Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Địa vị pháp lý của viên chức ngành y tế từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.92 KB, 64 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THU NGÂN

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HÓC MƠN, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI, 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THU NGÂN

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HÓC MƠN, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐỖ MINH KHÔI

HÀ NỘI, 2021



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Y tế tác động to lớn tới đời sống con người như vậy cho nên mỗi quốc
gia trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội cần phải chú trọng và lấy mục
tiêu chăm sóc sức khoẻ cho con người làm gốc, định hướng cho các chương
trình kinh tế – xã hội khác vì một mục tiêu chung là phát triển bền vững. Điều
này cũng được thể hiện xuyên suốt trong đường lối xây dựng và phát triển đất
nước của Đảng và Nhà nước ta, khẳng định một cách rõ ràng trong Nghị
quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tăng
cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới “Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu
chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc
biệt”. Nhân tố con người quyết định sự thành công của mọi lĩnh vực, đặc biệt
hơn là trong lĩnh vực y tế.
Trong các nội dung của chính sách an sinh xã hội, y tế là lĩnh vực quan
trọng hàng đầu. Đặt biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà tình hình dịch
bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống
người dân, tác động không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước
và thới giới. Được đặt trên vai trách nhiệm cao quý là chăm sóc sức khỏe
nhân dân, nghề Y đang từng bước khẳng định tầm quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của đất nước, trong đó khơng thể khơng nói đến vai trị của
các viên chức ngành y tế. Mỗi viên chức ngành y tế đang cố gắng rèn luyện
chuyên môn, đạo đức, nghề nghiệp để phục vụ tốt nhất cho người dân. Và đó
được xem là một trách nhiệm cao quý của mỗi người hành nghề y. Mỗi viên
chức ngành y tế luôn là những chiến sĩ thầm lặng, tấm gương sáng về nỗ lực
phấn đấu về chuyên môn, đạo đức, nghề nghiệp để giữ gìn sức khỏe cho nhân
dân, vượt qua bệnh tật. Mỗi hành động viên chức ngành y tế dù nhỏ đến đâu
cũng liên quan đến tính mạng con người và hạnh phúc mỗi gia đình.

1



Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và tạo
điều kiện xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
địa vị pháp lý của viên chức ngành y tế. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng
những quy định này vẫn chưa hoàn chỉnh cho hoạt động thực thi nghiệp vụ
của viên chức y tế.
Hệ thống quản lý viên chức vẫn chưa đầy đủ, cịn nhiều vấn đề vướng
mắc như quy trình tuyển dụng viên chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp,
tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, cơ cấu chất lượng viên chức
ngành y tế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Việc tìm hiểu thực trạng
viên chức của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Mơn đang được lãnh đạo
bệnh viện quan tâm. Do đó, tác giả chọn đề tài “Địa vị pháp lý của viên chức
ngành y tế từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh” làm nghiên
cứu cho luận văn, nhằm đề xuất các giải pháp để việc hoàn thiện địa vị pháp
lý của viên chức ngành y tế để bảo vệ quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ của viên chức y tế. Qua đó, cơng tác quản lý viên chức tại
Bệnh viện trong thời gian tới càng hoàn thiện và ổn định hơn, xây dựng đội
ngũ viên chức có kiến thức chun mơn, kỹ năng làm việc gắn với từng vị trí
việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hướng tới mục tiêu phục vụ bệnh
nhân ngày càng tốt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Địa vị pháp lý của viên chức ngành y tế là đề tài có tính thời sự trong
thời buổi vấn đề y tế rất được quan tâm trên tồn cầu thì những viên chức
ngành y tế cũng rất được quan tâm. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tiếp
cận vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau.
Trước yêu cầu đổi mới để phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
thì địa vị pháp lý của viên chức ngành y tế cũng phải thay đổi để phù hợp.
Công tác quản lý cán bộ, công chức nói chung và viên chức nói riêng cũng
phải mang thay đổi để phù hợp với vận động và phát triển chung của xã hội.

Việc nghiên cứu một cách toàn diện về địa vị pháp lý từ thực tiễn huyện Hóc
Mơn, thành phố Hồ Chí Minh.
2


Các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố chủ yếu là những vấn đề có liên
quan đến nội dung của luận văn trong đó có thể kể đến một số cơng trình:
Hồng Thị Minh Châu (2018), Tuyển dụng viên chức đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ Quản lý
công.
Trần Thanh Hà (2020), Đánh giá viên chức quản lý các đơn vị sự
nghiệp thuộc sở y tế tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Quản lý công.
Nguyễn Huỳnh Nhật Quang (2020), Quản lý Nhà nước đối với đội ngũ
viên chức bệnh viện tâm thần Huế, Luận văn thạc sĩ Quản lý công.
Võ Duy Ân (2020), Đánh giá viên chức ngành y tế từ thực tiễn Thành
phố Hồ Chí Minh,Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
Trần Thị Thu Hồng (2019), Đánh giá cán bộ, công chức ngành y tế từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Luật Hiến pháp và Luật Hành
chính, Hà Nội.
Vũ Hồng Quỳnh (2016), Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y
tế từ thực tiễn Bệnh viện Phổi Trung ương, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành
chính quốc gia.
Thơng tin phổ biến pháp luật y tế (2014), Phương thức quản lý nhà
nước trong lĩnh vực y tế, Số 03 Tháng 09/2014.
Tập chí xây dựng đảng (2018), Quan điểm của Đảng về phát huy nhân
tố con người trong phát triển đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận,
pháp lý về địa vị pháp lý của viên chức ngành y tế gắn với thực tiễn tại huyện

