Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Tuyền

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG
VỀ HÌNH DẠNG TRONG HOẠT ĐỘNG
TẠO HÌNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Tuyền

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BIỂU TƯỢNG
VỀ HÌNH DẠNG TRONG HOẠT ĐỘNG
TẠO HÌNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI

Chuyên ngành : Giáo dục mầm non
Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyền


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Phòng đào tạo,
Khoa Giáo dục mầm non, Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
và q thầy cơ, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Hồng Phượng – người đã dành rất nhiều
thời gian, tâm huyết, tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
hồn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường
Mầm non 11 – quận 3, trường Mầm non Bé Ngoan – quận 1, trường mầm non Họa Mi
1 và trường Mầm non Họa Mi 3 – quận 5 đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực nghiệm tại trường.
Cuối cùng, tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động
viên, giúp đỡ cho tơi rất nhiều trong q trình nghiên cứu đề tài này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
HVCH

Nguyễn Thị Tuyền



MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN BIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH DẠNG TRONG
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI ................ 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ
mẫu giáo .................................................................................................................. 7
1.2. Lý thuyết về biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi .......................................................................................................... 11
1.3. Đặc điểm phát triển nhận thức về biểu tượng về hình dạng ở trẻ 4-5 tuổi ........... 13
1.4. Hoạt động làm quen biểu tượng về hình dạng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ................ 15
1.5. Hoạt động tạo hình và những khả năng phát triển biểu tượng về hình dạng
cho trẻ mẫu giáo .................................................................................................... 17
1.6. Các biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình
ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi .......................................................................................... 25
1.7. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp phát triển biểu
tượng về hình dạng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình ................. 29
Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................... 30
Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
BIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH DẠNG TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO
HÌNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI.................................................... 31
2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu điều tra thực trạng ........................................... 31
2.2. Tiêu chí và thang đo đánh giá................................................................................. 35
2.3. Kết quả điều tra thực trạng ..................................................................................... 36
2.3.1. Một số thông tin của giáo viên mầm non tại địa bàn điều tra.................... 36

2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên mầm non về khả
năng phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình .......... 37


2.3.3. Thực trạng nhận thức giáo viên mầm non về lợi ích của việc phát
triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi .............................................................................................. 45
2.3.4. Thực trạng về thời điểm sử dụng hoạt động tạo hình nhằm phát triển
biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm
non............................................................................................................. 47
2.3.5. Những điều kiện cần có để hoạt động tạo hình có lồng ghép mục tiêu
phát triển biểu tượng về hình dạng ........................................................... 50
2.3.6. Thực trạng giáo viên mầm non sử dụng biện pháp dạy học nhằm phát
triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi .............................................................................................. 52
2.3.7. Thực trạng mức độ phát triển biểu tượng về hình dạng của trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình...................................................... 55
2.3.8. Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc phát triển biểu tượng
về hình dạng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ............ 58
Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................................... 60
Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT
TRIỂN BIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH DẠNG TRONG HOẠT
ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI ............................. 61
3.1. Cơ sở định hướng của việc đề xuất biện pháp phát triển biểu tượng về hình
dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ........................................... 61
3.2. Một số biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo
hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi được đề xuất .......................................................... 62
3.3. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp ....................................................................... 72
3.4. Kết quả thực nghiệm............................................................................................... 75
3.4.1. So sánh kết quả đo trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm

thực nghiệm .............................................................................................. 75
3.4.2. So sánh mức độ phát triển biểu tượng về hình dạng của trẻ nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ......................................... 78


3.4.3. So sánh mức độ phát triển biểu tượng về hình dạng của trẻ nhóm đối
chứng trước và sau thực nghiệm ............................................................... 81
3.4.4. So sánh mức độ phát triển biểu tượng về hình dạng của trẻ nhóm thực
nghiệm trước và sau thực nghiệm ............................................................. 85
3.4.5. Khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp .......................... 94
Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................................... 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 102
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Bảng tiêu chí đánh giá hiệu quả của biện pháp phát triển biểu tượng
về hình dạng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình.................29

Bảng 2.1.

Bảng phương pháp và đối tượng khảo sát .................................................34

Bảng 2.2.

Bảng tiêu chí đánh giá mức độ phát triển biểu tượng về hình dạng
của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ...........................................................................35


Bảng 2.3.

Thông tin của giáo viên mầm non tại địa bàn điều tra...............................37

Bảng 2.4.

Nhận thức của giáo viên mầm non về khả năng phát triển biểu tượng
về hình dạng trong hoạt động tạo hình ......................................................37

Bảng 2.5.

Bảng kết quả quan sát biểu hiện của biểu tượng về hình dạng trong
quá trình hoạt động tạo hình ......................................................................38

Bảng 2.6.

Nhận thức của giáo viên mầm non về lợi ích của việc phát triển biểu
tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi .......................................................................................................45

Bảng 2.7.

Thời điểm sử dụng hoạt động tạo hình phát triển biểu tượng về
hình dạng ....................................................................................................47

Bảng 2.8.

Những khó khăn của giáo viên mầm non trong việc phát triển biểu
tượng về hình dạng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ...............................................48


Bảng 2.9.

Những điều kiện cần có để hoạt động tạo hình có lồng ghép mục tiêu
phát triển biểu tượng về hình dạng ............................................................51

Bảng 2.10. Các biện pháp giáo viên mầm non sử dụng nhằm phát triển biểu
tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ...........................................53
Bảng 2.11. Bảng đánh mức độ phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt
động tạo hình của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ....................................................56
Bảng 3.1.

Mô thức thực nghiệm .................................................................................74

Bảng 3.2.

So sánh mức độ thực hiện các tiêu chí phát triển biểu tượng về hình
dạng của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực
nghiệm........................................................................................................76

Bảng 3.3.

