Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

“Những nội dung chủ yếu về nhận thức luận trong triết học phương Tây trước Mác”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.86 KB, 28 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................4
I. Khái quát lịch sử triết học Tây Âu trước Mác...............................................4
1.1. Triết học thời cổ, trung đại.........................................................................4
1.2. Triết học thời Trung cổ...............................................................................4
1.3. Triết học thời Phục hưng............................................................................5
1.4. Triết học thời cận đại..................................................................................5
II. Những nội dung chủ yếu về nhận thức luận trong triết học phương Tây
trước Mác..............................................................................................................6
2.1.Chủ nghĩa duy tâm chủ quan......................................................................6
2.2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.................................................................8
2.3. Chủ nghĩa hồi nghi.................................................................................10
2.4. Quan điểm của thuyết khơng thể biết.......................................................13
2.5. Chủ nghĩa duy vật trước Mác...................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................27


2
MỞ ĐẦU
Nhận thức luận (hay lý luận nhận thức) được coi là học thuyết về khả năng
nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về
con đường, phương pháp nhận thức... Trong lịch sử triết học, vấn đề về nhận thức
luận luôn đóng vai trị chủ yếu và thậm chí thời cận đại ở Tây Âu còn là vấn đề
trung tâm, cơ bản của triết học, xoay quanh vấn đề này luôn diễn ra cuộc đấu tranh
gay gắt giữa các trường phái triết học để trả lời cho câu hỏi: Nhận thức là gì ? con
người có khả năng nhận thức được thế giới hay không ? Trả lời câu hỏi này, mỗi
một trường phái triết học lại có một quan điểm khác nhau, không chỉ giữa các nhà
triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết
học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những


mâu thuẫn nhất định. Chủ nghĩa duy tâm với quan niệm nhận thức chính là sự tự
nhận thức, tự ý thức về mình, chứ khơng phải là sự phản ánh thế giới khách quan.
Khác với quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật thừa nhận, con người có khả năng
nhận thức được thế giới và coi nhận thức thế giới là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào bộ óc của con người. Tuy nhiên do hạn chế bởi tính máy móc siêu hình
nên chủ nghĩa duy vật trước Mác khơng giải quyết được một cách thực sự khoa
học về vấn đề của lý luận nhận thức.
Cuộc cách mạng trong nhận thức được thực hiện với sự ra đời của chủ nghĩa
duy vật biện chứng. Trên cơ sở kế thừa khoa học kỹ thuật và thực tiễn xã hội, kế
thừa có chọn lọc và phát triển các tư tưởng nhận thức của các trường phái triết học
trước đó, Mác và Ăng-ghen đã xây dựng lên lý thuyết, lý luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng. Chính cái lý thuyết đó đã giải thích cho chúng ta một cách chính
xác nhất và khoa học nhất, khơng chỉ dừng lại ở đó, nhận thức cịn mở ra một
hướng đi mới, đó chính là sự nhận thức chân lý, hiện tại khách quan, quá trình của
nhận thức. …Có được thành quả đó khơng thể không phủ nhận tầm quan trọng của
các quan điểm nhận thức luận trong Triết học phương tây trước Mác là tiền đề cơ
sở trong việc hình thành, xây dựng và phát triển nhận thức luận của chủ nghĩa Mác
Lênin. Ngày nay khi chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định được chỗ đứng
của mình, những cơ sở lý luận về nhận thức của chủ nghĩa duy vật đã được chứng
minh tính đúng đắn qua thực tiễn lịch sự. Cùng với sự phát triển không ngừng của
khoa học kỹ thuật, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang lại nhiều
thành tựu về khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin trên tồn thế
giới. Câu hỏi con người có thể nhận thức được thế giới hay khơng khơng vẫn được
các nhà triết học mà cịn cả nhân loại đào sâu, nghiên cứu, tìm hiểu. Đến nay, trả
lời câu hỏi này vẫn chưa ngã ngũ còn những mâu thuẫn nhất định. Chính vì vậy,
vấn đề nhận thức luận ln ln mang tính thời sự, nóng bỏng như buổi ban đầu,


3
thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà triết học, người làm công tác nghiên

cứu và đông đảo các học giả trên toàn thế giới.
Được tiếp thu những ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác Lênin từ sớm khi còn ngồi trên ghế nhà trường đặc biệt là vấn đề nhận thức luận,
bản thân khi tiếp cận vấn đề nhận thức luận chỉ đi sâu tìm hiểu về lý luận về nhận
thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lênin, mà không nghiên cứu, đào sâu
về nhận thức luận trong triết học phương Tây trước Mác thì nhận thức luận chỉ
hiểu được ngọn mà khơng biết được gốc. Vì vậy, trong bài luận này, học viên lựa
chọn nghiên cứu, tìm hiểu đề tài:“Những nội dung chủ yếu về nhận thức luận
trong triết học phương Tây trước Mác”.


4
NỘI DUNG
Nhận thức luận có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp được ghép từ hai từ “Gnosis” là
tri thức và “Logos” là lời nói, học thuyết. Nhận thức luận có hiểu một cách đơn
giản là một bộ phận của triết học, nghiên cứu về bản chất của nhận thức, những
hình thức, các giai đoạn của nhận thức, con đường để đạt chân lý, tiêu chuẩn của
chân lý1,... Lý luận nhận thức là mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học bên
cạnh mặt thứ nhất . Ở mặt thức nhất trong vấn đề cơ bản của triết học để trả lời cho
câu hỏi:“Giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết
định cái nào?”. Ở mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học lại trả lời cho câu
hỏi: “Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay khơng?” hay nói cách
khác lý luận nhận thức giải quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người
đối với hiện thực xung quanh.
Khi triết học ra đời đúng với nghĩa của nó, thì vấn đề nhận thức cũng được đặt
ra, triết học phương Tây trước Mác, nhận thức đã được thể hiện bằng những vấn đề
phong phú khác nhau do xuất phát từ lập trường thế giới quan khác nhau. Trước
khi nghiên cứu:“Những nội dung chủ yếu về nhận thức luận trong triết học
phương Tây trước Mác” phải nhận thức được lịch sử hình thành và phát triển của
triết học Tây Âu trước Mác
I. Khái quát lịch sử triết học Tây Âu trước Mác2

1.1. Triết học thời cổ, trung đại
Lần đầu tiên các học thuyết triết học xuất hiện vào khoảng hơn 2.500 năm ở
Hy Lạp cổ đại v.v. Những hệ thống triết học đầu tiên của HyLạp cổ đại mang tính
duy vật tự phát và tính biện chứng ngây thơ. Hình thức biện chứng đầu tiên trong
lịch sử triết học là phép biện chứng cổ đại, mà đại biểu lớn nhất là Hêraclít
(khoảng 540-480 tr.c.n). Thuyết ngun tử của chủ nghĩa duy vật được Đêmơcrít
(khoảng 460-370 tr.c.n) đưa ra; ý tưởng đó của ơng được Êpiquya (341-279 tr.c.n)
và Lu cờ ren ci phát triển. Nhà triết học đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm là Platôn
(427-347 tr.c.n), ông là người phát triển biện chứng sâu sắc mối liên hệ của các
khái niệm. Triết học cổ đại phát triển tới cực điểm nhờ Arítxtốt (384-322 tr.c. n),
người đã tạo ra hệ thống chung nhất về khối lượng của tri thức khoa học-triết học.
1.2. Triết học thời Trung cổ
Cùng với sự xuất hiện của chế độ phong kiến, Thiên chúa giáo đã ngự trị thế
giới quan ở Tây Âu. Giai đoạn đầu của triết học Thiên chúa giáo trong thời kỳ
1 Trần Văn Phịng: Giáo trình triết học, Nxb lý luận chính trị, tr 112.
2 />

5
Trung cổ là Patrixtica, trên cơ sở của Patrixtica, chủ nghĩa kinh viện đã thống trị
trong các thế kỷ từ IX đến XII. Chủ nghĩa kinh viện được coi là mục đích của triết
học trong sự biện giải của các nhà giáo điều. Trong các thế kỷ từ thế kỷ XI đến thế
kỷ XIV xẩy ra cuộc tranh luận giữa thuyết duy thực (thực thể luận) (đại diện là
A.Kentơ rờ beri xki. Phôma Ăcvinxki)- thuyết này khẳng định sự tồn tại nằm bên
ngồi trí tuệ con người với thuyết duy danh (đại diện là Rốt xelin, Đunxcốt,
Occam)- thuyết này công nhận sự tồn tại hiện thực chỉ của các sự vật đơn nhất. Kết
quả của cuộc tranh luận trên là sự thể hiện của cuộc đấu tranh giữa xu hướng duy
vật và xu hướng duy tâm.
1.3. Triết học thời Phục hưng
Sự phát triển của nền sản xuất vật chất, cuộc đấu tranh giai cấp trong phương
thức sản xuất phong kiến ngày càng trở nên gay gắt hơn đã dẫn tới điều tất yếu là

chủ nghĩa tư bản phải thay thế chủ nghĩa phong kiến. Sự phát triển của kỹ thuật và
tri thức tự nhiên địi hỏi phải giải phóng văn hoá tinh thần khỏi sự thống trị của thế
giới quan duy tâm-tôn giáo. “Cú đấm” đầu tiên vào bức tranh tôn giáo của thế giới
là của những nhà tư tưởng vĩ đại thời kỳ Phục hưng như Cơpécníc (1473-1543, Ba
lan), Galilê (1564-1642, Italia), Mônten, Campanella v.v. Các tư tưởng của những
nhà tư tưởng thời kỳ Phục hưng là sự phát triển triết học của thời đại mới. Sự tiến
bộ của tri thức kinh nghiệm, của khoa học đã đòi hỏi sự thay thế phương pháp kinh
viện của tư duy bằng phương pháp mới của sự nhận thức: phương pháp tiếp cận thế
giới hiện thực. Các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và những thành tố của phép
biện chứng ra đời và phát triển; nhưng chủ nghĩa duy vật thời đó, về tổng thể, là
chủ nghĩa duy vật máy móc và siêu hình.
1.4. Triết học thời cận đại
Người đầu tiên sinh ra chủ nghĩa duy vật thời cận đại là Ph.Bêcơn (15611626, Anh), người cho rằng mục đích tối cao của khoa học là bảo đảm cho sự
thống trị của con người đối với tự nhiên. T.Hốpxơ (1588-1679, Anh) là người sáng
lập ra hệ thống toàn diện đầu tiên của chủ nghĩa duy vật máy móc. Nếu như
Ph.Bêcơn và T.Hốpxơ, trong chừng mực nào đấy, đưa ra phương pháp nghiên cứu
trực quan về giới tự nhiên, thì R.Đềcáctơ (1596-1650, Pháp) là người sáng lập ra
chủ nghĩa duy lý, cố soạn ra một phương pháp chung cho mọi khoa học. Tính chất
đặc trưng của học thuyết đó là tính nhị ngun: cái "biết suy nghĩ" và cái “quảng
tính” của thực thể. B.Xpinơda (1632-1677, Hà lan) chống lại tính nhị ngun của
Đềcáctơ bằng chủ nghĩa nhất nguyên duy vật. Lốccơ (1632-1074, Anh) phát triển
thuyết duy cảm (cảm giác luận). Các tư tưởng đối lập với chủ nghĩa duy vật được
phát triển bằng chủ nghĩa duy tâm chủ quan trong các phương án khác nhau của nó
(Béccơli (1685-1753), Hium (1711-1776)). Liêybờnhít (Liebniz 1646-1716) cũng


