Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) mộ số biện pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân cho trẻ trong trường MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.59 KB, 18 trang )

1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1/ Lý do chọn đề tài
Trẻ em hơm nay – Thế giới ngày mai
Đó là thơng điệp mà tất cả mọi người phải quan tâm. Như chúng ta
đã biết, con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định
cho mọi thắng lợi, bởi vậy để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh để sau này
trở thành chủ nhân tương lai của đất nước thì ngay bây giờ chúng ta phải
đầu tư một cách khoa học để cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
ngay từ đầu. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi con người đều có nhu cầu ăn,
uống để duy trì sự sống, nhưng ăn uống như thế nào để đảm bảo đầy đủ
thành phần các chất và hợp vệ sinh đó mới là điều quan trọng và cần thiết.
đặc biệt với trẻ em.
Chính vì vậy, trường mầm non là nơi thuận lợi nhất tạo tiền đề cho sự
phát triển thể chất của trẻ, giúp trẻ hoàn thiện và phát triển về mọi mặt. Ở
trường mầm non ngoài nhiệm vụ giáo dục thì nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
và nuôi dưỡng là then chốt. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế phát triển
như hiện nay, ăn uống không để chỉ giải quyết cảm giác đói mà ăn uống
phải là yếu tố quan trọng giúp cho cơ thể trẻ phát triển cân đối hài hòa. Trẻ
ở lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh về thể lực, về trí tuệ, nếu được
chăm sóc, được ni dưỡng đầy đủ, trẻ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật.
Đối với lứa tuổi này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo lượng cơ thể cao
hơn so với người lớn, mặt khác do sức ăn của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hóa,
chức năng tiêu hóa hấp thụ chưa hồn chỉnh, khả năng miễn dịch của trẻ
cịn hạn chế. Vì thế các thiếu sót trong ni dưỡng và chăm sóc đều có thể
dẫn đến các bệnh về dinh dưỡng. Vì vậy bữa ăn của trẻ cần đặc biệt chú ý
quan tâm chất lượng các loại thức ăn cho trẻ phải dễ tiêu hóa, có giá trị
dinh dưỡng cao. Hiện nay tình trạng trẻ em từ 0 – 6 tuổi chiếm tỉ lệ suy
dinh dưỡng vẫn nhiều, trẻ duy dinh dưỡng không chỉ thiếu cân mà tình
trạng trẻ suy dinh dưỡng vừa và suy dinh dưỡng thể thấp còi và trẻ mắc
bệnh thừa cân, béo phì cịn nhiều.
Để khắc phục giảm được tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân chúng ta


cần phải có kiến thức về chăm sóc, ni dưỡng trẻ một cách khoa học, để
trẻ có một thân hình phát triển cân đối hài hòa.
Là người quản lý phụ trách dinh dưỡng, tơi ln trăn trở và mong
muốn tìm ra những biện pháp có hiệu quả để góp phần vào phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non, chính vì vậy mà tơi chọn đề tài
“ Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân cho
trẻ trong trường Mầm non”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn
và phòng chống trẻ bị suy dinh dưỡng và trẻ bị thừa cân ở nhà trường.

1


Giúp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nắm được nội dung giáo dục
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
Giúp trẻ trong độ tuổi có nhận thức, kỹ năng trong sinh hoạt biết ăn
sạch, ăn đủ, ăn đúng, biết giữ gìn bảo vệ mơi trường trong sạch.
Đánh giá thực trạng về chất lượng vệ sinh ATTP trong trường mầm
non để đảm bảo bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non.
Tìm ra hệ thống các biện pháp để nâng cao chất lượng vệ sinh ATTP
để đảm bảo bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non.
Đảm bảo vệ sinh trong trường mầm non không để xảy ra ngộ độc thực
phẩm và các bệnh qua đường thực phẩm.
Truyền thơng nâng cao nhận thức và trình độ thực hành đúng của các
bậc cha mẹ, học sinh về chế độ ăn cho trẻ, và cách lựa chọn thực phẩm
đảm bảo an toàn và chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu“Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng,
thừa cân cho trẻ trong trường Mầm non”.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu thực tế của nhà trường về cơng tác ăn bán trú.
- Phương pháp tích lũy kinh nghiệm
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng, thu thập, xử lý các thông tin
cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp đối chứng kết quả thực hiện đề tài với thực tế trước đây.
2: NỘI DUNG
2.1 / Cơ sở lý luận;
Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO): Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải
mái về vật chất và tinh thần. Phải khẳng định rằng: Một cơ thể yếu ớt
khơng thể có một tâm hồn lành mạnh. Sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi
chúng ta! Đặc biệt là thế hệ con trẻ, là niềm tin, là tương lai của xã hội.
Để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển tồn diện, tơi đã tập
trung nghiên cứu, tìm tịi nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dinh
dưỡng đảm bảo đầy đủ, cân đối các nhóm chất dinh dưỡng chính mà thực
phẩm cung cấp bao gồm năng lượng chất đạm, chất béo, các vitamin,
khoáng chất, nước và chất sơ là nhu cầu cần thiết để cơ thể phát triển toàn
diện nhất là ở trẻ về nhu cầu dinh dưỡng là rất quan trọng và không thể
thiếu được. Trẻ bị suy dinh dưỡng là do thiếu Protein- năng lượng (Thường
gọi là SDD ) là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến ở trẻ em nước ta.
Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn và thường hay mắc bệnh
nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả năng
học tập, vui chơi, vận động, năng xuất lao động kém khi trưởng thành.
2


Thường trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chủ yếu là suy dinh dưỡng
thể nhẹ và vừa kèm theo thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Đáng chú ý là

trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên
khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường, ở một cộng
đồng( làng, xã, trường học…) có nhiều trẻ suy dinh dưỡng ta càng khó
nhận biêt vì chúng đều “nhỏ - bé ” như nhau.
Hiện nay, tình trạng suy dinh dưỡng thấp cịi phổ biến nhiều hơn, ít
được mọi người chú ý tới. Trong nhiều năm nay người ta thường dùng biểu
đồ theo dõi cân nặng theo tuổi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em vì
đo chiều cao ở cộng đồng khó hơn so với cân nặng và cho rằng chiều cao
theo tuổi phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tuy vậy điều đó hồn tồn khơng
phải. Năm 2006 WHO đã công bố chuẩn tăng trưởng mới cho trẻ em và
khuyến nghị ứng dụng thống nhất toàn cầu. Như vậy, chiều cao theo tuổi
đã được khẳng định là chỉ tiêu dinh dưỡng quan trọng nhất và các điều
kiện môi trường chứ không phải di truyền là yếu tố quyết định chính đến
sự khác biệt về tăng trưởng trẻ em. Đó là căn cứ khoa học để giảm suy
dinh dưỡng thể thấp còi trở thành mục tiêu quan trọng của chương trình
phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
Bên cạnh việc trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi, hiện nay với sự phát
triển đi lên của xã hội, mỗi người chúng ta đều có cuộc sống đầy đủ, sung
túc hơn, chính vì thế trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình
và tồn xã hội, nhiều người vẫn cho rằng điều kiện cho con ăn học là cái
tốt, con mình càng mập mạp, bụ bẫm càng tốt, khi cha mẹ phát hiện con
mình bị thừa cân quá nhiều thì đã muộn. Trẻ bị béo phì làm ảnh hưởng đến
sự vận động, sự sáng tạo, linh hoạt, hay mắc các bệnh về tim mạch và điều
đáng lo hơn cả là trẻ mất tự tin khi giao tiếp cùng bạn bởi trẻ tự cho mình
là “ Xấu xí” đó là nỗi lo của gia đình, nhà trường và xã hội.
Trẻ khỏe mạnh mới tham gia chơi đùa cùng bạn bè và học tập mới được
tốt. Vì thế việc chăm sóc – ni dưỡng trẻ để trẻ phát triển và lớn lên trong
một mơi trường giáo dục tốt thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta phải chăm sóc
– ni dưỡng trẻ từ khi còn nhỏ. Như chúng ta đã biết cơ thể trẻ em đang ở
trạng thái phát triển dần dần, các cơ quan chưa ổn định, vì vậy khi chăm

sóc ni dưỡng trẻ khơng đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng và rèn luyện
thân thể không hợp lý sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ dễ ốm đau
bệnh tật. Việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ khơng chu đáo, khoa học sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất, phát triển tòan diện cho trẻ.
2.2 / Thực trạng của nhà trường
1/ Thuận lợi
Trường Mầm non Thị trấn Thọ xuân là trường trung tâm chất lượng
cao của huyện nhà trường có đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, khỏe, yêu
nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, với cơng việc, có một số giáo viên nhân
viên rất năng động, linh hoạt trong cơng tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
3


Nhà trường đã mua sắm đầy đủ đồ dùng ăn ngủ, vệ sinh phục vụ trẻ
ăn bán trú tại trường, tạo điều kiện tốt cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc
sức khỏe cho trẻ tại trường.
Nhân viên dinh dưỡng đã được qua đào tạo chuyên ngành trung cấp
nấu ăn chế biến món ăn.
Nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò của trường mầm non
ngày càng được nâng cao nên đã đưa con em mình, đặc biệt là độ tuổi nhà
trẻ đến trường ngày càng đông. Số trẻ ăn bán trú tại trường là 100%.
2/ Khó khăn:
- Thu nhập của nhân dân trên địa bàn không đồng đều, mức đóng góp tiền
ăn cho trẻ chỉ ở mức trung bình nên việc thay đổi món ăn cho trẻ cũng có
phần hạn chế.
- Nhận thức của phụ huynh về việc phòng chống suy dinh dưỡng, trẻ thừa
cân còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến việc phối kết hợp giữa phụ huynh
và nhà trường trong việc phòng chống suy dinh dưỡng, phịng chống trẻ
béo phì chưa đạt kết quả cao.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác chăm sóc nuôi dưỡng mới chỉ đáp

ứng đủ nhu cầu.
- Qua những thực tế trên nên khi khảo sát sức khỏe đầu năm cho trẻ có kết
quả như sau
Kết quả khảo sát cân đo – Khám sức khỏe ( Tháng 9 /2018 ) - ( Bảng 1)
S
Nhà trẻ
Số
Mẫu giáo

trẻ
Cân nặng
Chiều cao
Cân nặng
Chiều cao
Cân Trẻ Cân Chiều Thấp
Trẻ
tr Cân Trẻ Cân Chiều Thấp Trẻ
cao
cịi
cao
nặng
SD
nặng
cịi
mắc
nặng
SD
nặng
mắc


BT
BT
BT

92 86
94%

D

4
4%

cao
hơn
tuổi

bệnh

2

88

4

2%

96%

4%


5
5%

BT

305

D

cao
hơn
tuổi

bệnh
(SR)

285

9

11

290

15

30

93%


3%

4%

95%

5%

10 %

Từ những kết quả khảo sát trên, tơi nhận thấy số trẻ bị suy dinh
dưỡng và trẻ bị thừa cân còn nhiều đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng thể
thấp còi, tỉ lệ trẻ sâu răng, mắc bệnh cịn cao. Vì vậy cần phải có những
biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn, cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng
cho bị thừa cân, vệ sinh ATTP, vệ sinh cá nhân trẻ nhằm giảm tỉ lệ suy
dinh dưỡng trẻ trong nhà trường.
2.3. Các biện pháp thực hiện
1/Coi trọng chất lượng bữa ăn và chế độ ăn hợp lý cho trẻ
Việc xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý là rất quan
trọng. Được sự quan tâm của Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và
đào tạo tổ chức những buổi tập huấn, hướng dẫn nhà trường áp dụng khoa
học dinh dưỡng trong cơ cấu khẩu phần cho các lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.
Được tập huấn hướng dẫn phần mềm dinh dưỡng “Công nghệ Vietec” theo
4


Thông Tư 28/TT- BGDĐT ngày 20/12/2016 về việc Sửa đổi bổ sung một
số nội dung của chương trình giáo dục mầm non, nên cơng việc tính tốn
được nhanh và chính xác.
Thực đơn được xây dựng trên máy giúp nhà trường rút được nhiều

kinh nghiệm và có nhiều thực đơn mẫu, căn cứ vào mục thực đơn mẫu, để
đi chợ, đặt hàng rồi làm bảng kiểm tra khẩu phần thực tế. Tôi đã xây dựng
thực đơn cho trẻ như sau:
Thực đơn mùa hè: Cho trẻ Nhà trẻ
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Bữa ăn
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Thịt dim . Thịt gà
. Ruốc cá
. Trứng
. Thịt bò xào
Bữa
đậu phụ
xào giá
. Dấm cá
đúc thịt
giá
trưa
. Canh cua . Canh bí
. Canh
. Canh bí

rau đay
mồng tơi
hến
Bữa
. Đu đủ
. Sữa đậu . Chuối
. Sữa ơng
. Chuối tiêu
phụ
chín
nành
tiêu
thọ
Bữa
. Cháo
. Cháo gà . Cháo vịt . Xôi đậu
. Cháo vịt
chiều
lươn
xanh ruốc
Thực đơn mùa hè: Cho trẻ Mẫu giáo
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Bữa ăn
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Thịt dim . Thịt gà

