Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thực trạng kiến thức về phòng chống một số bệnh truyền nhiễm và một số yếu tố liên quan của người dân tại thành phố Cần Thơ năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.22 KB, 10 trang )

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ PHÕNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH
TRUYỀN NHIỄM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI DÂN
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016
CN. Quách Thiện Khiêm, CN. Trần Thị Mộng Thu
CN. Phan Thị Hồng Thắm, CN. Trần Thị Kim Nhiên
Trung tâm Truyền thông GDSK thành phố Cần Thơ
Tóm tắt nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 600 đối tượng là người cha hoặc người mẹ có
con dưới 5 tuổi tại Thành phố Cần Thơ, theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết
quả cho thấy đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) có kiến thức đúng về chưa có vắc
xin tiêm ngừa bệnh tay chân miệng (TCM) chiếm tỷ lệ cao nhất 81,7%, kiến thức
về đường lây truyền, dấu hiệu nhận biết chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 39,7%
và 34%. Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
(SXH), biện pháp phòng ngừa, bệnh có thể phịng ngừa chiếm tỷ lệ cao, lần lượt
là 90,7%; 87,3%; 83,8%. Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về tác nhân truyền
bệnh, nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nặng của bệnh chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là
27,2%; 26,7%; 17,8%. Về bệnh cúm gia cầm (CGC), tỷ lệ ĐTNC biết bệnh có
thể phịng tránh được chiếm tỷ lệ cao nhất là 86,8%, sau đó là kiến thức đúng về
biện pháp phịng tránh CGC chiếm 76%. Có mối liên quan giữa nghề nghiệp với
kiến thức phòng chống TCM, SXH và CGC ở người. Có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn với kiến thức phòng chống bệnh TCM,
phòng chống tiêu chảy và CGC. Kiến nghị cần tăng cường truyền thông về các
bệnh truyền nhiễm ở các tuyến bằng hình thức truyền thơng đại chúng, thăm hộ
gia đình và truyền thơng nhóm, đặc biệt chú ý đối tượng là người có trình độ học
vấn thấp và khó tiếp cận các phương tiện thơng tin đại chúng.
Từ khóa: Bệnh truyền nhiễm, Tay chân miệng, Sốt xuất huyết, Tiêu chảy cấp,
Cúm gia cầm ở người.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, bệnh truyền nhiễm đang lưu hành và diễn biến phức tạp tại các
quốc gia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Để chủ động, tăng
cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại thành


phố Cần Thơ, hạn chế tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh, đảm bảo an toàn
sức khỏe của người dân, Trung tâm Truyền thông GDSK thành phố Cần Thơ tiến

46


hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức phòng chống một số bệnh truyền nhiễm
và một số yếu tố liên quan của người dân tại thành phố Cần Thơ năm 2016”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mô tả thực trạng kiến thức đúng của người dân tại thành phố Cần Thơ về
phòng chống một số bệnh truyền nhiễm.
2.2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức đúng của người dân tại
thành phố Cần Thơ về phòng chống một số bệnh truyền nhiễm.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Người cha hoặc người mẹ có con dưới 5 tuổi đang
sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
3.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
3.3. Địa điểm nghiên cứu: Các quận/huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
3.4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2016
3.5. Phân tích số liệu: Bằng phần mềm SPSS 18.0.
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
4.1. Thông tin chung về ĐTNC
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Đặc điểm
Giới
Nhóm tuổi

Nghề nghiệp

Trình độ

học vấn

Tần số

Tỷ lệ (%)

