Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai thuyet trinh van hoc 20072008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.59 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MẸ VÀ THƠ</b>



Ca ngợi tình yêu thương vĩ đại của Mẹ, M.Gorki đã từng nhận định: <i><b>“Trong</b></i>
<i><b>tất</b></i> <i><b>cả các kì quan của thế giới, kì quan rực rỡ nhất vẫn là trái tim người Mẹ”.</b></i>


Cảm nhận về sức mạnh của tình mẫu tử, nhà thơ Nga X. Êxênin cũng từng viết :


<i><b>Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì.</b></i>
<i><b>Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.</b></i>


<i><b>(Thư gửi mẹ )</b></i>


Đúng vậy! Trong cuộc đời này, có lẽ khơng có tình cảm nào cao q, thiêng
liêng hơn tình mẫu tử. Những người mẹ từ đời sống thực bước vào trang thơ để trở
thành những tượng đài bất tử. Mẹ! Một đề tài rất xưa nhưng không bao giờ cũ,
nguồn cảm hứng không vơi cạn của bao thế hệ thi nhân. Bởi vì thơ là tiếng nói của
con tim. Thơ hay có thể khơng trau chuốt về ngơn từ nhưng phải thấm đẫm niềm
chân cảm. Những vần thơ viết về mẹ luôn tạo sự rung động sâu xa trong lịng
người đọc


Trong cách nhìn riêng của con, mẹ đẹp như một thiếu nữ trong tranh, một vẻ
đẹp truyền thống đậm bản sắc văn hóa. Và từ mẹ tốt lên một sức sống, sức trẻ :


<i><b>Thúng cắp bên hông nón đội đầu</b></i>
<i><b>Khun vàng, yếm thắm, áo the nâu</b></i>
<i><b>Trơng u chẳng khác thời con gái</b></i>
<i><b>Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au</b></i>


<i><b>(Đường về quê mẹ- Đoàn Văn Cừ)</b></i>


Với Nguyễn Duy, vẻ đẹp của mẹ là sự lam lũ, tảo tần. Hình ảnh ấy ln thấp


thống bên lũy tre làng, trên khắp xóm thơn làng mạc:


<i><b>Mẹ ta khơng có yếm đào</b></i>
<i><b>Nón mê thay nón quai thao đội đầu</b></i>


<i><b>Rối ren tay bí tay bầu</b></i>


<i><b>Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa</b></i>.


<i><b>(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)</b></i>


Và, nói đến mẹ trong thơ, hẳn ít ai khơng biết đến bài thơ: <i><b>“Con cị</b></i>” của
Chế Lan Viên.


Bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cị với những hình ảnh cụ thể, sinh
động và gợi nhiều suy tưởng. Cánh cò nhỏ bé trắng muốt đã bay theo suốt cuộc đời
con với nỗi lòng yêu thương, trìu mến. Ý thơ phảng phất phong vị ca dao; nhịp thơ
biến đổi tạo âm điệu rất riêng; lời thơ miên man, hơi thơ chảy trôi tha thiết; câu thơ
nhẹ nhàng, thanh thốt như từng nhịp cánh cị bay lả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Con cò bay la</b></i>
<i><b>Con cò bay lả</b></i>
<i><b>Con cò cổng Phủ</b></i>
<i><b>Con cị Đồng Đăng</b></i>


Cảm giác êm đềm khơng lâu, tứ thơ vận động sang một không gian khác,
một bầu trời mờ mịt trong ca dao xưa. Lời than thảm thiết của con cò đi ăn đêm


<i><b>“gặp cành mềm”</b></i> thuở nao đã từng làm chạnh lòng người. Cánh cò-người bình
dân-người phụ nữ tự bao đời vất vả một nắng hai sương. Chi tiết “<i><b>cành mềm</b></i>” gợi


nỗi lo sợ, linh cảm về sự tai ương, bất trắc của cuộc đời dâu bể. Mẹ đã hứng chịu
tất cả để con có được cuộc sống bình n:


<i><b>Ngủ n! Ngủ n! Cị ơi chớ sợ</b></i>
<i><b>Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng.</b></i>


Ta như cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay thô ráp, âu yếm vỗ về, che chở.
Điệp ngữ <i><b>“ngủ yên”</b></i> như lặp lại nỗi thương yêu khiến người đọc se lòng.