So sánh kết quả phát triển biểu tượng về hình dạng của trẻ nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm .......................................77


Bảng 3.4.

So sánh mức độ thực hiện các tiêu chí phát triển biểu tượng về hình
dạng của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm .....79


Bảng 3.5.

So sánh kết quả phát triển biểu tượng về hình dạng của trẻ nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ..........................................80

Bảng 3.6.

So sánh kết quả phát triển biểu tượng về hình dạng của trẻ nhóm đối
chứng trước và sau thực nghiệm ................................................................84

Bảng 3.7.

So sánh mức độ thực hiện các tiêu chí phát triển biểu tượng về hình
dạng của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ............................86

Bảng 3.8.

So sánh kết quả phát triển biểu tượng về hình dạng của trẻ nhóm
thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ......................................................92


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tốn học, dù ở trình độ sơ đẳng, đóng vai trị vơ cùng to lớn trong hệ thống
giáo dục mầm non. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu dạy học trong nhà trường là
phát triển tính linh hoạt và tính lơ gic của tư duy cho trẻ [20]. Trẻ được tiếp xúc với
toán học một cách rất ngẫu nhiên thông qua những vật thể trong mơi trường xung

quanh. Mỗi vật đó đều mang những dấu hiệu nhất định, trong đó, đặc biệt là hình
dạng. Hình dạng là “tác phẩm” tổng thể của những dấu hiệu bên ngồi của vật cụ thể.
Có nhiều quan điểm cho rằng cần giúp trẻ nhỏ nhìn tốn học là một phần cuộc
sống hằng ngày của trẻ, cách nhìn này gần gũi với đặc điểm tâm lý và nếp sinh hoạt
của trẻ hơn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hương (2006) cho thấy
sự băn khoăn trong xu hướng và chiến lược dạy tốn cho trẻ đó là:
Giáo viên còn rất lúng túng trong việc sử dụng các biện pháp, chưa khai
thác hết vai trò của các biện pháp để tổ chức hoạt động hình thành các biểu
tượng ban đầu về hình dạng và kích thước cho trẻ theo hướng tích hợp một
cách có hiệu quả.
Trẻ chưa được dành nhiều thời gian để tự hoạt động trải nghiệm, chưa quan
tâm đúng mức đến thế mạnh của hoạt động hình thành biểu tượng ban đầu về
hình dạng và kích thước trong việc phát triển tính tích cực nhận thức cho trẻ.
Vậy bằng cách nào để giúp giáo viên mầm non có thể sử dụng các biện pháp
nhằm phát triển biểu tượng về hình dạng tốt hơn; trẻ được học một cách nhẹ nhàng,
thú vị và giàu cảm xúc hơn. Belden và Fessard (2001) khẳng định: “Qua nghệ thuật trẻ
em không những học các kỹ năng tư duy phức tạp, nhiệm vụ phát triển tổng thể mà
còn cung cấp những kinh nghiệm học tập, niềm vui, thách thức và ý thức tự chủ về
chính bản thân mình”. Tức là những đề xuất độc đáo: tốn học qua lăng kính của nghệ
thuật. Carla Farsi đã khẳng định tốn học khơng đơn thuần là những con số, công thức
và logic, mà tốn học cịn là tổ hợp cấu trúc, đối xứng, hình dạng và vẻ đẹp. Ngược lại,
nghệ thuật khơng chỉ là cảm xúc, màu sắc và tính thẩm mỹ, mà cịn về nhịp điệu, mơ
hình và giải quyết vấn đề [32]. Chính vì thế việc kết hợp tốn trong hoạt động tạo hình
sẽ tạo cho trẻ sự thú vị riêng và trẻ được thỏa sức thể hiện: Sự tự do của việc lựa chọn,


2
suy nghĩ và cảm xúc cho hầu hết các hoạt động.
Đồng quan điểm trên đây, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam như Lê Thị Thanh
Bình, Trương Thị Xuân Huệ, Lê Hồng Vân, Lê Thanh Thủy cho rằng hoạt động tạo

hình là một trong những hoạt động khơi dậy nguồn cảm xúc ở trẻ, làm giàu vốn biểu
tượng về hình dạng vật thể trong thế giới xung quanh, điều này giúp cho trẻ học mơn
tốn một cách dễ dàng hơn [2], [19], [22], [26].
Kinh nghiệm giáo dục mầm non ở trong và ngồi nước cho thấy, giáo viên mầm
non có thể sử dụng hoạt động tạo hình như là phương pháp, phương tiện hoặc là hình
thức để hình thành biểu tượng về toán. Đề tài này đặc biệt nghiên cứu các biện pháp
phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình, chủ yếu với định hướng
xem hoạt động tạo hình vừa là hình thức vừa là phương tiện để lần nữa nghiên cứu giả
định khoa học này.
Đó chính là những yếu tố làm nên động lực nghiên cứu đề tài “Biện pháp phát
triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng
trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm nâng cao tính cảm xúc và hiệu
quả trong các quá trình dạy học về hình dạng.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động làm quen biểu tượng về hình dạng cho trẻ
mẫu giáo.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng ở trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được khả năng phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động
tạo hình và biện pháp phát triển biểu tượng này trong hoạt động tạo hình thì vấn đề
nghiên cứu sẽ được giải quyết.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: những quan
điểm khoa học về biểu tượng về hình dạng; cơ sở lý luận cho việc chọn và sử dụng các


