Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ 18 24 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Lan Dung

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
VẬN ĐỘNG TINH CỦA TRẺ 18-24 THÁNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Lan Dung

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
VẬN ĐỘNG TINH CỦA TRẺ 18-24 THÁNG

Chuyên ngành : Giáo dục mầm non
Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH


Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng cơng bố trong các
cơng trình khác.
Học viên

Nguyễn Lan Dung


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám
hiệu trường Đại học Sư phạm TP. HCM, Quý Thầy Cô đã giảng dạy tôi trong hai năm
học cao học cùng quý Thầy Cơ Phịng Sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tơi có
thể tham gia học tập và hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ
Nguyễn Thị Thanh Bình, cơ đã hết lịng quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn nghiên cứu và
động viên để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng giáo dục quận Tân Phú, quận Tân Bình và
quận 10 cùng Ban giám hiệu và giáo viên các trường: mầm non Phượng Hồng, mầm
non Nhiêu Lộc (quận Tân Phú), mầm non Bambi-K300, Mầm Non 1 (quận Tân Bình),
mầm non Con Mèo Vàng (quận 10) đã nhiệt tình cộng tác trong q trình nghiên cứu
đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và trưởng khoa Sư Phạm Mầm Non
trường trung cấp Việt Khoa đã tạo điều kiện, hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn quý đồng nghiệp và các học viên cùng lớp cao học
khóa 24 đã cùng hợp tác, chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình đã ln ủng hộ, động viên tơi

trong suốt q trình nghiên cứu.
TP.HCM, tháng 9 năm 2015
Học viên

Nguyễn Lan Dung


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các bảng
Danh mục các phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VẬN
ĐỘNG TINH CỦA TRẺ 18 – 24 THÁNG ........................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu về kỹ năng vận động tinh ................................................... 6
1.2. Các khái niệm công cụ ..................................................................................... 12
1.3. Đặc điểm phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng ..................... 16
1.4. Vai trò của kỹ năng vận động tinh đối với trẻ 18-24 tháng ............................. 19
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng .......... 22
1.6. Biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng .................... 26
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................ 34
Chương 2. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VẬN
ĐỘNG TINH CỦA TRẺ 18-24 THÁNG............................................ 36
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ........................................................................ 36
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ......................................................................... 39
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 65
Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CỦA TRẺ 18-24 THÁNG 67
3.1. Đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng ....... 67

3.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ................................................................. 74
3.3. Quy trình thực nghiệm ..................................................................................... 74
3.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 77
3.5. Khảo sát về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp thử nghiệm........ 90
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 93
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM..................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 98


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Ý kiến của giáo viên mầm non về vai trò của kỹ năng vận động tinh đối
với trẻ 18-24 tháng ......................................................................................40
Bảng 2.2 Mức độ thường xuyên sử dụng biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh
của giáo viên mầm non ...............................................................................41
Bảng 2.3. Thời điểm giáo viên thường tổ chức phát triển kỹ năng vận động tinh cho
trẻ 18-24 tháng ............................................................................................44
Bảng 2.4. Nguồn tài liệu giáo viên tham khảo để phát triển kỹ năng vận động tinh
cho trẻ 18-24 tháng ......................................................................................45
Bảng 2.5. Tổng hợp ý kiến của phụ huynh về vai trò của kỹ năng vận động tinh đối
với trẻ 18-24 tháng ......................................................................................50
Bảng 2.6. Biện pháp phụ huynh thực hiện để phát triển kỹ năng vận động tinh cho
trẻ .................................................................................................................51
Bảng 2.7. Ý kiến của phụ huynh về những hoạt động giúp trẻ 18-24 tháng phát triển
kỹ năng vận động tinh .................................................................................53
Bảng 2.8. Nguồn tư vấn cho phụ huynh về kỹ năng vận động tinh ..............................53
Bảng 2.9. Những đồ chơi phụ huynh thường trang bị cho trẻ .......................................54
Bảng 2.10. Nguyên nhân phụ huynh chọn mua đồ chơi cho trẻ 18-24 tháng ...............55
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát mức độ phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24
tháng ............................................................................................................57
Bảng 2.12. Những nguyên nhân gây khó khăn khi tổ chức phát triển kỹ năng vận

động tinh của trẻ 18-24 tháng......................................................................60
Bảng 2.13. Ý kiến của giáo viên mầm non về các yếu tố giúp phát triển kỹ năng vận
động tinh của trẻ 18-24 tháng......................................................................63
Bảng 3.1. So sánh kỹ năng vận động tinh của nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm I,
nhóm thực nghiệm II trước thử nghiệm ......................................................78
Bảng 3.2. So sánh điểm trung bình, độ lệch chuẩn kỹ năng vận động tinh của nhóm
đối chứng, nhóm thực nghiệm I và nhóm thực nghiệm II trước và sau thử
nghiệm .........................................................................................................80


Bảng 3.3. Kết quả so sánh kỹ năng vận động tinh của nhóm đối chứng trước và sau
thử nghiệm...................................................................................................82
Bảng 3.4. Kết quả so sánh kỹ năng vận động tinh của nhóm thực nghiệm I trước và
sau thử nghiệm ............................................................................................85
Bảng 3.5. Kết quả so sánh kỹ năng vận động tinh của nhóm thực nghiệm II trước và
sau thử nghiệm ............................................................................................88
Bảng 3.6. Đánh giá của giáo viên mầm non về tính khả thi của các biện pháp ............91
Bảng 3.7. Đánh giá của giáo viên mầm non về tính cần thiết của các biện pháp .........92


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh
Phụ lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên mầm non
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng
Phụ lục 4: Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng
Phụ lục 5: Kết quả khảo sát kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng
Phụ lục 6: Mẫu biên bản quan sát kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng tại trường
mầm non
Phụ lục 7: Biên bản quan sát kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng tại trường mầm
non