. Ruốc cá
Bữa
đậu phụ
xào giá
. Dấm cá
trưa
. Canh
. Canh bí
cua rau
đay
Bữa
Cháo
. Cháo gà . Cháo vịt
phụ
lươn
Thực đơn mùa đơng: Cho trẻ Nhà trẻ
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Bữa ăn
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Thịt dim . Thịt ngan . Ruốc cá
Bữa
đậu phụ
xào giá
. Dấm cá


Thứ 5
. Cơm tẻ
. Trứng
đúc thịt
. Canh
mồng tơi
hến
. Xôi đậu
xanh ruốc

Thứ 5
. Cơm tẻ
. Trứng
đúc thịt

Thứ 6
. Cơm tẻ
. Thịt bị
xào giá
. Canh bí
. Cháo vịt

Thứ 6
. Cơm tẻ
. Thịt bò xào
giá
5


trưa


. Canh cải
cúc

. Canh su
hào, cà rốt

Bữa
phụ

. Đu đủ
chín
.
Cháo
lươn

. Sữa đậu
nành
. Xôi gấc
ruốc

Bữa
chiều

. Canh cà
chua

. Canh su
hào, cà rốt


. Chuối
tiêu

. Sữa ông
thọ

. Chuối tiêu

. Cháo gà

. Xôi đậu
gấc ruốc

. Cháo vịt

Thực đơn mùa đông: Cho trẻ Mẫu giáo
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Bữa ăn
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Cơm tẻ
. Thịt dim . Thịt ngan . Ruốc cá
. Trứng

. Thịt bò xào
Bữa
đậu phụ
xào giá
. Dấm cá
đúc thịt
giá
trưa
. Canh cải . Canh su
. Canh cà . Canh su
cúc
hào, cà rốt
chua
hào, cà rốt
.
Bữa
Cháo
. Xôi gấc
. Cháo gà
. Xôi đậu
. Cháo vịt
phụ
lươn
ruốc
gấc ruốc
Thực phẩm ngon, chọn thực phẩm dễ tìm theo mùa phù hợp với địa
phương, đảm bảo định lượng dinh dưỡng, phối hợp nhiều loại thực phẩm.
Trung bình sử dụng 12 loại thực phẩm/ ngày, chú ý bổ sung lượng dầu,
mỡ, đường muối i ốt để đủ chất, cân đối và phù hợp với tiền ăn cha mẹ trẻ
đóng. Nhà trường ln phát huy bữa ăn hợp lý, bữa ăn ngon đủ dinh dưỡng

phải là:
+ Bữa ăn phải an toàn (đảm bảo vệ sinh ATTP)
+ Đủ kalo, đủ thành phần dinh dưỡng
+ Thay đổi món ăn cho hợp khẩu vị
+ Khơng ăn mặn, khơng nên ăn thối q 1 đồ ăn
+ Nên ăn lỏng, bữa ăn phải có canh, ăn nhiều rau quả
. Mức thu tiền ăn được điều chỉnh phù hợp với giá cả thực phẩm để đảm
bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ.
. Đối với trẻ nhà trẻ, lượng calo cần có trong ngày là: 1.000 Kcal. Nhu cầu
năng lượng ở trường mầm non chiếm 60 – 70% là: 600 – 651 Kcal.
. Đối với trẻ mẫu giáo nhu cầu năng lượng trong ngày của 1 trẻ cần đạt là:
1.320 Kcal, nhu cầu năng lượng chiếm 50 – 55% ở trường là: 615 –
726Kcal
. Đối với nhu cầu năng lượng cần đạt như trên, năm học 2018- 2019 giá cả
của các loại thực phẩm vẫn ổn định nên tiền ăn của trẻ trong một ngày là:
- Nhà trẻ: 14.000đ/ngày/trẻ;
6


- Mẫu giáo: 15.000đ/ngày/trẻ.
Với mức thu hiện tại cùng với giá cả thực phẩm hiện nay, lượng calo
cần đạt cho trẻ tại trường đảm bảo.
Việc xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi cân đối,
hợp lý các nhóm chất dinh dưỡng.
Đối với trẻ nhà trẻ một ngày trẻ ăn ở trường 3 bữa đó là bữa chính
trưa, bữa phụ, bữa chính chiều. Cịn đối với trẻ mẫu giáo một ngày ở
trường trẻ ăn 2 bữa đó là bữa chính trưa, bữa phụ năng lượng phân phối
cho các bữa như sau;
- Đối với trẻ nhà trẻ;
Bữa chính trưa: cung cấp từ 30 – 35 % năng lượng cả ngày

Bữa phụ: cung cấp khoảng 5 – 10 % năng lượng cả ngày
Bữa chiều: 25 – 30% năng lượng cả ngày
- Đối với trẻ mẫu giáo;
Bữa chính trưa: cung cấp từ 30 – 35 % năng lượng cả ngày
Bữa phụ: cung cấp khoảng 15 – 25 % năng lượng cả ngày
. Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu: Đối với độ tuổi nhà trẻ
13-20% năng lượng do chất đạm(Protit) cung cấp
30 - 40% năng lượng do chất béo(Lpit) cung cấp
47 – 50% năng lượng do chất bột đường(Gluxit) cung cấp
. Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu: Đối với độ tuổi mẫu giáo
13-20% năng lượng do chất đạm(Protit) cung cấp
25 - 35% năng lượng do chất béo(Lpit) cung cấp
52 – 60% năng lượng do chất bột đường(Gluxit) cung cấp
Qua khảo sát bữa ăn của trẻ, tôi thấy hầu hết trẻ đều ăn một cách tích
cực với các món ăn, tuy vậy vẫn cịn một số trẻ (10-15%) số trẻ khơng ăn
hết tiêu chuẩn, ăn chậm, nếu ngày nào cũng diễn ra tình trạng như vậy sẽ
khơng đảm bảo dinh dưỡng cần thiết trong ngày cho trẻ, và tỷ lệ trẻ bị thừa
cân thì trẻ lại ăn rất ngon miệng, cơ thể trẻ hấp thu thức ăn rất tốt. Qua tìm
hiểu trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, nguyên nhân chính dẫn đến trẻ
kém ăn, lười ăn, suy dinh dưỡng và trẻ bị thừa cân đó là;
- Bữa sáng bố mẹ chiều con hay mua cho con những thực phẩm chế biến
sẳn như bim bim, xúc xích, mì tơm....ăn thay cho ăn sáng, đây là những
thực phẩm khơng an tồn đối với trẻ, bởi vì trong các thực phẩm này đều
chứa a xít béo khơng no, nên khi trẻ ăn vào sẽ lâu tiêu hóa, ngồi ra các
thực phẩm này khơng có dinh dưỡng cao lại làm cho trẻ lúc nào cũng có
cảm giác khơng muốn ăn.
- Một số trẻ khác do ngủ dậy muộn, ăn bữa sáng muộn vì vậy khoảng cách
giữa bữa sáng và bữa trưa gần nhau, trẻ cịn no nên ăn bữa trưa ít.
- Thức ăn dành cho trẻ không đảm bảo vệ sinh, không được chế biến phù
hợp với sự hấp thụ của trẻ vì vậy khi ăn vào trẻ khó tiêu hóa.

