Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho Người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp Trường trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------

TRỊNH THỊ THÙY LINH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA CTXH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG TRUNG CẤP
KINH TẾ- DU LỊCH HOA SỮA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------

TRỊNH THỊ THÙY LINH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA CTXH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG TRUNG CẤP
KINH TẾ- DU LỊCH HOA SỮA)
Chuyên ngành Công tác xã hội


Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngƣờ

ƣớng d n

o

ọc: GS.TS. ĐẶNG CẢNH KHANH

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Đặng Cảnh
Khanh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 16/03/2016
Học viên

Trịnh Thị Thùy Linh


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình làm luận văn, tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
GS.TS Đặng Cảnh Khanh là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tơi

trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tôi chân thành cảm ơn Khoa và tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Xã
hội học – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã trang bị kiến thức
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn
tại trường.
Tôi chân thành cám ơn lãnh đạo trường Trung cấp Kinh tế- Du lịch Hoa
Sữa đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành việc thu thập
số liệu phục vụ luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia
đình, bạn bè đã ln bên cạnh quan tâm, giup đỡ tơi trong suốt q trình làm
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 7
2. Tổng quan Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ............................................ 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 11
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................. 12
5. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 13
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 13
7. Nội dung luận văn ........................................................................................ 14
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 15
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CTXH
......................................................................................................................... 15
1.1. Lý luận về ngƣời khuyết tật vận động ................................................. 15
1.1.1. Một số Khái niệm ................................................................................. 15
1.1.2. Các dạng khuyết tật.............................................................................. 16

1.2. lý luận về đào tạo nghề c o ngƣời khuyết tật vận động tạ trƣờng
Hoa Sữa .......................................................................................................... 17
1.3. Lý luận về việc làm c o Ngƣời khuyết tật vận động tạ trƣờng Hoa
Sữa .................................................................................................................. 18
1.4. Lý luận về công tác xã hộ đối vớ ngƣời khuyết tật vận động tại Hoa
Sữa: ................................................................................................................. 18
1.4.1. Các khái niệm .............................................................................................. 19
1.4.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu................................................... 20
1.4.2.1. Thuyết nhu cầu ................................................................................... 20
1.4.2.2. Thuyết hệ thống .................................................................................. 22
1.5. Các yếu tố ản

ƣởng tới vấn đề đào tạo nghề c o ngƣời khuyết tật

vận động ......................................................................................................... 25
1


1.5.1. Bối cảnh Kinh tế - Xã hội và nhu cầu đào tạo nghề cho người khuyết
tật vận động .................................................................................................... 25
1.5.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về ĐTN cho NKT ....................... 26
1.5.3. Phương thức tổ chức đào tạo nghề ..................................................... 28
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP KT-DL HOA
SỮA ................................................................................................................. 31
2.1. K á quát c ung về sự r đờ củ trƣờng Trung cấp KT-DL Ho Sữ
......................................................................................................................... 31
2.1.1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển ............................................ 31
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động.................................. 32
2.1.3. Cơ sở vật chất ....................................................................................... 33

2.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 35
2.2.1. Các phòng ban chức năng ................................................................... 35
2.2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường TC KT-DL Hoa Sữa ..................... 36
2.3. Thực trạng về học sinh .......................................................................... 40
2.4. Thực trạng về công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho học
sinh tạ Trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa .......................................................... 45
2.4.1. Thực trạng đào tạo nghề...................................................................... 45
2.4.1.1. Các ngành nghề đào tạo .................................................................... 45
2.4.1.2. Nội dung đào tạo ................................................................................ 48
2.4.1.3. Cấp bằng đào tạo ............................................................................... 52
2.4.2. Thực trạng giới thiệu và tạo việc làm cho người khuyết tật vận động
......................................................................................................................... 52
2.5. Đán g á c ung về thực trạng đào tạo nghề tạ trƣờng TC KT-DL
Hoa Sữa .......................................................................................................... 53
2.5.1. Nhận định chung về kết quả công tác đào tạo nghề .......................... 53
2.5.2. Thách thức mới đối với công tác đào tạo nghề: ................................. 56
2


