Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) áp dụng phương pháp dạy học tích hợp theo định hướng mới vào dạy tiết 1 bài người lái đò sông đà của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.95 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO ĐỊNH
HƯỚNG MỚI VÀO DẠY TIẾT 1 BÀI “ NGƯỜI LÁI ĐỊ SƠNG
ĐÀ ” CỦA NGUYỄN TUÂN

Người thực hiện: Trương Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): Ngữ Văn

THANH HỐ NĂM 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GV :
HS :
SGK :
THPT:
GD :
ĐT :
NXB :
GDTX :
TV
:

Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa


Trung học phổ thông
Giáo dục
Đào tạo
Nhà xuất bản
Giáo dục thường xuyên
Tiếng Việt


MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luâ ̣n
2.1.1. Phương pháp dạy học tích hợp là gì?
2.1.2. Quan điểm tích hợp được vận dụng ở nhiều mức độ khác nhau
2.2. Thực trạng vấn đề
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các hoạt động dạy học tích hợp
2.3.1.1.Hoạt đơ ̣ng tích hợp các phân mơn trong cùng mô ̣t bô ̣ môn
Văn-Tiếng Viê ̣t- Làm văn
2.3.1.2.Hoạt đô ̣ng tích hợp liên môn
2.3.1.3. Hoạt đô ̣ng tích hợp kiến thức thực tế ngoài cuô ̣c sống
2.3.2. Chứng minh giải pháp (Thiết kế giáo án)
2.4. Hiệu quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
2
2
2
2
3
3
3
4
4
6
6
6
6
7
7
17
18
18
19
20


1. MỞ ĐẦU

1.1.Lý do chọn đề tài
Với mục tiêu giáo dục phổ thơng là giúp học sinh phát triển tồn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản: phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người.Chương trình
THPT ban hành kèm theo Quyết định số 16/ 2006/ QĐBGDĐT ngày 5/5/2006
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: Phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm
đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng học sinh phương
pháp tự học, kỹ năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng liên mơn vào giải quyết các
tình huống thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và
trách nhiệm học tập cho học sinh.
Vì vậy phương pháp dạy học Tích hợp là một trong những xu thế dạy học
hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn trong nhà
trường. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử
nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT. Chương trình
THPT, mơn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan
điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên
soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”. Dạy học tích hợp đang là
hướng đi tích cực của đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng thêm tính hiê ̣u quả
của giáo dục.
Theo yêu cầu đổi mới trên ở mỗi bài dạy học, giáo viên và học sinh cần
chú ý kết hợp cả tri thức, kỹ năng về tích hợp kiến thức liên mơn: Văn, Tiếng
việt và Làm văn; đặc biệt của các môn học như: Lịch sử, Địa lý và Văn hóa; các
nghành học khác…Nhưng trong các bài học cụ thể kể cả SGK và SBT Ngữ văn
của học sinh chưa chú ý tới u cầu tích hợp. Đó là một thiếu sót khơng chỉ ở
một bài mà cịn có thể thấy ở nhiều bài trong chương trình Ngữ văn hiện nay.
Ở chương trình Ngữ văn 12 tập 1, học sinh được tìm hiểu văn bản
“Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tn. Có thể nói đây là tác phẩm đã thể
hiện được nét tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Khi học văn bản này
học sinh sẽ hiểu thêm phần nào về vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước , mà cụ thể

vẻ đẹp vùng Tây Bắc và cả con người ở đó. Tuy nhiên, đối với vấn đề giảng dạy
và tìm hiểu văn bản khơng phải là khơng gặp phải những khó khăn nhất định.
Dạy học đọc- hiểu văn bản “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tn có rất
nhiều cách khác nhau. Trong các giờ đọc hiểu thường thì giáo viên chỉ phân tích
ngơn từ của văn bản một cách cô lập mà nhiều khi không đặt tác phẩm trong các
khía cạnh khác để khai thác như: Địa lý hay lịch sử... Hiện nay quan điểm tích
hợp đang được vận dụng trong việc dạy học môn Ngữ văn và đem lại hiệu quả
tốt, nó được vận dụng trong từng bài dạy. Vì thế nhiều phương pháp và kỹ thuật
giảng dạy tích cực được đưa vào ứng dụng trong hoạt động dạy học nói chung,
trong giờ giảng văn nói riêng. Tuy nhiên vấn đề dạy học văn bản theo hướng
tích hợp vẫn cịn nhiều bỡ ngỡ với giáo viên và học sinh. Xuất phát từ lý do trên,
1


tôi đã chọn đề tài : Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp theo định hướng
mới vào dạy tiết 1 bài “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tn ( Ngữ văn
12, tập 1).
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp ở trung tâm
GDNN-GDTX Hoằng Hóa, tơi nhận thấy các giáo viên đã ý thức được vai trò
của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp vào việc đọc –hiểu văn bản ở
môn Ngữ văn THPT hệ GDTX. Nhưng việc thực hiện của giáo viên chưa
thường xuyên, chỉ áp dụng được một vài tiết dạy nên chưa đạt hiệu quả cao.
Một số giáo viên có sử dụng phương pháp tích hợp liên mơn, liên ngành trong
việc dạy bộ mơn Ngữ văn để tạo hứng thú học tập cho học sinh, tuy nhiên
phương pháp còn chưa phù hợp với nội dung bài học, tư liệu hình ảnh cịn
thiếu, khả năng áp dụng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế. Giáo viên chỉ giới
thiệu khái quát, sơ lược về kiến thức liên mơn trong việc dạy học vì vậy chưa
tạo cho học sinh động cơ, hứng thú học tập.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, tơi mong muốn sẽ góp phần định hướng

cho học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các
tình huống, ít phải ghi nhớ kiểm tra máy móc. Để từ đó học sinh cảm thấy q
trình học tập có ý nghĩa, phát huy được tính năng động sáng tạo của người học.
Bởi vậy tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp vận dụng một cách hiệu quả phương
pháp tích hợp trong văn bản “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tn, từ đó
có cơ sở vận dụng vào các văn bản khác trong chương trình Ngữ văn. Phần nào
giúp các em thêm u thích, hứng thú với mơn học hơn và đây cũng là một
hướng đổi mới trong giảng dạy Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh các lớp 12B1, 12B3 Trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa
năm học 2018 – 2019.
- Tiết 1 bài dạy “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tuân ( Ngữ văn 12,
tập một- Chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng THPT).
- Kiến thức liên môn về Địa lí, Lịch sử, Văn hóa, nghệ thuật, hội họa...
liên quan đến bài Tùy bút Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản phương pháp dạy học tích hợp.
- Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học.
-Phương pháp quan sát, thực nghiệm sư phạm.
-Phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp vào một bài dạy cụ thể là một
thử nghiệm nhằm đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng lý luận dạy học hiện
2