Phụ lục 8: Mẫu biên bản quan sát biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 1824 tháng tại trường mầm non
Phụ lục 9: Biên bản quan sát biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 18-24
tháng tại trường mầm non
Phụ lục 10: Biên bản quan sát biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 18-24
tháng tại gia đình
Phụ lục 11: Những hình ảnh thực trạng
Phụ lục 12: Những hình ảnh thực nghiệm
Phụ lục 13: Phiếu đo đầu vào và đầu ra kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng
Phụ lục 14: Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng (đo đầu
vào và đo đầu ra)
Phụ lục 15: Những trò chơi, bài thơ, bài vè phát triển kỹ năng vận động tinh
Phụ lục 16: Kế hoạch phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ lớp thực nghiệm
Phụ lục 17: Kế hoạch tuần của nhóm đối chứng
Phụ lục 18: Phiếu thăm dò biện pháp giáo viên đã sử dụng để phát triển kỹ năng vận động
tinh cho trẻ 18-24 tháng
Phụ lục 19: Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên mầm non (Về tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp)
Phụ lục 20: Kết quả đo kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng trước và sau thử
nghiệm


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kỹ năng vận động tinh giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con
người. Từ những kỹ năng tự phục vụ như ăn, mặc đến những hoạt động lao động sản
xuất đều bắt đầu từ việc con người học cách sử dụng đồ vật. Tất cả những điều đó đều
liên quan đến vận động tinh. Sẽ khơng có hành động tự phục vụ nào nếu trẻ chỉ được
học qua quan sát mà khơng có sự thực hành từ chính đơi bàn tay của trẻ. Khi vận động
tinh của trẻ phát triển, trẻ sẽ sử dụng đồ vật thành thạo, khéo léo hơn. Trong chương

trình giáo dục mầm non Việt Nam, kỹ năng vận động tinh đang được quan tâm. Cụ thể
là “Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt” là một trong những
nội dung giáo dục của lĩnh vực phát triển vận động trong Chương trình giáo dục mầm
non ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo [1].
Kỹ năng vận động tinh khi được luyện tập tốt sẽ giúp não bộ của trẻ mầm non
không ngừng phát triển. Chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng trẻ em Rhoda Erhardt
đã khẳng định: "Trẻ thể hiện mối liên hệ giữa suy nghĩ và hành động thông qua đôi
bàn tay” [27]. Nhà giáo dục nổi tiếng người Ucraina Vasyl Olexandrovych
Sukhomlynsky đã khẳng định trí tuệ cũng như nguồn gốc của năng lực và tài năng của
trẻ em – nằm trên đầu ngón tay của trẻ. Ơng cịn cho rằng “Dấu vân tay, nói theo nghĩa
bóng, là dịng suối tốt nhất nuôi dưỡng sức mạnh của tư duy sáng tạo” [28]. Do đó,
nếu kỹ năng vận động tinh của trẻ nhỏ phát triển tốt sẽ là công cụ hiệu quả để trẻ, đặc
biệt là trẻ ấu nhi khám phá thế giới xung quanh. Khơng dừng lại ở đó, khi trẻ ấu nhi
bước vào giai đoạn học mẫu giáo, kỹ năng vận động tinh sẽ là điều kiện thuận tiện
giúp trẻ tham gia tốt vào hoạt động vui chơi và hợp tác với bạn bởi một khi trẻ đã có
kỹ năng vận động thuần thục với đôi tay, trẻ sẽ dễ dàng, nhanh chóng thực hiện các ý
tưởng của nhóm. Tầm quan trọng của kỹ năng vận động tinh không chỉ khu trú trong
lứa tuổi ấu nhi và mẫu giáo mà đây cịn là tiền đề để hình thành các kỹ năng học tập ở
bậc phổ thông.


2
Mặt khác, lứa tuổi 2 tuổi là một trong những giai đoạn mà “Cửa sổ cơ hội”
(Window of opportunity) cho sự phát triển vận động tinh được mở ra, theo sau sự phát
triển của kỹ năng vận động thô. Theo Hensch (2004) “Cửa sổ cơ hội” chính là khoảng
thời gian dễ dàng nhất để trẻ tiếp thu một loại kinh nghiệm nhất định [34]. Đồng thời,
hoạt động chủ đạo của trẻ trong giai đoạn này là hoạt động với đồ vật. Khi trẻ thực
hiện các loại hành động thiết lập mối tương quan 1 và hành động công cụ 2 cũng là lúc
trẻ được rèn luyện các kỹ năng vận động của đôi tay ngược lại kỹ năng vận động tinh

phát triển tốt sẽ hỗ trợ cho trẻ thực hiện các loại hành động trên. Chính vì thế, kỹ năng
vận động tinh của trẻ phải được chú trọng ngay từ nhỏ, đặc biệt là với trẻ 18-24 tháng.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy giáo viên mầm non chưa tận dụng những
thời điểm khác nhau trong chế độ sinh hoạt để phát triển kỹ năng vận động tinh của
trẻ. Nhiều giáo viên chưa lựa chọn được những biện pháp thích hợp nhằm phát triển kỹ
năng này cho trẻ. Tại gia đình, đa số các phụ huynh làm thay cho con những việc mà
trẻ có thể tự mình làm được vì nóng vội và họ cho rằng các bé cịn nhỏ. Tình trạng trên
cho thấy, việc phát triển vận động tinh cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức so với vị
trí của nó trong sự phát triển của trẻ. Do đó, việc tìm cơ sở lý luận và đưa ra một số
biện pháp khắc phục thực trạng trên là hết sức cần thiết. Từ những lí do trên, đề tài
“Biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng” được xác lập
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc sử dụng biện pháp phát triển kỹ
năng vận động tinh, chúng tôi đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp phát triển kỹ
năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện để giải quyết những nhiệm vụ:
Nghiên cứu lí luận có liên quan đến biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh
của trẻ 18-24 tháng.
Hành động thiết lập mối tương quan là những hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng (hoặc các bộ phận của
chúng) vào những mối tương quan nhất định trong không gian.
2
Hành động công cụ là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng như một công cụ để tác động lên
các đồ vật khác
1


3
Khảo sát thực trạng sự phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng và

thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng.
Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh của
trẻ 18-24 tháng.
4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài này là quá trình giáo dục phát triển kỹ năng
vận động tinh cho trẻ 18-24 tháng.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh
của trẻ 18-24 tháng.
5. Giả thuyết khoa học
Kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng còn hạn chế. Nếu áp dụng đồng thời
các biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh từ gia đình đến nhà trường phù hợp với
điều kiện thực tế và đặc điểm phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ thì sẽ khắc phục
được thực trạng đó.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tiến hành phân tích các đề tài nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn trong và
ngoài nước về kỹ năng vận động tinh của trẻ mầm non nói chung và của trẻ 18-24
tháng nói riêng. Sau đó, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các lí thuyết nói trên để xây
dựng khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1.

Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động của trẻ 18-24 tháng và giáo viên trong ngày, ghi nhận kỹ
năng vận động tinh của trẻ và các biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh của giáo
viên.
Quan sát biện pháp giáo viên thực hiện ở trường và phụ huynh sử dụng ở nhà

nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 18-24 tháng.


4
6.2.2.

Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò

Một phiếu thu thập thông tin được xây dựng và được phát cho mỗi giáo viên
dạy trẻ từ 18-24 tháng và phụ huynh có trẻ học trong nhóm lớp 18-24 tháng, thu thập ý
kiến liên quan đến nhận thức của họ về việc phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ
18-24 tháng.
6.2.3.

Phương pháp đánh giá bằng các bài tập

Kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng sẽ được đo bằng hệ thống 5 tiêu chí10 bài tập. Đây là những bài tập được tham khảo từ cơ sở lý luận và trẻ có thực hiện
trong thực tế.
6.2.4.

Phương pháp thực nghiệm

Ba nhóm trẻ sẽ được chọn để nghiên cứu là nhóm đối chứng, nhóm thực
nghiệm I và nhóm thực nghiệm II. Ba nhóm này sẽ được đo trước thực nghiệm bằng 5
bài tập ứng với 5 tiêu chí. Sau đó, nhóm thực nghiệm I sẽ được tác động bằng các biện
pháp được đề xuất ở hai mơi trường là tại gia đình và trường mầm non, nhóm thực
nghiệm II sẽ được tác động bằng các biện pháp được đề xuất chỉ ở trường. Cùng thời
gian này, q trình giáo dục ở nhóm đối chứng sẽ diễn ra trong điều kiện bình thường,
hồn tồn khơng bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trên. Cả 3 nhóm sẽ được đo cuối thực
nghiệm. Giáo viên các lớp thực nghiệm được trưng cầu ý kiến về tính khả thi và cần

thiết của các biện pháp. Trên cơ sở đó, chứng minh hiệu quả của các biện pháp trong
cả mơi trường tại gia đình và ở trường.
6.3. Phương pháp thống kê
Phương pháp này nhằm làm sáng tỏ những dữ liệu của các phiếu quan sát và
các phiếu điều tra bằng bảng hỏi. Các thông tin thu thập sẽ được phân tích, định lượng
và được xử lí bằng phần mềm Excel với những giá trị như: tỉ lệ phần trăm, tần số, giá
trị trung bình, độ lệch chuẩn… làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi và các biên bản quan sát.
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài làm phong phú cơ sở lí luận về biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh
của trẻ 18-24 tháng; góp phần phát hiện thực trạng biện pháp phát triển kỹ năng vận
động tinh ở trường và gia đình. Đồng thời, đây sẽ là cơ sở cho giáo viên mầm non vận
dụng vào công tác giáo dục nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng.


5
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị sư phạm, đề tài bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận về biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ
18-24 tháng.
Chương 2: Thực trạng biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24
tháng.
Chương 3: Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp phát triển kỹ năng vận
động tinh của trẻ 18-24 tháng.


6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CỦA TRẺ 18 – 24 THÁNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu về kỹ năng vận động tinh

Trong những năm gần đây, vấn đề về những biện pháp nhằm phát triển kỹ năng
vận động tinh đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và
ngồi nước. Cụ thể là đã có nhiều cơng trình khoa học, ấn phẩm liên quan đến vấn đề
này. Việc khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề kỹ năng vận động tinh sẽ giúp chúng ta
có được những nhận định ban đầu làm cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn cho đề tài
nghiên cứu.
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Vấn đề về vận động tinh của trẻ trước 3 tuổi được nhiều học giả quan tâm.
Maria Montessori-một bác sỹ đồng thời là một nhà giáo dục người Ý cho rằng giai
đoạn 0 – 3 tuổi là thời kỳ “phôi thai tâm lý”, trẻ cần được giáo dục tốt vì những gì trẻ
làm được lúc 3 tuổi sẽ quyết định cuộc sống về sau. Giai đoạn này trẻ “làm việc” trong
mơi trường có học cụ là vật thật thu nhỏ, nhằm hướng đến việc trẻ tự mình chăm sóc
bản thân và tham gia lao động vừa sức. Các hoạt động đó phần lớn dựa trên sự phối
hợp tai-mắt và phù hợp với trẻ từ 18 tháng đến 24 tháng. Theo sự phân chia của
Montessori, giai đoạn này nằm trong kỳ phát cảm về vận động và hành động (18 tháng
đến 3 tuổi). Tác giả đã phê phán việc người lớn không cho trẻ tự do hoạt động với đơi
tay vì những lý do chủ quan như sợ hư hỏng đồ đạc, vì trẻ cịn q nhỏ và sợ lãng phí
thời gian để chờ đợi trẻ thực hiện cũng như dọn dẹp sự bày bừa do vận động vụng về
của trẻ tạo ra. Bà cho rằng không nên làm thay trẻ và đề xuất biện pháp chọn ra cơng
cụ thích hợp với mục đích làm việc của trẻ. Montessori khẳng định, trẻ thích thao tác
trên vật mà khơng thực sự muốn vật đó. Đối với những đồ gia dụng dễ vỡ, người lớn
ngăn cản trẻ chạm vào, trong khi bản thân trẻ chỉ thích tiến hành động tác như mở nắp
rồi đậy lại. Theo bà, phụ huynh khó chấp nhận cho trẻ hoạt động với những đồ vật dễ
vỡ cho dù họ có nhận thức được vai trò của kỹ năng vận động tinh. Điều đó sẽ làm
triệt tiêu cơ hội được luyện tập kỹ năng vận động tinh của trẻ. Mâu thuẫn đó sẽ được
giải quyết nếu người lớn cho trẻ sử dụng vật khác nhưng trẻ vẫn được thực hiện những