Hóc Mơn từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng quản lý viên chức ngành y tế trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

3


Hệ thống những vấn để lý luận về địa vị pháp lý viên chức ngành y tế
như Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp, chế độ chính sách của viên chức y tế.
Thực trạng địa vị pháp lý viên chức ngành y tế tại huyện Hóc Mơn:
phát hiện những hạn chế, bất cập tồn tại và nguyên nhân.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của viên chức
ngành y tế từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đế lý luận và thực tiễn về địa vị
pháp lý của viên chức ngành y tế từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Tại huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí trong
giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương
pháp thống kê thu thập số liệu.
Nguồn dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu sơ cấp từ kết quả khảo sát và chủ
yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ thu thập qua các số liệu, các văn bản
báo cáo đánh giá tổng hợp về công tác quản lý viên chức tại bệnh viện Đa
khoa Khu vực Hóc Mơn.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá thực trạng địa vị pháp lý của

viên chức ngành y tế từ thực tiễn huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh
và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là gợi ý quan trọng cho những
nghiên cứu tương tự tại những địa phương khác của Việt Nam nói chung và
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cũng như các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh
4


nhân lực ngành y tế. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng là gợi ý cho cơ quan
nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh có những cải cách, điều chỉnh phù hợp
trong quá trình quản lý viên chức ngành y góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý ngành y tế đối đội ngũ cán bộ viên chức của mình.
Đẩy mạnh chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện Đa
khoa Khu vực Hóc Mơn để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn, tạo điều
kiện cho người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt
nhất.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn được chia thành 03
chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về địa vị pháp lý của viên
chức ngành y tế.
- Chương 2: Thực trạng địa vị pháp lý của viên chức ngành y tế từ thực
tiễn huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của viên
chức ngành y tế ở huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh.

5


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ
1.1. Khái niệm, đặc điểm viên chức ngành y tế
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm viên chức
Ở Việt Nam, trải qua một thời gian dài cho đến khi Luật Cán bộ, công
chức được ban hành năm 2008, trong nhận thức cũng như trong hoạt động
quản lý, chúng ta chưa xác định được rõ ràng cán bộ; công chức; viên chức.
Trong hệ thống pháp luật nước ta, kể từ Hiếp pháp 1992 cho đến các luật khác
(ví dụ như Luật Tổ chức chính phủ; Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân; Luật Bình đẳng giới; Luật Giáo dục;….) đề có những điều, khoản
sử dụng các thuật ngữ cán bộ, công chức, viên chức nhưng chưa có một văn
bản luật nào giải thích các thuật ngữ này và cũng chưa có sự phân biệt về cán
bộ, công chức và viên chức.
Đến năm 1998, khi Pháp lệnh Cán bộ, công chức được ban hành, thì
phạm vi và đối tượng cán bộ, cơng chức đã được thu hẹp hơn so với trước có
sự phân biệt khu vực hành chính nhà nước, khu vực sự nghiệp và các cơ quan
của Đảng, đoàn thể. Tuy nhiên, vấn đề phân biệt rõ ràng các đối tượng vẫn
chưa được giải quyết triệt để. Đến năm 2003, khi sửa đổi bổ sung một số điều
của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, nhà nước đã thực hiện việc phân định biên
chế hành chính với biên chế sự nghiệp. Việc phân định này đã tạo cơ sở để đổi
mới có chế quản lý đối với cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước và
cán bộ công chức đối với các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Nhưng vấn đề
làm rõ thuật ngữ công chức và thuật ngữ viên chức vẫn chưa được giải quyết.
Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã rõ những tiêu chí xác định ai là
cán bộ, ai là cơng chức, … Từ đó, đã tạo cơ sở và căn cứ để đưa ra những nội
dung đổi mới và cải cách thể thiện trong Luật Cán bộ, công chức, nhằm giải
quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Đồng thời đây cũng là căn cứ để xác
6



định rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật và để đội ngũ viên chức trong
các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ do một văn bản khác điều chỉnh. Luật viên
chức và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và
Luật viên chức được ban hành để điều chỉnh đối với đội ngũ viên chức trong
các đơn vị sự nghiệp công lập; khái niệm viên chức chính thức rõ ràng và quy
định cụ thể.
Theo Luật viên chức và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán
bộ, công chức và Luật viên chức quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam
được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập
theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Viên chức bao gồm những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, phải là công
dân Việt Nam. Thứ hai, về chế độ tuyển dụng: Viên chức phải là người được
được tuyển dụng theo vị trí việc làm. Theo đó, căn cứ đầu tiên để tuyển dụng
viên chức là vị trí việc làm. Ngoài ra, Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy
định cụ thể hơn về chế độ tuyển dụng như sau:“Việc tuyển dụng viên chức
phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập”.
Vị trí việc làm được hiểu là “cơng việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức
danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lí tương ứng, là căn cứ xác định số
lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng
và quản lí viên chức trong đơn vị sự nghiệp cơng lập”. Vị trí việc làm có thể
có một hoặc nhiều cơng việc, có tính thường xun, liên tục chứ không bao
gồm những công việc thời vụ, tạm thời. Để được tuyển dụng vào vị trí việc
làm thì phải thơng qua một trong hai phương thức tuyển dụng Viên chức: thi
tuyển hoặc xét tuyển (Mục 2 và Mục 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP).
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm viên chức ngành y tế