đại vào thực tiễn dạy học bộ môn Ngữ văn. Điều này xuất phát từ yêu cầu và
mục tiêu giáo dục, đào tạo của bộ mơn: Hình thành và phát triển năng lực cho
HS một cách có hiệu quả hơn, kích thích hứng thú học tập, rèn luyện tư duy
sáng tạo…

Sự hợp nhất liên kết giữa các phân môn, giữa các mơn có liên quan tạo
thành một thể thống nhất là một xu hướng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới:
Hình thành cho HS thói quen tư duy tổng hợp, tư duy liên kết vận dụng vào thực
tiễn ở những mức độ, bình diện khác nhau, rèn luyện năng lực giải quyết những
vấn đề phức hợp.
Dạy học tích hợp phần gắn liền lý thuyết với thực hành, kiến thức với thực
tế cuộc sống, tư duy với hành động.
Ở đề tài Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp theo định hướng mới vào
dạy tiết 1 bài “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân ( Ngữ văn 12, tập 1)
điểm mới là GV giúp các em biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng
đã học vào thực tiễn cuộc sống, trong nhiều tình huống các em sẽ gặp sau
này.Có những kiến thức sâu sắc về hiện thực cuộc sống, biết yêu, biết bảo vệ và
chung sống hòa bình với thiên nhiên; có thái độ thân thiện với tự nhiên, không
khai thác cạn kiệt dẫn đến tàn phá tự nhiên.

2.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lý luâ ̣n:
2.1.1. Phương pháp dạy học tích hợp là gì?
Phương pháp dạy học tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có
hệ thống ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học
khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất dựa
trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn
học hoặc các hợp phân của bộ mơn đó. Trong Chương trình THPT, mơn Ngữ
văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm Tích hợp được hiểu là “sự phối hợp
các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ
trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp
nhanh chóng và vững chắc”.

Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hồn trong bài Tích hợp và liên hội hướng tới kết
nối trong dạy học ngữ văn, Tạp chí Giáo dục, số 22, năm 2002 quan niệm: Tích
hợp là thuật ngữ mà nội hàm của nó chỉ hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai
thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân mơn, trên cơ sở một văn
bản có kiến thức nguồn ( trang 22,23).
Theo Nguyễn Hải Châu về Tích hợp trong dạy học là thống nhất, liên kết
các phân môn trong các bộ môn liên quan,giữa các bộ môn, phân môn có quan
hệ hỗ trợ nhau tạo thành một thể thống nhất nhằm tránh tình trạng dạy tách
biệt. Qua đó hình thành các kỹ năng liên môn để người đọc phát huy được khả
năng sáng tạo, tư duy tổng hợp. Như vậy có thể thấy rằng Tích hợp trong một
thời gian ngắn tạo ra sản phẩm nhiều nhất. Một môn học sẽ cung cấp nhiều kiến
3


thức khác nhau, kiến thức ấy có liên quan đến nhau. Tích hợp được triển khai
trên tất cả các lĩnh vực trong đó có Văn và Tiếng việt. Đối với Ngữ văn khơng
chỉ tích hợp ở ba phân mơn mà cịn tích hợp ở các kiến thức lịch sử, Địa lý, văn
hóa, phong tục để tạo nên một chỉnh thể văn hóa mở. Tích hợp là một quan niệm
mới trong lý luận dạy học có nhiều ưu thế trong việc giải quyết các vấn đề của
giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2.1.2. Quan điểm tích hợp được vận dụng ở nhiều mức độ khác nhau:
- Thứ nhất là: Mức độ cao của sự tích hợp là sự tích hợp của nhiều tri thức
khoa học, của nhiều nghành khoa học trong một môn học.
- Thứ hai là: Lồng ghép thêm một số nội dung cần học thuộc nghành hoặc
lĩnh vực khoa học vào một bộ mơn đã có ( giống như việc lồng ghép nội dung
dân số, ma túy , bảo vệ môi trường vào môn Văn).
- Thứ ba là: Liên hệ vận dụng những kiến thức đã học ở lớp dưới hoặc
nhiều phân môn học khác vào giải quyết một số vấn đề thuộc các môn học hoặc
lĩnh vực giáo dục có liên quan.
Bởi vậy để việc học tập phù hợp với u cầu của cuộc sống chương trình

các mơn học phải phản ánh thế giới cho học sinh có thể thấy mối liên hệ chặt
chẽ giữa cuộc sống và học tập trong nhà trường. Việc vận dụng quan điểm tích
hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT hệ GDTX chẳng những dựa trên cơ sở
các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học,
tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã
hội, văn hố, nghệ thuật... mà cịn xuất phát từ địi hỏi thực tế là cần phải khắc
phục, xố bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa kiến thức trong bài
học với kiến thức ngoài cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn
có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa,
những tình huống cụ thể sẽ gặp sau này. Vận dụng quan điểm tích hợp nâng cao
năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được, bảo
đảm cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và
kĩnăng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một
tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh
đượcnhững nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những
nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân mơn riêng rẽ khơng có
được.
.
Có thể thấy, dạy học Ngữ văn theo phương pháp tích hợp vẫn dựa trên
quan điểm dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học
tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách
phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh. Vì vâ ̣y đòi hỏi giáo
viên phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy phương pháp dạy học truyền thống.
2.2 Thực trạng của vấn đề:
Trước đây, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích“Người lái đị sơng
Đà” (Tiết 1) của Nguyễn Tn, vì chưa chú ý vận dụng phương pháp tích hợp
4


