Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập để dạy học chương cảm ứng sinh học 11 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.17 KB, 115 trang )

-1-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÀO THANH CƯỜNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐỂ DẠY –
HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG SINH HỌC 11 – NÂNG CAO

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

VINH - 2012

-2-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÀO THANH CƯỜNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐỂ DẠY –
HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG SINH HỌC 11 – NÂNG CAO

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học
Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH NHÂM

VINH - 2012

-3-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
khách quan, trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kì một cơng trình nào khác.

Tác giả

ĐÀO THANH CƯỜNG

-4-

LỜI CÁM ƠN

Hoàn thành luận văn này, chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới người
hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm đã dày công hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các giáo viên Tổ bộ môn PPGD cùng các GV
Khoa Sau Đại Học Trường Đại Học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong
q trình học tập nghiên cứu.

Xin cảm ơn tập thể GV và HS các trường THPT Lai Vung 2, THPT Lai Vung 1,

THPT Châu Thành 1, THPT Lấp Vò 1, THPT Tam Nơng và THPT Thanh Bình 1 , mà
tôi đã tiến hành điều tra và thực nghiệm; sự tạo điều kiện thuận lợi của khoa Sau Đại
Học Trường ĐH Đồng Tháp cùng với sự đóng góp nhiệt tình của các bạn đồng
nghiệp.

Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và những người thân đã động viên giúp đỡ tơi
hồn thành bản luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đồng Tháp, ngày 15 tháng 09 năm 2012
Người viết

Đào Thanh Cường

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

-5-
&&&

TT Chữ viết tắt Đọc là
1 BT Bài tập
2 CH Câu hỏi
3 DH Dạy học
4 ĐC Đối chứng
5 GV GV
6 HS HS
7 KT Kiểm tra
8 NC Nghiên cứu
9 PPDH Phương pháp dạy học

10 PPGD Phương pháp giáo dục
11 SH Sinh học
12 SGK(sgk) Sách giáo khoa
13 SGV Sách giáo viên
14 THPT Trung học phổ thông
15 TN Thực nghiệm

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................3

-6-
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................3
6. Giả thuyết khoa học.................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
8. Dự kiến đóng góp của đề tài...................................................................7
9. Cấu trúc luận văn.....................................................................................7
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC.8
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...............................................................8
1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài.........8
1.1.2. Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài........9
1.2. Cơ sở lí luận về câu hỏi, bài tập............................................................11
1.2.1. Khái niệm về câu hỏi, bài tập.............................................................11
1.2.2. Cấu trúc câu hỏi, bài tập.....................................................................13

1.2.3. Cơ sở phân loại câu hỏi, bài tập trong dạy học..................................14
1.2.4. Vai trò của câu hỏi, bài tập trong quá trình dạy - học........................16
1.2.5. Nguyên tắc thiết kế CH-BT ……………………………………… 17
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài......................................................................21
1.3.1. Thực trạng dạy - học chương sinh sản trong nhà trường THPT ở
huyện Lai Vung, Châu Thành, Lấp Vị, Tam Nơng, Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
hiện nay........................................................................................................21
1.3.2. Những nguyên nhân hạn chế chất lượng lĩnh hội và giảng dạy kiến thức
chương sinh sản............................................................................................31

Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐỂ
DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN SINH HỌC 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG
CAO
2.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung kiến thức chương sinh sản sinh học
11 chương trình nâng cao.............................................................................35
2.1.1. Mục tiêu.............................................................................................35

-7-
2.1.2. Cấu trúc..............................................................................................36
2.1.3. Nội dung kiến thức.............................................................................36
2.2. Tiêu chuẩn của câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh học.......................40
2.3. Quy trình thiết kế CH –BT để dạy học chương sinh sản SH 11 chương trình
nâng cao.......................................................................................................41
2.4.1.Quy trình thiết kế CH - BT.................................................................41
2.4.2 Kỹ thuật thiết kế CH- BT....................................................................46
2.5. Hệ thống CH- BT được xây dựng và xắp sếp theo các khâu của quá trình
dạy học….....................................................................................................51
2.6. Sử dụng CH- BT trong dạy học chương sinh sản SH 11 nâng cao .......62
2.6.1. Cơ sở của việc sử dụng CH- BT ........................................................62
2.6.2. Quy trình sử dụng CH- BT để dạy học ..............................................63

