Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm truyện ngắn văn học việt nam ở trung tâm GDTX thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.11 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
THÀNH PHỐ THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN NGẮN VĂN HỌC
VIỆT NAM Ở TRUNG TÂM GDTX THÀNH PHỐ
THANH HOÁ

Người thực hiện: Lê Thị Liên
Chức vụ
: Tổ trưởng chun mơn
SKKN thuộc bộ mơn : Ngữ văn

THANH HỐ NĂM 2017

1


MỤC LỤC

Trang
I. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 03
1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................04
1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................04
1.4. Phương pháp


nghiên cứu.............................................................................04

II. Nôi dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm................................................. 04
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng những kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ........................................ 06
2.3.1. Tìm hiểu nhan đề tác phẩm ........................................................... 06
2.3.2. Tìm hiểu qua nội dung cốt truyện ................................................. 08
2.3.3. Tìm hiểu tình huống truyện ........................................................... 10
2.3.4. Tìm hiểu các chặng đường biến đổi của nhân vật ......................... 11
2.3.5. Tìm hiểu chi tiết tiêu biểủ nhằm bộc lộ tính cách nhân vật .........
2.3.6. Tìm hiểu cách trần thuật truyện, giọng điệu tác giả ...................... 14
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường. ...................................................................... 15
III. Kết luận, kiến.nghị..................................................................................... 17
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 18

Danh mục: Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá
xếp loại cấp phòng GD&ĐT, cấp sở GD&ĐT và các cấp cao hơn xếp loại
từ C trở lên ……………………...………………………………………..19

2

. 12


I. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài

“Văn học là nhân học” ( M r Goorki)
Văn học đến với mỗi người rất tự nhiên bởi lẽ từ khi còn nằm trong nôi ai
cũng nghe được những câu hát ru của bà của mẹ, văn học trở thành món ăn tinh
thần khơng thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam.Vì vậy mơn văn có chức năng
quan trọng, có vai trị đặc biệt trong giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng
đắn cho học sinh. Dạy học môn ngữ văn là một mơn khoa học có vai trị quan
trọng trong Nhà trường. Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển yêu cầu xã hội hóa
giáo dục, tất nhiên con người có biến đổi tâm lí và đạo đức. Đạo đức chiến đấu,
hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc đang chuyển dần sang đạo đức làm
người công dân tốt, người lao động sáng tạo, đạo dức kinh doanh đạt hiệu
quả,...Tất cả cùng góp phần làm cho dân giàu nước mạnh. Như vậy, mục tiêu
bao quát và cao nhất của mơn văn là góp phần hình thành và phát triển nhân
cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho học sinh, một nhân cách cân đối cả về
trí tuệ lẫn tâm hồn, nhân văn và thẩm mỹ, có hiểu biết và có kỹ năng hành động
đáp ứng nhu cầu do thực tế cuộc sống đòi hỏi.
Dạy học ngữ văn là một mơn học chú trọng nhiều đến mục tiêu hình thành
và phát triển nhân cách cho học sinh qua các tác phẩm văn học giúp học sinh
phát triển toàn diện năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo và hình thành
nhân cách con người Việt Nam XHCN, từng bước hồn thành tư cách và trách
nhiệm cơng dân, chuẩn bị cho học sinh những hành trang về đối nhân xử thế,
sống đẹp, sống có ý nghĩa để bước vào đời .Trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp
11 và Ngữ văn lớp 12 đã đưa vào chương trình giảng dạy một số tác phẩm văn
xuôi truyện ngắn, khai thác tác phẩm truyện ngắn như thế nào để có hiệu quả là
một việc làm cần thiết, giúp học sinh không những tiếp cận đúng mà còn tạo
hứng thú, niềm say mê cho học sinh trong mỗi tiết học. Giúp học sinh tự lĩnh
hội, chủ động tiếp thu kiến thức, rèn luyện và hình thành các kĩ năng trong quá
trình dạy - học tác phẩm văn chương trong Nhà trường.
Mỗi người thầy đều ln muốn học hỏi nâng cao, ln tìm cách dạy tốt
nhất truyền đạt những cái đúng, cái hay, cái đẹp, cái cần thiết đối với các em,
nhưng nhiều em không chú trọng đến việc đọc và học tác phẩm truyện ngắn văn

học Việt Nam, các em hiểu một cách hời hợt mơ hồ thậm chí cịn hiểu sai lệch
nội dung của tác phẩm. Là giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn tơi muốn học
sinh của mình học tốt mơn ngữ văn, hiểu đúng nội dung tác phẩm, cảm nhận sâu
sắc ý nghĩa của tác phẩm . Qua thực tế bản thân và đồng nghiệp trong những
năm qua, tôi đã đúc rút được : “ Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả
giảng dạy tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam ở Trung tâm GDTX Thành
Phố Thanh Hoá ” với mong muốn các em hiểu được nội dung của các bài văn,
thấy được cái hay cái đẹp của mơn văn và ngày càng u thích văn chương.

3


1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cao nhất của việc dạy học môn ngữ văn không chỉ cung cấp cho
học sinh kiến thức cơ bản của mơn học, mà cịn hướng dẫn cho học sinh có kỹ
năng cách đọc - hiểu, để học sinh tự thu nhận thông tin và phân tích các vấn đề
được phán ánh trong các tác phẩm văn học. Nên giáo viên là người đóng vai trò
hướng dẫn, tổ chức hoạt động dạy học cùng học sinh. Để sau mỗi bài học các
em tự cảm thụ, phân tích, lĩnh hội đầy đủ chính xác về nội dung, nghệ thuật,
quan điểm tư tưởng mà nhà văn phán ánh trong tác phẩm văn học. Đặc biệt dạy
học tác phẩm văn chương luôn gắn với cuộc sống của mọi thời đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng phản ánh trong tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam là sự
tổng hợp các yếu tố về lịch sử, xã hội, chính trị và giá trị bản sắc văn hóa truyền
thống dân tộc Việt Nam: Lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; tinh thần
tụ tơn của dân tộc; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; lịng nhân ái; ý thức tơn trọng pháp
luật; tinh thần hiếu học; chí tiến thủ lập thân; lập nghiệp ... Nhằm đáp ứng yêu
cầu chung của giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tác phẩm truyện ngắn văn học Việt Nam : Tìm
hiểu nhan đề tác phẩm, tìm hiểu qua nội dung cốt truyện, tìm hiểu tình huống
truyện , Tìm hiểu các chặng đường biến đổi của nhân vật, tìm hiểu chi tiết tiêu
biểủ nhằm bộc lộ tính cách nhân vật, tìm hiểu cách trần thuật truyện, giọng điệu
tác giả ... rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
II.

Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm1
Trong số các giải pháp của “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010”
đáp ứng u cầu cuộc cách mạng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Đảng
ta xác định: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục chuyển từ việc
truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học
chủ động tư duy trong quá trình tiếp nhận tri thức. Dạy cho người học có
phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống có tư duy
phân tích tổng hợp. Từ đó phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng
cường tính chủ động, tự chủ sáng tạo của học sinh”. Như vậy, hoạt động dạy
học trong Nhà trường không phải là cung cấp kiến thức một chiều, mà nhằm
hướng dẫn cho học sinh cách học. Để đạt được hiệu quả này bản thân mỗi giáo
viên phải có trình độ chun môn vững vàng, năng lực cảm thụ và truyền đạt,
nghệ thuật sư phạm linh hoạt sáng tạo, tâm huyết với nghề, luôn cập nhật thông
1

4


tin mới nhất để đưa vào bài giảng phù hợp xu thế về đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay.[1]

Theo giáo sư Lê Bá Hán, Trần Đình Sử: “Trun ng¾n là tác
phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các
phương diện đời sống: Đời tư thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là
ngắn. Truyện ngắn viết ra để tiếp thu liền một mạch... thường khắc họa một
hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nảy sinh hay đời sống
tâm hồn của con người... T¸c phÈm truyện ngắn thờng chỉ chú
ý đến một khía cạnh nào đó trong đời sống để từ đó
nâng cao, khái quát thành một vấn đề có ý nghĩa xà hội
rộng lớn... [2]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng những biện pháp2:
* Thực trạng:
Mơn văn có chức năng quan trọng, có vai trị đặc biệt trong giáo dục mục
đích, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Một thực tế được thấy rõ hiện nay
là: phần đông học sinh ngán ngại học mơn Ngữ văn, ít đầu tư cho môn này, dẫn
đến hiệu quả học tập không cao, không đều giữa các môn học. Một thực trạng là
học sinh không học bài, không soạn bài, không đọc văn bản, lên lớp học thụ
động, chép và trả bài một cách máy móc. Những điều này dẫn đến kết quả là học
sinh không hứng thú khi tiếp nhận tác phẩm văn chương; khơng có kỹ năng vận
dụng kiến thức để viết một bài luận cho đúng, hay; thiếu tư duy sáng tạo, thiếu
tinh thần thái độ học tập đúng đắn.
Trung tâm GDTX Thành Phố Thanh Hóa với số lượng khoảng hơn 200 học
sinh, chất lượng đầu vào kém, các em chưa có động cơ học tập, lười học, chán
học. Chính vì động cơ học tập lệch lạc, mờ nhạt dẫn đến kết quả học tập còn yếu
kém,... trong các giờ học văn chỉ số ít học sinh chăm chỉ học, phát biểu xây
dựng bài, còn một số học sinh khác rất mơ hồ, không chỉ ở học sinh khối 10 ,11
mà ngay cả học sinh khối 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp cũng chưa chú trọng đến giờ
học môn văn. Hầu hết các em viết những câu văn mơ hồ, sử dụng từ không đúng
nghĩa hoặc không đúng văn cảnh, thậm chí có em cịn viết sai tên tác giả, tên
nhân vật,... Như vậy, chúng ta thấy học sinh còn mắc rất nhiều lỗi khi viết văn,
cảm thụ tác phẩm chưa tốt, chưa hiểu hết được ý tưởng của tác giả,...

VÝ dô: Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hồi một số bạn viết:
“Nhiều lần Mỵ định tẩu thốt đời mình để khỏi sống nhục nhã”; “Truyện ngắn
Vợ chồng A Phủ đã lên án khốc liệt thời chiến tranh trong xã hơi bấy giờ ” ; “
Cũng vì sức sống tiềm tàng giật gân ấy của Mỵ làm ta ln nảy sinh một tâm lý
nóng vội ”…
* Ngun nhân:
- Về phía gia đình:

2

5


Gia đình có vai trị quan trọng đối với con cái, do thiếu sự quan tâm và
giáo dục của các bậc phụ huynh ; cũng có nhiều gia đình có hoàn cảnh éo le, bố
mẹ chia tay hoặc bố mất, mẹ mất,...các em sao nhãng việc học tập. Bên cạnh đó
cũng có phụ huynh và học sinh cho rằng mơn văn "dễ" nên không chú ý học.
Đối với học sinh ở các trường phổ thơng thì các em rất chú ý học và cả phụ
huynh nữa đều rất quan tâm, lo lắng đầu tư cho con mình cịn đối với các em
học sinh của Trung Tâm GDTX Thành Phố Thanh Hóa thì nhiều phụ huynh
khơng biết con em mình học thế nào, có học tốt hay học kém, có được khen hay
bị vi phạm xử lí kỉ luật cũng khơng quan tâm thậm chí khơng đi họp phụ
huynh, cũng khơng hề gọi điện thoại cho giáo viên hỏi xem tình hình của con ra
sao.
- Về phía giáo viên
Một số chưa thu hút được học sinh, hoặc có tâm lí dạy cho đủ nghĩa vụ,
khơng quan tâm đến tâm lí, tình cảm của học sinh.Chưa thực sự áp dụng đổi mới
phương pháp dạy học mới, vẫn duy trì phương pháp dạy học truyền thống, dạy
học lấy thầy giáo làm trung tâm, giờ học môn ngữ văn chủ yếu là thầy giảng, trò
nghe, trò ghi chép, học thuộc lòng một cách thụ động, nên tiết học cịn mang