CHƢƠNG III: HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRỢ GIÚP ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRƢỜNG
TC KT-DL HOA SỮA .................................................................................. 58
3.1. Quy trình tuyển s n đầu vào của học sinh thuộc n óm đố tƣợng là
Ngƣời khuyết tật vận động tạ trƣờng TC KT – DL Hoa Sữa.................. 58
3.2. Các hoạt động trợ giúp nhằm đào tạo nghề c o Ngƣời khuyết tật vận
động tạ Trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa ........................................................ 61
3.2.1. Các hoạt động trợ giúp ........................................................................ 61
3.2.1.1. Hoạt động hỗ trợ học phí, chi phí đào tạo......................................... 61
3.2.1.2. Hoạt động hỗ trợ chi phí ăn ở, sinh hoạt ........................................... 65
3.2.1.3. Hoạt động chăm sóc ý tế .................................................................... 67

3.2.2. Hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giải trí ............................................ 68
3.2.3. Hoạt động CTXH trong đào tạo nghề ................................................. 72
3.2.3.1. Hoạt động tham vấn tâm lý ................................................................ 72
3.2.3.2 Một số nhận xét về việc đưa CTXH vào hoạt động ĐTN cho Người
khuyết tật vận động ......................................................................................... 75
3.3. Hoạt động trợ giúp CTXH, tạo việc làm, giới thiệu việc làm cho
ngƣời khuyết tật vận động tạ trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa ..................... 79
3.3.1. Hoạt động tạo việc làm ........................................................................ 79
3.3.2. Hoạt động giới thiệu việc làm .............................................................. 80
3.3.3. Hoạt động phối hợp, tìm các nguồn lực trợ giúp về việc làm ............ 83
3.3.3.1. Các tổ chức trong nước...................................................................... 83
3.3.3.2. Các tổ chức nước ngoài ..................................................................... 84
3.3.4. Vai trò của NVXH ................................................................................ 84
3.3.5. Đánh giá hoạt động trợ giúp trong đào tạo nghề cho người khuyết tật
vận động tại trường TC KT-DL Hoa Sữa ..................................................... 88
3.3.5.1. Những mặt đã làm được ..................................................................... 88
3.3.5.2. Những mặt chưa làm được ................................................................. 91
3


3.3.5.3. Đề xuất giải pháp ............................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 102
NỘI DUNG TRÍCH DẪN........................................................................... 104
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 106

4


DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Ng ĩ đầy đủ

Các ký hiệu viết tắt
NKT

Người khuyết tật

ĐTN

Đào tạo nghề

VH – XH

Văn hóa xã hội

CBGV

Cán bộ giáo viên

KTVĐ

Khuyết tật vận động

KTTT

Khuyết tật trí tuệ

GTVL

Giới thiệu việc làm


NNKH

Ngôn ngữ ký hiệu

SKSS

Sức khỏe sinh sản

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

NVXH

Nhân viên xã hội

TCCN

Trung cấp chun nghiệp



Gia đình

TC KT – DL

Trung cấp Kinh tế - Du lịch

5



DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ sở vật chất Trường TC KT-DL Hoa Sữa năm 2014-2015 ......... 33
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo vị trí cơng việc chuyên môn năm 2014-2015
......................................................................................................................... 38
Bảng 2.3. Một số thông tin cơ bản về Người khuyết tật vận động tại Hoa Sữa
......................................................................................................................... 41
Bảng 2.4. Các hệ đào tạo của Trường Trung cấp Kinh tế Du Lịch Hoa Sữa . 52
Bảng 3.1.Các đối tượng ưu tiên của Hoa Sữa ................................................. 61

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ các Phòng ban chức năng .................................................... 35
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình tuyển sinh chung của trường TC KT – DL Hoa Sữa
đối với đối tượng Người khuyết tật vận động ................................................. 59

BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1 : Hồn cảnh gia đình của người khuyết tật vận động đang theo học
tại trường Hoa Sữa .......................................................................................... 42
Biểu 2.2 : Các dạng khuyết tật của NKTVĐ đang theo học tại Hoa Sữa ....... 43
Biểu 2.3 : Trình độ văn hóa Người khuyết tật vận động tại Hoa Sữa ............ 44
Biểu 2.4: Tỷ lệ người khuyết tật vận động của Hoa Sữa được đào tạo nghề
miễn phí 19 năm qua ....................................................................................... 55