6
soạn ra học thuyết duy tâm khách quan, trong đó thể hiện ra một loạt các tư tưởng
biện chứng.
Nửa cuối của thế kỷ XVIII là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa

phong kiến ở nước Pháp và là thời kỳ của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Vai trò
quan trọng trong việc chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng đặt lên vai các
nhà triết học duy vật Pháp như La Mêtri (1709-1751), Điđrô (1713-1784),
Hônbách (1723-1789), Henvenxi, họ là những nhà tư tưởng chống lại thần học và
chủ nghĩa duy tâm. Đặc điểm nổi bật của triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII là sự
tuyệt đối hố vai trị của ý thức trong sự phát triển của xã hội, nhận thức duy tâm
về lịch sử.
Giai đoạn quan trọng của lịch sử triết học Tây Âu là triết học cổ điển Đức
(Cantơ, Phíchtơ, Sêlinh, Hêghen là những người phát triển phép biện chứng duy
tâm). Đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức là phép biện chứng của Hêghen
(1770-1831), mà hạt nhân của phép biện chứng đó là học thuyết về mâu thuẫn và
sự phát triển. Phoiơbắc (1804-1872) chống lại triết học duy tâm và tôn giáo, phát
triển học thuyết về chủ nghĩa duy vật nhân bản.
II. Những nội dung chủ yếu về nhận thức luận trong triết học phương
Tây trước Mác
Nghiên cứu những nội dung chủ yếu về nhận thức luận trong triết học phương
Tây trước Mác. Học viên tập trung vào các quan điểm của các đại diện tiêu biểu
của từng trường phái triết học, từ đó đánh giá những hạn chế và ưu điểm về nhận
thức luận của các trường phái triết học, những đóng góp cho phát triển nhận thức
luận qua các thời kỳ, đặc biệt cho sự hình thành của nhận thức luận của chủ nghĩa
Mác -Lênin sau này.
2.1.Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Các đại biểu điển hình như Gic Béccơly (George Berkeley) nhà triết học
Anh; E. MaKhơ (Ernst Mach) nhà triết học Áo, Giơhan Gốtlíp Phíchtơ (Johann
Gottlieb Fichte) nhà triết học Đức.
Béccơly3 coi toàn bộ thế giới chỉ là tổ hợp các cảm giác của con người, đưa ra
nguyên lý: đối với linh hồn con người thì “tồn tại nghĩa là cảm nhận”. Linh hồn
chỉ tồn tại khi nó cảm nhận các sự vật khác và cũng chỉ khi nó bắt đầu cảm nhận
thì trong chúng ta mới có được các tri thức về sự vật. Béccơly đã đồng nhất toàn bộ
các ý niệm của con người với các cảm giác. Bản thân các cảm giác cấu thành các

khái niệm trừu tượng và thực chất đây củng chỉ là kết quả so sánh và phân tích các
cảm giác. Con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác, trong đó thể xác thuộc
3 />

7
về các vật thể tự nhiên, tức là các cảm giác. Do vậy, thể xác tồn tại là nhờ linh hồn
cảm nhận nó, vì thế, nó phải tn theo “cái gậy chỉ huy” của linh hồn. Mặc dù các
ý niệm, tức các cảm giác tồn tại trong linh hồn, tuy nhiên chúng khác với linh hồn,
bởi vì linh hồn là cơ chất và nền tảng “nuôi dưỡng” các ý niệm, cảm giác. Một
trong những phương pháp nhận thức cơ bản đó là phương pháp trừu tượng điển
hình. Theo đó để nhận thức một nhóm các sự vật có cùng chung các đặc tính giống
nhau nhất định, chúng ta chỉ cần nhận thức một vài sự vật tiêu biểu trong số đó.
Theo Béccơly, chân lý là sự phù hợp giữa sự suy diễn của chúng ta về sự vật với
chính bản thân sự vật đó tồn tại trên thực tế. Nhưng từ chỗ phủ nhận tồn tại khách
quan về sự vật, ông đi đến phủ nhận tồn tại khách quan của chân lý. Tri thức được
coi là đúng, khi nó thoả mãn một trong các tiêu chuẩn sau: Tính rõ ràng cả các tri
giác cảm tính; tính đồng thời của các tri giác gần như là giống nhau ở một vài
người; sự tương đồng của nhiều cảm giác với nhau; tính đơn giản và dễ hiểu; sự
phù hợp với ý chúa và tuần theo ý chúa. Trong tất cả các tiêu chuẩn chân lý trên thì
tiêu chuẩn phù hợp với ý chúa là quan trọng nhất và đáng tin cậy nhất. Quan điểm
của ông theo hướng duy tâm khách quan với sự thừa nhận tồn tại của Thượng đế,
thừa nhận Thượng đế là tồn tại tối cao, đứng trên toàn bộ hiện thực, ơng coi tồn
bộ các tác phẩm của mình là vơ ích, nếu như chúng “ khơng khêu gợi cho các độc
giả, thực tâm tin vào sự hiện diện và kính nể chúa..., và sự hồn thiện tối cao của
bản chất con người là ở việc nhận thức và thực hiện các giáo lý trong Phúc âm” .
Các tác phẩm tiêu biểu thể hiện quan điểm của Béccơly như Kinh nghiệm của
thuyết thị giác mới (1709), Khái niệm về các nguyên lý của nhận thức con người
(1710) v.v..
Nếu như Béccơli gọi sự vật là “những phức hợp của cảm giác”, thì Makhơ lại
đưa ra học thuyết về “các yếu tố của thế giới”, gọi sự vật là “tổ hợp của các yếu

tố”. Nhưng thực ra, cái gọi là “yếu tố” của Makhơ thực chất cũng chỉ là kinh
nghiệm, là cảm giác mà thôi. Theo Makhơ, nhận thức của con người không xuất
phát từ sự tồn tại khách quan của sự vật mà lại xuất phát từ những cảm giác của
con người về âm thanh, màu sắc, mùi vị... Để tránh từ “cảm giác”, Makhơ gọi
những cái đó là “những yếu tố của những kinh nghiệm chúng ta” và đó chính là
nền tảng để xây dựng nên tồn bộ thế giới vật lý và tâm lý Makhơ cho rằng, bằng
thuật ngữ “yếu tố” ông ta đã khắc phục được cuộc tranh cãi bấy lâu giữa các nhà
duy vật và duy tâm., các “yếu tố” của ông không phải là vật chất cũng chẳng phải
là tinh thần, không phải là tâm lý mà cũng chẳng phải là vật lý. Nó là “cái trung
gian” giữa những yếu tố đó. Những tác phẩm tiêu biểu thể hiện quan điểm của
ơng: Góp phần vào việc phân tích các cảm giác (1886), Nhận thức và sai lầm
(1905).


8
Kế thừa và phát triển những tư tưởng của nhà triết học Immanuel Kant, Phích
tơ cho rằng lý tính thực tiễn là nguồn gốc của mọi vấn đề. Ông viết: “Chúng ta
hành động, khơng phải vì chúng ta nhận thức, mà chúng ta nhận thức, bởi chúng ta
sẽ hành động: lý tính thực tiễn là nguồn gốc của mọi lý tính”, Phích tơ cũng cho
rằng nhận thức có nghĩa là nhận thức các cảm giác của con người.
4

Nhận thức luận dưới lăng kính của các nhà duy tâm chủ quan, không phải là
sự phản ánh thế giới khách quan của con người mà chỉ là sự phản ánh trạng trái
chủ quan của con người về thế giới.
2.2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là Platôn (Platon) nhà triết học Hy
Lạp, Hêghen (Hegel) nhà triết học Đức.
Quan điểm của Platơn5 dưới góc nhìn của duy tâm khách quan, coi mọi sự vật
chỉ là hiện thân của ý niệm, là cái bóng của ý niệm. Vật chất khơng tồn tại với ý

nghĩa là nó khơng tồn tại chân thực chứ khơng phải là khơng có. Sự vật cảm tính
chỉ có thể có ý niệm tồn tại và vật chất khơng tồn tại, nó nằm giữa tồn tại và không
tồn tại. Platôn không phủ nhận khả năng nhận thức nhưng ơng quan điểm nhận
thức dưới góc độ duy tâm khách quan. Ông là người đầu tiên tách rời tinh thần và
thể xác, trong con người có hai phần là phần thể xác và phần linh hồn. Phần linh
hồn được xem như là một thực thể độc lập, khơng phụ thuộc vào thể xác, hơn thế
nữa nó còn chi phối thể xác. Linh hồn làm cho thể xác hoạt động, limh hồn điều
khiển thể xác. Linh hồn tồn tại độc lập với thể xác con người, con người. khi nhập
vào thể xác con người thì nó qn hết mọi quá khứ. Vì thế linh hồn bất tử, ý niệm
tồn tại bất biến và vĩnh hằng, linh hồn thuộc thế giới ý niệm nên linh hồn bất tử.
Platôn khơng chỉ tách rời mà cịn đối lập linh hồn với thể xác trong con người, ông
coi thể xác chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn. Thể xác con người theo Platôn
được cấu thành từ đất, nước, lửa, khơng khí, do vậy khơng thể bất diệt cịn linh hồn
là sản phẩm của linh hồn vũ trụ gồm 3 phần: Lý tính hay trí tuệ, xúc cảm và cảm
tính trong đó phần lý tính thì bất diệt cịn 2 phần sau thì chết cùng thể xác. Bản
thân số lượng linh hồn không thay đổi bởi chúng được tạo ra bởi Thượng đế, bởi
linh hồn vũ trụ cách đây đã lâu. Sau khi được tạo ra mỗi linh hồn trú ngụ ở một vì
sao trên trời và sau đó chúng dùng cánh bay xuống trần gian và nhập vào thể xác
tạo nên, nhận thức là sự hồi tưởng lại những gì mà linh hồn đã lãng qn.
Platơn phản đối nhận thức luận duy vật nói chung, ơng cho rằng nhận thức
cảm tính, cảm giác, khơng phải là nguồn gốc của tri thức chân thực. Kết quả của
nhận thức cảm tính chỉ là “dư luận”. Tri thức chân thực chỉ có thể đạt được bằng
4 />5 />

9
nhận thức lý tính và được thể hiện trong khái niệm. Nhận thức chỉ là sự hồi tưởng
của linh hồn bất tử, là sự liên hệ các chân lý được hồi tưởng. Chỉ có linh hồn dũng
cảm, có ý chí mới nhận thức được thế giới ý niệm, nhận thức được chân lý, như
vậy đam mê, dục vọng không thể nhận thức được chân lý. Muốn nhận thức được
chân lý phải dũng cảm, có ý chí.