3

biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình; cơ sở đánh giá
hiệu quả sử dụng các biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo
hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển biểu tượng về hình dạng ở trẻ 4-5
tuổi trong hoạt động tạo hình: Tìm hiểu thực trạng về khả năng phát triển biểu tượng
về hình dạng cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình, các biện pháp giáo viên mầm
non thường sử dụng nhằm phát triển biểu tượng này trong hoạt động tạo hình, hiệu quả
và những điều kiện vận dụng chúng. Khảo sát và đánh giá mức độ phát triển biểu
tượng về hình dạng của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình ở một số trường
mầm non.
Đề xuất và nghiên cứu thực nghiệm một số biện pháp phát triển biểu tượng về
hình dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài này chỉ nghiên cứu biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng, cụ thể
là biểu tượng về hình hình học phẳng trong hoạt động tạo hình (hoạt động vẽ, dán chắp ghép) nhằm giúp cho quá trình dạy học hình dạng hiệu quả và cảm xúc hơn.
6.2. Địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi chỉ nghiên cứu tập trung khảo sát thực trạng 110 giáo viên mầm non
dạy mẫu giáo 4-5 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; 11 giáo viên dạy mẫu giáo
4-5 tuổi và 75 trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại 4 trường mầm non Bé Ngoan-quận 1, mầm non
11-quận 3; mầm non Họa Mi 1 và mầm non Họa Mi 3 quận 5.
Thực nghiệm 30 trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non 11- quận 3.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận, phân loại,
hệ thống hóa các lý thuyết nói trên để xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên
cứu. Nội dung chính bao gồm:
Khái niệm cơng cụ: Biện pháp phát triển, biểu tượng về hình dạng, hoạt động
tạo hình.



4
Đặc điểm phát triển nhận thức về hình dạng ở trẻ 4-5 tuổi; Hoạt động làm quen
với hình dạng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi về các mục tiêu phát triển, nội dung làm quen
biểu tượng về hình dạng trong trường mầm non.
Hoạt động tạo hình và những khả năng phát triển biểu tượng về hình dạng cho
trẻ mẫu giáo.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp phát triển biểu tượng
về hình dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn về khả năng và những biện pháp được sử dụng để phát
triển biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Các phương pháp nghiên cứu
thực tiễn sau đây được áp dụng:
7.2.1. Phương pháp quan sát
Đối tượng quan sát: Biểu hiện của biểu tượng về hình dạng trong quá trình hoạt
động tạo hình và sản phẩm của hoạt động tạo hình.
Nội dung quan sát: Quan sát hoạt động tạo hình của trẻ trong và ngồi giờ hoạt
động có chủ đích chia thành 2 nhóm: Hoạt động tạo hình có cơ hội cho trẻ sử dụng biểu
tượng về hình dạng trong giờ hoạt động có chủ đích và trong giờ chơi ở góc tạo hình hay
khơng; hoạt động tạo hình có mục tiêu phát triển biểu tượng về hình dạng hay không.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
 Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của cô
Chúng tôi khảo sát hồ sơ chuyên môn của giáo viên mầm non dạy trẻ 4-5 tuổi
trong các hoạt động tạo hình và góc tạo hình hoạt động vui chơi để xác định hoạt động
tạo hình có khả năng tạo cơ hội cho trẻ sử dụng biểu tượng về hình dạng hay khơng;
hoạt động tạo hình có mục tiêu phát triển biểu tượng về hình dạng hay không.
 Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ
Nghiên cứu sản phẩm tạo hình của trẻ 4-5 tuổi nhằm phân tích và đánh giá mức
độ phát triển biểu tượng về hình dạng của trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động tạo hình.
7.2.3. Phương pháp điều tra qua phiếu hỏi

Chúng tơi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát để điều tra ý
kiến giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục mầm non.


5
Bảng hỏi dành cho 110 giáo viên mầm non đang dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi ở
một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp này nhằm tìm hiểu
về nhận thức của giáo viên mầm non: có hay khơng khả năng phát triển biểu tượng về
hình dạng trong hoạt động tạo hình; Kinh nghiệm của giáo viên mầm non về những
điều kiện nào cần có để tổ chức được hoạt động tạo hình có lồng ghép (hoặc có mục
đích trọng tâm) mục tiêu phát triển biểu tượng về hình dạng, biện pháp dạy học nào đã
được sử dụng để phát triển biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi: những
thành quả - những khó khăn, nguyên nhân; Đề xuất ý kiến để phát triển biểu tượng về
hình dạng trong hoạt động tạo hình đạt hiệu quả.
Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý giáo dục mầm non để thăm dò ý kiến về khả
năng phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường
mầm non và những biện pháp phát triển biểu tượng trên.
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn
Trong luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn giáo viên mầm non
nhằm tìm hiểu sâu về cách sử dụng các biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng
trong hoạt động tạo hình, về những thuận lợi/ khó khăn khi sử dụng chúng.
Chúng tơi tiến hành phỏng vấn Ban giám hiệu các trường mầm non nhằm tìm
hiểu thực trạng của việc phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non và một số đề xuất của Ban giám hiệu
với vai trò là người quản lý, tạo điều kiện cho giáo viên mầm non giúp trẻ phát triển
biểu tượng về hình dạng hiệu quả hơn.
7.2.5. Phương pháp đánh giá bằng hệ thống bài tập
Đối tượng khảo sát: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Mục đích sử dụng hệ thống bài tập nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng mức
độ phát triển biểu tượng về hình dạng ở trẻ 4-5 tuổi.

7.2.6. Phương pháp thực nghiệm
Đối tượng chính tham gia chương trình giáo dục thực nghiệm: giáo viên mầm
non dạy trẻ 4-5 tuổi và trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Nhằm đề xuất một số biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt
động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm.


