viết đúng, viết đẹp trên bảng, ở vở và sửa lỗi chính tả cho học sinh ở tất cả các môn:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Tôi luôn luôn chú ý sửa lỗi phát âm, lỗi chính tả cho học sinh trong tất cả các môn học và cả trong giao tiếp. 2.8) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước bài chính tả: - Đọc trước ở nhà nhiều lần, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài viết và đặc biệt chú ý từ khó để viết đúng. 2.9) Phát động phong trào “Rèn chính tả - rèn chữ viết”; luyện tập thói quen đọc sách cho học sinh: - Hướng dẫn cho các em mỗi ngày về nhà tự viết một bài (nhìn sách chép qua – bài tập đọc hoặc chính tả hoặc đoạn văn em thích); khi đến lớp nộp cho tôi kiểm tra xem các em viết chữ có đẹp không, có sai chính tả không, phong trào này đã được học sinh thực hiện rất tốt, và phụ huynh học sinh rất hài lòng, nhiệt tình ủng hộ. - Tôi đặc biệt chú ý đến những em đọc chậm, học yếu chính tả và chữ xấu. Tôi luôn luôn tìm cách khích lệ và có phần thưởng cho những em viết tiến bộ. Khi các em chép như vậy các em sẽ tập đọc, sẽ bắt chước theo sách viết đúng chính tả, sẽ rèn chữ đẹp hơn. Khi chép như vậy bắt buộc các em dù muốn hay không cũng phải đọc sách. Đọc sách để học theo cách viết, nhớ cách viết. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Sau khi áp dụng những biện pháp trên trong quá trình giảng dạy chính tả, tôi đã đạt được kết quả như sau: - Đa số học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học chính tả và các em đã có ý thức viết đúng chính tả. - Học sinh nắm vững những luật chính tả thông thường. - Đến cuối học kỳ I có 96% học sinh đạt chuẩn KT-KN môn chính tả. - Học sinh đã rèn được chữ viết. - Hầu hết học sinh đã hạn chế được lỗi chính tả. Đặc biệt 8 em bị điểm 0 chính tả (qua việc khảo sát đầu năm) đến nay đã tiến bộ rõ rệt. Kết quả cụ thể về điểm chính tả: Thời gian. Giữa HKI Cuối HKI. GIỎI. KHÁ. TRUNG BÌNH SL TL. SL. TL. SL. TL. 5. 15%. 9. 27%. 16. 7. 21%. 10. 30%. 14. YẾU SL. TL. 49%. 3. 9%. 42%. 2. 6%. Tổng số học sinh: 33. VII. KẾT LUẬN: Để giúp học sinh hạn chế sai lỗi chính tả, người giáo viên phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em viết sai chính tả. Khi tìm đúng nguyên nhân thì.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ta mới biết cách giúp các em khắc phục viết đúng. Giáo viên phải nắm vững kiến thức, nghiên cứu kỹ các bài chính tả trong chương trình, thiết kế bài dạy sáng tạo; linh động điều chỉnh phù hợp với lớp mình dạy. Làm sao cho các em nắm được một số luật chính tả cơ bản, và chú ý rèn kỹ năng “nghe, hiểu rồi viết”. VIII. ĐỀ NGHỊ: - Đề nghị các cấp lãnh đạo chuyên môn mở thêm những chuyên đề về chính tả để giáo viên có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời triển khai rộng rãi những đề tài, những sáng kiến về dạy chính tả để giáo viên vận dụng. Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh hạn chế sai lỗi chính tả tôi đã áp dụng. Rất mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp giúp đỡ thêm. NGƯỜI VIẾT. Phan Thị Hiệp.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×