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................70
3.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm.......................................................70
3.2. Phương pháp thực nghiệm....................................................................70
3.3. Bố trí thực nghiệm................................................................................71
3.4. Kiểm tra, thu thập số liệu, xử lý số liệu................................................72
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng................................72
3.6. Phân tích về mặt định tính....................................................................86
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các đề kiểm tra trong thực nghiệm và sau thực nghiệm
Đề kiểm tra lần 1
Đề kiềm tra lần 2
Đề kiềm tra lần 3
Đề kiểm tra sau thực nghiệm
Phục lục : Một số giáo án chương sinh sản sinh học lớp 11 chương trình nâng
cao

-8-

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Trong nhiều năm qua để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo
dục, ngành giáo dục có nhiều thay đổi về nội dung, chương trình giảng dạy,
hướng dẫn thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên nhằm đáp

-9-
ứng yêu cầu mới của xã hội, đào tạo con người phát triển tồn diện có năng lực
tư duy sáng tạo, tích cực trong học tập và làm việc.


- Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội
thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005, mục 2 điều 28 đã nêu rõ: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
HS; phù hợp với đặc điểm tình hình của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho HS.” [1]

- Từ năm 2001 Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện đổi mới chương trình -
sách giáo khoa (SGK) cho các bậc từ tiểu học đến trung học phổ thông (THPT),
nội dung dạy học đã được đổi mới. Tuy nhiên, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật
nhanh chóng như hiện nay chúng ta khơng thể cung cấp cho học sinh (HS) đầy
đủ, chính xác toàn bộ tri thức của nhân loại trong quá trình học tập ở nhà trường,
mà HS phải biết cách tự học. Vì vậy, cốt lõi của việc đổi mới giáo dục là đổi
mới phương pháp dạy và phương pháp học tức là dạy “cách học” chứ không
phải “truyền thụ một cách đơn thuần” những kiến thức trong sách giáo khoa.

- Qua thực tế ở địa phương tôi đang công tác đa số giáo viên đã thay đổi
nhiều về phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung và chất lượng của bộ môn sinh học ở đơn vị nói riêng. Tuy nhiên để hiểu
và áp dụng sự đổi mới về phương pháp vào trong giảng dạy còn nhiều bất cập,
do đó vẫn chưa mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy.

- Trong quá trình dạy học việc sử dụng câu hỏi bài tập là vấn đề thường
xuyên diễn ra trong suốt tiết học, vì vậy để có câu hỏi hay, phù hợp với đối
tượng, nội dung, kích thích người học tư duy và sử dụng một cách hiệu quả thì
cịn nhiều giáo viên chưa thể hiện được.

- Trong dạy học sinh học nói chung và chương sinh sản sinh học 11 nâng
cao nói riêng, kiến thức chủ yếu là về cơ chế, quá trình sinh sản của sinh

vật,phần kiến thức này đã được học ở cấp THCS vì vậy việc sử dụng câu hỏi
như thế nào để các em nhớ lại kiến thức đó đồng thời lĩnh hội tri thức mới một

-10-
cách hệ thống thì địi hỏi người giáo viên phải đầu tư hệ thống câu hỏi bài tập
phải phù hợp với nội dung, tình hình học tập của học sinh, kích thích được khả
năng tư duy năng động sáng tạo của học sinh trong học tập.

- Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu mới,
giúp người học tích cực tư duy, sáng tạo, tự giác trong học tập, cùng với tình
hình thực tế ở địa phương tơi cịn nhiều hạn chế nên tôi chọn đề tài: “xây dựng
và sử dụng câu hỏi bài tập để dạy học chương sinh sản SH 11 chương trình nâng
cao”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập vào dạy bài mới chương sinh
sản sinh học 11 chương trình nâng cao nhằm phát huy tính tích cực ở học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn khi học chương này.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành mục tiêu mà đề tài đặt ra, chúng tơi phải hồn thành các
nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng CH, BT trong
dạy học SH ở trường THPT.