kiến thức của các môn học, các nghành học khác nên bản thân tơi cũng như

khơng ít các đồng nghiệp khác mới chỉ giúp học sinh nắm được:
- Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút “Người lái đị sơng Đà” (Tiết
1) của Nguyễn Tn.
- Vận dụng kiến thức bằng câu chữ điêu luyện, nghệ thuật so sánh, mạch
liên tưởng đa chiều tài hoa, uyên bác... Nguyễn Tuân đã làm hiện lên hình tượng
Sơng Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Con Sơng Đà dưới ngịi bút của Nguyễn
Tuân trở thành một sinh thể vừa hung bạo vừa trữ tình. Sơng Đà được nhìn từ
nhiều góc độ: Văn hóa, Địa lý, Lịch sử, văn học trí tưởng tượng phong phú, khả
năng quan sát tinh tường bằng nhiều giác quan; vốn tri thức sâu rộng của tác giả
về nhiều ngành nghề: quân sự, văn học, thể thao, điện ảnh.
- Từ đó giúp học sinh thấy được nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tùy
bút của Nguyễn Tuân.
- Giáo dục nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong
sáng, u cảnh trí non sơng gấm vóc Việt Nam.
Tuy nhiên dạy theo phương pháp này thì hạn chế của bài học là qua bài
đọc- hiểu một văn bản thể tùy bút, chúng tôi chưa giúp học sinh:
- Biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn
cuộc sống, trong nhiều tình huống các em sẽ gặp sau này.
- Có những kiến thức sâu sắc về hiện thực cuộc sống, biết yêu, biết bảo vệ
và chung sống hịa bình với thiên nhiên; có thái độ thân thiện với tự nhiên,
không khai thác cạn kiệt dẫn đến tàn phá tự nhiên.
- Biết tích hợp những kiến thức về Ngữ học, Lý luận văn học, Lịch sử, Địa
lý, Văn hóa, Văn học, Sinh thái học... khi tìm kiếm một tác phẩm văn chương,
kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề
mang tính phù hợp.
Áp dụng phương pháp tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường đã
được giáo viên tiếp câ ̣n nhưng chưa thâ ̣t sự có chiều sâu. Tích hợp như thế nào,
với nô ̣i dung và phạm vi nào thâ ̣t sự là vấn đề khó khăn đối với giáo viên nói
chung và giáo viên bô ̣ môn Ngữ văn nói riêng. Thực tế hiê ̣n nay cho thấy nhiều
giáo viên trong quá trình dạy học chưa chú ý đến viê ̣c dạy học tích hợp dẫn đến

viê ̣c khai thác bài dạy thiếu tính hê ̣ thống, thiếu chiều sâu, chất lượng bài dạy
chưa đạt; nhiều giờ dạy giáo viên tích hợp mô ̣t cách gượng gạo, các đơn vị kiến
thức được tích hợp không có mối liên hê ̣ gắn bó; giáo viên còn lựa chọn kiến
thức tích hợp chưa trọng tâm. Vẫn cịn hiện tượng giáo viên thiếu nhiệt tình
trong q trình tìm tịi, sưu tầm những kiến thức liên quan bổ sung cho nội dung
bài dạy dẫn đến khả năng tích hợp cịn hạn chế.
Thực tại khách quan phải kể tới là do chương trình biên soạn SGK mô ̣t đôi
chỗ còn chưa hợp lý. Ở một số văn bản trong trương trình dung lượng quá dài
so với thời lượng dạy học trên lớp nên khi vâ ̣n dụng phương pháp dạy học tích
hợp còn gă ̣p khó khăn.
Một thực tế đang tồn tại ở trường chúng tôi là số đơng học sinh ít có tư liệu
để đọc và tham khảo cũng như chưa có thói quen đọc sách tham khảo để bổ sung
5


kiến thức liên môn dẫn đến chất lượng giờ dạy, giờ học Ngữ văn chưa đạt kết
quả cao.
Tùy bút Người lái đị sơng Đà là mơ ̣t tác phẩm hay, đô ̣c đáo. Mô ̣t tác phẩm
văn học càng hay, càng đô ̣c đáo bao nhiêu thì sự tiếp nhâ ̣n, lĩnh hô ̣i được chiều
sâu giá trị của nó càng khó bấy nhiêu. Câu hỏi đă ̣t ra là làm thế nào để người
dạy khai thác đủ, trúng, hay vấn đề của tác phẩm và người học tiếp nhâ ̣n mô ̣t
cách dễ dàng, hiê ̣u quả mà không bị gò ép, nhồi nhét, áp đă ̣t? Là mô ̣t giáo viên,
bản thân tôi rất trăn trở với điều đó nên bước đầu tìm ra hướng đi bằng viê ̣c thiết
kế bài dạy: Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp theo định hướng mới
vào dạy một tiết bài: “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tn và thể
nghiê ̣m trong dạy học ở lớp 12B3 năm học 2018 -2019 của trung tâm GDNNGDTX Hoằng Hóa bước đầu thu được kết quả khả quan.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Các hoạt đô ̣ng dạy học tích hợp:
2.3.1.1.Hoạt đông
̣ tích hợp các phân môn trong cùng môṭ bô ̣ môn: VănTiếng viêt-̣ Làm văn.

Môn Ngữ văn là môn học tích hợp: tích hợp ngôn ngữ với văn tự, ngôn ngữ
với bài văn, ngôn ngữ với văn học, ngôn ngữ với văn hóa, ngôn ngữ nói với
ngôn ngữ viết. Viê ̣c dạy học tác phẩm văn học, đoạn trích văn học gọi là kiểu
bài đọc – hiểu văn bản phải bắt đầu từ kênh chữ, từ đọc hiểu từ ngữ, từ câu văn,
biểu đạt mà suy ra nô ̣i hàm hình tượng và ý nghĩa để hướng tới trò, truyền cho
trò những rung đô ̣ng, những xúc cảm nghê ̣ thuâ ̣t. Vì vâ ̣y, hoạt đô ̣ng tích hợp các
phân môn trong cùng mô ̣t bô ̣ môn giúp học sinh rèn luyê ̣n thói quen tư duy,
nhâ ̣n thức vấn đề mô ̣t cách có hê ̣ thống và logíc. Để giờ đọc – hiểu văn bản đạt
hiê ̣u quả cao yêu cầu giáo viên cần có những định hướng:
Trong thiết kế bài dạy tiết 1 “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tn
tơi đã vâṇ dụng hê ̣thống các câu hỏi sau:
- Dạng câu hỏi tích hợp kiến thức về Văn học và Tiếng Viêt:̣
(Phát hiêṇ điểm sáng thẩm mĩ).
- Dạng câu hỏi tích hợp kiến thức Văn học với Tiếng Viêṭ và Làm văn:
(Phân tích, cắt nghĩa, đánh giá chi tiết nghê ̣thuâ ̣t)
- Dạng câu hỏi tích hợp kiến thức Văn với Làm văn:
(Cảm thụ văn học)
2.3.1.2.Hoạt đông
̣ tích hợp liên môn:
Môn Ngữ văn là môn học thuô ̣c nhóm công cụ cho nên học môn Ngữ văn
sẽ có tác đô ̣ng tích cực đến kết quả học các môn khác và ngược lại. Vì vâ ̣yhoạt
đô ̣ng tích hợp liên môn đòi hỏi giáo viên phải gợi mở, giúp học sinh hình dung
được mối liên hê ̣ các đơn vị kiến thức, gợi tinh thần ham hiểu biết, muốn khám
phá của học sinh.
Tuỳ bút “Người lái đị Sơng Đà” của Nguyễn Tuân là bài tùy bút đă ̣c sắc
nên khi giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, cắt nghĩa, bình giá cái hay, cái đẹp
của văn bản phải định hướng các em cảm nhâ ̣n được vẻ đẹp hung bạo,thơ mô ̣ng,
6