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đối với bất kỳ quốc gia nào, muốn đảm bảo xã hội phát triển bền
vững, ngoài yếu tố ổn định về mặt kinh tế, chính trị,… vấn đề đảm bảo An
sinh xã hội cũng được coi là nhân tố cốt yếu, các chính sách giảm nghèo bền
vững được hiện thực hóa và đảm bảo mang lại hiệu quả nhất định. Để đảm
bảo được điều đó, việc quan tâm tới các đối tượng yếu thế trong xã hội là một
trong những ưu tiên hàng đầu. Một trong những nhóm đối tượng được ASXH
hướng tới là Người khuyết tật vận động. Người khuyết tật vận động cũng như
những người khuyết tật khác thường tự ti, mặc cảm về bản thân nên ít giao
tiếp, nói chuyện với người khác. Vì vậy, họ khó hịa nhập với cộng đồng. Đào
tạo nghề gắn liền với tìm kiếm cơ hội việc làm cho Người khuyết tật vận động
sẽ giúp họ có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với mọi người, dễ dàng hơn cho việc
hoà nhập với cộng đồng. Nó cũng tạo điều kiện để Người khuyết tật vận động
phát triển một cách tồn diện và bình thường như những người khác trong xã
hội, góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội.
Theo điều tra mới đây của Liên Hợp Quốc, trong số hơn 7 tỷ người thì
có hơn 1 tỷ người là người khuyết tật, chiếm khoảng 15% dân số. Tại khắp
nơi trên thế giới, hơn 1 tỷ người khuyết tật đang phải đối mặt với những khó
khăn, rào cản về mặt kinh tế, xã hội, thể lực,…{1}
Theo Tổng cục Thống kê năm 2009, Việt Nam có khoảng 6,7 triệu
người khuyết tật trên tổng số 85,5% triệu dân, tương đương 7,8% dân số.{2}
Theo các tài liệu điều tra, khảo sát nghiên cứu của Bộ Y tế, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo và một số tổ chức quốc tế về
thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam cho thấy: Người tàn tật cơ quan vận
động chiếm 35,46%, thị giác 15,70%, thần kinh 13,93%... Tỷ lệ người đa tật
chiếm khá cao: 20,22% trong tổng số người tàn tật. Phần lớn người tàn tật
7


sống cùng với gia đình, chiếm tỷ lệ: 95,85%; số người tàn tật sống độc thân
chiếm 3,31%; tỷ lệ người tàn tật sống trong trại bảo trợ xã hội của Nhà nước

là 0,22% (tập trung chính ở hai nhóm tuổi: 15 - 55 chiếm 54,17% và nhóm
tuổi dưới 15 chiếm 28,85%); người tàn tật sống lang thang là 0,62% {3}. Số
nạn nhân khuyết tật vận động mỗi năm có thêm khoảng từ 30-40 ngàn người
do tai nạn giao thông và lao động. Trong những năm tới, tỷ lệ người khuyết
tật tại Việt Nam có xu hướng tăng lên, trong đó số NKT vận động có khuynh
hướng ngày càng tăng cao do tai nạn lao động và tai nạn giao thông cũng như
do một số bệnh tật như teo cơ... Điều đáng lưu ý là số người khuyết tật đang
học nghề ít chỉ 1,94 %, số cịn lại hầu như khơng có nguyện vọng học nghề
chiếm 13,7%.{4}
Việt Nam đặt ra mục tiêu, năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công
nghiệp. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong ba khâu
đột phá chiến lược thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.
Vì vậy, đối tượng người khuyết tật nói chung, người khuyết tật vận động nói
riêng cũng nhận được nhiều sự quan tâm đặc biêt khơng chỉ của Đảng và Nhà
nước, mà cịn của cả cộng đồng. Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt đề
án trợ giúp người khuyết tật, trong đó có người khuyết tật vận động với mục
tiêu đến năm 2020 sẽ dạy nghề và tạo việc làm cho 550 nghìn người thuộc đối
tượng này, đồng thời cũng ưu tiên về nhiều mặt cho người khuyết tật cũng
như các cơ sở sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật, dạy nghề cho người
khuyết tật. Điều này có ý nghĩa vơ cùng lớn đối với người khuyết tật, đặc biệt
là người khuyết tật vận động bởi vì tuy khuyết tật ở các cơ quan vận động,
nhưng trí tuệ Người khuyết tật vận động vẫn phát triển bình thường, họ vẫn
có thể lao động và cống hiến cho Xã hội .
Trên tinh thần ấy, trong hơn 20 năm qua, trường Trung cấp Kinh tế Du lịch Hoa Sữa (1118 Nguyễn Khoái – Lĩnh Nam – Hồng Mai – Hà Nội)
đã ln chú ý, quan tâm phát triển công tác Đào tạo nghề cho NKT, trong đó
8


dành nhiều sự ưu ái tới đối tượng là người khuyết tật vận động do phần lớn
người khuyết tật theo học tại Hoa Sữa là đối tượng này, đã đạt được nhiều kết