Platơn chú ý đến phương pháp nhận thức, phương pháp đánh thức sự hồi
tưởng của linh hồn bất tử, phương pháp đó theo ơng là phép biện chứng. Platơn
phủ nhận vai trị của nhận thức cảm tính, của tư duy thuần túy đến mức lý tưởng
hóa, thần thánh hóa nó.
Hêghen6 với lăng kính của nhà duy tâm khách quan, ông cho rằng khởi
nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần
thế giới”. Ông coi tinh thần thế giới là cái có trước, vật chất với tính cách dường
như là sự thể hiện, sự biểu hiện cụ thể của tinh thần thế giới, là cái có sau; tinh thần
là đấng sáng tạo ra vật chất. Tính phong phú, đa dạng của thế giới hiện thực là kết
quả của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Tinh thần thế giới - ý niệm
tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và chứa đựng dưới dạng tiềm năng tất cả của mọi hiện
tượng tự nhiên và xã hội. Nó là nguồn gốc và động lực của mọi hiện tượng tự
nhiên và xã hội. Phương pháp biện chứng của Hêghen là phương pháp suy ngẫm
về thế giới. Kết quả của phương pháp này là hình ảnh suy tư chỉnh thể về thế giới
chứ không phải là bức tranh thế giới thu được nhờ kết quả của khoa học cụ thể. Để
suy ngẫm về thế giới, Hêghen đã bao trùm lên nó một hệ thống phạm trù hay đúng
hơn là quan niệm lý trí về thế giới. Phương pháp biện chứng được thể hiện xuyên
qua toàn bộ hệ thống triết học của ông từ logic học, triết học tự nhiên đến triết học
tinh thần thể hiện ở chỗ: Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau ảnh
hưởng nhau, ràng buộc nhau (cái toàn thể và cái bộ phận hay là cái chung và cái
riêng…). Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh
hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện
tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải
quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
Trong tác phẩm Logic học, khi trình bày “ý niệm tuyệt đối” vận động và phát
triển, Hêghen cho rằng đó là sự tự vận động nội tại của “ý niệm tuyêt đối”. Tự vận
động tức là sự thay đổi các hình thức khác nhau của “ý niệm tuyệt đối”. Hạt nhận
hợp lý trong logic của Hêghen là sự phù hợp với quá trình suy nghĩ của con người:
mới nhìn vào sự vật thấy tồn tại, đi sâu vào sự vật tìm ra bản chất, khi nắm bản
chất ta rút ra khái niệm. Ở phần tồn tại, Hêghen cũng đã diễn đạt các phạm trù

chất, lượng, độ và tư tưởng biện chứng về sự chuyển hóa lượng- chất. Ở phần bản
chất, Hêghen diễn đạt các phạm trù bản chất, hiện tượng, quy luật, khả năng và
6 />

10
hiện thực, nguyên nhân và kết quả, trình bày học thuyết mâu thuẫn nguồn gốc của
sự phát triển. Ở phần khái niệm, Hêghen đã diễn đạt các phạm trù cái chung và cái
riêng, quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, đã diễn đạt các nguyên lý sự
hoạt động có mục đích của con người, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tổng
hợp lại quan niệm phát triển với tư cách là phủ định của phủ định. Sự biện chứng
của Hêghen còn được thể hiện ở chỗ ông đã đặt ra vấn đề sự thống nhất của quá
trình logic với quá trình lịch sử; logic học, nhận thức luận đều là sự tổng hợp của
quá trình lịch sử; ơng nêu lên tính hạn chế của logic hình thức và địi hình thành
một logic nội dung thực tế, sinh động; ông nêu lên tư tưởng thống nhất giữa phép
biện chứng, logic học và lý luận nhận thức.
Trong triết học tự nhiên, hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của Hêghen
là tư tưởng về sự thống nhất giữa vật chất với vận động, dự đốn khơng gian, thời
gian và vận động có mâu thuẫn bên trong, ở đó thể hiện tính thống nhất giữa tính
gián đoạn và tính liên tục; là tư tưởng cho rằng sự khác biệt hóa học về chất bị phụ
thuộc vào những thay đổi về lượng, là sự biện chứng của quá trình hóa học; là mối
liên hệ hữu cơ giữa hóa học và vật lý, q trình hóa học là khâu chuẩn bị cuối cùng
cho đời sống hữu cơ.
Trong triết học tinh thần, hạt nhân hợp lý trong phép viện chứng của Hêghen
thể hiện ở chỗ ông coi sự phát triển của lịch sử là hợp quy luật; sự phát triển của
lịch sử khơng tuần hồn mà đi lên, mỗi thời đại lịch sử đều có đặc điểm riêng và
q trình phát triển của lịch sử là có tính kế thừa.
Hêghen cho rằng tư duy của con người có thể đạt được chân lý và nhận thức
là một q trình. Ơng cũng là người vận dụng phép biện chứng và nội dung phong
phú của nhiều cặp phạm trù lôgic vào lý luận nhận thức. Tuy nhiên, quan niệm về
nhận thức luận của ông còn nhiều hạn chế, chẳng hạn: đứng trên lập trường duy

tâm để xem xét nhận thức; chưa hiểu bản chất của thực tiễn trên tinh thần duy vật;
nhận thức theo ông không phải là phản ánh bản thân sự vật mà là nhận thức “tinh
thần thế giới” đang tha hóa; tuyệt đối hóa nhận thức lý tính của con người.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan không phủ nhận khả năng nhận thức của con
người nhưng lại giải thích một cách duy tâm, thần bí về khả năng này của con
người.
2.3. Chủ nghĩa hồi nghi
Các đại biểu Đavít Hium (Davit Hume) nhà triết học Anh, Rêne Đềcáctơ
(Rene Descartes) nhà triết học Pháp.


11
Cũng như Béccơly, Hium7 tuyệt đối hố vai trị của cảm giác. Coi đó là điểm
xuất phát và dạng cơ bản của nhận thức. Nhưng nếu Béccơly không dừng lại ở việc
xen xét cảm giác ở khuôn khổ nhận thức luận, mà coi cả thế giới chỉ là tổ hợp của
các cảm giác, thì Hium lại tách biệt các cảm giác con người với thế giới bên ngoài,
coi chỉ bản thân các cảm giác là nguồn gốc nhận thức mà khơng cần đến sự tác
động của thế giới bên ngồi. Từ đây, Hium kết luận rằng, chúng ta chẳng có thể
biết được gì thế giới cả, thậm chí cũng khơng biết là thế giới có thức hay khơng
nữa. Ơng nói: “Giới tự nhiên, đã đặt chúng ta ở một khoảng cách khá xa với các
điều bí ẩn của nó, và nó chỉ thể hiện ra cho chúng ta những tri thức về một số các
đặc tính, về bề ngồi”.
Như vậy, q trình nhận thức khơng phải là nhận thức thế giới, mà là nhận
thức những quá trình tâm lý xảy trong con người được Hium gọi là những cảm
xúc, ấn tượng (impressions). Các ấn tượng, hay cảm giác được coi là “nguồn gốc
tuyệt đối” của nhận thức. Còn các ý niệm là sản phẩm của giai đoạn nhận thức cao
hơn, nhưng kém sinh động hơn so với các ấn tượng mà nhận thức cảm tính đem
lại. Chúng là sự sao chép lại các ấn tượng trong phạm vi của ý thức. “Tất cả các ý
niệm đều được mô phỏng lại từ các ấn tượng”.
Các ý niệm và các xúc cảm được quy thành các dạng kinh nghiệm khác nhau,

và duy nhất chúng tồn tại thực.
Theo quan niệm của Hium, một trong những nguyên lý tồn tại bẩm sinh trong
con người là nguyên lý kết hợp (association). Bản chất của nguyên lý này thì
khơng thể nhận thức được. Cơ chế sinh học tạo nên sự liên tưỏng đó đầy bí ẩn. Có
3 dạng liên tưởng của ý niệm.Thứ nhất, là dạng liên tưởng theo sự giống nhau.
Chẳng hạn, khi một người thân của chúng ta đi vắng, thì lúc nhìn chân dung người
ấy, chúng ta lập tức liên tưởng tới anh ta. Thứ hai, là sự liên tưởng kế cận nhau
trong không gian và thời gian. Chẳng hạn, chúng ta thường hay liên tưởng tới
những cái bên cạnh mình, hoặc hay tiếp xúc với mình hơn những vật khác. Thứ ba,
là sự liên tưởng nhân quả. Chẳng hạn, khi nhìn thấy bố thì chúng ta liên tưỏng tới
con, hoặc ngược lại... Đây là dạng liên tưởng thông dụng nhất.
Quan điểm của Đềcáctơ8 nhấn mạnh, nghi ngờ là để tìm ra chân lý, đó chỉ là
tiền đề, chứ khơng phải là kết luận. ông chứng minh sự tồn tại của mọi sự vật khác
thông qua ý niệm về chúng trong ý thức con người. Chẳng hạn, theo ơng, lửa là
một vật có thực, bởi vì nêu lửa khơng có thực thì tại sao ai cũng có một ý tưởng
nhất định về nó ? Tương tự như thế, ông chứng minh sự tồn tại của mọi vật khác.
Cũng cần nhận thấy rằng, Đềcáctơ khơng hề coi tồn bộ thế giới chỉ là sản phẩm tư
duy của ơng, cũng như khơng có ý định chứng minh tính ý niệm của tồn bộ thế
7 />8 />