Tuổi ấu thơ vơ thức đi qua vịng tay và lời ru của mẹ. Con lớn lên, mẹ đã
chắp đôi cánh bé bỏng để con bay tới với chân trời mơ ước:


<i><b>Mai khơn lớn con theo cị đi học</b></i>
<i><b>Cánh trắng cị bay theo gót đơi chân</b></i>


Nâng đỡ, u thương...mẹ luôn hướng vọng về con với một khát khao cháy
bỏng:


<i><b> Lớn lên! lớn lên! Lớn lên...</b></i>
<i><b> Con làm gì?</b></i>


<i><b> Con làm thi sĩ</b></i>


Đây là khát vọng hướng thiện nhất. Con làm thi sĩ để tìm về đích thực tâm
hồn, góp nhặt cho đời những hoa thơm trái ngọt. Con làm thi sĩ để biết trân trọng,
ngợi ca cái đẹp; để lưu giữ cội nguồn nhân bản của cõi đời. Cánh cị trắng bay hồi
trong cõi thơ mênh mơng đánh thức những xao động tâm hồn. Chính mẹ-cánh cị
đã khơi dịng cảm xúc. Mẹ-cánh cò là ngọn nguồn cảm hứng thi ca:


<i><b>Cánh cị trắng vẫn bay hồi khơng nghỉ</b></i>


<i><b>Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn</b></i>


Con trưởng thành, nếm trải những đắng chát cuộc đời, nhận thức trắng đen
phải trái, chiêm nghiệm được lẽ đời đơn giản mà rất đỗi thiêng liêng:


<i><b>Dù ở gần con</b></i>
<i><b>Dù ở xa con</b></i>


<i><b>Lên rừng xuống bể</b></i>
<i><b>Cị sẽ tìm con,</b></i>
<i><b>Cị mãi u con</b></i>


Dù ở đâu mẹ vẫn hướng vọng về con:


<i><b>Con dù lớn vẫn là con của mẹ</b></i>
<i><b> Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Với Chế Lan Viên, mẹ muôn thuở lo lắng, yêu thương, thắp sáng trong con
những khát vọng, ước mơ....


Đến với: “<i><b>Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”</b></i>của nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm, chúng ta sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của người mẹ miền
ngược-Người mẹ Tà Ôi thời chống Mỹ. Tác phẩm đã dựng nên tượng đài tuyệt đẹp về
người mẹ anh hùng.


Bài thơ có kết cấu chặt chẽ, điệu thơ nhịp nhàng, đều đặn, gợi âm hưởng
tiếng chày giã gạo, tiếng chân tỉa bắp...Câu thơ bảy chữ, tám chữ đan xen tạo cảm
giác mạnh mẽ, vững chãi về tấm lưng của mẹ. Lời hát ru ngọt ngào cất lên từ trái
tim mẹ đơn hậu, quấn qt với tiếng ru của tấm lịng nhà thơ.



Nét đẹp trước hết của mẹ là nỗi cơ cực, nhọc nhằn:


<i><b> - Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội...</b></i>


<i><b> - Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka- lưi...</b></i>
<i><b> - Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng... </b></i>


Giữa núi rừng Trường Sơn bạt ngàn mưa nguồn suối lũ, hình ảnh mẹ lung
linh, toả sáng. Bao nặng nhọc đè trên đôi vai gầy của mẹ: giã gạo,tỉa bắp, tham gia
chiến dịch...Tình yêu quê hương đất nước, tinh thần kháng chiến chống Mỹ là
động lực giúp mẹ vượt lên tất cả. Công việc của mẹ ý nghĩa biết bao khi mẹ dành
cho a-kay, cho bộ đội và kháng chiến.