Từ những nguyên nhân trên, tôi đã đề ra một số giải pháp:
7


Giáo vên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm trong việc tuyên
truyền tới các bậc phụ huynh về việc trẻ hay địi ăn những thức ăn khơng
tốt có nhiều phẩm màu được bày bán ở hàng quán, phụ huynh cần cho trẻ
ăn ở nhà những thức ăn đảm bảo vệ sinh, dễ tiêu hóa, tun truyền, giải
thích đề nghị bố mẹ trẻ cho trẻ ăn, ngủ điều độ, đưa đón trẻ đến trường
đúng giờ qui định và khơng cho trẻ mang quà vặt đến lớp. Có như vậy trẻ
mới ăn tốt hơn, ăn hết xuất của mình, mới giảm được tỷ lệ trẻ bị suy dinh
dưỡng.
2/ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên về kiến thức
phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân cho trẻ
- Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng cho trẻ trong trường
mầm non đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường phải tự học bỗi
dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn. Vậy làm thế nào để chị em có trình
độ chun sâu về lĩnh vực chăm sóc ni dưỡng trẻ, bản thân là một cán bộ
quản lý trẻ tơi ln xác định mình phải cố gắng tự học để trau dồi kiến
thức nâng cao chuyên môn, tham quan học tập các trường bạn, những
đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo nuôi
dưỡng trong huyện và ngồi huyện mình cơng tác.
- Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch bồi dưỡng cho hoạt
động chun mơn của mình như sau:
a/. Đối với giáo viên:
- Chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung: Bồi dưỡng kiến thức
chăm sóc, dinh dưỡng qua tham dự các lớp tập huấn của Phòng giáo dục tổ
chức nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng cho trẻ.
- Hướng dẫn cân đo, theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong lớp.
-Tổ chức các buổi thảo luận để chị em trao đổi kinh nghiệm trong cơng tác

chăm sóc trẻ, về cách tổ chức giờ ăn cho khoa học hợp lý. Vì trên thực tế,
việc tổ chức giờ ăn cho trẻ ở các trường mầm non cô giáo mới chỉ lưu ý
giờ ăn làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức cho trẻ
ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn. Đặc biệt là cách
chăm sóc những trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì.
VD: Đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trong giờ ăn của trẻ u cầu giáo
phải ln động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất. Kiên trì tập cho trẻ ăn
dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái...
- Cùng với hiệu phó phụ trách chun mơn hội thảo giáo dục chuyên đề
giáo dục thể chất với mục đích tăng cường cho trẻ tham gia các trò chơi
vận động, các trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ.
VD: Trong các giờ học và hoạt động vui chơi các cơ giáo giải thích cho trẻ
thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cho cơ thể khoẻ
mạnh, da dẻ hồng hào, mơi đỏ tóc đen, thông minh học giỏi, nếu ăn không
đủ chất sẽ gầy cịm ốm yếu. Hoặc nhóm thực phẩm bột đường chất béo ta
nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều sẽ làm cho cơ thể béo phì...
8


b/. Đối với nhân viên:
- Tập huấn cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng về kiến thức vệ sinh an tồn
thực phẩm. Chế biến món ăn đảm bảo 10 ngun tắc vàng
- Chỉ đạo cho đội ngũ nhân viên về cách chế biến món ăn hợp lý đối với
trẻ, để đảm bảo trẻ ăn ngon miệng và ăn hết xuất.
- Thông qua các buổi họp cuối tháng cho chị em trao đổi thảo luận về công
tác nuôi dưỡng của nhà trường truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm về
cách nấu món ăn sáng tạo cho trẻ.
3/Tham mưu bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng bán trú
Cơ sở vật chất, trang thiết bị là phương tiện để thực hiện mục tiêu
giáo dục trẻ. Nếu cơ sở vật chất đầy đủ sẽ góp phần rất lớn vào kết quả

chăm sóc ni dưỡng trẻ.
Hàng năm, nhà trường đã trang cấp khá đầy đủ cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho các lớp, nhất là đồ dùng phục vụ bán trú, nhưng qua quá trình
sử dụng đã hư hỏng nhiều. Vì vậy, qua đợt kiểm kê tài sản cuối năm học
2017-2018 ở nhà bếp và các lớp, Tôi lên kế hoạch tham mưu với Hiệu
trưởng để mua bổ sung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho bán trú và đồ
dùng cho các lớp như: Như soong, nồi, rá, xô, chậu, bếp, thớt, dao..cho nhà
bếp đầy đủ.
Đối với các lớp tôi tham mưu mua sắm đầy đủ bàn ghế, chiếu, sạp
ngủ, chăn, gối, bát thìa, ca, khăn...đầy đủ theo số lượng trẻ. Tham mưu hợp
đồng những nhân viên dinh dưỡng có kiến thức kinh nghiệm, có năng lực,
sức khỏe để đảm bảo phục vụ tốt cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ. Nhờ
vậy mà ngay từ đầu năm học trường đã ổn định đội ngũ nhân viên dinh
dưỡng, trường có đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc ni
dưỡng trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.
4/ Chỉ đạo giáo viên chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân thông qua
giờ ăn – Ngủ, giáo dục trẻ ý thức tự chăm sóc.
- Chỉ đạo cho giáo viên tổ chức cho trẻ ăn uống khoa học: Giáo viên phải
là người chủ đạo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
- Nhiệm vụ của giáo viên là trước khi trẻ ăn: Giáo dục trẻ có ý thức và thói
quen rửa tay trước khi ăn và khơng được nói chuyện trong khi ăn, trị
chuyện về các nhóm thực phẩm tốt cho cơ thể…
- Chia trẻ thành nhiều nhóm ăn, kê bàn ghế, sắp xếp khăn lau, bát thìa, đĩa
hợp lý, phù hợp với số lượng bàn ăn, chia cơm, thức ăn đều cho từng bát.
- Tách trẻ ăn chậm, ăn yếu, trẻ suy dinh dưỡng riêng ra từng nhóm để cơ
dễ theo dõi, chăm sóc hoặc cho trẻ ăn chậm ngồi xen kẽ trẻ ăn tốt để trẻ
hưởng ứng ăn theo bạn.
- Nếu trẻ có biểu hiện ăn không ngon miệng, uể oải, cô phải tách riêng và
chăm sóc đặc biệt cho trẻ, theo dõi diễn biến sức khỏe trẻ trong ngày, tìm
hiểu nguyên nhân để kịp thời can thiệp khi cần và thông báo cho phụ