trữ tình của Sông Đà . Để thể hiê ̣n vẻ đẹp ấy, nhà văn đã huy đô ̣ng vốn kiến thức
trên nhiều lĩnh vực mà cụ thể nhất phải kể tới lĩnh vực Địa lý, Lịch sử, Văn hóa .
Muốn cụ thể được kiến thức về Địa lý, Lịch sử và Văn hóa trong bài kí, chúng ta
xây dựng hê ̣ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, định hướng cho học sinh trong
từng khám phá cụ thể để từ đó học sinh tự bô ̣c lô ̣ khả năng, kiến thức ở các mơn
học có liên quan.
Tích hợp kiến thức lĩnh vực Địa lý:
Sơng Đà (cịn gọi là sơng Bờ hay Đà Giang) là  phụ lưu lớn nhất
của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam,Trung Quốc chảy theo hướng
tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
Tích hợp kiến thức lĩnh vực Văn hóa:
Giáo viên trình chiếu hình ảnh, video về dịng sơng Đà và con người Tây
Bắc. 
Tích hợp kiến thức lĩnh vực Lịch sử:
Năm 1960 là thời kì miền Bắc xây dựng CNXH. Vì thế các nhà văn chủ
yếu khai thác đề tài về những con người mới trong lao động sản xuất; những
vùng đất hứa…Nguyễn Tuân đã đến với Tây Bắc để lấy nguồn cảm hứng và tư
liệu cho những trang viết của mình. “Người lái đị Sơng Đà” là kết quả của
chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc.
2.3.1.3. Hoạt đông
̣ tích hợp kiến thức thực tế ngoài cuô ̣c sống:
Tích hợp mở rô ̣ng kiến thức từ bài học với kiến thức của bô ̣ môn, các
ngành khoa học, nghê ̣ thuâ ̣t khác cũng như kiến thức về đời sống mà học sinh
tích lũy được làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
Khám phá của Nguyễn Tuân về Sông Đà thể hiê ̣n mô ̣t cái tôi tài hoa lãng
mạn và mô ̣t tình cảm như thế nào đối với sông Sông Đà.
Câu hỏi trên tác đô ̣ng đến nhâ ̣n thức HS về tư tưởng, tình cảm: Từ vẻ đẹp
của dịng Sơng Đà GV giáo dục, định hướng cho học sinh hướng tới cái đẹp, yêu
cái đẹp; tự hào về vẻ đẹp Sông Đà nói riêng, cảnh quan đất nước ta nói chung.
GV định hướng giáo dục học sinh vào viê ̣c bảo vê ̣ môi trường, giữ gìn cảnh

quan thiên nhiên đất nước.
2.3.2. Chứng minh giải pháp (Thiết kế giáo án)
Ở đây với khn khổ có hạn của đề tài, tơi xin đề xuất một hướng dạy học
có sự tích hợp kiến thức liên mơn với trích đoạn “Người lái đị sơng Đà” của
Nguyễn Tuân ( Ngữ văn 12, tập 1) đoạn trích được tiến dạy trong hai tiết. Đề tài
này đề xuất hướng tiếp cận văn bản ở tiết 1.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản, kết hợp phát vấn với giải thích, diễn
giảng trình chiếu. GV tổ chức giờ dạy theo định hướng đổi mới phương pháp:
đọc tái hiện, nêu vấn đề, gợi tìm, đàm thoại, trao đổi, thảo luận nhóm kết hợp
với diễn giảng thuyết trình.
Thiết kế giáo án: Tiết 1 bài: “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tuân
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức:
7


a/ Nhận biết: HS nhâ ̣n biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của
các tác phẩm.
b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác đô ̣ng và
chi phối như thế nào tới nô ̣i dung tư tưởng của tác phẩm.
c/Vận dụng thấp: HS biết tích hợp những kiến thức về Lịch sử, Địa lý,
Văn hóa.. khi tìm hiểu một tác phẩm văn chương đặc biệt qua thể tùy bút.
d/Vận dụng cao: Vâ ̣n dụng sáng tạo những kiến thức,kỹ năng đã học vào
thực tiễn cuộc sống, trong những tình huống mà các em sẽ gặp sau này.
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi.
b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản tuỳ bút
b/ Hình thành tính cách: tự tin, Bồi dưỡng tư tưởng trong sáng , sáng tạo

khi tìm hiểu văn bản tuỳ bút.
c/Hình thành nhân cách:
- Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà kí hiện đại đem lạ.i
-Có ý thức tìm tịi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong thể tùy bút.
-Bồi dưỡng tư tưởng trong sáng,tình cảm u nước. Từ đó giúp HS nhận
thức sâu sắc về hiện thực cuộc sống, biết yêu, bảo vệ và có thái độ thân thiện với
tự nhiên.
II. Chuẩn bị
1/Thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tâ ̣p, trả lời câu hỏi
-Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Sơng Đà, ;
-Bảng phân công nhiê ̣m vụ cho học sinh hoạt đô ̣ng trên lớp
-Bảng giao nhiê ̣m vụ học tâ ̣p cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ học tâ ̣p ở nhà (do GV giao ở tiết
trước)
-Đồ dùng học tâ ̣p.
III. Tổ chức dạy và học.
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần
đạt, năng lực cần phát triển
- GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh - Nhận thức được nhiệm vụ cần
tìm hiểu về Nguyễn Tuân bằng cách cho HS:
giải quyết của bài học.
- Xem chân dung Nguyễn Tuân
- Tập trung cao và hợp tác tốt để
Hoạt động của Thầy và trò


8


- Xem một đoạn video, clip về Sông Đà, Sông giải quyết nhiệm vụ.
Hương, Sông Mã…
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
Từ đó, giáo viên vào bài: Có một nhà văn
từng quan niệm: Văn chương trước hết phải là
phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải
là nghệ thuật. Và đã là nghệ thuật thì phải có
phong cách độc đáo. Nhà văn ấy chính là
Nguyễn Tuân. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ
được tiếp xúc với tác giả này qua tùy bút
Người lái đị sơng Đà.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

Năng lực cần
hình thành

Họat động: TÌM HIỂU CHUNG (10 phút).
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về
tác giả và tác phẩm
- GV tổ chức cho HS nhớ lại và trình

bày những nét cơ bản về tác giả
Nguyễn Tuân (đã được học ở Chương
trình Ngữ văn 11)
- Gọi 1 HS đọc phần Tiểu dẫn.
- Cho biết thể loại và xuất xứ tác
phẩm?
- Người lái đị sơng Đà được sáng tác
trong hoàn cảnh nào?
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
- Nguyễn Tn( 1910-1987) là trí
thức, giàu lịng u nước và tinh thần
dân tộc
- Ơng là nhà văn tài hoa và uyên bác
-Nguyễn Tuân là người có cá tính
mạnh mẽ và phóng khống. Với cá
tính của mình, ông tìm đến thể tuỳ
bút như một thể tất yếu.
*GV Tích hợp kiến thức Địa lí, Lịch
sử Việt Nam những năm 60, hướng
dẫn học sinh tìm hiểu tên gọi Sơng