Nam
Nữ

292
308

48,7
51,3

< 30 tuổi
≥ 30 tuổi

295
305

49,2
50,8

Nông dân
CBCNVC
Buôn bán
Nội trợ
Nghề khác


139
143
104
72
142

23,2
23,9
17,4
12,0
23,5

>THPT
THPT
THCS
Tiểu học
Không biết chữ

37
139
217
102
105

6,2
23,2
36,2
17,0
17,5


47


Trong 600 ĐTNC, sự phân bố theo tỷ lệ giới tính, nhóm tuổi khơng có sự
chênh lệch nhiều. Tỷ lệ nam chiếm 48,7% và nữ chiếm 51,3%, độ tuổi dưới 30
chiếm 49,2% và độ tuổi từ 30 trở lên chiếm 50,8%.
Về nghề nghiệp, cán bộ công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất là
23,9%, tiếp theo nông dân (23,2%), nội trợ chiếm (12,0%) và các nghề khác
(23,5%).
Về trình độ học vấn, các đối tượng có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ
cao nhất với 36,2%, tiếp theo là trình độ trung học phổ thơng - 23,2%, tỷ lệ thấp
nhất là trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học - 6,2%.
4.2.Kiến thức của ĐTNC về phòng chống một số bệnh truyền nhiễm
Bảng 2: Kiến thức của ĐTNC về phòng chống bệnh TCM
Kiến thức đúng
STT

Nội dung

Tần
số (n)

Tỷ lệ (%)

1

Mức độ nguy hiểm của bệnh TCM

438


73,0

2

Chưa có vắc xin tiêm ngừa bệnh TCM

490

81,7

3

Bệnh TCM có thể phịng ngừa

334

55,7

4

Đường lây truyền bệnh TCM

238

39,7

5

Lứa tuổi dễ mắc bệnh TCM nhất


305

50,8

6

Dấu hiệu nhận biết của bệnh TCM

204

34,0

7

Dấu hiệu trở nặng của bệnh TCM

376

62,7

8

Biện pháp phòng ngừa bệnh TCM

457

76,2

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về chưa có vắc xin
tiêm ngừa bệnh TCM chiếm tỷ lệ cao nhất 81,7%, kiến thức về đường lây truyền,

dấu hiệu nhận biết bệnh TCM chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 39,7% và 34%.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Anh Đào cho thấy tỷ lệ
ĐTNC biết đúng lứa tuổi dễ mắc chiếm tỷ lệ cao nhất là 99,5%, có 83,42% biết
chưa có vắc xin phịng bệnh, 30,15% biết đúng đường lây, 64,15% biết đúng dấu
hiệu đặc trưng của bệnh. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy, Huỳnh Hữu
Dũng đưa ra kết quả chiếm tỷ lệ cao nhất là 92,5% ĐTNC biết đúng lứa tuổi
thường mắc bệnh, 60,2% biết chưa có vắc xin phịng bệnh, có 18,6% biết đúng
đường lây, 64,7% biết đúng dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

48


Bảng 3: Kiến thức đúng về phòng chống bệnh SXH
STT

Nội dung

Kiến thức đúng
Tần số Tỷ lệ (%)
(n)
431
71,8
405
67,5

1
2

Mức độ nguy hiểm của bệnh SXH
Vắc xin tiêm ngừa bệnh SXH


3
4

Bệnh SXH có thể phòng ngừa
Nguyên nhân gây bệnh SXH

503
160

83,8
26,7

5
6

Tác nhân truyền bệnh SXH
Đường lây truyền bệnh SXH

163
476

27,2
79,3

7
8
9

Biểu hiện của bệnh SXH

Dấu hiệu trở nặng của bệnh SXH
Biện pháp phòng ngừa bệnh SXH

544
107
502

90,7
17,8
87,3

Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về biểu hiện của bệnh SXH, biện pháp
phịng ngừa, bệnh có thể phịng ngừa chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 90,7%; 87,3%;
83,8%. Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về tác nhân truyền bệnh, nguyên nhân gây
bệnh, dấu hiệu nặng của bệnh chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 27,2%; 26,7%; 17,8%.
Như vậy, các kiến thức cơ bản của người dân nhìn chung cịn thấp.
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Sơn tại tỉnh Thừa Thiên – Huế với kết quả
có 51,1% học sinh biết nguyên nhân gây bệnh SXH là vi rút, trên 90% học sinh
biết đúng nguyên nhân và đường lây truyền bệnh SXH, trên 60% học sinh biết
đúng nơi sống của lăng quăng muỗi SXH.
Bảng 4: Kiến thức đúng về phòng chống bệnh tiêu chảy
STT