7
thao tác tương đương [12]. Nói cách khác, những biện pháp của tác giả đã xóa bỏ

những rào cản cho việc phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ.
Moira Pieterse (1989) đã nghiên cứu về vận động tinh tập trung vào việc can
thiệp và trị liệu. Tài liệu “Từng bước nhỏ một-Kỹ năng vận động tinh” của tác giả
dùng cho trẻ bị suy yếu thị lực hoặc bị hạn chế khả năng điều khiển vận động. Tài liệu
này cung cấp cách đánh giá, nguyên lý thực hiện các bài tập đảm bảo trẻ được thực
hành mọi lúc mọi nơi [14]. Những bài tập này có khả năng được chọn nhằm phát triển
kỹ năng vận động tinh cho trẻ 18-24 tháng.
Quan tâm đặc biệt kỹ năng vận động tinh cho trẻ ấu nhi cịn có bác sĩ người Mỹ
Jamie Loehr MD và cộng sự Jen Meyers. Cả hai là đồng tác giả quyển sách "Raising
Your Child". Họ đã đưa ra các hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh
cho trẻ 18-24 tháng [27]. Nhóm tác giả đã giới thiệu các hoạt động đơn giản như chơi
với bong bóng xà phịng, tạo hình đơn giản, xếp hình đơn giản, xếp khối, vắt khăn và
một số hoạt động khác nhằm phát triển sức mạnh, sự khéo léo của tay, khả năng phối
hợp tay-mắt.
Năm 2000, hai nhà giáo dục thể chất Joanne M. Landy và Keith R. Buridge
trong quyển Ready-to-use fine motor skills & Handwriting Activities (Tạm dịch: Các
hoạt động sử dụng kỹ năng vận động tinh và kỹ năng viết) đã đưa ra các hoạt động vận
động tinh thú vị khơng chỉ dành cho trẻ gặp khó khăn về kỹ năng vận động tinh mà
còn sử dụng được với trẻ có sự phát triển bình thường. Những hoạt động có thể sử
dụng cho trẻ 18-24 tháng là các hoạt động tạo hình với rất nhiều hình thức: vẽ, chơi
với bột nặn, xé giấy [13].
Hai nhà khoa học người Mỹ-Audrey C. Rule và Roger A. Stewart thì chú trọng ảnh
hưởng của việc luyện tập với cơng cụ có ngay trong gia đình đến sự phát triển kỹ năng vận
động tinh của trẻ. Họ đã chứng minh rằng việc luyện tập với các vật liệu từ cuộc sống hằng
ngày có tác động đáng kể đến sự phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ. Đó là kết quả của
cơng trình nghiên cứu thực nghiệm được hoàn thành năm 2002, trong đó hai ơng đã tác
động hơn 50 hoạt động khác nhau với nhóm thực nghiệm, trẻ trong nhóm này đã được
hướng dẫn sử dụng nhíp, kẹp, thìa để thao tác với các vật khác nhau [13].



8
Cơng trình nghiên cứu của Mojgan Farahbod Asghar Dadkhah (2004) là The impact
of educational play on fine motor skills of children (Tạm dịch: Tác động của trò chơi giáo
dục đến kỹ năng vận động tinh của trẻ) đề cao vai trò của các trò chơi học tập với loại kỹ
năng này. Tác giả đã chứng minh được tác động tích cực của trò chơi học tập đến tốc độ của
kỹ năng vận động tinh ở trẻ và xác định mức độ ảnh hưởng của trò chơi học tập đến sự phối
hợp mắt-tay. Tác giả cũng khẳng định chiều cao, cân nặng và giới tính khơng ảnh hưởng
đến sự tiến bộ của kỹ năng vận động tinh [13, tr.13].
Jodene Lynn Smith đã cho ra đời cơng trình Activities for Fine Motor Skills
Development (2003). Hai phần đầu tiên trong cuốn sách này mang đến cho độc giả
những hoạt động cho vai, cổ tay và bàn tay. Phần này tuy không phải là các hoạt động
nhằm phát triển trực tiếp kỹ năng vận động tinh nhưng tác giả đã lập luận rằng sức
mạnh và sự ổn định của vai và cổ tay có liên quan đến sự kiểm sốt của bàn tay và
ngón tay. Phần tiếp theo là các hoạt động cho tay và ngón tay được thiết kế nhằm phát
triển tính ổn định và sức mạnh trong tất cả các ngón tay của trẻ, nhấn mạnh vào hoạt
động bằng cách sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ vì theo tác giả, sự kiểm sốt và phối
hợp của các ngón tay trỏ và ngón tay cái rất quan trọng cho sự thành công khi trẻ tập
viết sau này. Phần này cung cấp cho trẻ những bài thơ và bài hát đòi hỏi sự chuyển
động tương ứng của ngón tay và bàn tay; các hoạt động giúp trẻ phát triển khả năng
điều khiển và phối hợp các ngón tay bao gồm cả các hoạt động với kẹp phơi đồ và
đồng xu. Các phần tiếp theo được dành cho các hoạt động liên quan đến vận động tinh
như sử dụng keo, cầm kéo và tập viết. Ngoài ra tác giả cũng đề xuất danh mục kiểm tra
kỹ năng vận động tinh của trẻ (fine motor skills checklist) [23, tr.3-10].
Julie Bullard, tác giả của sách mang tựa đề “Creating Environments for
Learning: Birth to Age Eight” (2013) (Xây dựng môi trường học tập cho trẻ từ sơ sinh
đến 8 tuổi) coi việc phát triển kỹ năng vận động tinh đóng vai trị quan trọng trong
cuộc sống của trẻ thơ. Vì vậy tác giả đã đưa ra những gợi ý trong cách thiết kế môi
trường và tổng hợp những trò chơi phát triển từng khả năng của kỹ năng vận động tinh
cho trẻ mầm non [20]. Quyển sách là cẩm nang hữu ích để giáo viên và phụ huynh sử
dụng trong việc phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ.