I/ Tìm hiểu chung:
1. Tác giả NguyễnTuân:
(Xem lại phần Tiểu dẫn
bài Chữ người tử tù,
SGK Ngữ văn 11, tập I,
tr 107).
2. Tuỳ bút “Sơng Đà”
a. Hồn cảnh sáng tác: ra
đời năm 1960, gồm 15

tuỳ bút, là kết quả
chuyến đi thực tế của tác
giả năm 1958 ở vùng
Tây Bắc.
b. Xuất xứ: Bài tùy bút
được in trong tập Sông
Đà (1960).
c. Thể loại: Sông ĐàTuỳ bút thuộc thể kí
- Thể hiện tính chủ quan,
chất trữ tình rất đậm.
Nhân vật chính là cái tơi
của nhà văn;
- Ngơn ngữ giàu hình
ảnh và chất thơ.

-Năng lực thu
thập
thơng
tin.

-Năng
lực
giải
quyết
những
tình
9


Đà và hồn cảnh ra đời của tác

phẩm
Tích hợp kiến thức địa lí:
- Sơng Đà (cịn gọi là sơng
Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn
nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn
từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy
theo hướng tây bắc - đông nam để rồi
nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
Tích hợp kiến thức lịch sử:
- Năm 1960 là thời kì miền Bắc xây
dựng CNXH. Vì thế, các nhà văn rất
quan tâm đến con người trong lao
động sản xuất, những vùng đất mới.

huống đặt ra.

d. Nội dung:
- Phong cảnh Tây Bắc
vừa hung bạo hùng vĩ,
vừa thơ mộng trữ tình.

*GV Tích hợp kiến thức Lí luận văn
học hướng dẫn học sinh tìm hiểu
đặc điểm thể loại tuỳ bút của - Con người Tây Bắc
Nguyễn Tuân
dũng cảm, cần cù.
- Tuỳ bút là gì?
Tích hợp kiến thức Lí luận văn
Năng lực giao
học: Tuỳ bút

tiếp tiếng Việt
- Vừa giàu tư liệu thực tế
- Vừa mang tính chủ quan, tự do,
phóng túng, biến hố linh hoạt, giàu
hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong
phú, nhiều cách so sánh liên tưởng…
- Thể loại giúp Nguyễn Tuân thăng
hoa cảm xúc và tư tưởng của mình.
Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN-HÌNH TƯỢNG CON SƠNG ĐÀ(25 PHÚT)
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản II/ Đọc - hiểu văn bản:
-Gv hướng dẫn HS cần đọc kĩ, vừa A. Nội dung:
đọc vừa suy ngẫm và cảm nhận mạch
văn, giọng điệu, ngơn ngữ cực kì biến
hoá của Nguyễn Tuân
- Sau khâu đọc, GV gọi 1 vài HS phát
biểu cảm nhận chung về các hình
tượng nổi bật trong đoạn trích, về văn
phong Nguyễn Tuân.
*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt

-Năng lực
làm chủ và
phát triển
bản thân.
- Năng lực
tư duy.

10



( từ Hán Việt), làm văn ( thao tác so
sánh) hướng dẫn học sinh tìm hiểu
đặc điểm độc đáo của con sơng Đà.
Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng
con sơng Đà hung bạo:
Gọi HS đọc các đoạn văn ở trang 1.Hình tượng con sơng
186,187.
Đà:
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo
luận nhóm:
Nhóm 1: Tìm những dẫn chứng tiêu a.Lai lịch con sơng:
biểu liên quan đến hình ảnh con sơng
Đà hung bạo?
Nhóm 2: Trong thiên tùy bút, tác giả
đã dùng những biện pháp nghệ thuật
nào để khắc họa một cách ấn tượng
hình ảnh con sơng Đà hung bạo?

-Năng
lực
hợp tác,
trao đổi, thảo
luận.

-Năng lực sử
dụng
- “ Chúng thuỷ giai Đông ngôn ngữ.
tẩu; Đà giang độc Bắc
lưu” (mọi con sông đều

chảy theo hướng Đông,
chỉ có sơng Đà theo
hướng Bắc)
- Thơ Ba Lan: Đẹp vậy
thay tiếng hát trên dịng
sơng.
- Ý nghĩa: Sơng Đà như
một nhân vật có diện
mạo, có cá tính độc đáo.

*GV Tích hợp kiến thức âm nhạc,
hội họa, quân sự, Tiếng Việt ( biện
pháp tu từ về từ), hướng dẫn học
sinh tìm hiểu đặc điểm độc đáo
trong tài năng nghệ thuật của tác
giả qua một đoạn văn tiêu biểu: …
Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. …
hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó
hơn cả cái mặt nước chỗ này.
Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng
con sơng Đà trữ tình:
Gọi 1 HS đọc các đoạn văn ở trang
190, 191.
Nhóm 3: Cách viết của nhà văn đã
thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu
hiện sơng Đà như một dịng chảy trữ
tình? Dẫn chứng minh hoạ? (Câu 3,
SGK)
*GV Tích hợp kiến thức thơ
Đường( bài Hồng hạc Lâu tống

Mạnh Hạo Nhiên của Lí Bạch đã
học ở Văn 10) để hướng dẫn HS
tìm hiểu về cái nắng Đường thi của
sơng Đà; tích hợp kiến thức Lịch
sử 10 để nói về đời Lí đời Trần đời b. Sơng Đà hung bạo.
Lê liên quan đến con sông

- Năng lực
giải quyết
vấn đề:
+ Năng lực
sáng tạo.
+ Năng lực
cảm thụ,
thưởng thức
11


* GV chốt lại : Trong đoạn này,
tác giả đã khéo dùng cái động để tả
cái tĩnh và mỗi câu văn viết ra nghe
có âm hưởng như thơ. Sự ví von ở
đoạn này cũng có những nét đặc biệt.
Tác giả ví một cái vốn đã trừu tượng
với một cái còn trừu tượng hơn nữa
(hoang dại - bờ tiền sử; hồn nhiên nỗi niềm cổ tích tuổi xưa) khiến đoạn
văn có sức hấp dẫn của một bài thơ
siêu thực.
Nhóm 4: Qua hình tượng sơng Đà,
Nguyễn Tn thể hiện tình cảm gì đối

với thiên nhiên đất nước ?
* 1-2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
HS phát biểu cảm nhận chung:
- Con sông Đà hung bạo và trữ tình
- Người lái đị tài trí, dũng cảm
-Văn NT đa dạng, biến hố…
HS phát biểu
-Giải thích câu thơ chữ Hán của
Nguyễn Quang Bích ( tích hợp TV)
-Ngay trong câu thơ, ta đã nhận ra
con sơng Đà có dịng chảy khác-dịng
chảy nghịch ngược- những con sơng
trên đất Việt( thao tác so sánh)
* HS thảo luận theo 4 nhóm; 2 nhóm
thực hiện 1 câu hỏi gợi ý của GV.
* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo
luận:
- Tả vách thành
-Tả ghềnh Hát Loóng
-Tả cái hút nước
-Tả thác
-Tả thạch thuỷ trận
Cụ thể : Cảnh đá dựng thành vách,
những đoạn đá chẹt dòng sơng như
cái yết hầu; cảnh nước xơ đá, đá xơ
sóng, sóng xơ gió cuồn cuộn luồng
gió gùn ghè; những hút nước sẵn
sàng nhấn chìm và đập tan chiếc
thuyền nào lọt vào; những thạch trận,
phòng tuyến sẵn sàng ăn chết con


cái đẹp.

