Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.66 KB, 17 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua công tác đào tạo nghề của trung tâm đã có những
thay đổi lớn, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung
tâm, tổ chức, điều khiển để học sinh tự lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có thể
tiếp cận, theo kịp sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật
hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học nghề, trung tâm
đã đổi mới theo hướng giảm lí thuyết, tăng thực hành, đảm bảo tính vừa sức cho
người học. Với mục tiêu xây dựng con người mới, đào tạo thế hệ trẻ có đạo đức
trong sáng, có tri thức khoa học, có tư tưởng sáng tạo, có năng lực thực hành
thực tiễn và có tác phong công nghiệp.
Đối với công tác đào tạo nghề, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là
một việc làm rất cần thiết giúp học sinh tích cực hơn, chủ động hơn khi tiếp thu
kiến thức, kỹ năng. Đặc biệt, với nghề kỹ thuật điện tử thời lượng thực hành khá
cao, mang nhiều tính thực tế, lại rất thiết thực cho cơng tác hướng nghiệp, giúp
các em có tay nghề vững để tạo lập cuộc sống cho tương lai.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác dạy và học nghề, Trung tâm đã
tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các điều kiện cần thiết để ngày
càng nâng cao chất lượng dạy và học nghề, tạo uy tín trong xã hội, thu hút học
sinh học nghề. Từ những lí do trên cho thấy việc chọn đề tài này là một vấn đề
cần thiết, thực tế trong quá trình giảng dạy và học tập nghề Điện tử dân dụng. nó
đáp ứng được một phần về yêu cầu chất lượng dạy và học nghề tại trung tâm
hiện nay. Vì vậy, tơi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và viết đề tài SKKN: “Xây
dựng lưu đồ sửa chữa mạch điện tử ”. Nội dung của đề tài xoay quanh một
trong các nội dung của phương pháp giảng dạy thực hành, áp dụng cho các hệ
dạy nghề, hướng nghiệp nghề.
Lưu đồ sửa chữa mạch điện tử là ngôn ngữ viết kết hợp với các hình khối,
thể hiện các bước của một công việc để xử lý sự cố trong một thiết bị hay trong
một mạch điện nào đó.
Lưu đồ vừa thể hiện được tính tổng qt cần có lại vừa rất cụ thể, là con
đường thuận lợi nhất để tìm ra chỗ hư hỏng của mạch điện. Vì lưu đồ thể hiện


rất rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong mạch điện với nhau. Cụ thể, vì trên
lưu đồ thể hiện rất chi tiết từng bước công việc phải tiến hành.
Như ở trên đã nói, lưu đồ sửa chữa chỉ là một trong các phương pháp
giảng dạy trong thực hành không phải dùng để thay thế cho các phương pháp
dạy học khác.
Nội dung của đề tài không chỉ áp dụng trong riêng ngành kỹ thuật Điện
tử, mà có thể áp dụng cho nhiều ngành kỹ thuật khác như nghề Điện, Công nghệ
thông tin, … Hiện phương pháp này đang được người viết áp dụng thường
xuyên trên các giờ lên lớp hướng dẫn thực hành.