- Điều tra tình hình dạy - học phần SH cơ thể ở trường THPT hiện nay.
- Phân tích cấu trúc, nội dung, thành phần kiến thức chương sinh sản SH
11 chương trình nâng cao để xác định trọng tâm kiến thức có thể mã hóa thành
CH, BT.
- Xác định các nguyên tắc, qui trình xây dựng câu hỏi bài tập trong phần

kiến thức sinh sản sinh học 11 chương trình nâng cao.
- Xây dựng câu hỏi bài tập để dạy các bài của chương sinh sản sinh học
11 chương trình nâng cao.
- Thiết kế một số bài giảng theo hướng sử dụng CH, BT để dạy - học
chương sinh sản SH 11 chương trình nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi bài
tập đã xây dựng được.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

-11-
4.1 Giới hạn nghiên cứu

Xây dựng, sử dụng hệ thống CH, BT trong dạy - học chương sinh sản SH
11 chương trình nâng cao.
4.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 12. 2011 đến tháng 08.2012
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thiết kế, sử dụng CH, BT trong dạy - học
chương sinh sản SH 11 chương trình nâng cao.
5.2 Khách thể nghiên cứu

GV dạy học mơn SH và HS khối 11 học theo chương trình nâng cao ở
một số trường THPT tỉnh Đồng Tháp
6. GỈA THUYẾT KHOA HỌC

Nếu xây dựng được hệ thống CH, BT chương sinh sản SH 11 chương
trình nâng cao đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với mục tiêu dạy - học
thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn, góp phần thay đổi tư duy ở học sinh.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để thực hiện đề tài, chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu tổng quang các tài liệu về đường lối chủ trương của Đảng,
nhà nước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học.

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình sinh học
11.

- Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học, đặc biệt là dạy học bằng việc xây
dựng và sử dụng câu hỏi bài tập làm cơ sở cho việc vận dụng vào dạy học
chương sinh sản sinh học 11 nâng cao.

- Nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến việc
xây dựng và sử dụng câu hỏi bài tập trong dạy học.

- Nghiên cứu thực trạng của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi bài tập ở
một số trường THPT.
7.2 Phương pháp điều tra, quan sát sư phạm

-12-
- Điều tra, tìm hiểu về tình hình học tập mơn SH ở một số trường THPT,
tình hình học tập SH 11 THPT qua vở ghi chép của HS, kết quả học tập của HS.
- Điều tra việc dạy của GV qua dự giờ, rút kinh nghiệm, qua giáo án.
7.3 Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi thường xuyên đề đạt ý kiến của mình đến các chun gia, ghi
nhận sự đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm của các Thầy, Cô đồng nghiệp.
7.4 Phương pháp thực nghiệm
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 3 trường THPT Lai Vung 2, Lai

Vung 1, Châu thành 1. Mỗi trường chọn 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng
có số lượng học sinh và chất lượng học tập tương đương nhau.
+ Ở lớp thực nghiệm, giáo án xây dựng theo hướng sử dụng hệ thống câu
hỏi bài tập để dạy bày mới đối với chương sinh sản sinh học 11 nâng cao.
+ Ở lớp đối chứng, giáo án được xây dựng theo phương pháp dạy học
truyền thống.
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng ở mỗi trường do một giáo viên giảng
dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức, điều kiện dạy học và hệ thống
câu hỏi đánh giá sau mỗi tiết học.
- Trong q trình thực nghiệm, tơi thảo luận với giáo viên bộ môn ở các
trường để thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy.
- Sau khoảng 20 ngày tiến hành kiểm tra lại ở các lớp thực nghiệm và đối
chứng cùng một đề kiểm tra, một thời điểm đánh giá và cùng thời gian làm bài.