- Quan sát cơng phu, tìm
hiểu kĩ càng để khắc họa
sự hung bạo trên nhiều
dạng vẻ:
+ Trong phạm vi 1 lịng
sơng hẹp, như chiếc yết
hầu bị đá bờ sơng chẹt
cứng.
+ Trong khung cảnh
mênh mông hàng cây số
của một thế giới đầy gió
gùn ghè, đá giăng đến
chân trời và sóng bọt
tung trắng xóa địi nợ
xt ( từ độc đáo)
+ Những cái hút nước
xốy tít lơi tuột mọi vật
xuống đáy sâu.
+ Những trùng vi thạch
trận sẵn sàng nuốt chết
con thuyền và người lái.
+ Âm thanh ln thay
đổi: ốn trách nỉ non 
khiêu khích, chế nhạo 
rống lên.

12



thuyền và người lái đị;…
* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo
luận:
- Tác giả vận dụng ngôn ngữ , kiến
thức của các ngành, các bộ mơn
trong và ngồi nghệ thuật để làm nên
hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng
tượng kì lạ, bất ngờ.
-Chứng minh:
Trong đoạn văn Còn xa lắm…,
Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện
pháp tu từ về từ. Đó là :
- So sánh : thác nghe như là ốn
trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại
như là khiêu khích, giọng gằn mà chế
nhạo..
- Nhân hoá: oán trách , van xin,
khiêu khích, giọng gằn mà chế
nhạo.., rống lên, mai phục,nhổm cả
dậy,ngỗ ngược, hịn nào cũng nhăn
nhúm méo mó …
Tác dụng của hình thức nghệ
thuật này là : gợi hình ảnh con sơng
Đà hùng vĩ, dữ dội. Khơng cịn là con
sơng bình thường, Sơng Đà như có
linh hồn, đầy tâm địa, nham hiểm.
Qua đó, ta thấy được phong cách
nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.

- Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp
tri thức của nhiều ngành . Cụ thể :
- âm nhạc : tả âm thanh tiếng thác :
nước réo gần mãi lại, réo to mãi
lên…
- Hội hoạ : vẽ bộ mặt của Đá : nhăn
nhúm méo mó
- Quân sự: mai phục
Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng
đó là : thể hiện phong cách tài hoa,
uyên bác của Nguyễn Tn khi tả
dịng sơng Đà. Con sơng được nhìn ở
nhiều góc độ, trở nên sống động,
mạnh mẽ, ấn tượng, thể hiện tình yêu
thiên nhiên sâu đậm của nhà văn.

- Vận dụng ngôn ngữ ,
kiến
thức của các
ngành, các bộ môn trong
và ngoài nghệ thuật để
làm nên hàng loạt so
sánh liên tưởng, tưởng
tượng kì lạ, bất ngờ.
+ Hình dung một cảnh
tượng rất đỗi hoang sơ
bằng cách liên tưởng đến
hình ảnh của chốn thị
thành, có hè phố, có
khung cửa sổ trên “cái

tầng nhà thứ mấy nào
vừa tắt phụt đèn điện”.
+ Tả cái hút nước quãng
Tà Mường Vát:
nước thở và kêu như cửa
cống cái bị sặc ặc ặc lên
như vừa rót dầu sơi vào.
(âm thanh-âm nhạc độc
đáo)
+ Lấy hình ảnh “ơ tơ
sang số nhấn ga” trên
“quãng đường mượn cạp
ra ngoài bờ vực” để ví
von với cách chèo
thuyền …
+ Tưởng tượng về cú lia
ngược của chiếc máy
quay từ đáy cái hút
nước cảm thấy có một
cái thành giếng xây tồn
bằng nước sơng xanh ve
một áng thủy tinh khối
đúc dày. ( ngôn ngữ điện
ảnh)
+ Dùng lửa để tả nước.
->Biểu tượng về sức
mạnh dữ dội và vẻ đẹp
hùng vĩ của thiên nhiên
đất nước.
->Bậc kì tài trong lĩnh

13


- Trong đoạn văn tả thạch thuỷ trận :
+ Ngôn ngữ bóng đá : đá xếp hàng
tiền vệ...
+ Ngơn ngữ qn sự : đánh vu hồi,
đánh hồi lùng, pháo đài đá
* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo
luận:
-Tác giả viết những câu văn mang
dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài
+ Sông Đà nhìn từ trên cao
+ Sau chuyến đi dài ngày
+ Khi đi thuyền trên sơng Đà
Cụ thể :
-Dịng chảy uốn lượn của con sơng
như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc
kiềudiễm (Câu văn "Con Sông Đà
tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ
tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong
mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban
hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù
khói núi Mèo đốt nương xuân”khá
dài, chỉ một dấu phẩy, đòi hỏi người
đọc phải đọc một hơi. Bằng lối viết
này, phải chăng tác giả muốn nói với
người đọc rằng dù ơng có nói đến cạn
hơi cũng khơng hết những nỗi niềm
cảm xúc mà con sông Đà đã gợi lên.

Nước sơng Đà biến đổi theo mùa,
mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng;
- Cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa
hoang sơ nhuốm màu cổ tích, vừa trù
phú, tràn trề nhựa sống
* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo
luận:
-Qua hình tượng sơng Đà,
Nguyễn Tn thể hiện tình u mến
thiết tha đối với thiên nhiên đất nước.
với ông, thiên nhiên cũng là một tác
phẩm nghệ thuật vơ song của tạo hóa.
-Cảm nhận và miêu tả sông Đà,
Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa,
un bác và lịch lãm. Hình tượng
sơng Đà làm phông nền cho sự xuất

vực sử dụng ngôn từ (sự
phá cách mà ngoại trừ
các tay bút thực sự tài
hoa, khơng ai làm nổi)

c. Sơng Đà trữ tình, thơ
mộng:
- Viết những câu văn
mang dáng dấp mềm
mại, yên ả, trải dài như
chính dịng nước: con
sơng Đà tn dài như
một áng tóc trữ tình,...