9


huynh lưu ý tiếp tục theo dõi và có chế độ ăn phù hợp với trẻ. Tuyên
dương, động viên trẻ kịp thời
- Sau những lần cân đo, cô cho trẻ biết trẻ tăng cân hoặc không tăng cân,
tụt cân và hỏi trẻ tại sao con tăng cân hoặc sao con khơng tăng cân hoặc tụt
cân khơng? Cơ có thể giải thích cho trẻ hiểu. Qua nhiều lần như thế giúp
trẻ ý thức tốt hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bằng cách cố gắng ăn hết
xuất, ngủ ngon và biết giữ vệ sinh cá nhân phòng bệnh.
- Đối với trẻ thừa cân; giờ ăn cơ cần giảm nhóm chất bột đường cho trẻ, cơ
chỉ cho trẻ ăn ít cơm, nhưng bù lại giáo viên phải tăng cường thêm nhóm
vitamin và chất đạm bằng cách cho trẻ ăn bát canh trước khi ăn cơm, để
cho trẻ có cảm giác nhanh no để từ đó trẻ ăn ít cơm dần dần.
- Đối với trẻ thừa cân giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách ăn chậm nhai kỷ,
bởi vì những trẻ này thường ăn rất nhanh và lúc nào cũng thèm ăn, nếu trẻ
ăn chậm lại sẽ đợi cùng các bạn để tránh tình trạng trẻ ăn nhiều cơm.
Việc tổ chức ăn uống và rèn luyện tốt nếp ăn góp phần quan trọng
bảo vệ nâng cao thể lực và giáo dục đạo đức, hành vi văn minh cho trẻ.
Bên cạnh đó giấc ngủ trưa ở trường mầm non có ý nghĩa thiết thực quan
trọng cho sức khỏe và hệ thần kinh của trẻ, trẻ ngủ ngon sẽ trở nên điềm
tĩnh, vui vẻ, có biểu hiện nhu cầu và vận động hoạt động. Ngược lại nếu vi
phạm chế độ ngủ của trẻ sẽ dẫn đến trạng thái khơng cân bằng, trẻ hay thay
đổi tính tình mệt mỏi, kém ăn, chất lượng học chương trình buổi chiều sẽ
bị hạn chế. Vì vậy, ở trường mầm non chúng tôi luôn coi trọng việc tổ
chức giấc ngủ khơng kém gì việc tổ chức ăn uống: Người ta nói “ Ăn được
– ngủ được là tiên” đối với trẻ mầm non lại càng có ý nghĩa như vậy. Nhà
trường luôn đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giờ và đúng giờ, nếu ngủ sớm quá, trẻ
chưa ngủ được sẽ hình thành thói quen thao thức, chơi nghịch trong giờ

ngủ,ngủ muộn q, trẻ khơng cịn buồn ngủ nữa, ngủ ít quá không đảm bảo
được sức khỏe, ngủ kéo dài ảnh hưởng đến chương trình hoạt động buổi
chiều.
Phịng ngủ ln sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng, trẻ
được nằm ngủ thoải mái, giáo viên ln có mặt quan sát trẻ thường xuyên
suốt thời gian trẻ ngủ trưa để giấc ngủ của trẻ được tốt hơn. Có như vậy trẻ
ăn được, ngủ được mới khỏe mạnh và hạn chế trẻ bị suy dinh dưỡng.
5/ Lựa chọn và chế biến thực phẩm đúng nguyên tắc, đảm bảo vệ sinh,
an toàn thực phẩm.
- Lựa chọn và chế biến thực phẩm đúng nguyên tắc, đảm bảo vệ sinh, an
toàn thực phẩm, là một khâu then chốt rất quan trọng đối với bếp ăn bán
trú của trường mầm non, bởi vì trẻ của chúng ta đang còn nhỏ nên sức đề
kháng còn kém nên việc ngộ độc thức ăn là dễ sảy ra với trẻ, chính vì thế
bản thân là cán bộ quản lý nhà trường tôi luôn quan tâm đến việc “hợp
đồng thực phẩm” là việc làm cần thiết và cấp bách khi chuẩn bị bước vào
năm học.
10


Công việc “Làm dâu trăm họ” luôn được đặt cho tên gọi của những nhân
viên nhà bếp, muốn làm tốt được công việc nhân viên phải hiểu được nội
dung yêu cầu của nhà bếp, các nội qui, qui chế đề ra của tổ nuôi. Các nhân
viên trong tổ thực hiện nghiêm túc theo công việc được giao, làm tốt công
việc của mình và háng năm tơi ln có danh sách phân công nhiệm vụ của
từng nhân viên cụ thể như sau;
- Nhiệm vụ của nhân viên nhà bếp;
* Nhân viên tiếp phẩm: phải nắm được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm,
biết lựa chọn thực phẩm tươi ngon, chất lượng tốt cho trẻ, tận dụng thực
phẩm sẵn có ở địa phương có giá trị dinh dưỡng cao mà giá cả lại rẻ, khai
thác nguồn thực phẩm mua từ gia đình trẻ vừa đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm vừa gắn trách nhiệm của cha mẹ trẻ với con mình, biết tính tốn
thực phẩm thay thế có giá trị dinh dưỡng tương đương với giá trị dinh
dưỡng trong thực đơn mà thị trường khơng có hoặc khơng đảm bảo chất
lượng.
+ Thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, nhà trường có biên bản hợp đồng
các loại thực phẩm nhằm giảm thiểu tối đa thực phẩm kém chất lượng.
Nhân viên tiếp phẩm phải nắm chắc được cách lựa chọn thực phẩm đảm
bảo an toàn trước khi nhập thực phẩm mà các nhà cung cấp thực phẩm
mang tới trường để nhập, nếu thực phẩm hơm đó mang tới nhập thấy màu
khác lạ hoặc ghi ngờ các biểu hiện khác thì nhân viên tiếp phẩm không
được nhập mà phải dùng bộ tex thử nhanh ( Nhà trường đã được UBND
Thị trấn cấp cho bộ tex thử nhanh để kiểm tra thực phẩm) để kiểm tra thực
phẩm, nếu thực phẩm hơm đó khơng đảm bảo chất lượng thì sẽ khơng nhập
nữa, mà nhà trường sẽ thay thế bằng thực phẩm khác.
Ví dụ: Biết cách nhận biết đặc điểm của thịt tươi và ngon, mặt cắt
của thịt có màu hồng sáng, bì mỏng, mềm mại, thịt cầm chắc tay, mỡ màu
sáng có độ chắc phân biệt được thịt động vật đã mắc bệnh, ôi thiu (mỡ hơi
vàng, thịt nhão)
+ Chọn mua trứng: trứng vỏ sáng có một lớp màng mỏng nổi lên hạt giống
như bụi phấn( vỏ khơng bóng) cầm trứng soi vào đèn hoặc ánh sáng mặt
trời thấy lịng trắng, lịng đỏ khơng phân biệt được rõ ràng.
+ Chọn mua rau: Rau tươi ngon, sáng màu, khơng dập nát, khơng có mùi
lạ, khơng nên mua rau quả quá ướt, thực phẩm sạch còn phụ thuộc vào
lương tâm của người sản xuất;
Ví dụ: Luống rau gia đình ăn thì khơng phun thuốc, ruộng rau hái
bán thì phun thuốc có nồng độ cao để nhanh được thu hoạch, khơng bị
sâu…chính vì thế để tránh ngộ độc thức ăn cho trẻ vận động gia đình giáo
viên, nhân viên, phụ huynh có rau, quả sạch đăng ký nhập cho nhà trường.
* Nhân viên chế biến phải: Thường xuyên thay đổi cách chế biến, tạo ra
nhiều món ăn đa dạng về màu sắc, mùi vị để kích thích trẻ ăn ngon miệng,