Nội dung

1
2

Mức độ nguy hiểm của bệnh tiêu chảy
Đường lây truyền bệnh tiêu chảy


3
4
5
6

Kiến thức về dùng thuốc
Dấu hiệu trở nặng của bệnh tiêu chảy
Dung dịch có thể sử dụng tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy
Cách cho trẻ ăn/ uống (bú) tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy

Kiến thức đúng
Tần số Tỷ lệ
(n)
(%)
403
67,2
447
74,5
374
392
406
340

62,3
65,3
67,7
56,7

Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về bệnh tiêu chảy

đều trên 50%, cao nhất là biết đường lây truyền bệnh chiếm 74,5%, thấp nhất là
biết cách cho trẻ ăn/uống (bú) tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy chiếm 56,7%.

49


Bảng 5: Kiến thức đúng về phòng chống bệnh cúm gia cầm
Kiến thức đúng

Nội dung

STT

Tần số

Tỷ lệ (%)

1

Nguyên nhân gây bệnh CGC

146

26,3

2

CGC có thể gây bệnh sang người

179


29,8

3

Đường lây truyền CGC sang người

153

25,5

4

Tác hại của CGC

117

19,5

5

CGC có thể phịng tránh được

521

86,8

6

Biện pháp phòng tránh CGC


456

76,0

Kết quả cho thấy, tỷ lệ ĐTNC biết CGC có thể phịng tránh được chiếm tỷ lệ
cao nhất, 86,8%, sau đó là kiến thức đúng về biện pháp phòng tránh CGC chiếm
76%, còn lại các kiến thức khác về CGC chiếm tỷ lệ thấp từ 29,8% đến 19,5%.
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi và cộng sự cho thấy tỷ lệ người có kiến
thức chung đúng về bệnh CGC là 52,7%, biện pháp phòng tránh chiếm 56,2%.
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Hữu Dũng tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An
năm 2014 nhận thấy tỷ lệ người dân có kiến thức đúng trong phịng, chống CGC
ở người là 71,8%.
4.3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức đúng của người dân tại
thành phố Cần Thơ về phòng chống một số bệnh truyền nhiễm
Bảng 6: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn với kiến thức
phịng chống bệnh TCM
Đặc điểm
Nghề nghiệp
Nơng dân
CBCNVC
Bn bán
Nội trợ
Nghề khác
Trình độ học vấn
> THPT
THPT
THCS
Tiểu học
Khơng biết chữ


Kiến thức đúng
Tần số Tỷ lệ

Kiến thức chƣa đúng
Tần số
Tỷ lệ

88
115
59
28
72

63,3
80,4
56,7
38,9
51,1

52
28
45
44
69

36,7
19,6
43,3
61,1

48,9

37
105
133
43
44

97,3
78,4
61,3
41,2
41,0

1
30
84
61
62

2,7
21,6
38,7
58,8
59,0

p

<0,0001


<0,0001

50


Kết quả bảng 6 cho thấy có mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức
đúng phòng chống bệnh TCM, nhóm cán bộ cơng nhân viên chức có tỷ lệ kiến
thức đúng cao nhất với 80,4%, nông dân 63,3%, buôn bán 56,7%, các nghề khác
là 51,1%, nội trợ 38,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,0001.
Có mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức đúng phịng chống
bệnh TCM. Những người có trình độ học vấn trên THPT có tỷ lệ kiến thức đúng
là 97,3%, nhóm THPT là 78,4%, THCS - 61,3%, tiểu học - 41,2% và chưa biết
đọc biết viết là 41%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,0001.
Bảng 7: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn với kiến thức
phòng chống bệnh SXH
Đặc điểm

