Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DÂN CHỦ THỰC TRẠNG DÂN CHỦ TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA VIỆT NAM THỜI ĐẠI 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.56 KB, 5 trang )

Trước hết, Dân chủ là một hiện tượng lịch sử - xã hội gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của đời sống con người . Đó vừa là giá trị xã hội mà loài người đạt được trong
tiến trình đấu tranh để tự giải phóng mình , từng bước vươn tới tự do , vừa là hình thức và
tính chất tổ chức của thể chế nhà nước . Đối với Việt Nam , dân chủ không chỉ là bản chất
, mà còn là mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới ở nước ta theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Lúc sinh thời Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh : Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ do
nhân dân làm chủ và “ Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi
khó khăn ” 1 . Vì vậy , vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở cơ sở được Đảng ta đặc biệt
chú trọng . Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa là tất cả quyền lực thuộc về
nhân dân. Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất
cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức. 2
Trong tiếng Việt , thuật ngữ dân chủ có ba hàm nghĩa : chỉ chế độ xã hội ; chỉ
quyền của người dân và chỉ một phương thức công tác , phong cách quản lý , lãnh đạo

3

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt , dân chủ là có quyền tham gia , bàn bạc vào công việc
chung , được tôn trọng quyền lợi của từng thành viên trong xã hội . Dân chủ là khái niệm
để chỉ chế độ chính trị theo đó quyền làm chủ thuộc về nhân dân . Ban đầu , khái niệm
dân chủ được xem xét về mặt chính trị và pháp luật , càng về sau càng mang ý nghĩa rộng
hơn, thể hiện ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế , văn hoá , tư
tưởng , mối quan hệ giữa con người , giữa cá nhân với cộng đồng , giữa công dân với nhà
nước , giữa các nhà nước trên trường quốc tế , ... Vậy câu hỏi đặt ra là thực trạng dân chủ
trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Việt Nam trong thời đại 4.0 diễn ra như thế nào.

Hồ Chí Minh ( 2011 ) , Toàn tập , tập 5 , Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật , Hà Nội. Tr
325
2 Quốc Hội, Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013, Hà Nội. Điều 2


3 Từ điển Tiếng Việt (2008), NXB Đà Nẵng, Tr 137
1


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những bước ngoặt lớn đang đặt ra khơng ít
thách thức cho lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật. Trong thời đại 4.0 đã khiến cho văn hóa
nghệ thuật phải chuyển mình hịa nhập cùng dịng chảy của nhân loại, giờ đây các
chương trình nghệ thuật hiện nay không đơn thuần là biểu diễn theo hình thức văn nghệ
quần chúng mà đã ứng dụng khoa học công nghệ trong biểu diễn. Điều này buộc các đơn
vị hoạt động nghệ thuật phải thay đổi cách làm, cách nhìn nhận vấn đề mới có thể theo
kịp được nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên con người vẫn là yếu tố quyết định, bởi máy móc,
trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được con người trong mọi quyết định, hướng đi của
văn hóa - nghệ thuật trong hiện tại lẫn tương lai.
Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là thực hiện quyền làm chủ của cơng
dân trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
Thứ nhất, quyền được tham gia vào đời sống văn hóa, nghệ thuật. Ở nước ta,
quyền này được coi là một quyền hiến định 4. Quyền tham gia vào đời sống văn hóa trước
hết được ghi nhận trong Hiến pháp và được cụ thể hóa trong các pháp luật khác như Luật
Di sản văn hóa, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Xuất bản, Luật báo chí, Luật bình
đẳng giới, Luật trẻ em…. Điều 41 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền
hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hố, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các
cơ sở văn hóa”. 5
Thứ hai, quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính
mình. Quyền thụ hưởng các giá trị văn hố được nghệ thuật là phạm vi được thừa nhận và
bảo đảm nhu cầu cảm nhận và khai thác các giá trị, các vốn xã hội tốt đẹp được sáng tạo,
lưu giữ trong đời sống cộng đồng của một cá nhân, cộng đồng nào đó. Ở đây có thể thấy
rằng, các giá trị, vốn xã hội tốt đẹp đó có thể do chính cá nhân, cộng đồng đó tạo ra hoặc
Nhân quyền, Quyền tham gia vào đời sống văn hóa là một quyền hiến định ,
truy cập 08/06/2021
5 Quốc Hội, Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013, Hà Nội. Điều