quả tốt đẹp được thừa nhận và đánh giá cao, góp phần vào cơng cuộc xóa đói
giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho Người khuyết tật vận động.
Ở Việt Nam, CTXH là một ngành hoạt động mới mẻ, nhưng có nhiều
tiềm năng. Việc vận dụng các tri thức, phương pháp và kỹ năng CTXH vào
thực tiễn là hết sức cần thiết. Nó góp phần tích cực vào việc xử lý những vấn
đề và tình huống xã hội một cách có hiệu quả.
Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã
chọn hướng nghiên cứu“: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho Người khuyết
tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp
Trường trung cấp kinh tế- du lịch hoa sữa)”làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ chun ngành CTXH của mình.Trên cở sở đó, thấy được những mặt hạn
chế cũng như những kết quả mà trường đã đạt được trong quá trình trợ giúp
người khuyết tật vận động. Cũng dựa trên đó, tơi hy vọng rằng việc đưa
CTXH vào hoạt động của nhà trường, cũng như nâng cao hiệu quả trợ giúp
CTXH đối với người khuyết tật nói chung, và người khuyết tật vận động nói
riêng, chúng ta có thể giúp cho nhóm xã hội đặc thù này tiếp cận được với cơ
hội việc làm tốt hơn sau đào tao nghề.
2. Tổng quan Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Cơng trình nghiên cứu của TS. Trần Văn Kham, đã nhấn mạnh đến các
vấn đề về mơ hình xã hội của khuyết tật và áp dụng của mơ hình này trong
lĩnh vực cơng tác xã hội với người khuyết tật và những vấn đề đặt ra đối với
công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay. Cơng trình đã có những đóng góp tích
cực và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ông cũng đã có những nhận định rằng
để các mơ hình thực hành công tác xã hội với người khuyết tật được hiệu quả
cần thay đổi cách nhìn cơng tác xã hội về khuyết tật.
9


Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội) đã có những nghiên cứu về người khuyết tật, phát

hiện chính của nghiên cứu là muốn giúp người khuyết tật hòa nhập cộng
đồng cần hoàn thiện việc ban hành hệ thống luật và các chính sách trợ giúp,
nhất là trong lĩnh vực dạy nghề, tạo việc làm, góp phần tạo điều kiện để NKT
ổn định cuộc sống. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng, nếu nghề CTXH được phát
triển chuyên nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ NKT tiếp cận
được với các dịch vụ cơ bản.
Trong nghiên cứu về đào tạo nghề và tạo việc làm cho người
khuyết tật tại Việt Nam của tổ chức lao động quốc tế ILO tại Việt Nam đã có
những nghiên cứu một cách khá toàn diện về thực trạng người khuyết tật được
đào tạo nghề tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người khuyết tật hiện
nay rất ít được đào tạo nghề, hướng dẫn về việc làm cũng như về phát triển
Doanh nghiệp. Những đóng góp chính của nghiên cứu đó là đã cung cấp một
cách tổng thể về các tổ chức của người khuyết tật, các tổ chức đại diện cho
người khuyết tật và các dịch vụ đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh
nghiệp cho người khuyết tật, đặc biệt tập trung vào các tổ chức của phụ nữ
khuyết tật và các dịch vụ dành riêng cho phụ nữ khuyết tật.
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu khác về người khuyết tật
như:
“Nghiên cứu “ Chi phí kinh tế của sống với khuyết tật và kỳ thị ở Việt
Nam” do Viện nghiên cứu phát triển Xã hội thực hiện, xuât bản năm 2013.
“Người khuyết tật ở nông thôn Việt Nam: sinh kế, việc làm và bảo trợ
xã hội” do Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương (Trường
ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN) phối hợp với Trung tâm Hợp tác Quốc tế (Đại
học Osaka và Đại học Ochanomizu, Nhật Bản).
Những tài liệu được công bố trên là những tài liệu tham khảo quan
trọng trong việc nghiên cứu và thực hiên đề tài luận văn của tôi.
10