7.5 Phương pháp thống kê toán học

7.5.1 Định lượng

Các bài kiểm tra của lớp đối chứng và thực nghiệm được chấm theo thang

điểm 10, sau đó xử lý kết quả thu được bằng thống kê toán học với các tham số:

- Điểm trung bình ( X ): là tham số xác định giá trị trung bình các điểm số

của HS. X 1n  ni xi

-13-
xi : Giá trị từng điểm số nhất định.
ni : Số bài có điểm số là xi
n: Tổng số bài làm


- Độ lệch chuẩn (S): Khi có 2 giá trị trung bình như nhau thì phải dựa vào
đại lượng phân tán xung quanh giá trị trung bình cộng ít hay nhiều để đánh giá.
Sự phân tán đó được mô tả bằng độ lệch chuẩn (S).

S   ni (xi  X )2

n

- Phương sai (S2): Đặc trưng cho sự sai biệt của các số liệu trong kết quả
nghiên cứu. Phương sai càng lớn thì càng sai biệt.

S 2 1n  ni (xi  X )2

- Sai số trung bình cộng (m): Sai số trung bình cộng có thể hiểu là trung
bình phân tán của các giá trị kết quả nghiên cứu.

m S
n

- Hiệu số biến thiên ( Cv % ): Khi có hai trung bình cộng khác nhau, độ lệch
chuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên.

Cv %  S
X

Hệ số biến thiên càng nhỏ thì kết quả đó có độ tin cậy cao.
Cv % từ 0 đến 10%: Dao động nhỏ độ tin cậy cao.
Cv % từ 10% đến 30%: Dao động trung bình.


-14-
Cv % từ 30% đến 100%: Dao động lớn, độ tin cậy thấp.
- Hệ số trung bình (dTN-ĐC): So sánh điểm trung bình cộng ( X ) của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng.

dTN  DC X TN  X DC

X TN : X của lớp thực nghiệm
X DC : X của lớp đối chứng
- Độ tin cậy (Td): Phản ánh kết quả của 2 phương án đối chứng và thực
nghiệm

Td  X TN  X DC
S TN 2  S DC 2
nTN nDC

S 2 : Phương sai của lớp thực nghiệm
TN

S DC 2 : Phương sai của lớp đối chứng

nTN : Số bài kiểm tra của lớp thực nghiệm

nDC : Số bài kiểm tra của lớp đối chứng

Giá trị tới hạn của Td là tα tra trong bảng phân phối Student. Nếu Td t

thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN và DC có ý nghĩa.

7.5.2 Định tính

Phân tích định tính qua:
- Khả năng tiếp thu nhanh và mức độ bền vững kiến thức của HS.
- Khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau của HS.
- Khả năng thay đổi tư duy của học sinh.

8. Dự kiến đóng góp của đề tài
- Góp phần làm sang tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về xây dựng và sử dụng

CH, BT trong dạy học SH.

-15-
- Thiết lập các nguyên tắc, quy trình xây dựng, sử dụng CH, BT trong dạy
- học chương sinh sản SH 11 chương trình nâng cao.
- Xây dựng được hệ thống các CH, BT đề xuất các biện pháp cụ thể để
dạy học chương sinh sản SH 11 chương trình nâng cao.
- Xây dựng được một số giáo án tham khảo theo hướng sử dụng CH, BT
dạy học chương sinh sản SH 11 chương trình nâng cao, đưa vào thực nghiệm
nhằm xác định tính khả thi của hệ thống CH, BT và phương pháp sử dụng chúng
vào các khâu của quá trình dạy học.
9. Cấu trúc luận văn
- Phần I: MỞ ĐẦU
- Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng CH, BT để tổ
chức hoạt động học tập của HS trong dạy học SH
Chương 2. Xây dựng và sử dụng CH, BT trong dạy học chương sinh
sản SH 11 chương trình nâng cao.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
- Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI - BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC

1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài

Trong dạy học, CH, BT với vai trò là phương tiện dạy học đã được áp
dụng từ lâu ở các nước tiên tiến. Thực tế cho thấy CH, BT đạt hiệu quả dạy học

-16-
cao nên đã có nhiều tài liệu về lí luận dạy học khuyến khích sử dụng CH, BT để
rèn luyện tính chủ động tích cực học tập của HS (HS).