1


2. Mục đích nghiên cứu:
- Thực hiện đề tài này, tơi mong muốn sẽ tìm ra phương pháp dạy mới,
phương pháp sử dụng lưu đồ một cách hiệu quả nhất, phát huy cao độ được tính
tích cực, độc lập, sáng tạo, sự chú ý quan sát của học sinh để từ đó tự các em có
phát triển năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
một cách có hiệu quả, nâng cao kĩ năng thực hành góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo nghề nói chung và chất lượng nghề Điện tử nói riêng.
- Giúp học sinh tiếp cận nhanh hơn trong việc xử lý sự cố mạch điện.
- Nhằm trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, với mong muốn
từng bước củng cố và hoàn thiện phương pháp xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch
điện, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nghề.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung của các bài dạy thực hành nghề điện tử dân dụng.
- Các phương pháp dạy học thực hành nghề.
- Học sinh học nghề, hướng nghiệp nghề tại trung tâm, đối tượng lao động
xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý thuyết chuyên ngành,
nghiên cứu phương pháp giảng dạy thực hành, đặc biệt là phương pháp hướng
dẫn ban đầu.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Thông qua thực tế hướng dẫn thực hành
trên lớp, trao đổi với đồng nghiệp, tiếp thu sự phản hồi từ học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá trên sản phẩm
và mức độ hồn thành cơng việc sau quá trình thực tập.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đa số học sinh nắm được bài giảng, nhất là phần lý thuyết và sơ đồ
nguyên lí mạch điện, biết được cấu tạo, tác dụng linh kiện, hình dáng của một số
thiết bị điện tử, nhưng khi vào thực hành học sinh còn lúng túng, mất nhiều thời
gian trong việc xác định vị trí linh kiện, các thao tác kiểm tra, khắc phục sự cố
mạch điện. Thực tế đó địi hỏi người giáo viên phải có những sáng kiến kinh
nghiệm, việc làm thiết thực phù hợp với thực tiễn dạy và học của nghề điện tử
dân dụng cho học sinh. Bởi vì, mục đích của dạy nghề là trang bị cho học sinh
những điều kiện cần và đủ để học sinh giải quyết được những vấn đề kỹ thuật cụ
thể thực tế của nghề mình đã học. Ngồi ra, thơng qua q trình dạy học rèn
luyện cho các em khả năng tư duy, suy luận để trên cơ sở nền tảng kiến thức
được trang bị người học có khả năng học lên cao, tự đọc tài liệu chuyên ngành,
áp dụng xử lý được các vấn đề kỹ thuật trong thực tế.
Xây dựng lưu đồ sửa chữa đúng phản ánh quá trình nhận thức, tư duy
đúng về một thiết bị hay một mạch điện cụ thể. Quá trình sửa chữa mạch củng
cố, rèn luyện kỹ năng thực hành. Thông qua kết quả thực hành củng cố, nâng
cao kiến thức lý thuyết, phát triển tư duy nhận thức. Nếu quá trình này được làm
thường xuyên, liên tục sẽ từng bước nâng cao kiến thức toàn diện về chuyên

2



môn, từng bước nâng dần hiệu quả việc dạy và học nghề. Tuy nhiên, để xây
dựng được các lưu đồ sửa chữa, người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn,
yêu nghề.
Trong khuôn khổ của đề tài, người viết không có tham vọng nâng vấn đề
lên thành lý luận mà chỉ thơng qua các ví dụ cụ thể nhằm trao đổi kinh nghiệm,
khơi dậy thói quen trong chun mơn, góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và
học tập.
Xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch là vấn đề không mới nhưng chưa được
quan tâm đúng mức, thường xuyên của các giáo viên, học sinh trong trung tâm.
Thực tế nhiều giáo viên dạy nghề còn chưa sử dụng đến phương pháp này.
Lưu đồ sửa chữa có thể mang tính hệ thống của cả một thiết bị, hoặc đơn
giản là một chương hay một bài nào đó. Trong thực tế nhiều năm áp dụng
phương pháp này cho thấy là rất hiệu quả đối với học sinh, học viên tham gia
học nghề.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Phần lớn các em học sinh đều hay lúng túng và gặp khơng ít khó khăn khi
thực hành sửa chữa về một mạch điện tử nào đó. Bởi lẻ, để giải quyết được các
pan hư hỏng, hay muốn cải tiến một mạch điện nào đó địi hỏi các em cần phải
có một kiến thức vững chắc về kỹ thuật mạch điện.
Trong hệ thống bài tập thực hành của chương trình bao gồm thực hành
thiết kế mạch điện, thực hành sửa chữa trên bo mạch, trên các thiết bị điện tử
nhưng trong thực tế đa số học sinh ít có cơ hội tiếp cận với lĩnh vực kỹ thuật
điện tử nên đang cịn gặp khó khăn trong q trình thực hành.
Do sự hiểu biết, nắm bắt thông tin về kỹ thuật điện tử còn hạn chế, chưa
bắt kip với sự phát triển của công nghệ điện tử hiện nay, nên học sinh thường
hay lung túng và gây nhiều khó khăn cho các em trong việc kiểm tra, đo đạc các
thông số để xử lý sự cố mạch điện.
Trong qúa trình thực hành học sinh đơi lúc đang cịn vướng mắc trong
việc xác định thứ tự công việc thực hiện để kiểm tra, thay thế linh kiện, khắc
phục sự cố mạch điện đạt yêu cầu.