3. Ý


ng ĩ lý luận và thực tiễn nghiên cứu

3.1.Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đã vận dụng một số lý thuyết CTXH như: thuyết nhu cầu,
thuyết hệ thống,… và đưa ra một số khái niệm cơ bản về khuyết tật, người
khuyết tật, người khuyết tật vận động cũng như các khái niệm liên quan. Kết
quả nghiên cứu có thể góp phần vào việc bổ sung và phát triển hệ thống các lý
luận, phương pháp trong nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến CTXH, hoạt
động trợ giúp CTXH đối với nhóm người người khuyết tật vận động. Trên cơ
sở đó, đề tài cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp
theo về mảng chủ đề nghiên cứu này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đưa ra thực trạng về người khuyết tật vận động và vấn đề
đào tạo nghề và việc làm đối với họ. Qua đó, đưa ra giải pháp mang tính
CTXH nhằm trợ giúp họ.
Đối với người nghiên cứu qua quá trình làm việc, việc tiến hành
nghiên cứu đã góp phần tạo cơ hội áp dụng các lý thuyết và phương pháp đã
được học vào thực tiễn.
3. Mục đíc và n ệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
-

Tìm hiểu thực trạng đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động

tại trường TC KT-DL Hoa Sữa.
-

Trên cơ sở đó, đề xuất các hoạt động cơng tác xã hội nhằm trợ


giúp người khuyết tật vận động được đào tạo nghề, tạo cơ hội để họ hòa nhập
tốt với cộng đồng xã hội
4.2. Nhiệm vụ
Để làm rõ mục đích trên,luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ một số nội dung về lý luận và thực tiễn liên quan đến người
khuyết tật, người khuyết tật vận động. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận
11


về công tác xã hội, công tác xã hội với người khuyết tật vận động. Đồng thời
luận văn cũng giới thiệu khái quát về kinh nghiệm của quốc tế cũng như ở
Việt Nam trong vấn đề đào tạo nghề cho người khuyết tật nói chung, người
khuyết tật vận động nói riêng thơng qua những nghiên cứu cụ thể.
- Phân tích, đánh giá thực trạng trợ giúp người khuyết tật vận động về
vấn đề đào tạo nghề và tạo cơ hội việc làm tại trường TC KT-DL Hoa Sữa.
Trong đó đánh giá, phân tích những thành tựu và hạn chế. Nguyên nhân của
thực trạng
- Một số hoạt động trợ giúp của trường trong vấn đề dạy nghề cho
người khuyết tật vận động và đề xuất trợ giúp.
4. Đố tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng
Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua
các hoạt động trợ giúp của CTXH ( nghiên cứu trường hợp trường Trung
cấp Kinh Tế- Du Lịch Hoa Sữa ).
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Người khuyết tật, người khuyết tật vận động đang theo học trường
TC KT-DL Hoa Sữa.
- Người khuyết tật vận động đã ra trường.
- Cán bộ, giáo viên tại trường TC KT-DL Hoa Sữa
- Gia đình có người khuyết tật vận động đang theo học tại Trường TC

KT-DL Hoa Sữa.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi về không gian nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu tại trườngTC
KT-DL Hoa Sữa
 Thời gian nghiên cứu: 06 tháng
 Phạm vi về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về vấn đề dạy nghề cho
người khuyết tật vận động bao hàm nhiều vấn đề khác nhau, nhưng do thời
12


gian nghiên cứu có hạn nên đề tài của tơi xin được tập trung vào các nội dung
chính:
+ Thực trạng về vấn đề đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động
tại trường TC KT-DL Hoa Sữa
+ Đề xuất các hoạt động trợ giúp công tác xã hội với người khuyết tật
vận động nhằm trợ giúp họ được tiếp cận với đào tạo nghề và cơ hội việc làm
sau đào tạo nghề.
5. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng đào tạo nghề đối với người khuyết tật vận động tại
trường TC DL KT-DL Hoa Sữa?
(2) Hoạt động trợ giúp CTXH về vấn đề dạy nghề cho người khuyết tật
vận động tại trường TC DL KT-DL Hoa Sữa diễn ra như thế nào?
(3) Làm thế nào để nâng cao hiệu quả trợ giúp CTXH về vấn đề dạy
nghề đối với người khuyết tật vận động tại trường TC DL KT-DL Hoa Sữa?
6. P ƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu
Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, chọn lọc, hệ thống hóa
các tài liệu lý luận về vấn đề nghiên cứu là phương pháp thu thập thông tin dựa
trên những tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước nhằm trang bị
những kiến thức cơ bản về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, người khuyết tật,…

Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: Điều kiện tự
nhiên, Kinh tế - xã hội của Trường TC KT-DL Hoa Sữa, các báo cáo số liệu về
cơ sở vật chất, giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường,...
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là cuôc đối thoại lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và
người cung cấp thông tin nhằm tìm kiếm thơng tin về cuộc sống kinh nghiệm và
nhận thức của người cung cấp thơng tin qua chính ngơn ngữ của người ấy.
13