Ở Liên Xơ (cũ), đã có nhiều tài liệu đề cập đến phương pháp thiết kế và
sử dụng cũng như ý nghĩa và bản chất của CH, BT trong dạy học như:
Socolovskaia (1971), Abramova, P.B.Gophman, Kadosnhicov, Laixeva,
Karlinxki (1975), (1979). Hệ thống các CH, BT mà các tác giả này thiết kế đã
trở thành những cơng cụ góp phần cải tiến phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực trong hoạt động nhận thức của HS trong các trường học Xô viết.

Nhiều nước phương Tây mà tiêu biểu là Pháp, những năm 70 của thế kỷ
trước, đã rất khuyến khích dùng BT để rèn luyện tính tích cực, chủ động của HS
từ bậc tiểu học đến trung học. Họ quan niệm BT vừa là phương tiện, phương
pháp, vừa là nội dung, vừa là biện pháp dạy học cụ thể. Đồng thời, trong chừng
mực nào đó nó cịn được coi là mục tiêu của việc dạy học. Do đó BT cần được
thiết kế và sử dụng hợp lý.[8].

Tuy nhiên, những vấn đề về cơ sở lý luận dạy - học của CH, BT cịn ít

được đặt vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống, kể cả những vấn đề về phân
loại CH, BT làm định hướng cho việc xác định phương pháp sử dụng chúng
cũng chưa được quan tâm thoả đáng, nên phần nào đã hạn chế vai trò, tác dụng
và giá trị dạy - học của CH, BT.[18].

1.1.2. Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỉ XX, vấn đề tích cực hóa hoạt

động học tập của HS đã được đặt ra. Khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành
quá trình tự đào tạo” đã đi vào các trường sư phạm từ thời điểm đó. Bộ mơn SH
cũng có nhiều cơng trình liên quan như cơng trình của Trần Bá Hồnh (1970),
Nguyễn Đức Thành (1986), Lê Đình Trung (1994), Vũ Đức Lưu (1995), Lê
Thanh Oai (2003), ...Những tác giả này đề xuất những phương pháp dạy học tích
cực trong q trình DH SH đã đưa ra các CH, BT, BT tình huống, cơng tác độc

-17-
lập nghiên cứu sách giáo khoa của HS và đã đưa lại những kết quả góp phần
nâng cao hiệu quả dạy HS học trong trường phổ thông như:

+ Giáo trình lý luận DH - SH đại cương ở trường phổ thơng - Trần Bá
Hồnh - (1972, 1975, 1979) Nxb Giáo dục, Hà Nội.

+ Kỹ thuật DHSH (1996) – Trần Bá Hoành. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
+ DHSH ở trường THPT (2002) – Nguyễn Đức Thành (Chủ biên),
Nguyễn Văn Duệ. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
+ Vũ Đức Lưu (1994) đã nghiên cứu việc “ Dạy học các qui luật duy
truyền ở THPT bằng hệ thống BTNT”, và chỉ áp dụng ở khâu nghiên cứu tài liệu
mới, tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết về vai trị và ý nghĩa của BTNT, qua đó
đề xuất và phân tích khá sâu sắc các nguyên tắc thiết kế, xác định tiêu chuẩn cho
phép mơ hình hóa bài tốn tổng quát và phương pháp sử dụng BTNT trong dạy