7



Đối với bất kì quốc gia nào, lĩnh vực nào hay doanh nghiệp, ngành
nghề nào muốn tồn tại và phát triển đều cần phải có một đội ngũ nguồn nhân
lực có trình độ, năng lực, tay nghề và tiếp thu được những tiến bộ khoa học
kỹ thuật trên thế giới. Trong thế giới phẳng và thời đại kinh tế toàn cầu thì
nguồn nhân lực con người cần thiết hơn bao giờ hết, là nhân tố quyết định đưa
nền kinh tế nước phát triển theo kịp xu thế chung của thế giới. Quan điểm của
Đảng về phát huy nhân tố con người trong phát triển đất nước “Trong bối
cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Đảng ta xác định một trong những
yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh thủ tận dụng thành công những
thuận lợi, cơ hội và vượt qua thách thức, khó khăn mà q trình đó đặt ra hay
khơng phụ thuộc đáng kể vào con người”[35].
Năm 2020, tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế Việt Nam là
nặng nề, nhưng ít hơn các nước khác. Để đạt được thành tích này là một phần
khơng nhỏ của công sức của đội ngũ các cán bộ, nhân viên ngành y tế nói
riêng và sự thống nhất, đồng lịng của nhân dân, đồn kết dân tộc. Thực hiện
sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đội ngũ viên chức ngành
y tế cần có năng lực, chuyên môn và y đức. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO
đưa ra định nghĩa “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham gia chủ
yếu vào hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe”[42]. Nhân lực y tế bao gồm: cán
bộ, nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang làm trong hệ thống y tế
công lập, cơ sở đào tạo và nghiên cứu y, dược và tất cả những người đang
tham gia vào các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Có thể gọi tên các thành phần của nhân lực đó là đội ngũ bác sĩ,
điều dưỡng, nữ hộ sinh, nhân viên y tế công cộng, nhân viên xã hội về sức
khỏe và các nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp thực hiện chức năng hệ thống y tế.
Viên chức y tế được xây dựng trên nền tảng của nguồn nhân lực y tế.
Nhân lực y tế được hiểu theo nghĩa rộng tất cả nhân lực tham gia chủ yếu vào
hoạt động chăm sóc sức khỏe cịn viên chức y tế một khía cạnh nào đó tiếp
cận ở gốc độ hẹp hơn. Dựa trên khái niệm viên chức nói chung, có thể hiểu

8


“Viên chức y tế là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,
làm việc tại các cơ sở y tế công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng
lương từ quỹ lương của cơ sở y tế công lập theo quy định pháp luật”. [28]
Mục đích phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, xét đến cùng,
phải vì con người, cho con người, tạo mơi trường thuận lợi để con người có
cuộc sống hạnh phúc, có sức khỏe và có cơ hội phát huy mọi năng lực sáng
tạo. Con người đóng vai trò đặc biệt quan trong vừa nhân tố trong thực hiện
công cuộc phát triển của xã hội và vừa là người sẽ thụ hưởng thành quả đạt
được trong quá trình thực hiện. Ngành y tế là ngành đặc biệt quan trọng và
luôn được chú trọng phát triển để thực hiện được mục đích số. Với sứ mệnh
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của ngành y tế luôn cần một đội ngũ
nguồn nhân lực có trình độ và đạo đức. Ngồi những đặc điểm chung của viên
chức, thì viên chức ngành y tế cịn có những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, viên chức y tế là những người tham gia vào hoạt động chăm
sóc sức khỏe và có quan hệ trực tiếp với bệnh nhân. Lao động của viên chức
ngành y là lao động đặc thù, trách nhiệm cao vì có liên quan đến sức khỏe nhân
dân, tính mạng của người bệnh và có nhiều trường hợp đòi hỏi nhiều lao động
cùng thực hiện. Trong những trường hợp phức tạp thì cần sự phối hợp của cả
tập thể với nhiều thành phần cùng thực hiện cho việc chăm sóc người bệnh.
Thứ hai, viên chức y tế là những người có trình độ chun mơn cao. Để
thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân thì cần đội ngũ viên chức
ngành y tế có năng lực, trình độ về chun mơn. Vì liên quan đến sức khỏe và
tính mạng người bệnh, nên làm việc trong lĩnh vực y học u cầu độ chính
xác cao và địi hỏi sự tỉ mỉ hơn các lĩnh vực khác. Do yêu cầu trình độ chun
mơn cao nên thời gian đào tạo cho nhân lực ngành y dài hơn những ngành
khác. Bên cạnh đó, ngày nay khi mà có rất nhiều nghiên cứu giúp điều trị và
chuẩn đoán các bệnh giúp con người có cuộc sống tốt hơn. Tiếp cận những