Kiến thức đúng
Tần số

Tỷ lệ

Kiến thức chưa đúng
Tần số

Tỷ lệ

18

12,9


10

7,0

13

12,5

17

23,6

28

19,9

p

Nghề nghiệp
Nông dân
CBCNVC

121
133

Buôn bán

91


Nội trợ

55

Nghề khác

113

87,1
93,0
87,5
76,4
80,1

< 0,05

Trình độ học vấn
> THPT

34

91,9

3

8,1

THPT

120


86,3

19

13,7

Trung học cơ sở

187

86,2

30

13,8

Tiểu học

83

81,4

19

18,6

Không biết chữ

89


84,8

16

15,2

>0,05

Về mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức đúng phịng chống bệnh
SXH, chúng tơi nhận thấy nhóm cán bộ cơng nhân viên chức có tỷ lệ kiến thức
đúng cao nhất với 93%, nông dân 87,1%, buôn bán 87,5%, nội trợ 76,4% và các
nghề khác là 80,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Về mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức đúng phịng chống
bệnh SXH chúng tơi nhận thấy những người có trình độ học vấn trên THPT có tỷ
lệ kiến thức đúng là 91,9%, nhóm THPT là 86,3%, THCS là 86,2%, tiểu học là
81,4% và chưa biết đọc biết viết là 84,8%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05.

51


Bảng 8: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn
với kiến thức phòng chống bệnh tiêu chảy
Kiến thức đúng
Đặc điểm

Kiến thức
chƣa đúng


Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)

Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)

Nông dân

116

83,5

23

16,5

CBCNVC

123

86,0

20


14,0

Buôn bán

93

89,4

11

10,6

Nội trợ

61

84,7

11

15,3

Nghề khác

121

85,4

20


14,2

> THPT

37

100

0

0

THPT

118

84,9

21

15,1

Trung học cơ sở

176

81,1

41


18,9

Tiểu học

88

86,3

14

13,7

Không biết chữ

96

91,4

9

8,6

p

Nghề nghiệp

>0,05

Trình độ học vấn


< 0,05

Về mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức đúng phòng chống bệnh
tiêu chảy cấp, chúng tơi nhận thấy nhóm bn bán có tỷ lệ kiến thức đúng cao
nhất với 89,4%, nông dân 83,5%, cán bộ công nhân viên chức 86,0%, nội trợ
84,7% và các nghề khác là 85,4%. Sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê
với p>0,05.
Về mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức đúng phòng chống
bệnh tiêu chảy cấp, chúng tơi nhận thấy những người có trình độ học vấn trên
trung học phổ thơng có tỷ lệ kiến thức đúng là 100%, nhóm trung học phổ thơng
là 84,9%, trung học cơ sở 81,1%, tiểu học 86,3% và chưa biết đọc biết viết là
91,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

52


Bảng 9: Mối liên quan giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn với kiến thức
phòng chống bệnh CGC
Kiến thức đúng
Đặc điểm

Kiến thức
chƣa đúng

Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)


Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)

Nông dân

35

25,2

104

74,8

CBCNVC

43

30,1

100

69,9

Buôn bán

45


43,3

59

56,7

Nội trợ

35

48,6

37

51,4

Nghề khác

28

19,9

113

80,1

1

2,7


111

79,9

177

81,6

62

60,8

62

59,0

p

Nghề nghiệp

Trình độ học vấn
> THPT

36

THPT

28

Trung học cơ sở


40

Tiểu học

40

Không biết chữ

43

97,3
20,1
18,4
39,2
41,0

<0,0001

<0,0001

Về mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức đúng phịng chống bệnh
CGC ở người, chúng tơi nhận thấy nhóm nội trợ có tỷ lệ kiến thức đúng 48,6%,
cao hơn các nhóm cịn lại. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,0001.
Về mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức đúng phịng chống
bệnh CGC ở người, chúng tơi nhận thấy những người có trình độ học vấn trên
THPT có tỷ lệ kiến thức đúng là 97,3%, cao hơn các nhóm cịn lại. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p<0,0001.
5. Kết luận
5.1. Thực trạng kiến thức về phòng chống bệnh truyền nhiễm

Kiến thức đúng về phòng chống một số bệnh truyền nhiễm của người dân
có sự khác nhau giữa các bệnh. Tuy nhiên, người dân có kiến thức tốt về các biện
pháp phòng bệnh TCM (76,2%), SXH (87,3%), CGC (76%). Nhưng nhận thức
về đường lây truyền, dấu hiệu bệnh, nguyên nhân gây bệnh, tác hại của bệnh còn
thấp. Trong đó:

53


Đường lây truyền bệnh: TCM (39,7%), CGC (25,5%), SXH (27,2%).
Dấu hiệu nhận biết bệnh: TCM (34%), SXH (17,8%).
Nguyên nhân gây bệnh: SXH (26,7%), CGC (26,3%).
5.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phịng chống bệnh truyền nhiễm
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp với kiến thức
phòng chống TCM, CGC với p < 0,0001 và SXH với p<0,05.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn với kiến thức
phịng chống TCM với p<0,0001, TC và CGC với p<0,05
6. Kiến nghị
Cần đẩy mạnh truyền thông sâu rộng hơn nữa ở các tuyến, đặc biệt là
truyền thông trực tiếp và thăm hộ gia đình đối với những đối tượng là nơng dân
và trình độ học vấn thấp.
Cần đẩy mạnh truyền thơng về các phần kiến thức về nguyên nhân gây
bệnh CGC; đường lây truyền CGC; CGC có thể lây sang người và tác hại của
CGC. Bên cạnh đó cần truyền thơng các kiến thức về bệnh TCM như dấu hiệu
nhận biết bệnh TCM, đường lây truyền bệnh TCM và lứa tuổi dễ mắc TCM; dấu
hiệu trở nặng của bệnh SXH, nguyên nhân gây bệnh SXH và tác nhân truyền
bệnh SXH, đặc biệt chú ý đến những đối tượng trình độ học vấn thấp và khó tiếp
cận các phương tiện truyền thơng đại chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Hữu Dũng (2014), "Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành và một số

yếu tố liên quan về phòng chống CGC trên người của người dân huyện Châu
Thành, tỉnh Long An năm 2014", Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của
hệ truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2014.
2. Lê Thị Thanh Hương và cộng sự (2007), "Kiến thức, thái độ, thực hành về
phịng chống SXH của người dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh
Đồng Tháp", Tạp chí Y tế cơng cộng, 9 (9).
3. Nguyễn Đức Lợi và cộng sự (2013), "Nghiên cứu kiến thức và thực hành
đúng phòng chống dịch cúm A(H5N1) và cúm A(H1N1) của người dân
huyện Phong Điền năm 2013", Đề tài cấp cơ sở.
4. Nguyễn Thị Hồng Lụa (2013), "Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống
SXH của người dân hai xã huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm

54


2013", Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục
sức khỏe năm 2014.
5. Nguyễn Thị Xuân Mai (2012), "Kiến thức, thái độ, hành vi phịng chống
bệnh TCM của người trực tiếp chăm sóc trẻ tại hộ gia đình tỉnh Tiền Giang,
năm 2012", Đề tài NCKH cấp cơ sở, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền
Giang.
6. Tạc Văn Nam (2012), "Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh
cúm A/H5N1 của người dân xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn,
năm 2012", Đề tài NCKH cấp cơ sở, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn.
7. Hồ Thị Thiên Ngân và cộng sự (2010), "Kiến thức - Thái độ - Thực hành của
người dân về phòng chống cúm A/H1N1 đại dịch tại huyện Củ Chi - Thành
phố Hồ Chí Minh và tại quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ", Y học thành
phố Hồ Chí Minh, 14 (2).
8. Nguyễn Đình Sơn và cộng sự (2011), "Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực
hành của học sinh về cơng tác phịng chống SXH tại các trường học tỉnh

Thừa Thiên Huế năm 2011", Đề tài NCKH cấp cơ sở, Trung tâm Y tế dự
phòng Thừa Thiên Huế.
9. Bùi Thế Thực (2013), "Khảo sát kiến thức, thực hành về bệnh TCM của bà
mẹ chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh năm
2013", kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục
sức khỏe năm 2013.
10. Nguyễn Quang Vinh (2007), "Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ và
một số yếu tố liên quan trong phịng, xử trí bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5
tuổi tại huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum", Tạp chí Y tế cơng cộng, 9 (9).

55



×