Tình trạng đi lạc hướng trong thực tế thực hành như: phần hư hỏng thì
khơng được kiểm tra nhưng phần mạch còn tốt lại bị xới tung lên, nhiều khi cịn
vơ tình gài pan mới cho mạch.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để xây dựng được lưu đồ đúng, trước hết người làm phải am hiểu cấu
trúc, nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của mạch điện hay thiết bị.
Sau đây là các bước xây dựng:
Bắt đầu => Bước 1 => Bước 2 => Bước 3 => … Bước thứ n => Kết
thúc.
Ở mỗi bước, phải chỉ rõ công việc phải làm: nếu tốt thì bước tiếp theo là
gì ?Ngược lại, nếu hư hỏng thì phải kiểm tra cái gì ?… cho tới khi kết thúc. Để ý
là lưu đồ càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt nhưng không được rườm rà, vụn vặt.
Hình vẽ sau minh họa quá trình xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch:

3


Bắt đầu

Bước 1
tốt



Bước 2
tốt
Bước 3

Kiểm tra mạch, thay thế linh
kiện hỏng


Kiểm tra …

Kiểm tra …

tốt
…………

Kết thúc
Phần minh họa cụ thể, xin được lấy một số bài trong chương trình dạy
nghề Điện tử dân dụng.
3.1. Xây dựng lưu đồ sửa chữa hư hỏng trong Amplifier:
Sau khi học xong phần lý thuyết về Amplifier, các em được trang bị các
kiến thức tống quát về sơ đồ khối, chức năng, nhiệm vụ của từng khối. Đặc biệt
việc phân tích và nắm rõ nguyên lý làm việc của từng mạch điện, cho phép các
em tiếp cận nhanh trong quá trình xử lý các hư hỏng.
Bên cạnh đó là các kiến thức về xử lý các số liệu đo đạc, sử dụng dụng cụ
đo, vận hành máy, … Ví dụ, nếu mạch có khuếch đại cơng suất sử dụng nguồn
đơn thì áp ra loa bình thường là bao nhiêu ?, ngược lại nếu dùng nguồn đơi đối
xứng thì áp ra loa phải là bao nhiêu?, … Các kiến thức này thường phải được
trang bị tốt ở các phần phân tích mạch điện.
Ở phần thực hành ta có thể xây dựng lưu đồ tổng quát sửa chữa thiết bị
này như sau:

Bắt đầu

4


Kiểm tra bộ nguồn




Sửa chữa nguồn

tốt
Kiểm tra mạch KĐCS


Sửa chữa KĐCS

tốt

mất

Kiểm tra, sửa chữa mạch
tiền KĐ, BASS - TREBLE

tốt
Kiểm tra, sửa chữa mạch KĐ micro

Đo điện áp cung cấp

tốt
Kiểm tra điện
áp ra loa

tốt

tốt


Kiểm tra, sửa chữa mạch chỉ thị
âm lượng, hệ thống jack cắm,
công tắc chuyển đổi, …

Kiểm tra, sửa
chữa đường cấp
điện

mất
hoặc khơng

Thay IC
KĐCS

bình thường

Kiểm tra mạch in, mối hàn,
các linh kiện liên quan



Thay linh
kiện mới

tốt
Thay thử IC
KĐCS

Kết thúc


3.2. Xây dựng lưu đồ sửa chữa tổng quát tivi màu:
Lưu đồ sửa chữa tổng quát như hình vẽ:
Bắt đầu

tốt



Kiểm tra bộ nguồn

Sửa chữa nguồn

tốt
Kiểm tra mạch vi xử lý



Sửa chữa mạch

tốt
Kiểm tra mạch quét ngang



Sửa chữa mạch

tốt
tốt


5


Kiểm tra mạch quét dọc



Sửa chữa mạch



Sửa chữa mạch

tốt
Kiểm tra các mạch bảo vệ

tốt
Kiểm tra đèn hình, mạch
KĐCS sắc và KĐVideo



Sửa chữa mạch

tốt
Kiểm tra mạch KĐ trung
tần hình và TUNER




Sửa chữa mạch

tốt
Kiểm tra mạch giao tiếp
TV/AV



Sửa chữa mạch

tốt
Kiểm tra mạch đồng bộ



Sửa chữa mạch

tốt
Kiểm tra mạch âm
thanh



Sửa chữa mạch

Kết thúc

Sau khi xây dựng lưu đồ sửa chữa tổng quát ta có thể xây dựng lưu đồ sửa
chữa cho từng khối, phần của mạch điện trong Ti vi.
3.3. Xây dựng lưu đồ sửa chữa bộ nguồn ngắt mở sử dụng trong các tivi màu:

Với các bộ nguồn ổn áp kiểu ngắt mở trong các TV màu, sơ đồ sau là
dạng mạch thông dụng trong thực tế (mạch điện chỉ vẽ những chi tiết chính
minh họa). Lưu ý là mát (GND) của nguồn và mát của máy cách ly, đây cũng là
điều mà giáo viên cần lưu ý cho học sinh trong quá trình đo kiểm tra, tránh kết
quả đo được bị sai lệch.