học các quy luật duy truyền.
+ Hoàng Quốc Khánh (2000) đã “xây dựng CH để hình thành khái niệm
trong chương trình SH 10 THPT”. Trong luận văn này, tác giả đã tập trung
nghiên cứu, sử dụng CH phù hợp với đặc điểm của các khái niệm SH 10 để nâng
cao chất lượng hình thành kiến thức, đồng thời góp phần đổi mói PPDH sinh
học hiện nay.
+ Tác giả Nguyễn Đình Nhâm (2007) đã “xây dụng và sử dụng CH, BT
để tích cực hóa q trình nhận thức của HS trong dạy học phần kiến thức duy
truyền học thuộc chương trình SH phổ thơng”, qua nghiên cứu tác giả đã xây
dựng một hệ thống bài giảng theo hướng sử dụng CH, BT để dạy học phần kiến
thức duy truyền học thuộc chương trình SH phổ thơng.
+ Tác giả Nguyễn Đăng Ban (2007) đã thiết kế và sử dụng CH, BT để
phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức trong tổ chức dạy học các quy luật di
truyền lớp 11 THPT, qua đó tác giả đã bổ sung hồn chỉnh các điều kiện về CH,
BT trong dạy học các qui luật duy truyền, xây dựng một số giáo án mẫu theo
hướng sử dụng CH, BT trong dạy học các quy luật duy truyền.
+ Đặc biệt, với Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Thanh Oai (2003): “Sử
dụng CH - BT để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy - học STH

-18-
lớp 11 - THPT”. Trong luận án này, tác giả đã tập trung nghiên cứu xác định
nguyên tắc, quy trình thiết kế và sử dụng CH – BT giúp GV có những định
hướng về phương pháp và kĩ năng thiết kế CH - BT như một phương pháp để tổ
chức, hướng dẫn HS tự lực phát hiện kiến thức mới nhằm nâng cao chất lượng
dạy học STH.

Một số bài báo đăng trên Tạp chí Giáo dục của tác giả Lê Thanh Oai năm
2009 và năm 2010, 2011 về các vấn đề liên qua trực tiếp tới CH, BT trong dạy
HS học như: Các nguyên tắc xây dựng CH, BT; Các quy trình xây dựng CH,
BT; Các quy trình sử dụng CH, BT; Bản chất của CH, BT; Cơ sở phân loại của

CH, BT..v..v ....

Cuốn sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000 cho GV THPT
“Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn sinh học” của các tác giả: Nguyễn Văn
Duệ, Trần Văn Kiên, Dương Tiến sỹ, đã xác định được nhiều tình huốn dạy học
điển hình trong bộ môn: sinh học 10, Di truyền học 11, Sinh thái học 11.

Như vậy trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng lấy HS làm trung tâm. Đặc biệt việc sử dụng CH, BT,
BTNT kết hợp với công tác độc lập làm việc với SGK của HS trong các khâu
của quá trình dạy học đã bước đầu góp phần đáng kể, nâng cao chất lượng đào
tạo trong ngành giáo dục nói chung và trong dạy học nói riêng. Tuy nhiên, các
nghiên cứu trên vẫn chưa có tác giả nào đề cặp đến mảng kiến thức về sinh sản,
đặc biệt là việc xây dựng và sử dụng CH, BT để dạy học phần kiến thức này. Vì
vậy vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu ở đây là một vấn đề mới góp phần trong
vệc đổi mới PPDH của GV ở trường phổ thông.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.2.1. Khái niệm về câu hỏi, bài tập
1.2.1.1 Khái niệm về câu hỏi

Nghiên cứu bản chất của CH, triết học Hy Lạp đã nghiên cứu CH có tầm
quan trọng đặc biệt trong tiến bộ nhận thức của loài người và trong dạy học.
Aristotle là người đầu tiên phân tích CH dưới góc độ logic học và lúc đó ơng
cho rằng “CH là một mệnh đề trong đó chứa đựng cái đã biết và cái chưa biết”.

-19-
Như vậy, con người sẽ khơng có tranh cãi, thảo luận thắc mắc khi hồn tồn
khơng hiểu biết gì về vấn đề đang bàn bạc hoặc biết tất cả về những vấn đề ấy.
Con người muốn biết một sự vật, hiện tượng nào đó chỉ khi con người chưa
hồn tồn hiểu biết và có nhu cầu hiểu biết về sự vật, hiện tượng đó.