thành tựu khoa học cơng nghệ góp phần phát triển mạnh mẽ ngành y học.
9


Đứng trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân địi hỏi ngày càng cao hơn
nên u cầu về trình độ của đội ngũ nhân viên y tế cũng cao lên để đáp ứng
việc tiếp cận và tiếp thu những khoa học kỹ thuật chung của thế giới.
Thứ ba, viên chức y tế có đặc thù riêng về đạo đức nghề nghiệp. Nghề
y được phân biệt với các nghề khác bởi nghĩa vụ đạo đức mang tính đặc thù là
chăm sóc, điều trị, cứu người, làm giảm nhẹ sự đau đớn của con người do
bệnh tật và do các can thiệp y tế. Với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Lương y như từ mẫu” ln nhắc nhở viên chức y tế trong quá trình thực hiện
sứ mệnh chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao
trình độ chun mơn y thì rèn luyện và trao dồi đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng
ứng xử trong q trình hoạt động ln được chú trọng rèn luyện hằng ngày
của mỗi viên chức y tế. Đặc thù này được Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo định
hướng trong giáo dục và thực hiện đạo đức nghề nghiệp cho viên chức y tế.
Ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số: 2088/QĐBYT về ban hành Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế. Ngày
25/02/2014, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 07/2014/TT-BYT Quy định về
Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ
sở y tế. Năm 2015, Bộ trưởng Bộ Y tế đã kêu gọi tồn thể cán bộ cơng chức,
viên chức và người lao động ngành Y tế nghiêm túc thực hiện cam kết 07 nội
dung theo Quyết định: 2151/QĐ-BYT ngày 04 tháng 06 năm 2015 về Kế
hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y
tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.
Thứ tư, thời gian đào tạo cho nhân viên y tế dài hơn các ngành khác.
Do yêu cầu cao trong cơng việc đồi hỏi sự chính xác gần như là tuyệt đối nên
thời gian đào tạo trong ngành y dài hơn hẳn so với các ngành khác. Thời gian
học đại học bác sĩ là 06 năm, bác sĩ nội trú là 09 năm, dược sĩ là 05 năm;
trong khi các ngành khác thời gian đào tạo đại học chỉ từ 04 đến 05 năm.

Hoàn thành kiến thức bậc đại học chỉ là kiến thức nền tảng, các bác sĩ, dược
10


sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và các kỹ thuật viên y học phải trải qua thời gian thực
hành các kiến thức đã học dưới sự giám sát và hướng dẫn của viên chức lành
nghề tại cơ sở y tế để được cấp chứng chỉ hành nghề. Khi được cấp chứng chỉ
hành nghề thì viên chức y tế mới thực hiện nghiệp vụ của mình một cách độc
lập. Tuy nhiên, các phương pháp trong y khoa luôn vận động và phát triển
nhanh chóng địi hỏi nhân viên y tế phải ln cập nhật và hoàn thiện kiến thức
để đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được
nâng cao theo sự phát triển của xã hội.
Thứ năm, Nhân viên y tế chịu áp lực về thời gian và môi trường làm
việc. Lao động viên chức ngành y có nhiều đặc thù so với các lao động viên
chức khác vì nó gắn với trách nhiệm cao trước sức khỏe và tính mạng của
bệnh nhân. Để cứu lấy tính mạng của bệnh nhân có những thời điểm vàng
trong tích tắc nên hết sức khẩn trương giành giật từng phút để bảo vệ tính
mạng người bệnh. Bên cạnh đó thời gian liên tục cả ngày và đêm, không phù
hợp với quy luật sinh lý của con người như là trực đêm, ngủ ngày hay ngược
lại. Môi trường làm việc tại bệnh viên luôn phải thường xuyên tiếp xúc với
bệnh nhân, mầm bệnh, vi khuẩn, máu, hóa chất, chất thải y tế, độc hại và thậm
chí với cả tử thi. Bệnh nhân là những người bị tổn thương sức khỏe thể chất
và tinh thần, họ buồn phiền và dễ cáu gắt, lo lắng, bức xúc về tình trạng bệnh
của mình. Nhiều trường hợp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có thái độ
khơng đúng mực với viên chức y tế khi không thỏa mãn nhu cầu của họ trong
điều kiện chữa trị tại cơ sở y tế không đáp ứng được. Viên chức y tế làm việc
trong môi trường căng thẳng, tìm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
của bản thân.
1.1.3. Khái niệm địa vị pháp lý viên chức ngành y tế
Để nghiên cứu địa vị pháp lý viên chức ngành y tế, cần tìm hiểu khái

niệm địa vị pháp lý. Trong khoa học pháp lý, thường dùng khái niệm “địa vị”
hay “địa vị pháp lý” thường được nhắc đến trong các bài nghiên cứu khoa
11