tạo điều kiện tốt cho việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.
11


+ Chế biến đúng kỷ thuật, biết bảo tồn dinh dưỡng trong quá trình chế
biến như : Thức ăn của trẻ cần chế biến nhỏ, nhừ, thơm ngon, đẹp mắt
+ Biết kết hợp nhiều loại thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng của
thức ăn để tạo món ăn đa dạng về màu sắc, mùi vị, kích thích để trẻ ăn
ngon miệng, ăn hết định lượng, tạo điều kiện cho sự tiêu hóa tốt.
+ Người chế biến cần nắm được nguyên tắc phối hợp an toàn các loại
thực phẩm trong bữa ăn, các loại thực phẩm nào có thể phối hợp với nhau
sẽ nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, thực phẩm nào kết hợp với
nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng
Ví dụ: Thịt xào giá đỗ sẽ nâng cao giá trị dinh dưỡng nhưng gan lợn
xào giá đỗ sẽ giảm giá trị dinh dưỡng
+ Nhân viên chế biến cần loại bỏ độc hại, bảo tồn dinh dưỡng trong thực
phẩm
. Vo gạo nhẹ nhàng, không trà sát kỹ làm giảm dinh dưỡng trong gạo
. Rau rửa sạch để ráo nước sau đó mới thái
. Nấu cơm, cháo đổ vừa lượng nước, không gạt bỏ nước cơm
Chế biến thực phẩm đảm bảo đúng qui trình một chiều từ khâu đầu tiên
đến khâu cuối cùng, không để chồng chéo đường đi của thức ăn. Lưu mẫu
thức ăn chín và niêm phong 24/24 giờ trong tủ lạnh. Thực hiện nghiêm túc
hợp đồng cam kết chất lượng thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối
cho trẻ.
6/ Chống thất thốt đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, cân đối dinh
dưỡng, tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ.
Đây là vấn đề quan trọng luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm.
Thất thốt thực phẩm được xác định là có thể xảy ra ở tất cả các khâu bắt
đầu từ khâu nhận chợ cho tới khi trẻ ăn trên lớp và bất kể sự sơ ý nào cũng

có thể gây thất thốt.
Ví dụ : Chế biến khơng ngon, cháu bỏ ăn, ăn khơng ngon miệng, ăn ít, mua
thực phẩm khơng ngon, phải loại bỏ nhiều. Mua phải thực phẩm có nguy
cơ ngộ độc phải bỏ hoặc thức ăn chia xong nhưng khơng đậy chẳng may
nhiễm bẩn phải đổ...Sự thất thốt cịn xảy ra khi cháu ăn cơ giáo khơng
qn xuyến cẩn thận cháu ăn bị đổ, bị rơi vãi và do một số ngun nhân
khác. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp để chống thất thốt và đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc thức ăn ảnh hưởng đến sức
khoẻ của trẻ.
- Để bảo đảm tối đa những đáng tiếc có thể xảy ra, Cán bộ quản lý
nhà trường đã giao trách nhiệm và định mức cụ thể thành viên trong nhà
bếp. Tiếp phẩm chịu trách nhiệm chất lượng, giá cả thực phẩm. Cô nấu ăn
phải chế biến ngon sạch sẽ, đúng giờ.
- Cán bộ quản lý nhà trường lên kế hoạch kiểm tra thực đơn hàng
ngày của trẻ, có kế hoạch điều chỉnh khi thấy bất hợp lý.

12


- Kiểm tra thực phẩm chưa chế biến vào đầu giờ khi nhà bếp đi chợ
về. Nếu thấy thực phẩm mua về không đảm bảo, thấy màu sắc khác lạ,
không ngon đề nghị nhà bếp đổi ngay.
- Kiểm tra khâu sơ chế nếu thấy không vệ sinh đề nghị nhà bếp thực
hiện nghiêm túc và có biện pháp để khơng bị tái phạm.
- Giám sát việc chia phần ăn cho nhóm lớp và cho từng trẻ để có kế
hoạch điều chỉnh kịp thời.
- Nhắc nhở giáo viên quán xuyến trẻ ăn tốt để không bị đổ và rơi vãi
thức ăn.
- Với mỗi loại thức ăn mới cần tổ chức nấu thử để biết sự tương
đương giữa lượng sống và chín giúp cho việc chia xuất ăn cho trẻ chính

xác, tránh thất thoát thực phẩm.
- Thực hiện triệt để việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày để tìm nguyên
nhân trong trường hợp ngộ độc thức ăn.
- Kiểm tra thường xuyên sổ sách thu chi tiền ăn của giáo viên.
7/ Tăng cường cho trẻ tham gia vận dộng thông qua các hoạt động trong
ngày.
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng muốn cho trẻ ăn ngon miệng, một
trong những nội dung quan trọng đó là tổ chức tốt các hoạt động trong
ngày. Trẻ có tiêu hao năng lượng thì nhu cầu ăn uống của trẻ mới cao. Còn
đối với với những trẻ thừa cân trẻ tham gia vận động nhiều để trẻ tiêu hao
năng lượng và để phòng tránh về các bệnh tim mạch. Chính vì thế, tơi đã
kết hợp tốt với chun môn hướng dẫn và chỉ đạo cho giáo viên tổ chức
các hoạt động trong ngày một cách đều đặn, thường xuyên để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Đặc biệt trong những năm qua, trong
quá trình thực hiện chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động ” và " Xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", nhà trường đã đầu tư và
chỉ đạo sát sao việc tổ chức các hoạt động phát triển thể lực cho trẻ như:
Thể dục sáng, chơi các trò chơi vận động khi hoạt động ngoài trời, các tiết
học phát triển vận động, tổ chức các cuộc thi giữa các lớp về thể lực cho
trẻ… Bên cạnh đó, chúng tơi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng góc vận động
ở trong và ngồi nhóm lớp, tạo cơ hội cho trẻ được vui chơi và rèn luyện
sức khoẻ. Chúng tôi cũng đã xây dựng được sân chơi vận động ở sân
trường với nhiều đồ chơi giúp trẻ rèn luyện các cơ, các tố chất vận động.
Đây là một trong những nơi rất tốt để trẻ vui chơi và rèn luyện sức khoẻ
mà trẻ rất hứng thú.
8/ Phối hợp với trạm y tế kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ, kiểm tra chế
độ vệ sinh, vệ sinh ATTP trong nhà trường.
Một năm 2 lần nhà trường chủ động phối hợp với trạm y tế tổ chức
kiểm tra, phân loại tình trạng sức khỏe trẻ, những trẻ bị suy dinh dưỡng,
sâu răng hay mắc một số bệnh khác, nhà trường cùng gia đình xây dựng