12
giới hiện thực. Cogito (Tôi suy nghĩ) chỉ là phương tiện để thơng qua đó Đềcáctơ
kết luận vật này hay vật khác là có thực hay khơng, cịn bản thân ông vẫn khẳng
định sự tồn tại khách quan của chúng bên ngồi chúng ta. Từ đó ơng đưa ra một số
quy tắc cơ bản của chúng như sau:
Quy tắc thứ nhất:“Chỉ coi là chân lý đúng đắn những gì được cảm nhận rất
rõ ràng và rành mạch, không gợi lên một chút nghi ngờ gì cả, tức là những điều
hiển nhiên”. Ở đây chúng ta thấy ông coi trực giác (intuisiaj là điểm khởi đầu của
nhận thức chân lý, đồng thời cũng là khả năng nhận thức cao nhất của trí tuệ con
người (lumen naturale). Khác với nhiều nhà triết học trước đây, ông hiểu thuật ngữ

trực giác theo tinh thần duy lý. Đó là trực giác lý tính được hiểu như khả năng linh
cảm của lý tính. Tự nó có thể suy xét đúug hay sai của tri thức, xác định tính chân
lý của nhận thức con người mà không cần đến bất kỳ một sự nỗ lực nào. Khả năng
trí tuệ này, theo Đềcáctơ, hồn tồn đúng đắn và cơng minh, là tịa án để phân định
mọi cái, đánh giá mọi tri thức cũng như mọi hành vi hoạt động của con người. Trực
giác “là một khái niệm vững chắc và biểu hiện của một trí tuệ rõ ràng, do ánh
sáng tự nhiên của lý tính sinh ra, do tính đơn giản của mình, nó cịn xác thực hơn
cả bản thân diễn dịch”. Trực giác là sự tự ý thức chân lý “đang hiện lên” trong lý
tính. Với tư cách là khả năng trí tuệ cao nhất của con người, nó cũng khơng phải là
“trực cảm Thượng đế” thần bí, nhưng cũng khơng giống với sự “sinh động cảm
tính” như Bêcơn hiểu thuật ngữ này. Coi trực giác là linh cảm của lý tính, Đềcáctơ
khẳng định mọi sai lầm của con người đều do người ta hành động khơng tn theo
lý tính của mình. Cịn bản thân hoạt động trực giác của lý tính thì bao giờ cũng
đúng. Nó là đơn vị lơgic của phép diễn dịch có thể quy thành trực giác, nếu như nó
được thực hiện mà khơng cần đến trí nhớ. Việc Đềcáctơ coi trực giác lý tính như là
thước đo để đánh giá mọi cái, là tiêu chuẩn của chân lý rõ ràng còn nhiều mặt hạn
chế. Thứ nhất, nó khơng giúp con người tránh khỏi tính chủ quan, duy ý chí trong
nhận thức. Thứ hai, khơng phải điều gì ta suy diễn hợp với lơgíc thì đều là chân lý,
vì chân lý cịn mang tính lịch sử - cụ thể nữa. Thứ ba, bản thân trực giác với tư
cách là khả năng trí tuệ cao nhất của con người luôn luôn bị hạn chế lịch sử của
thời đại mà người ấy đang sống, đồng thời bị giới hạn bởi chính khả năng cá nhân
của anh ta nữa. Tuy nhiên, quan niệm trên của Đềcáctơ mang tính tích cực nhất
định. Trong nhiều trường hợp sự linh cảm của chúng ta cùng với sự suy diễn lơgíc
cho phép đánh giá nhiều điều khá chính xác. Vấn đề là khơng nên cường điệu hóa
mặt hợp lý này của nó.
Quy tắc thứ hai, “chia mỗi sự vật phức tạp, trong chừng mực có thể làm
được, thành các bộ phận cấu thành nó để tiện lợi nhất trong việc nghiên cứu
chúng”. Như vậy, cũng như Bêcơn, ông đề cao vai trị của phương pháp phân tích
trong nhận thức. Song, nếu như Bêcơn chia các sự vật thành “hình dạng” và các



13
“tự nhiên”, thì Đềcáctơ lại chú ý đến việc phân chia vấn đề lớn thành những vấn
đề nhỏ. Trên thực tế nhiều khi để tiện lợi cho việc nghiên cứu một sự vật, hay vấn
đề phức tạp, chúng ta vẫn thường dùng phương pháp này của Đềcáctơ. Nhưng cần
nhận thấy sự phân chia trên có nghĩa tương đối, bởi vì một sự vật phức tạp không
đơn thuần là tổng số của các bộ phận đơn giản cấu thành nó.
Quy tắc thứ ba, quy định rằng trong quá trình nhận thức, chúng ta cần phải
xuất phát từ những điều đơn giản và sơ đẳng nhất, dần dần đi đến những điều phức
tạp hơn.Tư tưởng này của Đềcáctơ có điều hợp lý. Theo nhận xét của một số nhà
nghiên cứu, nó là khởi nguyên của phương pháp đi từ trừu tượng tới cụ thể mà
C.Mác vận dụng trong khi nghiên cứu chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa sau này.
Quy tắc thứ tư, yêu cầu chúng ta phải xem xét đầy đủ mọi dữ kiện, khơng
được bỏ sót một tư liệu nào trong q trình nhận thức sự vật.
Thuyết hồi nghi nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, tuy là quan
điểm hồi nghi, nhưng có những đại biểu có quan điểm hồi nghi lành mạnh, chứa
các yếu tố tích cực đối với nhận thức khoa học, góp phần tích cực vào việc chống
tôn giáo, triết học kinh viện.
2.4. Quan điểm của thuyết khơng thể biết
Điển hình Imanuen Cantơ (Imanuel Kant) nhà triết học Đức
Cantơ9 thừa nhận quan điểm “vật tự nó” (Ding an sich) khơng nhận thức
được, mọi tri thức con người không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan.
“Vật tự nó” được Cantơ hiểu theo mấy nghĩa sau: Thứ nhất, đó là sự thể hiện
những gì thuộc về lĩnh vực các hiện tượng (Phenomen) (được ông đồng nhất với
các kinh nghiệm) mà chúng ta chưa nhận thức được; thứ hai, đó là bản chất của
mọi vật khách quan tồn tại bên ngoài chúng ta, mà theo ông thì chúng thuộc về lĩnh
vực siêu nghiệm (transendent) và về nguyên tắc - chúng ta không thể nhận thức
được; thứ ba, “vật tự nó” ám chỉ những lý tưởng là chuẩn mực của mọi sự hoàn
hảo tuyệt đối mà con người không đạt tới được, nhưng đây là những điều mà nhân
loại hàng mơ ước - Chúa, tự do, sự bất diệt của linh hồn. Đây là đối tượng của tín

ngưỡng, niềm tin của lồi người.
Lẽ dĩ nhiên việc Cantơ thừa nhận “vật tự nó” khơng nhận thức được khơng
chỉ bởi do tình huống buộc ơng phải lựa chọn trên đây, mà còn do nhiều yếu tố
khác. Thứ nhất, nhiều nhà tư tưởng trước đó thừa nhận sự tồn tại của Chúa, nhưng
giữa họ còn nhiều bất đồng trong việc xác định bản chất và vai trò của Chúa trong
thế giới hiện thực. Đây là điểm yếu để nhiều nhà vơ thần cơng kích, phủ nhận sự
tồn tại của Chúa. Để cứu vãn tình hình theo tinh thần duy tâm, Cantơ coi Chúa - tự
9 />

14
do - linh hồn bất diệt là những cái không thể biết; thứ hai, bản thân vấn đề quan hệ
tư tưởng - hiện thực vẫn luôn là vấn đề phức tạp mà giữa các nhà triết học vẩn
chưa có ý kiến thống nhất. Vào thời Cantơ, sự hiểu biết của chúng ta về những sự
vật tự nhiên còn khá vụn vặt, đến nỗi ở đằng sau mỗi sự vật ấy người ta cịn có thể
cho rằng cịn có một “vật tự nó bí ẩn đặc biệt nữa”. Tuy có nhiều mặt hạn chế, thì
quan niệm “vật tự nó” của Cantơ vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa tích cực nhất định.
Một mặt, nó khẳng định tồn tại các sự vật khách quan bên ngồi chúng ta. Trên góc
độ này, theo nhận xét của Lênin, Cantơ thể hiện như một nhà duy vật. Mặt khác, nó
khẳng định tính phức tạp, đầy nghịch lý của quá trình con người nhận thức thế giới
cũng như mối quan hệ “con người - thê giới” nói chung.
Thừa nhận các hiện tượng cảm tính có được là do các sự vật khách quan bên
ngoài tác động vào các giác quan của con người nhưng Cantơ cũng như Hium cho
rằng, những gì mà con người biết được về sự vật đều chỉ là hình ảnh, quan niệm
của con người về chúng, chứ chưa phải bản thân các sự vật tồn tại trên thực tế, cái
mà ông gọi “vật tự nó”. Theo ơng, vì chúng ta chỉ biết được về sự vật thơng qua
các giác quan của mình những gì mà sự vật biểu hiện bên ngồi, tức là hiện tượng,
cho nên khơng bao giờ con người có thể nhận biết được bản chất đích thực của sự
vật cả. Kể cả những gì mà con người hiện chưa biết nhưng sẽ biết về sự vật cũng bị
ông quy về lĩnh vực kinh nghiệm cảm tính, tức hiện tượng luận (và ông gọi dây là
những kinh nghiệm khả năng). Tách rời những gì mà con người khám phá ra về sự

vật với bản chất đích thực của vật đó là một trong những đặc điểm cơ bản của triết
học phê phán. Vì vậy, nhận thức luận khơng phải là nghiên cứu quá trình con người
nhận thức, khám phá ra bản chất đích thực của tự nhiên, mà là hoạt động nhận thức
của con người như một chủ thể trong khuôn khổ hiện tượng luận. Hiện tượng luận
(phenomenologie) là giới hạn mọi tri thức con người.
Nếu như ở thời kỳ “tiền phê phán”, Cantơ còn chịu ảnh hưởng của các quan
niệm của Niutơn, coi không gian và thời gian là những cái thuộc về lĩnh vực “vật
tự nó”, thì giờ đây trong triết học phê phán của mình, ơng coi khơng gian là hình
thức bên ngồi cịn thời gian là bên trong của kinh nghiệm cảm tính. Như vậy,
chúng đều thuộc lĩnh vực hiện tượng luận. Hạn chế các quan niệm này ở chỗ nó
tách rời khơng gian và thời gian với những hình thức tồn tại của vật chất và quá
trình vận động của sự vật, coi chúng là những cái thuộc về lĩnh vực chủ quan của ý
thức con người. Tuy nhiên, nó gắn khơng gian và thời gian với đời sống và quá
trình hoạt động của con người, đặt vấn đề về bản chất xã hội của chúng.
Nhưng nhận thức luận của Cantơ không dừng lại ở việc phân tích khả năng
cảm tính, mà tiếp tục nghiên cứu tư duy, trí tuệ của con người. Điều đó dễ hiểu vì
q trình nhận thức được ơng lý giải dưới hình thức chung như sau: khi sự vật bên
ngồi (vật tự nó), tác động vào các giác quan, tạo ra cho chúng ta những cảm giác