tính dập khn áp đặt. Hơn nữa dạy văn là dạy một môn khoa học mang tính đặc
thù, ngồi việc tn theo những kiến thức chuẩn, quy định của chương trình thì
sự thành cơng của của mỗi tiết học, bài học, còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực
cảm thụ, đánh giá, phân tích đề, cảm hứng của mỗi giáo viên, tâm thế học tập
của học sinh. Vì dạy văn là dạy cho học sinh kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc
- hiểu bất cứ một loại văn bản cùng loại. Cũng có nghĩa hướng dẫn cho học sinh
làm việc với từng con chữ, câu văn, cách ngắt nhịp, tạo giọng điệu và phong
cách nghệ thuật khác nhau của từng loại văn bản.
- Về phía học sinh
Đối tượng học sinh của Trung Tâm GDTX Thành Phố Thanh Hóa
thường tiếp thu chậm, hiểu nội dung mơ hồ, khả năng cảm thụ một tác phẩm văn
chương chưa tốt,...Nhiều em học tốt môn ngữ văn nhưng do áp lực thi cử, mục
tiêu chọn ngành, chọn nghề đã chuyển hướng học và thi sang các môn học khác.
Số cịn lại đa phần học sinh ngại học mơn văn, nên việc học bài cũ, chuẩn bị bài
mới, đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm những tác phẩm văn chương cũng qua loa
chiếu lệ. Có nhiều em học sinh không học bài cũ, không chuẩn bị bài mới trước
khi đến lớp, thậm chí trước khi học một tác phẩm văn chương các em không hề
đọc bài và sau khi học xong cũng không hề đọc bài, hiểu bài. Xuất phát từ
những thực trạng trên, việc đọc- hiểu một tác phẩm văn xi truyện ngắn trong
chương trình giảng dạy bậc BT - THPT đối với các em còn nhiều hạn chế. [8]
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tìm hiểu nhan đề tác phẩm

6


“Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Thường được viết bằng văn xuôi
đề cập hầu hết các phương diện đời sống của con người và xã hội. Nét nổi bật
của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng, tác phẩm thích hợp với việc
người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch khơng nghỉ. Với tư cách là một

thể loại tự sự, truyện ngắn hiện đại cũng như truyện vừa, truyện dài ít nhiều
mang tính tư duy của tiểu thuyết. Truyện ngắn thường khắc họa một hiện tượng,
phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con
người. Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp chồng chéo. Nhân
vật truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hồn chỉnh, một tính cách, thường
khi là hiện thân cho một trạng thái quan hệ, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn
tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn về thời gian,
không gian, nó có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con
người. Kết cấu truyện ngắn thường không nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường
được dựng theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng ...” Như vậy để tìm hiểu khai
thác về tác phẩm văn xi truyện ngắn cần chú ý các yếu tố: Nhan đề tác phẩm;
cốt truyện; chi tiết tiêu biểu; lời trần thuật; tình huống truyện...[2]
Khi tìm hiểu tác phẩm văn xi truyện ngắn nào, chúng ta cần chú ý đến
nhan đề. Vì ở nhan đề nhà văn thường đã khái quát nội dung, chủ đề tác phẩm;
hoặc nhan đề đã bộc lộ rõ quan điểm nghệ thuật, cũng có khi nhan đề tác phẩm
cịn gợi được hồn cảnh, số phận của nhân vật chính. Đó là người đàn bà khơng
tên trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân). Nhan đề tác phẩm còn mang yếu tố
biểu tượng ca ngợi cho vẻ đẹp thiên nhiên, phẩm chất con người Tây Nguyên
trong kháng chiến chống Mĩ: kiên trung bất khuất, dũng cảm gan góc, đồn kết
gắn bó với buôn làng sẵn sàng đứng dậy chống trả kẻ thù được thể hiện ở nhan
đề “Rừng xà nu” (Nguyên Trung Thành).
Thế nhưng, cũng có những tên truyện thì vấn đề chủ yếu của tác phẩm đã
được gợi mở qua việc xây dựng tình huống truyện éo le độc đáo giàu kịch tính.
Đặt nhân vật trong tình thế tương phản đối nghịch, đối đầu nhau trên phương
diện xã hội (viên quản ngục - quan cai ngục và Huấn Cao tên tử tù cầm đầu
cuộc khởi nghĩa chống phá triều đình). Nhưng trên phương diện nghệ thuật họ
trở thành người bạn tri kỉ tâm giao. (Huấn Cao là người sáng tạo ra cái đẹp và
viên quản ngục người say mê trân trọng cái đẹp, nghệ thuật viết chữ Hán, hay
gọi là nghệ thuật thư pháp) “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân).
Hoặc qua sự thay đổi tên truyện, người đọc dễ dàng nhận ra quan điểm

nghệ thuật tác giả khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam
Cao). Nam Cao viết tác phẩm “Chí Phèo” năm 1941 ngun có tên là “Cái lò
gạch cũ” hướng chúng ta chỉ chú tâm tới hồn cảnh và nguồn gốc xuất thân của
Chí Phèo. Năm 1941, khi in thành sách lần đầu Nhà xuất bản Đời mới, Hà Nội
đã tự ý đổi tên “Đôi lứa xứng đôi”. Điều này chứng tỏ Nhà xuất bản Đời mới
chỉ chú ý tới mối tình nửa người nửa ngợm giữa Chí Phèo và Thị Nở. Năm 1946

7


tác phẩm được in lại trong tập “Luống cày” Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà
Nội với tên “Chí Phèo” (Nam Cao) đã đưa đến cách nhìn tồn diện sâu sắc về
nội dung của tác phẩm. Có thể nói bằng tác phẩm Chí Phèo Nam Cao đã khẳng
định tài năng, vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại, với biệt tài
quan sát tinh tế, ngòi bút sắc sảo trong việc phân tích khắc họa những diễn biến
tâm lí phức tạp của nhân vật. Đồng thời thể hiện cái nhìn thơng cảm trân trọng
niềm tin hướng thiện của nhà văn đối với số phận của người nông dân Việt Nam
trước Cách mạng. Như vậy chúng ta có thể thấy được việc tìm hiểu nhan đề một
tác phẩm văn xi, truyện ngắn có thể được coi là khúc dạo đầu mang ấn tượng
đầu tiên cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm.
2.3.2. Tìm hiểu qua nội dung cốt truyện
Một điều dễ nhận thấy là tác phẩm truyện ngắn thường có cốt truyện:
“Cốt truyện sự phát triển của hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố
trong tác phẩm... Cốt truyện tạo ra một trường hành động cho các nhân vật cho
phép tác giả thể hiện, lí giải tính cách của chúng. Nghĩa là cốt truyện có chức
năng quan trọng là bộc lộ mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột...”
[2]
Tuy nhiên bên cạnh những truyện ngắn có cốt truyện, cịn có những
truyện khơng có cốt chuyện. Đó là những truyện được kết cấu theo tâm trạng
của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày

truyện “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam). Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài
thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm chân
thành yêu mến của nhà văn. Đây là một trong những đặc điểm riêng biệt về
phong cách nghệ thuật của Thach Lam.
Đối với những truyện ngắn có cốt truyện, diễn biến các sự kiện, tình tiết
thì nhất thiết phải yêu cầu học sinh đọc trước ở nhà, tóm tắt theo nội dung cốt
truyện hoặc tóm tắt theo nhân vật chính. Việc tóm tắt tác phẩm có thể ngắn gọn
hoặc chi tiết tùy theo yêu cầu nội dung từng tác phẩm. Khi tóm tắt tác phẩm cần
nắm vững nội dung cốt truyện phát triển theo trục thời gian nào, cốt truyện phát
triển theo trục thời gian một chiều (tuyến tính) hoặc trục thời gian đảo ngược.
Có thể thấy rõ trong truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” (Tô Hồi). Tác phẩm đã
kể về cuộc đời cơ gái Mèo - tên Mị xinh đẹp hiếu thảo, giàu lòng tự trọng ở
vùng núi cao xa xơi, nhưng vì món nợ từ đời trước: Cha mẹ Mị lấy nhau khơng
có tiền phải vay tiền nhà Thống lí Pá Tra, cha mẹ đã làm vất vả cả cuộc đời mà
trả không hết nợ, Mị phải lấy A Sử con trai nhà thống lí Pá Tra trừ nợ (con dâu
gạt nợ). Kể từ đó Mị làm quần quật cả ngày, cuộc sống của Mị lầm lũi như con
rùa ni trong xó cửa, cuộc sống của kiếp người nô lệ nghèo khổ ở vùng miền
núi Tây Bắc xa xôi. A Phủ cũng là một con người tự do khỏe mạnh vì đánh A
Sử con trai nhà thống lí Pá Tra, nên bị bắt, bị trói ở cột đánh đập, bị thống lí Pá
Tra phạt vạ 100 đồng bạc trắng. A Phủ khơng có tiền nên phải ở lại làm việc để
trả nợ. Để cuối thiên truyện ánh sáng cách mạng soi đường cho những con người

8


nghèo khổ bị áp bức trà đạp, đã cho họ niềm tin sức mạnh, Mị cởi trói cho A
phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi đất Hồng Ngài đến vùng đất Phiềng Sa tham
gia hoạt động cách mạng.
Nhưng ta cũng thấy sự khác biệt trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao),
truyện ngắn “Rừng xà nu” (Ngun Trung Thµnh) cả hai tác giả cùng

xây dựng truyện cốt truyện phát triển theo cách đảo ngược trục thời gian: Mở
đầu truyện “Chí Phèo” (Nam Cao) đã dẫn người đọc bắt gặp hình ảnh một con
người ngả nghiêng với những cơn say rượu, tiếng chửi của Chí Phèo, tiếp đó
mới kể về hồn cảnh nguồn gốc xuất thân, quá trình trưởng thành và q trình
tha hóa biến chất của Chí Phèo. Một con người bị tha hóa cả nhân tính lẫn hình
dáng, bị cả xã hội cự tuyệt khinh bỉ tước bỏ quyền làm người của một “con
người”, Chí Phèo trở thành con quỹ của làng Vũ Đại. Để cuối cùng tình yêu và
bát cháo hành của Thị Nở đã thức tỉnh tâm hồn vốn dĩ đã chai sạn méo mó của
Chí Phèo. Để Chí Phèo trở thành một con người biết buồn, biết cơ đơn, khao
khát làm hịa với mọi người, ước muốn trở về làm người lương thiện: “Tao
muốn làm người lương thiện - Ai cho tao lương thiện - tao không thể là người
lương thiện được nữa” .
Ở truyện ngắn “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành) xây dựng cốt
truyện đan xen giữa hai lớp thời gian: hiện tại - qúa khứ, kết cấu vòng tròn (đầu
cuối tương ứng). Mở đầu thiên truyện với sự xuất hiện của hình tượng cây xà nu
tràn đầy sức sống kiên cường bất khuất trong đau thương “Làng ở trong tầm đại
bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần hoặc buổi sáng
sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẫm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy” và
cuối thiên truyện hình ảnh rừng xà nu chạy dài tít tắp “Tnú lại ra đi. Cụ Mết và
Dít lại đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn ...”. Qua hình tượng cây xà
nu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, chiếu ứng về nỗi
đau, sự bền bỉ kiêu hùng của thiên nhiên- rừng xà nu và con người Tây Nguyên,
con người Miền Nam giàu sức sống. Trong đau thương mà vẫn vùng lên đấu
tranh với kẻ thù để bảo vệ sự sống được thể hiện ở hình tượng rừng xà nu và các
thế hệ nối tiếp nhau như Tnú, Dít, Mai, bé Heng, cụ Mết trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ khốc liệt.
Nhưng cũng có những tác phẩm cốt truyện xây dưng bằng dòng hồi
tưởng của nhân vật: “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi). Đây là
câu chuyện của một gia đình anh giải phóng quân tên Việt, nhân vật này rơi vào
tình huống đặc biệt. Trong một trận đánh với giặc Việt bị thương nặng phải nằm

lại chiến trường. Anh nhiều lần ngất đi tỉnh lại, tỉnh rồi ngất và câu chuyện về
gia đình cứ ùa về tràn ngập trong tâm hồn Việt. Với cách trần thuật theo dòng ý
thức của nhân vật người đọc dễ nhận tính cách của từng nhân vật, mỗi nhân vật
trong truyện tiêu biểu cho nét đẹp truyền thống trong một gia đình Việt nói
riêng, gia đình người nơng dân Nam Bộ nói chung có truyền thống yêu nước,
căm thù và khao khát chiến đấu, sắt son với cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa
tình cảm gia đình với tình yêu quê hương đất nước, giữa truyền thống gia đình
9


với truyền thống dân tộc, đã làm nên sức mạnh vĩ đại của con người Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. [7]
Như vậy mỗi tác phẩm nhà văn sẽ tạo ra sự hấp dẫn sinh động sáng tạo
riêng .biệt bằng cách xây dựng nội dung cốt truyện phát triển theo mơ típ khác
nhau. Nên khi đọc- hiểu bất kỳ một tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn nào học sinh
càng nắm vững cốt truyện bao nhiêu, thì càng có điều kiện hiểu sâu tác phẩm
bấy nhiêu.
2.3.3. Tìm hiểu tình huống truyện
Tình huống truyện là tất cả những sự kiện, chi tiết xảy ra trong cuộc sống
của con người, nhà văn không miêu tả tất cả mà chọn lọc khi phán ánh trong tác
phẩm. Truyện ngắn “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc) đã xây dựng tình huống
truyện độc đáo, tình huống nhầm lẫn cùng một lúc với nhiều đối tượng: đơi
thanh niên nam nữ Pháp; nhân dân Pháp; Chính phủ Pháp nhầm lẫn nhân vật
“Tôi” (Nguyễn Ái Quốc) với “Vua An Nam” (Khải Định). Từ đó khắc họa
chân dung Khải Định từ ngoại hình đến tính cách lố lăng kệch cỡm hèn hạ, bản
chất bù nhìn, tay sai hại dân bán nước của Khải Định. Bằng sự hiểu nhầm,
Nguyễn Ái Quốc cùng một lúc vừa giễu cợt chê trách chuyến đi vi hành mờ ám
của vua Khải Định. Vừa thể hiện sự bất bình kỳ thị chủng tộc của người Pháp
cũng như tố cáo chính sách mật thám của Pháp, bản chất thâm độc của kẻ thù
thực dân Pháp đối với những nhà hoạt động cách mạng Việt nam, nhân dân Việt