13


chế độ chăm sóc riêng và theo dõi tăng cân hàng tháng đối với những trẻ
bị suy dinh dưỡng và thừa cân.
Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh ATTP, kết quả kiểm tra là cơ sở để điều
chỉnh, bổ sung, chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn phòng chống suy dinh
dưỡng.
9/ Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
Nhà trưởng triển khai tới các lớp về kế hoạch tổ chức họp phụ huynh
3 lần/ năm học nhằm tuyên truyền sâu rộng tới các phụ huynh trong việc
chăm sóc ni dạy trẻ. Giữa nhà trường và gia đình ln có mối quan hệ
chặt chẽ, thường xun góp ý, trao đổi lẫn nhau trong việc nuôi dạy các
cháu.
Với “ 10 lời khuyên vàng trong ăn uống” và trên các góc tun
truyền tại các lớp, cơ giáo thơng báo tình hình sức khỏe của trẻ, chế độ ăn
uống, vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh trong ăn uống, phòng tránh một số bệnh
theo mùa như dịch bệnh: Tay- chân- miệng, sởi rubenla, ban đỏ, thủy
đậu…trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho trẻ để phụ huynh có
thêm thơng tin, biết chăm sóc trẻ một cách phù hợp, khoa học.
Họp phụ huynh trẻ suy dinh dưỡng – thừa cân trong nhà trường
Trong cuộc họp này nhằm khuyến cáo tới các bà mẹ là phải thực hiện
chăm sóc trẻ khơng phải sau khi trẻ được sinh ra mà phải chăm sóc khi bà
mẹ đang mang thai góp phần giảm suy dinh dưỡng bào thai. Thực hiện
chăm sóc trẻ ngay sau khi sinh, tập trung chăm sóc trẻ trong 2 năm đầu với
các giải pháp về nuôi con bằng sữa mẹ, thức ăn bổ sung, bổ sung các vi
chất dinh dưỡng ,vitamin, vệ sinh, phòng chống nhiễm giun, theo dõi biểu
đồ tăng trưởng cả về cân nặng và chiều cao.
Phấn đấu bữa ăn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngồi cơm( cung cấp

năng lượng) cần có đủ 3 món nữa là: Rau quả( cung cấp vitamin, chất
khoáng và chất sơ), đậu phụ, vừng, lạc, cá, trứng, thịt( cung cấp chất đạm,
béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp trẻ ăn
ngon miệng. Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy
giun cho trẻ theo định kỳ, thực hiện ăn chín uống sơi, trẻ ăn, ngủ đúng giờ,
vận động chơi tập khoa học, hợp lý
Và điều quan trọng là phụ huynh cần chú ý tới việc vệ sinh cá nhân trẻ, đặc
biệt là vệ sinh răng miệng cho trẻ bởi nếu trẻ bị sâu răng dẫn đến trẻ ăn
không ngon, nhai thức ăn khó, dễ sinh ra bệnh đường ruột.
Đối với những phụ huynh có con bị thừa cân, béo phì, chúng tơi trao đổi
những kinh nghiệm, phương pháp chăm sóc trẻ
Muốn giảm thiểu được nguy cơ trẻ béo phì sự phối kết hợp về chế độ ăn
uống, luyện tập giữa nhà trường và gia đình là hết sức cần thiết. Điều cơ
bản là gia đình phải điều chỉnh một số thói quen, nếp sống của gia đình
như:

14


- Giảm ăn các món chiên, xào, bánh kem, nước ngọt có ga, hạn chế xem ti
vi, tránh ăn vặt, tránh đi ngủ muộn, khuyến khích bữa ăn truyền thống gia
đình là ăn đúng bữa: Cho trẻ ăn đủ bữa sáng, bữa trưa, giảm nhẹ bữa chiều,
khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, củ, quả, ngủ đúng giờ.
- Không cho trẻ béo phì nhịn ăn, làm trẻ cảm thấy bị đói quá dẫn đến trẻ
sẽ ăn kiểu trả thù khi được ăn.
- Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để có can thiệp
hợp lý khi tốc độ tăng cân quá nhanh
- Khuyến khích dộng viên trẻ tích cực tham gia các hoạt động, vận động
thể dục, thể thao.
2.4. Kết quả đạt được

Áp dụng sáng kiến "Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống suy
dinh dường, thừa cân cho trẻ trong trường mầm non” sẽ mang lại hiệu
quả đáng kể sau:
2.4.1. Đối với nhà trường:
Đội ngũ giáo viên có ý thức trách nhiệm cao trong việc chăm sóc cháu,
đặc biệt là những cháu suy dường, và cháu đang bị thừa cân hoặc béo phì.
Biết vận dụng “Quy chế ni dạy trẻ” vào q trình chăm sóc ni.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân giảm xuống 3%.
Qua thời gian tiến hành các biện pháp để nâng cao chất lượng chăm
sóc, ni dưỡng nêu trên góp phần hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân
trong nhà trường như sau;
Kết quả đạt được trong năm học 2018 – 2019 như sau: - (Bảng 2)
Số
Nhà trẻ
Số
Mẫu giáo
trẻ
trẻ
Cân nặng
Chiều cao
Cân nặng
Chiều cao

92
Tỷ
lệ

Cân
nặng
BT


Trẻ

92
100
%

0
0

SD
D

Cân
nặng
cao
hơn
tuổi

Chiề
u cao
BT

Thấp
còi

0
0

90

98%

2
2%

Trẻ
mắc
bệnh

3
3%

305
100
%

Cân
nặng
BT

Trẻ
SDD

Cân
nặng
cao
hơn
tuổi

Chiều

cao
BT

Thấ
p
còi

Trẻ
mắc
bệnh

295
97%

5
1.5%

5
1,5%

295
95%

10
5%

20
6.5%

2.4.2. Đối với bản thân

Qua nhiều năm làm quản lý phụ trách chăm sóc ni dưỡng trẻ, bản
thân tôi nhận thấy cũng đã đức rút được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
chuyên môn đây là bài học giúp cho tồn thể cán bộ giáo viên có một kiến
thức cơ bản về mọi mặt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường lớp
mầm non, đặc biệt là cách phòng chống trẻ bị suy dinh dưỡng và trẻ bị
thừa cân hoặc béo phì. Vì vậy bản thân tơi đã khơng ngừng phát huy những
thành tích đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao vai trị lãnh đạo của
mình để cùng nhau đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với xu
thế của xã hội ngày càng phát triển trong đó có Giáo dục Mầm non.