15
đa dạng. Chúng được xếp đặt một cách có trình tự trong không gian và thời gian
(ông coi như những hình thức tồn tại của cảm tính) trở thành các tri giác. Những tri
giác dĩ nhiên cịn mang tính chủ quan và cá thể. Để nó có thể trở thành kinh
nghiệm, tức là một cái gì đó khách quan hơn được đông đảo mọi người thừa nhận
(Cantơ đồng nhất cái khách quan với cái có giá trị chung mang tính phổ biến) thì
cần phải có tư duy dựa trên các khái niệm.
Để làm đưọc điều đó, trước tiên giác tính phải xây dựng được một hệ thống
các phạm trù. Cantơ coi các phạm trù không phải là sự phản ánh hiện thực khách
quan, tức “vật tự nó”, mà là kết quả sáng tạo của riêng giác tính trên quan điểm cơ

bản khẳng định rằng con người chỉ nhận thức được những gì do chính mình tạo ra,
Cantơ đã đặt hoạt động của chủ thể tiên nghiệm thay thế thực thể của các nhà duy
vật lý trước đây. Nhà triết học Đức đưa ra một bảng gồm 12 phạm trù được chia
thành 4 nhóm, cụ thể là: Phạm trù lượng, phạm trù chất, phạm trù quan hệ và phạm
trù hình thái. Các cặp phạm trù, theo cách hiểu của Cantơ mới chỉ là đơn thuần là
những hình thức, của tư tưởng, mà chưa bao chứa một nội dung nào cả. Vì thế, để
có nội dung và trở thành tri thức, các phạm trù phải được vận dụng vào kinh
nghiệm cảm tính. Với luận điểm “tư tưởng thiếu nội dung thì trống rỗng, mà trực
quan thiếu khái niệm thì mù quáng”, Cantơ coi nhiệm vụ cơ bản là dùng phép suy
diễn tiên nghiệm các phạm trù, tức vận dụng chúng vào kinh nghiệm, quy tụ các tư
liệu cảm tính đa dạng dưới sự thống nhất của khái niệm, và bằng cách đó khắc
phục những hạn chế của chủ nghĩa duy cảm và duy lý trước đây, ở đây con người,
ai cũng có thể dùng phép suy diễn tiên nghiệm trên nhờ hoạt động trí tuệ giác tính
của mình, cụ thể là, nhờ một năng lực hoạt động trí tuệ mà Cantơ gọi là khả năng
tương tượng có hiệu quả (productive Enbildungskraft). Nhưng để thực hiện được
phép suy diễn tiên nghiệm trên, cần tìm ra khâu trung gian gắn liền các phạm trù
với kinh nghiệm. Theo ơng, đó là thời gian, tức là hình thức bên trong của cảm
tính, vì nó là phạm trù nhưng khơng phải của giác tính mà là của cảm tính. Sự
thống nhất giữa tư duy giác tính và kinh nghiệm cảm tính trong thời gian được
Cantơ gọi là lược đồ (schema), tính quy tắc hình thành các hình ảnh cảm tính trên
cơ sở tiếp cận các phạm trù về chúng. Việc xây dựng các lý luận khoa học phải
được tiến hành trên cơ sở sử dụng các lược đồ, chứ khơng phải các hình ảnh cảm
tính trực tiếp. Các biểu đồ tựa như những chữ cái cấu thành ngơn ngữ tư tưởng của
tồn bộ hoạt động con người nói chung. Từ đây, con người xây dựng các luận điểm
cơ bản của khoa học tự nhiên đưa ra quan niệm của mình về thế giới với phương
châm: Giới tự nhiên phải tuân theo các quan niệm của con người về nó, chứ khơng
phải ngược lại. Điều này dễ hiểu, vì ở đây nói đến giới tự nhiên, Cantơ ám chỉ hiện
tượng luận, chứ khơng phải “vật tự nó”. Con người khơng chỉ là chủ thể nhận thức,
mà cịn sáng tạo ra các quy luật của tự nhiên bằng chính phép suy diễn tiên nghiệm



16
trên đây của giác tính. Vì vậy ơng nhấn mạnh “pháp luật tối cao của tự nhiên cần
phải được tìm trong chính chúng ta, nghĩa là trong giác tính của chúng ta”. Con
người như một chủ thế chỉ nhận thức được những gì mà nó sáng tạo ra. Giác tính,
bằng hoạt động của mình, xây dựng lên sự vật theo những khn mẫu do nó tạo
nên - tức các phạm trù. Khẳng định “vật tự nó” khơng nhận thức được, Cantơ lý
giải nguồn gốc của mọi tri thức con người từ giác tính, chúng là kết quả của phép
suy diễn tiên nghiệm các phạm trù của giác tính vào kinh nghiệm cảm tính. Bằng
cách đó, các tri giác chủ quan cảm tính của mỗi người trở thành những tri thức
khách quan phổ biến.
Những người theo thuyết không thể biết cho rằng con người về nguyên tắc
không thể nhận thức được bản chất của thế giới. Con người không thể nhận thức
được “Vật tự nó” chỉ có thể nhận thức được các hiện tượng mà thôi.
2.5. Chủ nghĩa duy vật trước Mác
2.5.1. Thời kỳ cổ đại ở phương Tây tiêu biểu Ta-lét (Thalès de Milet),
Anaximenes, Heraclitus, Anximangdo, Leucipe, Democritos là các nhà triết học
Hi Lạp…
Ta-lét10 được xem là triết gia Hy lap đầu tiên bởi vì ơng là người đầu tiên đưa
ra một cách giải thích thuần túy tự nhiên về nguồn gốc của thế giới, khơng có
những yếu tố thần thoại. Nhận thức luận của ông công nhận khả năng nhận biết thế
giới của con người. Trong nhận thức luận ông quan niệm nước là khởi nguyên của
thế giới, của mọi sự vật, hiện tượng. Quan điểm của Ta-lét mặc dù cịn mộc
mạc thơ sơ nhưng đã hàm chứa những yếu tố của biện chứng tự phát. Nước đã trở
thành một khái niệm triết học, là cái quy định sự chuyển biến từ dạng vật chất này
sang dạng vật chất khác, là cái tạo nên sự thống nhất của thế giới, là cái gắn kết cái
đơn và cái đa, là sự chứa đựng tiềm tàng giữa cái bản chất và hiện tượng. Tuy
nhiên, khi sử dụng khái niệm nước để chỉ nguồn gốc của thế giới, Thales lại khơng
giải thích được những hiện tượng vật lý như từ tính của nam châm hay những hiện
tượng khác.

Tiếp tục lối suy nghĩ của Ta-lét, Anaximenes11 giải thích thế giới bằng những
yếu tố có liên quan mật thiết đến con người. Tuy nhiên, không giống như Ta-lét
xuất phát từ nước, Anaximenes lại xuất phát từ khơng khí. Khơng khí sinh ra vạn
vật mn lồi bằng hai cách làm đặc và lỗng. Khơng khí không chỉ là nguồn gốc
để tạo ra các vật vô cơ, sự sống mà còn là “bản nguyên của linh hồn, của thần
linh, của Thượng đế”. Bởi vậy, cái bao trùm vụ trụ này là khơng khí.

10 />11 />

17
Trong khi Ta-lét cho rằng bản nguyên của thế giới là nước thì Heraclitus lại
cho rằng lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi vật: “Mọi cái biến đổi thành lửa và
lửa biến thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành
vàng”. “ Lửa sống nhờ đất chết, khơng khí sống nhờ lửa chết, nước sống nhờ
khơng khí chết, đất sống nhờ nước chết”.
Heraclitus12 cho rằng, vũ trụ không do ai sáng tạo ra, luôn luôn là lửa, sống
động, vĩnh cửu, bùng cháy theo những quy luật của mình: “Thế giới này chỉ là một
đối với mọi cái. Không do một thần thánh hay một người nào đó sáng tạo ra nó,
nhưng nó mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những
cái đang rực cháy, và mức độ của những cái đang lụi tàn”.
Theo Heraclitus, sự phát sinh ra vũ trụ từ lửa là con “đường đi xuống”, đồng
thời cũng là sự “thiếu hụt lửa”. Vũ trụ xét về tổng thể là cái đơn nhất nhưng cái
đơn nhất đó là tổng thể của sự thống nhất của vạn vật, trong vũ trụ đơn lẻ này
những sự vật hiện tượng nội tại nó tự biến đổi đa dạng, vận động chuyển hóa sang
mức độ khác nhau, mà tất cả cơ sở của sự biến đổi ấy là lửa. “Lửa bao quát tất cả
và phân xử tất cả”. Hỏa hoạn của vũ trụ cũng đồng thời là tịa án của vũ trụ. Theo
đó, hỏa hoạn vũ trụ không chỉ là một sự kiện vật lý đơn thuần mà còn là một hành
vi “đạo đức”. Bản thân vũ trụ không phải do chúa trời hay một lực lượng siêu
nhiên nào tạo ra mà chính là lửa.
Ngọn lửa trong quan niệm của Heraclitus mang tính vật chất là sự so sánh

trực quan cảm tính với logos trừu tượng - cái được dùng để chỉ bản chất lơgic - lý
tính của tồn tại và quy định trật tự, như là “độ” của mọi q trình. Do vậy, ngọn
lửa mang tính vật chất của Heraclitus là “có lý tính” có liên quan tới logos là
“ngọn lửa có lý tính”. Ngọn lửa của Heraclitus thể hiện tính cơ động và tính tích
cực của tồn tại, đồng thời cũng thể hiện bản chất ổn định và trật tự bất biến của thế
giới, bản chất mang tính vật chất.
Nếu như Thales coi nước là khởi nguyên của thế giới với tư cách là một thực
thể sinh ra mọi vật thì Heraclitus đã hiểu khởi nguyên theo nghĩa độ cao hơn, coi
lửa không chỉ là thực thể sản sinh ra mọi vật, mà còn là khởi tổ thống trị tồn thế
giới. Lửa đó sản sinh ra không chỉ các sự vật vật chất, mà cả những hiện tượng tinh
thần, kể cả linh hồn con người.
Với quan niệm coi toàn bộ vũ trụ như một ngọn lửa bất diệt, thế giới này là
lửa thì ơng đã tiếp cận được những quan niệm duy vật và nhấn mạnh tính bất diệt
và vĩnh viễn của thế giới. Ơng đã thể hiện những tư tưởng đầu tiên về sự thống
nhất vật chất của thế giới khi coi lửa là bản nguyên của tất thảy mọi vật.
12 />