học, trong giáo trình luật một số mơn học. Tuy nhiên, vẫn chưa có một định
nghĩa hồn chỉnh mang tính thống nhất về khái niệm trên. Trong từ điển tiếng
Việt “địa vị” là vị trí cá nhân trong quan hệ xã hội, do chức vụ, cấp bậc,
quyền lực mà có, về mặt được coi trọng ít hay nhiều….; vị trí trong quan hệ
xã hội, kinh tế, chính trị do vai trị, tác dụng mà có cịn pháp lý là căn cứ, cơ
sở pháp luật.
Trong từ điển luật học, khái niệm “địa vị pháp lý” được giải thích là vị
trí chủ thể pháp luật trong quan hệ với những chủ thể khác trên cơ sở các quy
định pháp luật; địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng
thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể. Qua đó xác lập cũng như giới
hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình. Thơng qua địa vị
pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác,
đồng thời cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật
trong các mối quan hệ pháp luật. Địa vị pháp lý của các chủ thể bao gồm tổng
thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể, qua đó xác lập, giới hạn
khả năng của chủ thể đối với các hoạt động của mình trong phạm vi quyền và
nghĩa vụ.
Từ khái niệm địa vị pháp lý và viên chức ngành y tế, có thể hiểu: Địa vị
pháp lý của viên chức ngành y tế thể hiện thông qua các quy định pháp luật về
nhiệm vụ, quyền hạn; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; chế độ chính sách
và mối quan hệ với cơ quan quản lý viên chức y tế trong quá trình thực hiện
các nội dung trên theo quy định pháp luật. Viên chức y tế phải thực hiện đầy
đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong quá trình thực hiện công tác
chuyên môn. Nhiệm vụ được pháp luật quy định đối với người bệnh, đồng
nghiệp, nghề nghiệp và đối với xã hội mà nhân viên ngành y phải thực hiện.

Viên chức y tế có quyền được hành nghề, quyền được từ chối khám chữa
bệnh, quyền được nâng cao năng lực chun mơn, quyền được đảm bảo an
tồn khi hành nghề. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thể thiện những thông
12


tin sau trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ của viên chức, được sử dụng
làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý. Nghề y là
loại lao động đặc biệt, pháp luật cũng quy định rõ chế độ chính sách đối với
viên chức ngành y tế. Chế độ tiền lương, chế độ khen thưởng, trang phụ y tế,
phụ cấp độc hại gắn với chức danh nghề nghiệp, vị trí cơng tác, nhiệm vụ thực
hiện được pháp luật quy định cụ thể.
Địa vị pháp lý viên chức ngành y tế thể hiện vai trò của chủ thể khi
tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ pháp luật và gắn với đó là quyền, nghĩa
vụ và trách nhiệm pháp lý phát sinh. Viên chức ngành y tế là chủ thể tham gia
pháp luật lao động, có địa vị pháp lý riêng biệt so với những chủ thể khác
trong pháp luật lao động. Viên chức ngành y tế nói riêng do tính chất cơng
việc đặc thù riêng nên cần phải tiếp cận các khái niệm để có xác định chủ thể
rõ ràng để xác định phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ và đảm bảo thực hiện đầy đủ
các chế độ chính sách của viên chức ngành y tế.
1.1.4. Đặc điểm của địa vị pháp lý viên chức ngành y tế
Bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn và các chế độ chính sách
của viên chức nói chung được quy định trong Luật viên chức 2010 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Cán bộ, cơng chức và Luật viên
chức thì viên chức ngành y tế còn phải tuân thủ theo quy định pháp luật liên
quan đến ngành y. Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định quyền và nghĩa vụ
của người hành nghề y. Do đặc thù nghề nghiệp liên quan đến sức khỏe và
tính mạng của con người, nên viên chức y tế muốn hành nghề y phải có chứng
chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp khi đảm bảo các yêu cầu mà
pháp luật quy định. Nhiệm vụ, quyền hạn viên chức y tế hành nghề y quy định

từ Điều 31 đến Điều 40 Luật khám bệnh chữa bệnh.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của ngành y cũng được pháp luật
quy định riêng đối với từng chức danh cụ thể cho từng chức danh bác sĩ, bác
sĩ y học dự phịng, y sĩ, y tế cơng cộng, điều dưỡng, kỹ thuật y, hộ sinh và
13


dược. Mỗi chức danh bao gồm các tiêu chuẩn về trình độ và tiêu chuẩn về
năng lực chun mơn.
Các chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, chế độ đào tạo, phụ cấp
điều liên quan và phụ thuộc vào chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm. Với
từng chức danh nghề nghiệp thì có hệ số lương tương ứng. Vị trí việc làm
giúp cho viên chức được trả lương tương ứng và các chế độ liên quan tương
xứng vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp như tiền làm thêm ngồi giờ, tiền
trực đêm, cơng tác phí các các chế độ khác theo quy định của pháp luật và
quy chế của từng đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo quy định tại Điều 48 Luật Viên chức 2010 và Nghị định
106/2020/NĐ-CP ngày 10/09/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm
và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp cơng lập: Vị trí việc làm
là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ
quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên
chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong
đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Vị trí việc làm giúp rà soát lại tổ chức bộ máy, đội ngũ viên chức, xác
định từng vị trí gắn với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Việc này
cũng giúp tránh sự chồng chéo khi phân công, giao việc. Xác định vị trí việc làm
giúp cho viên chức thấy được vị trí, vai trị, trách nhiệm của mình trong tổ chức,
khơng đùng đẩy cơng việc. Địa vị pháp lý của viên chức cũng được xác lập qua
vị trí việc làm. Ngồi những quy định chung về nhiệm vụ và quyền hạn của viên
chức thì từng vị trí việc làm quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn, tiêu chuẩn