15


Thường xuyên đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo có hiệu quả về cơng
tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
2.4.3. Đối với trẻ:
Đa số trẻ hiểu được thể lực và sức khỏe rất quan trọng đối với đời
sống con người, trẻ biết được tác dụng của bốn nhóm thực phẩm thông qua
các hoạt động trong ngày của giáo viên.
Trong năm học nhà trường khơng có trường hợp ngộ độc dịch bệnh
xảy ra, 100% trẻ được ăn bán trú tại trường, đảm bảo an toàn, vệ sinh cá
nhân sạch sẽ gọn gàng, 100% trẻ được tiêm chủng đúng lịch, khám sức
khỏe theo định kỳ 2 lần/năm, được cân đo theo dõi biểu đồ phát triển 4 lần/
năm. Nhờ vậy, tỷ lệ suy dinh dưỡng cuối năm về cân nặng 1,5%, giảm so
với đầu năm 2.5%; về chiều cao tỷ lệ thấp cịi 2 giảm so với đầu năm
2.5%.
Chất lượng có tiến bộ rõ rệt, đặc biệt trẻ 5 tuổi nhận thức rất tốt về
bốn nhóm thực phẩm, có kỹ năng sống một cách tích cực, biết ăn uống hợp
lý, đảm bảo vệ sinh.
2.4.4. Đối với cha mẹ học sinh:

Bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến nhất định của các bậc phụ
huynh về việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
từ 0– 6 tuổi ở địa phương.
Chúng tôi đã tạo được niềm tin đối với phụ huynh tin tưởng yên
tâm gửi con đến trường, huy động 45% trẻ nhà trẻ và 112% trẻ Mẫu giáo
đến trường. 100% trẻ đến trường tự nguyện ăn ngủ bán trú, đóng góp đầy
đủ theo quy định của nhà trường
Đa số phụ huynh có kiến thức về dinh dưỡng và VSATTP, biết
nuôi con theo phương pháp khoa học, yên tâm phấn khởi gửi con đến
trường.
3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đối với trẻ mầm non, cơng tác chăm sóc – ni dưỡng trẻ có tầm
quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe cho trẻ. Trong những năm đầu
tiên trẻ khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển tồn diện khơng
những trước mắt mà cịn sau này.
Qúa trình thực hiện các biện pháp và đã đạt được những kết quả ( bảng
trên), tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân đó là:
- Cơng tác chăm sóc - nuôi dưỡng tốt là một điều thật không dễ dàng. Vì
thế trong cơng tác, bản thân tơi ln tìm tịi học hỏi kinh nghiệm cũng như
kiến thức chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, phải rèn luyện nâng cao
trình độ chun mơn trong cơng tác ni dưỡng trẻ qua việc nghiên cứu tài
liệu, sách báo, tập san. Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh những kiến
thức nuôi con khỏe, phối hợp tốt với các bậc phụ huynh để phòng chống
16


suy dinh dưỡng cho trẻ thông qua chất lượng bữa ăn, nề nếp thói quen vệ
sinh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân trẻ, trong giấc ngủ, chất lượng thực
phẩm đảm bảo an toàn giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hịa, cân đối, nhanh

nhẹn, hoạt bát, tích cực tham gia các hoạt động.
- Đối với giáo viên – nhân viên trong trường, tận tình chăm sóc trẻ khi ăn,
ngủ, thực hiện tốt khâu vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh trường
lớp gọn gàng, sạch sẽ, ân cần thương yêu trẻ như con em mình, đặc biệt là
những trẻ kém hơn về mặt thể lực, trẻ suy dinh dưỡng.
- Đối với các bậc cha mẹ và các lực lượng xã hội gây được sự chuyển
biến mạnh mẽ về nhận thức, họ thấy được trách nhiệm của mình đối với
con cái. Xây dựng mối quan hệ gia đình – nhà trường gắn bó hơn, có ý
thức hỗ trợ nhà trường khi cần thiết.
- Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân
cho trẻ là người Cán bộ quản lý chúng ta cần thực hiện tốt các biện
pháp sau;
+ Coi trọng chất lượng bữa ăn và chế độ ăn hợp lý cho trẻ
+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên về kiến thức phòng
chống suy dinh dưỡng, thừa cân cho trẻ
+ Tham mưu bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng bán trú
+ Chỉ đạo giáo viên chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân thơng qua giờ
ăn – Ngủ, giáo dục trẻ ý thức tự chăm sóc.
+ Lựa chọn và chế biến thực phẩm đúng nguyên tắc, đảm bảo vệ sinh, an
tồn thực phẩm.
+ Chống thất thốt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cân đối dinh
dưỡng, tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ.
+ Tăng cường cho trẻ tham gia vận dộng thông qua các hoạt động trong
ngày.
+ Phối hợp với trạm y tế kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ, kiểm tra chế độ
vệ sinh, vệ sinh ATTP trong nhà trường.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
3.2. Ý kiến đề xuất
- Đối với nhà trường: Tham mưu làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục về
việc hổ trợ thêm mức lương cho nhân viên nuôi dưỡng.

- Đối với Phòng giáo dục: Tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện về
việc bổ sung thêm cơ sở vật chất xây thêm phòng học và phòng chức năng
còn thiếu cho nhà trường, phục vụ cho công tác bán trú của nhà trường để
đảm bảo trường mầm non trung tâm đạt chất lượng cao của huyện.
- Tăng cường mở thêm các lớp tập huấn cho nhân viên nuôi dưỡng về
nghiệp vụ nấu ăn và vệ sinh ATTP cho trẻ
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Thọ xuân, ngày 20 tháng 5 năm 2019
17


ĐƠN VỊ

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép cop py nội
dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Hà Thị Hương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II(2007-2008 của Vụ Giáo
dục mầm non)
2. Thông tư 28/2016/TT- BGDĐT về việc sửa đổi bổ sung một số nội
dung của chương trình giáo dục mầm non
3. Chương trình giáo dục mầm non ( Nhà xuất bản giáo dục mầm non)
4. Một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn (tài liệu của trung
tâm y tế dự phòng)
5. Tài liệu cán bộ quản lý năm 2009-2010 (THS.BS Vũ yến Khanh).


18



×