9
Ở Nga trong những năm gần đây, vấn đề về biện pháp kỹ năng vận động tinh
đang được quan tâm. Đơn cử là tổ chức từ thiện “Sức khỏe trong thế kỷ XXI” đã thực
hiện tập huấn và tổng hợp tài liệu Sự phát triển của trẻ em-chương trình tập huấn cho
giáo viên và các nhà giáo dục 3 vào năm 2010 [25]. Những trò chơi phát triển kỹ năng
vận động tinh cho trẻ trước tuổi học có thể được chọn lọc cho phù hợp với trẻ lứa tuổi
18-24 tháng.
Irina Ermakova đã cho ra đời quyển sách Phát triển kỹ năng vận động tinh cho
trẻ 4. Trong đó, tác giả đã giới thiệu 8 bài thơ bằng tiếng Nga thích hợp để rèn luyện
vận động tinh và cách xoa bóp tay cho trẻ dưới 2 tuổi [35].
Trong tạp chí mầm non số 11, nhà sư phạm mầm non-trợ lý học tập cấp caoNikiforova Olga, nước Cộng Hòa Bashkortostan đã đưa ra các cách để phảt triển kỹ
năng vận động tinh cho trẻ mầm non nhấn mạnh vào sự tương tác giữa trẻ và người
lớn, bao gồm[28]:
• Bài tập và trị chơi với ngón tay theo những bài thơ, bài vè có vần điệu.
• Thao tác trên đồ vật và các vật liệu (kéo, đất sét, ngũ cốc, muối, xếp hình).
• Rối ngón.
• Đan, xâu hạt.
• Chơi với que tính.
• Xoa bóp tay cho trẻ mỗi ngày
Trên trang trang tập hợp hoạt động và trò chơi
dành cho trẻ mầm non đã giới thiệu các trò chơi, bài tập nhằm phát triển kỹ năng vận
động tinh thích hợp cho trẻ 18-24 tháng. Đó là các hoạt động lấy cảm hứng từ lớp học
Montessori với các nguyên liệu dễ tìm của Evgenia Gromova [36]. Một tác giả khác là
Lyudmila Nalivaykina cũng giới thiệu trên trang web này những trò chơi sử dụng
những vật liệu nhỏ như các loại đậu, đồ chơi nhỏ nhằm phát triển cơ bàn tay, ngón tay
[37].

3

4

Развитие с малого-Практикум для педагогов и воспитателей
Развиваем мелкую моторику у малыше


10
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
Quan tâm đến sự phát triển những kỹ năng cần thiết cho trẻ mầm non, tiến sĩ Lê
Xuân Hồng và các cộng sự (2000) đã phân chia các kỹ năng về thể chất thành 2 loại
nhằm đánh giá và cung cấp các hoạt động và vật liệu thích hợp cho từng loại, từ đó tạo
điều kiện cho trẻ tham gia vào các động tác có tính sáng tạo [7]. Hai loại ấy bao gồm
kỹ năng vận động cơ bản và kỹ năng vận động khéo léo. Sự phối hợp vận động khéo
léo liên quan đến việc dùng các ngón tay một cách linh hoạt để xoay trở với các vật
thể, có sự phối hợp tai và mắt, hay phối hợp của nhận thức và vận động được gọi là kỹ
năng vận động khéo léo.
Vấn đề về trị chơi với ngón tay được tiến sĩ Hồ Lam Hồng quan tâm. Tác giả đã
có một bài báo về “Trị chơi ngón tay với sự phát triển trẻ mầm non” (2004), trong đó có
nêu bật ý nghĩa của trị chơi ngón tay, cũng như một số loại trò chơi tiêu biểu nhằm phát
triển cơ tay cho trẻ 5. Một năm sau, cuốn sách “Trò chơi ngón tay” của Hồ Lam Hồng đã
được xuất bản năm 2005, tập hợp các trò chơi, hoạt động theo chủ đề, với mục đích cụ
thể và có hướng dẫn cách chơi. Những trò chơi bà đưa ra chủ yếu là hướng trẻ đến việc
thực hiện các động tác đơn giản ứng với các bài vè, bài thơ ngắn. Ngoài ra, tác giả còn
sử dụng một số trò chơi dân gian như “Cắp cua”, “Tập tầm vông”; một số hoạt động liên
quan đến việc tự phục vụ và công việc hàng ngày [6]. Tuy lý luận về kỹ năng vận động
tinh không được bà đề cập trong những tài liệu này, nhưng đây là những tài liệu tham
khảo bổ ích và dễ hiểu cho giáo viên và phụ huynh quan tâm đến những trị chơi đơn
giản có thể chơi cùng trẻ nhằm luyện tập cơ ngón tay, bàn tay.
Tiến sĩ Phạm Thị Mai Chi và cộng sự đã xuất bản tài liệu Hướng dẫn hoạt động
cho trẻ 1-3 tuổi. Tài liệu này tập trung chủ yếu vào các hoạt động nhằm phát triển ở trẻ ở

các mặt thể chất bao gồm vận động thơ và vận động tinh, nghe-nói, khám phá môi trường
xung quanh và các hoạt động sáng tạo cho trẻ ở hai lứa tuổi: từ 1-2 tuổi và từ 2-3 tuổi.
Việc phát triển vận động tinh ở lứa tuổi 1-2 tuổi được thể hiện ở 17 hoạt động khác nhau
với những giáo cụ khơng tốn nhiều kinh phí và có thể tự làm bởi giáo viên và phụ huynh
[2].
5

Hồ Lam Hồng (2004), Trị chơi ngón tay với sự phát triển trẻ mầm non, Tạp chí giáo dục mầm non số 3.


11
Cũng là một người quan tâm đến trẻ ấu nhi, tác giả Phùng Thị Tường đã nghiên
cứu và cho ra đời quyển “Các trò chơi và hoạt động cho trẻ từ 3-36 tháng tuổi theo
chủ đề”. Bà đã chia trẻ thành các nhóm tuổi: 3-12 tháng; 12-24 tháng và 24-36 tháng.
Trong lứa tuổi 12-24 tháng, bà có thiết kế 4 trị chơi luyện khéo léo của bàn tay, ngón
tay bao gồm lật giở sách, cài cúc áo, xé lá, giấy, đếm các ngón tay và ba trị chơi dân
gian luyện cơ tay như “Chi chi chành chành”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Con sên”; một số trò
chơi khác liên quan đến việc luyện tập vận động của đôi tay trong hoạt động với đồ
vật: lắp cây nấm, xếp chồng; xếp đường đi, xâu vòng, lồng hộp. 6 Tương tự, tác giả Lê
Thu Hương và các cộng sự đã tổng hợp “Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện,
câu đố theo chủ đề (Trẻ 3-36 tháng), trong đó có một số biện pháp rèn luyện vận động
của đôi tay như: xé/ gấp lá chuối, lật sách; xúc, rót cát, rót nước; cài cúc; xâu hạt; lau
bàn, xây tháp (2-3 khối), cắp sỏi bỏ giỏ; cuộn tay theo bài thơ “Con sên”; nắm vào,
xòe ra theo bài “Những chú gà con”; bắt lấy bong bóng xà phịng; lấy ra bỏ vào; quay
đồ chơi; lăn bóng; lật giở sách [9]. Có thể thấy, một số trò chơi của tác giả Lê Thu
Hương tương đồng với nhiều trò chơi của tác giả Phùng Thị Tường.
Tác giả Phạm Vĩnh Thông đã chọn lọc và tổng hợp “Trị chơi vận động rèn luyện
của trẻ”(2002) trong đó có một số trị chơi dân gian dùng để rèn luyện sự khéo léo, sức
mạnh của tay. Giáo viên mầm non có thể cải biên một số trị chơi theo hướng làm giảm
độ khó sao cho phù hợp với trẻ 18-24 tháng bao gồm “Cắp cua bỏ giỏ”, “Tập tầm