Trong luận văn, việc Phỏng vấn sâu được tiến hành với 13 trường hợp,
bao gồm: 3 người là các cán bộ, lãnh đạo Trường là : Trưởng/phó phịng đào
tạo, Cán bộ quản lý Trung tâm dành cho Người khuyết tật. Ngoài ra luận văn
cũng tiến hành phỏng vấn 08 học sinh Khuyết tật vận động đang theo học tại
Trường TC KT-DL Hoa Sữa và 02 học sinh đã ra trường và đi làm. Việc sử
dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đich tìm hiểu thêm thơng tin bên
ngồi các tư liệu thống kê, khai thác thông tin sâu từ phía các nhóm đối tượng
khác nhau phục vụ cho nội dung nghiên cứu.
7.3. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về
đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp, chụp ảnh và ghi chép lại những
nhân tố liên quan đến mục đích và đề tài nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp quan sát nhằm nhận định một cách trực quan về
thực trạng đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại trường TC KT-DL
Hoa Sữa và qua đó phát hiện các yếu tố cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả trợ
giúp CTXH về vấn đề đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại trường TC
KT-DL Hoa Sữa.
7. Nội dung luận văn
Luận văn gồm 2 phần : Phần mở đầu và phần Nội dung
Phần nội dung bao gồm 3 nội dung chính như sau:

- Chương I: Những vấn đề lý luận về đào tạo nghề cho người khuyết tật
qua các hoạt động trợ giúp của CTXH.
- Chương II: Thực trạng đào tạo nghề tại trường Trung cấp KT-DL Hoa
Sữa.
- Chương III: Hoạt động trợ giúp trong đào tạo nghề cho người khuyết
tật vận động tại trường TC KT-DL Hoa Sữa

14


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CTXH
1.1. Lý luận về ngƣời khuyết tật vận động
1.1.1. Một số Khái niệm


Khái niệm khuyết tật ( Khiếm khuyết):
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có ba mức độ suy

giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật
(handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc khơng bình thường của
cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm hoặc sinh lý.{8}
Dựa vào khái niệm trên, tác giả xin đưa ra cách về khái niệm Khuyết
tật được dung trong luận văn như sau: khuyết tật là hậu quả của sự khiếm
khuyết, làm giảm thiểu chức năng hoạt động của các cơ quan cảm giác, vận
động hay trí não.
 Khái niệm Người khuyết Tật :
Theo Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật ngày 06 tháng
12 năm 2006, của Đại hội đồng Liên hợp quốc thì: “Người khuyết tật bao

gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan
trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có
thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội
trên cơ sở bình đẳng với những người khác”.{9}
Khái niệm trên cũng đã tương đối đầy đủ khi nói đến NKT. Từ những
khiếm khuyết để xếp vào là NKT và ảnh hưởng của những khiếm khuyết đó
đến cuộc sống của NKT. Trên thực tế hiện nay ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều
quan niệm về NKT hoặc người tàn tật do mỗi một quan niệm đều đứng trên
một góc nhìn khác nhau và dựa trên mục đích khác nhau.
Theo quy định của Luật Người khuyết tật được Quốc hội thơng qua
ngày 17/06/2010 thì NKT được hiểu là: “Người bị khiếm khuyết một hoặc
15


nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng
tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” .{10}
Theo cách hiểu này thì NKT bao gồm cả những người bị khuyết tật
bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh,…
Trong luận văn, NKT được hiểu là : Đó là những người bị khiếm
khuyết một bộ phận hoặc một chức năng bình thường của con người khiến
người đó suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng hoạt động, lao động và gặp
nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
 Người khuyết tật vận động
Là những người có khiếm khuyết trên cơ quan vận động như chân, tay,…và
gặp khó khăn, hạn chế trong q trình đi lại.
1.1.2. Các dạng khuyết tật
Thực tế cho thấy, trong xã hội đã tồn tại nhiều dạng khuyết tật khác
nhau. Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP có quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Người khuyết tật, trong đó tại điều 2 đã quy định
rõ các dạng khuyết tật cụ thể như sau:

 Khuyết tật vận động:
Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động
đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
 Khuyết tật khiếm thính (khuyết tật nghe nói):
Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói
hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong
giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
 Khuyết tật khiếm thị:
Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm
nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và mơi
trường bình thường.
16