6


D1...D4
F

AC

o

IN o

C01

T

L1
C02

~

B1

+


-

~

L2

+

+

R1

C2

D2

Input
Filter

B+
+110Vdc

Unregu
C1

220V

D1


R2

+

C3

SW
D3

OSC

+

Protector

4

1
2

.......

5

opto

C4

R3


.......

- Các linh kiện và các chức năng chính trong mạch:
Nguồn AC: Cầu chì F, các cuộn dây và tụ lọc nhiễu L01-L02-C01-C02
Nguồn DC: Cầu diode nắn D1…D4, tụ lọc nguồn C1.
Mạch tạo xung: R1-R2, mạch dao động (OSC), SW, BA xung T.
Mạch ổn áp: đường hồi tiếp từ nguồn ra +110Vdc => Opto => OSC
Mạch bảo vệ: Protector.
Nguồn áp thứ cấp: D1, D2, D3, C2, C3, C4,…
* Lưu đồ sửa chữa:
3.3.1. Lưu đồ sửa chữa pan nổ cầu chì AC:
Trước hết, ta xây dựng lưu đồ sửa chữa pan nổ cầu chì: Nổ cầu chì là pan
thường gặp ớ các bộ nguồn ngắt mở của TV màu hay các Monitor máy tính. Đây
là pan nguy hiểm, nếu khơng cẩn thận sẽ làm máy hư nặng thêm.
Có thể xây dựng lưu đồ như sau: (trang bên)

7


Bắt đầu

Kiểm tra cách điện
nguồn AC

chạm

Kiểm tra các tụ lọc nhiễu nguồn AC

tốt
Kiểm tra cách điện

nguồn DC

chạm

Kiểm tra các
diode nắn, tụ lọc

tốt

Kiểm tra transistor
ngắt mở SW


Kết thúc

chạm

Thay linh kiện mới

Thay transistor

3.3.2. Lưu đồ sửa chữa bộ nguồn:
Trường hợp cầu chì không nổ nhưng bộ nguồn không hoạt động hoặc hoạt
động không ổn định, ta xây dựng lưu đồ sửa chữa như dưới đây:
Bắt đầu

Kiểm tra nguồn AC




Kiểm tra cầu chì, các cuộn dây, tụ lọc
nhiễu. Kiểm tra mạch in, mối hàn

tốt
Kiểm tra nguồn DC



Đo áp B1

mất
thiếu

Kiểm tra các diode
nắn, tụ lọc, mạch in

tốt
Kiểm tra mạch tạo xung
OSC + sò SW + BA xung

tốt
Kiểm tra mạch ổn áp:
hồi tiếp từ +110Vdc qua
Opto về OSC



Kiểm tra transistor
ngắt mở SW Q




tốt
Đo áp cực C Q
khoảng +300Vdc

mất

Kiểm tra mạch
in, cuộn tạo xung

mất

Kiểm tra linh
kiện xung
quanh



Kiểm tra, thay
linh kiện hư

tốt
tốt
Kiểm tra mạch bảo vệ
(Protector)
Kết thúc

Đo áp phân cực cho
transistor SW Q


Thay mới

tốt
Kiểm tra mạch dao
động OSC

8


Khi cần thiết, ta có thể xây dựng lưu đồ con cho từng phần trong lưu đồ
lớn trên. Ví dụ lưu đồ kiểm tra phần dao động (OSC) dùng IC KA3842:
Bắt đầu
Đo áp cung cấp cho IC
(chân 7) khoảng +12V

mất
thiếu

Kiểm tra R1, R2



Thay mới

tốt
tốt
Kiểm tra tín hiệu ngõ ra
(chân 6)