18
Đánh giá quan niệm này của Heraclitus, Lênin coi đó là “một sự trình bày rất
hay những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng”.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng quan niệm duy vật của ơng cịn rất mộc mạc, thơ
sơ. Bởi nó xuất phát từ việc ơng chỉ dựa vào quan sát thực nghiệm để kết luận, khi
quan sát Heraclitus đã nhận thấy vai trò rất to lớn của lửa đối với đời sống của con
người và cũng do ảnh hưởng của thần thoại Hy Lạp nhưng ông có cách giải thích
ngược lại với thần thoại. Quan niệm đó đã góp phần chống lại những tư tưởng
mang tính chất tơn giáo thời bấy giờ. Nó cũng khẳng định q trình nghiên cứu tư
tưởng khơng thể khơng dựa vào việc tìm hiểu nguyên nhân từ thực tiễn cũng như
cơ sở và nguồn gốc của tư tưởng từ thực tiễn.
Heraclitus đánh giá cao vai trò của các giác quan trong nhận thức các sự vật
đơn lẻ - tức là nhận thức cảm tính. Theo ơng, nhận thức cảm tính cho phép con

người tìm được cái lý. ơng cho rằng khơng có gì ổn định và bất biến hơn mặt
trời ln chiếu sáng đưa ra chuẩn mực của mọi sự vật đó là logos. Heraclitus cho
rằng nhận thức nghiên cứu vũ trụ, logos phải dựa trên cơ sở của cái nhìn và nghe
thấy: “Tơi thích cái gì mà có thể nhìn thấy được và nghe thấy được” - ơng nói. Tuy
vậy, nhận thức đó mới chỉ dừng lại ở nhận thức cái bề ngồi và có nhiều hạn chế.
Vì vậy, theo Heraclitus để nhận thức được đầy đủ về sự vật - nhận thức được chân
lý cần phải phải có lý trí - tức là nhận thức bằng lý tính. Đó chính là chìa khóa giúp
con người nhận thức được về logos. Ơng viết: “Tư duy có một ý nghĩa vĩ đại và sự
thơng thái chính là ở chỗ nói lên chân lý, ở chỗ lắng nghe tự nhiên rồi hành động
thích hợp với tự nhiên”. Theo ơng, khơng phải ai cũng hiểu được chân lý - tức là
nhận thức được logos ngoại trừ những nhà thông thái. Và những nhà thơng thái đó
là do họ sống tn theo logos. Ơng cho rằng linh hồn của mỗi con người là trạng
thái quá khứ của lửa. Linh hồn con người gồm hai mặt đó là phần ẩm ướt – tức là
thiếu sự hiện diện của lửa thì đó là những người xấu. Cịn những người mà linh
hồn có nhiều lửa thì đó là người tốt. Như vậy, theo Heraclitus thì linh hồn mỗi con
người đã bao gồm sự thống nhất của hai mặt đối lập - cái ẩm ướt và lửa. Ở người
nào càng nhiều yếu tố lửa tức là tâm hồn được khơ ráo thì đó là người tốt. Lửa
trong tâm hồn là logos của tâm hồn, phần lớn loài người sống theo ý của riêng
mình khơng tn theo logos vì vậy họ là những người tầm thường. Khi coi linh hồn
của con người cũng là cái được sinh ra từ một thực thể vật lý là lửa và cũng là vạn
vật trong vũ trụ, trong nó khơng có một đặc trưng nào của cái siêu tự nhiên mà chỉ
mối quan hệ với các yếu tố vật chất, nó là sản phẩm biến đổi huyền diệu của lửa và
do vậy là cái quy định mọi hành vi của thể xác và ln có khát vọng vượt ra khỏi
thể xác.


19
Leucippus13 là một nhà duy vật khi coi vật chất là khởi thủy của thế giới. Tiến
xa hơn những người đi trước, ông cho rằng bản nguyên của bất kỳ sự vật, hiện
tượng nào và của cả vũ trụ là nguyên tử. Đó là những hạt vật chất nhỏ đến tận cùng

và không thể phân chia được nữa. Chúng vô hạn về số lượng và hình thức nhưng
lại chẳng có chất lượng. Dấu hiệu phân biệt dạng nguyên tử này với dạng ngun
tử khác là ở kích thước và hình thức. Sự vật được tạo thành do sự kết hợp của
những hạt nhỏ bé này, chúng không khác nhau về chất mà khác nhau ở sự sắp
xếp của các nguyên tử. Với lập trường duy vật và quan điểm về nguyên tử,
Leucippus lý giải sự hình thành vũ trụ. Vũ trụ được hình thành từ cơn lốc xốy tìm
của ngun tử theo nguyên tắc những nguyên tử cùng loại thì liện kết với nhau.
Trật tự sắp xếp của chúng là nặng ở trung tâm, nhẹ ở ngoài. Do vậy, cấu trúc của
vũ trụ là trái đất, bầu trời và các vì sao. Leucippus cho rằng có tồn tại. ơng cũng
khẳng định khơng tồn tại cũng có. Theo ơng, khơng tồn tại chính là chỗ rỗng (cịn
được gọi là chân khơng). Nhờ có nó, các sự vật tồn tại một cách cụ thể, riêng biệt
và di chuyển trong khơng gian. Đó là bước tiến của Leucippus, tuy nhiên cái nhìn
của ơng vẫn cịn máy móc vì dựa trên lý thuyết về ngun tử.
Dựa trên quan điểm duy vật, Đêmơcrít 14 đã xuất phát từ quan niệm coi con
người vừa là thực thể sinh học, vừa là chủ thể nhận thức. Theo ông, với tư cách
một thực thể sinh học, con người là một sinh vật được cấu thành bởi hai yếu tố thể xác và linh hồn, trong con người có cả đời sống tâm lý lẫn hoạt động ý thức.
Với tư cách chủ thể nhận thức, con người là một kết cấu phức tạp của các nguyên
tử, là “một Vũ trụ thu nhỏ”. Quan niệm này của Đêmơcrít về con người với tư
cách chủ thể nhận thức. Khi Đêmơcrít nói “con người - đó là tất cả những gì mà
chúng ta đã nhận biết được” thì điều đó chỉ có nghĩa là, với Đêmơcrít, mọi cái mà
con người đã nhận biết được về chính bản thân mình là những cái mà con người
thể hiện ra ở cái vẻ bề ngoài của họ, theo hình dạng của họ và cùng với hiểu biết
đó, nhận thức của con người cịn hướng tới những cái chưa rõ ràng, chưa được bộc
lộ ra ở họ, ở con người. Với Đêmơcrít, việc nhận thức cái đã trở nên rõ ràng là cần
thiết, song cần thiết hơn vẫn là nhận thức cái còn chưa rõ ràng. Ông viết: “Con
người cần phải hướng nhận thức đến cái chưa rõ ràng, chứ không phải cái tuyệt
đối hiển nhiên”. Khi nói rõ hơn về quan niệm này của mình, Đêmơcrít cho rằng,
một khi cái bản chất vật chất của con người còn chưa được làm sáng tỏ một cách
đầy đủ thì vấn đề con người nhận thức thế giới cũng chưa rõ ràng. Do vậy, nhận
thức cần phải hướng tới cái chưa rõ ràng ấy. Với quan niệm này, khi khẳng định

khả năng nhận thức thế giới của con người, Đêmơcrít đã chia nhận thức của con
người thành hai dạng - nhận thức mờ tối (nhận thức cảm tính, nhận thức theo “dư
luận chung”) và nhận thức chân lý (nhận thức lý tính, nhận thức nguyên tử và
13 />14 />

20
chân khơng). Nhận thức mờ tối, theo Đêmơcrít, là dạng nhận thức mà con người có
được nhờ cảm giác. Con người nhận thức thế giới thông qua các cơ quan cảm giác
(thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác) của họ. Đêmơcrít gọi dạng vật
chất này là nhận thức theo “dư luận chung”, nhận thức đem lại cho con người
những cảm giác về mùi vị, âm thanh, màu sắc, nóng - lạnh, đắng - cay,… mà theo
“dư luận chung”, mọi người đều thừa nhận. Dạng nhận thức này là kết quả của sự
tác động của các nguyên tử lên các giác quan của con người và do vậy, nó đem lại
cho con người - những chủ thể nhận thức - sự hiểu biết chân thực về các sự vật
cảm tính. Dạng nhận thức này, theo Đêmơcrít, dẫu là những tri thức chân thực về
các sự vật cảm tính, song ở nó, vẫn hàm chứa những yếu tố mơ hồ, chưa sáng tỏ,
bởi không phải “dư luận chung” nào cũng đều đúng, cũng đều phản ánh bản chất
của các sự vật cảm tính một cách đúng đắn. “Dư luận chung” chỉ là những cảm
giác bề ngoài về các sự vật cảm tính, những cảm giác bề ngồi nên khi “nếm mật,
một số người cảm thấy mật ngọt, số khác lại thấy mật đắng, từ đó có thể kết luận
bản thân mật không ngọt cũng không đắng” nhận thức theo “dư luận chung”
không thể đem lại cho con người “khả năng nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm
thấy, sờ thấy những cái q nhỏ bé”. Nó khơng thể giúp cho con người có được
những tri thức về cái bên trong, cái sâu kín, cái tinh tuý của các sự vật cảm tính và
do vậy, cũng chưa thể giúp con người nhận thức được bản chất của các sự vật ấy,
chưa thể đưa con người tới chân lý.
“Chân lý, - Đêmơcrít khẳng định, - bị che khuất trong cõi sâu thẳm”. Do vậy,
để nhận thức được cái chân lý ấy, nhận thức được cái bên trong, cái sâu kín, cái
tinh tuý của các sự vật cảm tính, theo ơng, nhận thức của con người không thể
dừng lại ở dạng nhận thức theo “dư luận chung” mà còn phải tiến xa hơn, tiến tới