<i><b> -Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng</b></i>
<i><b> -Mẹ địu em đi để dành trận cuối.</b></i>


Nhịp thơ dồn dập, cả chiến dịch như đổ dồn lên những vần thơ, đổ dồn lên
tấm lưng gầy của mẹ. Mẹ của đời thường được nâng lên thành mẹ của đất nước.
Đó là người mẹ của thời đại Cách mạng Việt Nam.


Và cũng như tất cả những người mẹ trên thế gian nầy, sâu lắng trong lịng
người đọc là tình u thương mẹ dành cho con. Ở nhà, lên núi, vào chiến dịch... lúc
nào, em cu Tai, đứa con yêu thương vẫn ngon giấc trên lưng mẹ.:


<i><b> - Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ</b></i>
<i><b> Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng...</b></i>


<i><b>- Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi</b></i>


- <i><b>Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối</b></i>


<i><b>Lưng đưa nôi và tim hát thành lời</b></i>


Địu con trên lưng, vừa giã gạo mẹ vừa cố gắng giữ cho con tư thế nằm thoải
mái để con yên giấc. Vai gầy là gối, lưng gầy là nôi, giọt mồ hơi rơi nóng hổi...
Người đọc khơng khỏi xót xa, thương cảm.


Đến với nương rẫy Ka-lưi, sừng sững trước mắt người đọc một bức tranh
độc đáo:


<i><b>Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ</b></i>


Một thế tương phản giữa lưng núi và lưng mẹ: một bên hồnh tráng, kì vĩ,
một bên nhỏ bé, gầy guộc. Chính tình u thương đã biến tấm lưng nhỏ bé trở
thành nơi vững chãi để con nương tựa. Hình ảnh mẹ trở nên vĩnh hằng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Thủ pháp ẩn dụ được sử dụng rất biểu cảm. Con là mặt trời, là hạnh phúc
sưởi ấm trái tim người mẹ. Lòng yêu thương gắn liền với ước mơ về tương lai của
con. Con sẽ lớn bổng với sức mạnh của những anh hùng trong sử thi huyền thoại:


<i><b> - Mai sau con lớn vung chày lún sân...</b></i>
<i><b> - Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi...</b></i>


Và trong ước mơ của mẹ, một viễn cảnh đẹp đẽ, sáng ngời:


<i><b> -Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ.</b></i>
<i><b> - Mai sau con lớn làm người tự do</b></i>


Ước mơ về tương lai của con cũng là khát vọng, niềm tin vào tiền đồ Cách
mạng. Chính ước mơ đó đã nâng bổng khiến tầm vóc của mẹ trở nên kì vĩ, đẹp đẽ
lạ thường. Hình ảnh mẹ Tà-ơi trong tác phẩm vừa là người mẹ ngàn đời thiết tha,


đằm thắm, vừa mang đậm những phẩm chất anh hùng của thời đại hôm nay.


Thi nhân Việt Nam viết rất hay về mẹ. Thi ca nước ngồi cũng có nhiều
tuyệt tác về mẹ. “<i><b>Mây và sóng”</b></i> của Ta-gor - nhà thơ Ấn Độ là một thi phẩm như
thế.


Toàn bộ bài thơ vận động theo kết cấu đối đáp. Em bé trò chuyện cùng mây
và sóng nhưng bao trùm là lời thủ thỉ với mẹ. Cả bài thơ mẹ không xuất hiện trực
tiếp, khơng có lời của mẹ nhưng hình ảnh mẹ vẫn ln hiện hữu:


<i><b> - Mẹ ơi trên mây có người gọi con...</b></i>
<i><b> - Trong sóng có người gọi con...</b></i>


Tiếng gọi xiết bao u thương, trìu mến!