Nam.
Kim Lân với tác phẩm “Vợ nhặt” đã xây dựng được một tình huống
truyện: Vừa éo le xót xa bi thảm, vừa nhân ái bao dung thấm đẫm tình người đã
tạo sức hấp dẫn cuốn hút độc giả. Đó là anh Tràng con bà cụ Tứ ở xóm ngụ cư
làm nghề kéo xe thuê vừa xấu, vừa dở hơi tự nhiên “nhặt” được “vợ” (có người
theo về làm vợ) giữa những ngày đói kém, khi cái chết đe dọa cuộc sống con
người. Người chết như ngả rạ, không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi
làm đồng không gặp ba bốn cái thây ma nằm còng queo bên đường. Khơng khí
vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người... Dưới những gốc
đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng
ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thảm
thiết ...”. Qua tình huống, truyện Kim lân đã làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng: dù
trong cái đói, cái chết đe dọa con người vẫn vươn lên đón nhận hạnh phúc bằng
khát vọng, bằng tình thương, bằng cả niềm tin. Đặc biệt là niềm tin của người
nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với ánh sáng cách mạng soi
đường.
Đến “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) tạo dựng tình huống truyện bất
ngờ tự nhiên nhưng cũng rất éo le ối oăm. Khi ơng đặt nhân vật Huấn Cao là
người nghệ sĩ tài hoa, viết chữ đẹp lại là kẻ đại nghịch cầm đầu cuộc khởi nghĩa
chống lại triều đình, nay bị bắt giam trong ngục, trở thành tên tử tù chờ ngày ra
pháp trường. Cịn người thích chơi chữ, say mê, khát khao cái đẹp có được chữ
10


ông Huấn: “Có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đơi câu đối do tay
ơng Huấn viết. Chữ ơng Huấn đẹp lắm, vng lắm ... có được chữ ông Huấn
treo là vật báu trên đời ...” là viên quản ngục nắm trong tay vận mệnh người tử
tù kia. Như vậy ta thấy tài năng của Nguyễn Tuân đã tạo nên một tình thế giàu
tính kịch. Họ là kẻ đối nghịch nhau trên bình diện xã hội, gặp gỡ nhau ở chốn
ngục tù đã trở thành bạn tương giao tri kỉ tri âm trên bình diện nghệ thuật.

Ở truyện “Cha con nghĩa nặng” (Hồ Biểu Chánh) đã xây dựng được
những tình huống đầy bất ngờ thú vị. Đó là tình huống gặp gỡ giữa Hương Thị
Tào và Trần Văn Sửu. Cả hai đều lâm vào tình thế khó xử, mâu thuẫn dồn nén
cao trào và được đẩy lên tới đỉnh điểm. Đặc biệt là tình huống hai cha con đuổi
theo nhau, cha thì tưởng người làng, người tổng rượt bắt nên cố chạy thoát thân.
Con thấy cha chạy nhanh thì cố đuổi cho kịp cha, thật là một tình huống đậm
chất điện ảnh. Tình huống truyện là một trong những biện pháp nghệ thuật quan
trọng mà mỗi nhà văn bằng tài năng văn chương, vốn sống phong phú, sự quan
sát tinh tường đã tạo dựng tình huống truyện riêng biệt mang đậm phong cách
phản ánh chân thực về cuộc sống con người trong tác phẩm.
2.3.4. Tìm hiểu các chặng đường biến đổi của nhân vật
Nói đến truyện ngắn khơng thể khơng nói đến nhân vật. Có nhân vật được
xây dựng trực tiếp. Có nhân vật được xây dựng gián tiếp thông qua lời đánh giá
của nhân vật khác. Ngồi việc tìm hiểu ngoại hình, ngơn ngữ, tính cách chung
của nhân vật. Chúng ta cần phân chia các chặng đường khác nhau mà nhân vật
sống và hoạt động. Ví dụ khi phân tích “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi) chúng ta
cần phân biệt rõ hai chặng đường của Mị trước và sau khi về làm dâu nhà Pá
Tra. Mị là một cô gái xinh đẹp, siêng năng chăm chỉ, có tài thổi sáo, hiếu thảo,
giàu lịng tự trọng. Mị đã trở thành con dâu gạt nợ, một người nô lệ trong bạo
quyền và thần quyền ở nhà thống lí Pá Tra: “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi ...
Suốt đêm con trai đến nhà người yêu mình, đứng thổi sáo xung quanh vách.
Trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”,“Ai ở xa về có việc vào nhà thống
lí Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa
cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy dù quay sợi gai, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi
hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi ...”.
Nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) cũng có hai chặng
đường: Khi cịn nhỏ và khi trưởng thành, những phẩm chất của Tnú khi còn nhỏ
sẽ là tiền đề cho sự phát triển về tính cách sau này của anh. Trong truyện “Chí
Phèo” (Nam Cao), nhân vật Chí Phèo có ba giai đoạn biến đổi tính cách. Từ
một đứa trẻ bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ, được anh thả ống lươn nhặt về đưa

cho bác phó cối, bà góa mù ni, lớn lên trở thành anh canh điền bất hạnh không
cha không mẹ, không nhà không cửa khơng một tấc đất, nhưng Chí Phèo là
người thật thà lương thiện, giàu lịng tự trọng có ước mơ. Sau bảy tám năm ở tù
về Chí Phèo đã trở thành con người khác hẳn, ngoại hình: du cơn, du đãng, triền
miên say rượu, rạch mặt ăn vạ, phá phách làm cơng cụ tay sai cho Bá Kiến, Chí
Phèo trở thành con quỹ, là nỗi lo sợ cho dân làng Vũ Đại: “Cái đầu trọc lốc,
11


hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt đen rất cơng cơng đầy những vết sẹo hai con
mắt gườm gườm...” Hắn vừa đi vừa chửi cứ rượu xong là hắn chửi, bắt đầu hắn
chửi trời, trời có của riêng nhà nào, hắn chửi làng Vũ Đại, cả làng Vũ Đại nghĩ
hắn chừ mình ra cả làng khơng ai lên tiếng cả. Tức mình hắn chửi cha mẹ đứa
nào đẻ ra thằng Chí Phèo...”. Bằng cả sự u thương, tình người chân thành
giản dị và hương vị của bát cháo hành của tình yêu hạnh phúc của Thị Nở đã
thức tỉnh bản chất lương thiện trong Chí Phèo. Chí Phèo đã nhận ra kẻ thù của
mình là Bá Kiến, Chí Phèo đã giết chết Bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời khốn
khổ của mình. Cái chết ấy cho ta thấy được niềm khao khát cháy bỏng được
sống lương thiện của Chí Phèo và có sức mạnh tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc địa
phong kiến trong tác phẩm của Nam Cao. Như vậy việc tìm hiểu các chặng
đường biến đổi của nhân vật, có thể được coi là những cột mốc quan trọng để
hiểu nhân vật một cách kĩ lưỡng. Cũng như hiểu rõ hơn về quan điểm nghệ thuật
của tác giả khi xây dựng chân dung nhân vật trong tác phẩm của mình [4]
2.3.5. Tìm hiểu chi tiết tiêu biểu nhằm bộc lộ tính cách nhân vật
Ở mỗi truyện ngắn nhà văn xây dựng nhiều tình tiết, các chi tiết đan xen,
chồng chéo để làm sáng tỏ sự kiện, giải quyết mọi xung đột, hoặc làm nổi bật
chân dung nhân vật trong tác phẩm. Nên khi đọc-hiểu tác phẩm văn học cần lựa
chọn những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc trong truyện để hướng dẫn học sinh đọchiểu, nắm vững, cảm thụ và phân tích.
Trong truyện “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi) chi tiết Mị ở nhà thống lí Pá
Tra, Mị trở thành con dâu gạt nợ, nô lệ cho nhà thống lí Pá tra: “Ai ở xa về có

việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trơng thấy một cô gái ngồi quay sợi gai
bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy dù quay sợi gai, thái
cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi
mặt, mặt buồn rười rượi...”.Với cách giới thiệu về việc làm và chân dung nhân
vật Mị đã gợi ra sự đối lập với cảnh giàu sang, có quyền lực, của nhà Thống lí
Pá tra đã tạo ra sự hấp dẫn đối với độc giả gợi, ra số phận éo le bất hạnh của
nhân vật. “Mị càng khơng nói, lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa, ở cái
buồng chỗ Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vng bằng một bàn tay,
lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.
Mị bị bóc lột về thể xác, trói buộc về tinh thần sống lâu trong cái khổ Mị đã
quen rồi. Cô chấp nhận số phận sống một cuộc sống khơng cịn ý niệm về thời
gian, không mong đợi, không hy vọng, sống tê liệt mọi cảm giác sống mà như
chết. Hoặc chi tiết miêu tả bức tranh phong cảnh mùa xuân miền Tây Bắc hiện
ra với cảnh sắc thi vị: “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh
vàng ửng, gió và rét dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy
hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sở”. Hoặc chi tiết Mị
cắt dây trói giải thốt cho A Phủ, chi tiết miêu tả dòng nước mắt của A Phủ khi
bị trói đứng...[7]

12


“Vợ nhặt” (Kim Lân) chúng ta có thể chọn chi tiết bữa ăn ngày đói của
gia đình Tràng thật thê thảm “Chè đây, bà lão múc ra một bát, chè khoán đây
ngon đáo để cơ .... Cám đấy mày ạ, hì, ngon đáo để cơ, cứ thử ăn mà xem. Xóm
ta khối nhà cịn chả có cám mà ăn đấy. Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ
vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứa
trong cổ”. Chi tiết hình ảnh đồn người rời bỏ quê hương đi cầu thực để mong
kiếm miếng ăn, nét mặt họ xanh xám, mệt nằm ngổn ngang khắp lều chợ, không
ánh sáng không tiếng cười gợi một cuộc sống ngắc ngoải để rồi dự báo một thế

giới cô hồn, tất cả chìm trong bóng tối. “Cái đói đã tràn đến xóm này từ lúc
nào. Những gia đình ở Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu
nhau xanh xám như bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như
ngả rạ, không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba
bốn cái thây ma nằm cong queo bên đường...”
Trong “Rừng xà nu” chọn chi tiết khúc ca bi tráng về rừng xà nu, tái hiện nỗi
đau tột cùng giữa sự sống và cái chết, mà cánh rừng xà nu như giàn nhạc sống
tấu lên bản trường ca bất khuất hiên ngang sừng sững: “Cả rừng xà nu hàng vạn
cây khơng có cây nào khơng bị thương. Có những cây chặt đứt ngang nửa thân
mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề thơm
ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện
thành cục máu lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương
...”. Sức sống của cây xà nu tạo thành rừng, mỗi ngày một sinh sôi, nảy nở nó
tượng trưng cho sự đau thương và sức sống mãnh liệt của lớp thế hệ con người
của đồng bào Xô Man, Tây Nguyên. Cũng là sự lớn mạnh không ngừng của
cách mạng Miền Nam, cho con người Miền Nam kiên trung bất khuất tuyệt vời
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chi tiết Tnú bị tra tấn rất dã man: Một ngón
tay bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Khơng có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa
cháy rất nhanh. Mười ngón tay thành mười ngọn đuốc”, người đọc thấy tội ác
của giặc dã man, tàn ác đến tột cùng, mà sức chịu đựng của con người cũng đến
mức tột cùng.
“Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) là những đoạn đối
thoại giữa hai chị em Việt và Chiến trước ngày đi tòng quân, cảnh hai chị em
gửi bàn thờ ba má sang chú Năm “Cịn bàn thờ ba má em tính gửi đâu? Gởi
sang chú Năm cho thằng Út nó coi chừng hay là để chị Hai về đem đi... Vậy chớ
ba má khơng theo con thì theo ai, nhưng mà cũng phải tính cho đâu ra đó chớ.
Đem bàn thờ sang gửi chú Năm em có ừ khơng?”. [7]
Truyện “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) chi tiết hai chị em Liên và An cố
thức khuya để được nhìn đồn tàu chạy qua phố huyện “Dậy đi An tàu đến rồi...
An nhỏm dạy lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe tiếng dồn dập, tiếng

xe rít mạnh vào ghi ... Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ. Liên cầm tay em không
đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như
kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về ! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà nội xa xăm
Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên áo. Con tàu như đem chút thế gới khác đi qua.
13


Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn với cái vầng sáng ngọn đền chị Tí
và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê và
ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.
Tác giả (Nguyễn Tuân) trong “Chữ người tử tù” đã khắc họa thật ấn
tượng chi tiết nhân vật Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục rất đặc biệt và lạ lùng.
Một thú chơi tao nhã đài các tôn nghiêm linh thiêng, lại diễn ra trong nhà ngục
đen tối độc ác bẩn thỉu. Mà người đang viết chữ chỉ sáng hôm sau sẽ bị giải vào
kinh để lĩnh án tử hình.“Đêm tối hơm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có tiếng mõ
vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra buồng tối chật hẹp,
ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một
khơng khí toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu rọi lên
ba cái đầu người đang chăm chú trên một lụa bạch cịn ngun vẹn lần hồ. Khói
bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng
xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người
tù viết xong một chữ viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm
đánh dấu vào ô chữ đặt trên phiến lụa óng”. Như vậy việc lựa chọn những chi
tiết đặc sắc ở mỗi tác phẩm là yêu cầu cần thiết mà giáo viên khi hướng dẫn học
sinh đọc - hiểu văn bản cần khắc sâu ghi nhớ để học sinh vận dụng trong khi viết
bài làm văn về tác phẩm văn học.[6]
2.3.6. Tìm hiểu về cách trần thuật, giọng điệu của tác giả
Ở truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) cách kể chuyện của tác giả rất tự
nhiên, linh hoạt tạo ra giọng điệu độc đáo: kết hợp giữa đối thoại và độc thoại
(Đoạn đối thoại giữa Chí Phèo, Thị Nở; giữa Chí Phèo với Bá Kiến); kết hợp

giữa lời gián tiếp và lời nữa trực tiếp cho nên ngôn ngữ người kể chuyện và
ngôn ngữ nhân vật nhiều khi lồng ghép với nhau (tả buổi sáng đẹp trời và sự
thức tỉnh của Chí Phèo). Ngơn ngữ trong “Chí Phèo” (Nam Cao) tự nhiên,
sống động, nó gần với khẩu ngữ và mang đầy hơi thở của đời sống. Đằng sau cái
vẻ lạnh lùng, khách quan của ngôn ngữ lối trần thuật nữa trực tiếp, người đọc
vẫn nhận ra tấm lòng nhân hậu, sự trân trọng của nhà văn đối với Chí Phèo.
Chính ngơn ngữ đa thanh của các nhà văn đã tạo ra tính sinh động cho tác phẩm.
Truyện “Những đứa con trong gia đình”(Nguyễn Thi) được trần thuật ở
phương thức ngôi thứ ba, nghĩa là người trần thuật giấu mình đi nhưng cách
nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật. Nên câu chuyện vừa được thuật kể,
cùng lúc tính cách nhân vật được khắc họa. Điều đó chứng tỏ tài năng và bút
pháp nghệ thuật già dặn điêu luyện của Nguyễn Thi khi trần thuật theo dòng hồi
ức của nhân vật Việt. Giọng điệu chân thực cảm động, ngơn ngữ phong phú góc
cạnh và đậm sắc thái con người Nam Bộ.
Nguyễn Trung Thành trong tác phẩm “Rừng xà nu” rất có tài trong việc
kể chuyện, kể giọng “Khan” để tạo ra khơng khí anh hùng ca mang đậm yếu tố
sử thi cho tác phẩm, truyện kể về một đời người, được kể trong một đêm. Đó là
sự kết hợp hai mạch truyện: Truyện kể về cuộc đời Tnú và sự nổi dậy của dân
14


làng Xô Man. Như vậy cách kể chuyện này tác giả đã nổi bật chân lí người anh
hùng sinh ra từ nhân dân, “Chúng nó cầm súng mình cầm giáo mác”.
Một trong những thành công của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù”
là sử dụng ngơn ngữ, tạo khơng khí cổ xưa, nhịp điệu chậm rãi của câu văn như
gợi lên nhịp sống thời xưa: “Tiếng trống thành phủ gần đấy đã bắt đầu thu
khơng. Trên bốn chịi canh, ngục tốt bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của đất
trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm
của nội cỏ đẫm sương, vẳng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó sủa ma ...
Một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân giời khơng định”,

nhà văn như đẩy thời gian về quá khứ tạo một không gian tĩnh lặng. Điều đó góp
phần đưa đến cho người đọc “Một thời vang bóng”. Có truyện sử dụng giọng
điệu vừa hài hước châm biếm đả kích, mỉa mai như “Vi hành” (Nguyễn Ái
Quốc). Truyện “Vợ nhặt”(Kim Lân) có giọng điệu mộc mạc, giản dị. Giọng
điệu trong “Hai đứa trẻ”(Thạch Lam) lại đầy chất trữ tình bộc lộ cái “tơi”
nhân hậu và giàu tình thương của tác giả. Như vậy, việc chọn lựa cách kể
chuyện như thế nào là tuy thuộc vào tài năng, năng lực quan sát con người và
cuộc sống cũng như sự hiểu biết, vốn sống của nhà khi sáng tác tác phẩm. Nên
khi đọc- hiểu tác phẩm giáo viên và học sinh phải phát hiện sự khác biệt trong
cách kể chuyện và giọng điệu của các nhà văn.
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Việc áp dụng những kinh nghiệm trên vào thực tế giảng dạy học tác phẩm
văn chương trong Nhà trường. Tôi nhận thấy học sinh đã có hứng thú, tích cực
chủ động hơn, giờ học sôi nổi hơn khi bước vào giờ học. Đặc biệt khi dạy - học
tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn, giúp em bước đầu làm quen với tìm hiểu một
cách có hệ thống về: Thể loại, cách xây dựng nội dung cốt truyện, cách xây
dựng nhân vật, tạo tình huống hấp dẫn và những chi tiết đặc sắc. Qua đó thể hiện
cách đánh giá, quan điểm nghệ thuật của từng nhà văn khi phán ánh cuộc sống
và con người ở các thời đại khác nhau trong tác phẩm văn học. Từ đó các em có
điều kiện nắm chắc tác phẩm, vận dụng kiến thức đã học vào việc học, để viết
bài làm văn trên lớp về tác phẩm văn học. Mặt khác nâng cao vốn từ ngữ, giúp
các vững vàng tự tin hơn trong khi giao tiếp hàng ngày. Từ đó các em tích lũy
được vốn sống phong phú và ngày một hồn thiện nhân cách. Đó là mục đích
mà mỗi người thầy, người cơ dạy học ngữ văn hướng tới.
- Nâng cao hiệu quả học tập và giúp các em thi học sinh tỉnh đạt kết quả
cao
- Nâng cao hiệu quả học tập và giúp các em thi đậu tốt nghiệp
- Nâng cao năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh.
- Giúp các em hình thành phương pháp tự học, tự sáng tạo.