dạng nhận thức chân lý, nhận thức những cái vẫn còn “bị che khuất trong cõi sâu
thẳm” - nhận thức nguyên tử và chân không với tư cách bản nguyên vật chất đầu
tiên của Vũ trụ. Trong học thuyết về nhận thức của Đêmơcrít, nhận thức chân lý là
dạng nhận thức thơng qua những phán đốn lơgíc. Theo ơng, với những phán đốn
lơgíc đúng, nhận thức của con người mới có thể đạt đến những tri thức chân thực
về bản chất của các sự vật cảm tính để có được những phán đốn lơgíc này, con
người - chủ thể nhận thức - cần phải có một q trình nghiên cứu lâu dài, sâu sắc,
bởi “bất cứ nghệ thuật nào, bất cứ tri thức khoa học nào cũng đều không thể có
được, nếu như khơng trải qua một q trình quan sát, nghiên cứu lâu dài, sâu
sắc”. Với quan niệm coi “bản nguyên của Vũ trụ là nguyên tử và chân khơng, mọi
cái cịn lại trong Vũ trụ này chỉ tồn tại trong dư luận chung” , Đêmơcrít đã đi đến
khẳng định rằng, chỉ có nhận thức chân lý mới giúp con người có được những tri
thức chân thực về ngun tử và chân khơng. Ơng cho rằng “vị ngọt, vị cay, cái
nóng, cái lạnh, màu đen, màu trắng,… chỉ tồn tại trong dư luận chung; trong hiện


21
thực, chỉ có ngun tử và chân khơng là tồn tại đích thực”, nên nhận thức chân lý
là nhận thức về nguyên tử và chân không, nhận thức đem lại cho con người những
tri thức chân thực nhất, sâu sắc nhất về cái bản nguyên vật chất đầu tiên của thế
giới, của Vũ trụ. Mặc dù đề cao nhận thức chân lý như vậy, coi nó là nhận thức
đáng tin cậy hơn cả, song Đêmơcrít khơng hề tuyệt đối hố dạng nhận thức này.
Ông cho rằng, cả nhận thức chân lý lẫn nhận thức theo “dư luận chung” đều có vai
trị quan trọng của nó và giữa chúng có mối liên hệ qua lại. “Khi nào loại nhận
thức mờ tối khơng cịn đủ khả năng giúp cho con người nhận biết cái q nhỏ bé,
cũng như khi nó khơng cịn khả năng giúp con người có thể nghe được, ngửi được,
nắm được các sự vật cảm tính bằng thính giác, vị giác, xúc giác nhưng vẫn phải đi
sâu vào phân tích, nhận thức cái tinh tế hơn mà tri giác cảm tính đã trở nên bất
lực, thì khi đó, nhận thức chân lý xuất hiện và thể hiện vai trò của mình, bởi trong
tư duy, nó có một cơ quan nhận thức tinh tế hơn”.

Khẳng định mối liên hệ qua lại giữa nhận thức theo “dư luận chung” và nhận
thức chân lý, song nội dung, những nguyên tắc cơ bản và cơ chế của mối liên hệ đó
đã khơng được Đêmơcrít luận giải một cách rõ ràng, Nhiều người đã coi đó là “sự
lúng túng”, là mâu thuẫn mà Đêmơcrít đã vấp phải khi luận giải mối quan hệ giữa
nhận thức theo “dư luận chung” và nhận thức chân lý, khi tiếp thu và phát triển
thành tựu nhận thức luận duy vật của trường phái Elê. Không chỉ thế, khi coi nhận
thức chân lý là nhân thức nguyên tử và chân không, nhận thức cái bản nguyên vật
chất sâu xa nhất của mọi sự vật cảm tính, của Vũ trụ, Đêmơcrít cũng “lúng túng”,
mâu thuẫn khi luận giải khả năng nhận thức thế giới của con người. Nói về những
nguyên nhân dẫn đến “sự lúng túng”, mâu thuẫn này ở Đêmơcrít, có người coi đó
là những hạn chế của thời đại mà ơng khơng thể vượt qua, có người lại coi đó là
hạn chế do năng lực chủ quan của Đêmơcrít, khi họ khẳng định bản thân ơng ln
tỏ ra nghi ngờ khả năng nhận thức chân lý của con ngươi. Luận cứ mà họ đưa ra để
khẳng định quan niệm này là câu nói cịn lưu giữ được của Đêmơcrít: “Trong Vũ
trụ này, hoặc là khơng có gì chân thực, hoặc là con người không thể biết được
điều chân thực ấy” . Khi nói về hạn chế này trong nhận thức luận Đêmơcrít ,
C.Mác đã chỉ rõ: “Hình như khó mà xác định được suy xét của Đêmơcrít về tính
chân lý và tính xác thực của tri thức con người. Ơng có những đoạn mâu thuẫn với
nhau, hay nói đúng hơn, không phải những đoạn ấy mâu thuẫn với nhau, mà chính
là các quan điểm của Đêmơcrít mâu thuẫn với nhau”
Nói rõ hơn về năng lực nhận thức của con người, Đêmơcrít cho rằng, với mỗi
con người khác nhau thì năng lực đó cũng khác nhau và điều đó không chỉ phụ
thuộc vào cấu tạo thể chất của họ (hình thức, trật tự và tư thế của các nguyên tử
cấu thành), mà còn phụ thuộc vào cấu tạo của khách thể nhận thức (cũng được cấu
thành từ các nguyên tử) và sự tác động lẫn nhau của chúng. Ông nói: “Quả thật,


22
nhận thức con người khơng phải là cái gì đó bất biến mà ln biến đổi. Sự biến
đổi đó tuỳ thuộc vào cấu tạo thân xác và linh hồn của anh ta, vào cấu tạo của các

sự vật cảm tính, vào cái tác động đến chúng và sự phản ứng lại tác động đó”
Đóng góp to lớn trong lý luận nhận thức của Đêmơcrít khơng chỉ ở tính chất
biện chứng của nó, mà cịn ở chỗ, với lý luận nhận thức này, ơng đã khắc phục
được tính chất hạn chế trong chủ nghĩa hiện thực ngây thơ ở các nhà triết học thuộc
trường phái Iôni. Đặc biệt, khi ý thức rõ toàn bộ sự phức tạp trong mối quan hệ
giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức, lần đầu tiên trong lịch sử triết học
Hy Lạp cổ đại, Đêmơcrít đã đưa ra khái niệm Iđơlơ (hình ảnh, hình tượng) để lý
giải sự tác động của khách thể nhận thức đến chủ thể nhận thức. Khái niệm Iđơlơ
và đóng góp lớn lao này của Đêmơcrít trong việc phát triển lý luận nhận thức duy
vật.
2.5.2. Chủ nghĩa duy vật trước Mác thời kỳ cận đại thế kỷ thứ 17, 18 ở
phương Tây tiêu biểu Phranxis Bêcơn (Francis Bacon) nhà triết học Anh, Denis
Diderot nhà triết học Pháp, Ludwig Feuerbach nhà triết học Đức…
Bêcơn15 được coi là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực
nghiệm. Ông xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan, chỉ ra
những hạn chế trong các khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không
phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm
trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các ảo
tưởng (idola theo tiếng cổ Hy Lạp nghĩa là hình ảnh bị xuyên tạc). Để nhận thức
chân lý và khắc phục được các ảo tưởng, thì phải vạch ra cơ chế và bản chất của
chúng. Do vậy, Bêcơn coi học thuyết về các ảo tưởng tựa như phần mở đầu trong
nhận thức luận.
Theo quan điểm của Bêcơn các ảo tưởng có nguồn gốc hồn tồn khách quan,
bởi vì chúng một phần có trong bản chất của trí tuệ con người, một phần xuất hiện
trong quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lý và
nhân cách của mỗi người. “Trí tuệ con người tự đặt ra chướng ngại vật và cạm
bẫy cho mình... Vì các ảo tưởng thường xuyên ám ảnh con người, tạo nên cho nó
những tư tưởng và hình ảnh giả dối, xuyên tạc bộ mặt thật của thế giới, nói tóm
lại, cản trở con người xâm nhập vào thế giới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu”. Vì
vậy, quá trình con người đấu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó cũng

là q trình con người đấu tranh vì sự hồn thiện bản thân mình.
Bêcơn phân loại các dạng ảo tưởng như sau: Dạng ảo tưởng lồi: nó sinh ra
do việc loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất
khách quan của sự vật. Ai cũng dễ dàng gán cho sự vật những đặc tính riêng con
15 />