Descartes cho rằng khơng có CH thì khơng có tư duy cá nhân, cũng như
tư duy nhân loại. Ông cũng nhấn mạnh dấu hiệu bản chất của CH là phải có mối
quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết. Phải có tỉ lệ phù hợp giữa hai đại lượng
đó thì chủ thể nhận thức mới xác định được phương hướng mình phải làm gì để
trả lời CH đó.

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau nhưng về dấu hiệu bản chất của các
CH đều được các tác giả nêu ra đó là: “Xuất hiện điều chưa rõ cần được giải
quyết từ điều đã biết. Trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con
người chỉ nêu ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết
thêm. Sự tương quan giữa cái đã biết và cái chưa biết thúc đẩy việc mờ rộng
hiểu biết cho con người”.[7].

Theo Trần Bá Hồnh: CH kích thích tư duy là CH đặt ra trước HS một
nhiệm vụ nhận thức, khích lệ và địi hỏi họ cố gắng trí tuệ cao nhất, tự lực tìm ra
câu trả lời bằng cách vận dụng các tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa, qua đó lĩnh hội kiến thức mới và được tập dượt được phương pháp nghiên
cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, có được niềm vui của sự khám phá. [6].

CH để tích cực hóa hoạt động của HS trong q trình dạy - học là CH
phải nhằm mục đích phát triển tư duy, phát huy khả năng tích cực chủ động
trong học tập của HS. Do vậy yêu cầu của CH khơng phải liệt kê nội dung trình
bày trong SGK mà phải là những CH có yêu cầu phân tích, giải thích, chứng
minh hay khái qt hóa, tổng hợp hóa nội dung SGK.[22].

Như vậy, CH là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một
đòi hỏi, một mệnh lệnh cần được giải quyết.
1.2.1.2 Khái niệm bài tập


Theo từ điển Tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên (2000) thì BT là bài ra
cho HS làm để vận dụng những điều đã học được. Theo đó, BT là vấn đề cần

-20-
giải quyết, nhiệm vụ được giao mà khi hoàn thành giúp người học có thể thực
tiễn hóa những kiến thức đã học.

Theo tác giả Trần Thị Bích Liễu: BT là nhiệm vụ học tập GV đặt ra cho
người học buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã biết hoặc các kinh
nghiệm thực tiễn, sử dụng các hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải
quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực,
hứng thú và sáng tạo. [10].

Theo Nguyễn Ngọc Quang : BT là bài ra cho HS làm để vận dụng những
điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến
thức đã học.[19].

BT có thể là một CH, một thí nghiệm, một bài tốn hay một bài toán nhận
thức.

Theo tác giả Vũ Đức Lưu: BT là nhiệm vụ mà người giải cần thực hiện,
trong BT có dữ kiện và yêu cầu cần tìm. Nghĩa là trong BT luôn luôn chứa đựng
những vấn đề đã biết và những vấn đề chưa biết mâu thuẫn lẫn nhau, thôi thúc
người giải phải vận dụng những điều đã học để tìm cách giải nhằm hình thành
kiến thức mới, hoặc củng cố hoàn thiện tri thức hay kiểm tra đánh giá mức độ
nhận thức của người giải về những kiến thức đã được học.

 Khái niệm bài toán, bài toán nhận thức.
- Bài toán: là một điều gì đó u cầu phải thực hiện, giải quyết; Một bài


tập được giải quyết bằng suy lý và tính tốn.
Theo quan điểm dạy học, bài toán là một hiện tượng khách quan đối với

học sinh, khi chưa có phương pháp biến đổi nó thành đối tượng hoạt động nhận
thức của HS.

- Bài toán nhận thức: Một bài tập được xây dựng và sử dụng vào dạy học
sẽ giúp người học định hướng được việc học qua bài tập, HS hình thành được
kiến thức mới thì bài tập đó trở thành bài tốn nhận thức.

Một bài tập, hay một bài toán để trở thành bài toán nhận thức thì nó phải
được GV gia cơng về mặt sư phạm, có ngưỡng kích thích phù hợp đưa HS đến


×