chức danh nghề nghiệp và các chế độ chính sách đi kèm theo.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của viên chức ngành y tế
1.2.1. Nhiệm vụ của viên chức ngành y tế
Đối với người bệnh: Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật Khám bệnh,
14


chữa bệnh; Tơn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã
với người bệnh; Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7
và khoản 1 Điều 11 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Đối xử bình đẳng với
người bệnh, khơng để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến
quyết định chun mơn của mình; Chỉ được u cầu người bệnh thanh tốn
các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của
pháp luật.
Đối với nghề nghiệp: thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật;
Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình; Thường xuyên học
tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Tận tâm trong q trình khám bệnh, chữa
bệnh; Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thơng tin mà người
bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
8 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Thơng báo với người có thẩm quyền về
người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm
quy định của Luật này; Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh khác vì vụ lợi.
Đối với đồng nghiệp: Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong khám
bệnh, chữa bệnh; Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp. Thực hiện Thông
tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế quy định về quy tắc ứng
xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Quy

định nội dung quy tắc ứng xử của viên chức y tế thi hành công vụ, nhiệm vụ
được giao; ứng xử với viên chức y tế đồng nghiệp; ứng xử với các cơ quan, tổ
chức, cá nhân; ứng xử với người đến khám bệnh và bệnh nhân nội trú.
Đối với xã hội: Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng;
Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của
người hành nghề khác; Chấp hành quyết định điều động của cơ quan quản lý
trực tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
15


Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có
thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
Thực hiện đạo đức nghề nghiệp: Người hành nghề có nghĩa vụ thực
hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1.2.2. Quyền hạn của viên chức ngành y tế
Ngoài các quyền hạn của viên chức nói chung được quy định từ Điều
11 đến Điều 13 của Luật Viên chức 2010, thì viên chức ngành y tế cịn có
quyền của người hành nghề y được quy định trong Luật Khám bệnh, chữa
bệnh từ Điều 31 đến Điều 35 bao gồm Quyền được hành nghề; Quyền từ chối
khám bệnh , chữa bệnh; Quyền được nâng cao nâng lực chuyên môn; Quyền
được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh; Quyền được bảo đảm an
toàn hành nghề.
Quyền được hành nghề: do đặc thù ngành nghề, nên đối với các viên
chức ngành y tế khi hành nghề thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề và
chỉ được hành nghề theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong
chứng chỉ hành nghề được cơ quan có thẩm quyền cấp. Vì nghề y liên quan
trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người nên cần độ chính xác cao
hạn chế thấp nhất việc sai sót ngồi trừ các tai biến. Do đó mà sau một thời
gian dài được đào tạo chuyên môn tại ghế nhà trường, thì cần một thời gian
thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thì viên chức y tế mới được

cấp chứng chỉ hành nghề y. Đối với Bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật
viên, lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia
truyền thì việc cấp chứng chỉ hành nghề do Luật khám bệnh, chữa bệnh quy
định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề. Đối với dược sĩ thì đảm bảo điều
kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược do Luật Dược quy định.
Khi được cấp chứng chỉ hành nghề y theo quy định, thì các y bác sĩ
được quyết định và chịu trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh
trong phạm vi hoạt động chun mơn ghi trong chứng chỉ hành nghề. Khi có
16


vấn đề xảy ra thì phát sinh trách nhiệm của y bác sĩ đối với người bệnh, nghề
nghiệp và các nghĩa vụ xã hội liên quan. Được ký hợp đồng hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được chịu
trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Được
tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp để trao đổi, học hỏi, trợ giúp hoặc
chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn tay nghề.
Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh: được từ chối khám bệnh, chữa
bệnh nếu trong quá trình khám bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng
hoặc trái với phạm vi hoạt động chun mơn của mình, nhưng phải báo cáo
với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn
phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc người bệnh cho đến
khi người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác; Được từ
chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh chữa bệnh đó trái với quy
định của pháp luật hoặc là đạo đức nghề nghiệp.
Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn: được đào tạo, đào tạo lại
và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với trình độ chun mơn hành
nghề; được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức
pháp luật về y tế.

Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh: được pháp
luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy định về
chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến; được đề nghị cơ quan, tổ chức,
hội nghề nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích của mình khi xảy ra tai biến đối với
người bệnh.
Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề: được trang bị phương tiện
bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây
nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp; Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng,
danh dự, thân thể; trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người
17


hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với
người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.
1.3. Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp của viên chức ngành y tế
Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể thiện những thơng tin sau trình
độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề
nghiệp, được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng
và quản lý.
1.3.1. Viên chức y tế làm cơng tác hành chính
Chức danh nghề nghiệp đối với viên chức ngành y tế mà làm cơng tác
hành chính thì được điều chỉnh bởi Thơng tư 11/2014/TT-BNV ngày
09/10/2014 của Bộ Nội vụ về Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn
nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chun ngành hành chính, Thơng
tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15/08/2017 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 và Thông tư số
13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn
nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch cơng
chức chun ngành hành chính và việc tổ chức thi ngân ngạch công chức. Bao
gồm các chức danh sau: Chuyên viên cao cấp, Chuyên viên chính, Chuyên

