Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nha giao va danh hieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.06 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Nhà giáo và danh hiệu</b>



Tái hiện cảnh thi Đình xưa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (ảnh minh họa,
nguồn: Mytour.vn)


Có lẽ 2 trong những nghề được công nhận sớm nhất trong lịch sử phát triển của lồi
người mà người ta có thể kể ra ngay, đó là nghề dạy học và nghề chữa bệnh, với danh
xưng thầy giáo, thầy thuốc. Và càng không lạ khi trong lịch sử đã có khơng ít người
bỏ chốn quan trường về quê gõ đầu trẻ hoặc bốc thuốc cứu người. Cao quí là thế.


<b>Danh hiệu hay hư danh</b>


Từ 1991 bắt đầu biết đến những danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu
tú (NGUT), trước đó là Chiến sĩ thi đua, Giáo viên giỏi (cấp huyện, tỉnh…)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Còn nhớ năm 1991, ở một khoa của một trường đại học khá nổi tiếng trong “làng” đại
học Hà Nội mà người viết bài có may mắn là giảng viên ở đó, chúng tơi đã tôn vinh 3
thầy - những thầy của rất nhiều thầy. Đề nghị Nhà nước phong tặng 2 thầy là NGND,
1 thầy là NGUT. Cả 3 thầy cứ khăng khăng không nhận đề cử. Các thầy bảo: Những
gì đã làm là nghề. Nghề dạy học là thế thơi. Nói cống hiến, to tát q. Chúng tơi nhất
quyết không chịu. Cứ đề cử. Và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu cho 3 thầy như sự
tôn vinh, đề cử của cả khoa. Từ đấy cho đến mãi bây giờ và còn mãi mãi, các thầy là
niềm tự hào và kiêu hãnh của chúng tơi.


Cịn bây giờ, những danh hiệu ấy, tiêu chí vẫn thế, có phần cịn cao hơn, nhưng người
được phong tặng hình như kém ấn tượng. Hầu hết những người được phong tặng đều
có chức sắc, nhiều người đã rời bục giảng từ lâu. Thậm chí khơng ít người chưa bao
giờ là giáo viên, giảng viên cơ hữu của một cơ sở giáo dục. Trớ trêu thật.


Xã hội đang truyền tai nhau: liệu có chuyện “chạy” các danh hiệu trên như ở một lĩnh
vực khác cũng trong ngành giáo dục? Ấy là "chạy" Tiến sĩ, "chạy" Phó giáo sư, Giáo


sư. Hay rộng hơn mà hơn một lần làm nóng nghị trường Quốc hội về chuyện “chạy”
quyền “chạy” chức… Đến mức người đứng đầu Chính phủ khi trả lời chất vấn phải
dõng dạc khẳng định “Tôi không chạy, khơng xin…”


Mọi danh hiệu đều cao q, nhưng phải là thật. Làm sao đừng để phía sau tấm huân
chương quá nhiều tì vết. Và nên chăng, nhìn ra bên ngồi tại nhiều quốc gia phát triển
hình như họ khơng có, khơng cần những thứ danh hiệu như ở ta và một số quốc gia
XHCN. Nào là Tiến sĩ, Nhạc sĩ Nguyễn Văn X; GS. Bộ trưởng Trạch Văn Y; Nghệ sĩ
Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Công huân…đến NGND, NGUT… Thế mà đất
nước họ cứ liên tục phát triển. Tại sao?


<b>Danh hiệu, phẩm hàm và chất lượng sản phẩm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Và nay, hàng năm Thủ khoa các trường đại học lại về Văn Miếu - Quốc Tử Giám báo
công và thăm quan trường đại học đầu tiên của VN (ảnh minh họa: Mytour.vn)


<b>Và các anh Hai Lúa</b>


Thật khó tin, nhưng lại là sự thật. Sự thật trần trụi, giản dị. Nhiều Hai Lúa học chưa
hết phổ thơng, thậm chí mới hết tiểu học trường làng lại đã sáng chế nhiều máy móc
đủ loại phục vụ sản xuất ngay trên cánh đồng của mình. Cao hơn, xa hơn cịn cả gan
làm được máy bay đã lượn trên trời để thực hiện giấc mơ dùng máy bay tự chế làm
phương tiện tưới cây, phun thuốc trừ sâu. Kinh thật.


Mới đây, ngày 13/9/2012 anh Nguyễn Kim Chính, nơng dân (chân có đi dép) ngụ tỉnh
Bình Định cơng bố máy tuốt đậu phộng (chưa từng có ở Việt Nam). Trước đó anh đã
làm máy tuốt lúa, đã bán hơn 200 chiếc, trong đó có bán cho cả nước ngồi. Các anh
Hai Lúa khơng cần, khơng nghĩ đến bất kỳ loại danh hiệu gì. Họ cần lao động, muốn
cho người lao động đỡ bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Họ muốn sống có chất
lượng hơn, có ích hơn…Thế đấy.



Dịp 20/11 vừa rồi, cùng một số bạn học, chúng tôi tới thăm một số thầy đã vượt xa cái
tuổi thất thập. Các cụ bảo danh hiệu, học hàm học vị nhiều mà vô duyên. Nếu có thì
chỉ nên ít thơi cho thật xứng. Và hãy dành nhiều cho các thầy các cô đang dạy học ở
vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo - những người đã quên tuổi thanh xuân vì đồng
bào dân tộc, những người đang sống trong các lều công vụ (chữ của nguyên Bộ trưởng
Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân) và bữa cơm có thịt với họ… vẫn còn xa…lắc.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×