Kiểm tra, thay thử IC KA3842

mất

Kiểm tra mạch
bảo vệ



Thay linh
kiện mới

tốt
tốt
Kết thúc

Kiểm tra linh kiện xung quanh IC

tốt
Thay IC

3.4. Xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch quét ngang trong tivi màu:
Khi hướng dẫn phương pháp sửa chữa mạch quét ngang trong TV màu
hay Monitor vi tính, giáo viên giảng dạy cũng nên xây dựng các lưu đồ sửa
chữa: các pan mất ánh sáng (thường gặp nhiều trong thực tế), các pan quét
ngang đã chạy nhưng chưa an toàn, … hiệu quả của việc học sẽ thuận lợi và chất
lượng hơn. Bởi lẽ giữa lý thuyết và thực hành ln có một khoảng cách nhất
định, việc xây dựng lưu đồ giúp các em tiếp cận nhanh hơn với thực tế xử lý các
hư hỏng. Để dễ theo dõi ta quan sát cấu trúc của mạch quét ngang:
- Các thành phần chính trong mạch:

H.Syn: Xung đồng bộ ngang.
H.OSC: Dao động ngang.
H.DRIVER: Hướng dẫn ngang.
H.OUT: Công suất ngang.
H.YOKE: Dốc ngang.
FLYBACK: Biến áp ngang.
PROTECTOR: Mạch bảo vệ.

9


H.Yoke

o

B+ = 110V
+

+Vcc
+Vcc
T
H.Vcc
H.Syn

IC
H.OSC

H.OUT
Q2


H.DRIVER
Q1
FLYBACK

Protect
- Lưu đồ sửa chữa pan TV bị mất ánh sáng do mạch quét ngang:
(ở trang sau)

10


Bắt đầu

Kiểm tra nguồn
cung cấp +110V

mất
Kiểm tra mạch nguồn

tốt
Kiểm tra sò H.OUT

chạm C-E

Thay sò H.OUT

tốt
Kiểm tra mạch
H.DRIVER




Đo áp cung cấp cho mất
cực C H.DRIVER

Kiểm tra trở lấy điện, sơ
cấp biến áp H.Driver

tốt
tốt
Kiểm tr a mạch
H.OSC

tốt
Kiểm tra mạch
bảo vệ

Đo áp phân cực, kiểm tra
transistor H.DRIVER



Đo áp cung cấp mất
cho IC H.OSC

Kiểm tra đường cấp
điện cho IC H.OSC

tốt


tốt

Kiểm tra thạch anh
chia tần, thay thử
IC H.OSC

Thay thử IC H.OSC

tốt
Kiểm tra, thay thử
FLYBACK

Kết thúc

Có thể xây dựng lưu đồ sửa chữa cho toàn mạch, cũng có thể xây dựng
cho từng phần ví dụ cho riêng mạch dao động ngang (H.OSC), …
3.5. Xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch quét dọc trong tivi màu:
Khi học mạch quét dọc trong TV màu, học sinh được học cấu trúc,
nguyên lý hoạt động và được phân tích kỹ về sơ đồ mạch điện. Phần thực hành
sửa chữa học sinh được trang bị thêm các kiến thức về đặc điểm sửa chữa dọc,
các kiến thức về thị trường linh kiện, các hư hỏng thường gặp của mạch quét
dọc và phương pháp sửa chữa.
Hình vẽ sau mơ tả cấu trúc cơ bản của mạch quét dọc:

11


V.Syn

+Vcc


+Vcc

V.OSC

V.OUT
V.YOKE
-Vcc

- Các thành phần chính trong mạch:
V.Syn: Xung đồng bộ dọc
V.OSC: Dao động dọc
V.OUT: Khuếch đại công suất dọc
V.YOKE: Dốc dọc (cuộn lái dọc).
- Lưu đồ sửa chữa như sau:
Bắt đầu

Kiểm tra mạch
KĐCS dọc
(V.OUT)



Đo áp cung cấp
+Vcc và -Vcc

tốt
tốt
Kiểm tra, sửa
chữa mạch dao hư

động dọc
(V.OSC)

tốt
Kiểm tra tín
hiệu xung
đồng bộ dọc
V.Syn
Kết thúc

Đo áp ngõ ra
(chân ra V.Yoke)

mất

Kiểm tra đường
cấp nguồn
Kiểm tra, thay
thế IC (chạm)

mất hoặc
khơng bình thường

Thay IC
V.OUT

tốt
Kiểm tra mạch
in, mối hàn


Kiểm tra, thay thử
từng linh kiện theo
thứ tự ưu tiên

Thay thử IC
V.OUT
Thay thử
IC V.OSC

12


3.6. Xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch vi xử lý trong TV màu:
Để dễ theo dõi, ta quan sát sơ đồ khối của mạch vi xử lý ở hình vẽ sau:
+Vcc
Key In
Data