* Khi chưa áp dụng những biện pháp vào thực tế giảng dạy ở các lớp
kết quả cho thấy:

15


Lớp 12A
Số
Bài kiểm
tra
30 bài

Học sinh cảm
thụ sâu sắc tác
phẩm tác phẩm

Học sinh nắm
vững nội dung

Học sinh không
nắm vững nội
dung tác phẩm

Sốlượng Tỉ lệ
%
6 bài
20 %

Sốlượng Tỉ lệ
%

13 bài
43 %

Sốlượng Tỉ lệ
%
11 bài
37 %

Học sinh nắm
vững nội dung
tác phẩm

Học sinh không
nắm vững nội
dung tác phẩm

Sốlượng Tỉ lệ
%
14 bài
39 %

Sốlượng Tỉ lệ
%
14 bài
39 %

Lớp 12B Học sinh cảm
Số
thụ sâu sắc tác
Bài kiểm

phẩm
tra
Sốlượng Tỉ lệ
36 bài
%
8 bài
22%

* Sau Khi áp dụng những biện pháp vào thực tế giảng dạy ở các lớp
kết quả cho thấy:
Lớp 12A
Số
Bài kiểm
tra
30 bài

Học sinh cảm
thụ sâu sắc tác
phẩm tác phẩm

Học sinh nắm
vững nội dung

Học sinh không
nắm vững nội
dung tác phẩm

Sốlượng Tỉ lệ
%
12 bài

40%

Sốlượng Tỉ lệ
%
15 bài
50 %

Sốlượng Tỉ lệ
%
03 bài
10 %

Học sinh nắm
vững nội dung
tác phẩm

Học sinh không
nắm vững nội
dung tác phẩm

Sốlượng Tỉ lệ
%
17 bài
47 %

Sốlượng Tỉ lệ
%
05 bài
14 %


Lớp 12B Học sinh cảm
Số
thụ sâu sắc tác
Bài kiểm
phẩm
tra
Sốlượng Tỉ lệ
36 bài
%
14 bài
39%
III. Kết luận, kiến.nghị
3.1. Kết luận

16


Đổi mới dạy học môn ngữ văn thông qua việc tìm hiểu về thể loại tác
phẩm văn xi, truyện ngắn là một yêu cầu quan trọng. Đòi hỏi người thầy phải
có trình độ chun mơn vững vàng, nghệ thuật ứng xử sư phạm mềm dẻo linh
hoạt. Đổi mới phương pháp dạy-học là sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp
hoạt động dạy và hoạt động học sẽ đem lại kết quả cao trong quá trình dạy học.
Người thầy phải coi trọng cách cảm thụ, tư duy chủ quan, phát huy tính chủ
động sáng tạo của học sinh, nhưng phải dựa vào tác phẩm văn học. Nên khi đọchiểu tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm truyện ngắn nhất thiết học sinh phải
tìm hiểu các thao tác: Tìm hiểu nhan đề, về nội dung cốt truyện, về tình huống
truyện, các chặng đường biến đổi của nhân vật, cách trần thuật, giọng điệu của
tác giả... Có như vậy học sinh mới nắm vững đầy đủ và chính xác về nội dung,
nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm. Bên cạnh đó bản thân giáo viên cũng phải
chuẩn bị kĩ càng về giáo án, bài giảng, các đồ dùng dạy học, các trang thiết bị
cần thiết để tạo hứng thú cho học sinh.

Trên đây là một số kinh nghiệm về giảng dạy tác phẩm truyện ngắn văn
học Việt Nam hiện đại, được rút ra trong quá trình giảng dạy ở Trung tâm
GDTX Thành Phố Thanh Hoá. Nhằm nâng cao chất lượng mơn học, giúp học
sinh tích luỹ đủ kiến thức để tham dự các kì thi, đặc biệt là các em tự tin thi đậu
tốt nghiệp. Đồng thời qua việc cảm thụ tác phẩm văn chương giúp học sinh nâng
cao nhận thức, làm cho đời sống tư tưởng, tình cảm, tâm hồn thêm phong phú.
Nhưng đây chỉ là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân có thể bài sáng kiến kinh
nghiệm của tơi chưa thật được hồn hảo nhưng với sự tiến bộ của học sinh tơi đã
mạnh dạn trình bày, chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì
vậy tơi rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tơi có thể giảng dạy tốt
hơn.
3.2. Kiến nghị
Để hỗ trợ cho công tác giảng dạy có hiệu quả, các cấp lãnh đạo nhà
trường, các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm… cần thấy được tính đặc thù
của mơn văn, quan tâm, tạo điều kiện tối đa cho giáo viên và học sinh, xem đây
là một nhiệm vụ quan trọng . Chẳng hạn: bớt tiết nghĩa vụ, bớt công tác kiêm
nghiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, động viên khen thưởng kịp thời đối
với các giáo viên và học sinh đạt thành tích cao ...
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

17


Lê Thị Liên


Tài liệu tham khảo
1. Luật Giáo dục 2005.
2. Lại Nguyên Ân, 150 Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà
Nội, Năm 2003.
3. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nxb
Giáo dục, 1994.
4. Nam Cao Truyện ngắn chọn lọc. Nxb Văn học.
5. Phương phap dạy học văn.
6. SGK Ngữ văn lớp 11 Nxb Giáo dục VN, 2013.
7. SGK Ngữ văn lớp 12 Nxb Giáo dục VN, 2012.
8. SKKN cấp tỉnh - Năm hoc 2013-2014.

18


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Liên.
Chức vụ và đơn vị công tác:Tổ trưởng chuyên môn- Trung Tâm GDTX TP
Thanh Hóa.

TT

Tên đề tài SKKN

1.


“ Một số biện pháp góp phần

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở GD&ĐT
C
2010-2011

nâng cao hiệu quả dạy và học
từ ngữ trong giảng văn ở
Trung Tâm GDTXX-DN
2.

Thành Phố Thanh Hóa”
“ Một số biện pháp góp phần Sở GD&ĐT
nâng cao hiệu quả dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi môn văn
ở Trung Tâm GDTX-DN
Thành Phố Thanh Hóa”

19


C

2013-2014


----------------------------------------------------

20



×