vông”, “Chi chi chành chành”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Tung bóng cho nhau”. 7
Nhìn chung, có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến việc
phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ đặc biệt và trẻ mầm non, họ đã tổng hợp được
các trò chơi, các hoạt động giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh, nhưng đến nay
vấn đề về biện pháp cụ thể nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh ở trẻ 18-24 tháng
vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, kết quả của tất cả các cơng
trình kể trên là tư liệu hữu ích đối với việc nghiên cứu đề tài này.

Phùng Thị Tường (2011), Các trò chơi và hoạt động cho trẻ từ 3-36 tháng tuổi theo chủ đề, NXB Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, trang 21-37.
7
Phạm Vĩnh Thơng (2002), Trị chơi vận động rèn luyện của trẻ, NXB Văn Hóa Dân Tộc, trang 5-128.
6


12
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Vận động và vận động tinh
 Vận động
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện, vận động nếu xét về mặt tâm vận động
thì đó là lúc một hay nhiều cơ bắp hoạt động thì một bộ phận của cơ thể hay toàn thân di
chuyển. Nói cách khác đó là hoạt động làm thay đổi tư thế hay vị trí của thân thể hoặc
bộ phận thân thể, do hệ cơ xương thực hiện. Vận động phát triển theo sự phát triển của
thần kinh và kết hợp với luyện tập, kinh nghiệm. Trẻ càng lớn thì vận động dần có tính
chủ định và phù hợp với mục tiêu. Ở trẻ trước tuổi học, phát triển vận động và trí khơn
gắn liền với nhau. Do đó với trẻ mầm non, có thể đánh giá trí khơn thơng qua sự phát
triển của vận động [17]. Ông đã tổng kết các hình thái khác nhau của vận động:
• Hình thái thứ nhất là phản xạ: khi tiếp nhận một mối kích thích nào đó, cơ
thể phản ứng lại rất nhanh, vận động ấy bẩm sinh đã có, hình thành mà khơng qua một
q trình luyện tập nào.

• Hình thái thứ hai là xung động: phản ứng tràn lan ở nhiều cơ bắp khác nhau
khi có một mối kích thích nào đó gây ra, khiến chủ thể khơng kiềm chế được. Trẻ càng
nhỏ càng dễ có xung động.
• Hình thái thứ ba là hành động: một hay nhiều vận động được tiến hành có
chủ đích và hướng đến mục tiêu nhất định.
• Hình thái thứ tư là cử động: vận động mà có mục đích truyền một tín hiệu
nào đó cho người khác.
• Hình thái thứ năm là hoạt động: nhiều hành động được tổ chức thành hệ
thống tiến hành trong một thời gian nhất định.
Theo ý kiến của tác giả Đặng Hồng Phương thì vận động có trong tất cả mọi
hoạt động của con người. Vận động là sự hoạt động tích cực của các cơ quan vận động
của con người [14, tr.18].
 Vận động tinh
Vận động tinh là những vận động được thực hiện bởi các cơ nhỏ, chủ yếu là cơ
của các ngón tay trong những hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế, khéo léo [13, tr.18].


13
Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện, sự phát triển vận động bàn tay, ngón tay tiến
triển từ những vận động thô sơ như nắm được đồ vật bằng cả bàn tay đến cầm đồ vật
bằng ngón cái phối hợp với các ngón khác, đến vận động tinh tế, đến sử dụng các công
cụ và bước tiến cuối cùng là phân hoá thuận tay phải hay tay trái [17].
1.2.2. Kỹ năng vận động và kỹ năng vận động tinh
 Kỹ năng vận động
Trước khi khái niệm “kỹ năng vận động” được phân tích, một thuật ngữ rộng
hơn là “kỹ năng” cần được làm rõ.
Theo từ điển Tâm lý học, kỹ năng là năng lực vận dụng có hiệu quả những kinh
nghiệm, những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực
hiện những nhiệm vụ tương ứng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Ở mức độ kỹ năng,
cơng việc hồn thành trong điều kiện hồn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao,

thao tác chưa thuần thục, và còn phải tập trung chú ý căng thẳng và sự kiểm soát chặt
chẽ của thị giác. Kỹ năng được hình thành qua luyện tập hay bắt chước. Như vậy, kỹ
năng là loại hành động có ý thức, là giai đoạn trung gian giữa tri thức và kỷ xảo [3].
Cũng theo từ điển tâm lý học, kỹ năng vận động là sự tác động lên các khách
thể bên ngoài nhờ những vận động đã được thực hiện nhiều lần trước đó nhằm cải tạo
khách thể. Nói cách khác, kỹ năng vận động được hình thành bằng con đường luyện
tập. Như vậy, kỹ năng nói chung và kỹ năng vận động nói riêng phát triển được là do
sự tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm và sự tập luyện, rèn luyện của con người
trong một dạng hoạt động nhất định [3].
Theo tác giả Bùi Thị Việt, kỹ năng vận động của trẻ mầm non là khả năng giải
quyết nhiệm vụ vận động trong điều kiện trẻ phải tập trung chú ý cao độ vào từng chi
tiết của động tác, vận động [18]. Các dấu hiệu đặc trưng của kỹ năng vận động là:
• Trẻ thực hiện vận động nhưng còn thiếu tự tin, còn động tác thừa, các cơ bắp
đều căng hết sức.
• Việc điều khiển các thao tác-thành phần của động tác chưa được tự động hóa
mà phải ln có sự kiểm sốt của ý thức.
• Cách giải quyết nhiệm vụ vận động chưa ổn định.
• Kỹ năng vận động là mức độ đầu tiên để đi đến nắm vững động tác.