6
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tơi xây dựng mơ hình tiến hành
thực nghiệm để chứng minh tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp do chúng tơi
đề ra. Từ đó chúng tôi rút ra những kiến nghị và kết luận.
7.3. Phương pháp thống kê
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm thống kê SPSS 16 để xử lý
thống kê kết quả khảo sát với hai thông số cơ bản là tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình
cho các nội dung trong phiếu khảo sát.
8. Đóng góp của đề tài
Xác định và hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc phát triển biểu tượng về hình
dạng cho trẻ 4-5 tuổi. Đề tài chỉ ra thực trạng của việc sử dụng biện pháp phát triển
biểu tượng về hình dạng ở trẻ 4-5 tuổi tại một số trường mầm non trên thành phố Hồ
Chí Minh và đề xuất một số biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt
động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi - làm cơ sở xây dựng tài liệu hướng dẫn cho giáo viên.
Cung cấp hệ thống bài tập nhằm tạo hiệu quả của việc dạy tốn – hình dạng,
theo các nhiệm vụ: dạy tốn cho trẻ 4-5 tuổi một cách thú vị- giàu cảm xúc và có hiệu
quả trong hoạt động tạo hình.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị sư phạm, đề tài bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt
động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Chương 2: Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển biểu tượng về hình dạng
trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.

Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển biểu tượng về
hình dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.


7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN BIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH DẠNG TRONG
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ
mẫu giáo
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Trên thế giới, những cơng trình nghiên cứu về biểu tượng về hình dạng đã được
đề cập từ rất sớm. Từ thế kỉ thứ XVI, có rất nhiều tác phẩm đề cập đến vấn đề hình
thành biểu tượng về hình dạng ở trẻ em như Ivan Feđơrơv, Ya.A Cơmensky, J. H.
Pestalozi, K. Đusinxki, …Sau đó, A.M Leusia (1940- 1970), Đavưđôv (1930-1998)
nhấn mạnh phải trang bị chuẩn cảm giác về hình hình học trong quá trình tri giác các
đối tượng, làm nền tảng để giúp trẻ nhìn thấy tốn học trong thế giới xung quanh.
Theo Piaget, trẻ mẫu giáo có khả năng sử dụng các biểu tượng để thay thế cho
những đồ vật thật. Không những thế mà trẻ còn hiểu được một số thuật ngữ của tốn
học sơ đẳng về hình dạng [20].
Pierre Van Hiele (1986) cho rằng ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ nhận biết dạng của
vật qua cấp độ hình ảnh. Đây là cấp độ 1 của mơ hình gồm 5 cấp độ nhận thức của
Van Hielie 1. Có nghĩa là dựa vào dấu hiệu nổi bật của các đường bao, so sánh dựa trên
vật mẫu hay kinh nghiệm của trẻ mà hình dạng của vật được xác định [25].
Nhiều nhà giáo dục quan tâm đến việc chọn hoạt động tạo hình để hình thành
biểu tượng tốn ban đầu cho trẻ đặc biệt là hình dạng. Lấy quan điểm của Paul Klee
(1879 – 1940), một số nhà giáo dục sử dụng hình hình học, chữ cái, số và kí hiệu kết
hợp chúng lại với nhau để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật giúp trẻ được làm quen
với biểu tượng về hình dạng và sáng tạo với chúng [35].
Stephnie Feeney (2005) đưa ra ý tưởng về khả năng vận dụng biểu tượng về
hình dạng ở trẻ: nếu trẻ được trải nghiệm về đường bao, khoảng cách, thậm chí là vị trí

của đối tượng, được cảm nhận đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng khác, thì
trẻ có nhiều khả năng hoạt động sáng tạo với vật thể đó [5].
1

Mơ hình gồm 5 cấp độ nhận thức của Van Hielie: cấp 1 (cấp độ hình ảnh); cấp 2 (Cấp độ miêu tả); cấp 3 (cấp độ suy luận

không tường minh); cấp 4 (cấp độ suy luận logic); cấp 5 (cấp độ hình ảnh trừu tượng).


8
Cơng trình nghiên cứu Douglas H.Clements cho thấy trẻ em có khả năng nhận
biết các thành phần và tính chất đơn giản của hình dạng quen thuộc bằng hình thức
trực quan. Ơng khuyến khích nên cho trẻ được tự do trải nghiệm các hoạt động khám
phá về đặc điểm nổi bật của hình dạng; mở rộng các loại hình dạng, các biến thể của
hình dạng; đưa ra những bài tập hay nhiệm vụ thú vị để cuốn hút trẻ vào hoạt động;
linh hoạt thay đổi mơi trường. Trong đó, ơng đã nhận định khảo sát trực tiếp hình là
một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để hình thành và phát triển biểu tượng
về hình dạng ở trẻ. Tuy nhiên nó sẽ khơng phát huy được hiệu quả nếu như bỏ qua
biện pháp vẽ hình và biện pháp kết hợp các hình bằng nhiều cách khác nhau [29]. Hay
nói khác đi biểu tượng về hình dạng của trẻ sẽ khơng phát triển khi trẻ chỉ mới nhìn
chúng hoặc thiếu một trong những biện pháp trên.
Bàn về mối quan hệ giữa hoạt động tạo hình và các hoạt động khác ở trường
mầm non, Susan Steffani và Paula M. Selvester (2009) đã khẳng định rằng: “Nếu trẻ
có khả năng vẽ thì khả năng đó sẽ được gắn kết với khả năng gọi tên, khả năng viết và
đọc được các kí hiệu biểu tượng tốn học”. Biểu tượng về hình dạng của trẻ sẽ được
lĩnh hội tốt hơn nếu chúng được lồng ghép vào các hoạt động nghệ thuật phù hợp với
từng chủ đề. Hilda L. Jackman đã đề xuất biện pháp: “Vẽ các đường viền bao quanh
các đồ chơi, nguyên vật liệu mở hay trên chính cơ thể của trẻ trên giấy theo từng giai
đoạn phát triển để khám phá biểu tượng về hình dạng” [30].
Chương trình giáo dục mầm non ban hành năm 2010 ở Mỹ với tên gọi Common