- Dụng cơng tạo ra một
khơng khí mơ màng,
khiến người đọc có cảm
giác như được lạc vào
một thế giới kì ảo.
+ Con sơng giống như
một cố nhân lâu ngày
gặp lại.
+ Nắng cũng “giòn tan”
và cứ hoe hoe vàng mãi
cái sắc Đường thi “yên
hoa tam nguyệt”
+ Mũi thuyền lặng lẽ trơi
trên dịng nước lững lờ
như thương như nhớ.
+ Con hươu thơ ngộ trên
áng cỏ sương như biết
cất lên câu hỏi không lời.
+ Bờ sông hoang dại và
hồn nhiên như một bờ
tiền sử, phảng phất nỗi
niềm cổ tích.
*Sự tài hoa đã đem
lại cho áng văn những
trang tuyệt bút.
14


hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao
*Tạo dựng nên cả

động trong chế độ mới.
một khơng gian trữ tình
đủ sức khiến người đọc
say đắm, ngất ngây.

3.LUYỆN TẬP ( 2 phút )
Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:
ĐÁP ÁN
Câu hỏi 1: Cảm hứng sáng tạo
của tập tùy bút “Sông Đà” được
khơi gợi chủ yếu từ hiện thực
nào?
a. Hiện thực cuộc kháng chiến
[1]='b'
hào hùng ở Tây Bắc.
b. Thực tiễn xây dựng cuộc sống
mới ở Tây Bắc.
c. Hình ảnh con Sơng Đà.
d. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.
Câu hỏi 2: Trong tùy bút Người
lái đị sơng Đà, Nguyễn Tuân
khẳng định tài nguyên quý nhất
của Tây Bắc là gi?
a. Các mỏ quặng dưới lịng đất.
b.Dịng nước Sơng Đà.
c.Các cánh rừng hai bên bờ sông.

d.Con người bản địa và con người [2]='d'
miền xi lên góp phần xây dựng
Tây Bắc.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ:

Năng lực cần
hình thành

Năng lực giải
quyết vấn đề:

4.VẬN DỤNG ( 3 phút )
Hoạt động của GV - HS
GV giao nhiệm vụ:

Kiến thức cần đạt

Năng lực cần
hình thành

1. Đoạn văn trên được viết
15


(…) Con Sông Đà tuôn
dài tuôn dài như một áng tóc
trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn
hiện trong mây trời Tây Bắc

bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mù
khói núi Mèo đốt nương xn.
Tơi đã nhìn say sưa làn mây
mùa xuân bay trên Sông Đà,
tôi đã xuyên qua đám mây
mùa thu mà nhìn xuống dịng
nước Sơng Đà.   Mùa xn
dịng   xanh ngọc bích, chứ 
nước Sơng Đà khơng xanh
màu xanh canh hến của Sông
Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước
Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da
mặt một người bầm đi vì rượu
bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ
ở một người bất mãn bực bội
gì mỗi độ thu về (…) 
( Trích Tuỳ bút Sơng
Đà-Nguyễn Tn)
1. Đoạn văn trên được viết
theo phương thức biểu đạt
chính là gì? Phương thức đó
có tác dụng gì trong việc thể
hiện tư tưởng chủ đạo của
đoạn trích ?
2. Nêu nội dung chính của
đoạn văn bản trên ?
3. Câu văn Con Sông Đà tuôn
dài tuôn dài như một áng tóc
trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn

hiện trong mây trời Tây Bắc
bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mù
khói núi Mèo đốt nương xuân
sử dụng biện pháp tu từ về từ
như thế nào ? Việc phối thanh
có gì đặc biệt ? Nêu hiệu quả
nghệ thuật của phép tu từ và
việc phối thanh đó ?

theo phương thức miêu tả là
chính. Tác dụng : tạo nên hình
ảnh một sơng Đà với nhiều
sắc vẻ độc đáo vào hai thời
điểm là mùa xuân và mùa thu,
giúp cho bức tranh về dịng
sơng trở nên sống động và
chân thật.
2. Nội dung chính của đoạn
văn bản trên: Miêu tả vẻ đẹp
thơ mộng, trữ tình của sơng Đà
khi nhìn từ trên cao.
3. Câu văn Con Sơng Đà tn
dài tn dài như một áng tóc
trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn
hiện trong mây trời Tây Bắc
bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mù
khói núi Mèo đốt nương
xuân :

- Biện pháp tu từ so sánh :
Con Sông Đà tuôn dài tn
dài như một áng tóc trữ tình
- Phối thanh : đa số là thanh
Bằng ( B)
Hiệu quả nghệ thuật: So sánh
sơng Đà với áng tóc trữ tình và
phối thanh nhiều thanh bằng,
Nguyễn Tuân đã gợi vẻ đẹp trữ
tình, thơ mộng của dịng sơng,
tràn đầy sức sống của một
thiếu nữ đang độ xuân thì, vừa
kiều diễm, vừa hoang dại, man
sơ. Qua đó, tác giả thể hiện cái
nhìn u mến tha thiết vẻ đẹp
của thiên nhiên Việt Nam.
4. Ý nghĩa từ láy được
sử dụng trong đoạn văn bản :
Từ láy lừ lừ mang sắc thái của
một con người trầm mặc, tính
cách tĩnh lặng, được nhà văn
miêu tả như mặt một người
đang bầm đi vì rượu bữa hay

Năng lực giải
quyết vấn đề:

16



4. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa
từ láy lừ lừ được sử dụng
trong đoạn văn bản trên ?
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ:

giận dữ, bực bội khi thu về.
Cách dùng từ như vậy khiến
dịng sơng khơng chỉ là vật thể
tĩnh lặng mà cịn có sắc thái
cảm xúc như con người.

TÌM TỊI, MỞ RỘNG ( Bài tập về nhà).

Hoạt động của GV - HS
GV giao nhiệm vụ:
Bài tập 1( Nhóm 1-2):
HS thực hiện 1 phóng sự
về thực trạng của những
dịng sơng trên q hương
Thanh Hóa.
Bài tập 2( nhóm 3-4):
Anh ( chị) hãy đưa ra
giải pháp khơi phục những
dịng sơng chết.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ:


Kiến thức cần đạt

Năng lực cần hình
thành
Năng lực tự học

Năng lực tự học.