14
Đối với trẻ mầm non, kỹ năng vận động là mức độ tiếp thu kỹ thuật vận động
thể hiện ở sự tập trung cao vào các thao tác của bài tập và thực hiện bài tập dưới nhiều
hình thức [13, tr.19].
 Kỹ năng vận động tinh
Tương tự như thuật ngữ “kỹ năng vận động”, “kỹ năng vận động tinh” được
nhiều tác giả định nghĩa dưới nhiều cách khác nhau.
Bách khoa toàn thư Wikipedia đã định nghĩa kỹ năng vận động tinh là sự phối
hợp vận động của các nhóm cơ nhỏ như cơ của ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân và
thường có sự phối hợp với mắt [26].

Trong cơng trình nghiên cứu “Creating environments for learning: Birth to age
eight”, Julie Bullard đã đưa ra nhận định rằng kỹ năng vận động tinh bao gồm sự
chuyển động phối hợp khéo léo của các ngón tay, bàn tay và cánh tay; đòi hỏi sức
mạnh, sự khéo léo và sự kiểm sốt của trí óc [20, tr.153]. Khái niệm này cũng tương tự
như cách định nghĩa về kỹ năng vận động tinh trong ấn phẩm “Effective practices in
Early childhood education-Building foundation” của tác giả Sue Bredekamp [19,
tr.488-489].
Nhóm tác giả ICPO "Sức khỏe trong thế kỷ XXI " của Minsk (2010) đã định
nghĩa kỹ năng vận động tinh là khả năng phối hợp vận động của cơ nhỏ để kiểm soát
cơ thể nói chung (kỹ năng vận động khớp) và của cánh tay nói riêng trong cơng trình
nghiên cứu Phát triển trẻ nhỏ (Hội thảo dành cho giáo viên và các nhà giáo dục).
Ngoài ra, cũng trong ấn phẩm này, họ đã làm rõ kỹ năng vận động tinh là khả năng sử
dụng những phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính
xác. Kỹ năng vận động tinh còn là khả năng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện
các động tác [25].
Theo Jodene Lynn Smith, kỹ năng vận động tinh liên quan đến việc trẻ sử dụng
bàn tay để hành động với công cụ như bút chì, bút màu, kéo… một cách chính xác. Sự
chính xác khơng nằm ở chỗ sức mạnh mà là ở sự phối hợp của các cơ ở tay [23, tr.4].
Moira Pieterse đã chỉ ra rằng kỹ năng vận động tinh là sự kết hợp các vận động
của các cơ nhỏ ở mắt và ở tay [14, tr.1].


15
Trên cơ sở những khái niệm nêu trên, đề tài này phân tích kỹ năng vận động
tinh của trẻ ở mức độ là năng lực thực hiện hành động bằng các nhóm cơ nhỏ của bàn
tay, ngón tay phối hợp với cơ mắt một cách tinh tế và chính xác.
Kỹ năng vận động tinh của trẻ mầm non bao gồm các khả năng sau [29], [30],
[32],[33]:
• Khả năng phối hợp hai tay (Bilateral Integration): Khi xét riêng vận động
tinh, đây là khả năng kết hợp sử dụng hai tay. Khả năng này gồm các biểu hiện sau:

o Chuyển động đối xứng (Symmetrical Movements): mỗi bên tay sẽ thực hiện
cùng một hành động tại cùng một thời điểm.Trẻ 18- 24 tháng có thể dùng hai tay để
xoay cây cán bột, vỗ tay; đập các khối hộp vào nhau; Trẻ có thể tự kéo quần xuốngkéo quần lên để đi vệ sinh, nhưng còn xộc xệch; dùng hai tay cầm khối để xếp chồng
ngay ngắn 3 khối hình lên nhau; xé giấy, bơng gịn (hai tay cầm hai bên vật và bứt ra).
Ngồi ra trẻ cịn có khả năng bắt chước xếp giấy, trong đó trẻ phải sử dụng hai tay theo
một loạt các động tác (gấp, miết giấy) để đạt được kết quả như mong muốn [14, tr.42].
o Chuyển động lần lượt (Reciprocal Movements): một tay thực hiện trước hành
động, tay còn lại thực hiện tiếp cùng hành động của tay kia một cách nhịp nhàng.
o Một tay vận động chính, tay còn lại hỗ trợ (Leading Hand and Supporting
Hand): đây là khả năng sử dụng kết hợp hai tay trong đó, trẻ dùng một tay làm một
cơng việc trong khi tay cịn lại làm việc khác. Trẻ 18-24 tháng có khả năng này. Cụ thể
là trẻ có thể xâu chuỗi hạt (một tay cầm hạt, một tay cầm dây); cầm bút vẽ (một tay vịn
giấy, một tay vẽ), vặn nắp chai, lọ (một tay giữ lọ, tay còn lại mở nắp lọ) [29]; nhấc
hoặc lăn một quả bóng; phết bơ vào bánh qui (một tay cầm bánh, một tay phết bơ)
[31]; cài nút áo to.
• Khả năng sử dụng sức mạnh của bàn tay và ngón tay (Hand and Finger
Strength): khả năng sử dụng sức của bàn tay và ngón tay để chống lại lực đối kháng.
Dựa vào định nghĩa trên, một số thao tác trong đó trẻ 18-24 tháng phải dùng đến khả
năng sử dụng sức mạnh của bàn tay và ngón tay có thể được nói đến là: vặn mở tay
nắm cửa; dùng búa đóng cọc; dùng tay ấn vịi rửa tay; bóp cần vịi xịt nhà vệ sinh; bóp
kẹp phơi đồ. Nhìn chung trẻ chưa thể cầm những đồ vật quá nặng vì sợi cơ của trẻ còn
mảnh, lực co cơ của trẻ còn yếu [16].


