Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ho nui coc ban nhap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.13 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span> (2:44-3:33) (0:33-0:47) Hồ Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Không những thế nó còn được gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Hồ Núi Cốc được nhắc đến nhiều khi mà năm du lịch Quốc gia 2007 được tổ chức ở Thái Nguyên Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại Hồ Núi Cốc được tạo nên sau khi đập ngăn Sông Công được xây dựng trong các năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35 m diện tích mặt hồ rộng 25 km² dung tích của hồ ước 20 -176 triệu m³Hồ được tạo ra nhằm các mục đích:    . Cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất. Cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp và dân sinh. Giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu. Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá. Cải thiện môi trường[4].. Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 7 đập phụ[4]. Mặt hồ rộng mênh mông với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cư trú của những đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê[cần dẫn nguồn], đảo núi Cái nơi trưng bày các cổ vật từ ngàn xưa để lại và đảo đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn. Bên cạnh núi Cốc, sông Công, núi Văn, núi Võ, núi Quần Ngựa, nơi đây là chỗ tướng quân Lam Sơn Lưu Nhân Chú luyện binh, tích trữ lương thảo, lấy núi Văn, núi Võ kề bên làm sân tập, lấy nước sông Công nuôi quân để góp phần vào chiến thắng Chi Lăng năm 1427.. [sửa] Quy hoạch Không khí ở đây rất trong lành mát mẻ. Xung quanh hồ là những dãy núi, cây rừng bao phủ và những đồi chè xanh mướt nhấp nhô tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình phảng phất một chút màu huyền thoại. Đứng trước hồ du khách có thể cảm nhận được sự mênh mông của nước hồ, sự bao la của đất trời Tỉnh lộ Đán - Tân Cương - Núi Cốc trải nhựa phẳng lỳ, quanh co uốn lượn, khẽ ôm lấy những quả đồi xanh ngút ngàn, màu xanh của cây rừng và màu xanh của những búp chè Tân Cương - những búp chè đại diện cho thứ chè Thái Nguyên nức danh. Theo con đường ấy chừng 15km tính từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, du khách không khỏi sững sờ trước một hồ trên núi với những hòn đảo lớn nhỏ đan xen nổi bật giữa sóng hồ - Hồ Núi Cốc. Nhắc đến Hồ Núi Cốc thì không thể không nhắc đến cuộc tình giữa nàng Công và chàng Cốc - một chuyện tình thương đau còn để lại dấu tích đến ngày nay. Chuyện rằng:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ngày xưa có một chàng trai nghèo sống bằng nghề đốn củi, chàng có tên là Cốc. Bởi vì quá nghèo nên chàng Cốc không thể lấy được vợ. Mỗi lúc buồn, chàng chỉ còn biết gửi nỗi lòng vào tiếng sáo. Một năm mất mùa, chàng Cốc đến nhà quan lang ở vùng gần sông Công, sông Gâm làm thuê. Quan lang này có một cô con gái xinh đẹp và hát hay, múa giỏi nức tiếng khắp vùng, đó là nàng Công. Nhiều người đến ướm hỏi nhưng nàng Công không ưng một ai. Duyên trời định đoạt, tiếng sáo chàng Cốc đã khiến trái tim người con gái rung động. Biết chuyện, quan lang vô cùng tức giận. Ông bắt chàng Cốc làm những việc khó khăn, nguy hiểm cốt để hại chàng. Với sự giúp đỡ của tiên ông và các loại thú rừng, chàng Cốc đã hoàn thành tất cả yêu cầu. Song điều đó không làm quan lang hài lòng, ông bắt nhốt nàng Công trong nhà và cho quân truy đuổi chàng Cốc. Phần chàng Cốc, chàng về quê chờ ngày gặp lại người yêu. Chàng chờ mãi, chờ đến khi cả tấm thân hóa thành quả núi mà nàng Công vẫn chưa đến. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ròng rã, rồi thân thể nàng cũng tan ra thành nước. Ngọn núi Cốc bây giờ là hiện thân của chàng trai năm xưa, còn người yêu chàng đã hóa thân thành dòng sông Công êm dịu. Người ta bảo, mỗi lần lũ lên là mỗi lần nàng Công cố vươn mình để được gần chàng Cốc hơn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×