2.4. Hiệu quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục tại trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa
*Về mă ̣t lý luâ ̣n:
Áp dụng một tiết dạy đọc - hiểu văn bản “Người lái đị sơng Đà” ở lớp
12B1 năm học 2018-2019 trường TTGDNN-GDTX Hoằng Hóa tơi đã thu được
kết quả khả quan:
- Học sinh của lớp 12B1 sau khi được áp dụng phương pháp dạy học tích
hợp đều có thái độ hứng thú, tích cực hơn trong giờ học Ngữ văn.
- Các em không chỉ nắm được nội dung cơ bản của bài học mà còn có khả
năng huy đô ̣ng hiê ̣u quả kiến thức tổng hợp từ nô ̣i bô ̣ phân môn như: Văn–Tiếng
Viê ̣t và Làm văn mà còn có được kiến thức liên môn như: địa lý, lịch sử, văn
17


hóa,... Từ bài học, học sinh có thái đô ̣, tư tưởng, tình cảm đúng đắn hơn đối với
môn học cũng như ý thức trách nhiê ̣m với cảnh quan thiên nhiên đất nước.
*Về mă ̣t thực tiễn : Đánh giá qua bài kiểm tra số 3
Đề ra: Phân tích vẻ đẹp hình tượng sơng Đà trong tác phẩm “Người lái đị
sơng Đà” của Nguyễn Tn ( Ngữ văn 12 chương trình cơ bản, tâ ̣p mô ̣t ).
Cùng đề ra nhưng tôi áp dụng cho hai lớp 12B1 và 12B3 năm học 20182019: Lớp 12B3 chưa sử dụng phương pháp dạy học tích hợp, lớp 12B1 đã sử
dụng phương pháp dạy học tích hợp. Kết quả đạt được như sau:
Lớp chưa áp dụng đề tài

Lớp Sĩ số
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12B3 45
2 (4.4% ) 14 (31.1 %) 24 (53,3%)
5
(11.2% )
Nhâ ̣n xét : lớp 12B3 chưa sử dụng phương pháp dạy học tích hợp, kết quả
nhâ ̣n thức và hiểu biết của các em còn hạn chế. Số học sinh chưa nắm được kiến
của bài còn cao ( chiếm trên 11% )
Lớp áp dụng đề tài
Lớp Sĩ số
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12B1 42
8 (19% ) 17 ( 40.1%) 15 (35.7%) 2
(5.2% )
Nhâ ̣n xét : lớp 12B1 sử dụng phương pháp dạy học tích hợp, kết quả nhâ ̣n
thức và hiểu biết của các em về bài học đã cao hơn nhiều. Bài giảng đã đáp ứng
được mục tiêu đă ̣t ra cho bài học cả về nô ̣i dung và hình thức nghê ̣ thuâ ̣t.
Kết luâ ̣n : Áp dụng đề tài vào giảng dạy đã đưa lại kết quả cao hơn, so
với khi chưa thực hiêṇ đề tài.

3. KẾT LUẬN

3.1. Kết luận
Thực tiễn giảng dạy cho thấy áp dụng phương pháp tích hợp khi dạy
bài Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn (Ngữ văn 12) rất phù hợp. Vâ ̣n
dụng đề tài nàyphát huy được năng lực tự học của học sinh khiếngiờ họctrở nên
sôi nổi, có hứng thú hơn. Từ bài học mà sự hiểu biết của các em về sông Đà
được mở rô ̣ng, các em có lòng tự hào, có tình yêu quê hương đất nước, có ý thức
giữ gìn, bảo vê ̣ cảnh quan quê hương. Như vâ ̣y viê ̣c dạy học môn Ngữ văn
không những bồi dưỡng kiến thức, rèn luyê ̣n kĩ năng mà còn phát triển năng lực,
tiềm lực cho học sinh.
Đồng thời, phương pháp này cũng giúp HS khắc phục được lối học cũ, sao
chép, máy móc, tiết kiệm thời gian, HS khơng phải ghi chép nhiều, rèn luyện ý
thức tự học cho HS.
Qua thực hiê ̣n đề tài bước đầu tôi rút ra mô ̣t số bài học kinh nghiê ̣m sau :
18


- Ở những giờ học giáo viên làm tốt khâu tích hợp, kết quả giờ học khả
quan, hê ̣ thống kiến thức được khắc sâu, mở rô ̣ng, tạo được hứng thú cho học
sinh.
- Giáo viên phải căn cứ vào từng bài giảng cụ thể để vâ ̣n dụng phương pháp
dạy học hiê ̣u quả nhất, từ đó khâu Tích hợp mới đạt được kết quả cao.
- Riêng với giờ dạy đọc- hiểu văn bản, giáo viên nên sử dụng máy chiếu
phù hợp khi đưa các tư liê ̣u ( tranh, ảnh, lời nhâ ̣n xét...) về bài giảng giúp giờ
học thêm sinh đông, sôi nổi, sự hiểu biết của các em về bài học được nâng lên,
từ đó viê ̣c tích hợp có hiê ̣u quả hơn.
3.2. Kiến nghị
- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy nhất là
phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới của Bộ GD&ĐT vận dụng
phương pháp Tích hợp vào dạy học.
- Vận dụng phối hợp, linh hoạt với các bộ mơn có liên quan đến nội dung

bài học.
X́t phát từ mục đích đổi mới phương pháp, từng bước nâng cao hiê ̣u
quả giảng dạy môn Ngữ văn, tôi viết đề tài này từ những đúc kết kinh nghiê ̣m
của bản thân qua thực tiễn giảng dạy. Bản thân tơi thấy văn bản đọc– hiểu
Người lái đị sơng Đà (Ngữ văn 12.tập một ) rất phù hợp với cách dạy bằng
phương pháp Tích hợp. Tuy nhiên, đề tài chắc sẽ còn nhiều khiếm khuyết, tôi rất
mong sự góp ý của đồng nghiê ̣p để đề tài được hoàn thiê ̣n hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019.
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Trương Thị Hiền

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp (ĐHSPKT TPHCM)
2.Giới thiê ̣u mô ̣t số phương pháp giảng dạy cải tiến (ĐHKHTNĐHQGTPHCM)
3. Dạy học tích hợp (Nguyễn Thị Thúy Hồng – Bô ̣ GD&ĐT)
4. Phương pháp dạy học hiê ̣n đại (NXB Giáo dục 2001)
5. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm (Bô ̣ GD&ĐT –NXB Hà
Nô ̣i)
6. Tài liê ̣u bồi dưỡng giáo viên – Bô ̣ GD&ĐT – NXB giáo dục
7. Hướng dẫn thực hiê ̣n chương trình SGK lớp 12 môn Ngữ văn (Phan Trọng
Luâ ̣n – Trần Đình Sử – NXB giáo dục – 2008)

8. Hướng dẫn thực hiê ̣n chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn (NXB giáo dục –
2010)
9. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – NXB giáo dục – 2008
10.Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12 – Nguyễn Trọng Hoàn
11. Sách giáo viên Ngữ văn 12 – NXB GD&ĐT
12. Sách giáo khoa Ngữ văn 12- NXB GD& ĐT

20



×