IC
Memory

Memo

Clock

Remote
Control
AFT DET

Volume

Audio Mute
Bright
Contrast
Color
Tint
BH
R/C In
BL
BU
MICRO PROCESSOR
AFT

Reset
H.Syn
V.Syn
Dao động tạo chức
năng điều khiển hiển
thị màn hình

Audio Processor
Y Processor
C Processor

TUNER

VT
NT/PAL/SECAM
6,5/5.0/5.5/4.5
TV/AV
Power ON/OFF


OSC
Clock

OSC
OSC

R
G
B

Dao động tạo xung chủ

3.6.1. Lưu đồ kiểm tra, sửa chữa các điều kiện vào cho vi xử lý:
(Lưu đồ ở trang sau)

13


Bắt đầu

Kiểm tra nguồn cung
cấp cho IC VXL

mất

Kiểm tra đường
cấp điện

tốt

Kiểm tra dao động tạo
xung nhịp (clock)

mất

Kiểm tra thạch
anh dao động

tốt

Thay IC vi xử lý

tốt
Kiểm tra mạch Reset



Thay thế linh kiện hỏng

tốt
Kiểm tra hệ thống phím lệnh hư

Làm vệ sinh các
phím, thay thế

tốt
Kiểm tra tín hiệu
điều khiển từ xa

mất


Kiểm tra nguồn mất
cấp cho mắt nhận

Sửa chữa nguồn

tốt
tốt

Kiểm tra các
đường giao tiếp
IC nhớ

Kiểm tra mạch,
thay thử mắt nhận



Kiểm tra, sửa
chữa mạch

tốt
Kiểm tra các xung
vào VXL : H.Syn,
V.Syn, AFT,…

mất Kiểm tra,
sửa chữa

tốt

Kiểm tra tín hiệu
bảo vệ (Protector)



Sửa chữa,
thay thế

tốt
Thay thử IC VXL
Kết thúc

14


3.6.2. Lưu đồ kiểm tra, sửa chữa các lệnh điều khiển ngõ ra vi xử lý:
Bắt đầu

Kiểm tra lệnh điều
khiển mở nguồn

mất

Kiểm tra đường lệnh điều khiển
mở nguồn ON/OFF, IC VXL

tốt
Kiểm tra các đường điều khiển
Bright, Contrast, Color, Volume, ….


Làm vệ sinh hệ thống
phím bấm, mạch điện. mất
Kiểm tra điện áp các
ngõ ra tương ứng.

mất

tốt
Kiểm tra các lệnh điều khiển dò đài VT,
BU, BH, BL, …

mất

Thay
IC vi
xử lý

Sửa chữa, khắc phục hư hỏng
liên quan

tốt
Kiểm tra lệnh điều khiển hiển thị

mất

Kiểm tra sửa
chữa

tốt
Kiểm tra mạch

điều khiển TV/AV

mất

Kiểm tra nguồn cấp
cho các IC SW

mất

Sửa chữa nguồn cấp

tốt
tốt
Kiểm tra mạch
điều khiển thay
đổi hệ tiếng, hệ
màu

Kiểm tra mạch, thay
thử các IC SW


Kiểm tra, sửa chữa mạch,
thay thử các thạch anh

Kết thúc

Trên đây là một số ví dụ cụ thể về cách xây dựng lưu đồ sửa chữa một số
mạch điện tử thông dụng. Như vậy với các cách xây dựng lưu đồ sửa chữa ở
trên ta có thể xây dựng lưu đồ sửa chữa cho toàn bộ mạch điện của một thiết bị,

cho từng khối, từng phần hoặc riêng một mạch điện nào đó.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Trong những năm qua, bản thân tôi vừa nghiên cứu cũng cố cơ sở lý luận
vừa áp dụng phương pháp dạy thực hành theo chủ đề xây dựng lưu đồ sửa chữa
mạch điện tử ở Trung tâm tôi thấy:

15


Kết quả thực tập của học sinh qua các giờ thực hành:
- Thông qua các giờ thực hành, tôi nhận thấy rằng học sinh nắm được kiến
thức, kỹ năng thực hiện công việc, phát huy được tư duy độc lập tốt hơn. 
- Học sinh được nâng cao tay nghề rõ dệt, có khả năng phân tích và xử lí
sự cố mạch tốt, sản phẩm thực hành đạt yêu cầu.
- Qua việc xây dựng lưu đồ sửa chữa học sinh phát triển được tư duy, vận
dụng được kiến thức của chuyên môn để giải quyết sự cố mạch điện thường gặp
trong thực tế nhanh hơn, đảm bảo yêu cầu. Phát triển được kỹ năng làm việc
nhóm; kỹ năng phân tích sơ đồ khối, sơ đồ mạch điện,…được tốt hơn.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá sau mỗi giờ thực hành học sinh tiếp cận
nhanh hơn, đặc biệt là tránh được tình trạng đi lạc hướng trong việc xử lý sự cố
mạch điện.
- Tỉ lệ học sinh ham thích học nghề Điện tử tăng lên.
- Số học sinh có thể áp dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã học vào thực tế
tăng cao.

PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sau một thời gian áp dụng phương pháp xây dựng lưu đồ sửa chữa trong
giảng dạy thực hành, bản thân tự nhận thấy phương pháp này thực sự rất hiệu
quả. Giáo viên hướng dẫn thực hành trên lớp dễ dàng hơn trong việc truyền thụ

nội dung kiến thức, có thêm thời gian liên hệ các hư hỏng thường gặp trong thực
tế, trang bị thêm các kiến thức về thị trường: linh kiện thay thế tương đương, giá
cả linh kiện, nơi cung cấp, tài liệu tham khảo,… Học sinh dễ nhớ, dễ tiếp thu
bài, hiểu được các bước công việc phải tiến hành khi kiểm tra, sửa chữa một
cách tồn diện chứ khơng phải nhờ sự may mắn. Quan trọng hơn nữa là tạo sự
hứng thú, chủ động, khả năng làm việc theo nhóm và đặc biệt rèn luyện kỹ năng
làm việc độc lập trong học tập.
- Xây dựng các lưu đồ sửa chữa cho từng bài học khơng q khó mà lại
hiệu quả, tuy nhiên cần thường xuyên hoàn thiện từng lưu đồ để đạt được độ
chính xác cao. Khi cần thiết, dưới các lưu đồ cần có các ghi chú làm rõ thêm
một nội dung nào đó.
- Xây dựng lưu đồ sửa chữa là phương pháp giảng dạy thực hành mà giáo
viên dạy nghề nên áp dụng, ai cũng có thể làm được và đặc biệt hơn là bởi tính
thiết thực của nó.
2. Kiến nghị:
- Về phía lãnh đạo: Đề nghị các cấp lãnh đạo cần quan tâm bồi thường
xuyên kiến thức kỹ năng nghề cho giáo viên, mơ hình, trang thiết bị hiện đại cho
công tác dạy và học nghề của đơn vị. Cần tạo điều kiện hơn nữa về kinh phí cho
giáo viên học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào
tạo nghề đáp ứng sự nghiệp đổi mới hiện nay.
- Về phía giáo viên: Trong quá trình xây dựng lưu đồ, giáo viên nên
khuyến khích các em học sinh cùng tham gia, tính hiệu quả sẽ được nâng cao
hơn nhiều. Giao các bài tập liên quan về nhà, yêu cầu các em tự xây dựng các

16


lưu đồ sửa chữa . Trên lớp, đại diện của từng nhóm sẽ đứng lên trình bày lưu đồ
của nhóm mình tự xây dựng có sự tham gia góp ý của giáo viên hướng dẫn và
của các nhóm khác. Thơng qua quá trình này, các em vừa nắm vững kiến thức

bài học vừa tích cực và chủ động hơn trong học tập. Cũng qua đó giúp các em tự
tin hơn khi trình bày một vấn đề trước nhiều người, một trong những cái mà
hiện nay người ta gọi là xây dựng “kỹ năng mềm”.
Trên đây là một vài ý kiến trao đổi với các bạn đồng nghiệp về phương
pháp xây dựng lưu đồ sửa chữa mạch. Mặc dù đã rất cố gắng song khơng thể
tránh được các thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa
học các cấp, từ các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn chỉnh hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thanh Tùng

17



×