16
• Khả năng phối hợp tay-mắt (Hand-eye coordination): Là khả năng xử lý
thơng tin nhận được từ mắt, từ đó kiểm sốt, hướng dẫn và chỉ đạo đơi tay trong việc
hoàn thành một nhiệm vụ nhất định. Chẳng hạn trẻ 18-24 tháng dùng mắt để điều
khiển bàn tay bốc những vật nhỏ; ráp các khối đúng khớp trong trò chơi lắp ráp; lồng
hộp to vào hộp nhỏ. Trẻ có thể lấy ra, bỏ vào đồ vật từ vật chứa này sang vật chứa

khác. Ngồi ra trẻ có thể sử dụng ngón tay cái và ngón tay khác để nhặt những đồ vật
nhỏ một cách chính xác và hữu hiệu.
• Khả năng sử dụng đồ vật (Object Manipulation): Khả năng thao tác thành
thạo trên công cụ, bao gồm cả khả năng giữ-di chuyển và điều khiển-sử dụng các cơng
cụ kiểm sốt hàng ngày như bàn chải đánh răng, lược, bút, kéo. Trẻ 18-24 tháng sử
dụng được một số đồ dùng, đồ chơi theo chức năng của nó. Bước đầu thể hiện tính tự
lực trong một số việc tự phục vụ (ăn uống, cầm ly uống nước, mang-cởi giày, cởi vớ,
kéo khóa ba lô) [19, tr.489]. Các bé biết rửa và lau tay, cởi quần áo với sự giúp đỡ của
người lớn [8, tr.106].
• Khả năng sử dụng từng ngón tay riêng biệt (Finger Isolation) là khả năng
mỗi lần di chuyển một ngón tay khác nhau chẳng hạn như dùng từng ngón tay để ấn
phím đàn, để chỉ trỏ, ấn viết, ấn đất sét.
Một kỹ năng vận động tinh không chỉ chứa đựng một khả năng duy nhất mà
cịn mang trong mình các khả năng khác. Đơn cử như khi xâu hạt, trẻ không chỉ sử
dụng khả năng phối hợp hai bên mà còn huy động khả năng phối hợp tay-mắt và khả
năng cầm bốc [20, tr.157].
1.3. Đặc điểm phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ 18-24 tháng
Thông thường các nhỏ như cơ bàn tay, cơ lòng bàn tay phát triển muộn hơn cơ
vai, cơ cánh tay, cơ cẳng tay [16]. Vì vậy có thể nói vận động tinh của trẻ phát triển
sau vận động thô. Do các cơ nhỏ của trẻ chưa phát triển trong việc phối hợp để co lại
nên trẻ mẫu giáo nói chung đặc biệt là trẻ nhỏ như trẻ 18-24 tháng nói riêng chưa thực
hiện được các thao tác nhỏ một cách chính xác và rất chóng mệt [16]. Mặt khác, sự
vận động tay của trẻ phát triển theo qui luật từ trung tâm ra ngoại vi, tức là sự phát
triển trước hết là vận động toàn cánh tay, đến cẳng tay, bàn tay và ngón tay [17], [25].
Việc đạt được kỹ năng vận động tuân theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp do sự


17
hoàn thiện dần của vỏ não. Trong những năm đầu đời, tay trẻ phát triển từ xúc giác,
đến các hành động vu vơ, sau đó mới có hành động với đồ vật nhằm hướng đến chức

năng và cách sử dụng đồ vật [10, tr.14]. Vào cuối tuổi lên một đầu tuổi lên hai, trẻ đã
bắt đầu quen dần với cử động của bàn tay nói cũng như của ngón cái và ngón trỏ [16].
Trước khi trẻ được 18 tháng, trẻ đã có thể thực hiện những vận động tinh cơ bản như
lồng đồ vật này vào đồ vật khác, thả những viên tròn nhỏ vào chai cổ nhỏ; lật trang
sách; cho ngón tay vào các lỗ-khe; đẩy các đồ vật; ném đi ném lại; mở hộp; vẽ nguệch
ngoạc thô sơ; xếp chồng 2-4 khối vuông lên nhau. Trẻ sử dụng cùng một lúc tất cả các
ngón tay thành một nhóm cầm vật hoặc giữa ngón cái và đầu ngón trỏ một cách khéo
léo khiến cho việc cầm nắm chính xác, chắc chắn [15, tr.131]. Những vận động tinh
này sẽ là tiền đề để trẻ 18-24 tháng phát triển khả năng phối hợp vận động của đôi tay,
thực hiện được những vận động phức tạp, tinh tế hơn. Kỹ năng vận động tinh phát
triển ở trẻ 18-24 tháng như sau:
Đầu 18 tháng, trẻ có khả năng phối hợp hai bàn tay để điều khiển các vật ở mức
độ đơn giản, chẳng hạn như lật sách vải hoặc sách bìa cứng (một tay giữ sách, tay còn
lại lật sách), một tay cầm ví, một tay kéo khóa để mở và đóng ví trong điều kiện đầu
khóa kéo dài để trẻ cầm khơng bị tuột tay. Vào giai đoạn đầu này, trẻ sử dụng lực của
bàn tay, ngón tay tay để bóp đồ chơi chút chít. Trẻ chưa có khả năng xoay, vặn nắp
chai, lọ, mà chỉ mới đặt được nắp lên miệng chai, lọ.
Khi trẻ càng lớn, trẻ càng thực hiện được các vận động phối hợp khéo léo của
tay. Có thể thấy chương trình giáo dục mầm non 2009 đã đưa ra các nội dung giáo dục
ở lứa tuổi này khá phong phú: tập co, duỗi ngón tay, đan ngón tay; cầm, bóp, gõ, đóng
đồ vật; đóng mở nắp có ren; tháo lắp, lồng hộp trịn, vng; xếp chồng 4-5 khối; vạch
các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay [1]. Khi trẻ được khoảng 20 tháng, trẻ bước đầu đã
biết cách sử dụng công cụ đơn giản như cầm muỗng xúc ăn, đập búa, cầm chặt bút sáp
để vẽ nguệch ngoạc. Tuy nhiên trẻ cịn cầm bút màu bằng cả năm ngón tay và thường
cầm ở vị trí đi bút. Khi trẻ sử dụng hai tay để thực hiện cùng một động tác, trẻ có thể
đập các khối với nhau hoặc dùng hai tay để nhấc vật và mang đến vị trí khác.
Khi gần lên hai, trẻ biết phối hợp hai tay trong hoạt động như dùng một tay vịn
giấy, một tay cầm bút vẽ; tuy vậy nét vẽ của trẻ còn nguệch ngoạc vì bàn tay của trẻ



×