Nhân vật mây và sóng là sự sáng tạo độc đáo của Ta-gor:


- <i><b>Trên mây có người gọi con "</b><b>Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc</b></i>
<i><b>chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc"</b></i>


<i><b> - Trong sóng có người gọi con "</b><b>Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hồng</b></i>
<i><b>hơn. Bọn tớ ngao du nơi này, nơi nọ mà không biết đến nơi nào"</b></i>


Tâm lí trẻ thơ vốn hiếu kì, hiếu động. Những lời rủ rê hấp dẫn làm sao!
Những cuộc ngao du, phiêu lãng từ bình minh cho tới hồng hơn. Thú vị biết mấy
khi được bồng bềnh cùng bình minh vàng, vầng trăng bạc, được tha hồ vẫy vùng
giữa vơ tận sóng trùng khơi.


- <i><b>Con hỏi: "</b><b>Làm thế nào mình lên đó được"</b><b>.</b></i>
<i><b> -"</b><b>Nhưng làm thế nào mình ra ngồi đó được"</b><b>.</b></i>



Háo hức khám phá, muốn đến với những lời vẫy gọi nhưng sau giây phút
đắn đo, em bé trả lời dứt khoát:


- <i><b>Mẹ mình đang đợi ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được.</b></i>


<i><b> - Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi</b></i>
<i><b>được</b></i>


Sức mạnh níu chân em bé chính là tình yêu thương của mẹ. Lòng mẹ là cõi
ấm nồng, ngọt ngào nhất thế gian.


Mẹ hiện lên qua trò chơi ngộ nghĩnh của em bé:


<i><b>Con là mây và mẹ sẽ là trăng</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trăng ngàn đời là biểu tượng cho cái đẹp. Trăng muôn đời lung linh toả
sáng ấp ủ những quầng mây. Trăng và mây mãi quấn quít như tình con và mẹ..
Nếu em được bay lên chín tầng mây thì em là em, mây là mây, chẳng thể nào hòa
hợp. Chỉ khi em ở bên mẹ, mái ấm gia đình sẽ là bầu trời thẳm xanh ấm áp.Con là
mây trong ánh sáng dịu dàng tình yêu của mẹ. Mẹ là vầng trăng lặng lẽ toả sáng
cho con. Cái không gian êm đềm ấy là nơi ấm áp, bình n nhất dẫu đi qua bao dâu
bể, thăng trầm.


Trị chơi thứ hai của em bé:


<i><b> Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ</b></i>


Con với khát vọng được vẫy vùng giữa khơng gian bao la, khống đạt. Mẹ là
bến bờ đơn hậu, bao dung. Sóng lớn, sóng nhỏ, sóng ngầm, sóng nổi...có con sóng


nào khơng vượt trùng dương để về với bến bờ. Mẹ là bến bờ ngàn năm rộng mở,
vỗ về con sóng. Mẹ là nơi tâm hồn con neo đậu giữa dòng đời.


Khép lại bài thơ là hình ảnh:


<i><b> Con lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lịng mẹ</b></i>


<i><b>Và khơng ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.</b></i>


Ý thơ giàu chất suy tưởng. Niềm vui của con là hạnh phúc của mẹ. Hình ảnh
mẹ trở nên bất diệt trong lịng con.


Với :”<i><b>Mây và sóng</b></i>” của Ta-gor, mẹ là vũ trụ bao la, là thế giới diệu kì. Tình
mẹ là mênh mông vô tận, thiêng liêng, vĩnh hằng.


Và như vậy là, vượt qua mọi cách biệt về không gian và thời gian, ở đâu và
bao giờ, hình ảnh mẹ ln đẹp rực rỡ diệu kì bởi vì mẹ là hiện thân của lòng yêu
thương. Mẹ là nguồn cảm hứng của cả một miền thơ và những vần thơ hay về mẹ
sẽ có sức lay động sâu xa tâm hồn nhiều thế hệ.


</div>

<!--links-->

×