Core State Standards đề ra mục tiêu sau: “Tái hiện và vẽ lại hình dạng trong thế giới
thật; Kết hợp những dạng hình đơn giản để sáng tạo ra những hình khác nhau hoặc
dạng hình phức tạp hơn” [31]. Qua mục tiêu trên, cho thấy đã có sự tích hợp trong hoạt
động tốn và tạo hình để lĩnh hội biểu tượng về hình dạng.
Năm 2013, Bộ giáo dục Hoa Kỳ đã phát động thí điểm chương trình “Học tốn,
khoa hoc, cơng nghệ, kỹ thuật thông qua hoạt động nghệ thuật” mang tên Early
STEM/Arts 2, chương trình được xây dựng theo mơ hình dạy học tích hợp hiện đại.
2

Early STEM/Arts viết đầy đủ là Early Childhood Science, Technology, Engineering, Mathematics Learning

Through the Arts.


9
Trong đó mơ hình đặc biệt nhấn mạnh đến phương pháp dạy và học toán trong hoạt
động nghệ thuật. Chương trình đã giúp cho giáo viên mầm non thay đổi cách nhìn
nhận khi dạy học tốn cho trẻ “Tơi có thể nhìn thấy tốn ở khắp mọi nơi” [37].
Có nhiều phương thức khác nhau để cho trẻ làm quen biểu tượng về hình dạng
trong tạo hình như in các vật thể có đường viền trịn, tam giác; cắt các hình trịn để làm
cầu vồng, cắt dán các hình tam giác để tạo thành các động vật quen thuộc… Với cách
dạy tích hợp này, trẻ có thể làm quen với cách phân chia các hình, xếp và tạo các hình
hình học giúp trẻ có nhiều cơ hội để sáng tạo.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, một số tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về việc hình thành biểu
tượng tốn sơ đẳng hay phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen biểu tượng toán sơ đẳng
như: Nguyễn Duy Thuận, Đinh Thị Nhung (2001), Đỗ Thị Minh Liên (2006), Lê Thị
Thanh Nga (2006). Bên cạnh đó, một số tác giả đã có cơng trình nghiên cứu về biểu
tượng về hình dạng như:
Trương Thị Xuân Huệ (2004), luận án tiến sĩ với đề tài: “Xây dựng và sử dụng

trị chơi nhằm hình thành biểu tượng tốn ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi”. Đề tài đã đưa ra
mô hình sử dụng hệ thống trị chơi phát triển nhằm hình thành biểu tượng tốn ban
đầu. Năm 2005, bà đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thiết kế đồ chơi lắp ráp
nhằm hình thành biểu tượng ban đầu cho trẻ mẫu giáo”, tác giả đã chia những đồ chơi
lắp ráp thành 3 nhóm theo hình dạng bên ngồi của chúng, trong đó ở nhóm đầu tiên
bà đề cập đến việc lắp ráp trừu tượng ở dạng hình phẳng - hình khối [10].
Hồng Thị Thu Hương (2006), luận văn thạc sĩ với đề tài: “Một số biện pháp
hình thành các biểu tượng ban đầu về hình dạng và kích thước cho trẻ mẫu giáo lớn (56 tuổi) theo hướng tích hợp trong trường mầm non”, tác giả đã đề xuất biện pháp “Phối
hợp giữa hoạt động hình thành biểu tượng ban đầu về hình dạng và kích thước với các
hoạt động giáo dục khác theo chủ đề” [12]. Điều đó có nghĩa là tích hợp tốn với các
lĩnh vực khác trong trường mầm non để hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ.
Phan Trung Kiên (2008), luận văn thạc sĩ với đề tài: “Sử dụng trị chơi nhằm
hình thành biểu tượng hình dạng, kích thước ở trẻ mẫu giáo lớn”. Tác giả đã cho ra


10
một hệ thống trò chơi học tập theo đúng các ngun tắc nhằm hình thành biểu tượng
về hình dạng, kích thước cho trẻ [15].
Nguyễn Mạnh Tuấn (2009), luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quan điểm của Van
Hiele trong hình thành biểu tượng các hình hình học của trẻ mẫu giáo và học sinh
những năm đầu tiểu học”. Tác giả đã xây dựng 50 ví dụ là trị chơi học tập, các dạng
hoạt động ở cấp 1, 2 phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo và học sinh nhằm hình thành biểu
tượng hình hình học; đưa ra biện pháp khuyến khích trẻ khảo sát hình và sử dụng ngơn
ngữ để mơ tả lại vật thể trong q trình dạy học [25].
Trần Thị Diễm My (2014), luận văn thạc sĩ đề tài: “Tích hợp giáo dục nhận
thức cảm tính với việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. Tác giả
đã tìm ra mối quan hệ nhận thức cảm tính trong hoạt động tạo tình và góp phần khẳng
định hiệu quả của giáo dục trẻ theo hướng tích hợp trên [18].
Một số ấn phẩm được xuất bản nhằm hướng dẫn cho trẻ mầm non vẽ các vật thể
xung quanh bằng các hình dạng cơ bản (hình hình học cơ bản). Có thể kể đến như:

Thiên Thanh (1998) với tuyển tập “Tập vẽ- tô màu” và Trần Yến Mai, Phan
Lan Anh (2008) trong ấn phẩm “Vẽ các con vật từ hình cơ bản” đã sử dụng các nét cơ
bản như trịn, bán nguyệt, vng, tam giác, chữ nhật…. kết hợp với những chi tiết đặc
trưng của từng con vật hay nhóm hoa quả để tạo ra dạng hình của các vật thể. Hay làm
cơ bản hóa các bộ phận chủ yếu của con vật và quy về các dạng hình cơ bản như hình
trịn, hình tam giác, bầu dục [23], [18].
Trương Thị Xuân Huệ với ấn phẩm “Học tốn qua tạo hình” đã nêu rõ các hành
động tạo hình trước nhất được sử dụng như các hành động nhận thức các yếu tố tốn
mang tính vật chất bên ngồi- nghĩa là hành động đồ và tơ màu các hình thực chất là
hành động sờ các hình- hành động tri giác của trẻ [9].
Nhiều nhà nghiên cứu trong hoạt động tạo hình ở Việt Nam như Lê Thị Thanh
Bình, Lê Hồng Vân, Lê Thanh Thủy và trong lĩnh vực toán sơ đẳng cho trẻ mầm non
như Đỗ Thị Minh Liên, Lê Thị Thanh Nga đều có chung một nhận định là cần phải
dạy tích hợp các hoạt động với nhau trong quá trình lĩnh hội kiến thức về biểu tượng
về hình dạng. Trong hoạt động tạo hình, biểu tượng về hình dạng giúp trẻ thể hiện đa
dạng thế giới vật thể xung quanh, giúp cho trẻ học mơn tốn một cách dễ dàng hơn.


11
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đã xác định được mối
quan hệ giữa hoạt động tạo hình và hoạt động làm quen với tốn ở trẻ mầm non. Tuy
nhiên việc nghiên cứu cụ thể việc phát triển biểu tượng về hình dạng trong hoạt động
tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thì chưa được đề cập đến. Đó là những tư liệu để
chúng tơi kế thừa và phát huy trong nghiên cứu của mình về “Biện pháp phát triển
biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.”
1.2. Lý thuyết về biểu tượng về hình dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi
1.2.1. Khái niệm biện pháp phát triển
“Biện pháp” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học
đặc biệt là khoa học giáo dục. Trong giáo dục học, biện pháp là cách làm, cách thức

thực hiện để đi đến một mục đích nhất định. Biện pháp là những thành tố cụ thể của
một phương pháp nào đó. Một phương pháp càng có nhiều biện pháp khác nhau thì
càng hữu hiệu cho việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển nhận thức và năng lực thực
hành. Giữa biện pháp và phương pháp có mối quan hệ hữu cơ.
Vậy có thể hiểu “biện pháp phát triển” là cách làm, cách tác động một cách có
định hướng của giáo viên nhằm biến đổi quá trình nhận thức và năng lực thực hành
của trẻ từ đơn giản đến phức tạp theo từng giai đoạn lứa tuổi.
Để hiểu rõ hơn khái niệm biện pháp phát triển, chúng ta cần phải phân biệt nó
với khái niệm biện pháp tổ chức. Điểm giống nhau giữa các khái niệm này là đều nói
về cách làm, cách tiến hành một công việc. Điểm khác nhau ở chỗ “biện pháp phát
triển” khơng những nhấn mạnh vào q trình phát triển nhận thức ở trẻ mà còn phát
triển ở trẻ năng lực thực hành. Trong khi đó “biện pháp tổ chức” là cách mà giáo viên
sắp xếp môi trường- bày phương tiện vật chất, lên kế hoạch, bố trí thời gian nhằm tạo
điều kiện và hướng dẫn trẻ hoạt động [27].
1.2.2. Khái niệm biểu tượng về hình dạng
“Biểu tượng” là hình ảnh của sự vật và hiện tượng nảy sinh trong não khi khơng
có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan ta [28].
Biểu tượng toán ban đầu. Trẻ có thể xác định được những khía cạnh, những
thuộc tính, những quan hệ trong sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, những


12
nội dung là đối tượng nghiên cứu của toán học. Những kiến thức như vậy gọi là biểu
tượng toán ban đầu. “Biểu tượng ban đầu về hình dạng”. Trẻ xác định được thuộc tính
hình dạng của các đồ vật, kiến thức đó gọi là biểu tượng ban đầu về hình dạng [10].
Tác giả Lê Thị Thanh Nga nhấn mạnh quan điểm: Biểu tượng tốn ban đầu là
những hình ảnh tâm lý về các thuộc tính, các mối quan hệ tốn học. Biểu tượng tốn
ban đầu là sự nội tâm hóa các hoạt động bên ngoài với các đối tượng cụ thể. Trẻ có thể
lĩnh hội biểu tượng tốn trong q trình tìm hiểu thế giới xung quanh. Việc lĩnh hội
biểu tượng tốn địi hỏi một trình độ phát triển nhận thức nhất định, ngược lại việc lĩnh

hội các biểu tượng toán cũng thúc đẩy sự phát triển tư duy [20, tr.23-24]. Những biểu
tượng đầu tiên về hình dạng là do người lớn mang lại cho trẻ.
Cơ sở của nhận thức là sự phát triển tri giác dựa trên kinh nghiệm và quan sát.
Trong quá trình nhận thức ở trẻ dần dần hình thành nên các biểu tượng- hình ảnh của
đối tượng, tính chất, quan hệ của chúng [20, tr.25].
Tức là, biểu tượng tốn học có cơ chế hình thành nhất định, địi hỏi một trình độ
phát triển nhất định của trẻ và cơ hội được tham gia các hoạt động thực hành với đối
tượng tốn của trẻ.
Về khái niệm “Hình dạng”, có thể được hiểu qua những ý tưởng sau đây:
- Mỗi đối tượng đều có một hình dạng nhất định, một số đồ vật có thể có hình
dạng giống nhau. Hình dạng là một trong những dấu hiệu bên ngoài của đối tượng, làm
cho những đối tượng mang những nét giống và khác nhau.
- Cần phân biệt giữa “hình dạng” và “hình hình học”, cũng như cần xem xét mối
quan hệ giữa chúng. Theo đó, có thể quy hình dạng của đối tượng về các hình hình học
nhất định; hình dạng cũng có thể được biểu thị bằng cách kết hợp một số hình hình học
theo một kiểu nào đó trong khơng gian. Hình hình học là các hình chuẩn mà con người
dựa vào đó để xác định hình dạng của các vật [17, tr.27].
Lí thuyết trên cho phép người giáo viên mở rộng các hình thức tổ chức, các
biện pháp dạy học để trẻ có thể tiếp nhận biểu tượng về hình dạng thơng qua hình vẽ
với các hình hình học.
Tổng hợp khái niệm về “biểu tượng tốn ban đầu” và “hình dạng” cho phép đưa
ra khái niệm “biểu tượng về hình dạng” như sau:


13
“Biểu tượng về hình dạng”, với tư cách là một biểu tượng tốn, được hiểu là hình
ảnh tâm lý về các dấu hiệu phân biệt bề ngoài của đối tượng, về các mối quan hệ toán
học giữa chúng; thường được quy về các chuẩn hình hình học.
1.2.3. Khái niệm hoạt động tạo hình.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật mà bản chất của nó là sáng tạo

ra cái đẹp. Đây cũng là hoạt động chỉ có trong xã hội của lồi người, nó được truyền từ
đời này sang đời khác như một bản năng tự nhiên vốn có của lồi người. Hoạt động
tạo hình ln phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người nhằm đáp ứng
những nhu cầu về vẽ đẹp của con người [18].
Lê Thanh Thủy nhấn mạnh, nếu xét ở phạm vi nghĩa rộng, hoạt động tạo hình
của trẻ em được xem là một quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội. Còn khi xét theo
phạm vi nghĩa hẹp, trong các hoạt động đa dạng ở lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo
hình được xem là một hoạt động sáng tạo mang tính nghệ thuật [22].
Như vậy, từ các khái niệm trên, chúng tôi hiểu biện pháp phát triển biểu tượng
về hình dạng trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là cách làm, cách tác
động, cách thức giáo dục của giáo viên mầm non trong hoạt động tạo hình nhằm phát
triển biểu tượng về hình dạng của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
1.3. Đặc điểm phát triển nhận thức về biểu tượng về hình dạng ở trẻ 4-5 tuổi
Ở giai đoạn 4-5 tuổi, nhận thức cảm tính của trẻ phát triển mạnh giúp trẻ định
hướng các thuộc tính và mối liên hệ bên ngoài của sự vật và hiện tượng. Khả năng quan
sát của trẻ bắt đầu hình thành giúp trẻ biết ngắm nghía và phát hiện thuộc tính và mối
quan hệ của sự vật và hiện tượng trong thế giới xung quanh. Ở lứa tuổi này, tri giác hình
dạng của vật thể được phát triển theo hai tuyến: nhận thức các hình hình học như hệ
thống các chuẩn cảm giác và lĩnh hội các hành động tri giác hình dạng khác nhau [10].
Chuẩn cảm giác (màu sắc, hình dạng, kích thước, vị trí trong khơng gian…) là
những biểu tượng về các biến dạng cơ bản của mỗi thuộc tính do nhân loại đúc kết
nhằm xác định các thuộc tính và những mối quan hệ đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
Hình dạng của bất kì vật thể nào đều có thể được biểu thị như sự kết hợp một số hình
sắp xếp theo một cách nhất định trong khơng gian hoặc là quy về hình chuẩn nhất định.


14
Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có thể nhìn nhận các hình hình học như cái tổng thể nhất
định, tập hợp các phần tử (tập hợp các cạnh, các góc, các đỉnh). Đó là cách nhìn hình
hình học như một chuẩn cảm giác. Tới 5 tuổi nhờ hành động xếp thứ tự các biến thể

của các hình hình học: tam giác, tứ giác, ngũ giác…hoặc ngược lại, trẻ nhận ra tính thứ
bậc của các hình hình học này. Biểu tượng về hình dạng của trẻ trở nên có tính tương
đối- một hình hình học có thể biến đổi thành các hình hình học khác nhau nếu thay đổi
số cạnh và hình dạng của các đối tượng này [15].
Ở độ tuổi từ 4-5, các hành động tri giác hình dạng khác nhau đã dần mang tính
ổn định, trẻ khơng đồng nhất hình hình học với các đồ vật giống chúng mà trẻ tri giác
đồng nhất hình dạng với hình hình học, tức là xác định hình dạng của các vật thể
giống, gần giống các hình hình học như cái đĩa, cái gương, đĩa CD, hoa hồng… có
dạng hình trịn. Ở mức độ cao hơn, hình dạng của từng bộ phận trong một vật thể được
trẻ đối chiếu với các hình hình học để xác định quan hệ từng phần như con người có
đầu hình trịn, mình/ tay/ chân có dạng hình chữ nhật.
Biểu tượng về hình dạng vật thể và hình hình học của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đã
xác định chính xác và phong phú hơn do kỹ năng khảo sát hình dạng của trẻ (sờ bằng
ngón tay vịng quanh đường viền của vật thể và mắt dõi theo đường viền đó) ngày
càng được hồn thiện.
Ở tuổi mẫu giáo, trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế, nhưng đến 5 tuổi thì trí
nhớ chủ định của trẻ bắt đầu được phát triển, tính chủ động trong hoạt động tâm lý
được nâng cao. Trẻ biết đặt ra mục tiêu cho hành động và lập kế hoạch để thực hiện
hành động đó, biết điểu khiển hành vi và động cơ phấn đấu để thực hiện từ đó trẻ say
mê, hứng thú với hành động học tập của trẻ. Tuy nhiên, trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi chỉ tiếp
nhận nhiệm vụ học tập khi các kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo về biểu tượng về hình dạng
tiếp thu được có thể sử dụng ngay vào trong hoạt động thực hành hấp dẫn với trẻ như
hoạt động vui chơi hoặc hoạt động có sản phẩm đặc biệt là hoạt động tạo hình.
Bên cạnh đó, tư duy của trẻ trong giai đoạn này cũng phát triển mạnh mẽ đặc biệt
là kiểu tư duy trực quan hình ảnh. Thao tác tư duy như so sánh, phân tích của trẻ phát
triển nên trẻ có khả năng xác định hình dạng của vật xung quanh gần giống với hình
hình học để so sánh, lựa chọn, thực hiện nhiệm vụ tìm những vật có dạng hình trịn