 Khuyết tật thần kinh, tâm thần:
Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ,
cảm xúc, kiểm sốt hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành
động bất thường.
 Khuyết tật trí tuệ:
Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư
duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc khơng thể suy nghĩ, phân tích về sự vật,
hiện tượng, giải quyết sự việc.
 Khuyết tật khác:
Là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt
động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà khơng thuộc các trường
hợp trên.{15}
1.2. lý luận về đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại trường Hoa
Sữa
 Khái niệm nghề
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà ở đó, nhờ vào mức độ

được đào tạo và kinh nghiệm làm việc mà con người có được những kiến
thức, và những kỹ năng nhất định để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay
tinh thần đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
 Khái niệm đào tạo nghề
Theo tài liệu của Bộ LĐTB – XH xuất bản năm 2006 thì khái niệm
ĐTN được hiểu một cách khá đầy đủ: “Là hoạt động nhằm trang bị cho người
lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao
động sau khi hồn thành khóa học có thể thực hành được một nghề trong xã
hội”.{11}
Như vậy, khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở sự trang bị những
kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn đề cập đến cả thái độ lao động cơ bản nữa.
17




Khái niệm đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại trường Hoa
Sữa:
Trong luận văn này, đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động tại

Trường Hoa Sữa được hiểu là hoạt động nhằm giúp người khuyết tật vận
động được tham gia vào các lớp học nghề phù hợp với đặc điểm, khả năng
của họ. Kết thúc quá trình học nghề, người khuyết tật vận động được trang bị
không những kiến thức, thao tác nghề nghiệp mà cịn có thái độ sống tích cực,
vươn lên hịa nhập cộng đồng.
1.3. Lý luận về việc làm cho Người khuyết tật vận động tại trường Hoa Sữa
 Khái niệm việc làm:
Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù
hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất,
công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó”.{12}

Theo Điều 13 Bộ Luật lao động Việt Nam: “Mọi hoạt động tạo ra nhu
nhập, không bị Pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.{13}
Trong luận văn này ,Việc làm có thể được hiểu là tất cả các hoạt động
của con người tác động vào môi trường tự nhiên hoặc vật chất nhằm tạo ra
thu nhập. Đồng thời nó cũng là dạng thức đặc biệt, giúp con người làm việc,
nơi họ được lao động, cống hiến và thể hiện bản thân.
 Khái niệm việc làm cho người khuyết tật vận động tại Trường Hoa
Sữa
Dựa trên khái niệm việc làm nói trên, Tơi xin đưa ra khái niệm về việc
làm cho người khuyết tật vận động theo hướng tiếp cận tại Trường Hoa Sữa
như sau: là mọi hoạt động tạo ra thu nhập cho người khuyết tật vận động,
được pháp luật ghi nhận và phải phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân
người khuyết tật vận động cũng như nhu cầu của thị trường lao động.
1.4. Lý luận về công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động tại Hoa
Sữa:
18


1.4.1. Các khái niệm


Khái niệm về công tác xã hội:
Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế đưa ra một định nghĩa thống nhất

về CTXH: “Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn
đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người
dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng
các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương
tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và
Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.”.{14}

Tóm lại, CTXH là: một khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm
trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế nâng cao năng lực, tăng
cường các chức năng xã hội nhằm ứng phó với những vấn đề xã hội tiêu cực
xảy ra từ đó hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.


Khái niệm công tác xã hội đối với người khuyết tật vận động tại

Trường Hoa Sữa:
Công tác xã hội với người khuyết tật vận động tại trường Hoa Sữa,
theo ý hiểu của tôi là chuỗi các hoạt động nhằm nâng cao năng lực, cũng như
giúp họ tự đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, họ có thể
tự vươn lên hịa nhập cộng đồng thông qua việc được tạo cơ hội để học nghề
và có việc làm.
 Khái niệm nhân viên cơng tác xã hội không chuyên tại trường Hoa Sữa:
Nhân viên xã hội không chuyên tại trường Hoa Sữa là người làm công
tác xã hội, thực thi công tác xã hội nhưng không phải là người thực thi công
tác xã hội chuyên nghiệp. Ở trường Hoa Sữa, nhân viên công tác xã hội
không chun gồm 2 nhóm. Nhóm 1 là người làm cơng tác xã hội cùng đồng
thời làm những công việc khác. Nhóm 2 là nhưng người làm cơng tác xã hội
nhưng không qua đào tạo nghề.
19