23
người. Bêcơn nói: “Các ảo tưởng lồi có cơ sở trong chính bản thân lồi người,
bởi vì thật là sai lầm khi khẳng định rằng các cảm giác, cảm tính của chúng ta là
thước đo các sự vật. Ngược lại, tất cả các giác quan cũng như trí tuệ đều được
dựa trên sự tương đồng của con người, chứ không phải dựa trên sự tương đồng
của thế giới. Trí tuệ con người cũng tương tự như chiếc gương méo, khi nó pha
trộn bản chất của mình với bản chất của sự vật thì nó phản ánh các sự vật dưới
dạng bị xuyên tạc, bóp méo”. Sở dĩ có loại ảo tưởng này, theo Bêcơn, là do các
giác quan cũng như trí tuệ con người cịn chưa thật hồn thiện. Một trong những
biểu hiện của ảo tưởng này là ở chỗ người ta thường hay bảo thủ, coi ý kiến và suy
nghĩ chủ quan của mình là thước đo tất thảy mọi vật. Ảo tưởng loài do vậy tất bền
vững. Chúng ta chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của các ảo tưởng này bằng cách hoàn
thiện các phương tiện nhận thức của con người như thực nghiệm v.v.. Bêcơn đòi
hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan là hợp lý. Ông nhận xét đúng rằng,
con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong hoạt động của mình. Nhưng ơng
lại sai lầm khi phủ nhận hồn tồn vai trò của cái chủ quan trong nhận thức. Việc
đòi hỏi nhận thức phải “khách quan thuần tuý” của ông là một điều khơng tưởng,
tuy nhiên nó có ý nghĩa tích cực trong việc phê phán các quan niệm thần học chủ
quan kinh viện thời đó. Dạng ảo tưởng hang động: Ngồi những ảo tưởng đối với
cả lồi người, thì mỗi người cịn có các đặc tính chủ quan, tâm lý, tính cách đặc thù
của mình làm xun tạc bản chất khách quan của sự vật. Chúng cịn xuất hiện do
hồn cảnh giáo dục của mỗi người cũng khác nhau. Thực chất ảo tưởng hang động
chính là ảo tưởng lồi, nhưng biểu hiện ở mỗi người cụ thể ở mức độ và hình thức
khác nhau. Sở dĩ gọi là “ảo tưởng hang động” bởi vì mượn câu chuyện của Platơn

về hang dộng. Bêcơn ví trí tuệ của mỗi người tựa như hang động méo mó của
Platơn, mà trong đó thể hiện cái bóng của các sự kiện diễn ra bên ngồi.Để hạn chế
dạng ảo tưởng này, mỗi người cần phải hoàn thiện nhân cách của mình, thận trọng
trong quá trình nhận thức, dựa vào kinh nghiệm tập thể v.v.. Dạng ảo tưởng nơi
cơng cộng: Nó xuất hiện do mọi người thường hay sùng bái, chạy theo các quan
điểm của ai đó có uy tín, hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập
quán truyền thống, trong đó bên cạnh nhiều yếu tố tích cực, cũng chứa dựng khơng
ít những điều lạc hậu. Các ảo tưởng này còn xuất hiện do ngôn ngữ khoa học của
chúng ta nhiều chỗ chưa thật chuẩn xác. “Nhiều định nghĩa, phạm trù và dẫn giải
mà các nhà khoa học vẫn quen sử dụng và giữ gìn cũng hồn tồn khơng giúp
được vấn đề. Nhiều từ ngữ trực tiếp cưỡng bức lý tính, làm xáo trộn tất cả, dẫn
mọi người đến những cuộc cãi vã và diễn giải vô bổ, trống rỗng” . Quan niệm trên
đây của Bêcơn có nhiều điểm hợp lý và tiến bộ. Trong khoa học cần phải có sự
nghiên cứu và xem xét mọi cái một cách khách quan, chứ khơng nên chạy theo uy
tín cá nhân của ai đó hoặc số đơng v.v.. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuật ngữ,
khái niệm chưa chính xác là điều cản trở sự phát triển khoa học, mà chúng ta cần


24
khắc phục. Dạng ảo tưởng nhà hát: Đề cập đến ảnh hưởng có hại của nhiều học
thuyết, quan niệm thống trị làm cản trở quá trình nhận thức chân lý . Phê phán tệ
sùng bái cá nhân của nhiều nhà khoa học thời đó, Bêcơn khẳng định “chân lý là
con gái của thời gian chứ khơng phải của uy tín” . Để tìm ra chân lý, chúng ta
khơng nên rơi vào chủ nghĩa hồi nghi luận, nhưng cũng khơng nên giáo điều trong
nhận thức.
Nhìn chung, trong việc xác định bản chất và nguyên nhân của các ảo tưởng,
Bêcơn còn mang nặng tính trực quan. Chủ yếu ơng chỉ nhận thấy khía cạnh nhận
thức luận của vấn đề, vì vậy chưa đưa ra được các biện pháp khắc phục ảo tưởng
một cách hợp lý. Trên thực tế các quan niệm sai lệch về sự vật mà con người mắc
phải còn xuất phát từ hạn chế lịch sử của thời đại, từ những cơ sở kinh tế - xã hội

cũng như cơ chế quan hệ xã hội. Song, công lao của Bêcơn trong học thuyết về ảo
tưởng là ở chỗ nó đặt vấn đề về cơ sở xã hội của quá trình nhận thức. Mục đích
xuyên suốt học thuyết ảo tưởng của ông là khẳng định nhận thức sự vật phải hoàn
toàn khách quan, xem xét mọi cái trên tinh thần phê phán và cách mạng chứ không
giáo điều. Những tư tưởng đó có ý nghĩa to lớn khơng chỉ trong bối cảnh lịch sử
thời đó, mà cả hiện nay.
Nhận thức luận của Bêcơn không dừng lại ở học thuyết về các ảo tưởng, Tiếp
theo học thuyết về ảo tưởng, Bêcơn đưa ra một phương pháp nhận thức mới trên cơ
sở kế thừa những mặt hợp lý của chúng. Theo Bêcơn từ trước đến nay người ta chủ
yếu sử dụng hai phương pháp nhận thức sau: Thứ nhất, “phương pháp con nhện”
là phương pháp xuất phát từ một vài bằng chứng và cứ liệu vụn vặt, người ta đã vội
vã đưa ra các tiền đề và khẳng định một cách vô căn cứ về bản chất sự vật. Phương
pháp này chẳng khác gì con nhện chăng tơ chỉ trong khoảnh khắc đã xong, nhưng
không chắc chắn. Phê phán phương pháp này, Bêcơn khẳng định: “không cho phép
các tiền đề được suy diễn ra bằng sự suy nghĩ, tư duy, diễn giải..., vì quy mô, tầm
cỡ của giới tự nhiên đồ sộ và có ưu thế hơn tầm cỡ của mọi sự diễn giải”. Thứ hai,
“phương pháp con kiến” là miêu tả, lượm nhặt, sưu tầm từng ít một các dữ kiện về
sự vật, nhưng rốt cuộc chẳng biết khái quát, rút ra những kết luận đúng đắn trên cơ
sở các dữ kiện đó. Như vậy, phương pháp này chỉ giúp ta hiểu được những gì bề
ngồi, vụn vặt, chứ khơng thể khám phá được bản chất đích thực của sự vật.
Trên cơ sở đó, Bêcơn đưa ra “phương pháp con ong” nhằm khắc phục những
hạn chế cùa hai phương pháp trên, đồng thời kế thừa những ưu điểm của chúng.
“Những tiền đề được suy ra từ những sự kiện, bằng chứng xác thực, đến lượt mình
cũng dễ dàng chỉ ra và xác định những bằng chứng mới, và bằng phương pháp đó,
mọi người làm cho khoa học trở thành hiện thực”. Thực chất của “phương pháp
con ong” là hướng tư duy và trí tuệ khơng phải để tưởng tượng ra những thuyết ảo
tưởng chủ quan, mà để khái quát và diễn giải những tư liệu do cảm tính đem lại,


25

“chế biến” lại chúng tựa như con ong biến mật hoa thành mật ong vậy. Nó giúp ta
kết hợp được những ưu điểm của cả “phương pháp con nhện” và “phương pháp
con kiến”; đồng thời khắc phục được những hạn chế của cả chủ nghĩa duy cảm lẫn
chủ nghĩa duy lý cực đoan. Phương châm của Bêcơn là: Hãy ban cho lý tính “một
lượng chì” để nó khơng được bay bổng theo ý chủ quan, đồng thời hãy cho nó
“đơi cánh” để nó vượt lên khỏi mặt đất. Phương pháp nhận thức tối ưu, theo
Bêcơn, là phương pháp quy nạp, Quy nạp: đây là giai đoạn nhận thức quan trọng
nhất giúp ta khám phá ra “hình dạng” tức bản chất của sự vật. Ví phương pháp quy
nạp tựa như chiếc la bàn của khoa học, Bêcơn đều không thoả mãn với các phương
pháp quy nạp mà người ta vẫn sử dụng trước đó, Bêcơn là người đầu tiên khám
phá ra phương pháp quy nạp lọai trừ, tức là thu thập mọi dữ kiện mà ta biết về sự
vật, sau đó phân tích, loại bỏ những dữ kiện phụ. Từ đó chúng ta đi đến khẳng định
bản chất của sự vật. Quá trình nhận thức, Bêcơn chia thành các bước sau: Lịch sử
tự nhiên hiểu biết giới tự nhiên thông qua các giác quan con người với sự đa dạng
và sinh động của nó. Lập bảng và so sánh các dữ kiện trên cơ sở những gì mà các
giác quan thu được, ta lập bảng, so sánh, hệ thống lại và phân tích chúng.
Nhìn chung, trong nhận thức luận của Bêcơn thiên về sự phát triển khoa học
tự nhiên thực nghiệm. Công lao của ông là ở chỗ ông là người khởi xướng ra tư
tưởng cần thiết phải xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới, phù hợp với sự
phát triển của khoa học thời cận đại
Nhà triết học duy vật Diderot đi theo lập trường cảm giác luận. Ông chia quá
trình nhận thức làm hai giai đoạnː Cảm giác và lý trí. Cảm giác là giai đoạn thứ
nhất của nhận thức giới tự nhiên. Nó cũng là nguồn gốc mọi sự hiểu biết của chúng
ta. “Ông xem cảm giác là bằng chứng về sự tồn tại của giới tự nhiên, lý trí là quan
tịa dùng để kiểm sốt cảm giác. Vì vậy, các triết gia duy tâm phủ nhận sự tồn tại
của các sự vật khách quan ở bên ngoài chúng ta chỉ là một cơn mê sảng khi đàn
phong cầm biết cảm giác tưởng rằng nó là nhạc cụ duy nhất trên thế giới, rằng sự
nhịp nhàng của vũ trụ đều diễn ra ở nó”. Sự tiến bộ của Diderot ở chỗ ơng đã
phỏng đốn được mối quan hệ hữu cơ giữa cảm giác và lý tính.
Nhận thức luận của Ludwig Feuerbach16 khẳng định con người hoàn toàn có

khả năng nhận thức được giới tự nhiên. Một người thì khơng thể nhận thức đầy đủ,
nhưng cả lồi người qua các thế hệ có nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Dưới quan
điểm duy vật siêu hình ơng đã tuyệt đối hóa mọi mặt sinh học của con người,
khơng thấy mặt xã hội của con người.
Các đại biểu của chủ nghĩa duy vật trước Mác nhìn chung đều cơng nhận khả
năng nhận thức thế giới của con người họ đều coi thế giới khách quan là đối tượng
16 />

×