15


hay hình vng hoặc tìm dấu hiệu chung của các vật. Dấu hiệu hình dạng của các vật
thể được trẻ dễ dàng xác định dựa vào các biểu tượng hình hình học, khi đó hình dạng
được hiện lên rõ ràng hơn, được trừu xuất khỏi màu sắc và kích thước [17, tr.13]
Trẻ có khả năng phối hơp các hình hình học để tạo thành các hình mới sáng tạo
theo ý thích của trẻ hay theo yêu cầu của nhà giáo dục trong quá trình hoạt động tạo
hình. Tuy nhiên tưởng tượng chủ yếu của trẻ 4-5 tuổi vẫn là tưởng tượng tái tạo, không
chủ định [24, tr.225] nên những sản phẩm trẻ tạo ra chỉ dừng ở mức tái tạo. Chính vì
vậy cần phải có những biện pháp tác động phù hợp để để biểu tượng về hình dạng của
trẻ phát triển hơn.
1.4. Hoạt động làm quen biểu tượng về hình dạng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
1.4.1. Các mục tiêu phát triển biểu tượng về hình dạng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Theo chương trình giáo dục mầm non ban hành 2009 ở Việt Nam thì mục tiêu
nhận thức biểu tượng về hình dạng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cần đạt là [1]:
- Chỉ ra các điểm giống, khác nhau giữa hai hình (trịn và tam giác,
vng và chữ nhật)
- Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản.
Từ mục tiêu trên, mục tiêu phát triển biểu tượng về hình dạng có thể được hiểu là:
+ Nhận dạng đúng các hình như hình trịn, hình vng, hình chữ nhật, hình tam
giác.
+ Biết so sánh các cặp hình với nhau dựa vào đặc điểm nổi bật của từng hình.
+ Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình, dạng hình đơn giản.
1.4.2. Nội dung phát triển biểu tượng về hình dạng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Theo chương trình giáo dục mầm non ban hành 2009 ở Việt Nam, nội dung làm
quen biểu tượng về hình dạng ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi được thể hiện ở hai nội dung như
sau [1]:
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình vng, hình tam giác,
hình trịn, hình chữ nhật.
- Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo
u cầu.



16
Dựa vào cơ sở trên, tác giả Đỗ Thị Minh Liên chỉ rõ, trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhận
biết được các hình phẳng, giáo viên cần làm phong phú hơn biểu tượng về hình dạng
cho trẻ bằng cách cho trẻ được tiếp xúc với mẫu hình hình học đa dạng, biến thể của
hình hình học như hình ovan, tam giác (tam đều, tam giác cân, tam giác vng), tứ
giác (hình vng, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi), ngũ giác, lục giác. Bên cạnh
đó, giáo viên luyện tập cho trẻ sử dụng các chuẩn cảm giác về hình để so sánh liên
tưởng với các vật thể thật xung quanh trẻ.
Để trẻ “so sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: hình vng, hình tam
giác, hình trịn, hình chữ nhật” dựa trên các dấu hiệu đặc trưng về cấu trúc của hình
như: đường bao, số lượng các cạnh, góc thì giáo viên cần phải khuyến khích trẻ tri
giác, khảo sát đường viền bao quanh của hình bằng thao tác dùng ngón tay sờ bao
quanh đường viền, lăn hình, đếm số lượng góc, cạnh của hình.
Ở nội dung “chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích
và theo u cầu”, giáo viên có thể cho trẻ sử dụng các vật liệu đa dạng để tạo ra các
hình hình học.
Ở trường mầm non, hoạt động làm quen biểu tượng về hình dạng có thể tổ chức
dưới nhiều hình thức khác: trên giờ hoạt động tốn có chủ đích, trên các hoạt động
khác nhau như tạo hình, âm nhạc, vui chơi… và trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.
Trong hoạt động chủ đích làm quen biểu tượng toán: Trọng tâm của hoạt động
này là cung cấp kiến thức và kỹ năng mới về biểu tượng về hình dạng cho trẻ. Trẻ
được tích cực hoạt động với đối tượng hình dạng theo một trình tự nhất định bằng mọi
giác quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trên cơ sở đó trẻ nắm được kiến thức về
biểu biểu tượng về hình dạng cùng với phương thức hành động, khảo sát hình dạng.
Đồng thời, trẻ được luyện tập thực hành bằng các bài tập hay các nhiệm vụ chơi đa
dạng nằm củng cố kiến thức kĩ năng đã học về hình dạng. Trẻ được độc lập thực hiện
các nhiệm vụ được giao.
Tích hợp các hoạt động khác nhau như tạo hình, âm nhạc, vui chơi…trong quá

trình tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán: Trẻ được tạo cơ hội để vận
dụng tái tạo hoặc sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học về biểu tượng về hình dạng
vào trong hoạt động. Trong đó, việc tổ chức cho trẻ làm quen biểu tượng về hình dạng


×