1.4.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.4.2.1. Thuyết nhu cầu
Mỗi con người đều có những nhu cầu về vật chất và tinh thần. Các nhu
cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và phát triển.
Abraham Maslow (1908 – 1970) – nhà tâm lý học gốc Do Thái đã chia
nhu cầu con người thành năm thang bậc từ thấp đến cao:

Nhu cầu sống còn: Đây là những nhu cầu cơ bản nhất cả con người. Nếu
nhu cầu cơ bản này không đạt được sẽ không thể tiến thêm ở bậc nhu cầu tiếp
theo. Bao gồm: thức ăn, nước uống, bài tiết, thở,..
Nhu cầu an toàn: Cảm giác yên tâm về an tồn thân thể, việc làm, gia
đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: muốn được trong một nhóm cộng
đồng nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. khơng muốn cơ
đơn, bị bỏ rơi ngồi xã hội.
Nhu cầu được q trọng, kính mến: cần có cảm giác được tôn trọng,
kinh mến, được tin tưởng.
Nhu cầu về tự thể hiện bản thân: muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng,
thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được cơng nhận là thành đạt.{16}
Thuyết nhu cầu của A.Maslow có thể được vận dụng để nghiên cứu về
những người khuyết tật vận động. Nó là cơ sở khoa học để nhận biết được những
đặc trưng về tâm lý và hành vi của con người và người khuyết tật vận động.
Chúng ta đều biết, nhu cầu sẽ xuất hiện khi con người nói chung, Người khuyết
tật vận động nói riêng bị thiếu hụt những yếu tố nhất định trong môi trường
sống, những thiếu hụt này nếu không được bù đắp kịp thời sẽ gây ra các căng
thẳng về tâm, sinh lý. Về sinh lý: Xuất hiện trạng thái mất cân bằng trong cơ thể,
gây nên cảm giác khó chịu (khát, đói, nóng,…). Về tâm lý: Xuất hiện những cảm
xúc tiêu cực khi bị bỏ rơi, không quan tâm, thiếu sự tương tác, tình yêu, sự che
chở, đùm bọc,…
20


Theo quan điểm của Maslow, các nhu cầu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trước tiên Người khuyết tật vận động cần đáp ứng ở các mức độ thấp. Sau đó,
mới tìm đến sự đáp ứng ở các nhu cầu bậc thang cao hơn. Về cơ bản Người
khuyết tật vận động cũng có tất cả các nhu cầu của một con người bình thường
trong xã hội như: Ăn, ở, đi lại, khẳng định mình, được quan tâm u thương, an

tồn, vui chơi giải trí,…Nhưng do đặc thù của bản thân nên những nhu cầu của
Người khuyết tật vận động thể hiện ở một cấp độ hơi khác:
Người khuyết tật vận động mong muốn nơi ăn ở của mình có những cơ
sở vật chất hạ tầng phù hợp: Giường, cơng trình công cộng, vệ sinh, giao
thông,…thuận tiện, phù hợp với đặc điểm của NKT. Hiểu đặc điểm tâm sinh lý
của Người khuyết tật vận động nên các trường dành cho Người khuyết tật vận
động, trong đó có Hoa Sữa đã bố trí riêng khu nội trú dành cho NKT với những
tiện ích và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong đi lại cho NKT, đặc biệt là Người
khuyết tật vận động.
Mặc dù Người khuyết tật vận động có những khiểm khuyết về bản thân
song họ cũng có những lo toan, buồn phiền, mệt mỏi,…nên cũng cần có nhu cầu
vui chơi giải trí. Thậm chí do sống khép mình, ít giao tiếp với mọi người và thế
giới bên ngoài nên Người khuyết tật vận động cịn có những mong muốn cao về
những nhu cầu giải tỏa tâm lý, vui chơi phù hợp với bản thân.
Nhu cầu tình cảm riêng tư là một trong những nhu cầu Người khuyết tật
vận động rất chú trọng nhưng lại rất nhạy cảm, tế nhị và thường bị che đậy, ít
được bộc lộ. Người khuyết tật vận động có tâm sinh lý phát triển bình thường,
họ cũng có nhu cầu cao về việc được quan tâm, chia sẻ tình cảm với người khác
giới. Họ cũng muốn có những gia đình cho riêng mình. Nhưng rất nhiều lý do
như: Tự ti về bản thân, không biết cách thể hiện tình cảm, và do vậy rất nhiều
người đã khơng tìm được người phù hợp với mình, sợ bị chê cười,…nên Người
khuyết tật vận động thường che giấu tình cảm thật của mình.
21


×