41
4


lưu giữ. Cũng có thể các giá trị, vốn xã hội đó là sản phẩm chung của tồn bộ một cộng
đồng, một phạm vi địa lý, lãnh thổ nhất định. Tuy nhiên, ở những mức độ khác nhau thì
quyền thụ hưởng sẽ là có những phạm vi quyền khác nhau. Ví dụ như, quyền thụ hưởng
các giá trị văn hố của chính bản thân tác giả đối với tác phẩm văn hố, nghệ thuật do
mình sáng tạo ra sẽ khác với quyền thụ hưởng các giá trị văn hoá mang tính sở hữu của
cả dân tộc… Ở nước ta, việc trực tiếp ghi nhận về quyền thụ hưởng các giá trị văn hoá
lần đầu tiên được nước ta ghi nhận vào một văn bản pháp lý là tại Hiến pháp 1992, sửa
đổi, bổ sung năm 2013 (Điều 41). Đây chính là lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận quyền này
một cách long trọng và chính thức trên văn bản pháp lý. Tuy nhiên, trước Hiến pháp
1992, sửa đổi năm 2013 được thơng qua thì các quyền này tuy khơng được ghi nhận một
cách trực tiếp nhưng vẫn có các cơ sở pháp lý để bảo hộ nó trên thực tế. Như trong Điều
5, Hiến pháp 1980; Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy
định: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy
những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”. Mặt khác, nếu
suy diễn trên cơ sở địa vị pháp lý của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có
thể thấy. Chúng ta là thành viên của Liên hợp quốc, chính vì vậy các Cơng ước, Tuyên bố
quốc tế được tổ chức này thừa nhận chính là một bộ phận cấu thành nên các cơ sở pháp lý
để Việt Nam phải thừa nhận và tôn trọng. Hay một trong phạm vi quan trọng của quyền
được thụ hưởng các giá trị văn hố đó là quyền sở hữu trí tuệ, được quy định trong Bộ
luật dân sự năm 1995, hay theo quy định của pháp luật quốc tế đã được coi là có giá trị
pháp lý trên phạm vi nước ta khi chúng ta gia nhập WTO. Bởi với việc tham gia là thành
viên của WTO thì đồng nghĩa với việc chúng ta phải thừa nhận Hiệp định bảo vệ sở hữu
trí tuệ (TRIPS). Chính vì vậy, có thể suy diễn rằng từ trước Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ
sung năm 2013 ra đời dù chưa chính thức và chưa được ghi nhận trực tiếp nhưng pháp
luật nước ta đã có những cơ sở quan trọng ghi nhận và bảo vệ quyền được thụ hưởng các
giá trị văn hoá trên phạm vi cả nước.

Thứ ba, quyền được sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. “Tự do sáng tạo
chính là quyền được thể hiện tác phẩm theo đúng ý định, chủ đích của mình; Quyền tự do


sáng tạo gắn liền với tự do truyền bá tác phẩm nghệ thuật; gắn liền với tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do phát hành, đồng thời gắn với quyền và trách nhiệm công dân. Tự do
sáng tạo chính là giá trị chất lượng của tác phẩm nghệ thuật”. Ngay từ Nghị quyết
Trung ương khóa VI (1987) đã có luận điểm: “Tự do sáng tạo cho người nghệ sĩ” 6. Điều
khẳng định là Đảng và nhà nước ta luôn đảm bảo quyền tự do sáng tạo cho người nghệ sĩ
thông qua các quyền: “tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do lập
Hội..”. Thực tế, Hiến pháp đã hiến định các quyền tự do này trên cơ sở quyền con
người. Điều cần nhất là người nghệ sĩ cần nhận thức về quyền tự do sáng tạo như thế nào
Thứ tư, dân chủ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cịn thể hiện ở việc giải phóng
con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi sự áp bức về tinh thần và đưa văn
hóa đến cho mọi người.

6 Đào

Duy Quát (CB), Vấn đề tự do sáng tạo trong văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện
nay, NXB Văn Học. Tr 15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Duy Quát (CB), Vấn đề tự do sáng tạo trong văn học, nghệ thuật Việt Nam
hiện nay, NXB Văn Học.
2. Hồ Chí Minh ( 2011 ) , Tồn tập , tập 5 , Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật , Hà Nội.
3. Nhân quyền, Quyền tham gia vào đời sống văn hóa là một quyền hiến định ,
truy cập 08/06/2021
4. Quốc Hội, Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013, Hà Nội.
Điều

5. Từ điển Tiếng Việt (2008), NXB Đà Nẵng
1.



×