viên, Cán sự và Nhân viên.
1.3.2 Viên chức y tế làm cơng tác Tài chính – Kế tốn
Đối với viên chức ngành y tế mà làm công tác về tài chính – kế tốn thì
chức danh nghề nghiệp được điều chỉnh bởi Thông tư số 77/2019/TT-BTC
ngày 11/11/2019 về Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và
xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan,
dự trữ. Bao gồm các chức danh sau: Kế tốn viên cao cấp, Kế tốn viên chính,
Kế toán viên, Kế toán viên trung cấp.
1.3.3 Viên chức là bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ

18


Theo Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/05/2015
Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự
phịng, y sĩ. Bao gồm:
- Nhóm chức danh bác sĩ:
TIÊU CHUẨN TRÌNH ĐỘ
(BẰNG CẤP)
HẠNG

I


SỐ

V.08.01
.01

Chuyên

ngành

-BSCKII
-TS y
học

Ngoại
ngữ

bậc 4
(B2)

Tin
học


bản

II

V.08.01
.02

-BSCKI
-ThS y
học

bậc 3
(B1)



bản

III

V.08.01
.03

-BS

bậc 2
(A2)


bản

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC
CHUYÊN MÔN

Chứng
chỉ
bồi
dưỡng

NCKH

Thời gian giữ
CDNN

Bác sĩ

cao cấp
( hạng I)

-Chủ nhiệm
hoặc thư ký
hoặc người
tham gia chính
đề tài cấp Bộ.
- Hoặc chủ
nhiệm 2 đề tài
cấp CS

- BS chính
(hạng II): 6
năm

Bác sĩ
chính
(hạng II)

- Chủ nhiệm
hoặc thư ký
hoặc người
tham gia chính
đề tài cấp cơ
sở.

BS (hạngIII):
+ 9năm
(CKI,Ths)

+ 6 năm
(CKII,TS,BS
nội trú)

- Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phịng:
TIÊU CHUẨN TRÌNH ĐỘ
(BẰNG CẤP)
Chứng
HẠNG
MÃ SỐ
chỉ
Chuyên Ngoại Tin
bồi
ngành
ngữ học
dưỡng
CDNN
Bác sĩ
-BSCKII
bậc 4 Cơ
YHDP
I
V.08.02.04 -TS y học
(B2) bản cao cấp
YHDP
( hạng I)

19

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC

CHUYÊN MÔN

NCKH

Thời gian
giữ CDNN

- Chủ nhiệm
hoặc thư ký
hoặc người
tham gia

- BS YHDP
chính
(hạngII): 6
năm


chính đề tài
cấp Bộ.
- Hoặc chủ
nhiệm 2 đề
tài cấp CS

-BSCKI
-ThS
YHDP

II


V.08.02.05

III

-BSĐK
V.08.02.06
BSYHDP

bậc 3
(B1)


bản

bậc 2
(A2)


bản

Bác sĩ
YHDP
chính
(hạng II)

- Chù nhiệm
hoặc thư ký
hoặc người
tham gia
chính đề tài

cấp cơ sở.

BS YHDP
(hạngIII):
+ 9năm
(CKI,Ths)
+ 6năm
(CKII,TS,BS
nội trú)

- Chức danh y sĩ:

HẠNG

MÃ SỐ

IV

V.08.03.07

TIÊU CHUẨN TRÌNH ĐỘ
(BẰNG CẤP)
Chứng
chỉ
Chuyên Ngoại Tin
bồi
ngành
ngữ học
dưỡng
CDNN

bậc 1 Cơ
-Y sĩ
(A1) bản

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC
CHUYÊN MÔN

NCKH

Thời gian
giữ CDNN

1.3.4 Viên chức là điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y
Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của
Bộ Y tế à Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều
dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Các chức danh nghề nghiệp sau:
- Nhóm chức danh điều dưỡng:
TIÊU CHUẨN TRÌNH ĐỘ
(BẰNG CẤP)
HẠNG

MÃ SỐ
Chuyên
ngành

II

V.08.05.11

-CKI

-ThS
Điều

Ngoại
ngữ

Tin
học

bậc 3
(B1)


bản

20

Chứng
chỉ
bồi
dưỡng
CDNN
Điều
dưỡng
( hạng

TIÊU CHUẨN NĂNG
LỰC
CHUYÊN MÔN


NCKH

Thời gian
giữ CDNN

- Chủ
nhiệm hoặc
thư ký

- Điều
dưỡng
(hạngIII): 9


dưỡng

II)

III

V.08.05.12

-ĐH Điều
dưỡng

bậc 2
(A2)


bản


IV

V.08.05.13

-ĐDTC
-ĐDCĐ

bậc 1
(A1)


bản

hoặc người
tham gia
chính đề tài
cấp cơ sở.

năm

ĐD
(hạngIV):
+ 2năm
ĐDCĐ
+ 3năm
ĐDTC

- Nhóm chức danh hộ sinh:


HẠNG

MÃ SỐ

TIÊU CHUẨN TRÌNH ĐỘ
(BẰNG CẤP)
Chứng
chỉ
Chuyên
Ngoại Tin
bồi
ngành
ngữ học
dưỡng
CDNN

II

V.08.06.14

-BSCKI
-ThS y
Hộ sinh

bậc 3
(B1)


bản


III

V.08.06.15

-CN Hộ
sinh

bậc 2
(A2)


bản

IV

V.08.06.16

-BSĐK
-BSYHDP

bậc 1
(A1)


bản

Hộ sinh
( hạng II)

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC

CHUYÊN MÔN

NCKH

Thời gian giữ
CDNN

- Chù nhiệm
hoặc thư ký
- Hộ sinh
hoặc người
(hạngIII):
9
tham gia
năm
chính đề tài
cấp cơ sở.
Hộ sinh
(hạngIV):
+ 2năm HSCĐ
+ 3năm HSTC

- Nhóm chức danh kỹ thuật y:

HẠNG

II

MÃ SỐ


TIÊU CHUẨN TRÌNH ĐỘ
(BẰNG CẤP)
Chứng chỉ
Chuyên Ngoại Tin
bồi dưỡng
ngành
ngữ
học
CDNN

V.08.07.
-ThS
17
KT y học

bậc 3
(B1)


bản

21

Kỹ thuật y
học
( hạng II)

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC
CHUYÊN MÔN
NCKH


Thời gian
giữ CDNN

- Chủ nhiệm
hoặc thư ký
hoặc người
tham gia chính

KTY
(hạngIII):
9 năm


đề tài cấp cơ
sở.

III

V.08.07.
18

ĐHKT y
học

bậc 2
(A2)


bản


IV

V.08.07.
19

KTY TC
trở lên

bậc 1
(A1)


bản

(Nếu tốt
nghiệp
chuyên
ngành hóa
sinh, dược
hoặc
chuyên
ngành y
dược khác
phải có CC
đào tạo
KTY)
(Nếu tốt
nghiệp
chuyên

ngành hóa
sinh, dược
hoặc
chuyên
ngành y
dược khác
phải có CC
đào tạo
KTY)

KTY(hạng
IV):
+ 2năm
KTYCĐ
+ 3năm
KTYTC

1.3.5. Viên chức hành nghề dược
Đối với viên chức ngành y thuộc lĩnh vực dược thì chức danh nghề
nghiệp lại được quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV
ngày 07/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp dược. Với các chức danh nghề nghiệp sau:

HẠNG

I

MÃ SỐ

TIÊU CHUẨN TRÌNH ĐỘ

(BẰNG CẤP)
Chứng
Chuyên Ngoại Tin
chỉ
ngành
ngữ học
bồi
dưỡng

-CKII
V.08.08.20 -TS dược
học

bậc 4
(B2)


bản

22

Dược sĩ
cao cấp
( hạng I)

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC
CHUYÊN MƠN
NCKH

Thời gian giữ

CDNN

- Chủ nhiệm
hoặc thư ký
hoặc người
tham gia chính
đề tài cấp Bộ.
- Hoặc chủ

- DS chính
(hạngII): 6 năm


II

-CKI
V.08.08.21 -ThS
dược học

III

V.08.08.22

IV

V.08.08.22

-Dược
ĐH
-Dược

TC

bậc 3
(B1)


bản

bậc 2
(A2)


bản

bậc 1
(A1)


bản

Dược sĩ
chính
(hạng II)

nhiệm 2 đề tài
cấp CS
- Chủ nhiệm
hoặc thư ký
hoặc người
tham gia chính

đề tài cấp cơ sở.

DS (hạngIII):
+
9năm(CKI,Ths)
+ 6năm (CKII,
TS, BS nội trú)
DS (hạngIV):
+ 2năm (DSCĐ)
+ 3năm (DSTC)

1.3.6. Những thay đổi, quy định mới về chức danh nghề nghiệp
Từ ngày 29/09/2020, viên chức có thêm 01 hạng chức danh nghề nghiệp
theo quy định của Nghị định 115/2020/Nghị định Chính phủ Quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức có hiệu lực ngày 29/9/2020 đã quy định về
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung: tên chức
danh nghề nghiệp, nhiệm vụ gồm những công việc cụ thể thực hiện, tiêu chuẩn
về đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn
về năng lực chun mơn, nghiệp vụ. Chính phủ bổ sung thêm một chức danh
nghề nghiệp. Cụ thể hiện nay, căn cứ vào mức độ phức tập công việc của chức
danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh
vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp hạng I;
2. Chức danh nghề nghiệp hạng II;
3. Chức danh nghề nghiệp hạng III;
4. Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
5. Chức danh nghề nghiệp hạng V.
Và việc bổ sung thêm chức danh nghề nghiệp này đang đợi Bộ Y tế có
thơng tư hướng dẫn tiêu chuẩn cụ thể từng chức danh nghề nghiệp.
1.4. Chế độ, chính sách đối với viên chức ngành y tế

Nghề y là loại lao động đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính
mạng người bệnh nên áp lực trong cơng việc lớn, do đó cần có chế độ đãi ngộ
đặc biệt hơn các ngành khác, có thể bằng vật chất hoặc tinh thần.
23


×